Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Luận văn kỹ sư nông nghiệp sự thay đổi các đặc tính hóa học và sinh học đất trên vườn dừa tại Giồng Trôm Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 60 trang )






TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
@








NGUYỄN THỊ CƯƠNG

SỰ THAY ĐỔI CÁC ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ
SINH HỌC ĐẤT TRÊN VƯỜN DỪA
TẠI GIỒNG TRÔM – BẾN TRE








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT








Cần Thơ, 2013





TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
@










LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT





Đề tài:
SỰ THAY ĐỔI CÁC ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ
SINH HỌC ĐẤT TRÊN VƯỜN DỪA
TẠI GIỒNG TRÔM – BẾN TRE





Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. Tất Anh Thư Họ tên: Nguyễn Thị Cương
MSSV: 3093557
Lớp: Khoa Học Đất 35


Cần Thơ, 2013


i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài: "SỰ THAY
ĐỔI CÁC ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ SINH HỌC ĐẤT TRÊN VƯỜN DỪA TẠI
GIỒNG TRÔM – BẾN TRE”.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Cương. MSSV: 3093557. Lớp Khoa Học
Đất Khóa 35.
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn: ··································································
··························································································································
··························································································································
··························································································································
··························································································································
··························································································································
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.


Cần Thơ, ngày…….tháng…….năm 2013
Cán bộ hướng dẫn


TẤT ANH THƯ


ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học Đất đã chấp
thuận báo cáo đề tài: “Sự thay đổi các đặc tính hóa học và sinh học đất trên
vườn dừa tại giồng trôm – bến tre”.
Do sinh viên: Nguyễn Thị Cương. MSSV: 3093557. Lớp Khoa học Đất

Khóa 35 báo cáo trước Hội đồng.
Ngày tháng năm 2013
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức:
Nhận xét của Hội đồng:
··························································································································
··························································································································
··························································································································
··························································································································
··························································································································


Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2013
Chủ tịch Hội đồng


iii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


Đề tài: “SỰ THAY ĐỔI CÁC ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ SINH HỌC
ĐẤT TRÊN VƯỜN DỪA TẠI GIỒNG TRÔM – BẾN TRE”.
Do sinh viên: Nguyễn Thị Cương. MSSV: 3093557. Lớp Khoa học Đất
Khóa 35 báo cáo trước Hội đồng. Ý kiến của giáo viên phản biện:
·····································································································································
·····································································································································

·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····································································································································
·····················································

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Giáo viên phản biện


iv

TÓM TẮT LỊCH SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Thị Cương
Ngày sinh: 11/12/1990
Nơi sinh: Châu Phú – An Giang
Quê quán: Đào Hữu Cảnh – Châu Phú – An Giang.
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Thông
Họ và tên mẹ: Đặng Thị Sáu
Quá trình học tập:
Năm 2009 tốt nghiệp Trung học phổ thông tại trường THPT Thạnh Mỹ Tây.
Năm 2009 trúng tuyển vào trường Đại học Cần Thơ, chuyên ngành Khoa Học Đất
Khóa 35 (2009 – 2013), thuộc Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng.


v

LỜI CẢM TẠ

Thành kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ đã là người động viên,
giúp đỡ con về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và cũng là người yêu thương,
lo lắng cho con từ nhỏ lời tri ân thành kính và sâu sắc nhất.
Chân thành biết ơn cô Tất Anh Thư đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cám ơn tất cả quý Thầy Cô và các anh chị trong phòng phân tích đất tại Bộ
môn Khoa Học Đất đã chỉ bảo em trong thời gian làm việc tại phòng.
Chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của các bạn lớp Khoa Học Đất K35 và các
em Khoa Học Đất K36 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn cũng như
thời gian học tập tại trường.
Trân trọng cảm ơn và kính chào!


Cần Thơ, ngày tháng năm 2013



Nguyễn Thị Cương


vi

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
khoa học của bản thân. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn tốt
nghiệp là trung thực.




Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Cương



vii
MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT CỦA GIAO VIÊN PHẢN BIỆN
TÓM TẮT LỊCH SỬ CÁ NHÂN
LỜI CẢM TẠ
LỜI CAM ĐOAN
DANH SÁCH HÌNH
TÓM LƯỢC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 GIỒNG CHÔM – BẾN TRE 2
1.1.1 Khái quát vùng nghiên cứu 2
1.1.2 Nông nghiệp 3
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY DỪA 4
1.2.1 Khí hậu 4
1.2.2 Đất đai 5
1.3 CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT 5
1.3.1 Khái niệm chung về chất hữu cơ trong đất 5
1.3.2 Vai trò chất hữu cơ trong đất 7
1.3.3 Sự chuyển hóa chất hữu cơ trong đất 10

1.3.4 Sự phân hủy chất hữu cơ theo thời gian 10
1.4 CARBON TRONG ĐẤT 11
1.5 EC TRONG ĐẤT 12
1.6 pH TRONG ĐẤT 12
1.7 CEC TRONG ĐẤT 12
1.8 CÁC CATION TRAO ĐỔI TRONG ĐẤT 13
1.8.1 Kali (K) 13
1.8.2 Natri (Na) 14
1.8.3 Calcium (Ca) 14
1.8.4 Magie (Mg) 14


viii
1.9 LÂN TRONG ĐẤT 15
1.10 ĐẠM TRONG ĐẤT 16
1.11 VAI TRÒ CỦA VI SINH VẬT TRONG ĐẤT 17
1.12 NẤM TRONG ĐẤT 18
1.13 VI SINH VẬT HÒA TAN LÂN 18
1.14 ENZYME β-GLUCOSIDASE 20
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIÊN – PHƯƠNG PHÁP 22
2.1 PHƯƠNG TIỆN 22
2.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 22
2.2.1 Đất nghiên cứu 22
2.2.2 Các phương pháp phân tích mẫu đất 23
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU 25
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 26
3.1 KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT VƯỜN DỪA THEO CẤP ĐỘ
TUỔI DỪA 26
pH 26
EC 26

Khả năng trao đổi cation 27
Các cation trao đổi trong đất 28
Carbon hữu cơ dễ phân hủy 30
Hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy 31
Hàm lượng đạm hữu dụng 32
Lân tổng số 33
Lân hữu dụng 34
3.2 Sự thay đổi các đặc tính sinh học đất theo các cấp độ tuổi dừa 35
Hoạt động enzyme β – Glucosidase 35
Mật số nấm 36
Tổng số vi sinh vật hòa tan lân 37
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
4.1 KẾT LUẬN 39
4.2 KIẾN NGHỊ 40


ix

DANH SÁCH HÌNH

Hình Tên hình Trang

1.1
Bảng đồ huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
3
1.2
Sơ đồ quá trình biến hóa xác hữu cơ.
10
3.1
S



thay đ

i giá tr


pH
H2O

trong đ

t theo c

p đ


tu

i d

a.

26
3.2
Sự thay đổi giá trị EC trong đất theo cấp độ tuổi dừa.
27
3.3
Sự thay đổi giá tri CEC trong đất theo các cấp độ tuổi dừa.
28

3.4
S


thay đ

i các cation trong đ

t theo các c

p đ


tu

i d

a.

29
3.5
S


thay đ

i hàm lư

ng C
Labile


trong đ

t theo c

p đ


tu

i d

a

31
3.6
Sự thay đổi hàm lượng N

Labile
trong đất theo cấp độ tuổi dừa.
32
3.7
Sự thay đổi hàm lượng đạm hữu dụng trong đất theo cấp độ tuổi
d

a.

33
3.8
Sự thay đổi hàm lượng lân tổng số trong đất theo cấp độ tuổi dừa.

34
3.9
Sự thay đổi hàm lượng lân hữu dụng trong đất theo cấp độ tuổi dừa.
35
3.10
Sự thay đổi hoạt độ enzyme β – Glucosidase trong đất theo cấp độ
tu

i d

a.

36
3.11
S


thay đ

i m

t s


n

m trong đ

t theo c


p đ


tu

i d

a.

37
3.12
Sự thay đổi mật số của vi khuẩn hòa tan lân trong đất theo cấp độ
tuổi dừa.
38









x

Nguyễn Thị Cương, 2013. Đề tài nghiên cứu “Sự thay đổi các đặt tính hóa học và
sinh học đất trên vườn dừa ở Giồng Trôm – Bến Tre”
Cán bộ hướng dẫn: Tất Anh Thư
TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu “Sự thay đổi đặt tính hóa học và sinh học đất trên vườn

dừa ở Giồng Trôm – Bến Tre” được thực hiện nhằm mục tiêu: Đánh giá lại một
số đặc tính hóa học và sinh học đất trên các cấp độ tuổi dừa, làm cơ sở giúp đánh
giá độ phì nhiêu trên đất vườn trồng dừa tại Giồng Trôm - Bến tre.
Mẫu đất được thu ngẫu nhiên ở vườn dừa 10 năm, 15 -25 năm và 35 năm
tuổi, dùng để phân tích một số đặt tính hóa học, sinh học trên đất vườn dừa.
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học đất và sinh học đất của 19 nông
hộ trồng dừa tại xã Sơn Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre nhận thấy:
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị pH đất, khả năng hấp
phụ cation (CEC) và hàm lượng lân tổng số trong đất ở cả ba cấp độ tuổi dừa (10
năm, 15 – 25 năm và 35 năm tuổi). Giá trị pH đất, khả năng hấp phụ các cation và
lân tổng số dao động trong khoảng 3,56 - 3,88; 0,03 - 0,05% P và 10,63 - 11,91
Cmol/kg theo thứ tự.
Đất vườn dừa 35 năm tuổi có hàm lượng lân hữu dụng và EC đạt cao nhất (69,64
± 9,41 mg P
2
O
5
/kg và EC biến động trong khoảng 0.84± 0,09 mS/cm) và khác biệt
có ý nghĩa thống kê so với đất vườn dừa 10 tuổi và 15 - 25 tuổi. Không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa vườn dừa 15 - 25 tuổi và vườn dừa 35 tuổi.
Đất vườn trồng dừa có tuổi dừa 10 năm tuổi có hàm lượng các chất dinh
dưỡng như carbon hữu cơ dễ phân hủy, đạm hữu cơ dễ phân hủy và đạm hữu dụng
đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các vườn dừa 15 -25 tuổi và
35 tuổi. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai cấp độ tuổi 15
- 25 năm tuổi và vườn dừa 35 năm tuổi.
Hoạt độ enzym β - glucoside, mật số nấm và mật số vi sinh vật hòa tan lân
trong đất đạt cao nhất ở vườn dừa 10 năm tuổi. Ở hoạt độ enzym β - glucoside và
mật số vi sinh vật hòa tan lân thì có khác biệt có ý nghĩa thống kê ở vườn dừa 10



xi
năm tuổi với vườn dừa 15 - 25 tuổi và 35 năm tuổi, không khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa vườn dừa 15 - 25 năm tuổi với vườn dừa 35 năm tuổi. Riêng mật số
nấm, không có khác biệt thống kê ở vườn dừa 10 tuổi và 15 - 25 tuổi, khác biệt có
ý nghĩa thống kê ở vườn dừa 35 năm tuổi với vườn dừa 15 - 25 tuổi và vườn 35
tuổi.

1

MỞ ĐẦU
Dừa là loại cây trồng lâu năm chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống cây
trồng của tỉnh Bến Tre nói chung và Giồng trôm nói riêng. Cả nước hiện có
khoảng 200.000 ha trồng dừa thì Bến Tre là tỉnh dẫn đầu trên cả hai mặt: diện
tích (trên 52.000 ha) và sản lượng (410 triệu quả/năm). Nhưng theo tình hình
hiện nay thì diện tích trồng dừa ở tỉnh Bến Tre đang bị thu hẹp dần do đầu ra
của các sản phẩm làm từ dừa có giá trị kinh tế còn thấp. Vì thế nông dân
thường kết hợp trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa để tận dụng phần đất giữa
các hàng dừa, tăng thêm nguồn thu nhập. Đặc biệt mô hình trồng xen cacao
được đánh giá mang lại giá trị kinh tế đáng kể cho người dân. Mặt khác, hầu
hết nông dân sử dụng dinh dưỡng cho cây chưa hợp lí nên năng suất chất lượng
cây trồng chưa cao, nhiều vườn dừa lâu năm đã có dấu hiệu độ phì trong đất bị
suy giảm đáng kể dẫn đến việc hấp thu dinh dưỡng cây trồng ngày càng giảm.
Để giải quyết vấn đề hiện tại thì đề tài: “Sự thay đổi một số đặt tính hóa học
và sinh học đất trên vườn trồng dừa ở Giồng Trôm – Bến Tre” được thực
hiện nhằm mục đích: Đánh giá lại một số đặc tính hóa học và sinh học trên các
cấp độ tuổi dừa. Từ đó làm cơ sở giúp đánh giá độ phì nhiêu đất vườn trồng
dừa tại Giồng Trôm - Bến Tre và quản lý cân đối nguồn dinh dưỡng .

1
CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 GIỒNG TRÔM – BẾN TRE
1.1.1 Khái quát vùng nghiên cứu:
Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự
nhiên là: 2.315 km
2
, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao
Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông
Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên
82 km). Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía
nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là
sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km. Bến
Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm
ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm,
nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26
o
C – 27
o
C. Lượng mưa trung bình hằng năm
từ 1.250 mm – 1.500 mm.
Nông nghiệp Bến Tre phổ biến với các loại cây trồng như: lúa chiếm
80.000 ha, dừa 39.000 ha, mía chiếm 10.000 ha, các loại cây ăn trái như cam,
quýt, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu……chiếm khoảng 39.000 ha và một số
loại cây trồng khác, được trồng ở nhiều huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ
Cày.
Nhìn trên bản đồ của tỉnh Bến Tre, huyện Giồng Trôm có dạng hình
thang, nằm giữa cù lao Bảo, bắc giáp huyện Bình Đại, có ranh giới chung sông
Ba Lai, giáp huyện Ba Tri, tây giáp thị xã Bến Tre và huyện Châu Thành, nam
giáp huyện Mỏ Cày, có ranh giới chung là con sông Hàm Luông
Huyện Giồng Trôm gồm có một thị trấn và 21 xã: Mỹ Thạnh, Phong

Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình, Lương Quới, Lương Phú, Bình Thành,
Bình Hòa, Tân Thành, Tân Hào, Tân Lợi Thạnh, Long Mỹ, Thuận Điền, Thạnh
Phú Đông, Phước Long, Sơn Phú, Hưng Long, Hưng Lễ, Hưng Nhượng,
Lương Hòa.

2
Với diện tích tự nhiên 310 km
2
(1999), Giồng Trôm là huyện có diện
tích đất đai rộng hàng thứ năm trong bảy huyện của tỉnh, số dân 181.890 người
(Tổng điều tra dân số 01-4-1999). Đất canh tác nông nghiệp đạt xấp xỉ 25.000
ha. Nền đất được cấu tạo từ phù sa của hai con sông lớn Ba Lai và Hàm Luông,
lại được tưới bởi một mạng lưới sông rạch chằng chịt, Giồng Trôm có thế mạnh
của một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng.


Hình 1.1: Bản đồ Huyện Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre
(Nguồn: niên giám thống kê năm 2009)
1.1.2 Nông nghiệp:
Nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu của huyện, nhưng cây lúa không
còn ở vị trí độc canh trong sản xuất nông nghiệp của huyện như trước. Một hệ
thống cây trồng mới thích nghi với đất đai trong huyện, mang lại lợi ích kinh tế
cao hơn, người dân dễ quản lí và canh tác ít vất vả hơn đã được thay thế một
phần trong diện tích đất nông nghiệp.
Diện tích cây lúa hằng năm tuy có giảm (còn 13.000 ha), nhưng nhờ
thay đổi giống mới, áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong các khâu sản xuất, nên
năng suất tăng khá nhanh, đưa sản lượng lương thực của huyện ổn định ở mức
58.000 tấn/ha.
Đất vườn chiếm 45% diện tích, trong đó cây dừa từ lâu đời đã có một vị
trí đặc biệt quan trọng. Sau cây dừa là cây mía và các loại cây ăn quả (cam,


3
quýt, sầu riêng, chuối, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa,
bưởi da xanh…).
Diện tích vườn dừa so với trước đây có giảm nhẹ (còn 8.900 ha), do đó
một số vườn dừa lão phải phá bỏ, chuyển sang trồng cây ăn quả; hơn 1/3 diện
tích dừa khác được tỉa thưa đúng kĩ thuật để trồng xen cây ăn quả theo hướng
thâm canh tổng hợp, tạo vườn thu nhập cao hơn gấp 3 lần vườn dừa. Hiện tại
sản lượng dừa của huyện đạt từ 65 đến 70 triệu quả/năm.
Diện tích mía đạt khoảng 4.500 ha, năng suất bình quân từ 60 đến 70
tấn/ha. Do đó giá cả sụt giảm mạnh nên diện tích có xu hướng giảm dần. Người
nông dân bắt đầu trồng cây ăn trái trên đất trồng mía.
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY DỪA
1.2.1 Khí hậu
Sự tăng trưởng phát triển của cây dừa tùy thuộc vào 2 yếu tố khí hậu và
đất đai. Sự hiểu biết về môi trường và những ảnh hưởng của chúng trên đời
sống cây dừa giúp chọn đúng nơi có thể phát triển trồng dừa. Sự xác định
những yếu tố giới hạn trên năng suất dừa giúp ta có biện pháp kỹ thuật để cải
thiện tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, gia tăng thu nhập.
Cây dừa được trồng trong hầu hết các vùng nhiệt đới ẩm, hơn 90% vườn
dừa trên thế giới được tìm thấy giữa Bắc và Nam vĩ tuyến thứ 20, với độ cao
trung bình dưới 500 m so với mặt nước biển. Nhiệt độ thích hợp cho cây dừa là
27
o
C và dao động từ 20 - 34
o
C. Nhiệt độ thấp dưới 15
o
C gây ra hiện tượng rối
loạn sinh lí của cây. Do tác động của nhiệt độ nên khi trồng dừa ở những vùng

có độ cao trên 500m thường cho năng suất không cao. Cây dừa có thể trồng
trên các vùng có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 - 4.000 mm. Lượng
mưa lí tưởng từ 1.500 - 2.300mm và phân bố tương đối đều trong năm. Ẩm độ
thích hợp là 80 - 90%, ẩm độ dưới 60% có thể gây ra hiện tượng rụng trái non.
Dừa là cây ưa sáng, cần tối thiểu 2.000 giờ chiếu sáng mỗi năm, 120 giờ chiếu
sáng mỗi tháng thích hợp cho cây dừa (4 giờ/ngày). Gió nhẹ giúp tăng khả
năng thụ phấn và đậu trái, đồng thời tăng khả năng thoát hơi nước dẫn đến tăng
khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây.

4
Nhìn chung, ở ĐBSCL điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng rất thích
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dừa. Nhiệt độ bình quân ở ĐBSCL
là 27
o
C, thấp nhất khoảng 19 – 20
o
C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm và
giữa hai mùa không cao. Ẩm độ biến động từ 70 - 85%, rất thích hợp cho cây
dừa. Ánh sáng trong mùa khô từ 8 - 9 giờ/ngày và trong mùa mưa là 4,7 - 4,9
giờ/ngày. Đối với lượng mưa hàng năm biến động từ 1.000 - 2.300 mm rất
thích hợp cho nhu cầu của cây dừa nhưng do sự phân bố không đều, mùa khô
kéo dài 4 - 5 tháng với lượng mưa rất thấp gây ra sự thiếu nước nhưng mùa
mưa với lượng mưa tập trung trên 90% lượng mưa cả năm kết hợp với mùa
nước nổi gây ra sự ngập úng, có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất
dừa. Ngoài ra, trong mùa mùa khô còn có hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng
ven biển. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất dừa. Do đó, để
đạt được năng suất cao cây dừa cần tưới nước trong mùa khô và thoát nước
trong mùa mưa.
1.2.2 Đất đai
Cây dừa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp

nhất là đất thịt pha cát, thoát thủy tốt. Cây dừa có thể chịu được đất với độ pH
từ 5 - 8. Tuy nhiên, pH đất thích hợp nhất từ 5,5 - 7. Vùng bị khô hạn hay ngập
úng không thích hợp cho cây dừa. Vùng mặn dừa có trái nhỏ.
Ở ĐBSCL, để đạt được năng suất cao, khi chọn đất phát triển cây dừa
cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Bề dày tầng đất mặt trên 1m.
- Không bị ngập úng.
- Không bị nhiễm mặn liên tục.
- pH từ 5.5 -7.
- Thành phần cơ giới là cát pha hay thịt pha cát.
1.3 CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT
1.3.1 Khái niệm chung về chất hữu cơ trong đất:
Chất hữu cơ là một thành phần cơ bản kết hợp với sản phẩm phong hóa
từ đá mẹ để tạo thành đất. Chất hữu cơ là một đặc trưng để phân biệt đất với đá

5
mẹ và một nguồn nguyên liệu để tạo nên độ phì nhiêu của đất. Theo Nguyễn
Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng (1999), số lượng và tính chất của chất hữu cơ
quyết định nhiều tính chất lí hóa sinh học của đất.
Chất hữu cơ của đất là chỉ tiêu số một về độ phì và ảnh hưởng đến nhiều
tính chất đất, khả năng cung cấp dinh dưỡng, khả năng hấp thụ, giữ nhiệt và
kích thích sinh trưởng cây trồng. Chất hữu cơ nguồn cung cấp dinh dưỡng và
năng lượng chủ yếu trong hệ sinh thái đất (Lê Văn Khoa, 2003).
Theo Brady và ctv. (1999), chất hữu cơ được biết như là phần còn lại
của hữu cơ qua rây 2 mm. Các vật liệu hữu cơ thường không bền trong đất,
chất hữu cơ bền trong đất, nó đã được phân hủy cho đến khi không còn phân
hủy được nữa, thường khoảng 5% chất hữu cơ được khoáng hóa mỗi năm.
Dấu hiệu cơ bản làm đất khác đá mẹ là đất có chất hữu cơ. Số lượng và
tính chất của chúng tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành đất, quyết định
nhiều tính chất: lí, hoá, sinh và độ phì nhiêu của đất.

Toàn bộ các hợp chất hữu cơ có trong đất được gọi là chất hữu cơ của
đất. Có thể chia chất hữu cơ của đất làm 2 phần: những tàn tích hữu cơ chưa bị
phân giải (rễ, thân, lá cây, xác động vật) vẫn giữ nguyên hình thể và những chất
hữu cơ đã được phân giải. Phần hữu cơ sau có thể chia thành 2 nhóm: nhóm
những hợp chất hữu cơ ngoài mùn và nhóm các hợp chất mùn.
Nhóm hữu cơ ngoài mùn gồm những hợp chất có cấu tạo đơn giản hơn
như: protit, gluxit, lipit, lignin, tanin, sáp, nhựa, este, rượu, axit hữu cơ,
anđehit Nhóm này chỉ chiếm 10% - 15% chất hữu cơ phân giải nhưng có vai
trò rất quan trọng với đất và cây trồng. Nhóm các hợp chất mùn bao gồm các
hợp chất hữu cơ cao phân tử, có cấu tạo phức tạp, nhóm này chiếm 85% - 90%
chất hữu cơ được phân giải. Đất khác nhau có hàm lượng chất hữu cơ khác
nhau. Ở đất đen (chernozem), đất mùn núi cao hàm lượng chất hữu cơ có thể
đến 10% hoặc hơn nữa, song ở đất bạc màu, đất cát lượng hữu cơ lại chỉ 1%
hoặc thấp hơn. Số lượng, đặc điểm hình thái, tính chất của chất hữu cơ của đất
rừng và đất trồng trọt rất khác nhau. Chất hữu cơ là phần quý nhất của đất, nó
không chỉ là kho dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có hể điều tiết nhiều tính
chất đất theo hướng tốt, ảnh hưởng lớn đến việc làm đất và sức sản xuất của

6
đất. Vai trò của chất hữu cơ lớn đến mức vấn đề chất hữu cơ của đất luôn luôn
chiếm một trong những vị trí trung tâm của thổ nhưỡng học và đã dành được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
1.3.2 Vai trò chất hữu cơ trong đất
Chất hữu cơ là một thành phần cơ bản kết hợp với các sản phẩm phong
hóa từ đá mẹ để tạo thành đất. Chất hữu cơ là một đặc trưng để phân biệt đất
với đá mẹ, là nguồn nguyên liệu để tạo nên độ phì nhiêu của đất. Số lượng và
tính chất của chất hữu cơ quyết định ít nhiều đến tính chất hóa, lý và sinh học
của đất (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng 1999).
l Cải thiện tính chất vật lý
Chất hữu cơ được biết là có ảnh hưởng rất tốt đến tính chất vật lý của

đất và trong đó nổi bậc là cải thiện cấu trúc đất. Cấu trúc đất là một tính chất rất
phức tạp bao gồm sự liên kết và kết dính giữa những hạt (particles) và giữa
những nhóm (cluster) cũng như là sự ổn định của cấu trúc trong điều kiện thay
đổi ẩm độ và sức nén (Võ Thị Gương, 2006). Với tính chất khá phức tạp của
cấu trúc đất, khó nhận định ngay về ảnh hưởng của chất hữu cơ trên cấu trúc
đất. Một chỉ tiêu giúp đánh giá cấu trúc đất là dung trọng đất. Việc canh tác liên
tục có khuynh hướng tăng dung trọng đất, nghĩa là đất bị nén dẽ, giảm tính
thấm, giảm sự thoáng khí, giảm sự phát triển của rễ.
Đất bị nén dẽ làm giảm khả năng thấm nước của đất và ảnh hưởng quan
trọng đến sự tăng trưởng của bộ rễ. Sự nén dẽ cũng làm mất cân đối về thành
phần rắn, khí và nước trong các khí khổng đất, họat động của vi sinh vật kém.
Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến một số tính chất vật lý của đất như dung trọng, độ
chặt, độ xốp, tính thấm của nước. Ảnh hưởng về khả năng và tốc độ thấm nước
trong đất nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ rễ. Khi
những tế khổng bị giảm do nén dẽ thì sự di chuyển của nước trong đất cũng bị
hạn chế. Nếu nước được cung cấp nhanh hơn tốc độ thấm của đất thì gây ra
hiện tượng chảy tràn thường đưa đến hiện tượng xói mòn đất, dinh dưỡng cho
cây trồng cũng bị cuốn trôi (Lê Văn Khoa và ctv., 2010).

7
Theo Võ Thị Gương (2006), sự thiếu không khí trong đất (nhất là O
2
) do
đất bị nén dẽ đưa đến sự thay đổi phản ứng hóa học đất tạo ra những sản phẩm
không hữu dụng cho cây trồng hấp thu, làm giảm pH, tạo ra những acid hữu cơ
và tạo ra một số hợp chất khác bất lợi cho cây trồng.
l Cải thiện tính chất hóa học:
Theo Phillip Barak (1997) phân bón amoni Nitrat và đạm Urê gây ra quá
trình làm chua đất. Chất hữu cơ không những hiệu quả rất nhiều trong cải thiện
cấu trúc đất còn giúp gia tăng độ phì tự nhiên tự nhiên của đất thông qua hàng

loạt các yếu tố. Theo nghiên cứu của Dương Minh Viễn và ctv. (2010), có sự
cải thiện đáng kể về độ chua hoạt động và độ chua tiềm tàng của đất (pH
H2O
,
pH
KCl
) giữa nghiệm thức có bón và không bón phân hữu cơ.
Theo nghiên cứu Pettersson (1982) chứng minh hàm lượng mùn tăng lên
gần 10% trong vòng 9 năm. Tương tự, trong thí nghiệm của Pettersson và ctv.
(1992), tại Thụy Điển tiến hành thu mẫu sau 9, 16 và 32 năm cho thấy gần như
tất cả các chỉ tiêu hóa học (pH, K, P, Mg, C và N) được đánh giá là cải thiện
đáng kể. Tình trạng màu mỡ, nguồn dưỡng chất và vi dưỡng chất trong đất từ
các quá trình sinh học trong đất được nâng cao (Ndubuisi và ctv., 2011).
l Cải thiện tính chất sinh học:
Chất hữu cơ là nguồn thức ăn chính và chủ yếu của phần lớn các vi sinh
vật trong đất thuộc nhóm ngoại sinh. Nguồn cung cấp chủ yếu này thường là
các tàn dư thực vật. Việc cung cấp đủ các nguồn thức ăn này để tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển sinh khối, đa dạng chủng loại và kiềm hãm sự gia
tăng của các loại vi sinh vật có hại.
Theo Dương Minh Viễn và ctv. (2010), trong quá trình phân hủy chất
hữu cơ, hoạt động của sinh vật sống trong đất giúp phóng thích các chất dinh
dưỡng có trong chất hữu cơ thành dạng hữu dụng giúp cây trồng dễ hấp thụ.
Song song đó là lấy nguồn năng lượng từ cắt mạch carbon và dinh dưỡng cho
các cơ thể sống giúp chuyển hóa các vật chất khác trong đất.
Khi bón lượng lớn phân hữu cơ và hàm lượng chất hữu cơ cơ trong đất
cao giúp gia tăng mật số, sự đa dạng của quần thể vi sinh vật trong đất (Dương

8
Minh Viễn và ctv., 2010). Theo Nguyễn Mỹ Hoa (2009), phân hữu cơ là yếu tố
giúp gia tăng mật số vi sinh vật trong đất. Một trong những tác nhân cho mọi

quá trình chuyển biến sinh học trong đất. Theo Lê Xuân Phương (2010), bón
kết hợp giữa vô cơ và hữu cơ giúp gia tăng số lượng vi sinh vật đất do phân
hữu cơ cung cấp một lượng lớn vi sinh vật, phân vô cơ cung cấp các nguyên tố
đa, trung và vi lượng thiết yếu cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật
đất.
Theo Saffigna và ctv. (1989), giữa sinh khối vi sinh vật đất và hàm
lượng chất hữu cơ có mối liên quan mật thiết. Quần thể vi sinh vật đất đóng vai
trò quan trọng trong việc gia tăng tính hữu dụng và đáp ứng chất dinh dưỡng
đặc biệt là trên đất nghèo dinh dưỡng. Theo Lê Văn Khoa và ctv. (2010), quần
thể vi sinh vật đóng vai trò then chốt trong phân hủy xác bã hữu cơ, tham gia
vào các phản ứng sinh hóa trong đất, làm tăng độ phì nhiêu đất. Sự mất dần
chất hữu cơ trong đất, cũng như suy giảm hoạt động và đa dạng quần thể sinh
vật trong đất là điều kiện làm cho đất có nguy cơ bạc màu sinh học.
l Vai trò chất hữu cơ trong tăng trưởng cây trồng
Chất hữu cơ quan trọng và giữ vai trò chính bởi vì nó ảnh hưởng đến
đặc tính lý, hóa và sinh học đất (Son và Ramaswami, 1997). Theo John Wiiley
và Son (1990) chất hữu cơ là nguồn chính cung cấp N, nguồn cung cấp quan
trọng của P, S và các nguyên tố vi lượng. Chất hữu cơ có chứa các nguyên tố
như: N, P, K, Mg và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng. Theo Akio
Ikono (1984), chất hữu cơ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng qua quá
trình khoáng hóa. Chất hữu cơ không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho
cây trồng mà còn giúp duy trì chất lượng đất theo hướng bền vững nhằm đạt
năng suất cao qua sự cải tạo tính chất lý – hóa và sinh học đất (Wolgang Flaig,
1984).
Theo nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv. (2004), cho thấy khi bổ sung
phân hữu cơ vào đất giúp tăng hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy và đạm hữu
dụng trong đất cung cấp thêm cho đất một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho
cây trồng như Cu, Zn… Khi môi trường đất thích hợp cho sự sinh trưởng của

9

Xác h
ữu c
ơ

Hợp chất mùn
Mu
ối khoáng, khí

cây thì sự gia tăng năng suất qua phân hữu cơ thường ít, nhưng khi môi trường
đất không thích hợp thì năng suất sẽ gia tăng hơn khi được bón phân hữu cơ.
1.3.3 Sự chuyển hóa chất hữu cơ trong đất
Là quá trình sinh hóa phức tạp với sự tham gia của các hệ vi sinh vật.
Nhờ quá trình này mà chất hữu cơ phức tạp biến đổi thành hữu cơ đơn giản
hoặc tạo thành những dạng hữu cơ khác. Xác hữu cơ trong đất chịu tác động
của hai quá trình song song tồn tại đó là quá trình khoáng hóa chất hữu cơ và
quá trình mùn hóa chất hữu cơ (Lê Huy Bá, 2000).
Theo Lê Văn Khoa (2000), các hợp chất hữu cơ trong cây có thể được
sắp xếp thứ tự theo tốc độ phân hủy chậm dần như sau:
- Chất đường, bột, các protein có cấu trúc đơn giản.
- Các hợp chất protein phức tạp.
- Hemicellulose.
- Cellulose.
- Lipid, chất sáp.
- Lignin









Hình 1.2: Sơ đồ quá trình biến hoá xác hữu cơ.
1.3.4 Sự phân hủy chất hữu cơ theo thời gian
Trong điều kiện đất đang ở trạng thái ổn định không bị xới xáo hay bổ
sung chất hữu cơ, vi sinh vật tự dưỡng chiếm ưu thế, hoạt động phân hủy chất
hữu cơ khí phân hủy với tốc độ chậm. Sau đó nếu chất hữu cơ tươi được bổ
sung vào đất, quần thể vi sinh vật cơ hội bắt đầu phát triển mạnh, CO
2
phóng
Mùn hóa
Khoáng hóa từ từ

Quá trình mùn hóa
Quá trình khoáng hóa


10
thích gia tăng dần và sau đó đạt được đỉnh cao do hoạt động của vi sinh vật gia
tăng tối đa. Sự gia tăng tối đa của vi sinh vật này xúc tiến ngay cả sự phân hủy
chất hữu cơ trong đất. Hiệu quả này được gọi là priming effect (mồi hiệu lực).
Khi chất hữu cơ dễ phân hủy giảm dần, hoạt động của vi sinh vật cũng giảm và
đạt trạng thái ổn định trong đất.
1.4 CARBON TRONG ĐẤT
Dựa vào khả năng phân hủy chất hữu cơ trong đất có thể chia chất hữu
cơ thành hai thành phần chính là: thành phần dễ phân hủy và thành phần đa
phân tử, mùn khó phân hủy. Hàm lượng C dễ phân hủy và C khó phân hủy,
được xác định bằng cách dùng acid thủy phân (Sollins và ctv., 1999).
Nguồn carbon khó phân hủy có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi
cation và khả năng giữ nước, nó không được vi sinh vật phân hủy để tạo lại

chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng. Trái lại, nhóm carbon dễ phân hủy có
ảnh hưởng mạnh tạo nên chất hữu cơ mới cung cấp cho cây hằng niên và có vai
trò quan trọng trong việc tái tạo và cung cấp N. Khi carbon dễ phân hủy được
tái tạo tương đối nhanh, nó được coi như là một chất làm thay đổi chất lượng và
chức năng của chất hữu cơ hơn so với carbon tổng. Sự đóng góp các thành
phần carbon dễ phân hủy vào chất hữu cơ tổng làm ảnh hưởng đến độ màu mỡ
của đất. Đất có hàm lượng hữu cơ > 18% được xếp vào nhóm đất hữu cơ, nhóm
đất khoáng có hàm lượng hữu cơ < 18%. Đất phèn ở ĐBSCL thường có hàm
lượng carbon cao (có thể biến động từ 3,7 – 11,7%C (Nguyễn Mỹ Hoa, 2002).
Sự đóng góp của thành phần carbon dễ phân hủy vào chất hữu cơ tổng làm ảnh
hưởng đến độ màu mỡ của đất. Hàm lượng carbon dễ phân hủy ảnh hưởng đến
hoạt động và sinh khối vi sinh vât trong đất. Vi sinh vật có khả năng phóng
thích ra N từ chất hữu cơ dễ phân hủy được thể hiện ở tỉ lệ C/N ở khoảng 22/1.
Chất cặn bã cao có thể làm tăng tỉ lệ C/N trong hợp chất dễ phân hủy và đưa
đến bất động N làm cho cây trồng không hấy thu được.
Nhóm C dễ phân hủy có ảnh hưởng bởi việc giữ lại gốc rạ trên ruộng
với sự giảm dần lượng N cung cấp khoảng trên 4kg/ha/ngày khi loại bỏ những
chất căn bả này. Ở đất nhiệt đới, sự tăng hàm lượng C dễ phân hủy sẽ cho năng
suất cao hơn (Stine and Weil, 2002).

11
1.5 EC TRONG ĐẤT
Độ dẫn điện của dung dịch đất biểu thị trực tiếp hay gián tiếp đến nồng
độ muối hòa tan trong đất. Không chỉ đất mặn mới có hàm lượng muối trong
đất cao mà trong đất phèn cũng có tác động của acid vào khoáng, nồng độ muối
cao có thể gây độc cho cây trồng (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Độ dẫn điện là
khả năng của dung dich đất, là một chỉ tiêu dùng để đo lường độ dẫn điện của
các ion hòa tan trong dung dịch (Nguyễn Mỹ Hoa, 1998). Xác định EC là xác
định độ dẫn diện của tổng số muối hòa tan bao gồm các cation và anion tan
trong nước: Na

+,
Ca
2+
, K
+
, Mg
2+
…; Cl
-
, SO
4
2-
, CO
3
2-
, HCO
3
2-
… Độ mặn trong
đất làm cản trở quá trình hút nước và dinh dưỡng của cây trồng, làm giảm
lượng nước hữu dụng trong đất và phá cấu trúc của đất (Tất Anh Thư, 2006).
1.6 pH TRONG ĐẤT
Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv. (2004), pH là chỉ tiêu đánh giá rất quan
trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất,
vận tốc phản ứng sinh hóa trong đất.
pH đất gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ của các dưỡng chất, làm
giảm độ hữu dụng của N, P, Ca trong đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
cây. Ngoài ra, pH thấp sẽ dẫn đến nồng độ Fe, Al, Mn rất cao và có thể gây độc
cho cây trồng (Võ Thị Gương và Tất Anh Thư, 2010). Mặt khác, pH đất ảnh
hưởng gián tiếp đến sự hòa tan Al

3+
, Fe
2+
Fe
3+
và độ hữu dụng của lân. Đất có
pH khoảng 6 -7 là tốt nhất vì ở mức pH này có sự hữu dụng tối đa của chất
dinh dưỡng (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004).
Theo Lê Huy Bá (2000), H
+
là 1 cation gây độc thông qua môi trường
pH thấp và làm cho độ chua hòa tan chuyển hóa dinh dưỡng kém. Trong môi
trường đất có giá trị pH < 3,5 phần lớn các ion Fe
3+
và Al
3+
trong trường hợp
chất hydroxit Fe và Al đều bị hòa tan và dễ dàng gây độc cho cây trồng. Một
khi giá trị pH được nâng lên khoảng bằng 4 thì ion Fe
3+
bị cố định và độc tố
quan trọng nhất trong môi trường này chủ yếu là do ion Al
3+
hòa tan.
1.7 CEC TRONG ĐẤT
Dung tích hấp phụ cation (CEC) hay còn gọi là khả năng trao đổi cation
của đất. CEC càng cao chứng tỏ đất có khả năng giữ và trao đổi tốt các dưỡng

×