Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

nghiên cứu ứng dụng công cụ e-manifest, e-card trong quản lý chất thải nguy hại tại tp. hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.65 MB, 222 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ 2008 - 2009


BÁO CÁO KHOA HỌC
TRÌNH BÀY KẾT QUẢ







NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG CỤ E-MANIFEST, E-CARD
TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH



















TP. HỒ CHÍ MINH 12/2009
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI PGS.TSKH. BÙI TÁ LONG



ii

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TP.HCM 2008-2009
Nghiên cứu ứng dụng công cụ e-manifest, e- card trong quản lý chất thải nguy hại tại
thành phố Hồ Chí Minh.


Sản phẩm của đề tài đã được cài đặt tại địa chỉ: www.hcmier.edu.vn/hwaste

Kính mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng. Những đóng góp quí báu của Hội đồng sẽ
giúp các tác giả nâng cao chất lượng tài liệu này.

Bùi Tá Long, PGS.TSKH, Chủ nhiệm
Nguyễn Đại Thể, Th.s, Thành viên
Dương Ngọc Hiếu, Th.s, Thành viên
Trương Thị Diệu Hiền, Th.s., Thành viên
Phạm Thị Thu Hà, CN., Thành viên

Báo cáo này trình bày tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Tp. Hồ Chí Minh

2008 – 2009 do Viện Môi trường và Tài nguyên chủ trì và TSKH. Bùi Tá Long chủ
nhiệm. Các nội dung: tổng quan vấn đề nghiên cứu, phương pháp thực hiện, sản phẩm
chính được trình này. Các nội dung như thiết kế hệ thống, mô hình vận hành của H-
waste, các chức năng báo cáo, thống kê, hệ thống tìm kiếm, triển khai cho Sở TNMT,
đào tạo và chuyển giao được trình bày. Báo cáo đã được chỉnh sửa dựa trên đóng góp ý
kiến của Hội đồng nghiệm thu cấp Tp. Hồ Chí Minh ngày 30/9/2009.


Bản quyền @ 2009 - Sở Khoa học và Công nghệ Tp. HCM

iii

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



BÁO CÁO KHOA HỌC

(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)





NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG CỤ E-MANIFEST, E-CARD
TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH







CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI












PGS.TSKH. Bùi Tá Long
CƠ QUAN QUẢN LÝ

CƠ QUAN CHỦ TRÌ















PGS.TS. Nguyễn Văn Phước

iv

TÓM TẮT


Chất thải nguy hại (CTNH) tại thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng và được phát sinh
từ nhiều loại hình công nghiệp khác nhau. Với nghìn chủ nguồn thải, hàng ngày thải vào
môi trường hàng trăm tấn chất thải nguy hại, hàng trăm tỷ đồng hàng năm được đổ ra để vận
chuyển, xử lý, khắc phục ô nhiễm – tất cả những dòng thông tin đa dạng, phức tạp này cần
phải đánh giá, xử lý, thực hiện các kết luận cần thiết và thông qua những quyết định đúng
đắn.
Thực tế hiện nay ở TP. HCM hệ thống quản lý CTNH vẫn còn đang trong quá trình
hoàn chỉnh và hoạt động còn chưa hiệu quả. Một số chủ nguồn thải và doanh nghiệp tham
gia vào quá trình vận chuyển, xử lý CTNH vẫn chưa thực sự tự giác trong việc chấp hành
pháp luật. Điều đó đã gây bức xúc lớn trong dân chúng và gây hậu quả xấu cho môi trường .
Xuất phát từ quan điểm trên, một đề tài cấp thành phố hướng tới ứng dụng công cụ e-
manifest, e-card trong quản lý chất thải nguy hại tại Tp. Hồ Chí Minh được thực hiện với
mục tiêu ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu để đánh giá
hiện trạng và dự báo liên quan tới công tác quan trắc, giám sát CTNH trên địa bàn TP. HCM.
Dựa trên đề tài này, phần mềm H-waste ra đời.
Báo cáo này trình bày hướng tiếp cận ứng dụng e-card, e-manifest kết hợp CSDL
hướng tới tổ chức lưu trữ và truy tìm các dữ liệu liên quan đến việc quản lý chất thải nguy

hại cũng như tiến hành nhiều phân tích khác nhau trên những cơ sở dữ liệu được lưu trữ để
đánh giá và lập kế hoạch điều chỉnh kịp thời.








v



SUMMARY OF RESEARCH CONTENT


Hazardous solid waste (HSW) in Ho Chi Minh City is very diverse and generated
from various different industries. Everyday, the thousands of generators generate directly
hundreds of hazardous solid waste to environment. Per year, hundreds of billion VietNam
dong is used transportation, treatment and recovery air pollution - All of the information line
diversity and complex need to evaluate, process, implementation of the necessary
conclusions and adopted the decision right.
Nowadays, management system HSW in Ho Chi Minh City is being still in the
process of completing and activities not effective. Some of generators and enterprises
participation in the transportation, treatment HSW have not actually self- conscious in
execution the law. It was most urgent to the people and causing bad consequence to the
environment.
This report is to present approaching to the application of e-manifest, e-card, and
database technology in storing and searching for data related to the management of HSW, as

well as conduct more analysis differently on the basis of database is stored to evaluate and
plan timely adjustment.









vi


MỤC LỤC

TÓM TẮT IV
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT V
MỤ C LỤC VI
CHỮ VIẾT TẮT VIII
DANH SÁCH HÌNH IX
DANH SÁCH BẢNG XIV
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 12
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12
1.1 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CTNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 12
1.2 HỆ THỐNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CTNH TẠI TP.HCM 17
1.3 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ CTNH NGOÀI
NƯỚC 20
1.4 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ CTNH TRONG

NƯỚC 28
1.5 HỆ THỐNG ĐỌC/GHI THẺ THÔNG MINH KHÔNG TIẾP XÚC 31
1.6 TÍNH MỚI , KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 34
CHƯƠNG 2 36
2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG H-WASTE 36
2.1 NGUYÊN TẮC CHUNG 37
2.2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG H-WASTE 38
2.3 THẺ ĐIỆN TỬ VÀ CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ 47
2.4 CHỨC NĂNG THỐNG KÊ CỦA H-WASTE 54
2.5 CHỨC NĂNG LÀM BÁO CÁO TRONG H-WASTE 55
2.6 HỆ THỐNG TÌM KIẾM THÔNG TIN TRONG H-WASTE 57
CHƯƠNG 3 60
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 60
3.1 CÁC BƯỚC CƠ BẢN VẬN HÀNH H-WASTE 60
3.2 TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG H-WASTE 73
3.3 ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO PHẦN MỀM 97
3.4 KẾT QUẢ NGHIỆM THU CẤP CƠ SỞ 102

vii
3.5 HỘI THẢO VÀ TRIỂN KHAI CHO DOANH NGHIỆP 104
3.6 PHÂN TÍCH SWOT 107
3.7 ĐIỂM LẠI CÁC NỘI DUNG ĐĂNG KÝ VÀ ĐÃ THỰC HIỆN 113
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
PHỤ LỤC A. MẪU THỐNG KÊ TRONG H-WASTE 126
PHỤ LỤC B. MẪU BÁO CÁO TRONG H-WASTE 139
PHỤ LỤC C. NỀN TẢNG PHÁP LÝ QUẢN LÝ CTNH 149
PHỤ LỤC D. MỘT SỐ CÂU HỎI HAY THƯỜNG GẶP 159
PHỤ LỤC E. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT 162
PHỤ LỤC F. HÌNH ẢNH LIÊN QUAN 166

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG 178
HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU 199
THIẾT KẾ KỸ THUẬT 205
CÁC TÁC GIẢ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 206
























viii



CHỮ VIẾT TẮT

CNTT Công nghệ thông tin
CP Cổ phần
CTCN Chất thải công nghiệp
CTNH Chất thải nguy hại
CTR Chất thải rắn
CVC Chủ vận chuyển
CXL Chủ xử lý
e-card Thẻ điện tử
e-manifest Chứng từ điện tử
ERD
Entity-relationship diagrams

GIS Geographic Information System – Hệ thống thông tin địa lý
H-waste Hazardous Solid WAste management for Hochiminh city
CompuTEr Tool (công cụ tin học hỗ trợ quản lý chất thải
nguy hại cho Tp. Hồ Chí Minh)
KCN/KCX Khu công nghiệp/khu chế xuất
MTĐT Môi trường đô thị
QLMT

Quản lý môi trường
SH

Sinh hoạt
TISEMIZ Phần mềm quản lý môi trường Khu công nghiệp và Khu chế
xuất (Tool for Improving Strength Environmental
Management for Industrial Zone).

TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Waste Solid WAste management for Hochiminh city CompuTEr
Tool (công cụ tin học hỗ trợ quản lý chất thải cho Tp. Hồ Chí
Minh)





ix

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1. Mối quan hệ của chủ nguồn thải – chủ vận chuyển – chủ xử lý 17
Hình 1.2. Dòng CTNH chuyển giao từ nơi phát sinh đến các đơn vị vận chuyển,
xử lý 17
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH 18
Hình 1.4. Chu trình hệ thống quản lý CTNH 18
Hình 1.5. Tổng quan hệ thống e-manifest tại Mỹ 23
Hình 1.6. Tổng quan hệ thống e-manifest được ứng dụng tại Nhật 24
Hình 1.7. Cấu tạo của hệ thống e-manifest của Hàn Quốc 25
Hình 1.8. Tổng quan hệ thống e-manifest được ứng dụng tại Hàn Quốc 26
Hình 1.9. So sánh sự phát triển và kết quả ứng dụng e-manifest tại Mỹ, Nhật và
Hàn Quốc 27
Hình 1.10. Cấu trúc hệ thống đọc/ghi thẻ thông minh 31
Hình 1.11. Đầu đọc thẻ CV6600 32
Hình 1.12. Thẻ thông minh mifare 33
Hình 2.1. Mô hình lý luận của H-waste 39
Hình 2.2. Lược đồ use case trong H-waste 40
Hình 2.3. Mô hình ERD của hệ thống 40

Hình 2.4. Khối CSDL liên quan tới CNT 41
Hình 2.5. Khối CSDL liên quan tới CVC 42
Hình 2.6. Khối CSDL liên quan tới CXL 44
Hình 2.7. Khối CSDL liên quan tới chứng từ điện tử 45
Hình 2.8. Khối CSDL liên quan tới Báo cáo 46
Hình 2.9. Mô hình làm việc của hệ thống H-waste 47
Hình 2.10. H-waste kiểm soát luồng đi của CTNH 48
Hình 2.11. Sự tham gia của thể điện tử E-card trong hệ thống H-waste 48
Hình 2.12. Các nghiệp vụ chuyên môn của Phòng quản lý CTR 49

x
Hình 2.13. Chức năng quản lý đăng ký cấp sổ CNT trong H-waste 50
Hình 2.14. Chức năng quản lý đăng ký giấy phép CVC trong H-waste 50
Hình 2.15. Chức năng quản lý đăng ký giấy phép CXL trong H-waste 51
Hình 2.16. Chức năng tạo ra chứng từ điện tử trong H-waste 52
Hình 2.17. Luồng dữ liệu quản lý tạo chứng từ điện tử trong H-waste 53
Hình 2.18. Với E-card, H-waste sẽ tham gia giám sát luồng đi của CTNH tại CXL53
Hình 2.19. Mô hình vận hành chức năng thống kê trong H-waste 54
Hình 2.20. Chức năng làm báo cáo trong hệ thống H-waste 56
Hình 2.21. Chức năng tìm kiếm thông tin CNT dành cho cán bộ quản lý 57
Hình 2.22. Chức năng tìm kiếm thông tin CXL dành cho cán bộ quản lý 58
Hình 2.23. Chức năng tìm kiếm thông tin CVC dành cho cán bộ quản lý 58
Hình 3.1. Hộp thoại đăng nhập - CNT 60
Hình 3.2- Giao diện sau khi đăng nhập 61
Hình 3.3- Hộp thoại phần mềm quản lý chất thải nguy hại 62
Hình 3.4 - Hộp thoại phần mềm quản lý chất thải nguy hại sau khi nhập thông tin63
Hình 3.5 - Hộp thoại chi tiết chất thải nguy hại 64
Hình 3.6 - Hộp thoại sau khi nhập thông tin chi tiết CTNH 65
Hình 3.7 - Hộp thoại sau khi click đôi chuột vào CTNH 66
Hình 3.8 - Hộp thoại Danh sách chứng từ 67

Hình 3.9-Hộp thoại in danh sách chứng từ 68
Hình 3.10 - Hộp thoại đăng nhập -CXL 69
Hình 3.11 - Hộp thoại quản lý danh sách chứng từ 70
Hình 3.12 - Hộp thoại hiển thị Chi tiết chất thải khi click vào Danh sách chứng từ71
Hình 3.13 Hộp thoại in danh sách chứng từ 72
Hình 3.14 Hộp thoại hiển thị Chi tiết chất thải khi click vào Danh sách chứng từ 72
Hình 3.15. Giao diện đăng nhập của H-WASTE 73
Hình 3.16. Hộp thoại Sổ đăng ký Chủ nguồn thải 74
Hình 3.17. Hộp thoại nhập thông tin - Chất thải nguy hại 74
Hình 3.18. Vị trí Chủ nguồn thải trên bản đồ Google 75

xi
Hình 3.19. Nhập thông tin liên quan tới chủ vận chuyển 75
Hình 3.20. Hộp thoại nhập thông tin – Chất thải nguy hại 76
Hình 3.21. Nhập thông tin về cơ sở chủ vận chuyển 76
Hình 3.22. Hộp thoại nhập thông tin – Phương tiện thiết bị xử lý 76
Hình 3.23. Vị trí của Chủ xử lý trên bản đồ Google 77
Hình 3.24. H-waste cho phép xem chứng từ điện tử 77
Hình 3.25. Hộp thoại kết quả thống kê Chứng từ chưa xử lý hay xử lý trễ 78
Hình 3.26 Hộp thoại kết quả thống kê chung 79
Hình 3.27 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình đăng ký/hiệu chỉnh 80
Hình 3.28 Hộp thoại kết quả thống kê theo chủ nguồn thải 81
Hình 3.29 Hộp thoại kết quả thống kê theo chủ vận chuyển 82
Hình 3.30 Hộp thoại kết quả thống kê theo chủ xử lý 82
Hình 3.31 Hộp thoại kết quả thống kê chủ nguồn thải theo quận 83
Hình 3.32 Hộp thoại kết quả thống kê chủ vận chuyển theo quận 84
Hình 3.33 Hộp thoại kết quả thống kê chủ xử lý theo quận 84
Hình 3.34 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình chủ nguồn thải vi phạm 85
Hình 3.35 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình chủ vận chuyển vi phạm 85
Hình 3.36 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình chủ xử lý vi phạm 86

Hình 3.37 Hộp thoại kết quả thống kê CNT vi phạm theo năm 86
Hình 3.38 Hộp thoại kết quả thống kê CVC vi phạm theo năm 87
Hình 3.39 Hộp thoại kết quả thống kê CXL vi phạm theo năm 87
Hình 3.40 Hộp thoại kết quả thống kê chứng từ chưa xử lý 88
Hình 3.41 Hộp thoại kết quả thống kê thực trạng thải bỏ CTNH 88
Hình 3.42 Hộp thoại kết quả thống kê thực trạng vận chuyển CTNH 89
Hình 3.43 Hộp thoại kết quả thống kê thực trạng xử lý CTNH 90
Hình 3.44 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình điều chỉnh CNT 91
Hình 3.45 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình điều chỉnh CVC 91
Hình 3.46 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình điều chỉnh CXL 92
Hình 3.47 Hộp thoại kết quả báo cáo tháng 94

xii
Hình 3.48 Hộp thoại kết quả báo cáo sáu tháng 95
Hình 3.49 Hộp thoại kết quả báo cáo năm 96
Hình 3.50. Hệ thống H-waste cài đặt tại Công ty Pulse đã kết nối thành công với
trung tâm xử lý 101
Hình 3.51. Hệ thống H-waste cài đặt tại Công ty Crown, Sài Gòn đã kết nối thành
công với trung tâm xử lý 102
Hình 3.52. Báo cáo tại Hội thảo ngày 20/8/2009 105
Hình 3.53. Giới thiệu cài đặt và ứng dụng phần mềm 106
Hình 3.54. Giới thiệu cách sử dụng thẻ điện tử 107

Hình phụ lục I. Mô hình quản lý chất thải rắn tại TP. Hồ Chí Minh 151
Hình phụ lục II. Mô hình đề xuất quản lý chất thải công nghiệp nguy hại vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020. 153
Hình phụ lục III. Thủ tục lập hồ sơ và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH 156
Hình phụ lục IV. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ vận
chuyển CTNH 157
Hình phụ lục V. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ xử

lý, tiêu huỷ CTNH 158
Hình phụ lục VI. Kết nối đầu đọc thẻ với máy tính thông qua cổng COM và PS2162
Hình phụ lục VII. Kết nối đầu đọc thẻ với máy tính thông qua cổng USB 162
Hình phụ lục VIII. Cửa sổ cài đặt Hwaste đối với CNT 163
Hình phụ lục IX. Cửa sổ cài đặt Hwaste đối với CXL 164
Hình phụ lục X. Giá trị cổng COM trên hệ thống 164
Hình phụ lục XI. Giá trị cổng COM trên phần mềm Hwaste 165
Hình phụ lục XII. Giới thiệu chương trình H-waste cho các doanh nghiệp (tháng
1/2009) 166
Hình phụ lục XIII. Nhập liệu cho H-waste (tháng 2/2009) 167
Hình phụ lục XIV. Thảo luận về thiết kế H-waste giữa nhóm tác giả và chuyên
viên Phòng QLCTR (2/2009) 167

xiii
Hình phụ lục XV. Báo cáo giữa kỳ kết quả phiên bản thử nghiệm của H-waste
12/3/2009 168
Hình phụ lục XVI. Báo cáo giữa kỳ với sự tham gia của các chuyên gia liên quan
tới CTNH, 12/3/2009 168
Hình phụ lục XVII. Lớp học triển khai H-waste cho các doanh nghiệp tham gia
hệ thống H-waste ngày 9/5/2009 169
Hình phụ lục XVIII. Nhóm tác giả trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp về H-
waste 169
Hình phụ lục XIX. Nhóm tác giả cài đặt H-waste vào hệ thống máy chủ tại Sở
TNMT 170
Hình phụ lục XX. Nhóm tác giả hướng dẫn sử dụng H-waste tại Sở TNMT 170
Hình phụ lục XXI. Giảng dạy và trao đổi về H-waste tại Sở TNMT 171
Hình phụ lục XXII. Học và thực hành H-waste trên máy Laptop 171
Hình phụ lục XXIII. Cài đặt H-waste tại Công ty Tân Á (27/5/2009) 172
Hình phụ lục XXIV. Cài đặt tại công ty Việt – Úc 172
Hình phụ lục XXV.Hướng dẫn thao tác tại công ty Pulse 173

Hình phụ lục XXVI. Hội thảo ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thu gom,
vận chuyển, xử lý CTNH 173
Hình phụ lục XXVII. Tập huấn ứng dụng chứng từ điện tử CTNH ngày
21/8/2009 174
Hình phụ lục XXVIII. Các bệnh viện tham gia lớp tập huấn về chứng từ điện tử
21/8/2009 174
Hình phụ lục XXIX. Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở 20/7/2009 175
Hình phụ lục XXX. Đóng góp ý kiến tại buổi nghiệm thu cấp cơ sở. 175
Hình phụ lục XXXI. Hội đồng nghiệm thu cấp Sở Khoa học và Công nghệ,
30/9/2009 176
Hình phụ lục XXXII. Phần phản biện của PGS.TS. Trần Vĩnh Phước, ĐH Công
nghệ thông tin 176
Hình phụ lục XXXIII. Phần phản biện của TS. Nguyễn Trung Việt, Sở TNMT
TP.HCM 177

xiv
Hình phụ lục XXXIV. Phần kết luận của PGS.TS. Phan Văn Tân, giám đốc Sở
KHCN TP.HCM 177


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1. Các loại hình công nghiệp đặc trưng hiện hữu trên địa bàn Tp.HCM 13
Bảng 1.2. Số lượng các nhà máy theo loại hình công nghiệp 14
Bảng 1.3. Loại hình công nghiệp chính và các chất thải đặc trưng 15
Bảng 1.4. Số lượng CTRCN (cả nguy hại) tại các KCX, KCN năm 2004 16
Bảng 1.5. Thông số kỹ thuật đầu đọc thẻ 32
Bảng 1.6. Thông số kỹ thuật thẻ Mifare 33
Bảng 3.1. Bảng danh sách cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia đào tạo
H-waste 97

Bảng 3.2. Danh sách doanh nghiệp tham gia giới thiệu về H-waste 98
Bảng 3.3. Danh sách cán bộ tham gia triển khai H-waste xuống doanh nghiệp 99
Bảng 3.4. Danh sách thành viên hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở 102
Bảng 3.5. Danh sách đại biểu nghiệm thu đề tài cấp cơ sở 103
Bảng 3.6. So sánh giữa đăng ký và kết quả đạt được 113
Bảng 3.7. So sánh giữa sản phẩm đăng ký và đạt được 116

Bảng PLA 1. Thống kê chung 126
Bảng PLA 2. Thống kê tình hình đăng ký/hiệu chỉnh 126
Bảng PLA 3. Thống kê theo Chủ nguồn thải 127
Bảng PLA 4. Thống kê theo Chủ vận chuyển 128
Bảng PLA 5. Thống kê theo Chủ xử lý 128
Bảng PLA 6. Thống kê Chủ nguồn thải theo quận/huyện 129
Bảng PLA 7. Thống kê Chủ vận chuyển theo quận/huyện 129
Bảng PLA 8. Thống kê Chủ xử lý theo quận/huyện 130
Bảng PLA 9. Thống kê tình hình Chủ nguồn thải vi phạm 130

xv
Bảng PLA 10. Thống kê tình hình Chủ vận chuyển vi phạm 131
Bảng PLA 11. Thống kê tình hình Chủ xử lý vi phạm 132
Bảng PLA 12. Thống kê Chủ nguồn thải vi phạm theo năm 132
Bảng PLA 13. Thống kê Chủ xử lý vi phạm theo năm 133
Bảng PLA 14. Thống kê Chủ vận chuyển vi phạm theo năm 133
Bảng PLA 15. Thống kê chứng từ chưa xử lý 134
Bảng PLA 16. Thống kê thực trạng thải bỏ CTNH 135
Bảng PLA 17. Thống kê thực trạng vận chuyển CTNH 135
Bảng PLA 18. Thống kê thực trạng xử lý CTNH 136
Bảng PLA 19. Thống kê tình hình điều chỉnh Chủ nguồn thải 137
Bảng PLA 20. Thống kê tình hình điều chỉnh Chủ vận chuyển 137
Bảng PLA 21. Thống kê tình hình điều chỉnh Chủ xử lý 138


Bảng PLB 1. - Báo cáo tháng 139
Bảng PLB 2. Báo cáo sáu tháng 141
Bảng PLB 3. - Báo cáo năm 144


1
MỞ ĐẦU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình công nghiệp hóa của đất nước chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh tại
nhiều khu vực trong cả nước. Tuy nhiên vấn đề này đặc biệt bức xúc với những đô thị lớn như
thành phố Hồ Chí Minh, nơi có kinh tế phát triển nhất cả nước và là một trong những nơi phát
triển mạnh về công nghiệp. Cùng với tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp là lượng
chất thải công nghiệp ngày một gia tăng về số lượng. Mỗi năm trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh phát thải hàng ngàn tấn CTNH phát sinh trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp,
KCN/KCX (ước tính mỗi ngày khoảng 180 – 200 tấn CTNH), chưa kể đến trong những năm
gần đây một lượng lớn chất thải nguy hại từ khu vực miền Trung, các tỉnh thành phía Nam đều
đổ dồn về thành phố Hồ Chí Minh. Điều đáng lo ngại là nhiều loại chất thải này có khả năng
thông qua thức ăn vào cơ thể con người, gây ra một số bệnh ác tính cho con người, phổ biến
nhất là bệnh ung thư, nhưng việc quản lý loại chất thải này như thế nào lại đang vượt khỏi tầm
kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Cải cách và hiện đại hóa là xu hướng hoạt động tất yếu của quản lý nhà nước nói chung,
quản lý nhà nước về CTNH nói riêng. Việc mở rộng thí điểm lập chứng từ điện tử sẽ tạo cơ sở
để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về chứng từ điện tử, chuyển đổi từ phương thức quản
lý CTNH thủ công sang phương thức quản lý CTNH hiện đại.
Thời gian qua, lực lượng thu gom chất thải nguy hại luôn tìm cách đổ bậy theo kiểu “du
kích” để đối phó với cơ quan quản lý. Vì thế, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý đang rất cấp thiết. Theo Phòng quản lý CTR, hiện nay Sở TN&MT phải thực
hiện đăng ký từ 12.000-14.000 sổ chủ nguồn thải cho các đơn vị phát sinh chất thải trên địa bàn

TP. Thực tế cho thấy hiện nay ở TP có khoảng 9.000 cơ sở sản xuất nhỏ, trong một tháng, mỗi
cơ sở sử dụng một cuốn chứng từ quản lý chất thải nguy hại. Đối với các nhà máy lớn trong
một tuần phải sử dụng một cuốn chứng từ, chưa kể chất thải phát sinh từ 200 cơ sở y tế phải tổ

2
chức thu gom mỗi ngày. Do đó, nếu nhập số liệu bằng tay, mỗi năm, Sở TN&MT phải nhập
trên 2 triệu chứng từ.
Nếu một người nhập được 200 chứng từ/ngày, phải cần trên 10.200 ngày công, tương
đương ngày công làm việc của 40 người/năm. Đó là chưa tính đến số lượng cán bộ môi trường
của Sở TN&MT, phòng TN&MT các quận, huyện, cảnh sát môi trường, ban quản lý các khu
liên hợp xử lý chất thải TP với khoảng 300 người. Chính vì vậy, với đặc tính ưu việt hơn so
với thủ tục lập chứng từ giấy thực hiện bằng phương thức thủ công, thủ tục lập chứng từ điện
tử khi được mở rộng thực hiện ở những địa bàn có lượng phát sinh CTNH lớn sẽ góp phần đảm
bảo việc thống nhất, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho các doanh
nghiệp, hạn chế tiêu cực nảy sinh.
Về phía doanh nghiệp, đối với cơ sở sản xuất và các trung tâm y tế lớn, quá trình phát
sinh CTNH nhiều dẫn đến sử dụng nhiều chứng từ giấy. Thực tế hiện nay, khi doanh nghiệp
đến cơ quan quản lý để xin cấp thêm chứng từ giấy thì thời gian để doanh nghiệp có một cuốn
chứng từ mới mất khoảng hai ngày. Vậy nếu trong hai ngày đó, doanh nghiệp cần lập thêm
chứng từ giấy (do lượng CTNH phát sinh nhiều) sẽ gặp phải trở ngại khó vượt qua.
Có thể nói rằng, việc thay thế chứng từ giấy bằng chứng từ điện tử đem lại lợi ích cho
tất cả các bên tham gia. Cụ thể như:
- Đối với các nhà quản lý việc quản lý lập chứng từ điện tử sẽ tiết kiệm thời gian trong việc
lập báo cáo, thống kê, xử lý chứng từ, nhân lực, chi phí in ấn,…
- Đối với các doanh nghiệp, lập chứng từ điện tử giúp doanh nghiệp chủ động về mặt thời
gian, tiết kiệm nhân lực và chi phí đi lại để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như lợi
nhuận.
Trong thời gian qua thành phố Hồ Chí Minh Triển khai thí điểm dự án ứng dụng công
nghệ tin học trong quản lý chất thải nguy hại (nguồn
Dự án này được thực hiện bởi Sở Tài nguyên

và Môi trường và Công ty Tư vấn Môi trường Nhật bản –CUES để triển khai thí điểm dự án
ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý chất thải nguy hại (gọi tắt là e-manifest). Tuy nhiên
phần đánh giá kết quả triển khai chưa được công bố.

3
Bên cạnh đó nhóm triển khai phần mềm quản lý thông tin của Phòng Kiểm soát Ô nhiễm
(Cục Bảo vệ Môi trường) và Công ty Cổ phần Minh Việt đã phối hợp nghiên cứu đưa ra công
cụ Hệ thống thông tin quản lý chất thải (gọi tắt là CTNH-Sys 2.0. Đây là một phần kết quả
nhiệm vụ khoa học “Xây dựng hướng dẫn và triển khai công tác kê khai, báo cáo, thống kê về
chất thải nguy hại nhằm vận hành và hoàn thiện hệ thống thông tin và báo cáo về chất thải nguy
hại”. Nền tảng pháp lý của hệ thống này là Thông tư 12 và Quyết định 23 của Cục Bảo vệ Môi
trường (MONRE). Các kết quả của đề tài được nhóm báo cáo, phân tích, đánh giá và tổng hợp
đã xác định mô hình triển khai (thí điểm) khả thi và công nghệ áp dụng trên nền tảng mạng
Internet với sự tham gia của các nhóm đối tượng sử dụng: nhóm cộng đồng, nhóm doanh
nghiệp liên quan đến sử dụng CTNH, nhóm cấp Sở và cấp Cục. Phần đánh giá kết quả triển
khai tại các địa phương chưa được công bố.
Qua nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý môi trường nói chung, quản lý CTNH nói
riêng hiện nay có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
a/ Nhiều cơ quan tổ chức vẫn còn áp dụng phương pháp làm việc cũ dựa trên giấy tờ, sổ
sách, con dấu. Cách quản lý như vậy dẫn tới các bất cập sau:
- Khi thông tin, dữ liệu ngày một nhiều hơn, việc quản lý rất khó khăn, dàn trải. Mất
nhiều công sức để tìm kiếm một tài liệu cũ sau nhiều năm lưu trữ sẽ dẫn tới kém không
hiệu quả
- Chi phí quản lý, lưu trữ thông tin tăng. Lượng thông tin ngày một nhiều trong khi hiệu
quả khai thác không cao dẫn tới thông tin trở thành gánh nặng cho đơn vị về lâu dài.
- Việc lưu trữ quá nhiều thông tin dẫn tới tình trạng không gian lưu trữ vật lý trở nên cạn
kiệt, các đơn vị buộc phải hủy những thông tin cũ để có “đất” lưu trữ thông tin mới dẫn
tới vừa mất đi tư liệu quí, vừa nảy sinh chi phí hủy bỏ.
b/ Khác biệt trong cách thức quản lý:
Thông thường mỗi cơ quan có cách thức lưu trữ thông tin không giống các đơn vị khác.

Như vậy nếu có nhu cầu trao đổi thông tin tất gặp khó khăn bởi vì “không ai giống ai” sẽ dẫn
tới nhu cầu phải đồng bộ lại dẫn tới mất nhiều thời gian và đi kèm là sự kém hiệu quả.

4
c/ Hiện nay, việc quản lý các dữ liệu môi trường tại các tỉnh thành chưa được tin học hoá theo
kịp sự phát triển của yêu cầu quản lý môi trường, gây ra nhiều hạn chế:
- Việc lưu trữ, thống kê riêng lẻ, chưa hệ thống. Việc tìm kiếm thông tin rất khó khăn do mất
nhiều thời gian, và các cơ quan chủ quản không muốn công bố
- Sự tiếp cận thông tin của người dân gặp nhiều khó khăn.
- Một số phần mềm ứng dụng còn đơn giản, chưa giải quyết được bài toán môi trường phức
tạp
d/ Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT vào môi trường còn yếu về chuyên môn, thiếu về số lượng
Từ đó tính cấp thiết của đề tài này là:
a. Trước sự phát triển kinh tế - xã hội
- Các vấn đề môi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng ngày càng tăng và phức
tạp.
- Để hội nhập với thế giới chúng ta cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hiện
đại.
- Để thông qua quyết định có cơ sở, cần có nguồn thông tin đáng tin cậy.
b. Công tác quản lý dữ liệu chưa được tin học hóa
- Dữ liệu còn rời rạc, không thống nhất
- Việc tìm kiếm thông tin trong núi dữ liệu rất khó khăn, mất thời gian
- Việc truy cập thông tin khó khăn
- Làm báo cáo môi trường mất nhiều thời gian
- Công tác theo dõi, dự báo chưa đầy đủ và khoa học gây nhiều tổn thất
- Việc lập báo cáo công tác quản lý môi trường còn khó khăn
c. Yêu cầu của công tác quản lý môi trường ngày càng tăng
- Đòi hỏi phải quản lý một khối lượng lớn thông tin, các thông tin này cần phải được tin
học hóa


5
- Dù đã được trang bị máy móc nhưng giữa các địa phương vẫn có sự chênh lệch về
trình độ
d. Sự phát triển của CNTT ngày càng cao
- Sự phát triển của CNTT đã tạo ra nhiều mô hình quản lý và xử lý ngày càng chứng tỏ ưu
thế, giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề khó khăn của môi trường: bản đồ số, CSDL, GIS,
HTTTMT. Đặc biệt là sự kết hợp công nghệ GIS với thông tin môi trường sẽ là công cụ
đắc lực cho công tác quản lý môi trường.
e. Trong hoàn cảnh mới khi môi trường là một đối tượng thông tin ngày càng cồng kềnh cả về
lượng lẫn chất, phong cách quản lý sổ sách trở thành chướng ngại lớn cho quản lý môi trường.
Người ta không thể đưa ra giải pháp phù hợp cho bài toán môi trường bất kỳ khi phải mất quá
nhiều thời gian để tìm tòi, so sánh, xử lý, đánh giá, lập báo cáo chỉ bằng giấy – bút. Khi có
được giải pháp thì bài toán đã chuyển qua hướng khác,và cứ thế người ta phải đuổi theo các
vấn đề ở một tốc độ chậm hơn để rồi chẳng giải quyết được gì!
Từ đó tính cấp thiết cần phải có một phương pháp quản lý hiệu quả hơn, với tốc độ ít nhất
bằng với tốc độ nảy sinh vấn đề bằng cách tự động hóa các công đoạn mất thời gian nhất.
Trong số đó, CNTT nổi lên như là phương pháp tự động cực kỳ hiệu quả so với các phương
pháp còn lại bởi:
- Tốn ít thời gian lưu trữ vật lý hơn trước
- Dễ dàng quản lý, truy vấn, xử lý, rút trích, báo cáo trên các số liệu đã có
- Không mất chi phí hủy tài liệu
- Không phải “hy sinh” các số liệu cũ
- Liên kết được nhiều thông tin với nhau → cái nhìn tổng quan hơn trước
- Thời gian đồng bộ dữ liệu ít khi các module đã được chuẩn hóa
- Thuận tiện trong đào tạo nhân lực khi người ta được phép “thử” nhiều lần trước khi
làm “thật” → nhiều kinh nghiệm hơn.

6
f. Các Sở TNMT ở các tỉnh thành được thành lập từ năm 2003 với 7 chức năng quản lý nhà
nước với các dữ liệu vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp nếu không áp dụng công nghệ

thông tin thì việc tiếp cận sẽ rất khó khăn.
Công tác quản lý môi trường ngày nay đòi hỏi phải quản lý một khối lượng lớn dữ liệu và
thông tin, rất cần được hệ thống hoá, tự động hoá. Tuy đã được trang bị hệ thống máy móc
nhưng vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các cấp tỉnh thành và địa phương.
Bên cạnh đó, sự phát triển của CNTT đã thể hiện những ưu thế trong việc trở thành một
công cụ tích hợp trợ giúp cho việc tìm kiếm thông tin và san bằng khoảng cách về không gian
và thời gian.
MỤC TIÊU
Đề xuất mô hình ứng dụng công nghệ e-manifest, e-card trong quản lý CTNH phù hợp
với thực tiễn của Tp. Hồ Chí Minh (được đặt tên là H-Waste). H-Waste hướng tới:
− Hỗ trợ các hoạt động thu thập, quản lý, trao đổi, xử lý và công bố thông tin về CTNH
− Hỗ trợ các hoạt động quản lý nhà nước về CTNH. Cụ thể là giám sát vận chuyển CTNH,
làm các báo cáo kịp thời về công tác quản lý CTNH.
− Hỗ trợ các cấp quản lý nhà nước, doanh nghiệp đưa ra quyết định có cơ sở khoa học và dựa
trên công nghệ tiên tiến. Phục vụ cho sự trao đổi thông tin và báo cáo định kỳ giữa cơ quan
quản lý nhà nước và các doanh nghiệp tham gia lưu thông CTNH.
− Như là một phương pháp luận mà nếu thành công có thể nhân rộng mô hình cho khu vực
khác và là cơ sở dữ liệu cho việc quản lý chung cấp vùng.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


7
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng các công nghệ e-manifest, e-card trong
lĩnh vực quản lý CTNH. Tập trung làm rõ mô hình đã được triển khai thành công trong và
ngoài nước.
- Xây dựng lược đồ các dòng thông tin liên quan tới CTNH tại Tp.HCM trên cơ sở tổng
quan hệ thống quản lý CTNH tại thành phố này.
- Nghiên cứu các đặc điểm của quá trình đưa ra các quyết định về liên quan tới CTNH
tại Tp.HCM và CSDL tương ứng. Xây dựng các khối thể hiện các dòng thông tin nhiều chiều.

- Đánh giá chuyên gia phục vụ cho việc xây dựng, phân tích và truy vấn cơ sở dữ liệu.
Các đánh giá này liên quan tới CTNH của TP.HCM như: CTR công nghiệp nguy hại, y tế, bùn
hầm cầu
- Xây dựng các nhóm CSDL cho H-waste có lưu ý tới nghiệp vụ quản lý nhà nước về
CTNH, sự phân cấp và các dòng thông tin
- Thiết kế hệ thống cho H-waste
- Xây dựng mô hình ứng dụng E-card trong quản lý CTNH gồm phần cứng và phần
mềm
-Xây dựng phần mềm H-waste: thực hiện phiên bản thử nghiệm. Địa chỉ áp dụng tại
Phòng quản lý CTR, Sở TNMT Tp.HCM
- Đánh giá khả năng áp dụng vào thực tiễn của H-waste.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Xuất phát từ mục tiêu và nội dung nghiên cứu, sơ đồ phương pháp luận thực hiện đề tài
được chỉ ra trên Figure 1.
Các phương pháp sau đây được sử dụng để thực hiện đề tài:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: tiến hành điều tra khảo sát và phỏng vấn thực tế
để xây dựng các biểu mẫu cho phần mềm H-waste. Dữ liệu liên quan tới CTNH được thu
thập với sự giúp đỡ của Phòng Quản lý CTR. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác
giả đã đi tới một số doanh nghiệp để lấy tọa độ (GPS).

8
- Phương pháp chuyên gia: đặt ra các vấn đề quan tâm, tổ chức seminar nhằm thu thập
các ý kiến của chuyên gia am hiểu về lĩnh vực đang xem xét để giải quyết những vấn đề
có tính chuyên môn sâu. Trong quá trình thực hiện đề tài, đã tiến hành nhiều buổi
seminar để lấy ý kiến các chuyên gia đang công tác tại Phòng quản lý CTR, Sở Tài
nguyên và Môi trường.

Nghiên cứu ứng dụng công cụ e-manifest, e-
card trong quản lý chất thải nguy hại tại Tp.
Hồ Chí Minh.

Hiện trạng quản lý
CTNH
Những yếu kém
cần khắc phục
trong quản lý
CTNH
Hiện trạng ứng
dụng CNTT quản
lý CTNH
Nghiên cứu ngoài
nước, trong nước
Hệ thống tổ chức
Nội dung công tác quản

Đánh giá hiệu quả
Mỹ, Nhật, Hàn Quốc
Tp.HCM
Thiếu hệ thống quản lý
thu gom, vận chuyển
Thiếu kênh giám sát
Thông tin kém cập nhật
Hạ tầng CNTT
CSDL về CTNH
Nguồn nhân lực
Ứng dụng CNTT
Xây dựng Hệ thống thông tin môi trường hỗ trợ
quản lý CTNH
Nội dung thông tin môi
trường
Sơ đồ Hệ thống thông

tin môi trường
Các yêu cầu - đáp ứng
Lưu trữ dữ liệu
Quản lý dữ liệu
Truy vấn -thống kê
Xuất báo cáo
Các dòng thông tin
khác
Áp dụng phần mềm
Đề xuất nâng cao
hiệu quả quản lý
CTNH
Xây dựng cơ sở dữ liệu cho phần
mềm quản lý CTNH
Xây dựng phần mềm
quản lý CTNH H-waste
Chủ nguồn thải
Chủ vận chuyển
Chủ xử lý
Chứng từ điện tử
Phân quyền
Báo cáo thống kê
Cấu trúc module liên kết
Module 1: Nhập liệu
Module 2: Thống kê
Module 3: Làm báo cáo
Module 4: Quản lý thông tin
thẻ từ
Module 5: Phân quyền
Module 6: Tạo danh mục

Module 7: Kết nối với
Google map

Figure 1. Các bước thực hiện đề tài


9
- Phương pháp thống kê: sử dụng trong phân tích, xử l ý số liệu, truy vấn dữ liệu trong
đánh giá công tác quản lý môi trường. Phương pháp này đã được sử dụng để xây dựng
các báo cáo thống kê trong phần mềm H-waste.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích là chia các tổng thể hay
các vấn đề phức tạp thành những phần đơn giản để thuận lợi cho nghiên cứu và giải quyết.
Phương pháp tổng hợp là liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố đã được phân
tích, khái quá hóa vấn đề trong nhận thức tổng thể.
- Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS) để
lưu giữ, phân tích, xử lý cơ sở dữ liệu trên máy tính và hiển thị các thông tin không gian
(Spatial Data). Phần mềm H-waste đã liên kết với dữ liệu bản đồ từ Google Map. Với kỹ
thuật này người dùng H-waste có thể quan sát trực tiếp đối tượng được quản lý trên bản
đồ trực tuyến. Thông tin liên quan tới doanh nghiệp có thể
- Phương pháp so sánh: Thu thập những thông tin liên quan và những qui định, tiêu chuẩn
hiện có của Nhà nước về quản l ý CTNH để so sánh và phát hiện những vẫn đề không phù
hợp.
- Phương pháp thiết kế hệ thống: đề tài này liên quan tới hai lĩnh vực là: tin học và quản
lý môi trường. Do vậy phần thiết kế hệ thống cho H-waste được thực hiện. Các bước thiết
kế hệ thống gồm: lược đồ Use Case, mô hình ERD của hệ thống, thiết kế CSDL, sơ đồ
luồng dữ liệu cho các chức năng của hệ thống.
Phương pháp nghiên cứu ứng dụng với từng nội dung được trình bày tóm tắt như sau:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống công cụ tin học phục vụ quản l ý CTNH
cho Tp. Hồ Chí Minh: sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phương pháp phân
tích tổng hợp và phương pháp thống kê để thu thập các tài liệu, số liệu liên quan và các

hoạt động thực tế liên quan đến hiện trạng hệ thống quản lý CTNH, các vấn đề môi
trường liên quan, hiện trạng ứng dụng CNTT, cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của
công tác quản lý CTNH ở TP. Hồ Chí Minh.
- Xây dựng mô hình Hệ thống thông tin môi trường phục vụ quản l ý CTNH: Sử dụng
kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống thông tin môi trường được thực

10
hiện trong và ngoài nước /[1]-[7], [15]-[17]/. Bên cạnh đó đề tài này hướng tới quản lý
CTNH cho Tp. Hồ Chí Minh nên tác giả bám sát thực tiễn tại Phòng Quản lý CTR, Sở
Tài nguyên và Môi trường để đề xuất cho phù hợp. Phương pháp chuyên gia, phương
pháp phân tích tổng hợp và phương pháp thống kê được sử dụng để xác định chính xác
các đối tượng thông tin môi trường như chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý,chứng
từ điện tử. Sử dụng phương pháp xây dựng lược đồ thông tin được áp dụng để đưa ra sơ
đồ tương tác các dòng thông tin đa chiều. Xác định dòng dữ liệu đầu vào, thống kê dữ
liệu đầu ra, lưu trữ, phân cấp, quản lý dữ liệu, liên kết dữ liệu, truy vấn và truy xuất các
dạng báo cáo.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho phần mềm H-waste: Dựa vào yêu cầu công tác quản lý
CTNH tại Tp. HCM, dựa vào cơ sở pháp lý đã đưa ra cấu trúc CSDL cho phần mềm H-
waste.
- Xây dựng chương trình phần mềm tin học quản lý CTNH cho Tp. HCM: được xây
dựng theo nguyên lý module. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp chuyên gia.
Phương pháp này thể hiện ở chỗ nhóm tác giả thường xuyên lấy ý kiến của chuyên viên
Phòng Quản lý CTR, Sở Tài nguyên và Môi trường.

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI

Cơ sở pháp lý để thực hiện đề tài này là Hợp đồng số 257/HĐ - SKHCN ngày
19/12/2008 giữa Sở Khoa học và Công nghệ Tp. HCM và Viện Môi trường và Tài nguyên
CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU


a. Đơn vị chủ trì thực hiện đề tài
Đề tài nghiên cứu này nằm trong Chương trình triển khai nghiên cứu khoa học năm
2008 – 2009 của Tp. Hồ Chí Minh, do Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản và

×