Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu cho ngành cá cảnh tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 81 trang )



ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHOA THỦY SẢN







BÁO CÁO NGHIỆM THU





ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO NGÀNH CÁ CẢNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:

TS. VŨ CẨM LƯƠNG











THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 11/2009





ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHOA THỦY SẢN







BÁO CÁO NGHIỆM THU







ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO NGÀNH CÁ CẢNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:

TS. VŨ CẨM LƯƠNG


(Đính kèm tập sách chuyên khảo
CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT – NXB Nông nghiệp)






THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 11/2009


TÓM TẮT



Đề tài “Xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu cho ngành cá cảnh TP.HCM”
do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM quản lý, Trường Đại học Nông lâm
TP.HCM (Khoa Thủy sản) là cơ quan chủ trì và TS. Vũ Cẩm Lương làm chủ
nhiệm đề tài. Đề tài được tiến hành từ tháng 9-2007 và nghiệm thu kết quả vào
tháng 11-2009.

Nội dung của đề tài bao gồm ba phần chính: (1) Xây dựng dữ liệu thành
phần loài và kiểu hình cá cảnh với thông tin chi tiết v
ề phân loại, đặc điểm sinh
học, điều kiện nuôi và thị hiếu thị trường; (2) Xây dựng các phương thức phổ biến
dữ liệu đề tài; và (3) Đánh giá hiệu quả ứng dụng của đề tài.

Qua 26 tháng triển khai công việc, đề tài đã xây dựng được danh mục 120
loài cá cảnh trên thị trường trong nước, kèm theo thông tin chi tiết về phân loại,
đặc điểm sinh học, kiểu hình, nguồn l
ợi, điều kiện nuôi và thị hiếu, thị trường. So
với đề cương đã được phê duyệt, đề tài đã mở rộng quy mô trên cả phương diện
khảo sát (thêm địa bàn Hà Nội), sản phẩm hoàn thành (thêm quyển sách chuyên
khảo CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT) và nội dung thực hiện (mở rộng quy mô trang
web thành Cơ sở dữ liệu cá cảnh Việt Nam).

Đề tài đã hoàn thành hai sản phẩm và hiện đã ph
ổ biến rộng rãi ra ngoài xã
hội, bao gồm tập sách chuyên khảo “Cá cảnh nước ngọt” do Nhà xuất bản Nông
nghiệp phát hành đầu năm 2009 và trang web “Cơ sở dữ liệu cá cảnh Việt Nam”
tại địa chỉ www.fishviet.net (/.com). Đến nay trang web đã có hơn 40.000 lượt truy
cập giai đoạn 1 (trước thàng 9-2009), và hơn 35.000 lượt truy cập giai đoạn 2 (từ
tháng 9-2009 đến nay). Ngoài ra đã tổ chức thành công buổi hội thảo giới thiệu
ứng d
ụng kết quả đề tài tại Sở NN-PTNT vào ngày 16-9-2009, thu hút hơn 100

nghệ nhân, nhà sản xuất, kinh doanh, cán bộ quản lý và nhà nghiên cứu tham dự
và trao đổi thảo luận.

Đề tài đã tổ chức công tác đánh giá hiệu quả ứng dụng cơ sở dữ liệu cá
cảnh qua khảo sát 187 đối tượng là các chủ thể khác nhau trong ngành cá cảnh: từ
nhà quản lý, sản xuất, kinh doanh đến người xuất nhập khẩu và người nuôi chơi
phong trào. Trên 70% số người được hỏi bày tỏ sự hài lòng đối với dữ liệu của đề
tài, tỉ lệ hài lòng đặc biệt cao ở nhóm xuất nhập khẩu, rồi đến quản lý, sản xuất và
kinh doanh. Kết quả khảo sát cho thấy có từ 7-9 ứng dụng trong công việc khác
nhau từ kết quả đề tài đối với các nhóm khảo sát. Nhìn chung, đề tài đã hoàn thành
và hoàn thành vượt mức các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.



i


MỤC LỤC


TT NỘI DUNG TRANG

Tóm tắt i
Mục lục ii
Danh sách bảng iv
Danh sách hình v

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Thông tin về đề tài 1
1.2 Mục tiêu đề tài 1

1.3 Nội dung đề tài 1
1.4 Tính cấp thiết của đề tài 2

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình nghiên cứu thành phần loài và kiểu hình cá cảnh 3
2.2 Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi và thị
trường
4
2.3 Hiện trạng cơ sở dữ liệu cá cảnh trên internet 6
2.4 Tình hình phát tri
ển các trang web cá cảnh ở Việt Nam 7
2.5 Tình hình phát triển các trang web cá cảnh trên thế giới 8
2.6 Một số khái niệm về công nghệ thông tin liên quan trong đề tài 10
2.6.1 Internet 10
2.6.2 Website và một số khái niệm liên quan 10
2.6.3 Tên miền (domain) 11
2.6.4 PHP 11
2.6.5 Cơ sở dữ liệu 12
2.6.6 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 13
2.6.7 MySQL 14
2.6.8 Giới thiệu phpMyAdmin, Appserv và Cute FTP 14

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Phương pháp xây dựng dữ liệu cá cảnh TP.HCM 15
3.2 Phương pháp xây dựng phương thức phổ biến d
ữ liệu cá cảnh 16
3.3 Khảo sát hiệu quả ứng dụng cơ sở dữ liệu cá cảnh 18

IV. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN 20
4.1 NỘI DUNG 1: XÂY DỰNG DỮ LIỆU CÁ CẢNH 20


ii
4.1.1 Danh mục 120 loài cá cảnh 22
4.1.2 Thông tin chi tiết 120 loài cá cảnh 28

4.2 NỘI DUNG 2: PHƯƠNG THỨC PHỔ BIẾN DỮ LIỆU 32
4.2.1 Xuất bản sách chuyên khảo Cá cảnh nước ngọt 32
4.2.2 Bài báo khoa học chuyên ngành 34
4.2.3 Xây dựng trang web cơ sở dữ liệu cá cảnh 35
a. Đặt vấn đề 35
b. Chọn lựa qui mô và quản lý trang web 35
c. Chọn tên miền, hosting, logo và slogan 36
d. Chọn môi trường phát triển 37
e. Thiết kế chỉ thị thông tin 38
f. Thiết kế cấu trúc website 41
g. Thiết kế giao di
ện 43
h. Quy trình quản lý cơ sở dữ liệu của website 46
i. Gói tập tin “Fishviet” 47
k. Gói tập tin “fishvietdb” 49
l. Triển khai hệ thống website trên localhost 49
m. Quản lý cơ sở dữ liệu website trên localhost 50
n. Trích xuất cơ sở dữ liệu từ localhost và triển khai hệ thống
trên internet
52
4.2.4 Hội thảo kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu cá cảnh 54

4.3 NỘI DUNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CƠ SỞ
DỮ LI
ỆU CÁ CẢNH

57
4.3.1 Đánh giá mức độ phổ biến của dữ liệu trên môi trường internet 57
4.3.2 Khảo sát thông tin về đề tài cá cảnh 58
4.3.3 Mức độ quan tâm về thông tin của đề tài 59
4.3.4 Mức độ hài lòng về dữ liệu của đề tài 59
4.3.5 Ứng dụng trong công tác quản lý 60
4.3.6 Ứng dụng trong hoạt động sản xuất cá cảnh 61
4.3.7 Ứng dụng trong hoạt động kinh doanh cá cảnh 62
4.3.8 Ứng dụng trong hoạt động xu
ất nhập khẩu cá cảnh 63
4.3.9 Ứng dụng cho người nuôi chơi và thúc đẩy phong trào 64
4.3.10 Cập nhật và bổ sung dữ liệu qua ý kiến phản hồi 66

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Đề nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO



iii

DANH SÁCH BẢNG

TT TÊN BẢNG TRANG
2.1 Kết quả tìm kiếm từ khóa cá cảnh trên internet (20/01/2008) 7
2.2 Kết quả tìm kiếm từ khóa dữ liệu cá cảnh trên internet (20/01/2008) 7
4.1 Kết quả thiết kế các chỉ thị thông tin dựa trên nhu cầu thông tin 38
4.2 Kết quả thiết kế các giải pháp tìm kiếm dựa trên nhu cầu tra cứu 40

4.3 Các module thực hiện nhiệm vụ hiển thị thông tin 47
4.4 Module hỗ trợ việc tra cứu của người dùng 48
4.5 Các module hỗ trợ việc quản trị nội dung 48
4.6 Tên và lĩnh vực thông tin lưu trữ ở các b
ảng 49
4.7 Kết quả tìm kiếm các từ khóa “cá cảnh” trên internet 57
4.8 Kết quả tìm kiếm các từ khóa “cơ sở dữ liệu cá cảnh” trên internet 57
4.9 Nguồn thông tin về đề tài cá cảnh 58
4.10 Nội dung các thông tin được biết qua đề tài 59
4.11 Mức độ quan tâm về thông tin của đề tài 59
4.12 Mức độ hài lòng về dữ liệu của đề tài 60
4.13 Hiệu quả ứng dụng trong công tác quản lý 60
4.14 Đề xuất cải tiến dữ liệu đề
tài từ phía nhà quản lý 61
4.15 Hiệu quả ứng dụng trong hoạt động sản xuất cá cảnh 61
4.16 Đề xuất cải tiến dữ liệu đề tài từ phía người sản xuất cá cảnh 62
4.17 Hiệu quả ứng dụng trong hoạt động kinh doanh cá cảnh 62
4.18 Đề xuất cải tiến dữ liệu đề tài từ phía người kinh doanh cá cảnh 63
4.19 Hiệu quả ứng dụng trong hoạt động xuất nhậ
p khẩu cá cảnh 64
4.20 Đề xuất cải tiến dữ liệu đề tài từ phía người xuất nhập khẩu 64
4.21 Hiệu quả ứng dụng cho người nuôi chơi và thúc đẩy phong trào 65
4.22 Đề xuất cải tiến dữ liệu đề tài từ phía người nuôi chơi phong trào 66
4.23 Cập nhật, bổ sung và chỉnh sửa dữ liệu qua ý kiến phản hồi 66


iv

TÊN HÌNH



TT TÊN HÌNH TRANG
4.1
Sách Cá cảnh nước ngọt
32
4.2
Tạp chí KHKT Nông lâm nghiệp số 1&2/2007
34
4.3
Logo Fishviet
37
4.4
Sơ đồ cấu trúc website cá cảnh Fishviet
42
4.5
Giao diện “Trang chủ” trang web Fishviet
43
4.6
Giao diện trang ‘Tin tức” trang web Fishviet
43
4.7
Giao diện trang “Loài cá” trang web Fishviet
44
4.8
Giao diện trang “Hình ảnh” trang web Fishviet
44
4.9
Giao diện trang “Tra cứu” trang web Fishviet
45
4.10

Giao diện trang “English” trang web Fishviet
45
4.11
Quy trình quản lý cơ sở dữ liệu của website
46
4.12
Trang quản trị hệ thống website và quản lý loài cá
50
4.13
Trang quản trị tin tức trên localhost
51
4.14
Trang quản trị danh bạ trên localhost
51
4.15
Trang phpMyAdmin trích xuất cơ sở dữ liệu từ localhost
52
4.16
Trang phpMyAdmin nhậpt file .sql từ localhost lên internet
53
4.17
Cute FTP 8 Professional đồng bộ hình ảnh giữa localhost và host
53
4.18
Quang cảnh buổi hội thảo cơ sở dữ liệu cá cảnh ngày 16-9-2009
55






v


I. PHẦN MỞ ĐẦU


1.1 Thông tin về đề tài

Tên đề tài: XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO
NGÀNH CÁ CẢNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Cẩm Lương
Cơ quan chủ trì: Đại học Nông Lâm TP.HCM – Khoa Thủy sản

Thời gian thực hiện đề tài: 8-2007 đến 11-2009
Kinh phí được duyệt: 400 triệu đồng
Kinh phí đã cấp:
- Đợt 1: 250 triệu đồng, theo TB số: 126 / TB-SKHCN ngày 27/08/2007
- Đợt 2: 110 triệu đồng, theo TB số: 117 / TB-SKHCN ngày 15/06/2009

1.2 Mục tiêu đề tài: (theo đề cương đã duyệt)

- Xây dựng dữ liệu danh mục loài cá cảnh, hệ thống phân loại, đặc điểm
sinh học, điều kiện nuôi nhân tạo, thị hiếu và thông tin thị trường của tất cả các
loài cá cảnh đang được kinh doanh trên thị trường TP.HCM;
- Phổ biến cơ sở dữ liệu đến các đối tượng sử dụng bao gồm các nhà
qu
ản lý, kinh doanh và người nuôi, chơi cá cảnh;
- Đánh giá hiệu quả ứng dụng cơ sở dữ liệu qua kênh thông tin phản hồi
từ người sử dụng;


1.3 Nội dung: (theo đề cương đã duyệt)

Nội dung 1. Xây Dựng Dữ Liệu Cá Cảnh TP.HCM
Nội dung dữ liệu bao gồm hệ thống phân loại, thành phần loài và các
dạng kiểu hình, hình ảnh, đặc điểm sinh học, điều ki
ện nuôi nhân tạo, thị hiếu
và thông tin thị trường. Ba nhóm cá cảnh khảo sát bao gồm cá ngoại nhập, cá
sản xuất trong nước và cá tự nhiên bản địa.

Nội dung 2. Xây Dựng Phương Thức Phổ Biến Dữ Liệu Cá Cảnh
Dữ liệu cá cảnh được phổ biến qua các phương thức: (1) xuất bản tài
liệu chuyên đề; (2) viết bài trên tạp chí khoa học; (3) xây dựng website chuyển
tải kết quả
đề tài; (4) tổ chức hội thảo giới thiệu kết quả đề tài.

Nội dung 3. Khảo Sát Hiệu Quả Ứng Dụng Cơ Sở Dữ Liệu Cá Cảnh

1
Hiệu quả ứng dụng của đề tài được đánh giá khảo sát qua các khía
cạnh: thúc đẩy phong trào, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh và xúc tiến
thương mại, hỗ trợ hoạt động quản lý và xuất nhập khẩu.

1.4 Tính cấp thiết của đề tài:

Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng có nhiều
tiềm năng cho ngành công nghiệp cá cảnh phát triển mạnh, nhờ các điề
u kiện thuận
lợi về khí hậu và nguồn nước tốt, nguồn lợi thủy sản tự nhiên phong phú, nguồn thức
ăn tự nhiên dồi dào, chi phí sản xuất thấp và lực lượng nghệ nhân có tay nghề cao.

Tuy nhiên, mặc dù được xác định là ngành sản xuất nông nghiệp đô thị mũi nhọn của
thành phố, ngành cá cảnh của TP.HCM đang phát triển ở dưới mức tiềm năng do
nhiều nguyên nhân. Trong buổi h
ội thảo về tiềm năng phát triển cá cảnh do Đại học
Nông Lâm TP.HCM tổ chức tại Sở NN& PTNT TP.HCM vào tháng 5-2006, đại diện
những người kinh doanh, xuất nhập khẩu, sản xuất và ương nuôi cá cảnh đã thống
nhất các trở ngại chính của ngành cá cảnh ở TP.HCM như sau: (1) phong trào mới
phát triển bề nổi, chưa có chiều sâu và thiếu đầu tư khoa học kỹ thuật; (2) thiếu nguồn
thông tin chính thố
ng hỗ trợ, định hướng thị trường; (3) hoạt động sản xuất kinh
doanh còn manh mún, thiếu sự phối hợp; (4) chưa tạo được “thương hiệu” trên thị
trường trong nước và thế giới. Người nuôi chơi, sản xuất và kinh doanh cá cảnh có
chung nhu cầu cần một hệ thống thông tin có độ tin cậy cao về thành phần giống loài
hiện có trên thị trường và các thông tin liên quan để nhận diện tiềm năng và định
hướng phong trào.

Tuy nhiên, ngành cá cảnh TP.HCM hiện đang thiếu một hạ tầng cơ sở dữ liệu
đủ độ tin cậy về mặt khoa học và có giá trị cập nhật hỗ trợ cho công tác quản lý, sản
xuất kinh doanh và phát triển phong trào cá cảnh. Việc định danh tên loài và sắp xếp
hệ thống phân loại các loài cá cảnh chưa được quan tâm đúng mức, gây trở ngại cho
các bước cập nhật dữ liệu tiếp theo. So v
ới danh mục 167 loài cá cảnh nhập khẩu
thông thường của Bộ Thủy Sản ban hành năm 2006, thành phần giống loài cá cảnh
trên thị trường TP.HCM có nhiều nét riêng đòi hỏi những nghiên cứu và khảo sát trên
thực tế. Hơn nữa, danh mục cá cảnh sẽ thiếu tính ứng dụng nếu thiếu thông tin về thị
hiếu, thị trường, đặc điểm sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là phương thức phổ
biến,
quảng bá… làm cơ sở cho các chủ thể trong ngành cá cảnh tra cứu và trao đổi thông
tin…


Căn cứ trên nhu cầu thực tế của các nhà quản lý, sản xuất và kinh doanh cá
cảnh ở TP.HCM, nhằm góp phần cụ thể hóa mục tiêu xúc tiến thương mại của
“Chương trình Cá cảnh TP.HCM” do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
TP.HCM đề xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG VÀ ỨNG
DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆ
U PHỤC VỤ CHO CHO NGÀNH CÁ CẢNH TP.HCM”.



2

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Nghề nuôi chơi, chọn lọc và thuần dưỡng cá cảnh có lịch sử lâu đời trên thế
giới. Vào năm 1854, Gosse (1854) là người đầu tiên sử dụng khái niệm ‘aquarium’ để
chỉ bể nuôi cá cảnh, đồng thời thú nuôi chơi cá cảnh trở thành mốt thời thượng ở
Anh vào thập niên 1950s. Khái niệm loài cá nuôi cảnh ngày càng được mở rộng
không chỉ ở tiêu chí đẹp mà còn thể hiện ở tính mới, lạ, đưa thiên nhiên về vớ
i đời
sống. Số lượng loài cá cảnh do vậy không ngừng phát triển, cũng như quá trình chọn
lọc, lai tạo đã liên tục cho ra đời các kiểu hình mới phong phú và đa dạng. Lĩnh vực
nghiên cứu phân loại cá cảnh có thể được xem là bước nghiên cứu tiên phong của
ngành cá cảnh, kèm theo các nghiên cứu chuyên sâu khác về đặc điểm sinh học, sinh
sản, thuần dưỡng, nuôi, bệnh học, lai tạo giống, vv

2.1 Tình hình nghiên cứu thành phần loài và kiể
u hình cá cảnh

Các công trình nghiên cứu về phân loại cá cảnh trên thế giới đa số đều được
trình bày ở dạng atlas thương mại với hình ảnh màu đẹp mắt. Tác giả Axelrod (1996)

đã giới thiệu hơn 1.900 bức ảnh màu các loài cá cảnh thế giới. Baensch, Riehl và
Fisch (1997) đã trình bày loạt 4 quyển atlas giới thiệu hơn 3.000 bức ảnh màu các
loài và kiểu hình của cá cảnh nước ngọt thế giới. Paule và Piednoir (2000) giới thiệu
1.000 bức
ảnh cá cảnh thế giới. Jennings (2006) giới thiệu 500 cá cảnh nước ngọt phổ
biến trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu phân loại cá cảnh
trên thế giới thường gặp các hạn chế sau : (1) tính cập nhật về kiểu hình mới; (2) hình
ảnh minh họa khó nhận dạng vì thường được thể hiện ở tư thế đang bơi trong bể
kiếng ; và (3) không có hướng dẫn nhận dạng. Ngoài ra, các tài liệu có s
ố lượng kiểu
hình càng phong phú càng gây khó khăn cho công tác tra cứu nhận dạng loài ở những
vùng miền cụ thể. Do vậy việc xây dựng một tài liệu phân loại riêng cho các loài cá
cảnh nước ngọt ở TP.HCM là một việc làm cần thiết và cấp bách.

Một số tác giả khác xây dựng các công trình nghiên cứu riêng về kiểu hình cho
từng loài cá cụ thể, như Interpet (2003) viết về cá chép Nhật, Quarles (1994) và
Martin (2004) viết về cá dĩa, vv Điều này cho thấ
y việc thống kê các kiểu hình vô
cùng phong phú của những loài cá cụ thể như cá vàng, chép Nhật, dĩa, bảy màu, vv
là việc làm cần thiết và cần được cập nhật thường xuyên. Mills (1993) đã thống kê
được 326 loài cá cảnh nước ngọt nhiệt đới, với 450 kiểu hình (KH). Trong đó có 09
loài, mỗi loài có số kiểu hình lớn hơn 1, bao gồm: loài Barbus tetrazona (Tiger barb)
với 03 KH; loài Pterophyllum scalare (Angelfish) với 07 KH; loài Xiphophorus
helleri (Swordtail) với 07 KH; loài Xiphophorus maculatus (Platy) với 05 KH; loài
Xiphophorus variatus (Variatus platy) với 03 KH; loài Poecilia reticulata (Guppy)

3
với 05 KH; loài Poecilita latipinna (Sailfin molly) với 07 KH; loài Carassius auratus
(Goldfish) với 23 KH; loài Cyprinus carpio (Koi) với 06 KH.


David (2005) đã thống kê được 368 loài cá cảnh nước ngọt nhiệt đới và miêu
tả được 513 kiểu hình của các loài. Trong đó, có 16 loài, mỗi loài có số kiểu hình lớn
hơn 1, bao gồm: loài Epalzeorhynchus frenatus (Red finned shark) với 02 KH; loài
Brachydanio rerio (Zebra danio) với 03 KH; loài Barbus tetrazona (Tiger barb) với
02 KH; loài Betta splendens (Siamense fighting fish) với 09 KH; loài Trichogaster
trichopterus (Three – spot gourami) với 02 KH; loài Astronotus ocellatus (Oscar) với
03 KH; loài Pterophyllum scalare (Angel fish) với 05 KH; loài Symphysodon
aequifasciata (Discus) với 07 KH; loài Apistogramma cacatuoides (Crested dwarf
cichlid) với 03 KH; loài Xiphophorus hellerii (Swordtail) vớ
i 05 KH; loài
Xiphophorus maculatus (Platy) với 07 KH; loài Xiphophorus variatus (Variegated
platy) với 05 KH; loài Poecilia reticulata (Guppy) với 16 KH; loài Poecilata
mexicana (Mexican molly) với 2 KH; loài Poecilia velifera (Yucatan molly) với 06
KH; loài Carassius auratus (Goldfish) với 39 KH; loài Cyprinus carpio (Koi) với 46
KH.

Foster và Smith (2007) đã tổng hợp được thông tin của 151 loài cá cảnh nước
ngọt với 217 kiểu hình. Trong đó, có 09 loài, mỗi loài có số kiểu hình lớn hơn 1, bao
gồm: loài Barbus tetrazona (Tiger barb) với 03 kiểu hình, loài Betta splendens
(Betta) vơi 02 KH; Symphyson sp. (Discus) với 06 KH; Symphysodon aequifasciates
(Discus) với 04 KH; Poecilia latipinna ((Molly) với 03 KH; Xiphophorus maculatus
(Platy) với 04 KH; Xiphophorus helleri
(Swordtail) với 02 KH; Carassius auratus
(Goldfish) với 08 KH; Cyprinus carpio (Koi) với 15 KH; Melanotaenia splendida
(Rainbowfish) với 02 KH.

Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng các loài cá bản địa tự nhiên phát triển thành cá
cảnh ngày càng phổ biến để khai thác đặc tính mới, lạ và độc đáo của thiên nhiên. Ở
xu hướng này, Axelrod và Scott (2005) vừa cho ra mắt tác phẩm phân loại giới thiệu
hơn 2.000 bức ảnh các loài cá bản địa tự nhiên có tiềm năng phát triển thành đối

tượng nuôi cảnh. Tr
ước đó, Axelrod và ctv (2000) đã làm công tác thống kê các loài
cá bản địa nhiệt đới qua 1.000 bức ảnh của hơn 800 loài cá. Ở Việt Nam nói chung và
TP.HCM nói riêng, việc cập nhật thông tin trên là rất cần thiết nhằm đón đầu xu
hướng này.

Ở trong nước, ngành cá cảnh đang thiếu một hạ tầng cơ sở dữ liệu có độ tin
cậy và giá trị cập nhật hỗ trợ cho công tác quản lý, kinh doanh và nuôi chơi cá cảnh.
Trước
đây, một số nghiên cứu về cá cảnh tự nhiên bản địa (L.T.T. Muốn và N.K.D.
Thu, 1997) và cá cảnh nuôi phổ biến (V.V. Chi, 1993; V. Khang, 1993, 1996; Sở
KHCNTP, 1999; N.K.D. Thu và V.T. Tám, 2000) đã bước đầu tập hợp danh mục

4
thành phần loài cá ở các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đều đã
trên dưới mười năm và không được cập nhật nên giá trị tham khảo ít nhiều bị hạn
chế. Ngoài ra sự phát triển thành phần giống loài và mức độ đa dạng kiểu hình cá
cảnh trên thị trường hiện tại đã khác nhiều so với trước đây.

2.2 Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi và thị trườ
ng

Bên cạnh các công trình nghiên cứu thống kê về phân loại cá cảnh, các nghiên
cứu về đặc điểm sinh học, nuôi, sản xuất giống, bệnh học, vv cũng được đề cập. Đa
số các atlas cá cảnh đều có đi kèm một số thông tin về đặc điểm sinh học và điều kiện
nuôi giữ (Fernando và Phang, 1994; Baensch, 1997; Derek, 2000; Jenning, 2006), tuy
nhiên các thông tin này khá rời rạc, thiếu tính hệ thống và tính ứng dụng cho vùng
miền cụ th
ể. Hiếm có tác giả đi mô tả chi tiết các đặc điểm sinh học ngoài tự nhiên
của cá cảnh, ngoại trừ tác giả Reebs (2000) ở đại học Moncton, Canada có 272 trang

đối chiếu tập tính sống của cá cảnh trong điều kiện nuôi nhốt so với ngoài tự nhiên.
Một số tác giả đi sâu hơn mô tả kỹ thuật nuôi và chăm sóc như Buaman (1991),
Schliewen (1992), Butcher (1994), Wickham (1998), Crow và Keeley (1999), Bailey
và Dakin (2000), Frank (2000), Dawes (2001), Crow và Keeley (2002), Saxena và
Amita (2003), Rogers và Fletcher (2004). Riêng tác giả Adey và Loveland (1998) còn
dày công biên soạn riêng chuyên đề quản lý môi trườ
ng bể nuôi cá cảnh, trong đó bể
cá cảnh được xem như một môi trường tự nhiên thu nhỏ với sự phân tích chi tiết các
yếu tố thủy lý hóa và sinh học cùng mối liên hệ tương quan. Nhìn chung, việc tổng
quan các thông tin về đặc điểm điều kiện nuôi từ những tài liệu và tác giả có kinh
nghiệm trong nghiên cứu cá cảnh trên thế giới có thể mang lại nhiều lợi ích trong
điều kiện Việt Nam.


nh vực thiết kế và trang trí bể cá cảnh được trình bày rải rác trong các sách
hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá cảnh. Tuy nhiên, những quyển sách chuyên
đề về lĩnh vực này xuất hiện ngày càng nhiều, như của Christian (2000), Fohrman
(2000), Scheurman (2000), Hiscock (2003). Do đây là lĩnh vực mới và phát triển
nhanh trong thời gian gần đây nên việc cập nhật thông tin kỹ thuật có vai trò khá
quan trọng.

Lĩnh vực bệnh cá, Wildgoose (2001) đã tập hợp khá chi tiết cẩm nang các vấn
đề
về bệnh cá cảnh, trong khi Lewbart (1998) cung cấp hơn 250 tình huống chữa trị
bệnh cá cảnh, kèm theo kiến thức về giải phẩu cá và sinh lý cá. Đây là những tài liệu
bệnh cá cảnh có giá trị, tuy nhiên không dành cho đọc giả đại chúng do cách trình bày
mang tính học thuật đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức chuyên ngành thủy sản
nhất định.



5
Lĩnh vực quản lý và bảo vệ nguồn lợi cá cảnh đã được nghiên cứu trong dự án
Piaba ở lưu vực Rio Negro vùng Amazon ở Brazil (Chao và ctv., 2001). Ở lĩnh vực
sản xuất giống, Axelrod (1987) và Scheurman (1990) đã cập nhật kỹ thuật sinh sản
cho nhiều loài cá cảnh phổ biến. Bên cạnh đó, nhằm giúp đọc giả các loại sách cá
cảnh có thể hiểu rõ các khái niệm chuyên ngành về kỹ thuật nuôi, quản lý sức khỏe
cá, thức ăn, bệnh, chất lượng nước Tullock (2000) đã xuất bản từ điển thuật ngữ cá
cảnh là quyển sách gối đầu giường quan trọng cho người đọc không chuyên. Nhìn
chung, các nghiên cứu cá cảnh trên thế giới được thực hiện còn khá rời rạc và có số
lượng rất ít so với sách báo và tạp chí thương mại cùng loại trên thị trường. Tuy
nhiên, việc chọn lọc và đúc kết những thông tin nghiên cứu cá c
ảnh từ các tác giả có
uy tín và kinh nghiệm là việc làm có ý nghĩa cho cơ sở dữ liệu cá cảnh ở Việt Nam.

Ở trong nước, trước cơn khát thông tin cập nhật của đọc giả cá cảnh, một số
tác giả đã tiến hành biên dịch nguyên bản các tài liệu cá cảnh nước ngoài (Hạnh,
1999 biên dịch từ Mills; Thuyên, 2006 biên dịch từ Edward ; Saigonbook biên dịch
2004), tuy nhiên thành phần loài cá ở các tài liệu dịch thường khá xa lạ với thị trườ
ng
TP.HCM và thông tin kỹ thuật thiếu tính thực tế địa phương. Các tài liệu viết riêng
cho từng loài cá phổ biến như cá vàng (Khang, 1996; Hiệp, 2000), cá dĩa (Minh,
1997), la hán (Chương và Quyên, 2006), tai tượng (Minh và Chương, 1998) cho thấy
nhu cầu thị trường muốn đi sâu vào tìm hiểu sự phong phú kiểu hình và kỹ thuật nuôi
các loài cá được ưa chuộng. Do đây là các loài có tốc độ chọn lọc kiểu hình và lai tạo
giống rất nhanh nên yêu cầu cập nhật kiểu hình mới là rất c
ần thiết.

Ở lĩnh vực khai thác và thuần dưỡng cá tự nhiên làm cá cảnh, đa số các tra cứu
hiện nay về thành phần loài và đặc điểm sinh học vẫn còn dựa vào các tài liệu phân
loại cá nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã có trên dưới 20 năm (Yên và ctv.,

1992 ; Khoa và Hương, 1993). Do vậy, công tác cập nhật thông tin ở lĩnh vực này trở
nên cấp bách và cần thiết không chỉ phục vụ người sản xuất, nuôi chơi mà còn h
ỗ trợ
công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi.

2.3 Hiện trạng cơ sở dữ liệu cá cảnh trên internet

Có rất nhiều website đề cập tới cá cảnh trên internet với ngôn ngữ tiếng Việt
và tiếng Anh, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tìm kiếm trên hai bộ máy tìm kiếm
lớn nhất hiện nay là Google Search và Yahoo Search với các từ khóa tìm kiếm lần
lượt là “cá cảnh”, “ornamental fish” và “aquarium fish” vào ngày 20 tháng 1 năm
2008, kết quả tìm kiế
m được trình bày trong bảng 2.1.





6

Bảng 2.1 Kết quả tìm kiếm từ khóa cá cảnh trên internet (ngày 20/01/2008)
Bộ máy tìm kiếm Từ khóa tìm kiếm Kết quả
Google Search “cá cảnh” 601.000
“ornamental fish” 237.000
“aquarium fish” 2.900.000
Yahoo Search “cá cảnh” 1.320.000
“ornamental fish” 964.000
“aquarium fish” 4.330.000

Chúng tôi cũng tiến hành thực nghiệm tìm kiếm thông tin về cơ sở dữ liệu

các loài cá cảnh. Tuy nhiên thông tin về cơ sở dữ liệu cá cảnh thì ít hơn. Kết quả tìm
kiếm với các từ khóa “dữ liệu cá cảnh”, “cơ sở dữ liệu cá cảnh”, “ornamental fish
database” và “aquarium fish database” vào ngày 20 tháng 1 năm 2008 được trình bày
trong bảng 2.2

Bảng 2.2 Kết quả tìm kiếm từ khóa dữ liệu cá cảnh trên internet (ngày 20/01/2008)
Bộ máy tìm kiếm Từ
khóa tìm kiếm Kết quả
Google Search “dữ liệu cá cảnh” 0
“cơ sở dữ liệu cá cảnh” 0
“ornamental fish database” 1
“aquarium fish database” 2.350
Yahoo Search “dữ liệu cá cảnh” 0
“cơ sở dữ liệu cá cảnh” 0
“ornamental fish database” 0
“aquarium fish database” 2.810

2.4 Tình hình phát triển các trang web cá cảnh ở Việt Nam

Một số trang web cá cảnh phổ biến trong nước bao gồm:

(1) Trang web tên miền: www.cacanh.com.vn

Nội dung: website này là một dạng diễn đàn nơi giao lưu và trao đổi những
kinh nghiệm nuôi cá, trao đổi các giống cá đẹp giữa các thành viên. Diễn đàn bao
gồm nhiều chuyên mục con, trong đó đề cập chỉ một số loài cá như cá rồng, cá la hán,
cá dĩa, cá chọi, cá bảy màu, và cá koi, bên cạnh đó còn có chuyên mục về
cây thủy
sinh. Mỗi chuyên mục có nhiều chủ đề khác nhau do các thành viên lập ra để trao đổi
thông tin, kinh nghiệm với các thành viên khác. Khả năng tra cứu: khi nhập một từ

khóa tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ cho kết quả là những bài viết có chứa từ khóa đó
trong diễn đàn.


7
(2) Trang web tên miền: www.aquabird.com.vn

Nội dung: là một dạng diễn đàn. Bên cạnh các chuyên mục liên quan đến cá
cảnh như bể và cây thủy sinh, cá đĩa, cá la hán, cá rồng, cá xiêm … diễn đàn còn có
chuyên mục về hoa lan – cây cảnh, thú yêu, chim cảnh gia cầm, và chuyên mục giới
thiệu các cửa hàng, trại sản xuất cá cảnh cũng như các loài sinh vật cảnh kia. Khả
năng tra cứu: sử dụng công cụ tìm kiếm google để giúp người dùng tra cứu những bài
viết có chứa t
ừ khóa được yêu cầu.

(3) Trang web tên miền: www.diendancacanh.com

Nội dung: cũng là một dạng diễn đàn về cá cảnh. Một số chuyên mục của
diễn đàn như: thông tin chung nơi chứa một thư viện tin tức và tài liệu được chia sẽ
giữa các thành viên; các chuyên mục chia sẽ thông tin, kinh nghiệm về một số đối
tượng cá như cá xiêm, cá la hán, cá rồng, cá dĩa, cá bảy màu ; chuyên mục về cây
thủy sinh; chuyên mục cửa hàng - trại cá n
ơi quảng bá cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của chủ các cửa hàng - trại sản xuất. Khả năng tra cứu: dùng công cụ tìm kiếm
tự xây dựng, nhưng cũng chỉ cho kết quả là những bài viết có chứa từ khóa cần tra
cứu trong diễn đàn.

(4) Một số website tiếng Việt khác

Bên cạnh đó còn có một số website có hình thức hoạt động là một diễn đàn,

tương t
ự các trang trên như ở tên miền thegioicacanh.com, sieuthicacanh.com …
Website của công ty Việt Linh ở tên miền www.vietlinh.com.vn được nhiều người
trong ngành thủy sản biết đến cũng có chuyên mục về cá cảnh nước ngọt, cung cấp
thông tin về một số loài cá như chép, heo lửa, la hán, … nguồn dữ liệu trang này sử
dụng là của Võ Văn Chi (1993). Khả năng tra cứu cũng tương tự cách thức tra cứu
của các diễn đàn đã đề cập
ở trên.

Theo kết quả tìm kiếm trên, có thể thấy rằng tuy có tổ chức mỗi loài cá vào
một chuyên mục riêng, nhưng chưa có website tiếng Việt nào sắp xếp dữ liệu cá cảnh
thành một cơ sở dữ liệu để tạo thuận lợi cho việc tra cứu. Thông tin từ các chuyên
mục cũng chưa có độ tin cậy cao về mặt khoa học.

2.5 Tình hình phát triển các trang web cá cảnh trên thế giới

Có nhiề
u trang web cá cảnh trên thế giới, nhưng đa phần là trang web của các
công ty và cửa hàng phục vụ mục đích thương mại. Các trang web có cơ sở dữ liệu
tốt còn khá hiếm, trong số này, chúng tôi đánh giá cao trang web có tên miền
www.aqua-fish.net. Các kết quả tìm kiếm dẫn đến những trang web khác nhau,
nhưng khi cần tra cứu cơ sở dữ liệu thì đều nối kết đến trang web này. Đến thời điểm
ngày 20 tháng 1 năm 2008, có thể tra cứu dữ
liệu của 611 loài cá cảnh nước ngọt

8
nhiệt đới từ trang web này. Những thông tin của mỗi loài cá được lưu trữ bao gồm:
tên latin (tên khoa học) và tên thông thường (tiếng Anh), kích thước của cá (cm), tính
khí của cá đối với cá cùng họ và cá thuộc họ khác, khoảng nhiệt độ thích nghi,
khoảng pH thích nghi, khoảng độ cứng thích nghi, tầng nước sống của cá trong bể

nuôi, hình thức sinh sản, nguồn gốc xuất xứ của cá. Các dạng truy vấn trang web đáp
ứng được là:

(a) Hiển th
ị thông tin cá theo tiêu chí. Các tiêu chí được trình bày sẵn cho
người cần tra cứu lựa chọn:
Chọn: trật tự alphabet tăng dần hoặc giảm dần của tên latin. Kết quả:
hiển thị thông tin của tất cả các loài cá có trong cơ sở dữ liệu, tên latin được sắp xếp
theo yêu cầu;
Chọn: trật tự alphabet tăng dần hoặc giảm dần của tên thông thường. Kết
quả: hiển thị thông tin của tấ
t cả các loài cá có trong cơ sở dữ liệu, tên latin được sắp
xếp theo yêu cầu;
Chọn: trật tự tăng dần hoặc giảm dần của một trong các yếu tố kích
thước tối thiểu, kích thước tối đa, pH tối thiểu, pH tối đa, nhiệt độ tối thiểu, nhiệt độ
tối thiểu, nhiệt độ tối đa, độ cứng tối thiểu, độ c
ứng tối đa, tính khí, tầng nước, hình
thức sinh sản. Kết quả: hiển thị thông tin của tất cả các loài cá có trong cơ sở dữ liệu,
trật tự đáp ứng được yêu cầu.

(b) Tìm loài cá bằng cách chọn yêu cầu thông tin, các yêu cầu được trình bày
sẵn:
Chọn: một hoặc kết hợp cùng lúc nhiều yêu cầu. Kết quả: thông tin của
các loài cá thỏa mãn yêu cầu.

Trang web aqua-fish cũng còn liên kết với mộ
t trang phụ là saltwater.aqua-
fish, ở trang đó ta có thể tra cứu thông tin của 449 loài cá cảnh biển (thời điểm
20/01/2008) và truy vấn cơ sở dữ liệu theo yêu cầu. Để đáp ứng truy vấn dữ liệu,
trang web đưa ra các chỉ thị thông tin để lựa chọn, các chỉ thị thông tin gồm có: tên

latin (tên khoa học) và tên thông thường (tiếng Anh), tên latin họ cá, nguồn gốc xuất
xứ, kích thước bể nuôi, mức độ khó khi nuôi, cỡ cá, tính khí.

Bên cạnh đó, trang solodvds.com c
ũng là một trang web chứa nhiều thông tin
về các loài cá cảnh. Tuy nhiên, trang web không đáp ứng yêu cầu tra cứu dữ liệu,
thông tin của các loài cá được lưu trong những trang riêng và không thống nhất về
nội dung.







9
2.6 Một số khái niệm về công nghệ thông tin liên quan trong đề tài

2.6.1 Internet

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo
kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã
được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ
hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các tr
ường đại học, của người
dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu. Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện
ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ
thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search
engine), các dịch vụ thương mãi và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như

là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các l
ớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng
thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet. Các cách thức thông thường để truy cập
Internet là quay số, băng rộng, không dây, vệ tinh và qua điện thoại cầm tay.

2.6.2 Website và một số khái niệm liên quan

Theo Mắt bão (2009), website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập
hợp các trang web bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash … thường chỉ nằm trong
một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain). Trang web được lưu
tr
ữ (web hosting) trên máy chủ web (server web) có thể truy cập thông qua Internet.

World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc www hoặc mạng lưới toàn cầu là một
không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các
máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng
nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ
chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư đi
ện tử. Web được phát minh và đưa
vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-
Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva, Switzerland. Các tài liệu trên World
Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy
tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là
trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông
tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầ
u (thông tin trong ô
địa chỉ được gọi là tên miền (domain name)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi
thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người
xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web
để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá

trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt
web. Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin.
Tuy nhiên độ
chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo.


10
Trình duyệt web là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và
tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác
ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Văn
bản và hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang web khác
của cùng một địa chỉ web hoặc địa chỉ web khác. Trình duyệt web cho phép người sử
d
ụng truy cập các thông tin trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng
thông qua các liên kết đó. Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do vậy
một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau. Một số trình
duyệt web hiện nay cho máy tính cá nhân bao gồm Internet Explorer, Mozilla
Firefox, Safari, Opera[1], Avant Browser, Konqueror, Lynx, Google Chrome, Flock,
Arachne, Epiphany, K-Meleon và AOL Explorer.

2.6.3 Tên miền (domain)

Mục đích chính của tên miền là để cung cấp một hình thức đại diện, hay nói
cách khác, dùng những tên dễ nhận biết, thay cho những tài nguyên Internet mà đa số
được đánh
địa chỉ bằng số. Cách nhìn trừu tượng này cho phép bất kỳ tài nguyên nào
(ở đây là website) đều có thể được di chuyển đến một địa chỉ vật lý khác trong cấu
trúc liên kết địa chỉ mạng, có thể là toàn cầu hoặc chỉ cục bộ trong một mạng intranet,
mà trên thực tế là đang làm thay đổi địa chỉ IP. Việc dịch từ tên miền sang địa chỉ IP
(và ngược lại) do hệ thống DNS trên toàn cầ

u thực hiện.

2.6.4 PHP

Theo Nguyễn Thiên Bằng và Phương Lan (2005), PHP (Hypertext
Preprocessor) là một ngôn ngữ kịch bản mã nguồn mở sử dụng cho mục đích chung,
đặc biệt thích hợp cho phát triển web và có thể nhúng vào HTML. Hiện nay PHP
được sử dụng rất rộng rãi. Mã PHP được thực thi ở phía server, khi trình duyệt (web
browser) truy cập một trang web có chứa một đoạn mã PHP thì trình duyệt nhận được
trang kết quả đã xử lý từ web server, người truy cập web không th
ể biết được đoạn
mã viết gì. Mã PHP được bao trong cặp dấu <?php ?> hoặc <? ?>. Tập tin PHP có
phần mở rộng là .php hoặc .php3. Mặc dù PHP khá đơn giản đối với người mới học,
nhưng nó lại cung cấp nhiều tính năng nâng cao cho các lập trình viên chuyên nghiệp.

Vì PHP chủ yếu được thực thi ở phía web server, do đó ta có thể thực hiện
bất kỳ điều gì chẳng hạn như thu thập dữ
liệu từ form, sinh ra nội dung cho trang web
động, gởi và nhận cookies… Với PHP ta không bị giới hạn kết xuất ra dạng HTML
(HyperText Markup Language), PHP cho phép kết xuất ra tập tin ảnh, tập tin PDF và
thậm chí ra Flash Movies, hay bất kỳ tập tin dạng văn bản nào như XML, XHTML…

Một trong những tính năng mạnh nhất và quan trọng nhất trong PHP là nó hỗ
trợ hầu hết các loại CSDL như MySQL, Oracle, SQL Server, DB2, Sysbase, …


11
2.6.5 Cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu (CSDL) là một cấu trúc hay một bộ khung biểu diễn những

thông tin liên quan với nhau. Phần mềm dùng quản lý và xử lý thông tin của cấu trúc
thông tin này được gọi là hệ DBMS (Hệ thống Quản lý Cơ sở dữ liệu – DataBase
Management System). Cơ sở dữ liệu là một thành phần trong hệ DBMS Có thể nghĩ
và hình dung đơn giản cơ sở dữ li
ệu là một danh sách thông tin, ví dụ như trang niên
giám điện thoại chẳng hạn, mỗi trang là một danh sách chứa các mục thông tin gồm
tên, địa chỉ, số điện thoại nhằm mô tả về người thuê bao điện thoại trong một vùng
nào đó (thông tin mô tả đối tượng). Tất cả thông tin của người thuê bao dùng chung
một mẫu (cấu trúc). Theo thuật ngữ của cơ sở dữ liệu, các trang niên giám tương
đương vớ
i một bảng (table) dữ liệu mà trong đó thông tin mỗi người thuê bao được
đại diện hay biểu diễn bởi một bảng ghi (record) hay có thể gọi là một “mẫu tin”.
Thông tin bảng ghi mô tả về người thuê bao chứa ba mục: tên, địa chỉ và số điện
thoại. Các bảng ghi được sắp xếp theo thứ tự abc và được gọi là khóa dùng để tìm
kiếm khi cần. (Phương Lan và Hoàng Đức Hải, 2007).

Cơ sở dữ li
ệu (viết tắt CSDL; tiếng Anh là database) được hiểu theo cách
định nghĩa kiểu kĩ thuật thì nó là một tập hợp thông tin có cấu trúc. Tuy nhiên, thuật
ngữ này thường dùng trong công nghệ thông tin và nó thường được hiểu rõ hơn dưới
dạng một tập hợp liên kết các dữ liệu, thường đủ lớn để lưu trên một thiết bị lưu trữ
như đĩa hay băng. Dữ liệu này được duy trì dưới dạng m
ột tập hợp các tập tin trong
hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Một số ưu diểm mà CSDL mang lại: (1) Giảm sự trùng lặp thông tin xuống
mức thấp nhất, do đó đảm bảo thông tin có tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu; (2)
Đảm bảo dữ liệu có thể được truy suất theo nhiều cách khác nhau; (3) Nhiều người có
thể sử dụ
ng một cơ sở dữ liệu.


Những vấn đề mà CSDL cần phải giải quyết:

(a) Tính chủ quyền của dữ liệu: Thể hiện ở phương diện an toàn dữ liệu,
khả năng biểu diễn mỗi liên hệ ngữ nghĩa của dữ liệu và tính chính xác của dữ liệu.
Người khai thác cơ sở dữ liệu phải cập nhật cho CSDL nhữ
ng thông tin mới nhất.
(b) Tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của người sử dung: do ưu
điểm CSDL có thể cho nhiều người khai thác đồng thời. nên cần phải có một cơ chế
bảo mật phân quyền khai thác CSDL. Các hệ điều hành nhiều người sử dụng hay cục
bộ đều cung cấp cơ chế này.
(c) Tranh chấp dữ liệu: khi nhiều người cùng truy nhập CSDL với các
mục đ
ích khác nhau, rất có thể sẽ xảy ra hiện tượng tranh chấp dữ liệu. Cần có cơ
chết ưu tiên khi truy cập CSDL. Ví dụ: admin luôn có thể truy cập cơ sở dữ liệu. Cấp
quyền ưu tiên cho từng người khai thác.

12
(d) Đảm bảo an toàn dữ liệu khi có sự cố: khi CSDL nhiều và được quản
lý tập trung. Khả năng rủi ro mất dữ liệu rất cao. Các nguyên nhân chính là mất điện
đột ngột hoặc hỏng thiết bị lưu trữ. Hiện tại có một số hệ điều hành đã có cơ chế tự
động sao lưu ổ cứng và fix lỗi khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên: cẩn tắc vô áy náy.
Chúng ta nên sao lưu dự phòng cho dữ liệu đề phòng trường hợp xấu xảy ra.

Cơ sở dữ liệu được phân làm nhiều loại khác nhau:

(a) Cơ sở dữ liệu dạng file: dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các file có thể
là text, ascii, *.dbf. Tiêu biểu cho cơ sở dữ liệu dạng file là Foxpro
(b) Cơ sở dữ liệu quan hệ: dữ liệu được lưu trữ trong các b
ảng dữ liệu

gọi là các quan hệ, giữa các quan hệ này có mối liên hệ với nhau gọi là các quan hệ,
mỗi quan hệ có các thuộc tính, trong đó có một thuộc tính là khóa chính. Các hệ quản
trị hỗ trợ cơ sở dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle, MySQL
(c) Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: dữ liệu cũng được lưu trữ trong các
bản dữ liệu nhưng các bảng có b
ổ sung thêm các tính năng hướng đối tượng như lưu
trữ thêm các hành vi, nhằm thể hiện hành vi của đối tượng. Mỗi bảng xem như một
lớp dữ liệu, một dòng dữ liệu trong bảng là một đối tượng. Các hệ quản trị có hỗ trợ
cơ sở dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle, Postgres
(d) Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc: dữ liệu được lư
u dưới dạng XML, với
định dạng này thông tin mô tả về đối tượng thể hiện trong các tag. Đây là cơ sở dữ
liệu có nhiều ưu điểm do lưu trữ được hầu hết các loại dữ liệu khác nhau nên cơ sở
dữ liệu bán cấu trúc là hướng mới trong nghiên cứu và ứng dụng.

2.6.6 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Theo Phương Lan và Hoàng
Đức Hải (2007), hệ quản trị cơ sở dữ liệu
(Database Management System – DBMS), là phần mềm hay hệ thống được thiết kế
để quản trị một
cơ sở dữ liệu. Cụ thể, các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng
lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm thông tin trong một cơ sở dữ liệu (CSDL). Có rất
nhiều loại hệ quản trị CSDL khác nhau: từ phần mềm nhỏ chạy trên máy tính cá nhân
cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy trên một hoặc nhiều siêu máy tính.

Tuy nhiên, đa số hệ quản trị CSDL trên thị trường
đều có một đặc điểm
chung là sử dụng ngôn ngữ truy vấn theo cấu trúc mà tiếng Anh gọi là Structured
Query Language (SQL). Các hệ quản trị CSDL phổ biến được nhiều người biết đến là

MySQL, Oracle, PostgreSQL, SQL Server, DB2, Infomix, v.v. Phần lớn các hệ quản
trị CSDL kể trên hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau như
Linux, Unix và
MacOS ngoại trừ SQL Server của Microsoft chỉ chạy trên hệ điều hành Windows.





13
2.6.7 MySQL

Theo Nguyễn Thiên Bằng và Phương Lan (2005), MySQL là một hệ quản trị
CSDL SQL nguồn mở được phát triển, phân phối và hỗ trợ bởi MySQL AB. Một
cách tổng quát, MySQL vừa là một hệ quản trị CSDL, vừa là một hệ quản trị CSDL
quan hệ, vừa là phần mềm nguồn mở, vừa là CSDL server MySQL rất nhanh, tin cậy
và dễ dùng. MySQL server hoạt động trong các hệ thống nhúng hoặc client/server.

MySQL là hệ quản trị cơ
sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới và
được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng, vì MySQL
là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên
nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh. Với tốc độ
và tính bả
o mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên
internet. MySQL miễn phí hoàn toàn cho nên bạn có thể tải về MySQL từ trang chủ.
Nó có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ
điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix, FreeBSD, NetBSD, Novell
NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS


MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu
quan hệ sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL). MySQL được sử dụng cho
việc bổ
trợ PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ khác, nó làm nơi lưu trữ những thông tin
trên các trang web viết bằng PHP hay Perl

2.6.8 Giới thiệu phpMyAdmin, Appserv và Cute FTP

PhpMyAdmin là một công cụ được viết bằng PHP dùng để quản trị MySQL
trên web, giúp cho việc tương tác của người dùng với MySQL được dễ dàng hơn.

Appserv version 2.5.9: đây là bộ công cụ miễn phí tích hợp trình biên dịch
PHP 5.2.3, cơ sở dữ liệu MySQL 5.0.45, và webserver Apache 2.2.4, phpMyAdmin
2.10.2.

CuteFTP là một phần mềm được dùng để chuyển
đổi các tập tin (files) giữa
máy tính và FTP (File Transfer Protocol) servers nhằm xuất bản trang web, download
ảnh kỹ thuật số, nhạc, … hoặc chuyển đổi các tập tin với bất kỳ định dạng và kích cỡ
nào đó từ nhà đến văn phòng.








14



III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Phương Pháp Xây Dựng Dữ Liệu Cá Cảnh TP.HCM

Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Danh mục các loài cá cảnh nước ngọt phổ
biến trên thị trường bao gồm tất cả các loài cá cảnh hiện diện qua các đợt khảo sát từ
tháng 11-2007 đến tháng 12-2008 tại 60 cửa hàng và 50 trại sản xuất, với tần xuất từ
2-5 lần khảo sát/cửa hàng hoặc trại, do tính đặc thù mùa vụ c
ủa các loài cá cảnh. Hai
đợt khảo sát 12 cửa hàng cá cảnh ở Hà Nội cũng được tiến hành vào tháng 12-2007
và tháng 2-2008 tại chợ cá cảnh Hàng Đậu. Việc mở rộng 2 đợt khảo sát ở thị trường
Hà Nội vào tháng 2 năm 2008 là do nhu cầu phát sinh trong quá trình nghiên cứu,
nhằm kiểm chứng thêm danh mục hiện trạng 167 loài cá cảnh cho phép nhập khẩu
thông thường của Bộ Thủy sản (2006).

Phương pháp xây dựng dữ liệu: bao gồm việc kh
ảo sát thành phần loài và
kiểu hình, thiết lập hệ thống phân loại, tổng quan tài liệu đặc điểm sinh học kết hợp
với điều tra khảo sát thực tế điều kiện nuôi nhân tạo và thông tin thị hiếu, thị trường:

a. Khảo sát thành phần loài và các dạng kiểu hình cá cảnh

Thành phần loài và kiểu hình được khảo sát qua thu mẫu mô tả (hoặc
quan sát trực tiếp một s
ố đối tượng quý hiếm), sau đó tiến hành chụp ảnh qua
các hộp kính nhỏ được thiết kế nhằm giới hạn không gian di chuyển của cá để
sử dụng chức năng macro chụp ảnh. Mỗi kiểu hình được chụp với tần số trung
bình từ 30-50 ảnh/kiểu hình, tần số lặp lại từ 1-3 lần ở những khu vực khác

nhau. Tất cả hình ảnh các loài cá cảnh trong nghiên cứ
u này là do nhóm tác giả
nghiên cứu chụp trực tiếp trên thị trường TP.HCM và Hà Nội.

Các loài cá và kiểu hình còn được khảo sát thêm các tên thông dụng địa
phương, lịch sử nguồn gốc cá ở Việt Nam, đặc điểm và phương thức phân biệt
kiểu hình và giống loài sau đó được phân thành 3 nhóm cá: ngoại nhập, sản
xuất trong nước và tự nhiên bản địa.

b. Định danh và sắp xếp hệ thống phân loại

Các loài cá được
định danh thông qua các bước: (1) quan sát, chụp ảnh
ở nhiều góc độ; (2) nhận dạng các chỉ tiêu hình thái đặc trưng; (3) xác định tên
khoa học; (4) trao đổi với chuyên gia (TS. Tyson Roberts và TS. David
Catania) khi có vấn đề phát sinh.


15
Hình ảnh đại diện của loài hay kiểu hình được chọn lọc theo tiêu chí:
(1) phù hợp quy tắc phân loại như chụp quay đầu về bên trái và thể hiện rõ các
đặc điểm hình thái ngoài; (2) riêng với cá cảnh còn chọn thêm chỉ tiêu sắc thái
cá sinh động, tư thế đẹp và có hồn, phông nền phù hợp; (3) sử dụng phần mềm
Photo Impact để cắt xén ảnh, xóa phông và xử lý ánh sáng làm tăng tính đồng
nhất và làm rõ các chỉ thị phân loại.

Các loài cá cảnh
được sắp xếp thứ tự vào các bộ và họ theo hệ thống
tiến hóa tự nhiên của Nelson (1994).


c. Tổng quan dữ liệu đặc điểm sinh học

Đặc điểm sinh học của loài và nhóm loài được tổng quan từ các nguồn
tài liệu: Froese và Pauly (2008), Ford (2008), Axelrod và ctv (2007), Animal
world (2007), Axelrod và ctv (2005), Mill và Lambert (2004), Rainboth
(1996), Dawes (1995), Võ Văn Chi (1993)… Chi tiết đặc điểm sinh học bao
gồm: phân bố, tập tính sống, tầng nước, cỡ cá tối đ
a, tính quần đàn, nhiệt độ
nước, DO, pH, dH, độ mặn, tính ăn, đặc điểm sinh sản…

d. Khảo sát dữ liệu điều kiện nuôi nhân tạo

Dữ liệu điều kiện nuôi nhân tạo được khảo sát ở các trại và cửa hàng, ít
nhất 4 phiếu khảo sát cho mỗi loài. Chi tiết điều kiện nuôi nhân tạo bao gồm:
loại và thể tích bể nuôi, giá thể nuôi và trang trí, lọc n
ước, đèn, máy sưởi, sục
khí, loại thức ăn, tần suất cho ăn và thay nước, lượng nước thay, nuôi đơn,
nuôi ghép, loại bệnh thường gặp và cách phòng trị…

e. Khảo sát dữ liệu thị hiếu, thị trường

Dữ liệu thị hiếu, thị trường được khảo sát ở các cửa hàng kinh doanh cá
cảnh, ít nhất 4 phiếu khảo sát cho mỗi loài. Chi tiết thị hiếu, thị trườ
ng bao
gồm: giá cả, mức độ ưa chuộng, mức độ phổ biến, nguồn gốc cá trên thị
trường và xu hướng…


3.2 Phương Pháp Xây Dựng Phương Thức Phổ Biến Dữ Liệu Cá Cảnh


Mục tiêu của nội dung 2 nhằm phổ biến rộng rãi dữ liệu cá cảnh ra cộng đồng
nhằm góp phần từng bước cập nhật cơ sở dữ liệu và qua
đó thúc đẩy phong trào cá
cảnh ở TP.HCM phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Phương thức phổ biến dữ liệu
bao gồm in ấn sách chuyên khảo (tài liệu chuyên đề), viết bài báo khoa học, xây dựng
website và hội thảo tập huấn.


16
a. Tài liệu chuyên đề cá cảnh

Tài liệu chuyên đề được thực hiện hoàn chỉnh ở dạng sách chuyên khảo với
các mục đích: (1) nâng cao chất lượng và giá trị dữ liệu công bố, qua đó nâng cao
chất lượng dữ liệu của đề tài; (2) tạo ra thêm một sản phẩm khoa học có sức lan tỏa
cao; và (3) là cẩm nang và nguồn tài liệu tham khảo phục vụ hiệu quả các chủ thể
trong ngành cá cảnh. Sách đ
ã được xuất bản ở Nhà xuất bản Nông nghiệp TP.HCM.

b. Bài báo khoa học

Bài báo khoa học đã được viết trên tạp chí Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp
TP.HCM của trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Nội dung và mục tiêu của bài báo
nhằm cung cấp góc nhìn tổng thể về đặc điểm phát triển và nhu cầu thông tin của
ngành cá cảnh ở TP.HCM.

c. Xây dựng website cơ sở dữ liệu cá cảnh

Website cơ
sở dữ liệu cá cảnh được xây dựng theo các bước sau:


- Thiết kế nội dung và cấu trúc website;
- Chọn tên miền và hosting;
- Thiết kế giao diện và đồ họa mỹ thuật;
- Chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
- Quản lý cơ sở dữ liệu
- Cập nhật và hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu

Hiện nay có rất nhiều công nghệ dùng để phát tri
ển một website, bao gồm
JSP/Servlet, Struts, JSF, Spring, ASP/ASP.net, PHP/MySQL… Các công nghệ trên
được lựa chọn tùy theo loại ứng dụng, theo sự hỗ trợ về công nghệ của dịch vụ
hosting và chi phí… Hệ thống website này đã sử dụng công nghệ PHP/MySQL với
một số lý do sau:

- Hầu hết các server đều hỗ trợ ngôn ngữ PHP, và cơ sở dữ liệu MySQL.
- PHP và MySQL đều là công nghệ mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí.
PHP/MySQL đều chạy tốt trên nền webserver Apache Tomcat cũng hoàn toàn mi
ễn
phí. Do đó môi trường phát triển là hoàn toàn thuận lợi.
- PHP là ngôn ngữ dạng script và tốt độ thực thi nhanh, dễ học và dễ viết. PHP
phù hợp cho các ứng dụng web động từ đơn giản đến phức tạp. PHP không phụ thuộc
vào platform, có thể chạy trên nhiều hệ điều hành: Windows, Linux, Mac, họ UNIX,
Solaris… và trên nhiều webserver Apache, Microsoft IIS…
- MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu luôn được lựa chọn sử dụng vớ
i PHP bởi
các tính năng truy vấn, tìm kiếm, sắp xếp, duyệt mạnh mẽ, và dễ sử dụng.

17
- Hệ thống sử dụng PHP/MySQL có thể được phát triển trên bộ công cụ là:
Appserv (hỗ trợ trình biên dịch PHP, cơ sở dữ liệu MySQL, và webserver Apache),

công cụ soạn thảo Dreamweaver, Zend Studio…

d. Hội thảo phổ biến kết quả đề tài

Hội thảo đã được tổ chức tại Sở NN-PTNT TP.HCM ngày 16/9/2009 nhằm
giới thiệu và phổ biến kết quả đề tài đến 120 chủ thể đại di
ện trong ngành cá cảnh.
Khách mời tham dự hội thảo bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu,
nhà quản lý, nghiên cứu và những người có quan tâm đến phong trào cá cảnh (nhà
báo, các hội cá cảnh, sinh vật cảnh…). Kết quả của đề tài bao gồn hai sản phẩm
chính: (1) sách chuyên khảo “Cá cảnh nước ngọt”; và (2) trang web cơ sở dữ liệu cá
cảnh Việt Nam www.fishviet.com.


3.3 Khảo Sát Hiệu Quả Ứng Dụng Cơ Sở Dữ
Liệu Cá Cảnh

Sau bước phổ biến và hội thảo giới thiệu kết quả đề tài, sẽ tiến hành khảo sát
nhằm đánh giá hiệu quả ứng dụng của đề tài. Phương pháp chính là lập bảng câu hỏi
và tiến hành khảo sát các chủ thể trong ngành cá cảnh. Các khía cạnh đánh giá hiệu
quả ứng dụng bao gồm hoạt động quản lý, sản xuất cá cảnh, kinh doanh cá cảnh, xuất
nh
ập khẩu, hiệu quả nhân rộng và thúc đẩy phong trào nuôi cá cảnh.

a. Khảo sát hiệu quả ứng dụng cho hoạt động quản lý

Bao gồm các nội dung sau:

- Lập bảng câu hỏi khảo sát: các chỉ tiêu khảo sát gồm mức độ quan tâm,
cách sử dụng kết quả đề tài, công việc ứng dụng, hiệu quả ứng dụng, mức

độ hài lòng và đề xuất cải tiến.
- Tiến hành khảo sát: 15 phiếu điều tra, đối tượng là Sở NN-PTNT, Chi cụ
c
QLCL-BVNL, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM.
- Đánh giá hiệu quả ứng dụng: phân tích đánh giá kết quả điều tra, kết hợp
đối chiếu mục tiêu đề tài

b. Khảo sát hiệu quả ứng dụng cho hoạt động sản xuất cá cảnh

Bao gồm các nội dung sau:

- Lập bảng câu hỏi khảo sát: các chỉ tiêu khảo sát gồm mức độ đầy đủ và độ
phong phú của thông tin, mức độ đáp ứng cho nhu cầu tiếp thị, hiệu quả
ứng dụng, mức độ hài lòng và đề xuất cải tiến.
- Tiến hành khảo sát: 42 phiếu đ
iều tra, đối tượng là các trại sản xuất cá
cảnh.

18

×