Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

gdcd 7 tuan 1_4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.89 KB, 8 trang )

Tiết: 1 Ngày soạn: 13/08/2013
Tuần: 1 Ngày dạy: 16/08/2013
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu được những quy định chung về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Nêu được một số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
2. Kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông của người khác.
- Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân.
3. Thái độ: Tôn trọng pháp luật trật tự an toàn giao thông
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Luật an toàn giao thông đường bộ.
- Những số liệu và sự kiện về việc vi phạm an toàn giao thông trên thế giới, ở Việt Nam và
ở địa phương.
- Phiếu học tập
2. Học sinh:
- SGK, giấy thảo luận nhóm
- Kiến thức về pháp luật trật tự an toàn giao thông
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Không có
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kết quả đạt được
Hoạt động 1: KHAI THÁC NỘI DUNG
THÔNG TIN, TÌNH HUỐNG
GV tổ chức cho HS trao đổi nội dung tình
huống và thông tin về việc vi phạm trật tự
an toàn giao thông


- Gọi 2 HS đọc nội dung
- HS đọc câu hỏi gợi ý
1. Trong tình huống trên, bạn nào nói
đúng? Vì sao?
2. Nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn?
3. Bạn H đã vi phạm gì về trật tự an toàn
giao thông?
4. Khi muốn vượt xe ta cần phải làm gì?
- Trả lời câu hỏi
- GV ghi ý chính lên bảng
- Cả lớp góp ý
GV kết luận
Hoạt động 2: GIỚI THIỆU NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
GV đặt vấn đề và giới thiệu sơ lược về
pháp luật trật tự an toàn giao thông
HS theo dõi và ghi chép
I. Thông tin, tình huống:
Câu 1: Bạn Vân nói đúng vì: Khi xuống phà,
xe cơ giới xuống trước để đảm bảo an toàn và
giữ trật tự cho bến phà.
Câu 2:Nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn là do
bạn H không quan sát trước khi vượt xe khác
và xe ô tô không báo hiệu trước khi rẽ trái
Câu 3: Bạn H đã vi phạm luật giao thông
đường bộ về tránh xe và vượt xe.
Câu 4: Khi muốn vượt xe ta phải quan sát
trước sau, nếu không còn nguy hiểm, ra hiệu
cho phương tiện khác biết và vượt xe về phía
bên trái của mình.

II. Nội dung bài học:
1. Những quy định chung về trật tự an toàn
giao thông:
- Mọi hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao
thông phải được xử lý nghiêm minh, không
phân biệt đối tượng vi phạm.
Hoạt động 3: THẢO LUẬN NHÓM –
KẾT LUẬN NỘI DUNG BÀI HỌC
- Chia lớp thành 3 nhóm
+ Nhóm 1: Khi vượt xe ta phải làm gì?
+ Nhóm 2: Cần làm gì khi tránh xe ngược
chiều
+ Nhóm 3: Những điều cần lưu ý khi lên
xuống phà
- Từng nhóm trình bày nội dung của từng
nhóm quyền
- Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung
- GV kết luận
- HS ghi bài
Hoạt động 4: BÀI TẬP VẬN DỤNG
Em tán thành ý kiến nào trong trường
hợp xảy ra tai nạn giao thông:
1. Chở người bị thương đi cấp cứu
2. Lục soát, lấy đồ của người bị nạn
3. Báo cho công an về vụ tai nạn
4. Xúi giục người bị va chạm cãi
nhau
5. Đứng nhìn, không làm gì
6. Giữ gìn đồ đạt của người bị tai nạn
7. Tự ý đứng ra xử lý

8. Đưa tin sai lệch về vụ tai nạn
- Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm
phạm hoặc không an toàn thì phải báo ngay
cho cơ quan có thẩm quyền
- Khi xảy ra tai nạn giao thông phải giữ
nguyên hiện trường, cứu chữa người bị
thương.
2. Một số quy định cơ bản về trật tự an toàn
giao thông:
- Khi vượt xe phải có báo hiệu và chú ý quan
sát, chỉ được vượt khi không có chướng ngại
vật phía trước.
- Khi tránh xe ngược chiều phải giảm tốc độ
và đi về bên phải theo chiều đi của mình
- Khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước, xe
thô sơ và người xuống sau; khi lên bến, người
lên trước, xe lên sau.
* Bài tập:
Câu đúng:
1. Chở người bị thương đi cấp cứu
3. Báo cho công an về vụ tai nạn
6. Giữ gìn đồ đạt của người bị tai nạn
IV. Củng cố và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1. Củng cố:
GV nhắc lại nội dung chính của bài
Cho HS xem 1 số tranh ảnh về vi phạm trật tự an toàn giao thông và bình luận
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Về nhà học bài
- Ôn lại luật giao thông đường bộ.
Tiết: 2 Ngày soạn: 18/08/2013

Tuần: 2 Ngày dạy: 20/08/2013
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (tt)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu được những quy định chung về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Nêu được một số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
2. Kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông của người khác.
- Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân.
3. Thái độ: Tôn trọng pháp luật trật tự an toàn giao thông
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Luật an toàn giao thông đường bộ.
- Những số liệu và sự kiện về việc vi phạm an toàn giao thông trên thế giới, ở Việt Nam và
ở địa phương.
- Phiếu học tập
2. Học sinh:
- SGK, giấy thảo luận nhóm
- Kiến thức về pháp luật trật tự an toàn giao thông
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu những quy định chung về trật tự an toàn giao thông. Cho vd về 1 hành vi vi phạm.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kết quả đạt được
Hoạt động 1: KHAI THÁC NỘI DUNG
TÌNH HUỐNG
GV tổ chức cho HS trao đổi nội dung tình
huống và thông tin về việc vi phạm trật tự
an toàn giao thông

- Gọi 2 HS đọc nội dung
- HS đọc câu hỏi gợi ý
1. Trong tình huống trên, bạn Hùng vi
phạm những lỗi gì? Vì sao?
2. Em của bạn ấy có vi phạm không?
3. Việc lấy đá trên đường là đúng hay
sai? Vì sao?
- Trả lời câu hỏi
- GV ghi ý chính lên bảng
- Cả lớp góp ý
GV kết luận
Hoạt động 2: QUAN SÁT ẢNH:
Chia nhóm, mỗi nhóm quan sát 1 bức
tranh về hành vi vi phạm trật tự an tòan
giao thông và cho biết: hành vi vi phạm
đó là gì? Có thường xảy ra ở địa phương
em không?
Hoạt động 3: KẾT LUẬN NỘI DUNG
BÀI HỌC
- Chia lớp thành 3 nhóm
+ Nhóm 1: Quy định chung về giao thông
đường bộ
I. Thông tin, tình huống:
Câu 1: Bạn Hùng đã vi phạm trật tự an toàn
giao thông vì chạy xe gắn máy khi chưa đủ
tuổi và che dù khi đang điều khiển xe làm che
khuất tầm nhìn
Câu 2: có
Câu 3: Việc lấy đá trên đường rất nguy hiểm
vì phá hoại công trình giao thông và nguy

hiểm cho bản thân và người khác nếu xe đụng
trúng.
Những hành vi vi phạm này rất thường gặp ở
mọi nơi:
1. Chạy xe bằng 1 bánh
2. Vừa chạy xe vừa nghe điện thoại
3. Kéo đẩy xe khác
4. Khiêng vật cồng kềnh qua đường ray
xe lửa.
II. Nội dung bài học:
1. Những quy định chung về trật tự an toàn
giao thông đường bộ:
- Đi bên phải theo chiều đi của mình
- Đi đúng phần đường
- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
+ Nhóm 2: Đối với xe mô tô, gắn máy
+ Nhóm 3: Đối với người điều khiển xe
đạp
- Từng nhóm trình bày nội dung của từng
nhóm quyền
- Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung
- GV kết luận
- HS ghi bài
Hoạt động 4: BÀI TẬP VẬN DỤNG
Thảo luận tình huống: ở những nơi có
đèn tín hiệu hoặc biển báo giao thông mà
lại có người điều khiển giao thông thì
người tham gia giao thông phải chấp
hành theo hiệu lệnh nào? Vì sao?
2. Một số quy định cụ thể :

a. Đối với xe mô tô, gắn máy:
- Không mang vác vật cồng kềnh
- Không sử dụng ô, điện thoại khi chạy xe
- Không bám, kéo đẩy xe khác
- Không đứng trên yên hoặc ngồi trên tay lái
b. Đối với người điều khiển xe đạp:
- Chỉ được chở tối đa 1 người lớn và 1 trẻ em
dưới 7 tuổi
- Không sử dụng ô, điện thoại di động
- Không đi trên hè phố, lề đường, vườn hoa
công viên
- Không bám vào phương tiện khác
- Không đứng trên yên hoặc ngồi trên tay lái
* Bài tập:
Chấp hành theo người điều khiển giao thông
vì trong những tình huống khẩn cấp đèn tín
hiệu hay biển báo giao thông chỉ là những vật
cố định không thể hiểu và tự điều chỉnh được.
IV. Củng cố và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1. Củng cố:
GV nhắc lại nội dung chính của bài
Cho HS xem 1 số tranh ảnh về vi phạm trật tự an toàn giao thông và bình luận
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Về nhà học bài
- Ôn lại luật giao thông đường bộ.
Tiết: 3 Ngày soạn: 25/08/2013
Tuần: 3 Ngày dạy: 27/08/2013
LUYỆN TẬP THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:

- Hiểu được những quy định chung về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Nêu được một số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
2. Kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông của người khác.
- Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân.
3. Thái độ: Tôn trọng pháp luật trật tự an toàn giao thông
- Phê phán những hành vi trái pháp luật
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Luật an toàn giao thông đường bộ.
- Những tình huống vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông
- Hệ thống biển báo giao thông
- Phiếu học tập
2. Học sinh:
- SGK, giấy thảo luận nhóm
- Kiến thức về pháp luật trật tự an toàn giao thông
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu những quy định cụ thể về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với người điều
khiển xe mô tô, gắn máy và xe đạp. Cho vd về 1 hành vi vi phạm.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kết quả đạt được
Hoạt động 1: QUAN SÁT ẢNH
GV tổ chức cho HS trao đổi nội dung tình
huống và thông tin về việc vi phạm trật tự
an toàn giao thông của những người trong
tranh
Hoạt động 2: GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG:

Hùng đèo Thắng đi chơi bằng xe đạp. đến
một ngã tư, Hùng vẫn cho xe phóng
nhanh và rẽ trái đột ngột. lúc đó, có một
cụ già đang qua đường, vì bị bất ngờ nên
Hùng xử lý không kịp, đã va phải cụ, làm
cụ bị ngã.
a. Nhận xét hành vi đi đường của bạn
Hùng
b. Nếu là Hùng trong trường hợp đó em
sẽ làm gì?
Hoạt động 3: THẢO LUẬN NHÓM
- Chia lớp thành 3 nhóm
Mỗi nhóm nghĩ ra 1 tình huống vi phạm
trật tự an toàn giao thông và đưa ra cách
giải quyết
- Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung
- GV kết luận
- HS ghi bài
Bài tập 1:
a. Các bạn học sinh chạy xe dàn hàng
ngang cản trở giao thông
b. Những người trong tranh chơi đá bóng
trên đường
c. Các bạn nhỏ đang chơi trên đường ray
xe lửa rât nguy hiểm
d. Chăn thả gia súc trên đường
Bài tập 2:
a. Hùng đã vi phạm trật tự an toàn giao
thông vì chạy xe với tốc độ nhanh đến
ngã rẽ mà không giảm tốc độ

b. Phải giảm tốc độ khi đên chỗ rẽ và
quan sát kĩ, báo hiệu trước khi rẽ
Xử lý tình huống
Kết luận: Mỗi chúng ta cần phải có ý thức
trong khi tham gia giao thông, chấp hành
đúng quy định về trật tự an toàn giao thông.
IV. Củng cố và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1. Củng cố:
GV nhắc lại nội dung chính của bài
Cho HS xem 1 số tranh ảnh về vi phạm trật tự an toàn giao thông và bình luận
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Về nhà học bài
- Ôn lại luật giao thông đường bộ.
Tiết: 4 Ngày soạn: 01/09/2013
Tuần: 4 Ngày dạy: 04/09/2013
Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị.
2. Kĩ năng:
- Giúp HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở
mọi khía cạnh : lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người,
biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người
xung quanh để trở thành người sống giản dị.
3. Thái độ:
- Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình
thức.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Những tình huống hoặc mẩu chuyện liên quan đến đức tinh giản dị

- Phiếu học tập
2. Học sinh:
- SGK, giấy thảo luận nhóm
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kết quả đạt được
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
Gv kể một câu chuyện về
Bác Hồ : Chiếc nhà sàn đơn sơ cũng là
nơi ở, nơi họp bộ chính trị, đôi dép cao
su, bộ quần áo kaki đã bạc màu…
Từ đó, Gv hỏi Hs suy nghĩ
gì về Bác qua những điều đó.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu truyện đọc :
Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc
lập.
Gọi Hs đọc truyện.
1. Tìm hiểu truyện đọc :
Ngày Quốc khánh của nước Việt
Nam, đó là một ngày có ý nghĩa trọng đại
trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
Bằng hiểu biết của em về lịch sử,
hãy cho biết ngày mùng 2 tháng 9 là ngày
có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử của
dân tộc ta ?
Trong thời khắc thiêng liêng ấy,
mọi người hình dung như thế nào về sự

xuất hiện của Bác Hồ ?
Nhưng trái với những hình dung
ấy, Bác Hồ xuất hiện trong ngày 2/9 với
cử chỉ, lời nói và trang phục ra sao?
Em có suy nghĩ gì về những cử
chỉ, hành động, lời nói đó của Bác ?
GV chốt tất cả những biểu hiện ấy cho ta
thấy Bác là một người rất giản dị.
Vậy em hiểu sống giản dị là sống
như thế nào ? Những biểu hiện của lối
sống giản dị ? Vì sao phải sống giản dị ?
HS dựa vào hiểu biết và những
thông tin trong nội dung bài học để trả
lời. GV khái quát, nhắc lại nội dung bài
học.
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế để thấy
được những biểu hiện đa dạng, phong
phú của lối sống giản dị :
Hãy tìm những tấm gương sống
giản dị trong nhà trường, trong cuộc sống
và trong sách báo mà em biết. Gọi một số
HS phát biểu.
GV kể một số câu chuyện khác
về lối sống giản dị của Bác : Từ trong
cuộc sống hàng ngày đến lời nói, việc
làm, cách cư xử với những người xung
quanh.
Từ đó, Gv chốt lại :
- Trong cuộc sống quanh ta, sự
giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh

khác nhau. Giản dị chính là cái đẹp, song
nó không chỉ là vẻ đẹp biểu hiện ở lời
nói, ở cách ăn mặc và việc làm mà còn
thể hiện qua suy nghĩ, hành động của mỗi
người trong cuộc sống và trong những
điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
- Mỗi HS chúng ta cần học tập
các tấm gương ấy để trở thành những
người có lối sống giản dị. Bởi lẽ, một HS
sống giản dị sẽ có nhiều thời gian, điều
Bác mặc bộ quần áo ka – ki, đội mũ
vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su.
Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào
đồng bào.
Thái độ như người cha hiền đối với
các con.
Bác hỏi đồng bào : Tôi nói đồng bào
có nghe rõ không ?
Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kì,
phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó.
Thái độ chân tình, cởi mở đã xua tan
tất cả những gì còn là xa cách giữa Bác Hồ –
Chủ tịch nước với nhân dân.
Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân
thương với mọi người.
2. Bài học :
- Sống giản dị là sống phù hợp với hoàn cảnh,
điều kiện của bản thân, gia đình và xã hội,
không xa hoa, lãng phí
- Ý nghĩa: giúp tiết kiệm, người sống giản dị

sẽ được mọi người quý mến
kiện để học hành, đỡ phí tiền của cha mẹ
vào những chi tiêu chưa cần thiết.
Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm để HS
tìm ra những biểu hiện trái với giản dị,
hoặc không giản dị :
Gv chia nhiều nhóm và yêu cầu
Hs tìm những hành vi trái với lối sống
giản dị, hoặc chia hai nhóm, một nhóm
tìm những hành vi thể hiện lối sống giản
dị, nhóm còn lại tìm những hành vi trái
với những biểu hiện đó.
GV nhận xét và bổ sung bằng
cách đưa ra một số hành vi gợi ý để các
nhóm thảo luận và từng HS tự rút ra nhận
xét, đánh giá như :
GV giúp Hs phân tích cả ba hành
vi trên đều thể hiện lối sống không phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản
thân, gia đình, xã hội.
GV hướng HS khái quát các ý
chính và kết luận :
- Giản dị không có nghĩa là qua
loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp
sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống
không, tâm hồn nghèo nà, trống rỗng.
- Hành vi thể hiện lối sống giản
dị phải phù hợp với lứa tuổi, với điều
kiện của gia đình, bản thân và môi trường
xã hội xung quanh.

3. Bài tập :
- Mặc bộ quần áo lao động đi dự các
buổi lễ.
- Có những nhu cầu đòi hỏi về ăn
mặc, tiện nghi, vui chơi vượt quá khả năng
kinh tế cho phép của gia đình và bản thân.
- Có những hành vi, cử chỉ, cách ăn
mặc lạc lõng, xa lạ với truyền thống của dân
tộc.
- Trái với giản dị là lối sống xa hoa,
lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi
trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ, sinh hoạt,
giao tiếp.
IV. Củng cố và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1. Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung chính của bài
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở mục 3.
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Về nhà học bài
- Yêu cầu mỗi HS tự xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người có lối
sống giản dị.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×