Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Nội dung bồi dưỡng tháng 9 năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.82 KB, 7 trang )

CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PPDH THEO CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG VÀ ĐIỀU CHỈNH NỘI
DUNG DẠY HỌC, DẠY PHÂN HOÁ ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
BUỔI 2 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4,5
Người báo cáo: Phạm Thị Bảo
Ngày : 14/8/2013
A. Đổi mới nội dung, PPDH, đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và dạy học phân hoá đối tượng học sinh môn
Tiếng Việt.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về
kiến thức và kĩ năng của các phân môn: Học vần, Tập viết, Tập đọc, Chính tả, LT
và câu, Tập làm văn mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thức và
kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực
học tập cho từng lớp và cho cả cấp học.
Khi dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng, người GV giúp cho mọi học
sinh đều đạt được những yêu cầu cơ bản (kiến thức, kĩ năng tối thiểu), đồng thời
cần phải giúp cho học sinh khá giỏi vươn lên đạt được những yêu cầu trên chuẩn
(Mục Yêu cầu cần đạt trong tài liệu chỉ là yêu cầu chuẩn - tối thiểu).
Ở Tiểu học, mỗi lớp học đều có nhiều đối tượng học sinh. Dạy học theo
chuẩn kiến thức và kĩ năng được thực hiện chủ yếu ở các tiết chính khoá. Do đó,
thực chất của việc dạy học theo chuẩn cũng chính là dạy học phân hoá đối tượng
học sinh. Vì thế, khi lựa chọn nội dung dạy học, ngoài việc bám sát vào mục tiêu
theo " Những yêu cầu cần đạt", người GV cần lựa chọn nội dung dạy học sao cho
đảm bảo tính "vừa sức" để mọi học sinh đều được phát huy khả năng chủ động,
sáng tạo của bản thân, sao cho mọi học sinh đều có thể được học và học được,
tránh sự nhàm chán trong tiết học.
Đối với học sinh lớp 4- 5, việc dạy phân hoá đối tượng học sinh càng trở
nên đặc biệt coi trọng. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn nội dung nào thì GV cũng cần
bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng. Trên cơ sở đó nâng dần mức độ khó của từng nội
dung, từng mảng kiến thức trong từng môn học, tránh lan man, sa đà, vượt quá
chương trình , yêu cầu quy định.


Chẳng hạn:
+ Tiết Luyện từ và câu lớp 4 - tuần 7: Cách viết tên người, tên địa lí Việt
Nam. Yêu cầu cần đạt chuẩn là: học sinh (TB, Yếu) nắm được quy tắc viết hoa tên
người, tên địa lí VN; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng
VN. Tuy nhiên, đối với học sinh K - G, các em cần thực hiện thêm yêu cầu: Tìm
trên bản đồ và viết tên các quận, huyện, thị xã và danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử ở tỉnh hoặc thành phố của em.
+ Tiết Tập làm văn lớp 4 tuần 2: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn
kể chuyện. HS TB- Y chỉ cần thực hiện yêu cầu cần đạt: HS hiểu: Trong bài văn kể
chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết, thể hiện tính cách của nhân
vật, kể lại được một đoạn của câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà
1
lão hoặc nàng tiên. HS K - G kể lại được toàn bộ câu chuyện Nàng tiên ốc có kết
hợp tả ngoại hình của hai nhân vật: bà lão và nàng tiên.
Để thực hiện tốt việc Đổi mới nội dung, PPDH, đổi mới việc kiểm tra
đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và dạy học phân hoá đối tượng
học sinh, CBQL và GV cần lưu ý một số vấn đề sau:
I. Yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng
1. Yêu cầu chung :
1.1- Xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu
cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và không quá
lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Mức độ khai thác sâu kiến thức, kĩ năng trong SGK
phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, tích cực, tự
giác học tập của HS. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự
nghiên cứu ; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học
tập cho HS.
1.3. Trong dạy học thể hiện được mối quan hệ tích cực giữa GV và HS,
giữa HS với HS ; tiến hành dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập
của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm, chú

trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng
cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống, chú trọng đến
việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do GV
và HS tự làm ; quan tâm đến ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng đến việc
động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập ; đa
dạng hoá nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc
đánh giá.
2. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí cơ sở giáo dục
2. 1- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà
nước ; nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn
bản chỉ đạo của Ngành, trong Chương trình và SGK, phương pháp dạy học
(PPDH), sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh
giá kết quả giáo dục.
2. 2- Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong
CTGDPT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho GV, động viên, khuyến khích GV
tích cực đổi mới PPDH.
2. 3- Có biện pháp quản lí, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong
nhà trường một cách hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy
học theo định hướng dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời với tích
cực đổi mới PPDH.
2. 4- Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả
đồng thời với phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy
quá tải do không bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
3. Yêu cầu đối với giáo viên
2
3.1. Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là
đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và
không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải
phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.
3.2. Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với

các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học,
với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
3. 3. Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham
gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề
xuất và lĩnh hội kiến thức. Chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã
có của HS. Tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học
tập cho HS. Giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.
3. 4. Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát
triển tư duy và rèn luyện kĩ năng. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học. Tổ chức
có hiệu quả các giờ thực hành. Hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã
học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3.5. Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp
lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học ; nội dung, tính
chất của bài học ; đặc điểm và trình độ HS ; thời lượng dạy học và các điều kiện
dạy học cụ thể của trường, địa phương.
II. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng
1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác
định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ
đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá là xác định mức độ
đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học.
- Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của
hoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học,
cấp học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩ
năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học,
cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính
và định lượng kết quả học tập của HS.
2. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng
môn học ở từng lớp ; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của

HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.
- Kiểm tra, đánh thể hiện được vai trò chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện
chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường. Cần tăng cường đổi
mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì; đảm bảo chất lượng kiểm tra,
đánh giá thường xuyên, định kì chính xác, khách quan, công bằng ; không hình
thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và
định kì theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả
3
năng phân hoá cao ; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến
thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức.
- Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, tự luận và trắc nghiệm nhằm
hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt ; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của
mỗi hình thức.
- Đánh giá chính xác, đúng thực trạng. Đánh giá thấp hơn thực tế sẽ triệt
tiêu động lực phấn đấu vươn lên ; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái
độ thiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm
vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
- Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS,
giúp HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, quan
tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri
thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành.
- Đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá
kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều kiện cho HS
cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập
trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong
việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có nhiều hình thức và độ phân hoá cao
trong đánh giá.
- Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng : Căn cứ vào
đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy
định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hay đánh giá bằng nhận xét,

xếp loại của GV.
- Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài.
Để có thêm các kênh thông tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hoà
giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài. Cụ thể là cần chú ý đến :
+ Tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo
dục, của gia đình và cộng đồng.
- Kiểm tra, đánh giá phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH. Đổi mới
kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện thúc đẩy và là động lực của đổi mới PPDH trong
quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học.
B. Dạy học theo hướng điều chỉnh nội dung:
Thực hiện nghiêm túc Công văn số 5842/ BGD và ĐT ngày 1/9/2011,
Công văn số 1047/SGD- ĐT ngày 20/9/2011 và Công văn số 198/PGD- ĐT Bình
Giang ngày 28/11/2011 về việc thực hiện nội dung điều chỉnh cho từng môn học,
từng tiết học với từng nội dung học tập, tránh sự quá tải về kiến thúc để tăng cường
việc rèn kĩ năng và lồng ghép các nội dung giáo dục (kĩ năng sống, BVMT, Tiết
kiệm năng lượng, BVTNMT biển đảo, ), trong từng tiết dạy.
Đối với môn Tiếng Việt lớp 4-5, NDĐC ở các phân môn theo hướng sau:
- Phân môn Tập đọc: Chú ý yêu cầu đọc hiểu, trả lời các câu hỏi tìm hiểu
bài, giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
4
- Phân môn Chính tả: Thay hoặc bớt ngữ liệu dài và khó cho các bài tập
chính tả.
- Phân môn Tập làm văn: Thay một số nội dung, đề bài sao cho gần gũi với
học sinh. Không dạy một số bài khó.
- Phân môn Kể chuyện:
+ Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Có thể cho học sinh kể lại chuyện trong SGK
hoặc nghe GV đọc, kể tại lớp rồi kể lại.
+ Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia: Không dạy một số bài khó.
- Phân môn Luyện từ và câu: Các bài dạy khái niệm mới chỉ yêu cầu nhận
diện, chưa yêu cầu hiểu bản chất khái niệm.

Về cơ bản, những NDĐC nêu trên là phù hợp. Tuy nhiên đối phân môn
Luyện từ và câu, yêu cầu điều chỉnh ở một số bài " Thêm trạng ngữ cho câu
(tuần 31,32,33,34) có sự mâu thuẫn với hướng điều chỉnh.
Trong tất cả các bài đó, NDĐC đều có ghi: Không dạy phần nhận xét,
Không dạy phần ghi nhớ. Phần luyện tập chỉ yêu cầu tìm hoặc thêm trạng ngữ
( Không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì). Thực tế giảng dạy, nếu GV hoàn toàn
thực hiện theo yêu cầu đó thì học sinh sẽ rất khó thêm trạng ngữ phù hợp để thành
câu văn hoàn chỉnh, hợp nghĩa. Vì thế, khi dạy những bài này, GV không nên yêu
cầu học sinh học phần "ghi nhớ" một cách máy móc nhưng cần cho học sinh nhận
biết đó là trạng ngữ chỉ thời gian (Trả lời cho câu hỏi Khi nào?), chỉ nơi chốn(Trả
lời cho câu hỏi Ở đâu?), chỉ mục đích (Trả lời cho câu hỏi Để làm gì?), chỉ
nguyên nhân (Trả lời cho câu hỏi Vì sao?) hay chỉ phương tiện (Trả lời cho câu hỏi
Bằng gì?)
C. Nâng cao chất lượng dạy học buổi 2
Việc nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 môn Tiếng Việt lớp 4-5 cũng như
môn Toán và một số môn học khác, mỗi nhà trường cần thực hiện nghiêm túc công
văn số 115/ SGD và ĐT Hải Dương ngày 17/11/2008 V/v tiếp tục thực hiện có hiệu
quả việc dạy học 2 buổi /ngày.
Theo đó, GV được phân công dạy các tiết tăng cần chịu trách nhiệm về
chất lượng và đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp mình, của môn học và tiết
học mà mình đảm nhiệm. Nội dung các tiết tăng cần đảm bảo củng cố nội dung
thực hành kiến thức, kĩ năng đã học trước đó, giúp đỡ học sinh hoàn thành nhiệm
vụ học tập để đạt " chuẩn", tạo điều kiện để học sinh khá giỏi được bồi dưỡng năng
lực học tập cá nhân. Ban giám hiệu và tổ chuyên môn cần thường xuyên kiểm tra,
giám sát việc thực hiện của GV trong việc soạn giảng, lên lớp. Khi soạn bài, yêu
cầu giáo viên phải chọn lọc, xây dựng được hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp
với đối tượng học sin trong lớp trên cơ sở chuẩn kiến thức và kĩ năng theo định
hướng " Học sinh còn yếu, còn hổng kiến thức ở nội dung nào thì được hướng dẫn
luyện tập thực hành owpr nội dung đó sao cho tất cả học sinh đạt được yêu cầu cơ
bản về kiến thức và kĩ năng theo quy định", tránh việc chỉ sử dụng vở bài tập các

môn học để cho học sinh làm bài theo kiểu dạy học đại trà, loại bài luyện tập, thực
hành.
5
Hiện nay, việc dạy học buổi 2 môn Tiếng Việt được thực hiện bằng một số
hình thức sau:
- Dạy theo lớp: Mỗi lớp đều có đủ các đối tượng học sinh
- Dạy theo nhóm học sinh: Mỗi khối lớp tập trung học sinh lại rồi chia
thành các nhóm : G - K, TB và yếu
Tuy theo cách phân chia học sinh trong mỗi khối trong mỗi nhà trường mà
giáo viên lựa chọn các kiến thức và kĩ năng cho phù hợp và có hiệu quả.
Chẳng hạn:
- Với cách chia thứ nhất: Vì mỗi lớp đều có đủ các đối tượng học sinh nên
trong mỗi bài tập hay mỗi nội dung ôn tập cần có sự phân hoá để tất cả học sinh
đều được hoạt động. Khi soạn bài, người GV cần đặc biệt chú ý sắp xếp nội dung
dạy học trong mội bài tập theo các mức độ từ dễ đến khó. Sau mỗi bài tập cần củng
cố, khắc sâu và mở rộng KT, KN cần thiết cho HS.
- Với cách chia thứ hai: GV có thể lựa chọn nội dung bồi dưỡng theo từng
phân môn hay từng mảng kiến thức, theo chuyên đề nào đó (Có thể ôn tập kiến
thức của tháng trước, năm trước).
Chẳng hạn: Trước khi cho HS lớp 5 ôn tập về đại từ, quan hệ từ, GV có thể
cho HS ôn tập kĩ về DT, ĐT, TT .
- Đối với HS TB- Yếu: GV chỉ cần đưa ra những ngữ liệu đơn giản dạng
vận dụng thực hành kiến thức ở buổi 1, yêu cầu học sinh xác định đúng từ loại.
VD: Gạch một gạch dưới danh từ, hai gạch dưới tính từ trong câu sau:
Quyển sách này rất đẹp. (DT: quyển sách , TT: đẹp)
- Đối với HS KG: Từ việc giúp HS nhận biết cách phân loại dựa vào khái
niệm đến việc chỉ ra những dấu hiệu về khả năng kết hợp của từng từ loại. Cao hơn
nữa là việc xác định từ loại của một từ nào đó trong câu khác nhau.
VD: Ông ấy đang suy nghĩ . (suy nghĩ là động từ)
Những suy nghĩ của ông ấy thật sâu sắc. (suy nghĩ là danh từ)

Từ việc GV củng cố sâu hơn về DT, ĐT, TT, HS sẽ chuyển sang ôn
tập về đại từ, quan hệ từ, để hoàn thiện mảng kiến thức về " Từ loại" ở lớp 4,5
Bởi lẽ, trong môn TV lớp 4 - 5 có 3 phân môn được coi là khó dạy là:
Tập đọc (thường bị thiếu thời gian do việc tìm hiểu nội dung ở các em còn hạn chế)
, phân môn LT- Câu (Khó xác định đúng một số KT), phân môn Tập làm văn (vốn
từ của HS hạn chế, khả năng viết văn yếu, ) đòi hỏi GV ngoài sự nhiệt tình, say
mê với công việc thì cần phải có kiến thức thật chắc chắn và có hệ thống, đặc biệt
khi dạy và BDHSG phân môn LT- Câu. Nếu không bản thân GV sẽ rất dễ nhầm
lẫn, không làm chủ khi lên lớp, khó xử lí những tình huống xảy ra.
Tóm lại: Để nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 đối với môn Tiếng
Việt lớp 4,5, CBQL ở mỗi nhà trường cần có cách sắp xếp TKB, phân công nhiệm
vụ và chọn hình thức phân chia học sinh như thế nào sao cho phù hợp với năng
lực , điều kiện của mỗi GV sao cho có hiệu quả cao nhất. Giáo viên cần nhiết tình,
tích cực học tập để nâng cao kiến thức, phương pháp giảng dạy sao cho có hiệu quả
nhất. Trong khi soạn bài hay lên lớp, GV cần nghiên cứu kĩ nội dung ôn luyện của
từng tiết để lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học một cách phù hợp: dạy học cá
6
nhân, tổ chức nhóm, cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng phù hợp cho cách
tổ chức của mình sao cho đạt hiệu quả nhất. Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo
sát sao việc bồi dưỡng cho GV về kiến thức, về phương pháp giảng dạy, kết hợp tổ
chuyên môn tăng cường dự giờ, kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học của mỗi GV
được phân công. Đồng thời có sự động viên khuyến khích kịp thời các thầy cô có
kinh nghiệm hay và có thành tích trong việc nâng cao chất lượng BDHSG, PĐHS
yếu ở buổi 2, chính là góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong mỗi nhà trường.
D. Việc sử dụng SGK và các tài liệu tham khảo
- SGK, Chuẩn KT, KN và Điều chỉnh NDDH: Là tài liệu cơ bản. Gv căn cứ
vào nội dung bài học được thiết kế trong SGK, bám sát chuẩn KTKN và những nội
dung điều chỉnh của từng bài theo định hướng của Bộ GD & ĐT và sự thống nhất
của GV trong khối, trong tổ chuyên môn và được sự kí duyệt của BGH.
- Vở bài tập TV: Hầu hết các bài tập, câu hỏi được trình bày trong VBT có

nội dung trùng lặp với SGK, GV có thể coi đó như phiếu học tập để học sinh hoàn
thành một số nội dung học tập ngay tại các tiết của buổi học thứ nhất.
- Vở Ôn luyện và kiểm tra: Hệ thống bài tập được sắp xếp đan xen các kiến
thức, kĩ năng của các phân môn: Chính tả, LT – Câu, Tập làm văn theo từng tuần,
có nội dung kiểm tra khả năng đọc hiểu của HS, GV có thể tuỳ từng đối tượng học
sinh mà lựa chọn đưa vào ND giảng dạy sao cho phù hợp và có hiệu quả ở các tiết
tăng.
- Các loại sách tham khảo khác như các sách nâng cao, Để học tốt Tiếng
Việt, GV có thể nghiên cứu, sử dụng cho đối tượng học sinh khá giỏi.
7

×