ĐẢNG BỘ XÃ TÂN THƯỢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHI BỘ TH TÂN THƯỢNG
Số: 01 -NQ/CB Tân Thượng, ngày 14 tháng 3
năm 2013
NGHỊ QUYẾT CHUYÊN ĐỀ
Về công tác nâng cao chất lượng giáo dục
giai đoạn 2013 - 2015
I.THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC
1.Ưu điểm:
Chi bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc thực hiện chủ đề năm
học đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.
Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch ra nghị quyết chỉ tiêu chất
lượng Chỉ đạo việc khảo sát chất lượng để đăng ký chỉ tiêu. Chỉ
đạo việc xây dựng quy chế chuyên môn và quán triệt việc thực
hiện quy chế chuyên môn. Tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp
trường đạt 18 đ/c. Có 4 giáo viên giỏi cấp huyện. Duy trì giữ
vững PCTHĐĐT số lượng đạt 80% Tỷ lệ chuyên cần đạt 98-
100% Việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất thiết bị dạy học
tương đối tốt
2.Khuyết điểm: Tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp chưa cao. Công
tác dự giờ đồng nghiệp còn nhiều hạn chế.Việc tự làm đồ dùng
dạy học chưa thường xuyên. Một số đồng chí ý thức chưa cao
trong công tác học hỏi chuyên môn, còn mang tính chây ỳ vẫn
còn giáo viên chuyên môn xếp loại trung bình. Tỷ lệ học sinh khá
giỏi, vở sạch chữ đẹp chưa cao. Cơ sở vật chất thiếu nhiều
không đủ phòng học để học 2 buổi/ ngày ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng giáo dục
3. Nguyên nhân: Các tổ chuyên môn chưa trú trọng giúp đỡ
đồng nghiệp. Bản thân cá nhân giáo viên chưa có ý thức tinh
thần trách nhiệm cao, chưa tự dự giờ học hỏi đồng nghiệp
thường xuyên Khâu kiểm tra giám sát còn lỏng lẻo, đánh giá xếp
loại chưa quyết liệt. Các đồng chí Đảng viên đựơc phân công
phụ trách chưa bám sát các mục tiêu chỉ đạo sát sao.
II.QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1.Quan điểm
Chất lượng Giáo dục học sinh được Chi bộ xác định là
nhiệm vụ trọng tâm cơ bản và quan trọng nhất trong tất cả các
nhiệm vụ được giao. Chuyên môn tốt thì nhà trường mới vững
mạnh, Nói đến chuyên môn là nói đến hiệu quả, chất lượng giáo
dục. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục cần phải có kế
hoạch, giải pháp cụ thể sát nhiệm vụ trọng tâm, phù hợp tình
hình thưc tiễn của nhà trường và yếu tố quan trọng không thể
thiếu đó là thực hiện tốt một trong những tiêu chí nhằm phấn đấu
xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1và đảm bảo chỉ
tiêu đề ra.
2. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung
Cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường có nhận
thức đúng đắn, đầy đủ về công tác nâng cao chất lượng giáo dục
trước yêu cầu đổi mới và phát triển của nhà trường, đây là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong năm học
2012-2013 và những năm học tiếp theo.
Nhằm làm cho đội ngũ giáo viên quan tâm và thực hiện
có hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn trong từng năm học theo
quy định của Bộ GD&ĐT: Giảng dạy, học tập và bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Học sinh có tinh thần, thái
độ nghiêm túc trong học tập, nâng cao khả năng tự học, có
phương pháp học tập thích hợp để nắm vững chuẩn kiến thức kỹ
năng
Giúp cán bộ, giáo viên phát huy khả năng nâng cao
tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá
học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực
hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường.
b. Mục tiêu cụ thể
*Chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015
+ Chất lượng đội ngũ
100% CBĐV và giáo viên có tay nghề chuyên môn từ khá trở
lên, trong đó:
- Giáo viên dạy giỏi các cấp hàng năm đạt 70% trở lên
- Lao động tiên tiến: 20 đồng chí
- CSTĐCS: 5 đồng chí
+ Chất lượng hai mặt giáo dục
-Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% trẻ trong độ tuổi
ra lớp; trẻ 11 tuổi HTCTTH đạt từ 85% trở lên, số còn lại đang
học ở các lớp Tiểu học
-Hạnh kiểm: 100% thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học
sinh
-Chất lượng chuyển lớp hàng năm từ 98% trở lên, yếu dưới
2%, trong đó:
- Học sinh khá giỏi phấn đấu đạt từ 20% trở lên
- Có Học sinh đạt danh hiệu “Vở sạch chữ đẹp” cấp huyện.
-Học sinh HTCTTH đạt 100%
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ về nâng cao chất
lượng giáo dục
Chi bộ thường xuyên chỉ đạo việc thực hiện công tác
chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong đơn vị. Các bộ môn có
kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác chuyên
môn theo từng học kỳ, năm học.
Ban giám hiệu, tổ chuyên môn quản lý giáo viên trong
việc thực hiện quy chế chuyên môn, nâng cao ý thức trách
nhiệm, tính tự giác của mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy
và các hoạt động chuyên môn khác của nhà trường.
2.Đối với quản lý Chuyên môn:
Phát huy vai trò hoạt động Tổ chuyên môn, cơ sở tốt nhất để
giúp GV nâng cao tay nghề và đạt hiệu quả tốt trong nhiệm vụ
được giao.
Phát huy đúng chức năng nhiệm vụ Tổ CM Ban giám hiệu tư
vấn, bàn bạc, trao đổi với TTCM để có kế hoạch hoạt động cụ
thể giúp tổ CM vừa làm tốt công tác quản lý nhân sự, vừa thực
hiện nhiệm vụ bồi dưõng CMNV cho GV.
Tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hoạt động chuyên môn
như hoạt động dự giờ, sinh hoạt chuyên đề: Ngoài những
chuyên đề do PGD, nhà trường chỉ đạo thực hiện, Tổ CM phải
linh hoạt tổ chức chuyên đề cho Tổ theo một chủ đề, chủ điểm
để có cơ sở so sánh đối chiếu rút ra những bài học kinh nghiệm,
qua đó có giải pháp phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ.
Chỉ đạo và có giải pháp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện
giảng dạy nghiêm túc chương trình và thời gian biểu của từng
môn học.
Tiến hành chỉ đạo KSCL theo từng giai đoạn, để theo dõi
diễn biến chất lượng của từng khối lớp và kịp thời chỉ đạo. Ra
đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng của các khối lớp,
Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức các lần kiểm tra định kì.
Thành lập tổ kiểm định chất lượng, từng chương, từng kì tiến
hành khảo sát, kiểm định chất lượng nhằm theo dõi đánh giá
chất lượng từng khối lớp thật sát, đúng mục tiêu từng môn học.
Chỉ đạo phát động làm thêm ĐDDH để phục vụ giảng dạy.
Thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra chuyên môn.
3.Đối với giáo viên:
Cần vận dụng những kinh nghiệm trong giảng dạy, Cùng một
chương trình sách giáo khoa nhưng thời lượng giảng dạy cho
từng phân môn được quan tâm nhiều hơn, sử dụng thời gian
hợp lý tập trung luyện tập, ôn luyện, Vận dụng nhiều hình thưc
giảng dạy: giảng dạy theo lớp, giảng dạy theo nhóm, giảng dạy
theo cá nhân nhằm phát huy chất lượng học sinh giỏi, kèm cặp
học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết
tật , nâng cao đồng bộ chất lượng đại trà.
Tổ chức tốt cho họ c sinh học tăng buổi/ tuần , đảm bảo chất
lượng thât sự, tạo cho học sinh có điều kiện vui chơi và học tập
lành mạnh. Thời gian tăng thêm chủ yếu dành cho các hoạt động
học tập luyện tập thực hành, rèn luyện kĩ năng tự học, phát triển
thể lực, năng khiếu về nghệ thuật, nhằm tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập.
Đầu tư nghiên cứu việc soạn giáo án phù hợp với yêu cầu
thực tiễn hiện nay theo hướng tinh giản phục vụ tốt việc đổi mới
phương pháp giảng dạy chương trình SGK mới. Hệ thống câu
hỏi được nghiên cứu soạn phù hợp với từng lớp, từng đối tượng
học sinh. Thực hiện theo phương châm”Thầy chỉ đạo gợi mở-Trò
tích cực suy nghĩ vận dụng sáng tạo”; Không máy móc, rập
khuôn và áp đặt kiến thức.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là nội dung quan
trọng, vì vậy giáo viên cần nghiên cứu nắm vững chương trình,
nội dung sách giáo khoa. Xác định yêu cầu cơ bản theo chuẩn
kiến thức-kĩ năng. Xác định và chuẩn bị được các phương tiện
cần để tiến hành các hoạt động dạy-học như đồ dùng dạy học
của thầy, phương tiện học tập của trò. Khuyến khích tiếp cận và
sử dụng công nghệ giảng dạy bằng giáo án điện tử để nâng cao
chất lượng tiết dạy.
Thực hiện đúng phân phối chương trình, lập kế hoạch dạy
theo chuẩn kiến thức và kĩ năng các khối lớp cấp tiểu học và
thống nhất trong sinh hoạt tổ chuyên môn.
Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh, trao đổi việc học tập để
phụ huynh quan tâm hỗ trợ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Để chất lượng học tập của học sinh và hoạt động dạy học
của giáo viên được tốt, mỗi giáo viên cần đăng ký và xây dựng
kế hoạch mượn trang thiết bị dạy học; sách giáo khoa, tài liệu để
nghiên cứu và giảng dạy; chỉ đạo và có biện pháp tốt việc thực
hiện đánh giá học sinh theo TT 32 của Bộ GD&ĐT, việc đánh giá
định tính ở một số phân môn.
Tiếp tục dạy môn tập viết theo mẫu chữ, trong bộ môn tiếng
Việt các kỹ năng nghe, đọc, nói và viết rất quan trọng, trong đó
khó nhất là rèn học sinh viết chữ đẹp; đây là bộ môn công cụ để
học sinh sử dụng học tốt , giáo viên cần rèn luyện từ những nét
chữ căn bản đến nâng cao và cả tư thế ngồi viết để HS không bị
cận thị và vẹo xương.
Quan tâm thường xuyên đến những học sinh yếu, học sinh
có hoàn cảnh khó khăn, học sinh KT học hoà nhập đề ra những
giải pháp giáo dục có hiệu quả.
Kết hợp với tiết hoạt động ngoaì giờ lên lớp, Đội TNTP tổ
chức phát động thi đua trong học tập. Phân nhóm học tập, đôi
bạn học tập, hình thành ban cán sự lớp mẫu mực, kiểm tra truy
bài đầu giờ tạo sự kích thích tinh thần cao cho học sinh trong thi
đua học tập.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Chi bộ, Ban giám hiệu, tổ chức đoàn thể trong nhà trường
tổ chức quán triệt, phổ biến Nghị quyết chuyên đề đến cán bộ,
đảng viên, giáo viên xây dựng kế hoạch và chương trình hành
động cụ thể để thực hiện Nghị quyết.
- Chi bộ chỉ đạo cho BGH nhà trường xây dựng kế hoạch và
triển khai thực hiện.
- Ban giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm theo dõi, đôn
đốc việc triển khai thực hiện; hàng năm sơ kết tổng kết, tổng
hợp kết quả thực hiện và báo cáo chi bộ.
-Các đồng chí đảng viên gương mẫu thực hiện và đôn đốc
giáo viên trong tổ thực hiện.
Nơi nhận:
- Đảng bộ xã Tân Thượng;
- Các đoàn thể nhà trường;
- Website nhà trường;
- Lưu Chi bộ.
T/M CHI BỘ
BÍ THƯ
Đặng Hồng Nam