Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

TẬP HUẤN GVCN 2013 - CHUYÊN ĐỀ 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.79 KB, 28 trang )


KỸ THUẬT TỔ CHỨC
QUÁ TRÌNH TƯ VẤN
HỌC ĐƯỜNG

HỎI – ĐÁP NHANH
1/ Quá trình tư vấn học đường
thường kéo dài. Tại sao?
2/ Quá trình tư vấn thường kéo dài
bao lâu?
3/ Quá trình này không thể diễn ra
liên tục. Tại sao?

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
CỦA QUÁ TRÌNH TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG
1/ Phòng ngừa:
-Thực hiện một số biện pháp giáo dục tâm lý.
-Giúp các em tìm đến các dịch vụ hỗ trợ
(dịch vụ công tác xã hội, y tế, các tổ chức chăm
sóc bảo vệ trẻ em)
Quá trình tư vấn nhằm phòng ngừa, can thiệp,
tránh để học sinh cần tư vấn bị rối loạn tâm lý,
phát triển lệch chuẩn, mất phương hướng sống.

2/ Trợ giúp:
-Giúp học sinh nhận thức được vấn đề,
khó khăn của em, giúp em tự đối mặt
với chúng.
-Giúp học sinh tự nhận thức tình huống
của mình, giúp em phát triển năng lực
tự nhận thức.



3/ Hỗ trợ:
-Tạo tình huống để học sinh suy nghĩ,
trải nghiệm từ đó tự thay đổi về ý thức,
cảm xúc, hành vi.
-Hỗ trợ học sinh xử lý các vấn đề và
mâu thuẫn trong cuộc sống của em.
-Hỗ trợ học sinh suy nghĩ và tìm ra
biện pháp tự thay đổi bản thân.

KỸ THUẬT TỔ CHỨC
QUÁ TRÌNH
TƯ VẤN CÁ NHÂN

BƯỚC 1: Thiết lập quan hệ giữa người tư vấn
(NTV) và học sinh cần tư vấn (HSCTV)
NTV cần chú ý xây dựng mối quan hệ tin cậy,
trung thực, hợp tác.
-Cho học sinh biết NTV sẽ làm gì, làm thế nào
để giúp em, cần giúp HSCTV hiểu mong
muốn và động cơ của NTV.
-NTV cần phải đúng giờ trong cuộc hẹn đầu
tiên, thân thiện, cởi mở, chấp nhận học sinh
như vốn có, không lên án, chê trách, cũng
không đồng thuận theo các em.

BƯỚC 2: Tập hợp thông tin, xác định vấn đề:
NTV cần thu thập các thông tin:
-Lý do học sinh cần tư vấn.
-Thông tin về các mối quan hệ của học sinh.

-Thông tin về bản thân học sinh.
NTV xử lý thông tin, xác định vấn đề:
-Tìm ra bản chất vấn đề.
-Xác định nhu cầu của HSCTV, nhu cầu nào
đang chi phối suy nghĩ và cảm xúc của em.

NTV trao đổi với HSCTV để học sinh
nhận ra vấn đề của mình.
Lưu ý ở bước 2 NTV có nhiệm vụ hỗ trợ
HSCTV để em nhận ra vấn đề của
mình, NTV không nghĩ thay học sinh
vì học sinh thay đổi hay không là
chính bản thân em quyết định.

BƯỚC 3: Đánh giá vấn đề:
NTV cùng HSCTV đánh giá vấn đề mà em gặp
phải.
-Vấn đề gì, mức độ ảnh hưởng, gây cảm xúc ấn
tượng tâm lý như thế nào, chi phối hành vi ra
sao, hệ quả như thế nào.
-Giúp học sinh đối mặt với vấn đề của em, không
lảng tránh, đổ lỗi.
-Giúp học sinh liệt kê những nhu cầu của em
không được đáp ứng.
-Để học sinh tự liệt kê những nguồn lực những
biện pháp mà em có để cải thiện tình trạng.

Lưu ý ở bước 3 NTV không nên đưa ra
biện pháp giải quyết cho học sinh, không để
cảm xúc và suy nghĩ cá nhân chi phối. NTV

chỉ hỗ trợ để học sinh nhận thức, đánh giá
vấn đề và suy nghĩ tìm biện pháp vượt qua.

BƯỚC 4: Giúp học sinh xác định
mục đích sống:
NTV giúp học sinh:
-Tự nói mục tiêu, mong muốn của mình.
(Nếu học sinh có những mong muốn quá
mức, không thực tế NTV không nên chê
trách uốn nắn ngay mà dẫn dắt học sinh
tự điều chỉnh)
-Nêu những khả năng hiện có, những
cách giải quyết mà em vẫn làm để thực
hiện mục tiêu của em.

-Tìm mối liên hệ mục tiêu-khả năng
thực tế-
biện pháp giải quyết của học sinh,
nhận ra hậu quả không tốt.
-Học sinh xác định lại định hướng
sống cho phù hợp hơn.

BƯỚC 5: Tìm kiếm các biện pháp thay thế:
NTV sẽ
-Tóm tắt mục tiêu, mong muốn, hành động
của học sinh và hệ quả của cách giải
quyết đó.
-Thảo luận với học sinh những biện pháp
em đã thực hiện nhưng để lại hậu quả
không tốt, từ đó thảo luận cùng học sinh

tìm ra biện pháp thay thế.

NTV lưu ý: NTV là người động viên
khích lệ học sinh, không giải quyết
thay học sinh.
-Tìm kiếm các nguồn lực và hướng
dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, phù
hợp với chuẩn mực xã hội.

BƯỚC 6: Lập kế hoạch thực hiện:
-NTV cần đảm bảo rằng HSCTV đã xác định
được mục tiêu cần làm và làm gì để thực hiện
mục tiêu.
-NTV và HSCTV lên kế hoạch cụ thể thực hiện.
-NTV kiên nhẫn quan sát những thay đổi của
học sinh, khi có bất cứ tiến bộ nào hãy khen
ngợi và ghi nhận.
-Buổi tư vấn cuối NTV nhắc lại những điều
HSCTV đã làm được và đánh giá sự tiến bộ
của em.

BƯỚC 7: Hoàn thiện hồ sơ tư vấn.
Hồ sơ tư vấn gồm có:
-Bản mô tả về hoàn cảnh sống của
HSCTV.
-Bản mô tả về các hoạt động của HSCTV.
-Các công cụ mà NTV sử dụng.
-Biên bản ghi chép mỗi buổi tư vấn.
-Bản ghi chép các mức độ đạt được, sự
tiến bộ của HSCTV.


MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN/
TƯ VẤN CƠ BẢN

1/ Kỹ năng bộc lộ cảm xúc:
NTV cần biết bộc lộ cảm xúc,
nhưng phải biết quản lý cảm xúc
đúng với mục đích giáo dục.

2/ Kỹ năng chú tâm và quan sát:
NTV biết lắng nghe tích cực, chăm
chú lắng nghe, giao tiếp bằng mắt,
cần chú ý cách ngồi, khoảng cách
ngồi (tùy vào giới tính, nội dung câu
chuyện)
NTV không nên: cắt ngang lời, ghi
chép liên tục, đưa lời khuyên.

3/ Kỹ năng đặt câu hỏi:
NTV lựa chọn cẩn thận câu hỏi, kiểm soát
được cuộc nói chuyện, sử dụng câu hỏi mở
(Cái gì? Chuyện gì? Thế nào? Có thể làm
gì?), câu hỏi cần tập trung vào HSCTV.
NTV không nên: hỏi liên tục, hỏi nhiều
câu hỏi cùng một lúc, câu hỏi như lời
khẳng định.

4/ Kỹ năng phản hồi tóm tắt:
-Nhắc lại nguyên văn điều HSCTV
nói.

-Diễn đạt lại: thể hiện lại, tập trung
vào nội dung HSCTV vừa kể.
-Tóm tắt và sắp xếp ý chính đối với
câu chuyện dài.

5/ Kỹ năng phản ánh:
NTV nhắc lại để HSCTV nhìn nhận
đúng và sâu hơn vấn đề em đang đối
mặt.
NTV có thể nhắc lại:
-nội dung vấn đề của HSCTV.
-cảm xúc của HSCTV.
-nội dung và cảm xúc của HSCTV.

KỸ THUẬT TỔ CHỨC
QUÁ TRÌNH TƯ VẤN NHÓM

Bước 1: Thành lập nhóm tư vấn
Bước 2: Xây dựng một số công cụ làm
việc với nhóm tư vấn
Bước 3: Thiết lập mối quan hệ giữa các
thành viên trong nhóm
Bước 4: Thu thập thông tin; Đánh giá vấn
đề; Đánh giá những điểm mạnh, điểm
yếu của nhóm và các thành viên của
nhóm

×