Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

tự nhiên xã hội về tìm hiểu về quê hương xuân trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.57 MB, 33 trang )

Tìm hiểu về quê
hương: huyện
Xuân Trường
Nhóm làm thảo luận:

Trần Thị Lan Anh

Trần Thị Duyên

Nguyễn Thanh Quỳnh

Hoàng Thị Phương Mai

Trần Thị Huế
Bản đồ huyện Xuân Trường hình con chim đang đậu
I. Một số nét khái quát về huyện Xuân Trường
1.Lịch sử hình thành.
Vào đời Lê huyện Xuân Trường thuộc phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam. Đời Nguyễn thuộc phủ
Xuân Trường gồm các huyện Mỹ Lộc, Giao thủy, Nam Trực, Trực Ninh. Từ ngày 21/04/1967 thuộc tỉnh
Nam Hà. Từ ngày 22/12/1967 hợp nhất với huyện Giao Thủy thành huyện Xuân Thủy. Đến ngày
16/02/1987 tách Xuân Trường và Giao Thủy trở lại như cũ, chính thức tái lập huyện Xuân Trường.
2. Đặc điểm tự nhiên.
a. Vị trí giới hạn
Huyện Xuân Trường thuộc tỉnh Nam Định nằm phía ở phía Đông Bắc của tỉnh Nam Định.
Phía Đông Bắc giáp huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình.
Phía Đông Nam giáp huyện Giao thủy.
Phía Tây giáp huyện Trực Ninh.
Phía Bắc giáp huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình.
Ranh giới phía Bắc với tỉnh Thái Bình là sông Hồng, ranh giới phía Tây với huyện Trực Ninh là sông
Ninh Cơ, ranh giới phía Đông Nam với huyện Giao Thủy là sông Sò.
Cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 40 km


Diện tích: 112,9 km2
b. Địa hình.
Huyện Xuân Trường có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phù sa
màu mỡ (do được bao bọc bởi ba con sông lớn sông Hồng, sông Ninh Cơ,
sông Sò). Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông – công nghiệp
và nuôi trông thủy sản.
c. Khí hậu
Xuân Trường là một vùng đất thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ và lại là
nơi gần biển nên mang đậm nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa.
Nhiệt độ trung bình năm từ 23 – 240C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12
và tháng 1 với nhiệt độ trung bình từ 16 – 170C. Tháng 7 là tháng nóng
nhất trong năm nhiệt độ lên tới trên 290C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm hai mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đén
tháng 12 năm sau.
Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700
Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85 %
d. Sông ngòi
Xuân Trường được bao bọc bởi ba con sông lớn đó là:
Sông Hồng (phía Bắc huyện chảy qua bốn xã Xuân Châu, Xuân Phong, Xuân
Đài, Xuân Phú)
Sông Ninh Cơ (phía tây chảy qua bốn xã Xuân Châu, Xuân Hồng, Xuân Kiên,
Xuân Ninh)
Sông Sò (phía Đông chủ yếu chảy qua xã Xuân Vinh)
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thông các sông nhỏ, mương máng chằng
chịt rất thuận tiện cho giao thông vận tải và tưới tiêu phục phụ sản xuất nông nghiệp
và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.
e. Giao thông
Địa hình bằng phẳng nên giao thông Xuân Trường tương đối thuận tiện có tỉnh
lộ 489 chạy qua cùng với quốc lộ 21B (mới đưa vào sử dụng năm 2010) và hệ thông

đường xá khá mới thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa – chính trị với các
huyện khác.
Giao thông đường thủy cũng khá thuận tiện với hệ thống ba con sông lớn.
Cầu Lạc Quần đầu mối giao thông quan trọng
Phà Sa Cao Xuân Trường – Thái Bình
II. Đặc điểm dân cư – văn hóa – xã hội
1. Dân cư
Số dân: Theo số liệu thống kê năm 2012về phát triển dân số trên địa bàn huyện có gần
171.000 dân trong đó có gần 30% số dân theo đạo thiên chúa giáo gần 92.000 dân đang trong
độ tuổi lao động.
Mật độ dân số: 1,529 người/km2
Thành phần dân tộc: chủ yếu là người kinh

Xuân Trường là một trong những huyện đông dân nhất tỉnh Nam Định. Đây vừa là điều
kiện thuận lợi cho huyện nhà có nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển kinh tế về mọi mặt.
Nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức cho những nhà quản lý về vấn đề giải quyết việc làm
cũng như các tệ nạn xã hội đã và đang ngày càng lan rộng.
2.Văn hóa
Xuân Trường – mảnh đất văn hiến với nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê đồng bằng
Bắc Bộ, phải kể đến đầu tiên là cái nôi Phật giáo, Thiên Chúa giáo trong địa bàn tỉnh Nam
Định. Điểm qua một số chùa có giá trị to lớn về văn hóa lịch sử trên địa bàn huyện.
.
Đền An Cư xã Xuân Vinh diễn ra vào mùng 6 – 7 tháng giêng âm lịch với hội đấu vật
truyền thống, hội bơi chải, các hoạt động tế lễ….
.
Chùa Kim Sa Tự là một quần thể di tích lịch sử thuộc xã Xuân Đài.

Chùa Keo – Hành Thiện do thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven Sông
Hồng thuộc địa phận xã Xuân Hồng ngày nay. Ngôi chùa cổ kính này được xây dựng
vào thời nhà Lý năm 1061, tức dưới thời vua Lý Thánh Tông. Chùa Keo là một trong

những ngôi chùa cổ và đẹp nhất Việt Nam được nhiều du khách biết đến với vẻ cổ kính
và sự linh thiêng kì bí của ngôi chùa.

Chùa Đĩnh Lan Tự là một ngôi chùa có bề dày về lịch sử thuộc địa phận xã
Xuân Hồng hay còn gọi chùa Keo ngoài. Ngày 13/03/2013 chùa Đĩnh Lan Tự chính
thức được Bộ VH – TT – DL cộng nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chùa Thọ Vực xã Xuân Phong – di tích lịch sử cấp quốc gia.
Dù ai đi khắp ba miền,
Nhớ ngày lễ hội Ngọc Tiên thì về.
Dù cho bận rộn tứ bề,
Rằm giêng mở hội thì về Ngọc Tiên.

Bài ca dao đó đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ người dân làng Ngọc Tiên (xã
Xuân Hồng – Xuân Trường). Đó chnhs là ngôi chùa Ngọc Tiên linh thiêng.

Đền Xuân Bảng thuộc làng Xuân Bảng – xã Xuân Hùng – Xuân Trường. Được
tổ chức vào 2 ngày 11 – 12 tháng 02 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động đặc sắc :
rước kiệu thành hoàng quanh làng, tế thần cầu bình an hạnh phúc, hội thi bơi chải,
Chùa
Keo
với
kiến
trúc cổ
kính
thời
nhà Lý
Chùa Keo
mùa lễ hội

Chùa Đĩnh Lan
Chùa Kim Sa
Năm 1533 một giáo sĩ người Châu Âu tên Ignacio đến nước ta để truyền
đạo và ông chọn Xuân Trường là điểm dừng chân để truyền bá Đạo cụ thể là
làng Trà Lũ giáo phận Bùi Chu huyện Xuân Trường. Ông là người đầu tiên
truyền đạo vào nước ta và đã làm cho nó phát triển rực rỡ thể hiện rõ nhất là
rất nhiều nhà thờ được xây dựng với kiến trúc độc đáo và hoành tráng.

Nhà thờ Phú Nhai thuộc giáo phận Bùi Chu trung tâm xã Xuân Phương.
Phú Nhai được xây dựng năm 1866 với kiến trúc Gothic đậm dấu ấn của Pháp
được phong là Vương Cung Thánh Đường (Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội).
Phú Nhai là nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á.

Nhà thờ Bùi Chu thuộc giáo phận Bùi Chu xã Xuân Ngọc. Bùi Chu là
nhà thờ chính tọa của giáo phận Bùi Chu được coi là nơi đầu tiên các giáo sĩ
truyền đạo dừng chân.

Nhà thờ giáo sứ Xuân Dục thuộc xã Xuân Ninh. Nhà thờ được thiết kế
theo kiến trúc phương Tây rất đẹp.

Đền thánh Kiên Lao thuộc xã Xuân Tiến. Nhà thờ được xây dựng theo
kiến trúc của nhà thờ Phú Nhai.

Nhà thờ Kính Danh thuộc xã Xuân Trung; giáo xứ Thánh Mẫu thuộc Thọ
Nghiệp; giáo xứ Xuân Dương – Xuân Hòa; …vv
Kiến trúc bên ngoài
Vương Cung Thánh
Đường Phú Nhai
Những pho tượng các Thánh
ngoài nhà thờ

Bên trong nhà thờ với kiến trúc
đẹp mắt
Một vài hình ảnh về nhà thờ Bùi Chu
Nhà thờ Xuân Dục – Xuân Ninh
Đền thánh Kiên Lao chiều thứ 7
Xuân trường còn được biết đến với những làng nghề truyền thống:

Làng nghề cơ khí Xuân Tiến

Làng nghề đúc chuông Kiên Lao – Xuân Tiến

Làng nghề nấu rượu, làm bánh đa Xuân Kiên, Xuân Tiến

Làng nghề khâu nón Xuân Phương

Làng nghề dệt chiếu Xuân Ninh

Làng cốm, mọc, cót, kẹo đắng Xuân Bắc

Dệt lụa làng Ngọc Tiên – trồng dâu nuôi tằm.
Ẩm thực:
Xuân Trường nổi tiếng với những đặc sản: chuối Ngự, cam đường (đặc sản tiến
vua của làng Ngọc Tiên – Xuân Hồng); gạo tám Xoan(Xuân Ninh); rượu Kiên Lao
(Xuân Kiên);gạo nếp (Xuân Dục); miến rút xương (Xuân Tân); thịt chuột Vạn Lộc
(Xuân Phong); gạo tiến vua (Xuân Đài);…
Ngoài ra còn: gỏi cá (Xuân Tiến); nem thính (Xuân Tân, Xuân Bắc); chạo chân
giò Xuân Trung); nem chạo (Xuân Kiên,Xuân Hòa); sâu dâu, bánh hú, bún chua
(Xuân Bắc);….
Một số làng nghề huyện Xuân
Trường

3. Giáo Dục:

Xuân Trường còn là mảnh đất “văn vật” ngay từ thời nhà Nguyễn, Xuân Trường có 3 tiến sĩ, 4 phó
bảng, 87 cử nhân, hơn 200 tú tài, nhiều võ, đô sĩ… Làng Trà Lũ từng là đại đồn của khởi nghĩa Phan
Bá Vành dân gian có câu:
“Xứ Đông Cố Am, xứ Nam Hành Thiện
Giặc bên Ngô, đô Trà Lũ”
Một số danh nhân xưa và nay của đất mẹ Xuân Trường:

Tú tài Trịnh Huấn Giác: Quan tri phủ Đoan Hùng

Thượng tọa:Thích Thanh Thuận trưởng ban hoành pháp tỉnh Nam Định, trưởng ban trị sự huyện
Xuân Trường, trụ trì chùa Ngọc Tiên

Đặng Xuân Khu (TRƯỜNG CHINH): cố tổng bí thư nước CHXHCNVN

Đặng Quân Thụy: trung tướng quân đội nhân dân Việt Nam nguyên phó chủ tịch quốc hội

Đặng Vũ Chư: bộ trưởng bộ Công Nghiệp

Đinh Thế Huynh: ủy viên bộ chính trị, bí thư trung ương Đảng, trưởng ban tuyên giáo trung ương,
chủ tịch hội nhà báo Việt Nam.

Nguyễn Quang Trung: thiếu tướng – chủ nhiệm chính trị - tổng cục 2.

PGS-TS Nguyễn Viết Thông: tổng thư kí hội đồng lý luận trung ương.

Nguyễn Viết Nhiên: chuẩn đô đốc, tiến sĩ, đại biểu quốc hội, phó tư lênh Hải Quân Nhân Dân Việt
Nam

Hệ thông giáo dục huyên Xuân Trường:
Về giáo dục phổ thông có tất cả 5 trường. Trong đó, có 3
trường công lập: THPT Xuân Trường A, THPT Xuân Trường B,
THPT Nguyễn Trường Thúy. Một trường dân lập : THPT dân lập
Xuân Đài và một trường trung tâm giáo dục thường xuyên Xuân
Trường.
Về giáp dục THCS, TH, MN: trên địa bàn huyện có tất cả 21
trường THCS, 29 trường tiểu học, 20 trường mầm non.
Trường THPT Xuân Trường B đang
là mũi nhọn giáo dục của huyện
Trường THPT Xuân Trường A 50 năm
xây dựng và trưởng thành
Thầy và trò
trường tiểu học
Xuân Hòa phấn
khởi đón bằng
công nhận
trường đạt chuẩn
quốc gia cấp độ
2
Trường
tiểu học
Xuân
Hồng

×