Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Báo cáo khoa học : Điều tra khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý bùn hầm cầu trên địa bàn TP.HCM, Nghiên cứu và đề xuất cơ chế quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 80 trang )


1
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chính sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)


TÊN ĐỀ TÀI:

ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THU GOM,
VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ BÙN HẦM CẦU
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM – NGHIÊN CỨU VÀ
ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ







CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Ký tên)




TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT




CƠ QUAN QUẢN LÝ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận)
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận)
Hiệu trưởng





TS. NGUYỄN DŨNG








TP. HCM, tháng 11 năm 2008

2
TÓM TẮT
Đề tài: “Điều tra khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý bùn hầm cầu trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh – nghiên cứu và đề xuất cơ chế quản lý” là đề tài nghiên cứu nhằm
bảo vệ môi trường, được thực hiện bỡi Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Công nghệ và
Quản lý Môi trường CENTEMA.
Nhằm xác định chính xác khối lượng bùn hầm cầu thu gom và xử lý mỗi ngày, nhóm nghiên

cứu đã tiế
n hành khảo sát thực tế bằng phiếu khảo sát tại các đơn vị thu gom bùn hầm cầu trên
địa bàn 24 quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh khảo sát các đơn vị thu gom,
vận chuyển nhóm còn tiến hành khảo sát các đơn vị xử lý bùn hầm cầu bao gồm (1) Cơ sở sản
xuất phân bón Hòa Bình (2) Bãi chôn lấp Đông Thạnh (3) Công ty xử lý chất thải Hòa Bình.
Song song với công việc xác định khối lượng bùn hầm cầu nhóm nghiên cứ
u còn xác định
thành phần, tính chất của bùn hầm cầu và những ảnh hưởng đến môi trường từ bùn hầm cầu,
và chỉ ra các phương pháp quản lý bùn tại Việt Nam và của các nước trên thế giới.
Tổng lượng bùn hầm cầu phát sinh hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh, xác định theo (1) kết
quả khảo sát thực tế tại các đơn vị thu gom, vận chuyển là 348 m
3
/ngđ (khảo sát tại bãi chôn
lấp Đông Thạnh) và (2) khối lượng bùn hầm cầu phát sinh được tính toán dựa vào dân số thành
phố Hồ Chí Minh vào năm 2007, là 621 m
3
/ngđ. Tuy nhiên, khi bãi chôn lấp Đông Thạnh đóng
cửa và các đơn vị thu gom phải đổ bỏ bùn tại Công ty xử lý chất thải Hòa Bình thì khối lượng
bùn xử lý mỗi ngày chỉ có 114 m
3
/ngđ (khảo sát ngày 11/03/08).
Kết quả khảo sát cho thấy lượng bùn mỗi ngày cần được xử lý rất cao khoảng trên 500 m
3
/ngđ,
nhưng khối lượng bùn xử lý mỗi ngày rất thấp, chứng tỏ một số lượng lớn bùn hầm cầu đã
được thải bỏ ra bên ngoài mà không qua xử lý, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và
sức khỏe của người dân. Đề tài này thực hiện nhằm xác định khối lượng thành phần bùn thực
tế phát sinh và xử lý mỗi ngày để xác định và có các biện pháp xử lý nghiêm các đơn vị cố tình
th
ải bỏ bùn không đúng qui định và xây dựng hệ thống quản lý hợp lý, bao gồm các chính sách

và cấu trúc hệ thống.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Sở
Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là các đơn vị thu gom và xử lý
bùn hầm cầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
nhóm nghiên cứu hoàn thành tốt công việc điều tra, kh
ảo sát trong thời suốt thời gian qua.

3

SUMMARY
The project “Survey on the current situation of septic tank sludge collection, transportation
and treatment in Ho Chi Minh City – study on and proposal for management mechanism” is a
study in the field of environmental protection, implemented by Center for Environmental
Technology and Management (CENTEMA).
In order to determine the accurate amount of septic tank sludge collected and treated everyday,
the studying group carried out field survey with questionnaires at septic tank sludge collection
and transportation facilities in all 24 districts of Ho Chi Minh City. Besides these, the group
also surveyed septic tank sludge treatment facilities including (1) Hoa Binh Fertilizer
Manufacturing Facility, (2) Dong Thanh Landfill and (3) Hoa Binh Waste Treatment
Company. In addition, the study determined the sludge’s composition and properties and its
effect on the environment, as well as pointed out the management practices in Vietnam and
other countries in the world.
The total amount of septic tank sludge currently generated in Ho Chi Minh City is 348m
3
per
day as determined by (1) the results of field survey at collection and transportation facilities
and 621m
3
per day as determined by (2) calculation based on the population of Ho Chi Minh
City in 2007. However, when Dong Thanh Landfill was closed and the collection facilities

have to discharge sludge at Hoa Binh Waste Management Company, the amount of sludge
treated is only 114m
3
per day (survey result in 11/03/2008).
The survey showed that the amount of septic tank sludge that needs to be treated is above
500m
3
per day, which is very high. However, the amount treated everyday is low, which
means that there is a large amount being discharged without treatment, causing serious
environmental pollution and adverse impact on human health. This study is implemented in
order to determine the actual amount of sludge generated and treated each day to identify and
strictly punish any facilities violating the regulations of sludge discharge and develop a sound
management system, including policies and legal system structure.
We sincerely thank the Deparment of Science and Technology and Department of Natural
Resources and Environment of Ho Chi Minh City, and especially the septic tank sludge
collection and treatment facilities in Ho Chi Minh Minh City for their help and support to the
studying group so that they can complete the survey during these times.
MỤC LỤC

Trang bìa
Tóm tắt (tiếng Việt và tiếng Anh)
Mục lục
Ký hiệu
Danh sách bảng
Danh sách hình

CHƯƠNG NỘI DUNG TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU





Tên đề tài, mục tiêu, nội dung, sản phẩm, tổ chức và thành viên
1



CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

4

1.1 Giới thiệu chung 3
1.2 Mục tiêu của đề tài và nội dung thực hiện 4

1.2.1 Mục tiêu 4

1.2.2 Nội dung nghiên cứu 4
1.2.3 Phương pháp thực hiện 5
1.3 Sản phẩm của đề tài 5


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÙN HẦM CẦU
TRÊN THẾ GIỚI


2.1 Các loại bể tự hoại 6
2.1.1 Hệ thống vệ sinh tại chỗ 6
2.1.2 Bể tự hoại riêng biệt 7
2.1.3 Nhà vệ sinh kiểu trống quay 8

2.1.4 Nhà tiêu nước 8
2.2 Thành phần bùn hầm cầu 10
2.3 Mức độ ô nhiễm môi trường từ bùn hầm cầu 11
2.4 Hệ thống quản lý bùn hầm cầu tại một số nước 13


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu 16
3.1.1 Khảo sát hệ thống hạ tầng kỹ thuật bùn hầm cầu 16
3.1.2 Xác định khối lượng và thành phần 17
3.2 Mục đích lập phiếu điều tra, khảo sát 17
3.3 Xây dựng quy chế quản lý kỹ thuật và quản lý nhà nước 18
3.3.1 Xây dựng quy chế quản lý kỹ thuật 18
3.3.2 Xây dựng quy chế quản lý của nhà nước về bùn hầm cầu 18


CHƯƠNG 4 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ
XỬ LÝ BÙN HẦM CẦU TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM


4.1 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bùn hầm cầu 19
4.1.1 Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển bùn hầm cầu 19
4.1.2 Hiện trạng hệ thống xử lý bùn hầm cầu 23
4.2 Khối lượng, thành phần và tính chất bùn hầm cầu 30

4.2.1 Ước tính khối lượng bùn hầm cầu hiện tại từ số liệu điều tra
k
hảo sát
30

4.2.2 Khối lượng bùn được hút, vận chuyển và xử lý mỗi ngày 32
4.2.3 Thành phần và tính chất bùn hầm cầu 35
4.3 Dự báo khối lượng, thành phần và tính chất bùn hầm cầu trong
tương lai
40
4.3.1 Ước tính khối lượng bùn hầm cầu trong tương lai 40
4.3.2 Thành phần và tính chất bùn hầm cầu trong tương lai 42

CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÙN

5
HẦM CẦU

5.1 Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý kỹ thuật 43
5.1.1 Quy mô và phạm vi phân bố các đơn vị thu gom, vận
chuyển
43
5.1.2 Công nghệ, trang thiết bị thu gom, vận chuyển 43
5.1.3 Khối lượng, thành phần và tính chất bùn hầm cầu tại các
quận huyện
44
5.1.4 Đánh giá hiện trạng xử lý bùn hầm cầu tại trạm xử lý 44
5.2 Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý của nhà nước 46
5.2.1 Hiện trạng hệ thống quản lý của nhà nước về bùn hầm cầu 46
5.2.2 Đánh giá cơ cấu tổ chức, nhân sự 47
5.2.3 Đánh giá các quy định, tiêu chuẩn về quản lý bùn hầm cầu 48

CHƯƠNG 6 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ

6.1 Mô hình quản lý dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý bùn hầm

cầu
50
6.1.1 Mô Hình Quản Lý Dịch Vụ Thu Gom, Vận Chuyển 50
6.1.2 Mô Hình Quản Lý Dịch Vụ Xử Lý Bùn Hầm Cầu 52
6.2 Mô hình quản lý nhà nước 53
6.3 Đề xuất chương trình ban hành các văn bản pháp quy, tiêu chuẩn
kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh môi trường trong công tác
thu gom, vận chuyển và xử lý.
55

6.3.1 Quy định về quản lý dịch thu gom, vận chuyển và xử lý
bùn hầm cầu trên địa bàn Tp. HCM
55
6.3.2 Quy định điều kiện, năng lực của các tổ chức, đơn vị tham
gia vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý BHC trên địa
bàn Tp. HCM
55

6.3.3 Quy Định Về Đảm Bảo Chất Lượng Vệ Sinh Trong Quá
Trình Thu Gom, Vận Chuyển Và Xử Lý Bùn Hầm Cầu
55

6.3.4 Quy Trình Kiểm Tra, Giám Sát Hoạt Động Thu Gom, Vận
Chuyển Và Xử Lý Bùn Hầm Cầu
57

CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ




7.1 Kết luận 58
7.2 Kiến nghị 58

KÝ HIỆU

Stt Chữ viết tắt Ý nghĩa Trang
1 Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh 1
2 UBND Ủy Ban Nhân Dân 3
3 CITENCO Công ty Môi trường Đô thị 3
4 SS Chất thải rắn lơ lửng 5
5 TSS Tổng chất thải rắn lơ lửng 5

6
6 QLMT Quản lý môi trường 5
7 ĐHDL Đại học dân lập 5
8 OSS Onsite sanitation system 10
9 BOD Nhu cầu oxy sinh hoá 13
10 QĐ Quy định 15
11 BCL Bãi chôn lấp 16
12 HHC Hút hầm cầu 27
13 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 36
14 CTR Chất thải rắn 53
15 RHC Rút hầm cầu























DANH SÁCH BẢNG

DANH
SÁCH
TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1 Danh sách cá nhân thực hiện đề tài nghiên cứu 2
Bảng 2.1 Tỷ lệ phần trăm các hộ gia đình ở khu đô thị sử dụng hệ thống OSS 6
Bảng 2.2 Thành phần của bùn hầm cầu trong bể tự hoại 10
Bảng 2.3 Thành phần các chất ô nhiễm trong bùn hầm cầu 10
Bảng 2.4 Thành phần kim loại trong bùn hầm cầu. 10
Bảng 2.5 Số lượng vi sinh vật trong bùn hầm cầu 11
Bảng 2.6 Phân loại các con đường truyền bệnh liên quan đến phân. 11
Bảng 4.1 Tỷ lệ phân bố các đơn vị HHC trên 24 Quận/Huyện 20

7

Bảng 4.2 Các đơn vị xử lý bùn hầm cầu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 24
Bảng 4.3 Kết quả phân tích nước thải sau xử lý của Công ty xử lý chất thải Hòa
Bình
30
Bảng 4.4 Lượng bùn hầm cầu do các đơn vị hút hầm cầu thu gom trung bình
mỗi ngày
31
Bảng 4. 5 Lượng bùn hầm cầu phát sinh theo sự gia tăng dân số 32
Bảng 4.6
Tổng số hộ sử dụng nhà vệ sinh có bể tự hoại.

32
Bảng 4.7 Lượng bùn xử lý tại bãi Đông Thạnh ngày 15/11/2007. 34
Bảng 4.8
Lượng bùn xử lý tại bãi Đông Thạnh ngày 16/11/2007
34
Bảng 4.9.

Khối lượng bùn dao động trong 9 tháng đầu năm 2007
35
Bảng 4.10 Khối lượng bùn thu gom mỗi ngày của Công ty xử lý chất thải Hòa
Bình
35
Bảng 4.11 Thành phần hoá học của phân và nước tiểu. 36
Bảng 4.12 Thành phần hoá học của bùn hầm cầu tại Tp. Hồ Chí Minh 36
Bảng 4.13 Một số mầm bệnh tiêu biểu trong bùn hầm cầu 36
Bảng 4.14 Thành phần bùn hầm cầu tại sân bay, nhà vệ sinh công cộng, nhà dân 37
Bảng 4.15 Thành phần bùn hầm cầu tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, nhà dân 38
Bảng 4.16 Giới hạn tối đa cho phép hàm lượng tổng số Cd, Pb, Cu trong đất. 39
Bảng 4.17 Tiêu chuẩn quy định cho kim loại nặng trong bùn lắng được sử dụng

cho đất hoặc mục đích nông nghiệp của một số nước trên thế giới.
39
DANH
SÁCH
TÊN BẢNG TRANG
Bảng 4.18
Thành phần bùn hầm cầu sau khi qua hệ thống xử lý
40
Bảng 4.19 Dự đoán dân số thành phố HCM từ năm 2004 đến 2020 41
Bảng 4.20 Dự đoán khối lượng bùn hầm cầu thành phố HCM từ năm 2007 đến
2020
41
Bảng 5.1 Thành phần bùn hầm cầu tại các hộ gia đình 44











8















DANH SÁCH HÌNH

DANH
SÁCH
TÊN HÌNH TRANG
Hình 2.1 Hệ thống xử lý phân ở những khu đô thị thuộc các quốc gia có thu
nhập thấp và thu nhập cao.
6
Hình 2.2 Mô hình bể tự hoại các nhân được xây dựng theo tiêu chuẩn của
Malaysia (MS 1288).
7
Hình 2.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được kết hợp xử lý bùn
hầm cầu tại Malaysia.
7
Hình 2.4 Nhà vệ sinh tự hoại kiểu Carousel 8
Hình 2.5 Nhà tiêu nước 9
Hình 2.6 Nhà tiêu nước ở Nam Phi. 9
Hình 4.1 Tỷ lệ phần trăm phân bố của các doanh nghiệp hút hầm cầu trên địa
bàn Tp.HCM.
21
Hình 4.2 Quy trình thu gom, vận chuyển bùn hầm cầu. 21

Hình 4.3 Quy trình thu gom bùn hầm cầu tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2. 22
Hình 4.4 Xe thu gom vận chuyển có và không có trang bị thùng kín. 22
Hình 4.5
Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý BHC của cơ sở sản xuất phân bón
Hòa Bình
24
Hình 4.6
Lượng bùn khô chưa tách tạp chất
25
Hình 4.7
Máy sàn tách tạp chất
25
Hình 4.8
Sản phẩm bùn septic
25
Hình 4.9
Sản phẩm bùn khô.
25
Hình 4.10
Bãi cỏ vôi, nơi tiếp nhận nước thải bùn hầm cầu sau xử lý.
26
Hình 4.11
Quy trình xử lý bùn hầm cầu tại bãi chôn lấp Đông Thạnh.
26
Hình 4.12
Quy trình xử lý bùn hầm cầu tại BCL Đông Thạnh.
27
Hình 4.13
Sân phơi bùn hầm cầu sau khi tách nước
28


9
Hình 4.14
Hồ chứa nước thải bùn hầm cầu sau lọc
28
Hình 4.15
Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải bùn hầm tại BCL Đông
Thạnh.
28
Hình 4.16
Công nghệ xử lý bùn của công ty TNHH xử lý chất thải Hòa Bình
29
Hình 5.1 Cơ sở sản xuất phân bón Hòa Bình, nơi tiếp nhận bùn hầm cầu. 44
Hình 5.2 Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về bùn hầm cầu tại Tp.HCM 47
Hình 6.1 Đề xuất mô hình quản lý của nhà nước về bùn hầm cầu 52

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tên đề tài: Điều tra khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý bùn hầm cầu trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh – nghiên cứu và đề xuất cơ chế quản lý.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Trung Việt
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Công nghệ và Quản lý môi trường –
CENTEMA.
Địa chỉ: phòng 305B, 45 Nguyễn Khắc Nhu, phường Cô Giang, Q1.
Điện thoại: 08 - 6291 2930 Fax: 08 – 6291 2928
Thời gian thực hi
ện: ngày 03 tháng 08 năm 2007 – tháng 04 năm 2008
Kinh phí được duyệt: 250.000.000 VNĐ
2. Mục tiêu
Đề tài thực hiện với các mục tiêu sau:

- Xác định khối lượng và thành phần bùn cần xử lý mỗi ngày nhằm xây dựng hệ thống
thu gom, vận chuyển BHC thích hợp cho thành phố HCM;
- Xây dựng hệ thống quản lý hợp lý, bao gồm chính sách và cấu trúc hệ thống.
3. Nội dung
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Kh
ảo sát thực tế hiện trạng thu gom, vận chuyển bùn hầm cầu (số lượng các đơn vị thu
gom trên địa bàn thành phố, quy trình và phương tiện thu gom - vận chuyển, khối lượng
và thành phần bùn hầm cầu…);
- Khảo sát thực tế hiện trạng xử lý bùn hầm cầu (bao gồm trang thiết bị và công nghệ xử
lý);
- Thu thập các tài liệu, văn bản pháp luật về hệ thống quản lý bùn h
ầm cầu tại Việt Nam
và trên thế giới. Phân tích, đánh giá ưu và nhược điểm nhằm đề xuất một cơ chế quản lý
hợp lý cho Tp.HCM;
- Tổng hợp số liệu, phân tích số liệu và đánh giá hiện trạng, hệ thống quản lý bùn hầm
cầu tại Việt Nam;
- Đề xuất mô hình quản lý hợp lý dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý bùn hầm cầu

4. Sản phẩm của đề tài

Sản phẩm của đề tài bao gồm:

10

Ô Báo cáo hiện trạng hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý bùn hầm cầu trên địa bàn
Tp.HCM;
Ô Mô hình tổ chức quản lý từ cấp thành phố đến địa phương;
Ô Hệ thống văn bản pháp qui trong lĩnh vực bùn hầm cầu.


5. Tổ chức thực hiện

Đề tài nghiên cứu khoa học “Điều tra khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý bùn hầm
cầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – Nghiên cứu và đề xuất cơ chế quản lý” do Sở Tài
nguyên và Môi trường kết hợp với Trường Đại học dân lập Văn Lang Tp.HCM thực hiện, với
sự tham gia của các thành viên của trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ và quản lý môi
trường CENTEMA.
Bảng 1 Danh sách cá nhân thực hiện
đề tài nghiên cứu.

Stt Tên Tổ Chức, Cá Nhân
Cơ Quan
Công Tác
Chuyên
Ngành
Học Vị
1 Nguyễn Trung Việt
Trường ĐHDL
Văn Lang
QLMT TS
2 Trần Thị Mỹ Diệu
Trường ĐHDL
Văn Lang
QLMT TS
3 Nguyễn Kim Thanh
Trường ĐHDL
Văn Lang
QLMT Th.S
4 Đào Thành Dương
Trường ĐHDL

Văn Lang
QLMT Th.S
5 Lê Minh Tâm
Sở Tài nguyên và
Môi trường
CNMT Th.S
6 Vũ Thùy Linh
Sở Tài nguyên và
Môi trường
QLMT Th.S
7 Trương Mộng Diễm
Trường ĐHDL
Văn Lang
CNMT KS
8 Trần Thị Lệ Hằng
Trường ĐHDL
Văn Lang
CNMT KS
9 Lê Mạnh Đệ
Sở Tài nguyên và
Môi trường
CNMT KS
10 Trương Thị Thu Trang
Trường ĐHDL
Văn Lang
CNMT KS













11




CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Theo số liệu báo cáo mới nhất từ Sở Tài nguyên & Môi trường (2007), hiện nay trung bình
mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh phát sinh hơn 2.000 tấn bùn từ công tác nạo vét kênh rạch và
làm vệ sinh mạng lưới thoát nước, khoảng 250 tấn bùn từ 7 khu công nghiệp, các nhà máy lớn
đang hoạt động, khoảng 500m
3
bùn phát sinh từ công tác rút hầm cầu và trong tương lai có thể
lên đến 700 – 900 m
3
. Trong đó, quản lý bùn hầm cầu đang là một vấn đề hết sức nhạy cảm và
nóng bỏng do lượng bùn thải này, ngoài các chất hữu cơ chưa phân hủy, còn chứa nhiều loại vi
trùng gây bệnh có thể gây ô nhiễm nặng đến môi trường sống và là nguồn lây truyền dịch bệnh
nếu không được quản lý tốt.

Tính đến cuối năm 2006, trên địa bàn Thành phố chỉ duy nhất 01 đơn vị có chức n
ăng tiếp
nhận và xử lý bùn hầm cầu là cơ sở sản xuất phân bón Hòa Bình (quận Tân Bình). Tuy nhiên,
do vị trí nhà máy nằm trong vùng dân cư nhạy cảm nên cuối năm 2006, UBND Tp.HCM đã ra
quyết định đóng cửa và di dời cơ sở sản xuất phân bón Hòa Bình ra khu liên hiệp xử lý chất
thải rắn Đa Phước (huyện Bình Chánh). Kể từ đó, toàn bộ lượng bùn hầm cầu phát sinh trên
địa bàn Tp.HCM đều do Công ty môi trường đô thị Tp.HCM – CITENCO chị
u trách nhiệm
tiếp nhận và xử lý tập trung tại bãi chôn lấp Đông Thạnh ( huyện Hóc Môn). Nhưng đến thời
điểm hiện nay, khu xử lý bùn tập trung tại BCL Đông Thạnh cũng đã ngưng tiếp nhận và tổng
lượng bùn hầm cầu phát sinh được đưa về khu xử lý mới tại Đa Phước Bình Chánh.

Trong thời gian cơ sở sản xuất Phân bón Hòa Bình ngưng tiếp nhận bùn hầm cầu và di dờ
i về
khu liên hợp Đa Phước, huyện Bình Chánh, bãi chôn lấp Đông Thạnh được Sở Tài nguyên -
Môi trường chỉ định dành ra một khu vực để lưu chứa và xử lý bùn hầm cầu nhằm đảm bảo vệ
sinh, nhưng số lượng xe về đây để xả thải bình quân mỗi ngày chỉ có khoảng 60-70 xe hút hầm
cầu đến đổ. Theo tính toán, bình quân mỗi xe bồn chứa 3m³, tổng cộng mỗi ngày chỉ khoảng
180m³ bùn hầm cầu được xả thải tập trung tại bãi bãi chôn lấp. Trong khi đó, con số thực tế
lớn hơn nhiều nếu tính tất cả số lượng xe bồn hút bùn hầm cầu cả 22 quận huyện đổ về. Qua số
liệu thống kê của Ban quản lý bãi chôn lấp Đông Thạnh, hiện chỉ có 5 hợp tác xã của 5 quận -
huyện là có lượng xe bồn đáng kể thường xuyên chở bùn hầ
m cầu về tập kết tại bãi chôn lấp.
Đó là các quận Tân Bình (15 xe), Gò Vấp (25 xe), quận Tân Phú (3 xe) và các quận khác (14
xe). Các quận huyện còn lại hầu như không có, thậm chí không đăng ký. Đáng nói là có những
quận huyện có số dân cư đông đúc như quận 4, 6, 8, Thủ Đức lại không có một xe bồn hút bùn
hầm cầu nào đăng ký về đổ tại bãi chôn lấp. Các Công ty Dịch vụ đô thị quận 1, quận Bình
Thạnh cũng ch
ỉ đăng ký mỗi công ty một xe nhưng rất ít đổ tại nơi xử lý tập trung. Trong khi
đó, vào thời điểm còn đang hoạt động tại quận Tân Bình thì cơ sở sản xuất phân bón Hòa Bình

mỗi ngày có tới gần 200 xe bồn về cung cấp bùn hầm cầu, nhưng từ khi phải đóng cửa, tạm
ngưng tiếp nhận thì lượng xe bồn về đổ tại bãi chôn lấp Đông Thạnh chỉ
60-70 xe/ngày. Vào
ngày 07/03/2008 BCL Đông Thạnh ngưng tiếp nhân bùn, tổng lượng bùn sẽ được xử lý tại khu
liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước nhưng khối lượng bùn xử lý mỗi ngày không quá 200m
3

12
tính từ ngày tiếp nhận đến hết ngày 11/03/2008. Đây chính là một trong những vấn đề cần phải
được làm sáng tỏ trong nghiên cứu này.
Theo phản ánh của người dân thì phần lớn lượng bùn hầm cầu còn lại được các chủ dịch vụ thu
gom, vận chuyển do tiết kiệm chi phí vận chuyển tới khu xử lý đã lén lút xả chất thải vào các
kênh rạch, cống thoát nước và thậm chí cả sông Sài Gòn làm ảnh hưởng đến môi trườ
ng xung
quanh, gây ô nhiễm không khí và nhất là thẩm thấu làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước
mặt dẫn đến chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, kể từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát, phân gia cầm bị cấm sử dụng thì một số
người dân sống tại Đông Thạnh, Quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh chuyển qua sử dụng phân
hầm cầu chưa qua xử lý để bón cho rau, làm gia tăng nguy cơ nhiễ
m giun sán cho những người
dân sử dụng cũng như mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực trồng rau do mức độ
phát tán mùi và các vi sinh gây bệnh.

Tương tự như hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý bùn hầm cầu, công tác quản lý của nhà
nước về bùn hầm cầu cũng chưa được quan tâm một cách đúng mức. Nguồn nhân lực không
đủ để tham gia công tác quản lý, cán bộ làm việc tại các phòng tài nguyên và môi trường các
quận huyện không nắm được tổng số lượng các đơn vị hoạt động thu gom. Bên cạnh đó các
tiêu chuẩn, quyết định về qu
ản lý bùn hầm cầu còn rất ít và hạn chế.


Do đó, để kiểm soát được lượng bùn hầm cầu thải ra mỗi ngày và đảm bảo được đưa đến nơi
xử lý bùn tập trung, tránh những ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như sức khỏe của người
dân, công tác điều tra, khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý bùn hầm cầu là hết sức
cần thiết. Trên cơ sở đó, đề xuất phươ
ng án xây dựng hệ thống quản lý, bao gồm chính sách và
công nghệ nhằm tái chế lượng chất thải nói trên sẽ phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia, chiến lược quản lý môi trường của thành phố Hồ Chí Minh và định hướng quy hoạch
quản lý chất thải rắn đô thị của thành phố, nhằm từng bước xây dựng thành phố xanh, sạch,
đẹp và phát triển bền vững.

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI & NỘI DUNG THỰC HIỆN

1.2.1 Mục Tiêu

Khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý bùn hầm cầu trên toàn thành phố nhằm:

Ô Xác định khối lượng và thành phần bùn cần xử lý mỗi ngày nhằm xây dựng hệ thống
thu gom, vận chuyển BHC thích hợp cho thành phố HCM;
Ô Xây dựng hệ thống quản lý hợp lý, bao gồm chính sách và cấu trúc hệ thống.

1.2.2 Nội dung thực hiện

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra ở trên, các nội dung chính cần thực hiện như sau:

- Khảo sát thực tế hiện trạng thu gom, vận chuyển bùn hầm cầu (số lượng các đơn vị thu
gom trên địa bàn thành phố, quy trình và phương tiện thu gom - vận chuyển, khối lượng
và thành phần bùn hầm cầu…);

- Khảo sát thực tế hiện trạng xử lý bùn hầm cầu (bao gồm trang thiết bị và công nghệ xử
lý);



13
- Thu thập các tài liệu, văn bản pháp luật về hệ thống quản lý bùn hầm cầu tại Việt Nam
và trên thế giới. Phân tích, đánh giá ưu và nhược điểm nhằm đề xuất một cơ chế quản lý
hợp lý cho Tp.HCM;

- Tổng hợp số liệu, phân tích số liệu và đánh giá hiện trạng, hệ thống quản lý bùn hầm
cầu tại Việt Nam;

-
Đề xuất mô hình quản lý hợp lý dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý bùn hầm cầu.

1.2.3 Phương pháp thực hiện

Các nội dung cần thực hiện trên được triển khai dựa theo các phương pháp sau:

Ô Phương pháp phân tích, tổng quan tài liệu: Dựa vào nội dung và mục tiêu của đề cương
nghiên cứu sẽ phân tích và tổng quan tài liệu từ các nguồn có liên quan đến hệ thống thu
gom và quản lý bùn hầm cầu như: báo chí, internet

Ô Phương pháp thống kê, phân tích số liệu. Phương pháp này yêu cầu phải thống kê tương
đối chính xác số lượng đơn vị hút hầm cầu từ các nguồn khác nhau như: (1) Cục thống
kê thành phố Hồ Chí Minh, (2) Phòng Tài nguyên và Môi trường của 24 quận/huyện,
(3) Các mục quảng cáo trên internet, báo chí và các số điện thoại dán trên cột điện (4)
Kết quả khảo sát thực tế tại các đơn vị tham gia dịch vụ thu gom và đơn v
ị xử lý bùn
hầm cầu, sau đó phân tích và ước tính lượng bùn hầm cầu được thu gom - xử lý mỗi
ngày để so sánh với khối lượng bùn thực tế phát sinh nhằm tìm ra phương pháp xử lý
thích hợp;


Ô Phương pháp điều tra khảo sát thực tế bao gồm: (1) khảo sát các đơn vị tham gia dịch
vụ hút hầm cầu, (2) các đơn vị tham gia dịch vụ xử lý bùn hầm cầu trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, nh
ằm xác định công nghệ thu gom và kỹ thuật xử lý bùn thực tế hiện
nay;

Ô Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm: phân tích thành phần và tính chất
bùn hầm cầu với các chỉ tiêu: pH, độ kiềm, SS, TSS và VSS (VSS/TSS), N-Org, N-
NH
4
+
, P-Org, Poly-phospho, Ortho-phospho, vi trùng gây bệnh, khả năng tách nước
(SVI).

1.3 SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI

Sản phẩm của đề tài bao gồm:

Ô Báo cáo hiện trạng hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý bùn hầm cầu trên địa bàn
Tp.HCM;
Ô Mô hình tổ chức quản lý từ cấp thành phố đến địa phương;
Ô Hệ thống văn bản pháp qui trong lĩnh vực bùn hầm cầu.



CHƯƠNG 2


14

TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ
BÙN HẦM CẦU TRÊN THẾ GIỚI

2.1 CÁC LOẠI BỂ TỰ HOẠI

2.1.1 Hệ thống vệ sinh tại chỗ (OSS – Onsite sanitation system)
1


Tại các khu đô thị ở những nước đang phát triển, đa số các hộ gia đình đều sử dụng hệ thống
vệ sinh tại chỗ (OSS – Onsite sanitation system) như bể tự hoại và hố xí không nối với hệ
thống thoát nước (unsewered toilets). Hệ thống vệ sinh tại chỗ (OSS) là hình thức xử lý phân
khá thịnh hành ở những khu đô thị thuộc Châu Phi, Châu Á cũng như một phầ
n đáng kể ở khu
vực Châu Mỹ La tinh. Một số hình thức xử lý phân ở những khu đô thị tại những nước có thu
nhập thấp và thu nhập cao được thể hiện như trong Hình 2.1 và Bảng 2.1 (Strauss et al., 2000).






















Tại những thành phố lớn, việc thu gom và vận chuyển bùn hầm cầu đang gặp phải những vấn
đề khó khăn: (1) xe hút hầm c
ầu thường không vào được vị trí bể tự hoại cần hút, (2) tắc nghẽn
giao thông làm giảm hiệu quả thu gom và vận chuyển bùn hầm cầu, (3) phương tiện thu gom
nghèo nàn, dịch vụ lạc hậu.

Các vị trí thích hợp cho việc xử lý hoặc thải bỏ cuối cùng thường được đặt ở những khu vực
ngoại thành trong khi các xe hút hầm cầu thường chỉ đổ bùn ở những địa điểm có kho
ảng cách
gần nhất so với địa điểm hút bùn hầm cầu nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Đây chính là
nguyên nhân của việc đổ bùn tràn lan ra môi trường.
2.1.2 Bể tự hoại riêng biệt (IST – Individual Septic Tank)

Bể tự hoại riêng biệt hiện đang được áp dụng khá phổ biến tại Malaysia với khoảng 1,2 triệu
hộ gia đình đang sử dụng. Theo tiêu chuẩn của Malaysia (MS 1228), bể tự hoại riêng biệt IST
là những bể hình chữ nhật có từ 3 tới 4 nắp đậy bằng kim loại , thường được đặt bên ngoài,

1
Water science and technology vol 46 No 10pp 285 – 294 IWA publishing 2002
STT QUỐC GIA TỶ LỆ %
1 Manila 78
2 Philipin (khu đô thị) 98
3 Bangkok 65

4 Ghana 85
5 Tanzania > 85
6 Châu mỹ La tinh > 50
Bảng 2.1 Tỷ lệ phần trăm các hộ gia đình ở khu
đô thị sử dụng hệ thống OSS
Thịnh hành ở những quốc
gia có thu nhập thấp
Thịnh hành ở những
quốc gia có thu nhập
cao
Hình 2.1 Hệ thống xử lý phân ở những khu đô
thị thuộc các quốc gia có thu nhập thấp và thu
nhập cao

15
đằng sau hoặc đằng trước khu nhà. Các bể tự hoại này có chức năng xử lý sơ bộ chất thải và
cần phải được hút bùn định kỳ , khoảng 2 năm một lần nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của
chúng.




Hình 2.2 Mô hình bể tự hoại riêng biệt được xây dựng theo tiêu
chuẩn của Malaysia (MS 1288).




Lượng bùn hầm cầu thu gom được từ các bể tự hoại trên hiện đang được xử lý kết hợp tại các
trạm xử lý nước thải đô thị. Sơ đồ công nghệ xử lý áp dụng được trình bày như trong Hình 2.3



Hình 2.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được kết hợp xử lý bùn hầm cầu tại
Malaysia.
Bể tự hoại từ các hộ gia đình được kết nối với hệ thống thoát nước thông qua một hố
thăm dò bằng kim loại, thường được đặt bên ngoài có tác dụng kiểm tra, thăm dò hoặc
làm sạch, khai thông bít tắc đường ống dẫn nước thải về hệ thống xử lý.



2.1.3 Nhà vệ sinh kiểu trống quay

Điển hình loại là nhà vệ sinh tự hoại kiểu Carousel (Carousel style composting toilet) phổ biến
ở nhiều nơi vùng nông thôn Bắc Âu. Thay vì chỉ có 2 hố chứa phân luân phiên, Carousel đã
thiết kế 4 ngăn chứa hình tròn, có tay gạt để xoay 90° cho mỗi khi ngăn chứa đã đầy phân.
Trống quay được quay bằng tay để trộn các thành phần trong phân, gồm chất bài tiết và các vật
chất chứa carbon như rêu than bùn. Đôi khi, trong mùa đông lạnh, người ta có trang b
ị thêm

16
điện để sưởi nóng phân ủ hoặc thêm ít nước ấm. Phân ủ được lấy ra ngoài từ một nắp dưới
trống quay. Phân đã hoai dùng để bón cây trồng.

Hình 2.4 Nhà vệ sinh tự hoại kiểu Carousel


Nguồn: Ecological Sanitation, 1998.

2.1.4 Nhà tiêu nước


Nhà tiêu nước (Aqua-prives) là loại nhà vệ sinh mà phần ống xả của bệ ngồi ngập trực tiếp
(khoảng 10 - 15 cm) dưới mực nước của hầm chứa phân (hình 2.5 và 2.6). Loại nhà tiêu này
không cần phải sử dụng nước nhiều, chỉ cần một lượng vừa đủ để có thể tống phân xuống hầm
chứa từ ống xả của bể ngồi. Phần ra của nhà tiêu nướ
c nối liền với phần đất thấm rút tốt. Nhà
tiêu nước được xây dựng nhiều ở Nam Phi với tên gọi là Loflos. Theo trang web:
người ta ghi nhận ưu điểm của nhà tiêu nước là rất tiết kiệm nước
(mỗi lần dội chỉ dưới 1 lít nước), giá thành xây dựng rẻ và dễ lắp đặt. Tuy nhiên, nó có nhược
điểm của nhà tiêu nước cần khắc phục là phải xách nước vào nhà tiêu và đổ vào thùng, thiết kế
hầm chứa phân nhỏ thường mau đầy phải n
ạo vét, phần xả nước thường dễ hư hỏng và phần
đường thấm ra phải lắp cẩn thận nếu không thường gặp tình trạng lầy lội.

Hình 2.5 Nhà tiêu nước


17

Nguồn:


Hình 2.6 Nhà tiêu nước ở Nam Phi.

2.2 Thành Phần Bùn Hầm Cầu

Nồng độ các chất ô nhiễm trong bùn hầm cầu khác nhau tùy theo từng khu vực, từng nước,
thành phần bùn hầm cầu thay đổi dựa trên chế độ ăn uống của người dân.

Theo báo cáo về khoa học và công nghệ nước số 10pp 285 – 294 IWA publishing 2002 của hệ
thống quản lý bùn hầm cầu tại các khu vực đô thị, thành phần các chất ô nhiễm trong bùn hầm

cầu được trình bày trong bả
ng 2.2


Bảng 2.2 Thành phần của bùn hầm cầu trong bể tự hoại.

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ cặn tươi Nồng độ cặn phân huỷ
1 COD mgO
2
/l 20.000 – 50.000 10.000

18
2 COD/BOD - 2:1 – 5:1 5:1 – 10:1
3 NH
4

N mg/l 2.000 – 5.000 <1.000
4 TS % 3.5 <3
5 SS mg/l 30.000 7.000
6 Trứng giun sán Trứng/l 20.000 – 60.000 4000
Nguồn: Water science and technology vol 46 No 10pp 285 – 294 IWA publishing 2002.

Bên cạnh đó, theo tài liệu về sức khỏe của quốc gia Canada, thành phần của bùn trong bể tự
hoại chứa nồng độ các chất ô nhiễm cao. Ngoài các chất cặn lắng, còn có các chất rắn không
phân huỷ như: cát và kim loại. Thành phần của bùn hầm cầu được trình bày trong bảng 2.3

Bảng 2.3 Thành phần các chất ô nhiễm trong bùn hầm cầu.

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ
1 BOD mg/l 5000 – 10.000

2 TSS mg/l 20.000 – 40.000
3 N
tổng
mg/l 100 - 1000
4 P
tổng
mg/l 30 - 300
Nguồn: –sc.gc.ca/ewh – semt/pubs/eval/handbook – guide, 29/02/2008.

Ngoài các chất ô nhiễm, bùn hầm cầu còn chứa một số kim loại với nồng độ thấp. Nguồn phát
sinh chủ yếu từ các hoạt động sản xuất phục vụ cho sinh hoạt của người dân và từ các thiết bị
ống dẫn bằng kim loại. Nồng độ các kim loại được trình bày trong bảng 2.4

Bảng 2.4 Thành phần kim loại trong bùn hầm cầu.

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ
1 Fe mg/l 200
2 Al mg/l 50 - 250
3 Zn

mg/l 35
4 Cu

mg/l 10
Nguồn: –sc.gc.ca/ewh – semt/pubs/eval/handbook – guide, 29/02/2008.

Nồng độ của các kim loại nặng nhìn chung đạt tiêu chuẩn sử dụng cho nông nghiệp ( Fe:
1000mg/l, Zn: 500mg/l, Cu: 100mg/l). Ngoại trừ kim loại nhôm tiêu chuẩn cho phép của nhôm
là 100mg/l.


Trong bùn hầm cầu còn chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Số lượng và thành phần vi sinh
vật được trình bày trong bảng 2.5





Bảng 2.5 Số lượng vi sinh vật trong bùn hầm cầu.

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ
1 Coliforms tổng Số lượng/100ml 10
7
- 10
9
2 Coliform phân Số lượng/100ml 10
6
– 10
8

3 Streptocpcci

Số lượng/100ml 10
6
– 10
7


19
4 Clostridium và bacteroides Số lượng/100ml 10
5


5 Salmonellae Số lượng/100ml 1 - 100
Nguồn: –sc.gc.ca/ewh – semt/pubs/eval/handbook – guide, 29/02/2008.

Nhận xét chung: Nồng độ các chất ô nhiễm trong bùn hầm cầu theo số liệu thu thập được tại
các nước trên thế giới thấp hơn tại Việt Nam, kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm cho thấy:
COD
thế giới
= 10.000 mgO
2
/l, COD
Việt Nam
= 40.000 – 50.000 mgO
2
/l, BOD
thế giới
= 5.000 –
10.000 mgO
2
/l, BOD
Việt Nam
= 7.500 – 10.000 mgO
2
/l, riêng chất rắn lơ lửng tại Việt Nam rất
cao so với thế giới SS
thế giới
= 20.000 – 40.000 mgO
2
/l, SS
Việt Nam

= 30.000 – 130.000 mgO
2
/l,
riêng thành phần kim loại trong bùn hầm cầu từ các nhà dân không phát hiện chỉ có một lượng
đáng kể trong mẫu bùn lấy từ sân bay.

2.3 Mức Độ Ô Nhiễm Môi Trường Từ Bùn Hầm Cầu

Lượng bùn hầm cầu thu gom từ những hệ thống vệ sinh tại chỗ (OSS – Onsite sanitation
system) và hố xí không nối với hệ thống thoát nước (unsewered toilets) thường được thải bỏ ra
môi trường mà không qua xử lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đế
n nguồn tài nguyên nước và
sức khỏe cộng đồng. Tại một số khu vực ở các nước như Canada, Nigieria bùn hầm cầu không
qua xử lý mà thải trực tiếp ra sông, thải tràn lan ra mặt đất làm tràn ngập những con sông và
gây nên những bệnh truyền nhiễm cho người dân do bốn nhóm vi trùng có trong bùn bao
gồm: virus, vi khuẩn, nguyên sinh động vật và giun sán ngoài ra còn có những dạng côn trùng
bên ngoài như: ruồi, muỗi, gián đóng vai trò là tác nhân dẫn truyền bệnh. Có thể phân ra làm 6
loại nhiễm trùng
ảnh hưởng đến môi trường do bùn hầm cầu gây nên được trình bày trong
bảng 2.6

Bảng 2.6 Phân loại các con đường truyền bệnh liên quan đến phân.

Con đường truyền bệnh Loại bệnh Môi trường
truyền bệnh
Biện pháp kiểm soát
1. không có thời gian ủ
bệnh, mức độ gây bệnh
thấp.
• Amebiasis

• Balantidiasis
• Enterobiasis
• Kiết lỵ
• Hymenolepiasis
• Viêm gan
• Tiêu chảy
• Người truyền
cho người
• Đồ gia dụng
• Nước cấp sinh hoạt
• Cải thiện vệ sinh mỗi
hộ gia đình
• Cải thiện toilet
• Giáo dục sức khỏ
e
2. không có thời gian ủ
bệnh, mức độ gây bệnh
từ trung bình đến cao.
• Campylobacter
infection
• Tiêu chảy
• E.coli
• Salmonella
• Shigellosis
• Thương hàn
• Yersiniosis
• Người
• Vật dụng gia
đình
• Nguồn nước

• Cây trồng
• Nước cấp sinh hoạt
• Cải thiện vệ sinh mỗi
hộ gia đình
• Cả
i thiện toilet
• Xử lý phân để tái sử
dụng và thải bỏ
• Giáo dục sức khỏe

3. Cần thời gian ủ bệnh,
khả năng sống sót cao,
không cần ký chủ trung
gian.
• Ascariasis
• Hookworm
• Strongyloidiasis
• Sân vườn
• Ngoài ruộng
• Cây trồng
• Cải thiện toilet
• Xử lý chất thải trước
khi sử dụng cho nông

20
• Trichuriasis
nghiệp
4. Cần thời gian ủ bệnh,
khả năng sống sót cao,
ký chủ trung gian là bò

và heo.
• Taeniasis • Sân vườn
• Ngoài ruộng
• Cỏ bị nhiễm
bẩn
• Cải thiện toilet
• Xử lý chất thải trước
khi sử dụng cho nông
nghiệp
• Thực phẩm phải được
nấu chín
5. Cần thời gian ủ bệnh,
khả năng sống sót cao,
ký chủ trung gian là sinh
vật nước

• Clonorchiasis
• Diphyllobithriasis
• Fasciolopsiasis
• Gastrodiscoidiasis
• Heterophyasis
• Metagonimiasis
• Opisthorchiasis
• Papagonimiasis
• Schitosomiasis
• Nước • Cải thiện toilet
• Xử lý chất thải trước
khi xả thải bỏ.
• Nấu chín thức ăn
6. Lây lan do côn trùng

gây bệnh
• Bancroftian
filariasis
• Tất cả các bệnh của
loại 1 đến 4 có thể
lây lan bằng côn
trùng.
• Những nơi ô
nhiễm phân
• Phát hiện và ngăn chặn
kịp thời các ổ côn trùng
gây bệnh

Nguồn: Environmental Health Engineering in the tropics, John Wiley & Sons, 1993

Mức độ lây lan vi trùng của bùn hầm cầu khác nhau, tùy theo từng loại và môi trường tiếp xúc
của vi trùng với người, có loại truyền bệnh trực tiếp sang người nhưng cũng có thể truyền qua
các ký chủ trung gian như bò, heo hoặc rau quả bị nhiễm giun sán do không được vệ sinh sạch
sẽ, có thể chia mức độ truyền bệnh ở sáu loại như sau:

Loại 1: là loại nhiễm trùng lây nhiễm trực tiếp từ ng
ười này sang người kia không qua ký chủ
trung gian.

Loại 2: là do tất cả các dạng vi khuẩn gây nên, chúng có thể lây nhiễm từ người này sang
người kia nhưng ít hơn so với loại 1, chúng có thể tồn tại và sinh sản ngoài môi tường do đó
chỉ cần một lượng nhỏ vi trùng tồn tại trong vài tuần và gặp môi trường thích hợp chúng có thể
tăng số lượng đủ liều gây ảnh hưởng.

Loại 3 là loại lan truyền trứng giun do đất, có thể tồn tại lâu ngoài môi trường nếu gặp môi

trường thích hợp sẽ lây lan nhanh chóng.
Loại 4: Ký chủ trung gian lây bệnh là bò và heo, bò và heo nhiễm bệnh do ăn thức ăn có nhiễm
vi trùng từ bùn hầm cầu chưa qua xử lý.

Loại 5: Loại này lây nhiễm trứng giun theo đường các ký chủ trung gian sống trong nước, số
lượng trứng giun có thể nhân lên rất nhiều lần nên chỉ cần một trứng giun có th
ể tạo ra rất
nhiều ấu trùng, do vậy tác hại của việc lây nhiễm này rất lớn.
Loại 6 Côn trùng gây bệnh liên quan đến phân, có 2 loại chính là:

21

Thứ 1: muỗi Culex pipiens sinh sản ở những vùng nước ô nhiễm nặng ví dụ như trong bể tự
hoại và nước từ pit latrines toilet.

Thứ 2: ruồi và gián sinh sản rất nhanh ở vùng có phân. Đây là dạng lan truyền bệnh do côn
trùng nhiễm giun từ chân và cánh của chúng. Ngoài ra ruồi còn là nguyên nhân lan truyền một
số bệnh về mắt và da.

2.4 Hệ Thống Quản Lý Bùn Hầm Cầu Tại Một Số Nước

Bên cạnh các vấn
đề về kỹ thuật được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi thì ngược lại việc phát
triển các chiến lược, chính sách nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến bùn hầm cầu cũng đang
bị bỏ lỏng và không được quan tâm đúng mức. Một số ví dụ cụ thể về hệ thống quản lý bùn
hầm cầu ở một số nước được mô tả dưới đây:

Tại Argentina
2



Thải bỏ phân hầm cầu: Tổng số dân là 37 triệu dân trong đó khoảng 54% dân số sử dụng nhà
vệ sinh có kết nối với hệ thống thoát nước và 46% số dân còn lại sử dụng hệ thống nhà vệ sinh
tại chỗ, chủ yếu là bể tự hoại. Ở những thành phố lớn, xe hút hầm cầu đổ chất thải vào hệ
thống cống rãnh thông qua những miệng cố
ng được thiết kế sẵn cho mục đích này vì thế gây
nên sự phản đối của người dân xung quanh do mùi hôi và những vấn đề khác như tiếng ồn, kẹt
xe, ruồi, muỗi,vv…. Ở những thành phố lớn với khoảng 50.000 dân thì việc áp dụng hệ thống
hồ ổn định (Stabilization ponds) cho việc tiền xử lý bùn hầm cầu đang được áp dụng
(Ingallinella et al., 1996).

Sử dụng phân hữu cơ: Các lo
ại phân hữu cơ khác nhau trên thị trường, chủ yếu bắt nguồn từ
quá trình composting hoặc chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình. Các loại sản phẩm này cần
phải được đăng ký trước khi đem ra thị trường. Bùn phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải
hiện đang được cung cấp cho nông dân ở nhiều khu vực khác nhau. Tuy nhiên, tất cả những
hoạt động trên chủ yếu là tự
phát chứ không dựa trên bất kỳ cơ sở pháp lý cũng như phương
pháp kiểm soát chất lượng nào. Các nhà làm vườn cũng sử dụng phân hữu cơ từ phân gia cầm
hay phân lợn.

Các chính sách hiện hữu: hiện tại chỉ có một cơ sở pháp lý hiện hữu ở mức độ quốc gia có thể
áp dụng cho việc thải bỏ phân hầm cầu là Luật về chất thải nguy hại (Nướ
c Cộng Hòa
Argentina, 1992). Theo các điều khoản của Luật này thì các loại bùn thải, trong đó có bùn hầm
cầu, có thể được thải bỏ ở các bãi chôn lấp hợp vệ sinh . Tại đây, bùn hầm cầu phải được thải
bỏ một cách đặc biệt ở những ô chôn lấp riêng biệt. Bùn được cho phép thải bỏ ở bãi chôn lấp
hợp vệ sinh phải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn quy định như pH, t
ổng hàm lượng chất rắn, chất
rắn bay hơi, tính cháy, CN

-
. Ngoài ra, giới hạn cho phép đối với nước rỉ từ bãi chôn lấp được
thiết lập với 25 chỉ tiêu, bao gồm cả kim loại nặng và hợp chất hữu cơ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng bùn vi sinh lại chưa được thiết lập. Không có một điều khoản cụ thể nào
dành cho bùn hầm cầu.

Tại Canada
3


2


3
–sc.gc.ca/ewh – semt/pubs/eval/handbook – guide, 29/02/2008.

22

Hiện tại ở Canada có 4 biện pháp chính quản lý bùn hầm cầu:

1. Lưu trữ

Là quá trình ổn định kỵ khí, các chất rắn trơ có khả năng lắng trong bùn hầm cầu được tách ra
khỏi chất lỏng và lắng xuống đáy bể. Bùn hầm cầu thu gom được từ các bể tự hoại được đổ
vào các hồ chứa, thường được đặt ở các bãi chôn lấp hợp vệ
sinh. Phần nước rỉ bùn sẽ ngấm
vào đất và được xử lý nhờ các vi sinh vật tự nhiên. Phương pháp này tuy ít tốn kém nhưng có
nguy cơ làm nhiễm bẩn nguồn nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Hình thức quản
lý này đang bị sự phản đối quyết liệt của cộng đồng và không được đánh giá là giải pháp lâu
dài, đặc biệt về mặt ảnh hưởng đến s

ức khỏe cộng đồng

2. Tách nước

Quá trình tách nước được thực hiện bằng các thiết bị cố định hay di động nhằm tạo ra sản
phẩm là các bánh bùn rắn, có thể đem thải bỏ ở các bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên, phần
nước rỉ bùn cần phải được xử lý bằng hệ thống xử lý tại chỗ hoặc các trạm xử lý nước thải sinh
hoạ
t.

3. Tái sử dụng trong nông nghiệp

Việc sử dụng bùn hầm cầu trong nông nghiệp là rất khả thi, nhưng có 2 trở ngại chính trong
quá trình thực hiện, đó là: (1) chi phí cho từng lần vận chuyển bùn với số lượng không nhiều từ
các bể chứa, (2) ổn định bùn để khử mầm bệnh và khoáng hóa các vật chất hữu cơ. Hơn nữa,
không phải lúc nào cũng có thể đưa bùn vào đất được, ngh
ĩa là phải có sẵn kho chứa bùn.

Việc đưa bùn chưa qua xử lý vào đất nông nghiệp hoặc rừng không được tán thành bởi vì các
vi khuẩn gây bệnh trong bùn chưa qua hệ thống xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe
cộng động. Những cuộc nghiên cứu đã cho thấy việc làm phân compost là một giải pháp rất
khả thi về phương diện kỹ thuật. Thêm vào đó, phân compost đạt được những tiêu chuẩn về
nông nghi
ệp liên quan thành phần dinh dưỡng (đặc biệt là ở thành phần nitrogen và
phosphorus).




4. Thải vào hệ thống cống đô thị


Bùn hầm cầu có thể được thải trực tiếp vào hệ thống cống đô thị nếu thể tích bùn tương đối
thấp so với công suất của nhà máy xử lý. Thông thường, các nhà máy xử lý thường không
được thiết kế để xử lý nước với tổng lượ
ng chất thải rắn và BOD cao. Và kiểu quản lý này
không được khuyến khích. Tuy nhiên cũng rất khó để có thể xác định được nguy cơ ảnh hưởng
tới sức khỏe con người liên quan tới công tác quản lý bùn hầm cầu vì hiện chưa có cuộc nghiên
cứu dịch tễ nào tiếp theo đó trên những cá nhân tiếp xúc bùn hầm cầu hàng ngày được tiến
hành.

* Nhận xét:


23
Tại CANADA hệ thống quản lý bùn hầm cầu cũng chưa được thống nhất với nhau, các biện
pháp quản lý đa phần đều ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chỉ có phương
pháp tái sử dụng bùn hầm cầu để làm phân bón cho nông nghiệp là phương pháp chiếm ưu thế
và được lựa chọn cho phương pháp quản lý lâu dài.

Tại Nigieria
4


Tại Nigeria dường như mọi sự tập trung chỉ nhằm vào chất thải rắn và chất thải công nghiệp
nguy hại. Bùn hầm cầu chưa có phương pháp xử lý, các biện pháp quản lý bùn hầm cầu được
chấp nhận tại Ibadan, một thành phố Tây Nam của Nigeria bao gồm các phương pháp sau:

- Thải trực tiếp vào nguồn nước và hệ thống cống hở;
- Thải trên mặt đấ
t;

- Chôn tại các mương, rãnh.
Do bùn hầm cầu được thải trực tiếp ra sông không qua tiền xử lý nên sẽ gây ra các sự cố về
ngập các con sông chính, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có thể phát sinh những
bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật trong bùn hầm cầu gây nên.
Một hiện trạng phổ biến khác là đổ vào các khu vực trống, vùng đất hoang gây nguy cơ truyền
nhiễm cao bởi các vi khuẩn và vi rút gây bệnh.
Nhiều hộ dân ở Ibadan chôn bùn hầm cầ
u, vì phương pháp này rất đơn giản chỉ cần đào một
cái rãnh đổ bùn vào và lấp lại, ruồi sẽ đẻ trứng và gây nên những mầm bệnh nếu bùn không
được chôn sâu.
Hiện nay trên thế giới xu hướng sử dụng bùn hầm cầu làm phân compost cũng luôn được sự
ủng hộ của nhiều nước và được áp dụng rộng rãi đối với các nước phát triển.
* Nhận xét chung
Hiện một số nước trên th
ế giới vẫn chưa có hệ thống xử lý và quản lý bùn hầm cầu thích hợp,
bùn vẫn còn đổ tràn lan xuống các cống đô thị. Có nơi còn thải trực tiếp ra mặt đất mà không
qua tiền xử lý. Chỉ có Hàn Quốc và Thái Lan hiện nay có quy định về hệ thống quản lý bùn
hầm cầu. Nhưng nhìn chung việc tái sử dụng bùn hầm cầu làm phân compost là phương pháp
xử lý được nhiều nước phát triển sử dụ
ng và định hướng phát triển lâu dài trong tương lai.
CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Như đã được trình bày trong Chương 1, mục tiêu của đề tài là điều tra, khảo sát hiện trạng thu
gom, vận chuyển và xử lý bùn hầm cầu trên địa bàn Tp.HCM để trên cơ sở đó nghiên cứu và
đề xuất cơ chế quản lý hợp lý đối với bùn hầm cầu. Nhưng thế nào được đánh giá là một mô
hình quản lý hợp lý, đặc biệt là phù hợp với điều ki

ện của Tp.HCM. Đó là vấn đề chính mà
chúng ta cần phải đưa ra trong báo cáo này. Trước tình hình đó thì việc học tập kinh nghiệm từ
các nước trên thế giới là một cơ sở hết sức quan trọng cho việc hình thành định hướng hoặc ý
tưởng về mô hình quản lý bùn hầm cầu, cụ thể trong trường hợp của Tp.HCM. Bên cạnh đó,
việc đánh giá lại hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý bùn hầ
m cầu cũng như hiện trạng
quản lý nhà nước về cơ cấu tổ chức, nhân sự, hệ thống chính sách, quy chế, quy định, tiêu

4


24
chuẩn về bùn hầm cầu thông qua công tác phát phiếu điều tra, khảo sát thực tế cũng sẽ giúp
các nhà quản lý có một cái nhìn tổng quát và cụ thể về hiện trạng quản lý bùn hầm cầu hiện
nay ở Tp.HCM. Từ đó phân tích, đánh giá ưu và nhược điểm của hệ thống quản lý hiện tại, kết
hợp với kinh nghiệm học tập từ các nước trên thế giới để
đề xuất phương án công nghệ thu
gom, vận chuyển và xử lý bùn hầm cầu cũng như đề xuất cơ chế quản lý phù hợp cho
Tp.HCM.

3.1.1 Khảo Sát Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật Bùn Hầm Cầu

Công tác thu gom, vận chuyển

Đối với việc khảo sát các hoạt động thu gom, vận chuyển bùn hầm cầu trên địa bàn Tp.HCM
thì việc xác định số lượng đơn vị có chứ
c năng hút hầm cầu ( kể cả nhà nước nhà tư nhân), qui
trình thực hiện công tác thu gom, vận chuyển được thực hiện thông qua các bước sau:

- Khảo sát hộ dân sống trên 12 quận huyện nhằm xác định thời gian hút hầm cầu tại mỗi

gia đình và thông qua đó biết được thông tin về các đơn vị hút hầm cầu;

- Thu thập số lượng doanh nghiệp đăng ký chức năng hút hầm cầu t
ừ tất cả các nguồn
liên quan như: (1) Cục Thống kê Tp.HCM; (2) Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi
trường của cả 24 Quận/Huyện trên địa bàn Tp.HCM; (3) Mạng Internet; (4) Số điện
thoại quảng cáo trên các cột điện, tường nhà và (5) các công ty xử lý phân hầm cầu như
Cơ sở sản xuất phân bón Hòa Bình (quận Tân Bình), (6) Công ty môi trường đô thị
CITENCO và số lượng xe, các dịch vụ hút hầm cầu bắt gặp đang lưu thông. Số lượng
doanh nghiệp thực tế tồn tại trên địa bàn Tp.HCM sẽ được xác định thông qua việc cử
cán bộ xuống từng địa điểm một để xác minh thực tế;

- Sau khi danh sách các doanh nghiệp có chức năng hút hầm cầu trên địa bàn Tp.HCM đã
được xác định, qui trình công tác thu gom, vận chuyển bùn hầm cầu của các doanh
nghiệp sẽ tiếp tục được xác định thông qua việc điều tra hiện trường, phỏng vấ
n trực
tiếp và tham quan thực tế. Từ đó, những thông tin liên quan như quy trình thu gom, vận
chuyển, tổng lượng xe của mỗi đơn vị, đặc điểm của từng loại xe và số lượng công nhân
cần thiết cho một lần thu gom sẽ được xác định.

Công tác xử lý, tái chế bùn hầm cầu

Tương tự như phương pháp khảo sát hệ thống thu gom, vận chuyển, công tác xử lý, tái chế bùn
hầ
m cầu cũng được tiến hành trước tiên với việc xác định số lượng đơn vị có chức năng xử lý
bùn hầm cầu từ Phòng quản lý chất thải rắn – Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM. Tiếp
theo đó là việc xác định quy trình, trang thiết bị , thực hiện công tác xử lý thông qua việc điều
tra, khảo sát thực tế tại hiện trường. Quá trình khảo sát thực tế các đơn vị xử lý bùn hầ
m cầu
sẽ cung cấp quy trình xử lý, trang thiết bị dùng trong xử lý, nhu cầu về hóa chất sử dụng, sản

phẩm tạo thành, khả năng tiêu thụ ngoài thị trường, lượng nước thải từ quá trình xử lý, quy
trình xử lý nước thải. Bên cạnh đó, một số mẫu bùn hầm cầu từ các xe bồn và các ô chứa bùn ở
những vị trí khác nhau cũng sẽ được lấy và phân tích thành phần tại phòng thí nghiệm
để đánh
giá mức độ ảnh hưởng của bùn hầm cầu đến môi trường.

3.1.2 Xác Định Khối Lượng và thành Phần Bùn Hầm Cầu


25
Khối lượng bùn hầm cầu phát sinh thực tế trên địa bàn Tp.HCM được xác định dựa trên 3
nguồn số liệu: (1) từ phiếu điều tra khảo sát các doanh nghiệp hút hầm cầu đã xác định và (2)
khảo sát thực tế tại BCL Đông Thạnh – nơi tiếp nhận bùn hầm cầu sau khi cơ sở sản xuất phân
bón Hòa Bình ngưng hoạt động (3) Công ty TNHH xử lý chất thải Hòa Bình. Bên cạnh đó,
nhóm nghiên cứu còn ước tính l
ượng bùn hầm cầu phát sinh trên cơ sở lý thuyết mỗi ngày dựa
trên sự gia tăng dân số thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

Thành phần bùn hầm cầu được xác định thông qua việc: (1) lấy mẫu và phân tích từ các xe hút
hầm cầu và tại các ô chôn lấp. Các chỉ tiêu được xác định bao gồm: pH, độ kiềm, SS, TSS và
VSS (VSS/TSS), N-Org, N-NH
4
+
, P-Org, Poly-phospho, Ortho-phospho, vi trùng gây bệnh,
khả năng tách nước (SVI) và (2) tham khảo tài liệu nghiên cứu liên quan đến bùn hầm cầu.

3.2 MỤC ĐÍCH LẬP PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

Phiếu điều tra khảo sát được thiết kế nhằm đạt được các yêu cầu sau đây:


1. Đối với hộ dân sống trên địa bàn thành phố nhằm:

- Xác định hiện trạng sử dụng nhà vệ sinh;
- Các loại bồn hầm cầ
u đang sử dụng, thời gian xây dựng, cấu tao…;
- Tần suất hút hầm cầu, thời gian hút gần nhất;
- Thông tin về đơn vị hút hầm cầu.

2. Đối với các đơn vị tham gia dịch vụ thu gom, vận chuyển nhằm:

- Xác định được số lượng và chất lượng trang thiết bị thu gom, vận chuyển;
- Dự đoán khối lượng, thành phần bùn thu gom mỗi ngày;
- Xác
định địa bàn hoạt động của từng đơn vị;
- Xác định thời gian hút và công nghệ hút hầm cầu;
- Địa điểm và chi phí thải bỏ

2. Đối với các đơn vị tham gia dịch vụ xử lý bùn hầm cầu nhằm:

- Chi phí xử lý và thời gian tiếp nhận bùn;
- Xác định công suất xử lý bùn thực tế mỗi ngày;
- Quy trình công nghệ xử lý bùn hầm c
ầu;
- Các công trình và trang thiết bị xử lý bùn hầm cầu;
- Chất lượng của sản phẩm sau xử lý và nhu cầu tiêu thụ.

Mẫu phiếu điều tra khảo sát được trình bày chi tiết trong phụ lục II của báo cáo.

3.3 XÂY DỰNG QUY CHẾ QUẢN LÝ KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC


3.3.1 Xây Dựng Quy Chế Quản Lý Kỹ Thuật

* Xây dựng hệ thống quản lý các đơn vị thu gom, vận chuyển

- Kiểm soát các hoạt động thu gom và vận chuyển bùn hầm cầu của các đơn vị;
- Kiểm tra các phương tiện thu gom, vận chuyển phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi
truờng và mỹ quan của đô thị;

×