i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
3.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 3
3.2. Các công cụ (phƣơng pháp) đƣợc sử dụng 3
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin 3
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu 3
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích 3
3.3. Mô tả cuộc điều tra, khảo sát quan trọng nhất 3
4. Giới hạn phạm vi khảo sát 3
4.1. Lựa chọn ngành sản phẩm nghiên cứu 3
4.2. Các giả thuyết khoa học 3
CHƢƠNG 1 3
TỔNG QUAN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM CÓ GIA TĂNG GIÁ TRỊ CAO 3
1.1. Một số khái niệm 3
1.1.1. Khái niệm giá trị 3
1.1.2. Khái niệm giá trị gia tăng 3
1.1.3. Khái niệm chính sách khuyến khích phát triển ngành sản phẩm 3
1.2. Tiếp cận lý thuyết phát triển ngành sản phẩm 4
1.2.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế tƣơng đối 4
1.2.2. Mô hình viên kim cƣơng của Michael E. Porter 4
1.2.3. Phân tích chuỗi giá trị 4
1.3. Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao 4
1.3.1. Cầu của thực phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao mang tính văn hóa và có hệ số
co giãn thấp 4
1.3.2. Giá trị gia tăng trong thực phẩm chế biến phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm sử
dụng chế biến 4
1.3.3. Chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm quyết định sự phát triển ngành 4
1.4. Những nhân tố tác động đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng
cao 4
1.4.1. Khả năng tiếp cận thị trƣờng thực phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao 4
1.4.2. Nguyên liệu đầu vào quyết định mức độ chế biến để gia tăng giá trị 5
1.4.3. Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thực phẩm chế biến có
giá trị gia tăng cao 5
1.4.4. Đầu tƣ chế biến tinh lƣơng thực – thực phẩm đòi hỏi nguồn vốn lớn 5
ii
1.4.5. Khoa học và công nghệ góp phần gia tăng giá trị cho thực phẩm chế biến 5
1.4.6. Chính sách nhà nƣớc thúc đẩy ngành thực phẩm chế biến gia tăng giá trị 5
1.5. Xu hƣớng thị trƣờng của thực phẩm có giá trị gia tăng cao 5
1.5.1. Quy mô thị trƣờng thực phẩm chế biến tinh ngày càng gia tăng 5
1.5.2. Sự phát triển của siêu thị ở châu Mỹ Latinh và Châu Á thúc đẩy ngành thực phẩm
chế biến có giá trị gia tăng cao 5
1.5.3. Xu hƣớng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các tập đoàn chế biến thực phẩm hàng
đầu thế giới 5
1.6. Kinh nghiệm một số nƣớc khuyến khích ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nâng tỷ
trọng giá trị gia tăng 5
1.6.1. Tổng quan quá trình chuyển dịch từ sơ chế sang tinh chế thực phẩm của Thái Lan,
Đài Loan và Singapore 5
1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 5
CHƢƠNG 2 6
THỰC TRẠNG, TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG GIÁ TRỊ SẢN PHẨM,
NHỮNG NHÂN TỐ VÀ CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIA TĂNG GIÁ TRỊ
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TP.HCM 6
2.1. Thực trạng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 6
2.1.1. Vị trí vai trò ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 6
2.1.2. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 6
2.1.3. Cơ sở sản xuất ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 7
2.1.4. Lao động ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 7
2.1.5. Vốn đầu tƣ trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 7
2.1.6. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 7
2.2. Phân tích giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
7
2.2.1. Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố Hồ Chí
Minh 7
2.2.2. Phân tích tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm so
với ngành công nghiệp chế biến 8
2.2.3. Phân tích tốc độ tăng trƣởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm 9
2.2.4. Phân tích tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị sản phẩm của ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm 10
2.3. Phân tích những nhân tố tác động đến các doanh nghiệp chế biến rau quả, thịt và thủy sản
ở Thành phố Hồ Chí Minh 10
2.3.1. Tác động của nguồn nhân lực đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp khảo
sát 10
2.3.2. Tác động của nguồn nguyên liệu đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp
khảo sát 11
2.3.3. Tác động của nguồn vốn đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp khảo sát 11
2.3.4. Tác động của thị trƣờng đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp khảo sát 11
iii
2.3.5. Tác động của khoa học và công nghệ đến việc gia tăng giá trị của các doanh
nghiệp khảo sát 12
2.3.6. Tác động của chính sách đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp khảo sát 12
2.4. Các chính sách nhà nƣớc trong việc khuyến khích ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
gia tăng giá trị 12
2.4.1. Chính sách của Chính phủ tác động đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
gia tăng giá trị 12
2.4.2. Chính sách của Thành phố Hồ Chí Minh tác động đến ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm gia tăng giá trị 15
2.5. Những nguyên nhân cản trở ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố gia tăng
giá trị 19
CHƢƠNG 3 19
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIA TĂNG GIÁ TRỊ 19
3.1. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh . 19
3.2. Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh 20
3.2.1. Cơ hội chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia
tăng của Thành phố Hồ Chí Minh 20
3.2.2. Rủi ro chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia
tăng cao của Thành phố Hồ Chí Minh 20
3.2.3. Điểm mạnh của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao của
Thành phố Hồ Chí Minh 20
3.2.4. Điểm yếu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao của
Thành phố Hồ Chí Minh 20
3.2.5. Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng
cao của Thành phố Hồ Chí Minh 21
3.3. Các chính sách, giải pháp khuyến khích ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành
phố nâng tỷ trọng giá trị gia tăng 21
3.3.1. Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong
nghiên cứu và phát triển (R&D) 21
3.3.2. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực 22
3.3.3. Đảm bảo chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành
phẩm 22
3.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistic và hệ thống bán lẻ phục vụ cho ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm 23
3.3.5. Hỗ trợ phát triển thị trƣờng thực phẩm Halal, thực phẩm chức năng và thực phẩm
chế biến sẵn 23
3.3.6. Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến tinh
lƣơng thực – thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 24
3.3.7. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 24
3.4. Một số kiến nghị 25
iv
3.4.1. Kiến nghị với chính phủ 25
3.4.2. Kiến nghị với doanh nghiệp chế biến thực phẩm 25
KẾT LUẬN 26
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới (WTO). Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt
Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thị trƣờng quốc
tế, đồng thời cũng có nhiều thách thức trong cạnh tranh quốc tế. Sau khi gia nhập WTO, Việt
Nam cần phải điều chỉnh hàng loạt các chính sách để phù hợp với điều kiện mới, đặc biệt là các
chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp trong thời gian qua.
Công nghiệp chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nƣớc ta nói
chung và đối với Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm hiện nay chiếm trên 30% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
cả nƣớc. Theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 188/2004/QĐ-TTg ngày 1/11/2004 về
Quy hoạch phát triển công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020, giá trị
sản xuất của ngành công nghiệp chế biến nông lâm và thực phẩm chiếm 25,73 % năm 2005 &
18,70 % năm 2010 trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh; và chiếm 32-33
% năm 2005 & 25-26 % năm 2010 trong cơ cấu toàn ngành trên toàn quốc. Với tỷ trọng này,
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Tp.Hồ Chí Minh tiếp tục đóng vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển của thành phố. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều mặt
hàng thực phẩm có giá trị chế biến cao từ các nƣớc trong khu vực và thế giới đang có xu hƣớng
tràn vào Tp. Hồ Chí Minh nhƣ rau quả đóng hộp, các sản phẩm từ ngũ cốc ăn liền, v.v… Trong
thời gian qua ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu không
ổn định và có chiều hƣớng giảm sút. Chỉ tính riêng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm & đồ
uống, năm 2001, tốc độ tăng trƣởng 17,2%; năm 2002, giảm còn 8,9 %; năm 2003, còn 3,8 %;
năm 2004 tăng lên 10,3%. Năm 2005, tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm thánh phố chỉ tăng 9,6% và năm 2006, tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm thành phố giảm xuống còn 8,4%. Với tốc độ tăng trƣởng chậm của ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm đã kéo tốc độ tăng trƣởng chung của ngành công nghiệp Tp. Hồ Chí
Minh xuống thấp hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của toàn ngành công nghiệp. Đây là vấn đề
mà Tp.Hồ Chí Minh cần có giải pháp khắc phục.
Có thể nói ngoài những khó khăn chung về môi trƣờng kinh doanh đang có nhiều chiều
hƣớng bất lợi nhƣ giá điện, nƣớc, xăng dầu đang tăng lên, ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm của Tp. Hồ Chí Minh còn gặp nhiều rào cản mang tính đặc thù ngành:
- Thứ nhất, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chƣa đƣợc đầu tƣ chiều sâu để gia
tăng giá trị sản phẩm. Máy móc, thiết bị và công nghệ của các cơ sở chế biến lạc hậu, cũ kỹ.
Chính vì vậy, sản phẩm chƣa đƣợc đa dạng hóa, chất lƣợng sản phẩm, mẫu mã, bao bì chƣa cao
cho nên giá bán thấp hơn 10-15% so với sản phẩm cùng loại ở nƣớc ngoài.
- Thứ hai, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn phụ thuộc nhiều vào nguồn
cung nguyên liệu từ sản xuất nông nghiệp, mà Tp. Hồ Chí Minh lại xa nguồn nguyên liệu và giá
đầu vào cao, bên cạnh đó giá của một số sản phẩm thực phẩm có xu hƣớng giảm dần. Điều này
làm giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh thấp.
2
- Thứ ba, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà
nƣớc đối với doanh nghiệp đang dần đƣợc bãi bỏ cho phù hợp với thông lệ buôn bán quốc tế,
trong khi đó các doanh nghiệp không theo kịp. Do đó, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh giảm đi.
- Thứ tư, Tp. Hồ Chí Minh đang thực hiện chính sách di dời nhiều cơ sở chế biến thực
phẩm gây ô nhiễm làm cho các doanh nghiệp này chƣa ổn định sản xuất.
- Thứ năm, Tp. Hồ Chí Minh hiện nay có khoảng 5.000 doanh nghiệp chế biến thực
phẩm, trong đó có khoảng 4.600 doanh nghiệp cá thể với quy mô sản xuất gia đình với thiết bị
máy móc lạc hậu không đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng về sản phẩm thực phẩm có chất
lƣợng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì thế không đáp ứng đƣợc nhu cầu của
thị trƣờng sản phẩm cao cấp nhƣ Nhật và EU.
Trong bối cảnh đó đề tài đặt ra nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:
(1) Nguyên nhân nào làm cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí
Minh tăng trƣởng không ổn định? Tỷ trọng giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm của ngành công
nghiệp chế biến thức phẩm là bao nhiêu? Có phải chăng do tỷ trọng giá trị gia tăng ngày càng
giảm đã làm cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tăng trƣởng thấp và không ổn định? Để
gia tăng giá trị sản phẩm, Tp. Hồ Chí Minh cần tập trung vào khâu nào trong hệ thống sản xuất –
chế biến – tiêu thụ thực phẩm?
(2) Làm thế nào các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có thể gia
tăng giá trị? Những nhân tố nào gây khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp gia tăng giá trị?
Những nhân tố nào do bản thân doanh nghiệp? Những nhân tố nào thuộc cơ chế, chính sách?
(3) Nhà nƣớc đã có những chính sách hỗ trợ khuyến khích nào? Những chính sách nào
cản ngại doanh nghiệp? Những chính sách nào chƣa có hoặc chƣa đủ để khuyến khích các doanh
nghiệp nâng tỷ trọng giá trị gia tăng? Riêng Tp. Hồ Chí Minh cần có chính sách tác động gia
tăng giá trị ở khâu nào để xứng đáng là trung tâm công nghiệp của cả nƣớc nói chung và vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam?
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu chính sách, giải pháp khuyến khích ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh nâng tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị
sản phẩm nhằm đảm bảo cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh duy trì
đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao và bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Những luận cứ khoa học và kinh nghiệm các nƣớc tác động làm cho ngành chế biến
thực phẩm gia tăng giá trị.
- Phân tích thực trạng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, xác định tỷ trọng giá trị gia
tăng trong cơ cấu giá trị sản phẩm của một số sản phẩm chủ lực Tp. Hồ Chí Minh và nghiên cứu
các cơ chế, chính sách tác động đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm gia tăng giá trị. Từ
đó, xác định đƣợc những nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Tp. Hồ
Chí Minh không gia tăng giá trị, tăng trƣởng không ổn định và có dấu hiệu giảm sút.
- Đề xuất lựa chọn chiến lƣợc phát triển ngành chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh và
đề xuất chính sách, giải pháp khuyến khích ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nâng tỷ trọng
giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
3
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
- Lý thuyết phân tích chuỗi giá trị, lý thuyết marketing và lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
là trọng tâm của đề tài nghiên cứu.
- Đề tài sử dụng cách tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống để giải quyết vấn đề.
3.2. Các công cụ (phƣơng pháp) đƣợc sử dụng
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Tập hợp thông tin thứ cấp;
- Khảo sát thực tế các doanh nghiệp chế biến thực phẩm theo bảng câu hỏi
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập thông tin cần thiết, chúng tôi sẽ sử dụng công cụ máy tính phần mềm
Excel và Spss để xử lý số liệu.
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích
a/ Phương pháp thống kê mô tả
b/ Phương pháp thống kê so sánh
3.3. Mô tả cuộc điều tra, khảo sát quan trọng nhất
- Số lƣợng mẫu điều tra: 51 doanh nghiệp chế biến thủy sản; 13 chế biến thịt và 14 rau
quả.
- Điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi.
4. Giới hạn phạm vi khảo sát
4.1. Lựa chọn ngành sản phẩm nghiên cứu
Căn cứ vào vị trí, vai trò tiềm năng phát triển của ngành.
4.2. Các giả thuyết khoa học
- Sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn sẽ mang lại hiệu quả và sức cạnh tranh cao hơn.
- Hiện nay có một số chính sách chƣa thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
nâng cao giá trị gia tăng.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM CÓ GIA TĂNG GIÁ TRỊ CAO
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm giá trị
Giá trị đƣợc biểu hiện ra bên ngoài là giá cả hàng hóa. Theo quan điểm marketing, giá trị
đƣợc hiểu là giá trị dành cho khách hàng và bao gồm giá trị hữu hình và vô hình đƣợc sáng tạo ra
trong sản xuất và giá trị nằm ngoài khâu sản xuất, miễn là những giá trị này mang lại lợi ích cho
khách hàng.
1.1.2. Khái niệm giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng hoặc giá trị tăng thêm (Value Added - VA) liên quan đến giá trị tăng thêm
đƣợc tạo ra trong một giai đoạn sản xuất nhất định hoặc thông qua hình tƣợng (image) và
marketing. Giá trị gia tăng (VA) của yếu tố ban đầu đã bị tiêu hao (tiêu dùng trung gian) của một
tác nhân là hiệu số giữa giá trị sản phẩm P và giá trị tiêu dùng trung gian CI (VA = P – CI)
1.1.3. Khái niệm chính sách khuyến khích phát triển ngành sản phẩm
4
Chính sách là phƣơng pháp can thiệp của Nhà nƣớc vào một lĩnh vực nào đó theo những
mục tiêu và thời hạn nhất định với những điều kiện nhất định.
1.2. Tiếp cận lý thuyết phát triển ngành sản phẩm
1.2.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế tƣơng đối
Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối: mỗi quốc gia cần chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu
những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối, tức là có chi phí thấp hơn để sản xuất ra cùng một
loại sản phẩm (ở đây chỉ có chi phí lao động); đồng thời nhập khẩu những sản phẩm thuộc về lợi
thế tuyệt đối của các quốc gia mà họ giao thƣơng.
Lý thuyết về lợi thế tƣơng đối: các quốc gia có thể chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu
sản phẩm mà họ không có lợi thế tuyệt đối so với nƣớc khác nhƣng lại có lợi thế tuyệt đối lớn
hơn giữa hai sản phẩm trong nƣớc, tức là sản phẩm có lợi thế tƣơng đối (hay lợi thế so sánh) và
nhập khẩu sản phẩm có lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai sản phẩm trong nƣớc (tức sản phẩm
không có lợi thế so sánh).
Theo mô hình Hecksher- Ohlin, các quốc gia cần chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu
những sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà trong nƣớc có sẵn dồi dào và nhập khẩu trở lại
những sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà trong nƣớc khan hiếm.
1.2.2. Mô hình viên kim cƣơng của Michael E. Porter
Theo Michael E. Porter, của cải của một quốc gia nhiều hay ít là chính do năng suất quyết
định. Năng suất phụ thuộc vào môi trƣờng cạnh tranh của mỗi nƣớc.
1.2.3. Phân tích chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị có thể đƣợc định nghĩa: “Hệ thống đƣợc tổ chức để trao đổi từ sản xuất đến
tiêu thụ với mục đích tăng giá trị và cạnh tranh”. Chuỗi giá trị đƣợc hiểu là chuỗi các hoạt động
sản xuất kinh doanh tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Về thực
chất, đây là một tập hợp các hoạt động nhằm thiết lập, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ
sản phẩm của doanh nghiệp.
1.3. Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao
1.3.1. Cầu của thực phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao mang tính văn hóa và có hệ số co
giãn thấp
Thực phẩm chế biến mang tính văn hóa cao do tập quan ẩm thực quyết định đến cầu thực
phẩm chế biến. Đƣờng cầu lƣơng thực – thực phẩm có độ co giãn ít.
1.3.2. Giá trị gia tăng trong thực phẩm chế biến phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm sử
dụng chế biến
Với nguyên liệu đầu vào giống nhau nhƣng việc sử dụng công nghệ khác nhau, ngƣời ta có
thể sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau
1.3.3. Chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm quyết định sự phát triển ngành
Chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng đối với ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao.
1.4. Những nhân tố tác động đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng
cao
1.4.1. Khả năng tiếp cận thị trƣờng thực phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao
Việc tiếp cận thị trƣờng chịu tác động bởi toàn bộ chuỗi sản xuất – chế biến – tiêu thụ bao
gồm chế biến, bán sỉ, vận tải và tình hình sản xuất nông nghiệp của từng quốc gia; chất lƣợng
sản phẩm theo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm nhƣ HACCP, ISO 22000,…; ảnh
5
hƣởng của thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng thƣờng sẵn sàng trả thêm tiền cho thực
phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm chức năng. Việc ngƣời tiêu dùng sẵn sàng bỏ thêm tiền cho
sự tiện lợi và dinh dƣỡng của thực phẩm chính là tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm.
1.4.2. Nguyên liệu đầu vào quyết định mức độ chế biến để gia tăng giá trị
Mức độ chế biến thực phẩm tùy thuộc vào đặc điểm sinh học của nguồn nguyên liệu.
1.4.3. Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thực phẩm chế biến có giá
trị gia tăng cao
Việc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng đòi hỏi phải có hàm lƣợng tri
thức công nghệ cao.
1.4.4. Đầu tƣ chế biến tinh lƣơng thực – thực phẩm đòi hỏi nguồn vốn lớn
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao cũng đòi hỏi việc nhiều vốn
để nghiên cứu thị trƣờng, đổi mới khoa học – công nghệ.
1.4.5. Khoa học và công nghệ góp phần gia tăng giá trị cho thực phẩm chế biến
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao cũng đòi hỏi phải có đầu tƣ
nghiên cứu đổi mới sản phẩm và công nghệ.
1.4.6. Chính sách nhà nƣớc thúc đẩy ngành thực phẩm chế biến gia tăng giá trị
Để khuyến khích ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nâng cao giá trị gia tăng thì nhà
nƣớc cần phải có chính sách khuyến khích phù hợp.
1.5. Xu hƣớng thị trƣờng của thực phẩm có giá trị gia tăng cao
1.5.1. Quy mô thị trƣờng thực phẩm chế biến tinh ngày càng gia tăng
Quá trình đô thị hóa đã làm cho lối sống của con ngƣời thay đổi. Sự thay đổi lối sống, cùng
với việc gia tăng thu nhập và sự thay đổi cấu trúc gia đình đã làm thay đổi chế độ ăn uống của
ngƣời tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu. Điều này làm cho quy mô của thị trƣờng thực phẩm chế
biến càng gia tăng.
1.5.2. Sự phát triển của siêu thị ở châu Mỹ Latinh và Châu Á thúc đẩy ngành thực phẩm
chế biến có giá trị gia tăng cao
Các tập đoàn siêu thị hàng đầu thế giới đang đẩy mạnh đầu tƣ sang các nƣớc châu Mỹ La
tinh và châu Á.
1.5.3. Xu hƣớng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các tập đoàn chế biến thực phẩm hàng
đầu thế giới
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) tăng trƣởng nhanh chóng do một phần các quốc gia đều
có chính sách khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài và việc sáp nhập và mua lại xuyên quốc gia trở
nên dễ dàng hơn. Xu hƣớng địa phƣơng hóa ngày càng gia tăng nên các tập đoàn đa quốc gia chủ
yếu của châu Âu và Hoa Kỳ tăng cƣơng đầu tƣ ra nƣớc ngoài.
1.6. Kinh nghiệm một số nƣớc khuyến khích ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nâng
tỷ trọng giá trị gia tăng
1.6.1. Tổng quan quá trình chuyển dịch từ sơ chế sang tinh chế thực phẩm của Thái Lan,
Đài Loan và Singapore
1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Bài học thứ nhất: sản xuất theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp nƣớc ngoài và thu hút
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc góp phần nâng tỷ trọng giá trị
gia tăng cho ngành thực phẩm chế biến.
Bài học thứ hai: tập trung hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm trên phạm vi toàn cầu.
6
Bài học thứ ba: phát triển khoa học và công nghệ chế biến là yếu tố quyết định sự cạnh
tranh của thực phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao.
Bài học thứ tư: đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm
góp phần nâng tỷ trọng giá trị gia tăng.
Bài học thứ năm: chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tóm tắt chƣơng 1
Trong chƣơng 1, nội dung bao gồm các khái niệm, lý thuyết phát triển ngành, đặc điểm, xu
hƣớng và nhân tố tác động đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tổng kết kinh nghiệm các nƣớc và rút ra 5 bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG, TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG GIÁ TRỊ SẢN PHẨM,
NHỮNG NHÂN TỐ VÀ CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIA TĂNG GIÁ TRỊ
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TP.HCM
2.1. Thực trạng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Vị trí vai trò ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Năm 2005, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm so với toàn ngành công nghiệp
là 17,1%. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Tp.HCM so với cả nƣớc năm 2005
chiếm 24,1%.
2.1.2. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Nguồn: Tính toán theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM
Hình 1: Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp và của ngành chế
biến thực phẩm năm 2000-2006
7
2.1.3. Cơ sở sản xuất ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Cơ sở sản xuất từ 3.668 năm 2000 tăng lên 5.329 đơn vị năm 2005, tƣơng đƣơng 1,45 lần.
Tỷ trọng của cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm so với toàn ngành công nghiệp thành phố là
13,5%. Doanh nghiệp chế biến thực phẩm năm 2005 chiếm 10,7% tổng số doanh nghiệp toàn
thành phố, chiếm 13,4% tổng số cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm. Số doanh nghiệp nhà nƣớc
39, chiếm 5,5%; doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc 620, chiếm 87,1% và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài 53, chiếm 7,4%.
2.1.4. Lao động ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Số lao động ngày 31/12/2005 là 95.012 ngƣời, chiếm 5,6% tổng số lao động sản xuất công
nghiệp thành phố. Tốc độ tăng trƣởng lao động sản xuất công nghiệp chế biến thực phẩm bình
quân giai đoạn 2000-2005 là 7,1%. Cơ cấu lao động doanh nghiệp nhà nƣớc và có vốn nhà nƣớc
năm 2005 28,8%; khu vực ngoài nhà nƣớc bao gồm cả cá thể chiếm 57,3% và có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng 13,9%. Số lao động bình quân năm 2005 là 101 lao động/doanh
nghiệp.
2.1.5. Vốn đầu tƣ trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Tổng vốn đầu tƣ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm năm 2000-2005 là 23.333,498
tỷ đồng; vốn ngân sách 445,712 tỷ đồng, chiếm 1,9%; vốn vay 6.758, 536 tỷ đồng, chiếm 29,0%,
vốn tự có 13.786,656 tỷ đồng, chiếm 59,1%.
Tổng nguồn vốn vay từ quỹ tín dụng đầu tƣ giai đoạn 2000-2005 là 1.233,142 tỷ đồng,
chiếm 5,3% tổng vốn đầu tƣ mới. Trong đó, doanh nghiệp nhà nƣớc vay chiếm tỷ lệ 62,1%,
doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, chiếm 36,1% và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 1,8%.
Tổng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản 2000-2005 là 9.588,342 tỷ đồng chiếm 41,1% tổng nguồn vốn
đầu tƣ mới.
2.1.6. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Doanh thu thuần bình quân 1 lao động ngành công nghiệp chế biến thực phẩm từ 388 triệu
đồng năm 2000 tăng lên 525 triệu đồng năm 2005, tăng 1,35 lần. Bình quân giai đoạn 2000-
2005, doanh thu thuần bình quân trên 1 lao động tăng 6,4%.
Lợi nhuận bình quân năm 2000 là 20.913.492 đồng/1 lao động đến năm 2005 tăng lên
39.905.276 đồng/1 lao động, tăng 1,91 lần. Bình quân giai đoạn 2000-2005 tăng 14,3%,
Lợi nhuận bình quân trên doanh thu của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm năm 2000 là 0,05/1 đồng doanh thu; năm 2004 và 2005 là 0,08 đồng/1 đồng doanh
thu.
Lợi nhuận bình quân trên 1 đồng vốn của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm năm 2000 là 0,09 đồng/ 1 đồng vốn; năm 2005 0,11 đồng/1 đồng vốn.
Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nƣớc bình quân 1 lao động năm 2000 đạt mức 59.001.753
đồng/1 lao động và năm 2005 71.833.816 đồng/1 lao động, tăng 1,22 lần.
2.2. Phân tích giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố Hồ Chí
Minh
2.2.1. Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố Hồ Chí
Minh
8
Bảng 1: Giá trị gia tăng của ngành chế biến thực phẩm Tp.HCM chia theo khu vực năm
2000-2005
STT
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Theo giá thực tế (tỷ đồng)
1
VA ngành chế
biến thực phẩm
5.811,1
6.871,7
8.581,1
8.986,8
9.945,6
11.261,0
a
Nhà nƣớc
3.513,6
4.054,1
4.450,2
4.554,4
4.886,1
4.768,4
b
Ngoài nhà nƣớc
1.045,7
1.384,1
2.058,9
2.426,2
2.802,3
3.453,3
Trong đó cá thể
344,5
410,8
603,7
672,9
834,4
953,2
c
Các doanh nghiệp
nƣớc ngoài
1.251,7
1.433,5
2.072,0
2.006,2
2.257,2
3.039,4
Tổng số 100%
2
Cơ cấu VA ngành
chế biến thực
phẩm
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
a
Nhà nƣớc
60,5
59,0
51,9
50,7
49,1
42,3
b
Ngoài nhà nƣớc
18,0
20,1
24,0
27,0
28,2
30,7
Trong đó cá thể
5,9
6,0
7,0
7,5
8,4
8,5
c
Các doanh nghiệp
nƣớc ngoài
21,5
20,9
24,1
22,3
22,7
27,0
Nguồn: Cục thống kê TP.HCM (2006)
2.2.2. Phân tích tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm so với
ngành công nghiệp chế biến
Nguồn: Tính toán theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM
Hình 2: Tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm so với ngành
công nghiệp chế biến Tp.HCM năm 2000-2005
Nguyên nhân giảm sút là do:
9
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trọng nội bộ ngành;
- Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm mất lợi thế nhiều doanh nghiệp chuyển về các
tỉnh.
2.2.3. Phân tích tốc độ tăng trƣởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm
Nguồn: Tính toán theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM
Hình 3: Tốc độ tăng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm năm 2001-2005
Nguyên nhân giảm sút nhƣ sau:
- Tốc độ tăng trƣởng giá trị gia tăng giảm do giá trị sản xuất giảm;
- Tốc độ tăng trƣởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm không
đều do sự tác động bất thƣờng của thiên tai, bệnh dịch;
- Việt Nam gia nhập vào AFTA nên các khoản thuế nằm trong cơ cấu giá trị gia tăng
giảm làm tốc độ tăng trƣởng giảm;
- Thị trƣờng thực phẩm Việt Nam mở cửa, sức cạnh tranh doanh nghiệp thấp.
10
2.2.4. Phân tích tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị sản phẩm của ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm
Nguồn: Tính toán theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM
Hình 4: Tỷ trọng giá trị gia tăng so với giá trị sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm Tp.HCM năm 2000-2005 (VA/Output)
Nguyên nhân giảm sút của tỷ trọng giá trị gia tăng nhƣ sau:
- Chi phí nguyên liệu phục vụ cho sản xuất gia tăng do sự cạnh tranh nguồn nguyên liệu
phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Chính phủ đã thay đổi chính sách điều hành xuất nhập khẩu từ năm 2001.
- Giá thế giới tăng và cơ sở hạ tầng của Thành phố yếu kém không đáp ứng.
- Các ngành dịch vụ hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm yếu kém cũng dẫn
đến chi phí tăng nên tỷ trọng giá trị gia tăng giảm.
Xét tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu sản phẩm của một số sản phẩm cụ thể, nhƣ sau:
- Ngành chế biến bơ, sữa: Năm 2001, VA/Output 31,18% năm 2001 và năm 2003
46,70%.
- Ngành chế biến rƣợu, bia và nƣớc giải khát: năm 2001 33,89%; năm 2003 còn 27,23%.
- Ngành chế biến thủy sản: năm 2001 9,22%; năm 2002, 17,12%; năm 2003 7,07%.
- Ngành chế biến thịt: Năm 2001 8,4%; năm 2003 10,9%.
- Ngành chế biến và bảo quản rau quả: Năm 2000, 18,9%; năm 2002, 30,2%; năm 2003,
26,2%.
- Ngành sản xuất bánh kẹo: năm 2001 23,49% năm 2003 18,69%.
2.3. Phân tích những nhân tố tác động đến các doanh nghiệp chế biến rau quả, thịt và
thủy sản ở Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Tác động của nguồn nhân lực đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp khảo
sát
11
Bảng 2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong các doanh nghiệp
Đơn vị: %
STT
Trình độ
Thủy
sản
Thịt
Rau quả
Số doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn
51
13
14
1
Đại học và trên đại học
15,3
15,8
10,8
2
Trung cấp và cao đẳng
13,7
18,8
15,7
3
Công nhân kỹ thuật
21,4
13,8
16,2
4
Tốt nghiệp trung học phổ thông
38,2
48,5
50,0
5
Khác
11,5
3,1
7,3
Nguồn: Kết quả điều tra 78 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
TP.HCM tháng 05/2006
2.3.2. Tác động của nguồn nguyên liệu đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp khảo
sát
Bảng 3: Nguồn nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp
Đơn vị: %
STT
Hình thức mua nguyên liệu
Thủy sản
Thịt
Rau quả
Số doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn
51
13
14
1
Trực tiếp ký hợp đồng đặt hàng sản xuất với nông
dân tại TP.HCM
2,8
9,8
18,9
2
Trực tiếp ký hợp đồng đặt hàng sản xuất với nông
dân tại các tỉnh
36,3
28,8
32,5
3
Trực tiếp đi thu mua tại nơi cung cấp
30,3
24,2
26,6
4
Mua qua trung gian (thƣơng lái,…)
29,1
28,8
21,3
5
Mua hàng nhập khẩu từ các đơn vị trong nƣớc
0,4
0,4
0,7
6
Trực tiếp nhập khẩu từ nƣớc ngoài
1,0
8,0
0,0
7
Khác
0,0
0,0
0,0
Nguồn: Kết quả điều tra 78 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
TP.HCM tháng 05/2006
2.3.3. Tác động của nguồn vốn đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp khảo sát
- Thị trƣờng vốn trong nƣớc chƣa đa dạng;
- Thiếu kênh thu hút vốn nƣớc ngoài;
- Lãi suất vay vốn ngân hàng cao;
- Các thủ tục vay vốn từ ngân hàng còn khó khăn;
- Thủ tục vay vốn từ các quỹ hỗ trợ cũng gặp khó khăn.
2.3.4. Tác động của thị trƣờng đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp khảo sát
12
Bảng 4: Thị trƣờng chủ yếu của các doanh nghiệp
Đơn vị: % doanh số bán
STT
Thị trƣờng
Thủy
sản
Thịt
Rau
quả
Số doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn
51
13
14
1
Tp. Hồ Chí Minh
22,1
56,2
23,9
2
Các tỉnh phía Nam (Đà Nẵng trở vào)
11,2
29,6
23,6
3
Các tỉnh phía Bắc (Huế trở ra)
5,2
8,4
11,1
4
Xuất khẩu
61,5
5,8
41,4
Nguồn: Kết quả điều tra 78 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
TP.HCM tháng 05/2006
2.3.5. Tác động của khoa học và công nghệ đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp
khảo sát
- Chế biến thủy sản: 7,8% có công nghệ hiện đại, 86,3% công nghệ trung bình và 5,9%
công nghệ lạc hậu;
- Chế biến thịt: 15,4% có công nghệ hiện đại và 84,6% công nghệ chỉ ở mức trung bình.
- Chế biến rau quả: 100% có công nghệ trung bình.
2.3.6. Tác động của chính sách đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp khảo sát
Doanh nghiệp mong muốn đƣợc hỗ trợ sau: Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp trong khâu
nghiên cứu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc; hỗ trợ kinh phí xây dựng thƣơng hiệu hàng; Xây
dựng Trung tâm thông tin thị trƣờng tại TPHCM hiện đại; Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp tƣ
vấn
2.4. Các chính sách nhà nƣớc trong việc khuyến khích ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm gia tăng giá trị
2.4.1. Chính sách của Chính phủ tác động đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm gia
tăng giá trị
Chính sách khuyến công:
Ngày 8 tháng 10 năm 2003, Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành chỉ thị 24/2003/CT-TTg về
phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Ngày 9/6/2004, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Ngày 5/5/2005,
Bộ công nghiệp đã ban hành Quyết định 23/2005/QĐ-BCN về Phê duyệt Đề án "Phát triển các
ngành công nghiệp đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn”. Ngày 18/5/2007, Thủ tƣớng chính phủ ban hành quyết định 69/2007/QĐ-TTg phê duyệt
đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn đến 2010 và định hƣớng đến năm 2020. Các chính sách khuyến nông đã đảm
bảo thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển.
Chính sách khoa học và công nghệ:
Ngày 11/3/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/CP về phát triển công nghệ sinh
học. Quốc hội ban hành Luật khoa học và công nghệ; Luật chuyển giao công nghệ; Luật sở hữu
trí tuệ làm khung pháp lý quan trọng cho khoa học và công nghệ phát triển.
Nghị quyết 09/2000/NQ-CP đề cập nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng
cao giá trị nông sản, thực phẩm. Quyết định 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tƣớng
13
chính phủ đã phê duyệt chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010.
Quyết định của Thủ tƣớng chính phủ số 67/2006/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2006 về phƣơng
hƣớng, mục tiêu và nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 5 năm 2006 – 2010.
Ngày 22 tháng 7 năm 2007 Thủ tƣớng chính phủ ban hành Quyết định số 88/2005/QĐ-TTg về
việc ban hành chƣơng trình hành động về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh
học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Thủ tƣớng ban hành 3 quyết định
liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học: Quyết định số 11/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm
2006 về việc phê duyệt chƣơng trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày
25 tháng 01 năm 2007 phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh
vực công nghiệp chế biến đến năm 2020”; Quyết định số 97/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2007
phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm
2020”. Nhà nƣớc đã tạo ra hành lang pháp lý tƣơng đối đầy đủ để đảm bảo cho thị trƣờng khoa
học và công nghệ phát triển.
Chính sách đất đai:
Luật đất đai sửa đổi đã thể chế hóa và mở rộng quyền của ngƣời sử dụng đất và giao quyền
sử dụng đất lâu dài và ổn định cho ngƣời nông dân đầu tƣ vào sản xuất dài hạn, thay đổi cơ cấu
cây trồng nhằm phát triển sản xuất một cách có hiệu quả. Chính phủ cũng ban hành nhiều chính
sách hỗ trợ tài chính nhƣ Thông tƣ của Bộ tài chính số 95/2004/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm
2004 hƣớng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính và ƣu đãi về thuế phát triển vùng nguyên liệu
và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, muối.
Nhìn chung, chính phủ đã cố gắng xây dựng hành lang pháp lý cho sự phát triển thị trƣờng
đất đai. Tuy nhiên chính sách đất đai Việt Nam còn nhiều bất cập giữa nhu cầu sử dụng đất của các
doanh nghiệp và khả năng cung cấp đất của nhà nƣớc; còn nhiều điểm chƣa đồng bộ; vấn đề hạn
điền trong sản xuất nông nghiệp; giải tỏa đền bù gặp nhiều khó khăn.
Công tác quy hoạch cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu:
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác quy hoạch từ quy hoạch
chung phát triển ngành công nghiệp Việt Nam nhƣ Quyết định của Thủ tƣớng chính phủ số
73/2006/QĐ-TTg ngày 04/4/2006 đến quy hoạch vùng, quy hoạch ngành. Tuy nhiên, đối với
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, hiên nay chúng ta mới có quy hoạch một số ngành chủ
yếu nhƣ chế biến sữa, rƣợu bia, nƣớc giải khát. Trong lĩnh vực tạo vùng nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến thì chúng ta mới dừng lại một số quy hoạch nhƣ rau quả, lúa gạo, thủy sản, còn
nhiều ngành khác chƣa có quy hoạch. Tuy nhiên việc triển khai quy hoạch cụ thể còn rất nhiều
bất cập và mang tính dàn trải. Hầu hết các địa phƣơng khi xây dựng quy hoạch chƣa nghiên cứu
kỹ về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh nên khi vào thực hiện gặp nhiều khó khăn. Thủ tƣớng
chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 quy hoạch phát
triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020.
Chính sách khuyến khích sự liên kết giữa sản xuất nông sản và chế biến:
Ngày 24/6/2002 Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính
sách khuyến khích tiêu thụ hàng hóa thông qua hợp đồng. Nhà nƣớc khuyến khích các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với ngƣời sản
xuất, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ
hàng hóa. Thông tƣ của Bộ tài chính số 04/2003/TT-BTC ngày 10/1/2003 hƣớng dẫn một số vấn
14
đề về tài chính thực hiện Quyết định 80/2002QĐ-TTg đã nêu các chính sách hỗ trợ cho các
doanh nghiệp chế biến và ngƣời sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản nhƣ sau: hỗ trợ đầu tƣ,
hỗ trợ lãi suất, vay ƣu đãi,….
Tuy nhiên, mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp chƣa chặt chẽ. Việc xử lý các vi
phạm gặp nhiều khó khăn, chƣa có giải pháp phù hợp để ràng buộc hai bên.
Chính sách phát triển thị trường trong nước
Ngày 14/1/2003, Chính phủ đã ban hành nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển quản
lý chợ, đây là một trong những quyết định quan trọng liên quan đến phát triển thị trƣờng rau quả,
thịt, thuỷ sản do phần lớn các loại nông phẩm trên của Việt Nam hiện nay chủ yếu đƣợc bán qua
chợ nông sản và chợ đầu mối. Thông tƣ của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ số 07/2003/TT-BKH ngày
11/9/2003 quy định việc xây dựng hạ tầng các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm đƣợc hỗ trợ từ
ngân sách trung ƣơng. Bên cạnh đó, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 311/QĐ-TTg ngày
20/3/2003 về việc phê duyệt đề án tiếp tục tổ chức thị trƣờng trong nƣớc, tập trung phát triển
thƣơng mại nông thôn đến năm 2010 cũng đã đƣợc thực hiện và phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động thƣơng mại trên thị trƣờng nội địa cũng còn không ít yếu kém và bất
cập nhƣ: chƣa đảm bảo lƣu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng; kết cấu hạ tầng thƣơng
mại chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức; công tác dự báo cung - cầu, giá cả chƣa đáp ứng tốt
yêu cầu điều hành nền kinh tế cũng nhƣ thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh; quá trình liên
kết và tích tụ giữa các doanh nghiệp chƣa đƣợc định hƣớng rõ nét; quản lý nhà nƣớc về thƣơng
mại còn chƣa bám sát đƣợc thực tiễn.
Chính sách hỗ trợ xuất khẩu
Thông tƣ số 86/2002/TT- BTC ngày 27/08/2002 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn chi
hỗ trợ hoạt động xúc tiến thƣơng mại đẩy mạnh xuất khẩu. Nghị quyết của chính phủ số
05/2002/NQ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2002 quy định các tỉnh, thành phố lập Quỹ Hỗ trợ xúc tiến
thƣơng mại để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trƣờng. Quyết định của Bộ
trƣởng Bộ thƣơng mại số 1116/2003/QĐ-BTM ngày 09 tháng 09 năm 2003 ban hành quy chế
thƣởng xuất khẩu.
Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngày 23 tháng 11 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ đƣa ra các chính sách trợ giúp nhƣ: khuyến khích
đầu tƣ thông qua các biện pháp tài chính, tín dụng và khuyến khích các tổ chức tài chính doanh
nghiệp và thể nhân góp vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp nhỏ và vừa; thành lập Quỹ bảo lãnh tín
dụng nhỏ và vừa để bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ không có đủ tài sản thế chấp, cầm cố,
vay vốn của các tổ chức tín dụng; hỗ trợ về mặt bằng sản xuất; hỗ trợ về thị trƣờng và tăng khả
năng cạnh tranh; hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu; hỗ trợ về thông tin, tƣ vấn và đào tạo nguồn nhân lực.
Về mặt tổ chức xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định cũng quy định thành lập
Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; thành lập Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa; thành lập Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chính phủ
yêu cầu UBND các tỉnh thành định hƣớng xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phƣơng;
và Chính phủ khuyến khích hình thành các tổ chức trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa,
Ngày 23 tháng 10 năm 2006, Thủ tƣớng ban hành Quyết định 236/2006/QĐ-TTg về phê
duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006-2010).
15
2.4.2. Chính sách của Thành phố Hồ Chí Minh tác động đến ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm gia tăng giá trị
Chính sách phát triển vùng nguyên liệu và liên kết các tỉnh trong khai thác nguyên liệu
phục vụ chế biến:
Tp.HCM đã xây dựng chƣơng trình mục tiêu phát triển nông nghiệp, chính quyền Thành
phố từ năm 2002 đã ban hành chƣơng trình mục tiêu phát triển ngành thủy sản Tp.HCM 2002-
2005 theo Quyết định số 53/2002/QĐ-UB ngày 21 tháng 5 năm 2002; chƣơng trình mục tiêu
phát triển rau an toàn đến năm 2010 theo Quyết định số 104/2002/QĐ-UB ngày 19 tháng 4 năm
2002; và chƣơng trình mục tiêu phát triển bò sữa thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 – 2005
theo Quyết định 92/2002/QĐ-UBND ngày 27/8/2002. Năm 2006, UBND Tp.HCM tiếp tục điều
chỉnh chƣơng trình mục tiêu từ 2006 - 2010 về bò sữa theo Quyết định 119/2006/QĐ-UBND
ngày 3/8/2006; rau an toàn theo Quyết định số 98/2006/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 và đang dự
thảo chƣơng trình mục tiêu phát triển ngành thủy sản.
Trong chƣơng trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngày 14/4/2006,
UBND Tp.HCM đã ban hành Quyết định số 61/2006/QĐ-UBND về phê duyệt Chƣơng trình
chuyển đổi đất trồng lúa một vụ năng suất thấp, sang nuôi tôm sú giai đoạn 2006 – 2010. Sau đó,
ngày 10/7/2006, UBND Tp.HCM ban hành Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND về chƣơng trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2006-2010. Hƣớng chuyển dịch chủ yếu của ngành nông
nghiệp thành phố là chuyển đất lúa sang các loại rau màu khác và nuôi thủy sản. Trong Quyết
định số 97/2006/QĐ-UBND, UBND thành phố cũng đã chủ trƣơng xây dựng dự án xây dựng
Trung tâm thủy sản thành phố qui mô 71 ha, dự án đầu tƣ Khu nông nghiệp công nghệ cao 88 ha,
dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố và dự án xây dựng Trung tâm giao
dịch và triển lãm sản phẩm nông nghiệp. Đây là các dự án sẽ góp phần đƣa các doanh nghiệp chế
biến tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn nguyên liệu với chi phí thấp hơn.
Để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính quyền thành phố đã ban
hành Quyết định 105/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2006 về khuyến khích chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010. Trong quyết định này, chính quyền đƣa ra
nhiều chính sách khuyến khích phát triển trong đó có cả chƣơng trình khuyến khích có liên quan
đến các cơ sở chế biến.
Ngoài những chính sách về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chính quyền thành phố cũng
tăng cƣờng xây dựng mối liên kết với các tỉnh lân cận để tạo nguồn nguyên liệu phát triển công
nghiệp chế biến thực phẩm Tp.HCM. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tƣ phát triển nguồn nguyên
liệu ở các tỉnh, bƣớc đầu đạt đƣợc một số kết quả nhất định.
Chính sách xúc tiến thương mại và phát triển thị trường
Ngày 2/11/2001, Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến
thƣơng mại và đầu tƣ thành phố. Kể từ khi thành lập đến nay, Trung tâm xúc tiến thƣơng mại và
đầu tƣ thành phố đã phối hợp với Sở thƣơng mại đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thƣơng mại
cho hàng xuất khẩu thành phố nhƣ: Tổ chức hội chợ triển lãm trong nƣớc; Hỗ trợ kinh phí để tổ
chức hội chợ triển lãm hàng Việt Nam ở nƣớc ngoài; Hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp Việt Nam
tham dự các hội chợ triển lãm quốc tế; Tổ chức đoàn đi tìm hiểu thị trƣờng nƣớc; Cung cấp
thông tin qua website; Tổ chức trƣng bày hàng hóa….
Ngoài ra UBND Tp.HCM cũng đã thành lập một số trung tâm nhƣ Trung tâm xúc tiến
Thƣơng mại, Đầu tƣ và Du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh tại Singapore, Trung tâm tƣ vấn và
16
hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp, Trung tâm tƣ vấn và hỗ trợ nông nghiệp.
Trong chƣơng trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, Thành phố
đã đƣa ra các giải pháp phát triển thị trƣờng nhƣ sau: Khảo sát nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm
chế biến thuỷ sản, thịt, rau quả của dân Thành phố và các tỉnh lân cận Thành phố; Khảo sát và
đánh giá thực phẩm chế biến xuất khẩu ở các thị trƣờng truyền thống nhƣ: Nhật, ASEAN, Trung
Quốc, Châu Âu; Phát triển các thực phẩm đặc sản ở qui mô công nghiệp và đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm nhƣ: chả giò, thức ăn từ tôm, phở, mắm các loại; Có biện pháp tổng thể chống
hàng giả cho ngành thực phẩm chế biến; Xây dựng mạng lƣới thông tin về thị trƣờng thực phẩm
chế biến và các dịch vụ thƣơng mại điện tử.
Nhiều hoạt động của trung tâm xúc tiến thƣơng mại thành phố đƣợc các doanh nghiệp
đánh giá cao, đã giúp cho doanh nghiệp gia tăng đƣợc giá trị đáng kể. Ngoài ra, Trung tâm xúc
tiến thƣơng mại và đầu tƣ Tp.HCM đã liên kết giúp đỡ và hỗ trợ đƣợc các Hiệp hội ngành nghề
trên địa bàn phát triển. Điều này giúp cho Hiệp hội ngày càng có tiếng nói quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế ở Tp.HCM. Tuy nhiên và hoạt động có tính trùng lắp. Đặc biệt là hoạt
động hội chợ hiện nay không đạt đƣợc hiệu quả mong muốn của các doanh nghiệp. Ngoài ra,
hoạt động xúc tiến thƣơng mại thƣờng nhắm đến hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nƣớc là chủ
yếu, còn các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài chƣa đƣợc hƣởng lợi.
Trong hoạt động xúc tiến thực phẩm chế biến chủ yếu quan tâm đến thị trƣờng Nhật, Hoa Kỳ và
EU, chƣa quan tâm các nƣớc đông dân cƣ nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Thị trƣờng
thực phẩm Halal phục vụ cho các quốc gia Hồi Giáo nhƣ Indonesia, Malaysia và các nƣớc Trung
Đông chƣa chú trọng.
Chính sách phát triển khoa học và công nghệ
Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Tp.HCM, gọi tắt là CESTI, đƣợc thành lập
vào ngày 28 tháng 03 năm 1983 theo quyết định số 66/QĐ-UB của UBND Tp.HCM là Trung
tâm hỗ trợ doanh nghiệp có tuổi đời lớn nhất so với các Trung tâm khác trực thuộc các ban,
ngành của thành phố. Trung tâm là cầu nối quan trọng giữa các nhà khoa học và các doanh
nghiệp. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc thông tin khoa học và công nghệ.
Trung tâm đã tổ chức nhiều hoạt động để thúc đẩy thị trƣờng khoa học công nghệ phát triển nhƣ
tổ chức hội chợ về thiết bị công nghệ, tƣ vấn khoa học và công nghệ, thông tin khoa học và công
nghệ đến các doanh nghiệp….
Ngày 2/7/2004, UBND Tp.HCM đã ban hành Quyết định số 161/2004/QĐ-UB về thành
lập Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh.
Trong chƣơng trình phát triển sản phẩm chủ lực của Tp.HCM giai đoạn 2002-2005, theo
Quyết định số 5217/QĐ-UB ngày 16/12/2002 của UBND Tp.HCM, cũng có chính sách hỗ trợ
phát triển khoa học và công nghệ nhƣ tƣ vấn về thiết kế sản phẩm, tƣ vấn thiết kế và đổi mới
công nghệ, tƣ vấn về mua hoặc cải tiến thiết bị, công nghệ.
Nhiều hoạt động hỗ trợ khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp nhƣ hỗ trợ đăng ký
nhãn hiệu hàng hóa ra nƣớc ngoài; hỗ trợ xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến; hỗ trợ
thực hiện các đề tài, dự án triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; hỗ trợ về tƣ
vấn; và xử lý khiếu nại về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.Tp.HCM đã thành lập Quỹ Phát triển
khoa học và công nghệ
Chính quyền thành phố đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị và
công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, mức độ đổi mới của
17
doanh nghiệp còn chậm.
Chính sách hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng và hội nhập
Trong các năm qua, thành phố đã thực hiện chƣơng trình nâng cao năng suất, chất lƣợng và
hội nhập dƣới các hình thức nhƣ: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn; đào tạo về hệ thống
chất lƣợng; Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Giải thƣởng chất lƣợng Việt Nam; Hỗ trợ xây
dựng lộ trình gia nhập các tổ chức thƣơng mại quốc tế và khu vực (WTO/AFTA). Sau khi Việt
Nam gia nhập WTO, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 66/2007/QĐ-UB
ngày 2/5/2007 về kế hoạch triển khai chƣơng trình hành động hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong việc đảm bảo chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, chính quyền thành phố thƣờng
xuyên ban hành các chỉ thị đảm bảo an toàn thực phẩm và một số chính sách nhƣ hỗ trợ các
doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn HACCP, hỗ trợ sản xuất sạch, hỗ trợ cho nhà sản xuất nông
nghiệp xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Tuy nhiên, trong thời qua hoạt động
kiểm soát chất lƣợng thực phẩm trên địa bàn thành phố còn nhiều bất cập dẫn đến các vụ việc
đáng tiếc nhƣ vụ nƣớc tƣơng có hàm lƣợng 3-MCPD cao vƣợt quá mức cho phép và nhiều doanh
nghiệp chế biến thủy sản chƣa đảm bảo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này tác động
xấu đến ngành chế biến thực phẩm của thành phố. Chƣơng trình nâng cao năng suất và chất
lƣợng của thành phố đạt đƣợc nhiều kết quả mong đợi. Chƣơng trình đã nâng cao đƣợc nhận
thức của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và giúp đƣợc các doanh nghiệp nâng cao sức
cạnh tranh.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Chƣơng trình đào tạo 300 thạc sỹ và tiến sỹ và Chƣơng trình đào tạo và bồi dƣỡng 1000
giám đốc doanh nghiệp. Thành phố cũng thực hiện liên kết đào tạo với các trƣờng Đại học, Cao
đẳng, Trung học để phát triển nguồn nhân lực nhƣ phối hợp với Trƣờng Cao đẳng công nghiệp
thực phẩm để đào tạo nghề cho công nhân. Việc xây dựng Trung tâm tƣ vấn nhƣ Trung tâm tƣ
vấn và hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp, Trung tâm xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ, Trung tâm tƣ
vấn và hỗ trợ nông nghiệp cũng nhằm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của thành phố. Lợi thế
của các trung tâm này là đã gắn kết giữa lý luận và thực tiễn bằng những việc làm cụ thể và việc
đào tạo cũng xuất phát từ thực tiễn nên kết quả đạt đƣợc phù hợp với quá trình phát triển của
thành phố. Tuy nhiên để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp chế biến thành phố thì
chính quyền thành phố cần xây dựng chƣơng trình đào tạo chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực
công nghệ sinh học. Mặc dù là đầu tàu về khoa học và công nghệ của cả nƣớc nhƣng việc phát
triển công nghệ sinh học còn yếu kém nên ngành chế biến thực phẩm chƣa tạo ra sản phẩm có
giá trị gia tăng cao.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, thành phố cũng đã thực hiện nhiều
chƣơng trình hỗ trợ cho doanh nhân. Các doanh nghiệp đƣợc thành phố hỗ trợ tích cực về thủ tục
trong giải phóng mặt bằng, hỗ trợ một phần về chi phí sử dụng đất, nhằm giảm bớt khó khăn về
mặt bằng sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp tăng năng suất, chất lƣợng và hội nhập kinh tế quốc tế.
UBND Tp.HCM đã ban hành Quyết định số 36/2006/QĐ-UBND, ngày 08 tháng 3 năm 2006 về
thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh. Thực
hiện nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2006-2010, thành phố Hồ Chí Minh hiện đang tiếp tục triển khai
các giải pháp nhằm phát triển mạnh khu vực kinh tế dân doanh mà đặc biệt là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa nhằm giúp các doanh nghiệp này đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng và thành phố cũng
18
tiếp tục củng cố và phát triển Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy nhiên trong thời gian qua chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa cụ thể
chủ yếu chỉ dừng lại ở các văn bản từ Trung ƣơng. Điều này đã làm hạn chế quá trình phát triển
các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Với quy mô sản xuất
nhỏ lẻ và máy móc thiết bị lạc hậu nhƣ hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó đủ sức cạnh
tranh trên thị trƣờng. Các sản phẩm của các doanh nghiệp này không thể đảm bảo an toàn vệ sinh
và do đó sẽ ảnh hƣởng đến quá trình phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng các ngành hỗ trợ
Trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng của thành phố chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển
cho các doanh nghiệp. Tình trạng thiếu đất để xây dựng nhà máy đã đẩy giá đất tăng cao làm chi
phí của doanh nghiệp tăng lên. Bên cạnh đó việc giao thông vận tải trên địa bàn thành phố vô
cùng khó khăn đã tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các
doanh nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng. Đây cũng là nguyên nhân là cho giá trị gia tăng của
ngành chế biến thực phẩm trong thời gian qua giảm sút.
Để hỗ trợ đầu vào cho ngành chế biến thực phẩm, chính quyền thành phố chủ trƣơng xây
dựng Trung tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ và đƣa vào hoạt động năm 2002. Trung tâm giao
dịch này sẽ giúp cho nhà sản xuất và các doanh nghiệp chế biến gặp nhau trong mua bán nguyên
liệu, góp phần giảm chi phí. Tuy nhiên, Trung tâm này hoạt động không hiệu quả, phải đóng cửa.
Theo Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND, UBND Tp.HCM dự kiến sẽ xây dựng Trung tâm thủy
sản thành phố Hồ Chí Minh đặt tại Mƣơng Chuối, xã Phú Xuân, Huyện Nhà Bè và Trung tâm
giao dịch và triển lãm sản phẩm nông nghiệp. Các Trung tâm này nếu hoạt động hiệu quả sẽ góp
phần nâng giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp chế biến thành phố. Ngoài ra, chính quyền
thành phố cũng đã thực hiện chính sách di dời và xây dựng 3 chợ đầu mối nông sản Tam Bình,
Tân Xuân và Bình Điền. Theo chủ trƣơng của thành phố thì các chợ này sẽ hình thành sàn giao
dịch hàng hóa. Điều này sẽ góp phần cho các doanh nghiệp giảm rủi ro nguồn nguyên liệu và
nâng giá trị gia tăng.
Ngày 23 tháng 6 năm 2003, UBND Tp.HCM đã ban hành Quyết định số 102/2003/QĐ-
UB Về triển khai thực hiện chƣơng trình mục tiêu phát triển ngành Thƣơng mại trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2005. Quyết định này cũng đề việc xây dựng các trung tâm
thƣơng mại, Trung tâm giao dịch gạo và quy hoạch phát triển hệ thống bán lẻ. Ngày 11 tháng 8
năm 2003, UBND Tp.HCM ban hành Quyết định số 144/2003/QĐ-UB về quy hoạch phát triển
hệ thống mạng lƣới Chợ - Siêu thị - Trung tâm thƣơng mại của 22 quận-huyện trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2010.
Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng các ngành phục vụ cho công nghiệp chế biến thực
phẩm thành phố trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
thành phố tiếp cận với nguồn nguyên liệu với chi phí thấp hơn và tiếp cận thị trƣờng dễ dàng
hơn.Tuy nhiên, quá trình phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho đầu vào và đầu ra của ngành chế
biến thực phẩm còn một số hạn chế làm cho chuỗi cung ứng thực phẩm của thành phố chƣa phát
triển đƣợc. Thành phố chƣa hoàn thiện đƣợc các trung tâm cung ứng nguyên liệu cho ngành và
hệ thống siêu thị chƣa phát triển.
19
2.5. Những nguyên nhân cản trở ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố gia
tăng giá trị
Thứ nhất, chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa hoàn thiện và việc kiểm
tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa chặt chẽ.
Thứ hai, các doanh nghiệp chƣa quan tâm đến công tác nghiên cứu và phát triển và chƣa
có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển.
Thứ ba, nguồn nhân lực còn yếu kém.
Thứ tư, công tác quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn hạn chế,
chƣa gắn kết giữa quy hoạch ngành, vùng và lãnh thổ một cách hợp lý.
Thứ năm, môi trƣờng kinh doanh của Thành phố ngày càng bất lợi.
Thứ sáu, chƣa xây dựng đƣợc chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu và các điều kiện vật
chất phục vụ còn yếu kém.
Thứ bảy, thị trƣờng thực phẩm Halal, thực phẩm chức năng và thực phẩm chế biến sẵn
chƣa phát triển.
Thứ tám, khung pháp lý và chính sách hỗ trợ các hiệp hội ngành nghề chƣa hoàn thiện.
Thứ chín, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa tác động đến các cơ sở sản
xuất chế biến thực phẩm dạng cá thể.
Thứ mười, công tác thực thi pháp luật còn yếu nên các doanh nghiệp chƣa tôn trọng luật
pháp làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành.
Tóm tắt chƣơng 2
Chƣơng này đúc kết thực trạng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Tp.HCM mà trọng
tâm đánh giá giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Năm 2000-2005, tỷ
trọng giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm giảm làm cho tốc độ tăng trƣởng ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm giảm. Ngoài ra, chƣơng này cũng phân tích những nhân tố tác động đến
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm mà cụ thể 3 ngành: chế biến thịt, rau quả, thủy sản. Thêm
vào đó chƣơng này cũng đánh giá chính sách của chính phủ và chính sách của chính quyền thành
phố tác động đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Xuất phát từ những phân tích, đánh giá
trên, chƣơng này rút ra 10 nguyên nhân chính làm cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có
giá trị gia tăng thấp và tốc độ phát triển của ngành giảm.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIA TĂNG GIÁ TRỊ
3.1. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu: “Chế biến tinh lương thực, thực phẩm: Phấn đấu đến năm 2010 ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống duy trì ở mức 17% giá trị sản xuất công nghiệp”. Định
hƣớng phát triển nhƣ sau:
- Tập trung khai thác thị trƣờng nội địa;
- Đẩy mạnh khai thác thị trƣờng xuất khẩu theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm và thị
trƣờng;
20
- Hỗ trợ đầu tƣ nghiên cứu và phát triển, tạo ra những sản phẩm mới có hàm lƣợng công
nghệ cao, áp dụng công nghệ sinh học;
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn lực xã hội đầu
tƣ.
3.2. Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Cơ hội chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia
tăng của Thành phố Hồ Chí Minh
- Việt Nam đã gia nhập WTO;
- Kinh tế thế giới có chiều hƣớng ổn định và phát triển;
- Một trong 4 ngành công nghiệp chủ lực của thành phố;
- Cơ chế chính sách cải tiến công khai và minh bạch và pháp luật Việt Nam ngày càng
gần hơn với pháp luật quốc tế;
- Thói quen ăn uống của ngƣời tiêu dùng đã thay đổi có lợi cho ngành;
- Nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở nƣớc ta khá dồi dào,
đa dạng và hiện đang đƣợc quan tâm đầu tƣ.
3.2.2. Rủi ro chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia
tăng cao của Thành phố Hồ Chí Minh
- Nhiều nƣớc đặt ra hàng rào kỹ thuật;
- Nguy cơ kiện bán phá giá khi Việt Nam chƣa trở thành nền kinh tế thị trƣờng;
- Thị trƣờng thực phẩm đƣợc chế biến tinh khó tiếp cận do tính văn hóa;
- Giá xăng dầu, lãi suất ngân hàng, giá nguyên vật liệu nhập khẩu thƣờng xuyên biến
động và duy trì ở mức cao.
- Chính sách bảo hộ nguồn nguyên liệu;
- Diễn biến thời tiết và dịch bệnh diễn biến bất thƣờng;
- Cạnh tranh quốc tế và hàng ngoại nhập lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng gian.
3.2.3. Điểm mạnh của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao của
Thành phố Hồ Chí Minh
- Có đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất để phát triển xuất khẩu;
- Tập trung dân cƣ cao và ngƣời dân có thu nhập cao hơn các nơi khác nên nhu cầu tiêu
dùng cao hơn;
- Các trƣờng, viện quan trọng đều tập trung Tp.HCM;
- Tp.HCM có đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học cao;
- Nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm;
- Nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp.
3.2.4. Điểm yếu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao của
Thành phố Hồ Chí Minh
- Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm chƣa quan tâm đến công tác nghiên cứu và phát
triển (R&D).
- Chƣa có nhiều thƣơng hiệu mạnh, quy mô nhỏ, công nghệ chế biến còn khá lạc hậu,
mức độ đa dạng hóa sản phẩm còn thấp, chất lƣợng hàng hóa thấp và không đồng đều.
- Thƣờng xuyên vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của thành phố.
21
- Số lƣợng lao động giảm sút và chất lƣợng lao động chƣa đƣợc nâng cao.
- Mặt bằng bị hạn chế do đất đai có hạn và dân cƣ đông đúc;
- Các loại chi phí trung gian cao hơn các tỉnh;
- Hệ thống kênh tiêu thụ hàng thực phẩm chế biến ra nƣớc ngoài còn thiếu, các doanh
nghiệp chƣa chuyên nghiệp trong xúc tiến bán hàng ra nƣớc ngoài.
3.2.5. Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao
của Thành phố Hồ Chí Minh
Chiến lược 1: Phát triển ngành thực phẩm chức năng
Mục tiêu:
- Đến năm 2015, giá trị của ngành thực phẩm chức năng chiếm tỷ trọng 15% giá trị ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm thành phố;
- Thị trƣờng chủ yếu: 80 % phục vụ nhu cầu trong nƣớc và 20% xuất khẩu
- Sản phẩm chủ yếu: tập trung vào 2 nhóm sản phẩm: thứ nhất, nhóm thực phẩm đƣợc bổ
sung các thành phần vi lƣợng để tăng cƣờng sức khỏe nhƣ thực phẩm đƣợc bổ sung các
chất vi lƣợng sắt và canxi nhằm tăng cƣờng sức khỏe nhƣ nƣớc mắm có hàm lƣợng sắt,
gạo bổ sung sắt, các loại sữa bổ sung can xi và các thực phẩm bổ sung các loại vitamin;
thứ hai, nhóm thực phẩm phòng chống bệnh tật nhƣ các loại dầu ăn không chứa
cholesterol, bánh kẹo không đƣờng, thực phẩm bổ sung chất xơ.
Chiến lược 2: Thâm nhập vào thị trường thực phẩm Halal
Mục tiêu:
- Đến năm 2015, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Halal chiếm tỷ trọng 20% giá trị
sản xuất ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thành phố;
- Thị trƣờng chủ yếu: Inđônêsia và Malaysia
- Sản phẩm chủ yếu: các sản phẩm từ bột, bánh kẹo và thủy sản
Chiến lược 3: Tập trung vào một số sản phẩm và một số công đoạn trong chuỗi cung ứng
thực phẩm thành phố có lợi thế
Mục tiêu:
- Đến năm 2015, chuyển dịch 80-90% các cơ sở sản xuất thuộc các ngành Thành phố
không có lợi thế về các địa phƣơng. Thành phố chỉ đảm nhận khâu thị trƣờng và thiết
kế, phát triển sản phẩm.
- Từ nay đến năm 2015, Thành phố tập trung vào chuỗi cung ứng tại Tp.HCM, chủ yếu
phát triển thị trƣờng trong nƣớc, tập trung phát triển hệ thống bán lẻ và dịch vụ logistic.
Sau năm 2015, Thành phố sẽ tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.
3.3. Các chính sách, giải pháp khuyến khích ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành
phố nâng tỷ trọng giá trị gia tăng
3.3.1. Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong
nghiên cứu và phát triển (R&D)
- Sở Công nghiệp xây dựng kế hoạch hành động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh
học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020”.
- Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng đề án chuyển đổi mô
hình hoạt động trở thành công ty cổ phần công nghệ sinh học. Trong đó vốn nhà nƣớc
chiếm 20%, vốn của nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài 20%, còn lại vốn đầu tƣ của cá
nhân và tổ chức khác.