Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM FINTEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.59 KB, 14 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở XÍ
NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM FINTEC
Để tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt,
Xí nghiệp CBTP cũng như rất nhiều các doanh nghiệp khác phải luôn cố gắng
vượt qua rất nhiều khó khăn. Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV đã đề ra và
thực hiện nhiều biện pháp nhẵm khắc phục và tăng cường tiêu thụ sản phẩm của
Công ty . Tuy nhiên, qua quá trình thực tập em thấy rằng Xí nghiệp vẫn còn một
số hạn chế ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Để đưa ra được
những biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ ở xí nghiệp chế biến thực phẩm
Fintec, em xin đi qua vài nét về phương hướng của xí nghiệp trong thời gian tới.
Trước hết, về mặt nhân sự: Do mới thành lập nên xí nghiệp không có
nhiều cán bộ có chuyên môn cao. Chính vì vậy việc đặt ra rất cấp thiết là tuyển
dụng một đội ngũ nhân viên có trình độ cũng như kinh nghiệm, những nhân viên
này đòi hỏi phải được đào tạo qua các trường đại học với những chuyên ngành
phù hợp với công việc.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đã xác định nguồn vốn không chỉ phụ
thuộc vào những nhà cung ứng, tổng công ty mà cổ phần hoá cho tất cả các nhân
viên trong xí nghiệp.
Hơn nữa, với mảng thị trường đã triển khai được trong thời gian tới rất
cần việc mở rộng vấn đề này đã được đưa vào chiến lược của công ty mà em đã
trình bày ở trên.
Cuối cùng là vấn đề về sản phẩm: Để xâm nhập vào thị trường cạnh tranh
khốc liệt như hiện hay, buộc ban lãnh đạo xí nghiệp phải tìm cách nâng cao chất
lượng thực phẩn, tiết kiện chi phí để giá sản phẩm không tăng, người tiêu dùng
có thể chấp nhận được.
Từ phương hướng của xí nghiệp như trên, em xin đưa ra một số ý kiến
nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm:
1. Lựa chọn và mở rộng địa bàn kinh doanh
Hiện nay Xí nghiệp CBTP đã có một mạng lưới kinh doanh rộng rãi
nhưng sự phân bố sản lượng tiêu thụ giữa các vùng lại không đều. Sản phẩm của
Xí nghiệp chủ yếu được tiêu thụ tại các tỉnh phía nam. Vì vậy, để tăng sản lượng


hàng bán, Xí nghiệp vẫn tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của thị trường
miền Bắc, nhằm mở rộng hơn nữa địa bàn kinh doanh
Với sự nỗ lực của các nhân viên triển khai thị trường, bước đầu xí nghiệp
đã có thị trường miền Bắc, cụ thể là thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận như
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định,… xí nghiệp đã xác
định được đây là một thị trường đầy tiềm năng có thể triển khai rộng rãi trong
tương lai gần.
2. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường
Khác với cơ chế quan liêu bao cấp, ngày nay vấn đề đặt ra đối với các
doanh nghiệp là phải bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái doanh
nghiệp có. Sự tồn tại của doanh nghiệp là do thị trường quyết định. Chính vì vậy
công tác nghiên cứu thị trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hiện nay tại
Xí nghiệp đã có phòng kinh doanh làm nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch chiến
lược bán hàng, song chưa có một bộ phận chuyên môn làm nhiệm vụ nghiên cứu
thị trường. Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch sản xuất và bán hàng của
doanh nghiệp chủ yếu dựa trên cơ sở các ý chí chủ quan của một số bộ phận nhỏ
khách hàng là chủ các chủ cửa hàng đại lý.
Vì vậy, đôi khi những kế hoạch đó không đem lại kết quả khả quan. Muốn
nắm bắt được các thông tin từ phía khách hàng một cách chính xác, Xí nghiệp
cần phải tiến hành công tác tìm hiểu và nghiên cứu thị trường thông qua những
hình thức khác nhau. Xí nghiệp có thể thuê các công ty chuyên hoạt động lĩnh
vực nghiên cưú thị trường như AC Nelson, TNS,... đây là những công ty nổi
tiếng có đội ngũ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc thu nhập và sử lý
các thông tin về thị trường. Các quyết định họ đưa ra tương đối chính xác. Song
chi phí để trả cho các công ty này thường là rất lớn. Vì vậy không phải công ty
nào cũng có khả năng thuê họ. Với quy mô của mình hiện nay Xí nghiệp nên tự
thiết lập một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường. Bộ phận này
có trách nhiệm thu nhập, xử lý các thông tin có liên quan đến hoạt động tiêu thụ,
tiếp cận vầ khảo sát thị trường. Qua đó giúp cho ban lãnh đạo Xí nghiệp có
những đối sách hợp lý để xem xét cần phải mở rộng hay thu hẹp quy mô sản

xuất sản phẩm nào, xây dựng chương trình sản xuất kinh doanh hợp lý phù hợp
với nhu cầu thị trường để vừa kinh doanh có lãi vừa thực tốt chức năng nhiệm
vụ của mình. Khi nghiên cứu thị trường Xí nghiệp cần xác định rõ:
-Nhu cầu của thị trường hiện tại
-Dự báo nhu cầu của thị trường trong tương lai
-Khả năng chiếm lĩnh thị trường (thị phần)
-Khă năng cạnh tranh thị trường,...
Sự đa dạng và phong phú về chủng loại sản phẩm của Xí nghiệp cùng với
sự khác nhau trong nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đã làm cho công tác tìm
hiểu và nghiên cứu thị trường trở nên rất phức tạp đòi hỏi các nghiên cứu viên
phải có một trình độ xử lý thông tin hết sức linh hoạt và nhaỵ bén. Do vậy, Xí
nghiệp cần phải tuyển chọn những cán bộ có chuyên môn, có kiến thức và am
hiểu thị trường để có khả năng đánh giá chính xác sự biến động và xu hướng
tiêu dùng của thị trường. Cần lưu ý một điều, sụ non kém về trình độ của nghiên
cứu viên có thể dẫn đến những quyết định sai ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó để thuận lợi cho công tác nghiên cứu thị trường,
Xí nghiệp cũng cần đầu tư về mặt vật chất như chi phí, phương tiện đi lại để các
nghiên cứu viên có thể thực hiện tốt công việc.
3. Tạo sự tín nhiệm đối với Xí nghiệp
Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp cần phải
quan tâm đến uy tín và ảnh hưởng của mình trên thị trường. Có thể coi việc xây
dựng sự tín nhiệm là một trong những bí quyết để kinh doanh thành đạt. Trên thị
trường sự tín nhiệm đối với doanh nghiệp bao gồm:
3.1.Tín nhiệm về chất lượng sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu mà
các doanh nghiệp thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng
“Chiến thắng vững chắc”.
3.1.1.Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng
Nguyên vật liệu chính để sản xuất của Xí nghiệp là các mặt hàng nông sản
như: Cà chua, dứa, vải, nấm, mộc nhĩ, lạc,…những loại hàng này mang tính chất

thời vụ cao. Vì vậy, giá cả của chúng thay đổi thất thường tại các thời điểm khác
nhau. Khi vào mùa vụ giá nguyên liệu giảm nhưng có thể Xí nghiệp chưa có
nhu cầu cao. Khi Xí nghiệp có những đơn đặt hàng, cần nhiều nguyên liệu thì lại
không đúng vụ, giá nguyên liệu tăng. Vì vậy để nâng cao chất lượng trong khâu
cung ứng và hạ giá thành sản phẩm, xí nghiệp cần chú ý một số vấn đề sau:
Mở rộng quan hệ với bạn hàng, lựa chọn người cung ứng có đủ khả năng
đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng nguyên vật liệu.
Thoả thuận về đảm bảo chất lượng vật tư cung ứng.
Thoả thuận về phương pháp thẩm tra, xác minh.
Xác định phương án giao nhận.
Xác định rõ ràng đầy đủ, thống nhất các điều khoản giải quyết những
khiếm khuyết, trục trặc trong hợp đồng.
Tìm kiếm thị trường nguyên vật liệu.
3.1.2.Nâng cao chất lượng ở khâu sản xuất
Sản phẩm của Xí nghiệp mang tính đặc thù, phục vụ nhu cầu ăn uống cho
người tiêu dùng. Vì vậy, chỉ một sai sót về chất lượng trong khâu sản xuất cũng
có thể gây những hậu quả khó lường trước. Để tránh được những sai sót và
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh thì Xí nghiệp phảI xây dựng
một kế hoạch cụ thể cho công tác quản lý chất lượng. Thực chất của việc này là
quản lý chất lượng để sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật
đặt ra. Các nguyên vật liệu sản xuất phảI được cung ứng đầy đủ số lượng, đúng
chủng loại, thời gian và thực hiện công tác kiểm tra trước lúc đưa vào sản xuất.
Trong qúa trình sản xuất, Xí nghiệp phảI cắt cử đội ngũ cán bộ luôn theo dõi
tình hình sản xuất ở từng công đoạn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh
hao hụt, lãng phí nguyên vật liệu,…Bên cạnh đó, Xí nghiệp phải tiến hành công
tác kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Các cán bộ
KCS phải có trình độ chuyên môn giỏi, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm
cao.
Ngoài ra Xí nghiệp cần tiếp tục quan tâm đến việc cải tiến mẫu mã sản
phẩm để gây sự chú ý, thu hút khách hàng. Sản phẩm của Xí nghiệp được bán

tại các cửa hàng, các siêu thị. Vậy nên sự nổi trội về mẫu mã so với các sản
phẩm cùng loại sẽ nâng cao được tính cạnh tranh cho hàng hoá. Hiện nay công
tác nghiên cứu mẫu mã tại Xí nghiệp được thực hiện khá tốt, giám đốc thường
xuyên mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm
nhằm cải tiến cho sản phẩm ngày càng đẹp hơn. Xí nghiệp cần tiếp tục phát huy
điều này.

×