ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TP. HỒ
CHÍ MINH NÂNG TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
(Báo cáo đã chỉnh sửa và bổ sung theo đóng góp ý kiến của
Hội đồng nghiệm thu họp ngày 14/1/2008)
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bảo Trung
Thành viên: ThS. Lê Thị Thanh Lan
ThS. Phan Phúc Hạnh
ThS. Phạm Quốc Việt
ThS. Nguyễn Công Bình
Nguyễn Thị Giáng Hương
TP. Hồ Chí Minh, năm 2008
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC xi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 4
3. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
3.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 4
3.2. Các công cụ (phƣơng pháp) đƣợc sử dụng 5
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin 5
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu 5
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích 5
3.3. Mô tả cuộc điều tra, khảo sát quan trọng nhất 6
4. Giới hạn phạm vi khảo sát 6
4.1. Lựa chọn ngành sản phẩm nghiên cứu 6
4.2. Các giả thuyết khoa học 7
CHƢƠNG 1 8
TỔNG QUAN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ
BIẾN THỰC PHẨM CÓ GIA TĂNG GIÁ TRỊ CAO 8
1.1. Một số khái niệm 8
1.1.1. Khái niệm giá trị 8
1.1.2. Khái niệm giá trị gia tăng 10
1.1.3. Khái niệm chính sách khuyến khích phát triển ngành sản phẩm 11
1.2. Tiếp cận lý thuyết phát triển ngành sản phẩm 12
ii
1.2.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế tƣơng đối 12
1.2.2. Mô hình viên kim cƣơng của Michael E. Porter 13
1.2.3. Phân tích chuỗi giá trị 15
1.3. Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng cao 16
1.3.1. Cầu của thực phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao mang tính văn hóa và
có hệ số co giãn thấp 16
1.3.2. Giá trị gia tăng trong thực phẩm chế biến phụ thuộc vào đặc điểm sản
phẩm sử dụng chế biến 17
1.3.3. Chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm quyết định sự phát triển ngành 17
1.4. Những nhân tố tác động đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị
gia tăng cao 18
1.4.1. Khả năng tiếp cận thị trƣờng thực phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao18
1.4.2. Nguyên liệu đầu vào quyết định mức độ chế biến để gia tăng giá trị 19
1.4.3. Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thực phẩm chế
biến có giá trị gia tăng cao 19
1.4.4. Đầu tƣ chế biến tinh lƣơng thực – thực phẩm đòi hỏi nguồn vốn lớn 20
1.4.5. Khoa học và công nghệ góp phần gia tăng giá trị cho thực phẩm chế biến20
1.4.6. Chính sách nhà nƣớc thúc đẩy ngành thực phẩm chế biến gia tăng giá trị21
1.5. Xu hƣớng thị trƣờng của thực phẩm có giá trị gia tăng cao 23
1.5.1. Quy mô thị trƣờng thực phẩm chế biến tinh ngày càng gia tăng 23
1.5.2. Sự phát triển của siêu thị ở châu Mỹ Latinh và Châu Á thúc đẩy ngành
thực phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao 24
1.5.3. Xu hƣớng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các tập đoàn chế biến thực
phẩm hàng đầu thế giới 25
1.6. Kinh nghiệm một số nƣớc khuyến khích ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm nâng tỷ trọng giá trị gia tăng 26
1.6.1. Tổng quan quá trình chuyển dịch từ sơ chế sang tinh chế thực phẩm của
Thái Lan, Đài Loan và Singapore 26
1.6.1.1. Thái Lan 26
1.6.1.2. Đài Loan 27
iii
1.6.1.3. Singapore 28
1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 29
CHƢƠNG 2 33
THỰC TRẠNG, TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG GIÁ TRỊ SẢN
PHẨM, NHỮNG NHÂN TỐ VÀ CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIA
TĂNG GIÁ TRỊ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 33
2.1. Thực trạng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 33
2.1.1. Vị trí vai trò ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 33
2.1.2. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 36
2.1.3. Cơ sở sản xuất ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 37
2.1.4. Lao động ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 38
2.1.5. Vốn đầu tƣ trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 39
2.1.6. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm 40
2.2. Phân tích giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố
Hồ Chí Minh 43
2.2.1. Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố
Hồ Chí Minh 43
2.2.2. Phân tích tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm so với ngành công nghiệp chế biến 44
2.2.3. Phân tích tốc độ tăng trƣởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm 46
2.2.4. Phân tích tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị sản phẩm của ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm 48
2.3. Phân tích những nhân tố tác động đến các doanh nghiệp chế biến rau quả, thịt
và thủy sản ở Thành phố Hồ Chí Minh 53
2.3.1. Tác động của nguồn nhân lực đến việc gia tăng giá trị của các doanh
nghiệp khảo sát 53
iv
2.3.2. Tác động của nguồn nguyên liệu đến việc gia tăng giá trị của các doanh
nghiệp khảo sát 56
2.3.3. Tác động của nguồn vốn đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp
khảo sát 59
2.3.4. Tác động của thị trƣờng đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp
khảo sát 62
2.3.5. Tác động của khoa học và công nghệ đến việc gia tăng giá trị của các
doanh nghiệp khảo sát 65
2.3.6. Tác động của chính sách đến việc gia tăng giá trị của các doanh nghiệp
khảo sát 67
2.4. Các chính sách nhà nƣớc trong việc khuyến khích ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm gia tăng giá trị 68
2.4.1. Chính sách của Chính phủ tác động đến ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm gia tăng giá trị 68
2.4.1.1. Chính sách khuyến công 68
2.4.1.2. Chính sách khoa học và công nghệ 70
2.4.1.3. Chính sách đất đai 75
2.4.1.4. Công tác quy hoạch cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu 78
2.4.1.5. Chính sách khuyến khích sự liên kết giữa sản xuất nông sản và chế
biến 79
2.4.1.6. Chính sách phát triển thị trƣờng trong nƣớc 83
2.4.1.7. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu 85
2.4.1.8. Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 86
2.4.2. Chính sách của Thành phố Hồ Chí Minh tác động đến ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm gia tăng giá trị 88
2.4.2.1. Chính sách phát triển vùng nguyên liệu và liên kết với các tỉnh trong
khai thác nguyên liệu phục vụ cho chế biến 88
2.4.2.2. Chính sách xúc tiến thƣơng mại và phát triển thị trƣờng 92
2.4.2.3. Chính sách phát triển khoa học và công nghệ 94
2.4.2.4. Chính sách hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lƣợng và hội nhập 96
v
2.4.2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực 97
2.4.2.6. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 98
2.4.2.7. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng các ngành hỗ trợ 100
2.5. Những nguyên nhân cản trở ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành
phố gia tăng giá trị 102
CHƢƠNG 3 106
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIA TĂNG
GIÁ TRỊ 106
3.1. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố Hồ
Chí Minh 106
3.2. Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia
tăng cao tại Thành phố Hồ Chí Minh 107
3.2.1. Cơ hội chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có
giá trị gia tăng của Thành phố Hồ Chí Minh 107
3.2.2. Rủi ro chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có
giá trị gia tăng cao của Thành phố Hồ Chí Minh 108
3.2.3. Điểm mạnh của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia
tăng cao của Thành phố Hồ Chí Minh 109
3.2.4. Điểm yếu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng
cao của Thành phố Hồ Chí Minh 110
3.2.5. Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị
gia tăng cao của Thành phố Hồ Chí Minh 111
3.2.5.1. Chiến lƣợc 1: Phát triển ngành thực phẩm chức năng 111
3.2.5.2. Chiến lƣợc 2: Thâm nhập vào thị trƣờng thực phẩm Halal 112
3.2.5.3. Chiến lƣợc 3: Tập trung vào một số sản phẩm và một số công đoạn
trong chuỗi cung ứng thực phẩm Thành phố có lợi thế 113
3.3. Các chính sách, giải pháp khuyến khích ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm nâng tỷ trọng giá trị gia tăng của chính quyền Thành phố 115
vi
3.3.1. Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp
trong nghiên cứu và phát triển (R&D) 115
3.3.2. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực 117
3.3.3. Đảm bảo chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nguyên liệu
đến thành phẩm 118
3.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistic và hệ thống bán lẻ phục vụ cho
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 120
3.3.5. Hỗ trợ phát triển thị trƣờng thực phẩm Halal, thực phẩm chức năng và
thực phẩm chế biến sẵn 121
3.3.6. Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế
biến tinh lƣơng thực – thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh124
3.3.7. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 126
3.4. Một số kiến nghị 127
3.4.1. Kiến nghị với chính phủ 127
3.4.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về vệ sinh an toàn thực phẩm 127
3.4.1.2. Xây dựng và bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn thực phẩm phù hợp với
quốc tế và đầu tƣ phòng thí nghiệm, kiểm định đạt tiêu chuẩn quốc tế 128
3.4.1.3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai thúc đẩy lành mạnh hóa thị
trƣờng nhà đất 128
3.4.1.4. Xây dựng chính sách phát triển chuỗi thực phẩm toàn cầu 129
3.4.1.5. Chính sách phát triển hiệp hội ngành hàng 129
3.4.1.6. Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các cơ sở sản xuất
kinh doanh cá thể 130
3.4.2. Kiến nghị với doanh nghiệp chế biến thực phẩm 131
3.4.2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trƣờng và marketing 131
3.4.2.2. Đầu tƣ nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ, thiết bị và đa
dạng hóa sản phẩm 131
3.4.2.3. Tăng cƣờng liên doanh, liên kết 132
3.4.2.4. Đổi mới phƣơng thức quản trị doanh nghiệp 133
3.4.2.5. Đầu tƣ công tác quản lý chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm 133
vii
3.4.2.6. Đầu tƣ tập trung 134
3.4.2.7. Tôn trọng luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế 134
KẾT LUẬN 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
PHỤ LỤC 145
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA
Khu vực tƣ do mậu dịch Đông Nam Á
ASEAN
Các quốc gia Đông Nam Á
EU
Cộng đồng Châu Âu
GAP
Sản xuất nông nghiệp tốt
HACCP
Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu
Tp.
Thành phố
Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TSCĐ
Tài sản cố định
UBND
Ủy ban nhân dân
USD
Đô la Mỹ
VA
Giá trị gia tăng
WTO
Tổ chức thƣơng mại quốc tế
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn Tp.HCM
giai đoạn 1995-2004 so với toàn ngành công nghiệp và ngành công nghiệp chế biến
(theo giá thực tế) 35
Bảng 2: Giá trị gia tăng của ngành chế biến thực phẩm Tp.HCM chia theo khu vực
năm 2000-2005 44
Bảng 3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong các doanh nghiệp 55
Bảng 4: Nguồn nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp 57
Bảng 5: Nguồn vốn các ngành chế biến thuỷ sản, chế biến thịt, chế biến rau quả 60
Bảng 6: Thị trƣờng chủ yếu của các doanh nghiệp 64
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Chuỗi giá trị của Michael E. Porter 15
Hình 2: Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp và của
ngành chế biến thực phẩm năm 2000-2006 37
Hình 3: Tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm so với
ngành công nghiệp chế biến Tp.HCM năm 2000-2005 45
Hình 4: Tốc độ tăng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến và ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm năm 2001-2005 46
Hình 5: Tỷ trọng giá trị gia tăng so với giá trị sản phẩm của ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm Tp.HCM năm 2000-2005 (VA/Output) 48
Hình 6: Mô hình viên kim cƣơng của Michael E. Porter 146
xi
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Lý thuyết mô hình kim cƣơng của Michael E.Porter 145
Phụ lục 2: Doanh số thực phẩm toàn cầu năm 2002 146
Phụ lục 3: Tốc độ tăng trƣởng hàng năm của doanh số bán lẻ thực phẩm đóng gói
147
Phụ lục 4: Quy mô và tốc độ tăng trƣởng doanh số bán lẻ một số sản phẩm chọn lựa
147
Phụ lục 5: Tỷ lệ thực phẩm tiêu thụ qua siêu thị trong hệ thống bán lẻ thực phẩm
của quốc gia 149
Phụ lục 6: Doanh số toàn cầu của 6 nhà chế biến thực phẩm tính theo sản phẩm năm
2002 149
Phụ lục 7: Giá trị và tỷ trọng của một số sản phẩm phẩm chủ yếu trong tổng giá trị
xuất khẩu thực phẩm năm 2001 và 2002 của Thái Lan 150
Phụ lục 8: Giá trị gia tăng theo giá thực tế năm 2000-2005 151
Phụ lục 9: Giá trị gia tăng theo giá so sánh năm 2000-2005 152
Phụ lục 10: Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm
2000-2005 153
Phụ lục 11: Lao động sản xuất công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh năm 2000-2005 154
Phụ lục 12: Vốn đầu tƣ mới trong năm phân theo nguồn vốn năm 2000-2005 155
Phụ lục 13: Vốn đầu tƣ phân theo khoản mục đầu tƣ năm 2000-2005 157
Phụ lục 14: Một số chỉ tiêu phản ảnh quy mô và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp năm 2000-2005 159
Phụ lục 15: Các văn bản pháp lý có liên quan 161
Phụ lục 16: Phiếu khảo sát doanh nghiệp ngành chế biến rau quả 165
Phụ lục 17: Phiếu khảo sát doanh nghiệp ngành chế biến thịt và sản phẩm từ thịt 175
Phụ lục 18: Phiếu khảo sát doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản 185
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
Thƣơng mại Thế giới (WTO). Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sẽ
có nhiều cơ hội tiếp cận thị trƣờng quốc tế, đồng thời cũng có nhiều thách thức
trong cạnh tranh quốc tế. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cần phải điều chỉnh
hàng loạt các chính sách để phù hợp với điều kiện mới, đặc biệt là các chính sách hỗ
trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp trong thời gian qua.
Công nghiệp chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế
nƣớc ta nói chung và đối với Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Giá trị sản xuất công
nghiệp của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm hiện nay chiếm trên 30% trong
cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nƣớc. Theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính
phủ số 188/2004/QĐ-TTg ngày 1/11/2004 về Quy hoạch phát triển công nghiệp Tp.
Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020, giá trị sản xuất của ngành công
nghiệp chế biến nông lâm và thực phẩm chiếm 25,73 % năm 2005 & 18,70 % năm
2010 trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh; và chiếm 32-33 %
năm 2005 & 25-26 % năm 2010 trong cơ cấu toàn ngành trên toàn quốc. Với tỷ
trọng này, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Tp.Hồ Chí Minh tiếp tục
đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thành phố. Trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị chế biến cao từ các nƣớc
trong khu vực và thế giới đang có xu hƣớng tràn vào Tp. Hồ Chí Minh nhƣ rau quả
đóng hộp, các sản phẩm từ ngũ cốc ăn liền, v.v… Trong thời gian qua ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu không ổn định và có
chiều hƣớng giảm sút. Chỉ tính riêng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm & đồ
uống, năm 2001, tốc độ tăng trƣởng 17,2%; năm 2002, giảm còn 8,9 %; năm 2003,
còn 3,8 %; năm 2004 tăng lên 10,3%. Năm 2005, tốc độ tăng trƣởng của ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm thánh phố chỉ tăng 9,6% và năm 2006, tốc độ tăng
trƣởng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thành phố giảm xuống còn 8,4%.
2
Với tốc độ tăng trƣởng chậm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đã kéo tốc
độ tăng trƣởng chung của ngành công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh xuống thấp hơn tốc
độ tăng trƣởng bình quân của toàn ngành công nghiệp. Đây là vấn đề mà Tp.Hồ Chí
Minh cần có giải pháp khắc phục.
Có thể nói ngoài những khó khăn chung về môi trƣờng kinh doanh đang có
nhiều chiều hƣớng bất lợi nhƣ giá điện, nƣớc, xăng dầu đang tăng lên, ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm của Tp. Hồ Chí Minh còn gặp nhiều rào cản mang tính
đặc thù ngành:
- Thứ nhất, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chƣa đƣợc đầu tƣ
chiều sâu để gia tăng giá trị sản phẩm. Máy móc, thiết bị và công nghệ của các cơ
sở chế biến lạc hậu, cũ kỹ. Chính vì vậy, sản phẩm chƣa đƣợc đa dạng hóa, chất
lƣợng sản phẩm, mẫu mã, bao bì chƣa cao cho nên giá bán thấp hơn 10-15% so với
sản phẩm cùng loại ở nƣớc ngoài.
- Thứ hai, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn phụ thuộc nhiều vào
nguồn cung nguyên liệu từ sản xuất nông nghiệp, mà Tp. Hồ Chí Minh lại xa nguồn
nguyên liệu và giá đầu vào cao, bên cạnh đó giá của một số sản phẩm thực phẩm có
xu hƣớng giảm dần. Điều này làm giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh thấp.
- Thứ ba, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều chính sách hỗ trợ
của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp đang dần đƣợc bãi bỏ cho phù hợp với thông lệ
buôn bán quốc tế, trong khi đó các doanh nghiệp không theo kịp. Do đó, khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh giảm đi.
- Thứ tư, Tp. Hồ Chí Minh đang thực hiện chính sách di dời nhiều cơ sở
chế biến thực phẩm gây ô nhiễm làm cho các doanh nghiệp này chƣa ổn định sản
xuất.
- Thứ năm, Tp. Hồ Chí Minh hiện nay có khoảng 5.000 doanh nghiệp chế
biến thực phẩm, trong đó có khoảng 4.600 doanh nghiệp cá thể với quy mô sản xuất
gia đình với thiết bị máy móc lạc hậu không đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng
về sản phẩm thực phẩm có chất lƣợng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
3
Chính vì thế không đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng sản phẩm cao cấp nhƣ
Nhật và EU.
Trong bối cảnh đó đề tài đặt ra nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:
(1) Nguyên nhân nào làm cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Tp.
Hồ Chí Minh tăng trƣởng không ổn định? Tỷ trọng giá trị gia tăng trong giá trị sản
phẩm của ngành công nghiệp chế biến thức phẩm là bao nhiêu? Có phải chăng do tỷ
trọng giá trị gia tăng ngày càng giảm đã làm cho ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm tăng trƣởng thấp và không ổn định? Để gia tăng giá trị sản phẩm, Tp. Hồ Chí
Minh cần tập trung vào khâu nào trong hệ thống sản xuất – chế biến – tiêu thụ thực
phẩm?
(2) Làm thế nào các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
có thể gia tăng giá trị? Những nhân tố nào gây khó khăn, trở ngại cho các doanh
nghiệp gia tăng giá trị? Những nhân tố nào do bản thân doanh nghiệp? Những nhân
tố nào thuộc cơ chế, chính sách?
(3) Nhà nƣớc đã có những chính sách hỗ trợ khuyến khích nào? Những
chính sách nào cản ngại doanh nghiệp? Những chính sách nào chƣa có hoặc chƣa
đủ để khuyến khích các doanh nghiệp nâng tỷ trọng giá trị gia tăng? Riêng Tp. Hồ
Chí Minh cần có chính sách tác động gia tăng giá trị ở khâu nào để xứng đáng là
trung tâm công nghiệp của cả nƣớc nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam?
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu chính sách, giải pháp khuyến khích
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh nâng tỷ trọng giá trị gia
tăng trong cơ cấu giá trị sản phẩm nhằm đảm bảo cho ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao và bền vững.
4
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Những luận cứ khoa học và kinh nghiệm các nƣớc tác động làm cho ngành
chế biến thực phẩm gia tăng giá trị.
- Phân tích thực trạng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, xác định tỷ
trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị sản phẩm của một số sản phẩm chủ lực Tp.
Hồ Chí Minh và nghiên cứu các cơ chế, chính sách tác động đến ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm gia tăng giá trị. Từ đó, xác định đƣợc những nguyên nhân làm
cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh không gia tăng giá trị,
tăng trƣởng không ổn định và có dấu hiệu giảm sút.
- Đề xuất lựa chọn chiến lƣợc phát triển ngành chế biến thực phẩm Tp. Hồ
Chí Minh và đề xuất chính sách, giải pháp khuyến khích ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm nâng tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
- Lý thuyết phân tích chuỗi giá trị, lý thuyết marketing và lý thuyết về lợi thế
cạnh tranh là trọng tâm của đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó đề tài sẽ vận dụng luật
học và chính sách công để xem xét sự tác động của luật pháp đến hành vi của các
doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
- Đề tài sử dụng cách tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống để giải quyết
vấn đề. Điều này có nghĩa xem xét mọi sự vật, hiện tƣợng đều có sự chuyển hóa từ
đầu vào thành đầu ra và đầu ra của quá trình này là đầu vào của quá trình khác.
Ngoài ra, mọi sự vật hiện tƣợng đều đƣợc nghiên cứu trong một hệ thống thống
nhất, tức là có sự tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Đề tài sẽ nghiên cứu cắt
lát dọc và ngang của hệ thống sản xuất – chế biến – tiêu thụ của ngành chế biến
thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh để thấy sự tác động của các nhân tố lên hoạt động của
ngành.
5
3.2. Các công cụ (phƣơng pháp) đƣợc sử dụng
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Đề tài sẽ kế thừa có chọn lọc các thông tin, tài liệu đã công bố chỉ rõ nguồn
chỉ dẫn để xử lý các số liệu phân tích, diễn giải, minh chứng cho các kết quả nghiên
cứu cả lý luận và thực tiễn về nghiên cứu chính sách, giải pháp phát triển ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm.
Nội dung cụ thể cần thu thập phục vụ cho đề tài nhƣ sau:
Đề tài nghiên cứu tham khảo các tài liệu nƣớc ngoài và các đề tài nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc trƣớc đây, thông qua sách báo và mạng internet. Các thông
tin tài liệu này sẽ đƣợc sử dụng để xây dựng cở sở khoa học của đề tài.
Đề tài sẽ thu thập thông tin về thực trạng ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm từ báo cáo của một số doanh nghiệp trong ngành. Đồng thời cũng kết
hợp chọn lọc các số liệu từ các báo cáo thống kê về ngành thực phẩm.
Đề tài sẽ sử dụng điều tra thực tế thông qua quan sát, phỏng vấn bán cấu
trúc các chuyên gia, các tổ chức, các doanh nghiệp những nội dung liên quan đến
thực trạng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Đề tài cũng thu thập các văn bản pháp lý nhà nƣớc liên quan đến đề tài.
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập thông tin cần thiết, chúng tôi sẽ sử dụng công cụ máy tính
phần mềm Excel va Spss để xử lý số liệu.
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích
a/ Phương pháp thống kê mô tả
Phƣơng pháp thống kê mô tả để nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội
bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
phân tích thực trạng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh.
b/ Phương pháp thống kê so sánh
Phƣơng pháp thống kê so sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối, để phân tích đánh
giá xu hƣớng biến động của các hiện tƣợng, bản chất kinh tế - xã hội theo thời gian
và không gian của các hình thức tổ chức, cơ chế quản lý trong hệ thống sản xuất –
chế biến – tiêu thụ sản phẩm thực phẩm.
6
3.3. Mô tả cuộc điều tra, khảo sát quan trọng nhất
- Việc điều tra, khảo sát sẽ đƣợc thực hiện dựa trên việc xây dựng sẵn bảng
câu hỏi nhằm phát hiện những vấn đề khó khăn, vƣớng mắc cản trở sự phát triển
của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Đối tƣợng điều tra một số doanh nghiệp trong ngành chế biến rau quả, chế
biến thịt và chế biến thủy sản. Đề tài chỉ điều tra doanh nghiệp, không thực hiện
điều tra các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm.
- Số lƣợng mẫu điều tra:
o Ngành chế biến rau quả : 14 doanh nghiệp
o Ngành chế biến thịt và sản phẩm từ thịt: 13 doanh nghiệp
o Ngành chế biến thủy sản và sản phẩm từ thủy sản: 51 doanh nghiệp
- Điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp.
4. Giới hạn phạm vi khảo sát
4.1. Lựa chọn ngành sản phẩm nghiên cứu
Theo phân ngành của thống kê, hiện nay ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm bao gồm: ngành sản xuất, chế biến và bảo quản thịt và sản phẩm từ thịt;
ngành chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản; ngành chế biến và bảo
quản rau quả; ngành sản xuất dầu, mỡ động vật, thực vật; ngành sản xuất sản phẩm
bơ sữa; ngành xay xát, chế biến lƣơng thực; ngành sản xuất các loại bánh từ bột; sản
xuất đƣờng; ngành sản xuất bia rƣợu; ngành sản xuất đồ uống không cồn Việc lựa
chọn ngành sản phẩm để nghiên cứu đƣợc căn cứ vào vị trí, vai trò và tiềm năng
phát triển của ngành đối với công nghiệp chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh. Do
giới hạn về thời gian và kinh phí, đề tài trƣớc mắt chỉ tập trung nghiên cứu 3 nhóm
ngành sản phẩm chủ yếu nhƣ sau:
- Ngành chế biến và bảo quản rau quả.
- Ngành sản xuất, chế biến và bảo quản thịt và sản phẩm từ thịt.
- Ngành sản xuất, chế biến và bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản.
7
4.2. Các giả thuyết khoa học
- Các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao sẽ có
hiệu quả và tính cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp khác. Trong khi đó, số lƣợng
doanh nghiệp chế biến những sản phẩm có giá trị gia tăng cao tại Tp. Hồ Chí Minh
còn ít. Chính vì vậy, tốc độ tăng trƣởng của ngành chế biến thực phẩm của Tp. Hồ
Chí Minh thời gian qua có xu hƣớng giảm sút.
- Một số cơ chế, chính sách của nhà nƣớc không hỗ trợ cho doanh nghiệp gia
tăng giá trị mà có tác động ngƣợc lại. Một số cơ chế, chính sách có khuyến khích
doanh nghiệp gia tăng giá trị nhƣng việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. Một số cơ
chế, chính sách chƣa đủ để khuyến khích doanh nghiệp gia tăng giá trị. Chính vì
vậy, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chủ yếu xuất khẩu dƣới dạng sơ chế
hơn là sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
8
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ GIA TĂNG GIÁ TRỊ CAO
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm giá trị
Thuật ngữ giá trị ngày nay đƣợc sử dụng trong phạm vi khá rộng từ triết học,
kinh tế học, xã hội học, tâm lý học đến môi trƣờng học. Theo Đại từ điển Tiếng
Việt, “Giá trị là (1) cái đƣợc xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất
và tinh thần; (2) Xác định hiệu lực của một việc làm; (3) Kết quả của mọi điều kiện
sản xuất ra hàng hóa” [
1
]. Đối với các nhà kinh tế học, ngƣời ta đề cập đến giá trị
thƣờng liên quan đến giá trị của hàng hóa.
Trong kinh tế học cổ điển, điển hình là lý luận của Karl Marx, ông phân biệt
giữa giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con ngƣời. Mỗi hàng hóa đều có một hay một số công
dụng nhất định có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con ngƣời. Trong nền sản
xuất hàng hóa, giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao đổi. Nếu giá
trị sử dụng của hàng hóa có thể nhận biết bằng các giác quan thì giá trị của hàng hóa
lại chỉ nhận biết qua giá trị trao đổi, tức là hình thái giá trị. Hình thái giá trị phát
triển từ thấp đến cao, từ hình thái giản đơn ngẫu nhiên, tới hình thái mở rộng, hình
thái chung, hình thái tiền tệ. Giá trị hàng hóa đƣợc biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả
hàng hóa, nên giá cả là hình thức tiền hay biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Theo kinh tế học tân cổ điển (Neoclassical economics), ngƣời ta cũng cho rằng
giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ đƣợc biểu hiện ra bên ngoài là giá cả của
chính nó. Giá cả đƣợc xác định bởi cung cầu của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa
chính là giá cả của chính nó đƣợc thể hiện trên thị trƣờng.
1
Nguyễn Nhƣ Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa
– Thông tin, Hà Nội, 1998.
9
Theo quan điểm Marketing, giá trị chỉ có thể đƣợc định nghĩa bởi khách hàng
và nó chỉ có nghĩa khi diễn tả một sản phẩm cụ thể mà sản phẩm này thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng ở một giá xác định và tại thời điểm cụ thể. Theo Philips Kotler,
giá trị dành cho khách hàng là khoảng chênh lệch giữa tổng giá trị mà khách hàng
nhận đƣợc (Total customer value) và tổng chi phí mà khách hàng phải trả cho một
sản phẩm/dịch vụ nào đó (Total customer cost). Các yếu tố quyết định giá trị dành
cho khách hàng đƣợc biểu diễn theo sơ đồ sau [
2
]:
Tổng giá trị của khách hàng
(Total customer value)
- Giá trị về sản phẩm
- Giá trị về dịch vụ
- Giá trị về nhân sự
- Giá trị về hình ảnh
Tổng chi phí của khách hàng
(Total cost value)
- Giá tiền
- Chi phí về tiền bạc
- Chi phí về công sức
- Chi phí về tinh thần
Giá trị dành cho khách hàng
(Customer delivered value)
“Lợi nhuận” cho khách hàng
Tổng giá trị mà khách hàng nhận đƣợc là toàn bộ những lợi ích mà họ mong
đợi ở một sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm một tập hợp các giá trị thu đƣợc từ: chính
bản thân sản phẩm/dịch vụ, các dịch vụ kèm theo, nguồn nhân lực và hình ảnh của
công ty. Những giá trị gắn liền với bản thân sản phẩm/dịch vụ đƣợc phản ánh tập
trung ở chất lƣợng của chúng và đƣợc thể hiện thông qua một loạt các thuộc tính
nhƣ: độ bền, độ cứng, độ dẻo, độ tin cậy, tốc độ Những giá trị gắn liền với dịch vụ
kèm theo là một tập hợp các giá trị mang lại bởi việc: giao hàng, bán hàng, sửa
chữa, cung cấp phụ tùng, hƣớng dẫn sử dụng, chăm sóc khách hàng… Giá trị về
nhân sự đƣợc thể hiện ở trình độ hiểu biết, tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy, ân cần
của đội ngũ những ngƣời bán hàng, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đối
2
Philip Kotler, Quản trị marketing, Nhà xuất bản thống kê, 1994, trang 47.
10
với khách hàng. Cuối cùng, giá trị về hình ảnh đƣợc quan niệm là tổng hợp các ấn
tƣợng về công ty trong tâm trí khách hàng.
Tổng chi phí mà khách hàng phải trả là toàn bộ những phí tổn mà khách hàng
phải bỏ ra để nhận đƣợc những lợi ích mong muốn. Trong tổng chi phí này, những
bộ phận chủ chốt thƣờng bao gồm: giá tiền của sản phẩm/dịch vụ, phí tổn thời gian,
phí tổn công sức và phí tổn tinh thần mà khách hàng đã bỏ ra trong quá trình mua
hàng.
Nhƣ vậy, giá trị dành cho khách hàng bao gồm tất cả những giá trị hữu hình và
vô hình, giá trị đƣợc sáng tạo ra trong sản xuất và giá trị nằm ngoài khâu sản xuất,
miễn là những giá trị này mang lại lợi ích cho khách hàng.
1.1.2. Khái niệm giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng hoặc giá trị tăng thêm (Value Added - VA) liên quan đến giá
trị tăng thêm đƣợc tạo ra trong một giai đoạn sản xuất nhất định hoặc thông qua
hình tƣợng (image) và marketing [
3
]. Trong lý thuyết kinh tế tân cổ điển hiện đại,
đặc biệt trong kinh tế vĩ mô, giá trị gia tăng liên quan đến sự đóng góp của những
nhân tố sản xuất nhƣ đất đai, lao động và vốn để nâng giá trị sản phẩm và thu nhập
cho ngƣời sở hữu những nhân tố này. Trong quá trình sản xuất, các yếu tố sản xuất
tham gia hình thành sản phẩm và bị tiêu hao hoàn toàn trong một giai đoạn (một chu
kỳ sản xuất). Đó là tiêu dùng trung gian – ký hiệu là CI. Giá trị gia tăng (VA) của
yếu tố ban đầu đã bị tiêu hao (tiêu dùng trung gian) của một tác nhân là hiệu số giữa
giá trị sản phẩm P và giá trị tiêu dùng trung gian CI.
VA = P – CI
Chi phí trung gian là một bộ phận của chi phí sản xuất nói chung đƣợc cấu
thành trong giá trị sản phẩm dƣới dạng vật chất bao gồm:
- Chi phí vật chất (không kể nhiên liệu, năng lƣợng) gồm: chi phí về nguyên
vật liệu, linh kiện, phụ tùng để cấu tạo nên thực thể sản phẩm và các chi phí khác
phục vụ cho quá trình sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh.
3
Wikipedia,
11
- Chi phí về nhiên liệu đƣợc sử dụng cho sản xuất và quản lý sản xuất kinh
doanh
- Chi phí năng lƣợng cho sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh
- Chi phí để mua tất cả các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất và quản lý
sản xuất kinh doanh
Chi phí trung gian là yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm, nếu giảm chi
phí trung gian trong quá trình sản xuất sẽ làm cho giá thành giảm và lợi nhuận tăng
lên, điều đó có nghĩa phấn đấu giảm tỷ lệ chi phí trung gian trong giá trị sản xuất sẽ
tăng tỷ lệ giá trị tăng thêm.
Nhƣ vậy, sau khi trừ đi chi phí trung gian thì giá trị gia tăng của hàng hóa và
dịch vụ bao gồm:
- Thu nhập của ngƣời lao động là tổng các khoản mà doanh nghiệp phải
thanh toán cho ngƣời lao động trong quá trình họ tham gia vào sản xuất nhƣ: Tiền
lƣơng và tiền thƣởng trong lƣơng mà doanh nghiệp phải trả cho ngƣời lao động theo
số phát sinh trong kỳ báo cáo; tổng số tiền trích bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
mà doanh nghiệp phải nộp cho ngƣời lao động; các khoản phụ cấp tính vào giá
thành sản phẩm nhƣ ăn trƣa, ca ba, phụ cấp đi lại,…; các khoản thu trực tiếp khác
của ngƣời lao động nhƣ: tiền lƣu trú đi công tác, quà tặng, tiền mặt cho ngƣời lao
động trong hội nghị.
- Thuế sản xuất là loại thuế phát sinh do kết quả tiêu thụ sản phẩm gồm: thuế
doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu.
- Khấu hao TSCĐ là toàn bộ giá trị khấu hao TSCĐ đã trích trong kỳ.
- Lợi nhuận và các khoản khác bao gồm lợi nhuận thực hiện trƣớc khi nộp
thuế lợi tức, lợi tức phải trả tiền vay, các khoản thuế và lệ phí phải nộp khác ngoài
thuế sản xuất nhƣ thuế vốn, thuế tài nguyên, thuế môn bài và các loại lệ phí và thủ
tục phí và các khoản nộp cho cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
1.1.3. Khái niệm chính sách khuyến khích phát triển ngành sản phẩm
Chính sách là phƣơng pháp can thiệp của Nhà nƣớc vào một lĩnh vực nào đó
theo những mục tiêu và thời hạn nhất định với những điều kiện nhất định. Phƣơng
pháp can thiệp có thể xem là tổng thể các biện pháp của Nhà nƣớc tác động lên lĩnh
12
vực nào đó. Chính sách khuyến khích phát triển ngành sản phẩm là một tổng thể các
biện pháp kinh tế liên quan đến phát triển một ngành sản phẩm. Chính sách đóng
vai trò rất quan trọng và là yếu tố bao trùm, tác động mạnh mẽ, bảo đảm sự thành
công của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách đúng đắn sẽ tạo động lực
cho ngƣời lao động, cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia tích
cực vào phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh.
1.2. Tiếp cận lý thuyết phát triển ngành sản phẩm
1.2.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế tƣơng đối
Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối đƣợc xây dựng bởi nhà kinh tế học Adam Smith.
Theo ông, sự giàu có của một quốc gia thể hiện ở năng lực sản xuất chứ không phải
qua số vàng, bạc, đá quí nắm giữ. Sự phát triển năng lực sản xuất chính là môi
trƣờng tốt để các nhà sản xuất quan tâm đến lợi ích của họ; lợi ích cá nhân sẽ dẫn
đến chuyên môn hóa trong sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, chuyên môn hóa
sẽ dẫn đến tăng năng suất lao động.
Adam Smith dùng lý thuyết của ông để giải thích việc chuyên môn hóa sản
xuất, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia và đi đến kết luận: “Mỗi quốc gia cần
chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối,
tức là có chi phí thấp hơn để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm (ở đây chỉ có chi
phí lao động); đồng thời nhập khẩu những sản phẩm thuộc về lợi thế tuyệt đối của
các quốc gia mà họ giao thƣơng”. Theo đó, mỗi quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng
hóa mà họ sản xuất có hiệu quả hơn (vì lƣợng lao động tuyệt đối yêu cầu cho mỗi
đơn vị sản phẩm ít hơn) so với quốc gia giao thƣơng.
Nhược điểm của lý thuyết này là: Không lý giải đƣợc tại sao mậu dịch quốc tế
vẫn có thể xảy ra giữa hai nƣớc mà cả hai đều không có lợi thế tuyệt đối về sản
phẩm nào cả.
David Ricardo đã giải thích đƣợc điều này bằng lý thuyết về lợi thế tương đối.
Theo lý thuyết này, các quốc gia có thể chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm mà họ không có lợi thế tuyệt đối so với nƣớc khác nhƣng lại có lợi thế tuyệt
đối lớn hơn giữa hai sản phẩm trong nƣớc, tức là sản phẩm có lợi thế tƣơng đối (hay
13
lợi thế so sánh) và nhập khẩu sản phẩm có lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai sản
phẩm trong nƣớc (tức sản phẩm không có lợi thế so sánh). Thông qua thƣơng mại
quốc tế, cả hai quốc gia đều có lợi hơn nhờ tiết kiệm lao động.
Nhược điểm: Lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo đƣợc coi là lý luận căn
bản của thƣơng mại quốc tế nhƣng vẫn chƣa giải thích đƣợc rõ lợi thế so sánh của
một quốc gia là gì khi chỉ dựa vào chi phí lao động để tính giá trị sản phẩm và các
tính toán dựa trên cơ sở hàng đổi hàng chứ không dựa trên giá thị trƣờng quốc tế.
Mặt khác, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng ở mỗi quốc gia có ảnh hƣởng đến thƣơng mại
quốc tế, nên cũng không xác định đƣợc giá cả hàng hóa đem trao đổi giữa các nƣớc
với nhau.
Để khắc phục những nhƣợc điểm của lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo,
Hai nhà kinh tế Hecksher và Ohlin đã phân tích và bổ sung thêm các yếu tố về
đƣờng giới hạn ngân sách, đƣờng bàng quan và ảnh hƣởng của những yếu tố tạo
thành thƣơng mại quốc tế. Hai ông đã sử dụng yếu tố thâm dụng để minh họa nội
dung của học thuyết. Yếu tố thâm dụng là yếu tố đƣợc sử dụng với tƣơng quan
nhiều hơn trong khi sản xuất một loại sản phẩm nhất định. Một sản phẩm đƣợc xem
là thâm dụng yếu tố tƣ bản khi tỷ số chi phí K/L (K là tƣ bản, L là lao động) trong
sản phẩm đó lớn hơn so với các loại sản phẩm khác. Từ lý luận này, hai ông đã vận
dụng vào việc giải thích vấn đề khai thác lợi thế so sánh của quốc gia để phát triển
ngoại thƣơng.
Theo mô hình Hecksher- Ohlin, các quốc gia cần chú trọng chuyên môn hóa
sản xuất để xuất khẩu những sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà trong nƣớc có
sẵn dồi dào (nhƣ: lao động đối với các nƣớc đang phát triển, tƣ bản đối với các
nƣớc phát triển ) và nhập khẩu trở lại những sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất
mà trong nƣớc khan hiếm.
1.2.2. Mô hình viên kim cƣơng của Michael E. Porter
Lý thuyết về “lợi thế tuyệt đối” và “lợi thế so sánh” là những lý thuyết đặt nền
móng căn bản cho việc phân tích ngành sản phẩm. Tuy nhiên nền kinh tế toàn cầu
ngày càng diễn biến phức tạp, nên cũng đã có ý kiến cho rằng những lý thuyết cổ
điển trên chƣa đủ để giải thích về lợi thế cạnh tranh.