ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỢP CHẤT Ô
NHIỄM HỮU CƠ BỀN (PERSISTANT ORGANIC
POLLUTANTs – POPs) TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, NGĂN NGỪA, XỬ LÝ
VÀ THẢI BỎ PHÙ HỢP
CƠ QUAN QUẢN LÝ
(Ký tên, đóng dấu xác nhận)
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên, đóng dấu xác nhận)
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TPHCM, THÁNG 12 NĂM 2008
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT
1. Name of the research project: Study on current state of Persistant Organic
Pollutants (POPs) in HCM City and recommendation on the appropriate technical
and managerial measures for management, prevention, treatment and safe disposal.
2. Objective of the project is to describe the state-of-the-art of the current generation
sources, storage, usage and disposal of POPs at HCM City, and recommand the
appropriate technical and managerial measures for management, prevention,
treatment and safe disposal of these types of toxic wastes in the city.
3. Project’s head: Assoc. Prof. Dr. Le Thanh Hai, Institute for Environment and
Resources, Vietnam National University of HCM City.
4. Project’s products: include 3 groups: (1a) – 3 applying products: reports on
inventory of POPs’ generation sources in HCMC, state of POPs accumulated in
sediment and soil in HCMC and the Strategy for management of POPs in HCMC,
(1b) – 3 manuals on technical measures for treatment and safe disposal of POPs,
implementing route of the measures for remediation of soil polluted by POPs, and
manual on POPs’ training, (2) - 53 special subject reports, and (3) - 7 Theses (2
MSc and 5 BSc) and 1 scientific paper.
5. Main contents of the research
The project’s results include 5 contents:
a. Fundamentals and research overview on POPs in Vietnam and worldwide.
b. Assessment on generation, usage, storage in the environment at HCM City.
c. Study on the current state of POPs’ accumulation in the environment at HCM City.
d. Recommendation of the appropriate measures for reduction and treatment of POPs
in HCM City.
e. Recommendation on the strategy for reduction of POPs’ generation into the
environment in HCM City.
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
LỜI MỞ ĐẦU
Chất thải công nghiệp nguy hại nói chung và các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (Persistant
Organic Pollutants - POPs) nói riêng đã và đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn thế
giới, trong đó có Việt Nam, đặc biệt trong thời gian một số năm gần đây, tính từ khi nước
ta chính thức tham gia Công ước Stốckhôm về các hợp chất POPs này.
Phạm vi phát thải, tồn trữ và/hoặc sử dụng các hợp chất đặc biệt nguy hiểm này trải rộng
từ các vùng đô thị cho đến nông thôn trên toàn quốc, tuy nhiên thông thường tập trung cao
tại các đô thị lớn nơi có tập trung đông các khu vực dân cư và các khu/cụm/nhà máy sản
xuất công nghiệp, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn khá tiêu biểu cho chủ đề
này. Mặc dù tính đến thời điểm hiện nay (cuối 2008) do nhiều lý do chủ quan và khách
quan, chúng ta chưa có được nhiều các nghiên cứu hoặc triển khai liên quan xung quanh
chủ đề POPs trên phạm vi toàn quốc, nhưng Nhà nước Trung ương và địa phương cũng đã
bắt đầu có những chính sách, hoạt động ngày càng cụ thể nhằm quản lý hợp lý các hợp
chất POPs nguy hiểm này và đáp ứng sự tham gia của chúng ta trong Công ước Stốckhôm
đã ký kết. Minh chứng cụ thể nhất là Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số
184/2006/QĐ-TTg ngày 10/08/2006 về việc phê duyệt kế hoạch Quốc Gia thực hiện công
ước Stockhôm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ POPs, trong đó qui định rõ các
mục tiêu và giải pháp để thực hiện kế hoạch này cho các Bộ ngành, địa phương.
Nhằm một phần đáp ứng các yêu cầu trên, trong thời gian gần đây, thành phố Hồ Chí
Minh cũng đã có một số hoạt động tập trung nghiên cứu vấn đề này, và nội dung về quản
lý POPs cũng đã sớm được đưa vào Chiến lược Bảo vệ môi trường của Thành phố (được
ban hành ngay từ năm 2001/2002). Trong khuôn khổ Chương trình NCKH về Bảo vệ môi
trường TPHCM, Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐHQG TPHCM) được thành phố giao
cho nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đề tài NCKH cấp thành phố
“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (Persistant Organic
Pollutants – POPs) tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý,
ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”. Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành
một khối lượng nghiên cứu lớn dựa theo các nội dung nghiên cứu được giao của mình
trong đề cương được duyệt. Báo cáo tổng kết đề tài này trình bày các kết quả chính thu
được trong suốt quá trình thực hiện đề tài, nhất là thực hiện theo các góp ý và kết luận của
hội đồng nghiệm thu giai đoạn 1 của đề tài.
Do chủ đề nghiên cứu về POPs là một chủ đề nhìn chung còn tương đối mới mẻ và khó ở
Việt Nam, và lý do hạn chế về mặt kinh phí thực hiện của đề tài (các mẫu phân tích về
POPs đều có kinh phí cao), trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài các nội dung trực tiếp
thực hiện được giao, đơn vị chủ trì của nhóm thực hiện (Phòng Quản lý MT, Viện
MT&TN) đã phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu khác tiến hành thực hiện một quá trình
điều tra thực tế, tiếp xúc với các chuyên gia, thu thập các nguồn tài liệu phong phú trong
và ngoài nước có liên quan đến chủ đề về POPs.
Theo như các sản phẩm đã đăng ký của đề tài với Sở Khoa học và Công nghệ, ngoài báo
cáo này (Báo cáo tổng hợp), toàn bộ hồ sơ về kết quả nghiên cứu của đề tài được chia ra
thành 03 nhóm:
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
Nhóm thứ 1 là các sản phẩm mang tính chuyển giao ứng dụng cụ thệ̉, cụ thể là:
- 03 báo cáo khoa học: BC1: “Danh mục các nguồn có khả năng phát thải hợp chất
POPs tại khu vực TPHCM”, BC2: “Hiện trạng tích luỹ các hợp chất POPs vào môi
trường đất và bùn lắng tại khu vực TPHCM”, và BC3: “Các chiến lược và giải pháp
quản lý hợp chất POPs tại khu vực TPHCM”.
- 03 sổ tay hướng dẫn liên quan đến công nghệ và quản lý POPs, bao gồm: ST1: Sổ tay
hướng dẫn “Các giải pháp và qui trình công nghệ cho việc xử lý và thải bỏ an toàn hợp
chất POPs”, ST2: Sổ tay hướng dẫn “Lộ trình thực hiện và giải pháp phục hồi các vị trí
bị ô nhiễm bởi hợp chất POPs” và ST3: Sổ tay phục vụ chương trình “đào tạo, nâng
cao nhận thức, phổ biến kiến thức về hợp chất POPs cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp
và cộng đồng dân cư”.
Nhóm thứ 2 là các sản phẩm khoa học, bao gồm các báo cáo chuyên đề tương ứng
với các nội dung đã đăng ký của đề tài, tổng cộng có tất cả 53 Báo Cáo Chuyên Đề,
được mã số theo từng mục nội dung tương ứng của Đề cương.
Nhóm thứ 3 bao gồm các sản phẩm đào tạo và công bố khác: tổng cộng có 07 luận
văn đã bảo vệ thành công, trong đó có 02 Luận văn Cao Học (N.N. Uyên, B.P. Linh)
và 05 Luận văn Đại Học (V.T. Mùi, N.T. Nhung, M.T.H. Anh, L.T.C. Duyên, H.H.
Giang), cùng 01 bài báo được công bố (oral presentation) tại hội nghi khoa học quốc
gia “Thành phố xanh trên lưu vực sông”, năm 2007.
Trong các nội dung được trình bày của báo cáo này, trên cơ sở tuân thủ đề cương nghiên
cứu đã được duyệt cùng kết luận của Hội đồng nghiệm thu giai đoạn 1 (tháng 12/2007), và
do các khó khăn như đã trình bày ở trên, và nhất là do chủ đề nghiên cứu về POPs tương
đối rộng và sâu, báo cáo đề tài đã giới hạn được các phạm vi nghiên cứu cụ thể với mục
đích làm rõ được tính hiệu quả của đề tài trong phạm vi thời gian, kinh phí và đối tượng
nghiên cứu cho phép. Phần giới hạn phạm vi nghiên cứu được trình bày ngay trong Phần
mở đầu của báo cáo (phần tiếp theo đây). Các phương án, giải pháp công nghệ và quản lý
cụ thể cùng lộ trình đề xuất được chú trọng nghiên cứu và đề xuất phù hợp với điều kiện
thực tế của Việt Nam và Thành phố trong hoàn cảnh hiện nay, với mục đích đóng góp một
phần nhỏ của mình trên phương diện tư vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước của thành
phố trong lĩnh vực liên quan về quản lý chất thải công nghiệp nguy hại và POPs, cũng như
đóng góp cho việc thực thi quyết
định số 184/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
trên phạm vi địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Mặc dù đã có sự nỗ lực, trách nhiệm và nhiệt huyết cao trong công việc, nhưng do kinh
nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, và trong một số trường hợp nhóm thực hiện đề tài cũng
chưa có được những thông tin đầy đủ (nhất là các thông tin mới cập nhật), nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Tập thể những người thực hiện mong ước
nhận được những ý kiến đóng góp quí báu từ các Chuyên gia, các Nhà khoa học đi trước,
các nhà quản lý trong cùng lãnh vực để chúng tôi có thể hoàn thiện công trình của mình
tốt hơn, và góp phần học hỏi, nâng cao kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu chủ đạo mà
nhóm thực hiện đã chọn cho mình trong những năm sắp tới – đó là chủ đề quản lý các loại
hình chất thải nguy hại, trong đó POPs là một chủ đề điển hình đặc biệt.
Tập thể nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn Thành phố thông qua Sở Khoa học
và Công nghệ, Chương trình NCKH về Bảo vệ Môi trường của TPHCM, và Sở Tài
nguyên và Môi trường TPHCM, đã ủng hộ mọi mặt về tinh thần và tài chính cho đề tài và
nhóm thực hiện để có thể thực hiện thành công một khối lượng nghiên cứu lớn của đề tài.
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
Ngoài ra, trong quá trình phối hợp thực hiện đề tài chúng tôi cũng nhận được rất nhiều sự
hỗ trợ từ nhiều đơn vị và cá nhân, thay mặt cho nhóm thực hiện, Chủ nhiệm đề tài xin gửi
lời cám ơn trân trọng đến:
- Lãnh đạo Viện Môi trường và Tài nguyên về sự ủng hộ toàn diện trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
- Phòng Quản lý Chất thải rắn (Sở TN&MT TPHCM) về sự phối hợp, chia sẻ kinh
nghiệm và thông tin trong lĩnh vực quản lý chất thải công nghiệp nguy hại và POPs.
- Phòng quản lý xây dựng và môi trường của HEPZA đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều
trong việc điều tra thực tế và thu thập số liệu liên quan tại các doanh nghiệp.
- Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm CASE về việc phối hợp phân tích đối với các
mẫu POPs được lấy.
- Các nhóm tham gia nghiên cứu chính (ĐH Văn Lang, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH kỹ
thuật công nghệ, Viện KTNĐ và BVMT, ) đã nhiệt tình thể hiện trách nhiệm của
mình trong những nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu liên quan.
- Các sinh viên ĐH và học viên Cao học (07 người) đã tham gia đóng góp tốt cho sự
hòan thành các khối lượng công việc cụ thể được giao trong các Luận văn tốt nghiệp.
- Và những đồng nghiệp trong nhóm chủ trì thực hiện đề tài của Phòng Quản lý Môi
trường (Viện MT&TN) đã thể hiện một cách cao nhất những đóng góp của mình trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhóm thực hiện hy vọng đề tài NCKH này sẽ là cơ sở khoa học để có thể thực hiện các
bước nghiên cứu cụ thể tiếp theo, góp phần vào việc đưa ra các giải pháp công nghệ và
quản lý phù hợp cho đối tượng các chất thải nguy hại POPs này của Thành phố, đóng góp
vào việc thực thi các Chiến lược, Chương trình và Kế họach về bảo vệ môi trường cho TP.
Hồ Chí Minh trong những năm sắp tới, cũng như góp phần đáp ứng việc thực hiện quyết
định 184 của Thủ tướng.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2008
Chủ Nhiệm Đề Tài
Lê Thanh Hải
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
i
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG 1 - KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
HỢP CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN (POPs) Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ
GIỚI
5
1.1 KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ HỢP CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN
(POPs)
5
1.1.1 Khái niệm hợp chất POPs 5
1.1.2 Phân loại hợp chất POPs 8
1.1.3 Tính chất hợp chất POPs 14
1.1.4 Tác động nguy hại của hợp chất POPs 18
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU POPs Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI .20
1.2.1 Tình hình nghiên cứu POPs ở Việt Nam 20
1.2.2 Tình hình nghiên cứu POPs trên thế giới 25
CHƯƠNG 2 - ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT THẢI, SỬ DỤNG VÀ TỒN
LƯU HỢP CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN (POPs) TRONG MÔI TRƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
31
2.1 NHẬN ĐỊNH CÁC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
CHÍNH CÓ KHẢ NĂNG PHÁT THẢI POPs
31
2.2 TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG
NGHIỆP CÓ KHẢ NĂNG PHÁT THẢI POPs VÀO MÔI TRƯỜNG
33
2.2.1 Nhóm ngành sản xuất và chế tạo 34
2.2.2 Nhóm ngành ứng dụng và sử dụng sản phẩm 35
2.2.3 Nhóm quá trình nhiệt 38
2.2.4 Nhóm ngành tái chế 41
2.2.5 Nhóm ngành lưu giữ và thải bỏ chất thải 43
2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT THẢI, SỬ DỤNG VÀ TỒN LƯU POPs
TRONG MÔI TRƯỜNG
44
2.3.1 Một số khái niệm 44
2.3.2 Ước tính tải lượng phát thải PCDD/PCDF vào môi trường 45
2.3.3 Hiện trạng sử dụng và tồn lưu thiết bị điện chứa PCBs và dầu PCBs
trong môi trường
54
2.3.4 Đánh giá phát thải POPs từ sử dụng và tồn lưu TBVTV trong môi
trường
65
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
ii
2.3.5 Hiện trạng phát thải PAHs vào môi trường
69
2.4 NHẬN XÉT CHUNG 71
CHƯƠNG 3 - NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TÍCH LŨY HỢP CHẤT Ô NHIỄM
HỮU CƠ BỀN (POPs) TRONG MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
72
3.1 HIỆN TRẠNG TÍCH LŨY POPs TỪ SỬ DỤNG VÀ TỒN LƯU TBVTV
TRONG MÔI TRƯỜNG
72
3.2 HIỆN TRẠNG TÍCH LŨY PCBs TRONG MÔI TRƯỜNG 83
3.3 HIỆN TRẠNG TÍCH LŨY PCDD/PCDF TRONG MÔI TRƯỜNG 85
3.4 HIỆN TRẠNG TÍCH LŨY PAHs TRONG MÔI TRƯỜNG 89
3.5 NHẬN XÉT CHUNG 93
CHƯƠNG 4 - NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ
HỢP CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN (POPs) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
95
4.1 NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP
NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ POPs
95
4.1.1 Thuận lợi 95
4.1.2 Khó khăn 97
4.2 CƠ SỞ KHOA HỌC LÀM ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ POPs
97
4.2.1 Cơ chế hình thành hợp chất POPs 98
4.2.2 Nguyên tắc giảm thiểu phát thải PCDD/F từ các nguồn không chủ định101
4.2.3 Một số nguyên tắc chung cho việc xử lý POPs 103
4.2.4 Nguyên tắc chuyển hợp chất độc thành hợp chất ít độc hơn 104
4.2.5 Nguyên tắc xử lý bằng phương pháp đốt ứng dụng cho việc tiêu hủy
POPs
105
4.2.6 Nguyên tắc của việc xử lý bằng phương pháp chôn lấp an toàn POPs107
4.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA PHÁT THẢI CHẤT POPs 107
4.3.1 Đề xuất giải pháp giảm thiểu phát thải PCDD/F cho các nguồn không
chủ định
107
4.3.2 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu phát thải PAHs từ các nguồn không
chủ định
117
4.3.3 Đề xuất các giải pháp nhằm ngăn ngừa phát thải PCBs trong máy biến
thế
118
4.3.4 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu phát thải PCDD/F, TBVTV nhóm
POPs từ quá trình sản xuất và sử dụng TBVTV
122
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
iii
4.4 ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH XỬ LÝ PHỤC HỒI CÁC KHU VỰC Ô NHIỄM
POPs
124
4.4.1 Lộ trình xử lý phục hồi bùn lắng kênh rạch bị ô nhiễm POPs 124
4.4.2 Lộ trình xử lý phục hồi các khu vực đất ô nhiễm POPs 125
4.5 ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ POPs 126
4.5.1 Qui trình công nghệ đề xuất định hướng chung cho xử lý POPs 126
4.5.2 Các công nghệ không đốt cụ thể đề nghị áp dụng xử lý POPs 131
4.5.3 Các công nghệ đốt trong nước đề nghị nghiên cứu cải tiến để xử lý
POPs
132
CHƯƠNG 5 - NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC GIẢM THIỂU PHÁT
THẢI HỢP CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN (POPs) VÀO MÔI TRƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
135
5.1 GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ POPs TRÊN THẾ GIỚI 135
5.1.1 Mô hình quản lý POPs 135
5.1.2 Giải pháp định hướng quản lý POPs tại một số quốc gia 138
5.2 GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ POPs Ở VIỆT NAM 144
5.2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý POPs 144
5.2.2 Cơ sớ pháp lý đề xuất giải pháp quản lý POPs 146
5.2.3 Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý POPs 148
5.2.4 Nghiên cứu đề xuất kế hoạch hành động quản lý POPs 155
5.3 ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ PHỤC VỤ QUẢN
LÝ POPs TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
160
5.3.1 Chương trình phân tích, quan trắc nguồn và lượng phát thải POPs 160
5.3.2 Chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng về POPs 171
PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 177
PHẦN 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC 180
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
POPs: : Persistant Organic Pollutants
(hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền)
PCDD : Polyclorinated Dibenzo - p - Dioxin
PCDF : Polyclorinated Dibenzo Furan
PCBs : Polyclobiphenyls
PAHs : Polycyclic aromatic hydrocarbons
DDT : Diclodiphenyltricloetan
HCB : Hexachlorobenzen
CTNH : Chất thải nguy hại
TBVTV : Thuốc bảo vệ thực vật
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBND : Ủy Ban nhân dân
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
Bộ KH&CN : Bộ Khoa học và Công nghệ
Sở KH&CN : Sở Khoa học và công nghệ
Sở TN&MT : Sở Tài nguyên và môi trường
HEPZA : Ban quản lý các khu công nghiệp
EVN : Tập đoàn điện lực Việt Nam
IER : Viện Môi trường và Tài nguyên
ppb : Part per billion – Phần tỷ
ppm : Part per million – Phần triệu
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Danh sách 12 hợp chất POPs quan trọng 5
Bảng 2. Nguồn phát thải POPs từ nhóm ngành sản xuất và chế tạo 10
Bảng 3. Nguồn phát thải POPs từ nhóm sử dụng và ứng dụng sản phẩm 11
Bảng 4. Nguồn phát thải POPs từ nhóm quá trình tái chế 12
Bảng 5. Nguồn phát thải POPs từ nhóm quá trình nhiệt 12
Bảng 6. Nguồn phát thải POPs từ nhóm lưu giữ và thải bỏ chất thải 14
Bảng 7. Đặc tính của một số hóa chất TBVTV 15
Bảng 8. Tính chất vật lý của PCDD/PCDF 16
Bảng 9. Thống kê kết quả khảo sát thiết bị điện và dầu PCBs 22
Bảng 10. Mức độ phát thải PCDD/PCDF vào môi trường ở Châu Âu 26
Bảng 11. Kết quả phân tích thuốc trừ sâu nhóm POPs trong động vật khu vực Bắc Mỹ
28
Bảng 12. Số lượng doanh nghiệp sản xuất có khả năng phát thải POPs phân theo 05 nhóm
ngành chính (trong các KCN-KCX và tổng cộng trên tòan TPHCM) 32
Bảng 13. Khả năng phát thải POPs vào môi trường từ quá trình đốt 39
Bảng 14. Tỷ lệ % khả năng tái chế chất thải các ngành sản xuất công nghiệp 41
Bảng 15. Hệ số TEF của đồng phân PCDD/PCDF 44
Bảng 16. Tải lượng PCDD/PCDF phát thải từ ngành sản xuất hóa chất 46
Bảng 17. Tải lượng PCDD/PCDF phát thải từ ngành dệt nhuộm và thuộc da 46
Bảng 18. Hệ số phát thải PCBs và HCB từ quá trình đốt 47
Bảng 19. Hệ số phát thải PCDD/PCDF từ quá trình đốt 47
Bả
ng 20. Hệ số phát thải PCDD/PCDF từ quá trình sản xuất gạch 48
Bảng 21. Hệ số phát thải PCDD/PCDF từ giao thông 49
Bảng 22. Tải lượng PCDD/PCDF phát thải của 01 xe trên các tuyến đường (µgTEQ/xe) 49
Bảng 23. Tải lượng PCDD/PCDF phát thải của 01 xe trên các giao lộ (µgTEQ/xe) 50
Bảng 24. Tải lượng PCDD/PCDF phát thải trung bình của đoạn đường nghiên cứu
(µgTEQ/15phút) 50
Bảng 25. Tải lượng PCDD/PCDF phát thải trung bình của đoạn đường theo chiều dài 51
Bảng 26. Tải lượ
ng PCDD/PCDF phát thải trên các giao lộ (µgTEQ/giờ) 51
Bảng 27. Hệ số phát thải PCDD/PCDF từ quá trình nấu chảy kim loại 52
Bảng 28. Hệ số phát thải PCDD/PCDF từ nhóm thải bỏ chất thải 52
Bảng 29. Tải lượng PCDD/PCDF phát thải vào môi trường của các nhóm ngành 53
Bảng 30. Các giả định để phân loại thiết bị, vật liệu liên quan đến hợp chất PCBs 55
Bảng 31. Công suất một số trạm biến thế do Xí nghiệp quản lý 55
Bảng 32. Danh sách máy biến thế do Xí nghiệp quản lý 56
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
vi
Bảng 33. Danh sách máy biến thế tại Trung tâm thí nghiệm điện 57
Bảng 34. Phân loại khả năng chứa PCBs của máy biến thế cũ lưu giữ tại XNVTVT 58
Bảng 35. Kết quả điều tra khảo sát máy biến thế đang vận hành do EVN TPHCM quản lý
60
Bảng 36. Hiện trạng máy biến thế ở EVN phân loại theo mức độ nghi ngờ chứa PCBs 62
Bảng 37. Lượng dầu máy biến thế sử dụng tại TPHCM 63
Bảng 38. Một số loại dầu và hàm lượng PCBs tích lũy 63
Bảng 39. Kết quả phân tích các mẫu dầu nghi ngờ 63
Bảng 40. Khối lượng thuốc trừ sâu được sản xuất tại TPHCM (tấn) 65
Bảng 41. Nguyên liệu, hoạt chất sản xuất TBVTV 66
Bảng 42. Thời gian tồn lưu một số TBVTV trong đất 68
Bảng 43. Thời gian bán phân huỷ của một số TBVTV trong đất 68
Bảng 44. Hệ s
ố phát thải vào không khí của các loại TBVTV 69
Bảng 45. Nồng độ PAHs trong không khí tại một số KCN (ng/m
3
) 69
Bảng 46. Nồng độ PAHs trong không khí tại một số nút giao thông (ng/m
3
) 70
Bảng 47. Kết quả quan trắc hàm lượng PAHs tại ngã tư ĐTH – ĐBP (ng/m
3
) 71
Bảng 48. Diện tích đất sản xuất rau an toàn tại TPHCM năm 2008 72
Bảng 49. Hàm lượng hợp chất gốc Chlo trong nước thải và bùn thải xử lý TBVTV 73
Bảng 50. Hiện trạng tích lũy hóa chất TBVTV vào bùn lắng (ng/g chất khô) 74
Bảng 51. Hàm lượng DDT trong bùn lắng tại một số vị trí ở TPHCM (ng/g chất khô) 75
Bảng 52. Tồn dư TBVTV trong đất trồng rau 76
Bảng 53. Thông tin chung về các mẫu đất phân tích đánh giá tích lũy một
số TBVTV nhóm POPs 77
Bả
ng 54. Kết quả phân tích mẫu đất/bùn khu vực sản xuất/xử lý rác điển hình 80
Bảng 55. Kết quả phân tích hàm lượng TBVTV thuộc nhóm POPs trong đất trồng rau điển
hình ở TPHCM (ppb) 81
Bảng 56. Kết quả phân tích hàm lượng hợp chất 2,4 D và 2,4,5 T trong đất tại TPHCM
(mg/kg) 82
Bảng 57. Hàm lượng PCBs trong một số mẫu đất 83
Bảng 58. Hàm lượng PCBs tích lũy vào môi trường bùn lắng tại một số khu vực ở
TPHCM (ng/g chất khô) 84
Bả
ng 59. Hàm lượng 2,3,7,8-TCDD trong mẫu đất tại TPHCM 85
Bảng 60. Phân tích PCDD/PCDF trong mẫu đất và bùn tại TPHCM 85
Bảng 61. Phân tích PCDD/PCDF trong mẫu tro từ lò đốt chất thải tại TPHCM 86
Bảng 62. Phân tích PCDD/PCDF trong mẫu đất tại 03 khu vực khảo sát 86
Bảng 63. Phân tích PCDD/PCDF trong mẫu đất tại khu vực sân bay Biên Hòa 88
Bảng 64. Phân tích PCDD/PCDF trong mẫu bùn lòng hồ Biên Hùng 88
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
vii
Bảng 65. Nồng độ PAHs trong bùn lắng kênh rạch khu vực đô thị (ng/g) 89
Bảng 66. Nồng độ PAHs trong bùn lắng kênh rạch khu vực ngoại thành (ng/g) 90
Bảng 67. Danh sách các vị trí khảo sát hàm lượng PAHs trong bùn lắng 91
Bảng 68. Nồng độ PAHs trong bùn lắng tại các khu vực (ng/g) 91
Bảng 69. Kết quả phân tích hàm lượng PAHs trong đất tại TPHCM (mg/kg) 92
Bảng 70. Tỷ lệ các PAHs trong bùn lắng (%) 93
Bảng 71. Nguyên nhân và giải pháp ngăn ngừa giảm thiểu phát thải PCDD/F 108
Bảng 72. Tiêu chuẩn phát thải PCDD/F áp dụ
ng cho lò quang điện ở Đài Loan 115
Bảng 73. Tiêu chuẩn phát thải PCDD/F áp dụng cho lò đốt ở Canada 115
Bảng 74. Nguyên nhân và giải pháp ngăn ngừa giảm thiểu phát thải PAHs 117
Bảng 75. Nguyên nhân và giải pháp liên quan đến máy biến thế 120
Bảng 76. Đối tượng quan trắc phát thải POPs không chủ định cho các nguồn phát phát chủ
yếu ở TPHCM 164
Bảng 77. Kinh phí dự tính cho quan trắc POPs ở đơn vị dệt nhuộm 166
Bảng 78. Dự trù kinh phí cho quan trắc các chất POPs phát thải không chủ
định ở cơ sở
đốt chất thải 167
Bảng 79. Kinh phí ước tính cho quan trắc các chất POPs phát thải không chủ định ở bãi
chôn lấp 167
Bảng 80. Kinh phí ước tính cho quan trắc các chất POPs phát thải không chủ định ở đơn vị
sản xuất giấy 168
Bảng 81.Kinh phí ước tính cho quan trắc các chất POPs phát thải không chủ định ở đơn vị
sản xuất và tái chế kim loại 169
Bảng 82. Kinh phí ước tính cho quan trắc các chất POPs phát thải không chủ định ở đơn vị
có sử dụng lò hơi 169
Bảng 83. Kinh phí ước tính cho quan trắc các chất POPs phát thải không chủ định ở trạm
xử lý nước thải tập trung 170
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Qui trình thống kê phát thải PCDD/PCDF 45
Hình 2. Kết quả phân tích nồng độ PCBs trong dầu máy biến thế tại NMNTĐ 65
Hình 3. Kết quả phân tích phần trăm theo khối lượng PCBs trong dầu máy biến thế tại
NMNTĐ 65
Hình 4. Lấy mẫu tại khu vực đất tiếp giáp XN thuốc sát trùng Bình Triệu 78
Hình 5. Vị Trí lấy mẫu bùn tại rạch phía sau XN thuốc sát trùng Tân Thuận 79
Hình 6. Lấy mẫu đất trồng rau 80
Hình 7. Vị trí lấy mẫu phân tích hàm lượng PCBs trong bùn lắng tại TPHCM 84
Hình 8. Hàm lượng PCDD theo nhiệt độ khí thải 98
Hình 9. Sự hình thành PCDD phụ thuộc chất xúc tác kim loại 100
Hình 10. Hình thành PCDD/PCDF từ hydrocacbon với xúc tác hợp chất kim loại 101
Hình 11. Dán nhãn thiết bị không chứa PCB và nghi ngờ chứa PCB 120
Hình 12. Sơ đồ qui trình công nghệ định hướng xử lý bùn và đất ô nhiễm TBVTV nhóm
POPs và PCBs 128
Hình 13. Sơ đồ qui trình công nghệ định hướng xử lý POPs tồn đọng (TBVTV và PCBs)
130
Hình 14. Qui trình công nghệ GPCR 131
Hình 15. Mô hình quản lý POPs 137
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI:
“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (Persistant Organic
Pollutants – POPs) tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản
lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
CƠ QUAN CHỦ TRÌ:
- Tên cơ quan: Viện Môi Trường và Tài Nguyên (IER)
- Địa chỉ: 142 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TPHCM
- Điện thoại: 083.8651132
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:
- Họ và tên: LÊ THANH HẢI
- Học vị, chức danh KH: PGS.TS
- Chức vụ: Trưởng Phòng QLMT, Viện MT&TN – ĐHQG TPHCM
- Địa chỉ Cơ quan: 142 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TPHCM
- Email:
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Mục tiêu chính của Đề tài là: Đưa ra bức tranh tổng thể về hiện trạng các nguồn phát thải,
lưu giữ, sử dụng và thải bỏ POPs vào môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, và
đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ an toàn các chất thải đặc
biệt nguy hại cho khu vực Thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung.
3. ĐẶT VẤN ĐỀ VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chất thải công nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau từ những chất thải nguy hại cho đến
chất thải không nguy hại. Một trong những dạng chất thải nguy hại là các hợp chất hữu cơ
bền (Persistant Organic Pollutants - POPs). Tính ô nhiễm của các hợp chất hóa học hữu cơ
đã được phổ biến do tính độc và khả năng tồn lưu trong môi trường. Tất cả những hợp chất
hữu cơ này vô cùng bền vững, tồn tại lâu dài trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh
học trong nông sản, thực phẩm và trong các nguồn nước gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm
đối với con người, và cần chú ý đến nhiều nhất là bệnh ung thư. Đã có rất nhiều minh
chứng cho rằng POPs có thể phát tán đi rất xa, tồn lưu và tích tụ trong chuỗi thực phẩm
cũng như trong mô của tế bào động vật và cũng chính vì thế chúng được xem là loại hoá
chất độc hại. Các loại hợp chất điển hình của POPs như là PCBs, Dioxins, PAHs, Aldrin,
Dieldrin, DDT, Endrin, Chlordane, Hexachlorobenzene, Mirex, Toxaphene và Heptachlor.
Cùng với nhịp độ phát triển về nhiều mặt của nền kinh tế xã hội ở tại các quốc gia, vấn đề
quản lý chất thải nguy hại đang là vấn đề rất được quan tâm tại các địa bàn có tốc độ phát
triển công nghiệp và đô thị hóa cao, đặc biệt là sự phát thải POPs. Trong thời gian gần
đây, ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương, cụ thể như Úc,
Campochia, Indonexia, Lào, Malayxia, New Zealand, Philipine, Singapore, Thái Lan và
Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu sự tồn lưu cũng như sự phát thải POPs vào môi trường.
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
2
Kết quả nghiên cứu, khảo sát cho thấy rằng vẫn còn một lượng POPs tồn lưu trong môi
trường, điển hình là các loại thuốc trừ sâu (trong đó có DDT), PCBs
(Polychlorinatedbiphenyl), PAHs, Furan, Dioxin….
Các quốc gia tham gia ký kết Công ước Stockholm đề nghị cấm sử dụng 12 loại hoá chất
công nghiệp thuộc nhóm POPs được cho là gây tử vong và dị tật bẩm sinh cho con người,
đáp ứng thông điệp của chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP): ”Bằng cách cấm
sản xuất và sử dụng một số hoá chất độc hại, Công ước sẽ cứu con người và bảo vệ môi
trường tự nhiên và tất cả mọi người trên trái đất”. Hiện tại, Công ước quốc tế chi 500 triệu
USD nhằm trợ giúp quá trình thiêu hủy các kho hoá chất độc hại và nghiên cứu các chất
mới thay thế POPs. Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đã có hàng loạt các
biện pháp từng bước trao đổi thông tin về POPs, giúp đỡ các quốc gia thống kê xác định
các nguồn POPs như Dioxin, PCBs, DDT… tuy nhiên, cho đến nay việc thống kê chính
xác nguồn thải bỏ POPs vẫn chỉ đang thực hiện ở bước sơ khai.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi trường đến nay các tỉnh thành
trong cả nước đều tồn lưu một khối lượng lớn các loại POPs, trong đó có DDT, Dioxin,
dầu biến thế chứa PCBs và các chất tương tự như PCBs. Trên cơ sở đó có thể nói rằng tình
hình đang rất đáng báo động về việc thải bỏ, tồn lưu và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
tiềm tàng do các hợp chất của PCBs.
Việt Nam đã tham gia phê chuẩn Công ước Stockholm ngày 22/07/2002 và hiện nay trong
chiến lược bảo vệ môi trường của một số các địa phương (ví dụ như TPHCM), chương
trình quản lý chất thải nguy hại đến năm 2020 đã đặt mục tiêu ưu tiên là đánh giá hiện
trạng các chất ô nhiễm hữu cơ bền và đề xuất chiến lược giảm thiểu sự phát tán vào môi
trường.
Cho đến nay các hợp chất POPs và các phế thải chứa POPs được xử lý chủ yếu bằng
phương pháp thiêu đốt ở nhiệt độ cao, tuy nhiên do các thiết bị đốt rất đắt, vượt quá khả
năng về tài chính cho nên hiện tại chúng ta chỉ dừng lại ở giai đoạn đốt thủ công mà như
thế Dioxin sinh ra trong quá trình đốt là hiển nhiên. Và đối với con người, hậu quả của
việc nhiễm Dioxin là rất nhiều, có thể nói kể đến là những ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh
sản, tác động lên hệ miễn dịch, gây bệnh tiêm mạch, gây rối loạn thần kinh, quái thai, dị
tật, rối loạn hành vi, và nhiều căn bệnh ung thư khó xác định phương pháp điều trị triệt để.
Với những nguồn phát thải POPs đã xác định được ở một số tỉnh, thành phố nói riêng và
nước ta nói chung rất cần kiểm soát các nguồn POPs có tiềm năng phóng thích vào môi
trường (không khí, đất và nước) và đề xuất biện pháp giảm thiểu sự phát thải chúng. Hoạt
động này nhằm hạn chế những tác động xấu đến con người và môi trường qua việc kiểm
soát, giảm thiểu sự phóng thích POPs vào cộng đồng dân cư.
Ngày 10/08/2006, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành nghị định số 184/2006/QĐ-TTg về
việc phê duyệt kế hoạch Quốc Gia thực hiện công ước Stockhôm về các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân huỷ POPs, trong đó qui định rõ các mục tiêu và giải pháp để thực hiện kế
hoạch này. Về nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch Quốc Gia, Nội dung 4c điều 1
đã chỉ rõ:
4c) Đẩy mạnh công tác điều tra, nghiên cứu và áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ
tiên tiến, hiện đại trong quản lý an toàn, giảm thiểu, tiêu huỷ và loại bỏ các chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy:
- Điều tra, thống kê, quan trắc, đánh giá và cập nhật cơ sở dữ liệu về các chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy;
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
3
- Xây dựng và áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật về thống kê, đánh giá, báo cáo về lượng
tồn lưu, phát thải, sử dụng, vận chuyển, xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;
- Đánh giá, phân loại và xây dựng lộ trình xử lý các khu vực bị ô nhiễm do các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy gây ra; nghiên cứu và áp dụng các giải pháp phục hồi môi
trường tại các khu vực bị ô nhiễm do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, ưu tiên
xử lý các cơ sở trong danh mục của "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng" ban hành kèm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày
22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ;
- Xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia, ngành về quản lý an toàn hoá chất và
thay thế dầu chứa PCBs, các thiết bị và sản phẩm công nghiệp chứa PCBs, trong đó
tập trung vào ngành điện;
- Xây dựng chương trình phân tích, quan trắc và cập nhật dữ liệu về nguồn và lượng
phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hình thành không chủ định, ưu tiên
đối với các nguồn có nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, đa dạng sinh học
và môi trường;
- Nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ sạch
và thân thiện với môi trường để giảm thiểu lượng phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ
khó phân hủy không chủ định, tập trung vào các ngành sản xuất kim loại, vật liệu xây
dựng, hóa chất và xử lý chất thải.
và một phần nội dung 4d cũng nêu rõ:
4d) Nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư
và mọi người dân trong việc quản lý an toàn hóa chất, giảm thiểu và loại bỏ các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy:
- Điều tra, nghiên cửu ảnh hưởng của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đối với sức
khoẻ con người, đa dạng sinh học và môi trường sống;
- Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức, phổ biến kiến
thức về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cho các cán bộ quản lý, doanh nghiệp
và cộng đồng dân cư;
và mục 5 (tổ chức thực hiện kế hoạch cũng đã qui định rõ vai trò của các Bộ Ngành và các
địa phương trong việc phối hợp thực thi các nội dung kể trên
Tác giả hy vọng rằng ý tưởng chủ đề của đề tài ”Nghiên cứu đánh giá hiện trạng của các
chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và
thải bỏ phù hợp ở khu vực TP. Hồ Chí Minh” là một ý tưởng có tính khoa học và thực tế,
nó có thể đóng góp một phần nhỏ để góp phần thực thi các nội dung của Quyết định
184/2006/QĐ-TTg của TTCP, cũng như vào chiến lược quản lý và bảo vệ môi trường cho
khu vực TP. Hồ Chí Minh đến 2010, nhằm góp phần cùng Thành Phố và cả nước tiến
hành vào việc thực thi các nội dung của Công ước Stockhôm mà nước ta đã ký.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Danh sách các tổ chức và đơn vị cùng phối hợp thực hiện Đề tài bao gồm:
- Viện Môi trường và Tài nguyên (IER) - ĐH Quốc Gia TPHCM, trong đó bao gồm 2
đơn vị chủ chốt là Phòng Quản lý MT và Phòng thử nghiệm Chất lượng MT.
- Phòng Quản lý Chất thải rắn (Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM).
- Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm CASE thuộc Sở Khoa học và Công nghệ
TPHCM (chủ yếu phối hợp thực hiện phân tích mẫu).
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
4
- Khoa Môi trường - ĐH Văn Lang TPHCM
- Khoa Môi trường – ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM
- Một số doanh nghiệp và KCN….
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
1
PHẦN 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Theo đề cương đăng ký, đề tài bao gồm 05 nội dung chính:
Nội dung 1: Sưu tầm, tìm hiểu và xác định những thông tin quan trọng nhất về các hợp
chất POPs chính, tổng quan các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước đã và đang thực
hiện về các hợp chất POPs.
Nội dung 2: Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng phát sinh, tồn trữ và sử dụng các hợp chất
POPs ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và thống kê các nguồn phát thải các hợp chất
POPs chính cần ưu tiên giảm thiểu.
Nội dung 3: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và khả năng tích lũy vào môi trường tại một
số điểm nghi ngờ chứa các hợp chất POPs ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung 4: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và qui trình công nghệ phù hợp trong việc
ngăn ngừa phát thải, sử dụng, tái sinh, tái chế – thu hồi, tiêu hủy và thải bỏ an toàn các hợp
chất POPs và lộ trình – giải pháp công nghệ phục hồi các vị trí bị ô nhiễm bởi các hợp chất
POPs hiện nay ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung 5: Đề xuất chiến lược giảm thiểu khả năng phát thải các hợp chất POPs do các
nguồn thải chính vào môi trường cũng như chiến lược toàn diện cùng các kế hoạch hành
động cụ thể cho việc quản lý các hợp chất POPs ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả cùng Nhóm nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu với phương châm
làm nổi bật được tính khoa học và tính thực tế của Đề tài này, các phương pháp như sau:
- Phương pháp đánh giá tổng quan từ các nguồn tài liệu trong và ngoài nước;
- Phương pháp điều tra khảo sát tại hiện trường tại các nguồn có khả năng liên quan đến
POPs (nhà máy, xí nghiệp, đất, kênh rạch, khu canh tác nông nghiệp );
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm liên quan đến chủ
đề về POPs;
- Các phương pháp đánh giá nhanh và ước đoán tải lượng phát thải POPs của thế giới
(chủ yếu của UNEP);
- Các phương pháp phân tích có liên quan trong Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn để
phân tích các chỉ tiêu về POPs (chủ yếu thực hiện tại Phòng thí nghiệm của IER và
CASE).
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Như đã trình bày trong phần lời mở đầu của báo cáo này, do nhiều khó khăn chủ quan và
khách quan trong quá trình thực hiện đề tài (như chủ đề nghiên cứu về POPs khá rộng và
sâu, kinh phí nghiên cứu giới hạn, đối tượng POPs nghiên cứu phải phù hợp với sự hiện
diện thực tế của chúng tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, ), và căn cứ vào kết luận của hội
đồng nghiệm thu giai đoạn 1 của đề tài, để tránh dàn trải trong việc trình bày các kết quả
nghiên cứu, báo cáo đề tài sẽ chỉ tập trung nghiên cứu các trọng tâm như sau:
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
2
- Đối với đối tượng nghiên cứu là các Dioxin/furan: chỉ tập trung nghiên cứu trong việc
chỉ định định tính các nguồn phát thải chính (phát thải ra từ sản xuất công nghiệp và
giao thông) và thông qua các hướng dẫn ước tính tổng tải lượng phát thải của UNEP sẽ
ước lượng tổng tải lượng này cho các đối tượng liên quan chính của khu vực TPHCM.
Phần này trình bày tại chương 3. Phần nghiên cứu tích lũy trong môi trường đòi hỏi
kinh phí lớn, nên trong chương 4 hầu như chỉ đưa ra các số liệu có tính tham khảo.
- Đối với đối tượng nghiên cứu là PCBs: chương 3 sẽ tập trung nghiên cứu xung quanh
chủ đề PCBs có mặt trong dầu thải máy biến thế và tụ điện (hầu hết thuộc ngành điện
lực quản lý, vì hầu hết PCBs nếu có đều hiện diện tại đây). Ngoài ra trong chương 4 sẽ
trình bày các kết quả mà đề tài đã thực hiện liên quan đến đánh giá hiện trạng tích lũy
PCBs tại một số điểm nghi ngờ có PCBs.
- Đối với đối tương nghiên cứu là Thuốc bảo vệ thực vật họ POPs: do khu vực TPHCM
các nhà máy sản xuất không sản xuất các nguyên liệu mà chủ yếu chỉ thực hiện công
việc phối trộn và pha chế, đóng gói trên các nguyên vật liệu có sẵn được nhập khẩu
vào, nên đề tài ngoài việc điều tra đánh giá hiện trạng về khả năng hiện diện các hợp
chất POPs trong TBVTV tại khu vực (chương 3), sẽ tiến hành đánh giá sự tích lũy
(hiện diện) của chúng trong một số khu vực đất nghi ngờ nhiễm xung quanh các nhà
máy sản xuất và các khu vực canh tác nông nghiệp chính của Thành phố ở khu vực
ngoại thành – các khu vực được qui hoạch là khu trồng rau sạch của Thành phố
(chương 4).
- Đối với các giải pháp qui trình quản lý và công nghệ xử lý triệt để POPs đề xuất (toàn
bộ chương 5 của báo cáo) từ việc ngăn ngừa và giảm thiểu sự sử dụng, phát thải trong
quá trình sản xuất (hoặc giao thông), các bước thực hiện trong các giải pháp của qui
trình quản lý thải bỏ, các công nghệ đề nghị áp dụng liên quan đến quá trình đốt và
công nghệ không đốt (khử chất POPs độc hại thành hợp chất ít độc hại hơn) sẽ được
trình bày cụ thể và chi tiết cho cả 03 đối tượng POPs nghiên cứu (dioxin/furan, PCBs
và TBVTV họ POPs).
- Đối với chiến lược quản lý POPs và lộ trình áp dụng cụ thể cho khu vực TPHCM
trong những năm sắp tới sẽ được trình bày cụ thể tại chương 6 nhằm mục đích chính là
góp phần đáp ứng nhu cầu thực hiện Nghị định 184 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài
ra trong chương này cũng sẽ có các sản phẩm khác phục vụ quản lý như các sổ tay
hướng dẫn và chương trình quan trắc POPs được đề nghị chuyển giao áp dụng cho các
chủ thể liên quan.
Trên đây là 05 trọng tâm nghiên cứu mà đề tài nhắm vào và được trình bày cụ thể trong 05
chương chính của báo cáo này. Ngoài ra để đáp ứng các khối lượng công việc đã được
đăng ký tại đề cương nghiên cứu của đề tài đã được duyệt, các nội dung nghiên cứu không
trọng tâm khác (ví dụ như đối với các hợp chất hydrocacbon thơm đa vòng – PAHs) cũng
được đề cập một phần trong nội dung của cả 5 chương, cũng như được trình bày chi tiết
trong nội dung cụ thể của 53 báo cáo chuyên đề kèm theo của đề tài.
4. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
Danh sách các sản phẩm của Đề tài đã hòan thành theo đúng như đề cương đã đăng ký:
- Báo cáo tổng kết Đề tài (đầy đủ các nội dung trong Đề cương đã được Hội đồng xét
duyệt đề cương đề tài thông qua).
- Các báo cáo chuyên đề theo từng nội dung của Đề tài đã đăng ký trong đề cương chi
tiết của đề tài.
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
3
- BC1: Báo cáo “Danh mục các nguồn có khả năng phát thải hợp chất POPs tại khu vực
TPHCM”.
- BC2: Báo cáo “Hiện trạng tích luỹ các hợp chất POPs vào môi trường đất và bùn lắng
tại khu vực TPHCM”.
- BC3: Báo cáo “Các chiến lược và giải pháp quản lý hợp chất POPs tại khu vực
TPHCM”.
- ST1: Sổ tay hướng dẫn “Các giải pháp và qui trình công nghệ cho việc xử lý và thải
bỏ an toàn hợp chất POPs”.
- ST2: Sổ tay hướng dẫn “Lộ trình thực hiện và giải pháp phục hồi các vị trí bị ô nhiễm
bởi hợp chất POPs”.
- ST3: Sổ tay phục vụ chương trình “đào tạo, nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về
hợp chất POPs cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư”.
- CT1: Chương trình “Phân tích, quan trắc và cập nhật dữ liệu về nguồn và lượng phát
thải hợp chất POPs hình thành không chủ định tại khu vực TPHCM”.
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
4
PHẦN 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Bao gồm các nội dung:
1. CHƯƠNG 1_KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
HỢP CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN (POPs) Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ
GIỚI
2. CHƯƠNG 2_ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT THẢI, SỬ DỤNG VÀ TỒN
LƯU HỢP CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN (POPs) TRONG MÔI TRƯỜNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3. CHƯƠNG 3_NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TÍCH LŨY HỢP CHẤT Ô
NHIỄM HỮU CƠ BỀN (POPs) TRONG MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
4. CHƯƠNG 4_NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ
LÝ HỢP CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN (POPs) TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
5. CHƯƠNG 5_NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC GIẢM THIỂU PHÁT
THẢI HỢP CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN (POPs) VÀO MÔI TRƯỜNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
5
CHƯƠNG 1 - KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU VỀ HỢP CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN (POPs) Ở VIỆT NAM
VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1 KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ HỢP CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN (POPs)
1.1.1 Khái niệm hợp chất POPs
Hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (Persistant Organic Pollutants - POPs) là những hợp chất
hóa học có nguồn gốc từ Cacbon, sản sinh ra do các hoạt động công nghiệp của con người.
POPs bền vững trong môi trường, có khả năng tích tụ sinh học qua chuỗi thức ăn, lưu trữ
trong thời gian dài, có khả năng phát tán xa từ các nguồn phát thải và tác động xấu đến sức
khoẻ con người và hệ sinh thái [1].
Theo Công ước Stockholm, POPs gồm 12 hoá chất có tính độc hại, tồn tại bền vững trong
môi trường, phát tán rộng và tích lũy trong hệ sinh thái, gây hại cho sức khoẻ con người.
Trong 12 loại hoá chất kể trên, có 04 loại hoá chất gồm PCDD/PCDF, PCBs va DDT là
những loại hoá chất được đặc biệt chú ý và nghiên cứu sâu vì mức độ độc tính cao, tác hại
đối với con người và môi trường nghiêm trọng.
Bảng 1. Danh sách 12 hợp chất POPs quan trọng
STT Hợp chất POPs Công thức hóa học
1
Diclodiphenyltricloetan
(C
14
H
9
Cl
5
- DDT)
2 Dieldrin
3 Heptachlor
Cl
CH
3
CCL
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
6
4 Aldrin (C
12
H
8
Cl
6
)
5 Hexachlorbenzen (C
6
Cl
6
– HCB)
6 Toxaphene
7 Chlordane
8
Mirex
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
n
CH
Cl
3
CH
2
C
l
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
7
Endrin
Polyclobiphenyl
(C
12
H
10-x
Cl
x
– PCBs – 209 đồng
phân)
Polyclorinated Dibenzo - p - Dioxin
(PCDD)
Polychlorinated Dibenzo Furans
(PCDF)
Một số hợp chất POPs mới vừa được phát hiện trên thế giới [84]:
- Pentabromodiphenyl: tích lũy trong vải, gỗ
- Chlordecone: tích lũy thuốc trừ sâu
- Hexabromobiphenyl: tích lũy trong sợi tổng hợp
- Lindane: tích lũy trong chất diệt kí sinh trùng
- Perfluorooctane sulfonate: hóa chất không thấm nước, được sử dụng rộng rãi như một
chất hoạt động bề mặt trong công nghệp dệt, sản xuất các sản phẩm thuộc da, kim loại,
xà bông…
Tại Việt Nam cũng đã đề nghị đưa vào danh sách này 05 hợp chất chủ yếu thuộc nhóm
thuốc bảo vệ thực vật (Hội nghị về POPs thàng 04/2008 tại Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Hà Nội). Tuy nhiên cả hai danh sách kể trên đều chưa được chính thức phê duyệt, vì vậy
trong đề tài nghiên cứu này chỉ đề cập chủ yếu đến 12 lọai hóa chất đã được công ước
Stốckhôm phê duyệt như đã trình bày.
O
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
O
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Báo cáo Đề tài NCKH cấp Thành phố HCM - “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POPs) tại TPHCM và đề xuất các giải pháp quản lý, ngăn ngừa, xử lý và thải bỏ phù hợp”
Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCTTH: Viện MT&TN - ĐHQG TPHCM
8
1.1.2 Phân loại hợp chất POPs
1.1.2.1 Phân loại POPs theo chủng loại
Hợp chất POPs phân theo chủng loại bao gồm 03 nhóm [1]:
- Nhóm thuốc bảo vệ thực vật (Diclodiphenyltricloetan (C
14
H
9
C
l5
- DDT), Dieldrin,
Heptachlor, Aldrin (C
12
H
8
C
l6
), Hexachlorbenzen (C
6
H
6
C
l6
– HCB), Toxaphene,
Chlordane, Mirex, Endrin);
- Nhóm các sản phẩm công nghiệp (Polyclobiphenyl (C
12
H
9
Cl – PCBs – 209 đồng
phân));
- Nhóm các sản phẩm cháy (Polyclorinated Dibenzo - p - Dioxin (PCDD),
Polychlorinated Dibenzo Furans (PCDF)).
Nhóm thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là những hoá chất dùng để diệt trừ những loài có hại và cũng vì thế
chúng đi vào môi trường, có ảnh hưởng đến môi trường, đến những đối tượng tiếp xúc
trực tiếp hoặc gián tiếp. TBVTV là loại hoá chất bảo vệ cây trồng hoặc những sản phẩm
bảo vệ mùa màng, là những chất được tạo ra để chống lại và tiêu diệt loài gây hại hoặc các
vật mang mầm bệnh virut hoặc vi khuẩn. Chúng cũng gồm các chất để đấu tranh với các
loại sống cạnh tranh với cây trồng cũng như nấm bệnh cây. Thuật ngữ TBVTV thường có
nghĩa là các chất tổng hợp gồm nhiều loại và được áp dụng cho những mục đích cụ thể
trong nông nghiệp
Hiện nay, danh mục TBVTV cấm sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta (ban hành
kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BNN ngày 14/04/2004 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT) bao gồm:
Thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản lâm sản:
- Aldrin (aldrex, aldrite…)
- BHC, Lindane (Gamma–BHC, Gamma–HCN, Gamatox 15EC 20EC Lindafor,
Carbadan 4/4G, Sevidol 4/4G…)
- Cadmium Compound (Cd)
- Chlordane (Chlorotox, Octachlor, Pentichlor…)
- DDT (Neocid, penchlorin, Chloophenothane…)
- Dieldrin (Dieldrex, Dielrite, Octalox…)
- Eldrin (Hexadrin…)
- Heptachlor (Drimex, Heptamul, Heptox…)
- Isobenzen
- Isodrin
- Lead Compound (Pb)
- Methamidophos, Isometha 50DD, 60DD, Isosuper 70DD, Filitox 70SC, Monitor
50EC, 60SC, Master 50EC, 70EC, Tamaron 50EC.