Tải bản đầy đủ (.pdf) (285 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho xây dựng quy hoạch tổng thể môi trường tphcm đến năm 2010 hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.76 MB, 285 trang )

weti
































Đơn vị chủ trì:
VIỆN NƯỚC & CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG (WETI)

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS LÂM MINH TRIẾT








ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ
THỰC TIỄN PHỤC VỤ CHO XÂY DỰNG
QUY HOẠCH TỔNG THỂ MÔI
TRƯỜNG TPHCM ĐẾN NĂM 2010
HƯỚNG ĐẾN 2020

(Đã chỉnh sửa theo ý kiến Hội đồng nghiệm thu ngày 29/03/2007)
Tp.HCM, tháng 4/2007
ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

TỔ CHỨC THỰC HIỆN



Thời gian thực hiện : 1/2006 – 12/2006
Cơ quan quản lý : SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TPHCM
Cơ quan chủ trì :
VIỆN NƯỚC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Chủ trì Đề tài : GS.TS. LÂM MINH TRIẾT
Thư ký Đề tài : ThS. Lê Việt Thắng

Danh sách cán bộ tham gia thực hiện chính:
TT Họ và tên Học vị/chức
danh
Đơn vị công tác
1 Lâm Minh Triết GS.TS Sở TN&MT TPHCM
2 Trần Hồng Phú TS Viện Nước và CNMT (Weti)
3 Lê Việt Thắng ThS ĐH Tôn Đức Thắng
4
Nguyễn Thúy Lan Chi Th.S ĐH Tôn Đức Thắng
5
Nguyễn Hồng Quân Th.S Viện MT-TN (IER)
6 Mai Tuấn Anh TS Viện MT&TN (IER)
7 Nguyễn Thị Thanh Mỹ ThS Viện MT&TN (IER)
8 Nguyễn Xuân Huy KS Sở TNMT TPHCM
9 Nguyễn Thanh Đạm KS Chi cục BVMT
10 Phạm Thị Lan Anh CN Sở TNMT TPHCM
11 Nguyễn Hồng Nguyên Minh KS Viện Nước & CN MT - Weti
12
Đoàn Thị Ngọc Linh CN Viện Nước & CN MT - Weti
13
Phan Thanh Tân KS Viện Nước & CN MT - Weti









Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho xây dựng quy hoạch
tổng thể môi trường TPHCM đến năm 2010 hướng đến 2020

Kết quả nghiên cứu của đề tài được tóm tắt qua các nội dung chính như sau:
- Làm rõ khái niệm và bản chất của quy hoạch môi trường và phát triển bền vững của
đô thị. Sự gắn kết của quy hoạch môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Đề xuất quy trình xây dựng của quy hoạch môi trường đô thị (Tp.HCM);
- Đề xuất cơ sở khoa học phân vùng lãnh thổ phục v
ụ cho quy hoạch môi trường, sử
dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước, phát triển các KCN/KCX và công tác bảo vệ
môi trường KCN, quy hoạch rừng và đa dạng sinh học;
- Kết quả mà đề tài đã xác định các vấn đề môi trường ưu tiên trong quy hoạch môi
trường Tp.HCM, xây dựng các dự án bảo vệ môi trường ưu tiên;
- Kết quả mà đề tài đã xây dựng dự thảo hướng dẫn lập quy hoạch môi tr
ường gắn với
quy hoạch phát triển KT-XH cho một thành phố - là tài liệu cơ sở để tham khảo cho
các tỉnh, thành phố khi lập quy hoạch môi trường ở địa phương. Đề xuất các bước lập
quy hoạch môi trường, cấp phê duyệt và thẩm định.

Đơn vị chủ trì và thực hiện: Viện nước và Công nghệ Môi trường (Weti)
Chủ trì đề tài: GS.TS Lâm Minh Triết
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”


Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 1


MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐỀ TÀI 3
1.1. SỰ CẦN THIẾT 3
1.2. MỤC TIÊU 4
1.3. NỘI DUNG 4
1.4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN, NGHIÊN CỨU LÀM RÕ KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT
CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐÔ THỊ 7

2.1. QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 7
2.2. BẢN CHẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QHMT 7
2.3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TPHCM 7
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY
DỰNG QHMT GẮN KẾT VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH TPHCM ĐẾN
NĂM 2010 – 2020 9

3.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH KT-XH TPHCM ĐẾN NĂM 2010 HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2020 9

3.2. GIỚI THIỆU CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TPHCM ĐẾN NĂM
2010 12

3.3. CƠ SỞ KHOA HỌC PHÂN VÙNG LÃNH THỔ PHỤC VỤ QHMT THÀNH
PHỐ 14


3.4. SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 16
3.5. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN/KCX VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG 25

3.6. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ QUY HỌACH RỪNG VÀ ĐA
DẠNG SINH HỌC 28

3.7. MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ
CHO QHMT 29

3.8. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG QHMT TPHCM 31
CHƯƠNG 4. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 34
4.1. MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 34
4.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TPHCM 38
CHƯƠNG 5 XÁC ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC VẤN ĐỀ VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN TRONG
QHMT TP.HCM 46

5.1. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ƯU TIÊN TRONG QHMT TỔNG
THỂ TPHCM 46

5.2. XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN 52
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 2

CHƯƠNG 6. XÂY DỰNG DỰ THẢO HƯỚNG DẪN LẬP QHMT TỔNG THỂ GẮN
VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH CHO mỘT THÀNH PHỐ 54

6.1. XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ PHỤC VỤ XÂY DỰNG DỰ THẢO 54

6.2. XÂY DỰNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ THẢO (BẢN DỰ THẢO HƯỚNG
DẪN QHMT TỔNG THỂ GẮN KẾT VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT - XH).54

6.3. XÁC ĐỊNH CƠ CHẾ TRONG CÔNG TÁC LẬP QHMT TỔNG THỂ THÀNH
PHỐ, CẤP PHÊ DUYỆT VÀ THẨM ĐỊNH 67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
KẾT LUẬN 70
KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
























Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 3

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ
ĐỀ TÀI
1.1. SỰ CẦN THIẾT
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10
0
10’ – 10
0
38 vĩ độ bắc
và 106
0
22’ – 106
0
54’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh
Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa –Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc
xuống Nam, từ Đông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Đây là đầu mối
giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Vớ
i hệ thống cảng và sân
bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
Hiện tại thành phố đã hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến 2010 và

định hướng 2020 cũng như các quy hoạch khác như sử dụng đất, đô thị, và các quy hoạch
chuyên ngành khác như nông nghiệp, công nghi
ệp, …
Thành phố đã xây dựng được chiến lược quản lý môi trường đến năm 2010 và
đang nỗ lực triển khai những nhiệm vụ dự án đề ra. Tuy nhiên, trong những năm qua,
dưới áp lực của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), chất lượng môi
trường của thành phố ngày càng suy giảm và diễn biến phức tạp. Thành phố đang phải đối
mặt với nhiều vấn đề
môi trường bức xúc cần phải giải quyết: ô nhiễm môi trường nước
(nước mặt, nước ngầm), ô nhiễm môi trường không khí ngày càng trầm trọng đặc biệt là
tại các trục đường giao thông, khu công nghiệp, vấn đề quản lý rác đô thị, … Những hậu
quả trên phải chăng là các quy hoạch phát triển, các hoạt động kinh tế đã không họăc ít
xem xét đến các khía cạnh tài nguyên, môi trường và xã hội liên quan đến các mục tiêu
phát triển bề
n vững.
Cách tiếp cận truyền thống trong công tác quy hoạch phát triển đã đến lúc không
còn đủ khả năng giải quyết có hiệu quả các mối quan hệ đan xen, phức tạp giữa các nhân
tố kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường. Những suy nghĩ hiện tại về phát triển bền
vững, cho dù mới ở mức thấp, cũng đã thống nhất quan điểm rằng, các nhà lập quy hoạch
và ra quyế
t định nhất thiết phải lồng ghép được các nhân tố xã hội, kinh tế, tài nguyên và
môi trường ở mọi cấp độ lập quy hoạch (UNCED, 1992).
Quy hoạch môi trường (QHMT) và Quy hoạch môi trường vùng là những khái
niệm còn khá mới mẻ. Tuy có một số sáng kiến đã được áp dụng trong một số trường hợp
cụ thể, song vẫn chưa đem lại sự thống nhất chung là làm thế nào để giải quyết một cách
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 4


hài hòa các mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở các cấp độ khác
nhau (toàn cầu, quốc gia, vùng, địa phương).
Hiện nay vấn đề QHMT đã được quan tâm và phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Một số tổ chức như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hành phát triển Châu Á (ADB), …
đã ban hành nhiều tài liệu hướng dẫn và giới thiệu kinh nghiệm về QHMT ở nhiều nước
trên thế giới. Trên c
ơ sở phân tích kinh nghiệm thực tế, ADB đã xây dựng hướng dẫn Quy
hoạch thống nhất phát triển kinh tế kế hợp với môi trường vùng.
Ở Việt Nam, vấn đề QHMT cũng đã được quan tâm. Bộ Khoa học Công nghệ và
Môi trường đã triển khai 03 nhiệm vụ cấp nhà nước về Quy hoạch môi trường 03 vùng là
Đồng Bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Ngòai
ra nhiều
địa phương cũng đã triển khai xây dựng QHMT như Quảng Ninh, Đồng Tháp,
Bình Phước, ….
Như vậy để có thể giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững thành phố cần phải xây dựng QHMT
tổng thể đến 2015 và định hướng đến 2020 gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội. Đề tài “Nghiên cứu c
ơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho xây dựng Quy hoạch
tổng thể môi trường thành phố đến năm 2010 và định hướng đến 2020” là tiền đề để triển
khai thực hiện Quy hoạch tổng thể môi trường thành phố.

1.2. MỤC TIÊU
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho xây dựng quy hoạch tổng thể
môi trường TPHCM đến năm 2010 hướng đến 2020

1.3. NỘI DUNG
1.3.1. Tổng quan, nghiên cứu làm rõ khái niệm và bản chất Quy hoạch Môi trường
(QHMT) và Phát triển bền vững liên quan đô thị lớn – TPHCM:
1.3.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho xây dựng QHMT gắn kết

với Quy hoạch phát triển KT-XH TP.HCM:
1. Tổng quan về Quy hoạch KT – XH đến năm 2010 hướng đến 2020;
2. Cơ sở khoa học và thực tế phục vụ phân vùng lãnh thổ QHMT TP:
3. S
ử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước phục vụ cho phát triển KT – XH lâu bền cho
TPHCM:
4. Hiện trạng phân bố các KCN, KCX ở TPHCM:
5. Hiện trạng môi trường nước:
6. Hiện trạng môi trường không khí TP và dự báo diễn biến ô nhiễm không khí
TPHCM:
7. Cơ sở khoa học và thực tế phục vụ cho Quy hoạch rừng và đa dạng sinh học ở TP:
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 5

8. Đánh giá môi trường chiến lược các dự án lớn BVMT của TP:
- Tổng quan về các dự án môi trường của thành phố;
- Đánh giá những tác động của các dự án đã có;
- Triển vọng của các dự án đối với việc cải thiện môi trường cho TP.
9. Đề xuất xây dựng hệ thống thông tin môi trường cần thiết cho công tác QHMT:
- Tầm quan trọng của Hệ thống thông tin môi trường
- Xác định nguồn các thông tin (nhà nước, tổ chức, tư nhân);
- Loại các thông tin cần thiết;
- Xác định các tiêu chí bảo đảm chất lượng đối với thông tin;
- Cơ chế cung cấp và tiếp nhận.
- Đề xuất mô hình Hệ thống thông tin môi trường phục vụ QHMT Tp HCM
1.3.3. Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên trong nội dung QHMT tổng thể
TP.HCM:
1 Phân tích, đánh giá xác định các vấn đề môi trường ưu tiên trong phát triển KT-XH

TP.HCM tới 2010 và định hướng 2020.
2 Xác định các mục tiêu QHMT bảo đảm phát triển KT-XH TP.HCM theo định hướng
bền vững;
3 Xây dựng định hướng các nội dung cơ bản của QHMT;
4 Đề
xuất các giải pháp thực hiện QHMT;
5 Đề xuất tổ chức thực hiện và nguồn vốn.
1.3.4. Nghiên cứu và đề xuất một số dự án ưu tiên trong QHMT:
1 Cơ sở khoa học và thực tiễn;
2 Xây dựng và đề xuất các dự án ưu tiên;
3 Kinh phí và huy động nguồn vốn;
4 Hợp tác quốc tế.
1.3.5. Xây dựng dự thảo hướng dẫn lập QHMT gắn v
ới Quy hoạch phát triển KT –
XH cho một TP đô thị;
1.4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Cách tiếp cận
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc xây
dựng quy hoạch tổng thể môi trường gắn kết với phát triển KT-XH một cách tiếp cận sau
đây sẽ được vận dụng:
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 6

 Tiếp cận hướng đến sự phát triển bền vững;
 Tiếp cận hệ thống;
 Tiếp cận cộng đồng:
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa;

• Phương pháp phân vùng chức năng môi trường;
• Phương pháp quản lý thông tin, phân tích dữ liệu GIS;
• Phương pháp bản đồ;
• Phương pháp mô hình hóa tài nguyên môi trường;
• Phương pháp phân tích chi phí lợi ích;
• Phương pháp đánh giá môi trường theo điều kiện đặc thù của TP;
• Phương pháp đánh giá tác động môi trường lũy tích;
• Phương pháp đánh giá môi trường chiến lược.
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 7

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN, NGHIÊN CỨU
LÀM RÕ KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA
QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CỦA ĐÔ THỊ
2.1. QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1.1. Khái niệm về QHMT
2.1.2. Phát triển bền vững
2.2. BẢN CHẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QHMT
2.3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TPHCM
Dựa trên, quy trình xây dựng QHMT đã được áp dụng tại một số vùng và địa
phương, qui trình xây dựng QHMT Tp.HCM có thể được chia thành 05 bước nối tiếp
nhau một cách logic và là một quy trình khép kín, liên tục được cải thiện. Sơ đồ tổng quát
hóa các bước này và các sản phẩm kèm theo ở từng bước được thể hiện như trên Hình 2-
1.
Chuẩn bị
sơ bộ
Khởi xướng

kế hoạch
Quy hoạch
Phê duyệt
quy hoạch
Thực hiện
& Giám sát
Hình 2-1. Qui trình tổng quát lập QHMT TP và các
sản phẩm kèm theo ở từng bước
 Nhận định các vấn đề cơ bản trong quy hoạch
 Xác định các yêu cầu về thông tin phục vụ quy hoạch
 Xác định các ranh giới và mục tiêu
 Xác định các vấn đề ưu tiên
 Thu thập thông tin
 Thông tin tổng hợp
 Bản đồ phân vùng MT
 Các dự án ưu tiên về MT
 Bản đồ quy hoạch tổng hợp
môi trường thành phố
 B/C tiến độ
 B/C giám sát
Văn bản phê duyệt
của Chính phủ
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 8

Hình 2-2 thể hiện sơ đồ tiến trình nghiên cứu xây dựng QHMT thành phố Hồ Chí Minh
với các bước đã được chi tiết và tập trung chủ yếu vào 3 bước đầu của sơ đồ tổng quát.











































Bước 1 – CHUẨN BỊ SƠ BỘ
 Xác định các vấn đề ưu tiên cho quy hoạch môi trường vùng
 Thành lập nhóm quy hoạch – Xác định các nhóm chủ thể tham gia và vai trò của
họ trong việc lập quy hoạch
 Xác định các cơ quan/tổ chức quản lý quy hoạch môi trường TP
 Xác định các yêu cầu về thông tin và cơ sở dữ liệu
 Bắt đầu triển khai thu thập thông tin
Bước 2. KHỞI XƯỚNG QUY HOẠCH
 Xây dựng chức năng hoạt động quy hoạch
 Khẳng định các vấn đề và ranh giới quy hoạch
 Hoàn tất tập hợp thông tin từ các cơ quan
 Nhập dữ liệu hiện có vào các phần mềm GIS thích hợp
 Đi thực địa để kiểm tra bổ xung thông tin, dữ liệu
 Xây dựng và hoàn tất bộ hồ sơ môi trường (cơ sở dữ liệu hi
ện trạng)
 Khẳng định các chủ thể tham gia
 Ghi nhận tầm nhìn và mục tiêu của chủ thể tham gia đối với khu vực quy hoạch
 Phát triển những sản phẩm thông tin ban đầu
Bước 3. QUY HOẠCH
 Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài nguyên, môi trường và tình

hình kinh tế – xã hội của vùng quy hoạch
 Phân vùng lãnh thổ – xác định các đơn vị quy hoạch
 Đánh giá tác động môi trường chiến lược của các quy hoạch phát triển
 Xây dựng các mục tiêu và chiến lược
 Xác định các phương án tiếp cận mục tiêu
 Đề xuất các ý đồ và giải pháp quy hoạch môi trường
 Đề xu
ất các chiến lược và giải pháp cụ thể (kể cả các dự án ưu tiên) để nhằm đáp
ứng các ý đồ và mục tiêu quy hoạch môi trường
 Xây dựng bản đồ QHMT để thể hiện một cách trực quan các ý đồ quy hoạch
 Đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo hướng
bảo vệ môi trường và tài nguyên nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triể
n bền vững
 Lấy ý kiến chuyên gia và cộng đồng
Bước 4. PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
Bước 5. THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ GIÁM SÁT
Hình 2.2 : Sơ đồ chi tiết qui trình nghiên cứu xây dựng QHMT TP
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 9

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC
VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG QHMT
GẮN KẾT VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
KT-XH TPHCM ĐẾN NĂM 2010 – 2020
3.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH KT-XH TPHCM ĐẾN NĂM 2010 HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2020
3.1 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010
3.1.1. Mục tiêu tổng quát

Đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa; phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân, động viên mọi nguồn lực, nắm mắt thời cơ, vượt qua thách thức, chủ
động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả
và bền vững, không ng
ừng nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã
hội; xây dựng thành phố HCM ngày càng văn minh, hiện đại, từng bước trở thành một
trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học–công nghệ của khu vực Đông Nam Á.
3.1.2. Các chỉ tiêu định hướng về phát triển kinh tế - xã hội
1. Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn thành phố bình
quân 12%/năm. Trong đó, tố
c độ tăng trưởng giá trị gia tăng các ngành ngành kinh tế như
sau:
• Nông nghiệp: từ 5% trở lên.
• Công nghiệp – xây dựng: 12,2%, trong đó giá trị gia tăng công nghiệp tăng bình
quân 12,5%/năm.
• Dịch vụ: 12%.
Cơ cấu kinh tế năm 2010 là:
• Khu vực I – Nông nghiệp: 0,9%.
• Khu vực II – Công nghiệp-Xây dựng: 48,5%.
• Khu vực III – Dịch vụ: 50,6%.
Cơ cấu năm 2010 gần như ổn định so v
ới năm 2005; chấm dứt tình trạng 10 năm
giảm sút tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP.
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 10

2. Về xã hội

• Kiểm soát tốc độ gia tăng dân số Thành phố trung bình dưới 3,4%/năm.
• Tạo việc làm mới, trung bình 100.000 chổ làm/năm. Giảm tỷ lệ thất nghiệp trung
bình còn dưới 5% vào năm 2010.
• Tỷ lệ lao động kỹ thuật đã qua đào tạo nghề vào năm 2010 đạt 55% tổng số lao
động làm việc trên địa bàn Thành phố.
• Xây dựng mới 5 triệu m
2
nhà ở mỗi năm, đạt ước bình quân nhà ở 14m
2
/năm vào
năm 2010.
• Vận tại hành khách công cộng đạt mức 1,8 triệu khách/ngày, đáp ứng 10% nhu cầu
đi lại vào năm 2010.
• Mức chuẩn nghèo là 6.000.000 đồng/người/năm. Đến năm 2010, về cơ bản, không
còn hộ nghèo theo tiêu chí này
• Về y tế, đến năm 2010 đạt tỷ lệ bác sỹ là 10 bác sỹ/1000 dân, số giường bệnh là 40
giường/10.000 dân.
• Về giáo dục, hoàn thiện quy hoạch hệ
thống các loại hình giáo dục, cân đối giữa
trường công và trường tư theo tỷ lệ trường tư như sau: Mầm non: Đại bộ phận; Tiểu học:
10 -15%; THCS: 25%; THPT: 50%; hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2008.
3. Khoa học, công nghệ và môi trường
• Tổng công suất cấp nước sạch 1.800.000 m
3
/ngày.đêm vào năm 2010.
• Khoa học công nghệ tập trung các chương trình trọng điểm về công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, cơ khí – tự động, vật liệu mới.
• Tập trung xây dựng môi trường văn hóa đô thị lành mạnh, văn minh, nếp sống thị
dân, tôn trọng pháp luật, kỷ cương, tác phong công nghiệp.
• Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh đủ sức lãnh đạo, phát triể

n kinh tế kết hợp
với giữ vững quốc phòng – an ninh.
4. Phát triển đô thị
a. Qui hoạch đô thị và phát triển nhà ở:
Tiếp tục việc chỉnh trang đô thị hiện hữu và mở rộng đô thị mới nhằm thực hiện
mục tiêu xậy dựng Thành phố - một đô thị cấp quốc gia – có qui mô dân số khoảng 7,2
triệu người vào khỏang 2010 và 10 triệu người vào n
ăm 2020.
Phấn đấu đến năm 2010, diện tích nhà ở bình quân là 14,0m
2
/người, tổng diện tích
nhà ở thành phố đạt hơn 100 triệu m
2
.
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 11

b. Phát triển hạ tầng đô thị
b.1. Ngành giao thông vận tải
• Hoàn thành một phần đường vành đai 1, đọan Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Gò Dưa.
• Xây dựng khép kín đường vành đai 2 cùng tất cả các nút giao thông trên tuyến.
Khởi công một số tuyến đường vành đai 3.
• Cải tạo nâng cấp trục hướng tâm, trục xuyên tâm Bắc – Nam.
• Xây dựng đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
• Cải tạo các đườ
ng phố chính thành mạng lưới đường “xương sống” trong nội đô.
• Khởi công xây dựng một số tuyến tàu điện ngầm (metro) ưu tiên và đường sắt nội
bộ, đường sắt trên cao.

b.2. Cấp thoát nước
Phấn đấu đến năm 2010, đảm báo 95% dân số nội thành cũ, 80% dân số nội thành
mới và 60% dân số ngoại thành được cấp nước với số lượng tương đương 180 – 120 – 80
lít/ng
ười/ngày. Tổng công suất cấp nước khoảng 1.800.000 m
3
/ngày đêm. Giảm tỉ lệ thất
thóat nước còn khoảng 26%.
Xóa hoàn toàn tình trạng ngập nước trong nội thành và ngăn chặn có hiệu quả
nước ở ngoại thành. Phát triển mạng lưới thoát nước với mật độ 400m dài/ha lãnh thổ.
Kiểm soát chặt chẽ việc xử lý nước thải công nghiệp.
b.3. Vệ sinh môi trường
Hạn chế khai thác nước ngầm, giảm thiểu tối đa ô nhiễm nước, không khí, tiếng
ồn, chất thải công nghiệp độc hại. Bảo đảm 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý
nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Thu gom, vận chuyển và xử lý 100% tổng
khối lượng rác thải phát sinh giai đoạn 2006 – 2010, trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng,
tái chế chất thải, hạn chế tối đa lượng rác chôn lấp, trên 70% CTRCNNH được xử lý bằng
công nghệ tiên tiến.
Tăng diệ
n tích cây xanh, phấn đấu đạt mật độ mảng xanh công viên theo đầu
ngừơi: 7m
2
/người.
b.4. Ngành điện
Đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 12
– 13%/năm. Dự kiến luợng điện tiêu thụ vào năm 2010 là 18,5 – 19 tỷ kwh, với mức tiêu
dùng bình quân đầu ngừơi 2.600kwh/năm.
Giảm tốn thất điện năng xuống còn 7,5% vào năm 2010.
Từng bước chuyển dần cấp điện áp phân phối từ
15KV sang 22KV khi có điều

kiện cho khu vực ngoại thành.
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 12

5. Văn hóa - xã hội, quốc phòng – an ninh
a. Dân số,việc làm, và giảm nghèo
Dự kiến tốc độ tăng dân số Thành phố giai đoạn 2006–2010 trung bình năm là
3,4%.
Tăng số chỗ việc làm mới trung bình là 100.000 chỗ/năm. Giảm tỷ lệ thất nghiệp
trung bình còn dưới 5% vào năm 2010.
Trong 5 năm tới, Thành phố về cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí mới (Mức
chuẩn nghèo tính theo giá năm 2005 là 6.000.000 đồng/ngừơi/năm)
b. Y tế

Xã hội hóa các hoạt động y tế
• Xây dựng bệnh viện đa khoa ở các cửa ngõ thành phố; phát triển y tế kỹ thuật cao.
• Tăng cường mạng lứơi y tế cơ sở.
• Sắp xếp lại và phát triển ngành dược
• Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn những bệnh nguy hiểm.
c. Giáo dục
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo toàn diện, đảm b
ảo mục tiêu đào tạo con
ngừơi, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Hoàn thiện qui hoạch phát
triển hệ thống các loại hình GD-ĐT. Hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2008; đẩy mạnh
phổ cập tin học và ngoại ngữ.
d. Văn hóa – xã hội – thể dục thể thao
Phát triển đồng bộ chất lượng văn hóa của xã hội đô thị theo hướng tiên tiến, văn
minh hiện đại, gìn giữ

và phát huy cao độ bản sắc dân tộc và các giá trị truyền thống của
Thànnh phố.
Hoàn thiện quy hoạch, huy động các nguồn đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn
hóa; đầu tư có trọng điểm và nâng cao hịệu quả hoạt động văn hóa – nghệ thuật.

3.2. GIỚI THIỆU CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TPHCM ĐẾN NĂM 2010
Được sự tài trợ của UNDP, Chính phủ Đan mạch và Chính phủ Việt Nam, chiến
lược Quản lý môi trường thành phố Hồ Chí Minh tới 2010 được xây dựng như một bộ
phận của Dự án Quản lý Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (VIE96/023). Chiến lược đã
được hòan thành vào năm 2001. Chiến lược gồm 10 cấu phần chính là công sức của nhiều
chuyên gia môi trường của thành phố và nước ngòai. Các cấu phần gồm:


Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 13

Nội dung Mục tiêu của Chiến lược QLCLMT
1. Chất lượng không khí

• Xây dựng chiến lược 10 năm
• Xây dựng kế hoạch hành động 5 năm

2. Tài nguyên nước, chất lượng
và nguồn cấp nước

• Xây dựng chiến lược 10 năm
• Xây dựng kế hoạch hành động 5 năm


3. Quản lý chất thải rắn công
nghiệp

• Xây dựng chiến lược 10 năm
 Xây dựng kế hoạch hành động 5 năm

4. Gia tăng nhận thức

• Xây dựng chiến lược 10 năm
• Xây dựng kế hoạch hành động 5 năm

5. Quản lý chất thải rắn đô thị

• Tóm tắt quy hoạch tổng thể hiện hữu
• Xây dựng kế hoạch hành độ
ng 5 năm

6. Nước thải

• Tóm tắt quy hoạch tổng thể hiện hữu
• Xây dựng kế hoạch hành động 5 năm

7. Ô nhiễm công nghiệp

• Tóm tắt quy hoạch tổng thể hiện hữu
• Xây dựng kế hoạch hành động 5 năm

8. Khía cạnh môi trường của
nông nghiệp và sự phát triển
nông thôn (bao gồm các khu

vực xanh củ
a TP. HCM)
• Tóm tắt quy hoạch tổng thể hiện hữu
• Xây dựng kế hoạch hành động 5 năm

9. Khía cạnh môi trường y tế

• Tóm tắt quy hoạch tổng thể hiện hữu
• Xây dựng kế hoạch hành động 5 năm

10. Các nguồn khác
• Độ ồn
• Nguồn tự nhiên
• Tính đa dạng sinh học
• Xem xét lại chi
ến luợc hiện hữu/các hoạt
động và đề xuất cho khung chiến lược

Đồng thời, Giám đốc Sở TM&MT thành phố được sự tư vấn của Văn phòng điều
phối đã thành lập Ban Chủ nhiệm 09 Chương trình trọng điểm trong “Chiến lược quản lý
môi trường thành phố”. Mỗi ban chủ nhiệm tập hợp nhiều chuyên gia đầu ngành về môi
trường của thành phố và các nhà qu
ản lý có kinh nghiệm trong từng lĩnh vực tương ứng.
Các chương trình gồm :
1. Chương trình “Nâng cao nhận thức cộng đồng”;
2. Chương trình “Giảm thiểu ô nhiễm không khí”;
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 14


3. Chương trình “Bảo vệ nguồn nước (nước mặt và nước ngầm)”;
4. Chương trình “Quản lý chất thải sinh hoạt đô thị”;
5. Chương trình “Quản lý chất thải công nghiệp – Chất thải nguy hại”;
6. Chương trình “Thoát nước đô thị”;
7. Chương trình “Mảng xanh đô thị”;
8. Chương trình “Bảo tồn đa dạng sinh học và rừng ngập mặn Cầ
n Giờ”;
9. Chương trình “Hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường và ứng dụng công nghệ
môi trường thành phố”.
Do chiến lược cũ của thành phố đã không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại, như
các vấn đề môi trường ưu tiên; mục tiêu chiến lược; nội dung chiến lược; kế họach hành
động; và các dự án ưu tiên, cần phải cập nhập và thay đổi phù hợp v
ới điều kiện thức tế.
Trước tình hình đó, lãnh đạo Sở TN&MT thành phố đã đặt hàng Ban chủ nhiệm các
chương trình trọng điểm chiến lược quản lý môi trường thành phố cập nhật, xây dựng lại
mục tiêu, nội dung, các dự án ưu tiên, … cần phải thực hiện tới 2010 của 09 chương trình
trên. Dự kiến tới tháng 12/2006 các chương trình trọng điểm sẽ được hòan thành và triể
n
khai trong năm 2007 giúp cải thiện và khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thóai môi trường
đang diễn ra.

3.3. CƠ SỞ KHOA HỌC PHÂN VÙNG LÃNH THỔ PHỤC VỤ QHMT THÀNH PHỐ
3.3.1. Khái niệm về phân vùng
3.3.2. Mục tiêu phân vùng trong Quy hoạch môi trường
Mục đích của phân vùng lãnh thổ là tạo dựng cơ sở khoa học để điều hoà sự phát
triển của ba hệ thống tự nhiên – kinh tế – xã hội đang tồn tại và hoạt động trong vùng,
đảm bảo sao cho sự phát triển của hệ thống kinh tế – xã hội phù hợp trong khả năng chịu
tải của hệ thống tự nhiên, b
ảo vệ được môi trường sống và làm cho chất lượng cuộc sống

ngày càng tốt hơn. Cụ thể là:
• Lựa chọn các tiêu chí vùng và các nguyên tắc phân vùng sao cho đáp ứng yêu cầu
của dự án, trong đó quan trọng nhất là thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của các đơn
vị lãnh thổ;
• Xác lập phương pháp phân vùng bao gồm cách tiếp cận và phương thức tiến hành
phân vùng nhằm phản ảnh tính quy luật khách quan, đồng thời đả
m bảo giá trị sử dụng
thực tiễn của các vùng được phân chia.
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 15

3.3.3. Cơ sở lý luận phân vùng lãnh thổ
Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm thực tế từ các đề tài Quy hoạch môi trường đã
được triển khai (Đông Nam Bộ, miền Trung, …). Nhóm nghiên cứu đề xuất áp dụng hai
phương pháp phân vùng phục vụ cho quy hoạch môi trường thành phố, đó là:
1. Phương pháp thứ nhất: Phân vùng thành những tiểu vùng
Phân chia lãnh thổ nghiên cứu thành những tiểu vùng được dựa vào các tiêu chí: Đặc
điểm tự nhiên – môi trường; Ranh gi
ới…
2. Phương pháp thứ hai: Phân kiểu
• Phân kiểu theo mục đích sử dụng: phát triển công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp,
phát triển cảng, du lịch, dân cư và đô thị;
• Phân kiểu theo mục đích bảo tồn: đa dạng sinh học, khu vực nhạy cảm môi
trường , khu di tích lịch sử, văn hóa
Sự lựa chọn phân vùng hay kiểu vùng tùy thuộc vào mục đích và mức độ chi tiết
c
ần thể hiện trong quy hoạch. Trong đó, mối liên hệ giữa phân vùng lãnh thổ trong
QHMT và trong quy hoạch phát triển KTXH được thể hiện trong hình sau


Hình 3.1 : Mối liên hệ giữa phân vùng trong QH phát triển KT_XH và QHMT [6]

Vùng lãnh thổ
QHMT
Môi trường ĐT
Môi trường CN
Môi trường NN
Môi trường LN
Môi trường biển Vùng KT biển
Vùng PTLN
Vùng PTNN
Vùng CNH
Vùng ĐTH
Lưu vực
QHPT KTXH
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 16

3.4. SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
3.4.1. Hiện trạng và dự báo nhu cầu dùng nước
1. Hiện trạng hệ thống cấp nước Tp.HCM
Với sự giúp đỡ của cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) NMN Sài Gòn –
Thủy cục đã được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1966 với lưu lượng ban đầu là
480.000 m
3
/ngày. Sau nhiều năm, NMN Thủ Đức đã được cải tạo và hiện đang có công
suất trung bình là 750.000 m

3
/ngày.
Để cải thiện tình trạng cấp nước cho các khu vực ở phía Tây Nam Tp.HCM, giai
đoạn 1 của NMN ngầm Hóc Môn đã dần dần đưa vào hoạt động từ tháng 12/1993.
Sản lượng hiện nay: tháng 12/2004 là 1.059.000 m
3
/ngày; tháng 5/2005 là
1.033.800 m
3
/ngày.
Bảng 3.3 : Sản lượng nước thực tế của các NMN tại thời điểm
Đơn vị Tháng 12/2004 Tháng 5/2005
- NMN Thủ Đức m
3
/ngày 713.000 706.000
NMN Bình An (BOT) m
3
/ngày 100.000 100.000
NMN Tân Hiệp GĐ.I m
3
/ngày 150.000 151.000
NMN Tân Bình (NMN Ngầm Hóc Môn củ) m
3
/ngày 70.000 48.300
Khu vực cấp nước ngoại thành (Các giếng lẻ ngoại thành) m
3
/ngày 5.000 7.000
Trạm nước ngầm Bình Trị Đông m
3
/ngày 8.000 9.500

Trạm nước ngầm Gò Vấp m
3
/ngày 10.000 7.500
Trạm nước ngầm Hiệp Ân m
3
/ngày 1.000
Xã hội hóa m
3
/ngày 3.000 3.200
Tổng m
3
/ngày 1.059.000 1.033.500
Nguồn : [12]
Tỷ lệ thất thoát (bao gồm kỹ thuật và thất thu): 32,06% (tháng 12/2004)
Tỷ lệ dân số được cấp nước: 82% (trong đó qua HTCN của công ty là 71%)
Đánh giá thực trạng cấp nước hiện tại
Nhìn chung hiện trạng phân phối nước của Tp.HCM vẫn còn nhiều tồn tại:
• Không phân phối đủ lượng nước cần cho các đối tượng tiêu thụ.
• Nhiều vùng cuối mạng dân tự đục
ống, xây bể ngầm hoặc lắp máy bơm hút trực
tiếp từ đường ống gây sụt áp chung toàn mạng.
• Tiêu chuẩn bình quân cao nhưng phân bố không đều dẫn đến hiện tượng chênh
lệch lớn trong tiêu thụ.
• Khả năng cung cấp nước của các nhà máy không đáp ứng nhu cầu dùng nước của
thành phố.
• Tỷ lệ thất thoát lớn từ 29% năm 1985 lên đến trên 40% năm 1993-1994 và giảm
xu
ống 32-35% từ năm 1996, hiện tại (2000) khoảng 34-35%.
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”


Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 17

• Hệ thống phân phối quá cũ do có tuổi thọ từ 50 năm trở lên khoảng 100 km đã lâu
chưa được thay thế và cải tạo.
• Các thiết bị phụ tùng, van, đồng hồ, vòi công cộng bị hư hỏng, không được bảo
dưỡng gây thất thoát nhiều.
• Hệ thống bể chứa và thủy đài chưa được sử dụng để tăng thêm công suất vào giờ
cao đ
iểm dùng nước.
• Mạng cấp I và II chưa phát triển theo yêu cầu quy hoạch và tình hình đô thị hóa
tăng nhanh kéo theo nhu cầu nước lớn lên rất nhiều.
c. Hiện trạng cấp nước các Khu công nghiệp, khu chế xuất

Bảng 3.5 : Hiện trạng cấp nước tại các khu công nghiệp, khu chế xuất
TÌNH HÌNH CẦP NƯỚC KHU CÔNG NGHIỆP
Quy mô (ha)
Nhu cầu dùng
nước (m
3
/ngày)
Nguồn nước cung cấp
Số
TT
Tên KCN
Năm
2010
Năm
2020
Hiện

trạng sử
dụng
nước
(m
3
/ngày)
Năm
2010
Năm
2020
Hiện
trạng
Năm 2010 Năm 2020
1 Hiệp Phước,
Nhà Bè
932 2000 2000 30000 160000 CTCN TC+CTCN TC+CTCN
2 Tân Tạo,
Bình Chánh
442 442 3160 10000 12000 TC+CTCN TC+CTCN TC+CTCN
3 Lê Minh
Xuân, Bình
Chánh
200 200 4000 12000 15000 TC+CTCN TC+CTCN TC+CTCN
4 Vĩnh Lộc,
Bình Chánh
207 259 2000 21120 21120 Tự cấp TC+CTCN TC+CTCN
5 Tây Bắc,
huyện lỵ Củ
Chi
345 500 2250 23000 35000 Tự cấp Tự cấp Tự cấp

6 Tân Thới
Hiệp, Quận
12
28,524 28,524 700 1200 1500 Tự cấp Tự cấp Tự cấp
7 Cát Lái,
Quận 2
69,073 1800 1800 1800 Tự cấ
p CTCN CTCN
8 CN Công
nghệ cao,
Quận 9
289 803 0 9000 68255 0 CTCN CTCN
9 KCX Tân
Thuận, Quận
300 300 10000 15000 30000 CTCN CTCN CTCN
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 18

7
10 KCX Linh
Trung I, Thủ
Đức
62 62 6000 6800 7500 TC+CN CTCN CTCN
11 KCX Linh
Trung II, Thủ
Đức
62 62 2500 5000 6000 Tự cấp TC+CTCN TC+CTCN
12 KCN Bình

Chiểu, Thủ
Đức
27,3 27,3 500 2000 2000 Tự cấp TC+CTCN TC+CTCN
13 KCN Tân
Bình, Tân
Bình
149,71 149,71 1200 6050 7300 Tự cấp Tự cấp Tự cấp
14 KCN Phong
Phú, Bình
Chánh
148,41 148,42 0 6100 8220 0 CTCN CTCN
15 Tân Phú
Trung, Củ
Chi
Đang xây dựng, chưa dự kiến được nhu
cầu dùng nước
Tự cấp Tự cấp Tự cấp
Tổng 36.110
149070 375695

Nguồn : [12]
Ghi chú:
TC: Tự cấp nước bằng hệ thống riêng
CTCN: Lấy nước từ hệ thống cấp nước thành phố.
e. Chương trình cấp nước nông thôn
Từ năm 1982 đến năm 1987, nhờ chương trình cấp nước nông thôn được UNICEP,
EC và các chương trình giúp đỡ song phương khác, Tp.HCM cũng được thực hiện một số
giếng khoan để cấp nước cho các khu vực ngoại ô và nông thôn ngoại thành. Đến năm
1995 tổng s
ố giếng do UNICEF khoan là 4.444 giếng, do EC khoan 661 giếng và các

chương trình giúp đỡ song phương 81 giếng. Ngoài ra UNICEF còn giúp đỡ huyện Cần
Giờ xây dựng 2.160 bể chứa nước.
Ngòai ra, trên địa bàn Tp.HCM. còn có các trạm cấp nước nông thôn tập trung do
Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường Tp.HCM. quản lý. Hiện nay, tổng các
trạm cấp nước do Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường Tp.HCM quản lý là
87 trạm (Nguồn số liệu: Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường Tp.HCM-2003)
2. Dự báo nhu cầu sử d
ụng nước thành phố tới 2020
Dự báo nhu cầu dùng nước được tính trên cơ sở sau :
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 19

• Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt được tính trên cơ sở chỉ tiêu dùng nước tính cho
mỗi người dân, tỷ lệ dân số được cấp nước và phụ thuộc vào giai đoạn nghiên cứu và khu
vực cấp nước.
• Nước cấp cho các khu công nghiệp tập trung: được tính với tiêu chuẩn cấp nước là
35 – 45 m
3
/ha/ngày với diện tích khu công nghiệp tập trung đến 2010 là 2876,8ha và 2020
là 6663,5ha.
• Nước cấp cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (công nghiệp nhỏ) : được
tính với tiêu chuẩn 10l/người/ngày năm 2010 và 8l/người/ngày.đêm vào năm 2020 theo
dân số thành phố.
• Nước cấp cho các dịch vụ công cộng: được tính với tiêu chuẩn 15 –
30l/người/ngày.đêm theo dân số thành phố và khu vực.
• Nước cấp cho các cơ sở dị
ch vụ kinh doanh, kho hàng và tư nhân : được tính với
tiêu chuẩn 10 – 20l/người/ngày.đêm tính theo dân số và khu vực.

• Nước tính cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư vãng lai : được tính trên cơ sở chỉ tiêu
dùng nước tính cho mỗi người dân vãng lai, chỉ tiêu dân số vãng lai được cấp nước và phụ
thuộc vào giai đoạn nghiên cứu và khu vực cấp nước.
Tổng nhu cầu ngày dùng nước nhiều nhất: hệ số không điều hòa K = 1,1 chỉ tính
cho lượng nướ
c sử dụng cho các mục đích dân dụng mà không kể đến lượng nước cấp
cho các khu công nghiệp tập trung và tiểu thủ công nghiệp.
Dự báo nhu cầu được sử dụng cho hai mục đích riêng biệt: hệ thống cấp nước phần
trung tâm thành phố và các vùng ngọai thành trừ Củ Chi (gọi chung là hệ thống cấp nước
thành phố Hồ Chí Minh); và hệ thống cấp nước riêng cho huyện Củ Chi. Các nhu cầu
dùng nước củ
a thành phố được trình bày trong các bảng 3.6.
Bảng 3.6 : Dự báo nhu cầu dùng nước của thành phố (gồm cả Củ Chi) tới 2020
Năm 2020 Đối tượng dùng
nước
Hệ số điều hòa
(K)
Năm 2010
Phương án 1 Phương án 2
Sinh hoạt 1,1 1.441.042 2.088.715 2.328.786
Vãng lai 1,1 114.074 203.690 225.728
Công nghiệp nhỏ 1 94.584 88.628 101.130
KCN tập trung
và KCX
1 128.536 310.448 310.448
Dịch vụ công
cọng
1,1 243.278 299.129 333.440
Dịch vụ kinh
doanh và tư nhân

1,1 133.786 188.881 210.524
Tổng 2.155.300 3.179.491 3.510.055
Tổng trung bình (làm tròn số) 2.155.000 3.345.000
Nguồn : [12]


Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 20

Bảng 3.7 : Dự báo nhu cầu dùng nước của thành phố (không tính Củ Chi) tới 2020
Đối tượng dùng
nước
Hệ số điều hòa
(K)
Năm 2010 Năm 2020
Phương án 1
Phương án 2
Sinh hoạt 1,1 1.386.708 1.986.798
2.181.267
Vãng lai 1,1 108.760 199.625
219.630
Công nghiệp nhỏ 1 89.216 83.828
93.930
KCNtập trung và
KCX
1 109.561 245.988
245.988
Dịch vụ công

cọng
1,1 234.420 291.209
321.560
Dịch vụ kinh
doanh và tư nhân
1,1 127.882 183.601
202.604
Tổng 2.056.547 2.991.048
3.264.978
Tổng trung
bình (làm tròn
số)
2.056.000
3.128.000
Nguồn : [12]

Bảng 3.8 : Dự báo nhu cầu dùng nước của huyện Củ Chi tới 2020
Năm 2020
Đối tượng dung nước
Hệ số điều hòa
K
Năm 2010
phương án 1 phương án 2
Sinh hoạt 1,1 54.334 101.917 147.519
Vãng lai 1,1 5.314 8.870 13.306
Công nghiệp nhỏ 1 5.368 4.800 7.200
KCN tập trung và KCX 1 18.975 64.460 64.460
Dịch vụ công cộng 1,1 8.858 7.920 11.880
Dịch vụ kinh doanh và
tư nhân

1,1 5.904 5.280 7.920
Tổng 93.753 188.443 245.077
Tổng cộng (trung bình) 93.800 217.000
Nguồn :[12]
3.4.2. Đánh giá khả năng cung cấp nước của sông Sài Gòn, Đồng Nai
Khả năng khai thác nước để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp của
Tp.HCM được tổng hợp như sau
• Từ sông Đồng Nai: 1,5 triệu m
3
/ngày (giai đoạn đến 2010-Quyết định số
1600QD-TTg của thủ tướng Chính phủ ) giai đoạn từ 2010-2020 có thể khai thác với lưu
lượng lớn 2,5 triêu m
3
/ngày để thoả mãn nhu cầu dùng nước của khu vực;
Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể
môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 21

• Từ sông Sài Gòn (có sự điều tiết của hồ Dầu Tiếng và từ hồ Phước Hòa): có thể
khai thác với lưu lượng 10,5m
3
/giây (theo quyết định số 4401/QD/BNN-TL 6/10/2003
của Bộ trửong Bộ NN và PTNNT);
• Từ kênh Chính Đông (có sự điều tiết của hồ Dầu Tiếng và từ hồ Phước Hòa): khai
thác với lưu lượng 5m
3
/giây (theo quyết định số 5625/QD/BNN-TL 19/12/2003 của Bộ
trửong Bộ NN và PTNNT);
• Nước ngầm trên địa bàn thành phố giai đoạn đến 2010: có thể khai thác với trữ

lượng 200.000m
3
/ngày. Trong giai đoạn đến 2020 nên giữ qui mô khai thác như trong
giai đoạn 2010. Tổng trữ lượng nước ngầm còn lại làm dự trữ chiến lược của Tp.
Trên cơ sở dự báo nhu cầu dùng nước trong khu vực, bảng 3.13 trình bày nhu cầu
dùng nước cao nhất cân đối nguồn nước cho Tp.HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Long An giai đoạn đến năm 2020.

Báo cáo tóm tắt Đề tài : “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho Quy hoạch tổng thể môi trường TP.HCM đến năm 2010 hướng
đến 2020 ”

Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI 22

Bảng 3.13 : Cân đối nguồn nước thô cho các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
Giai đoạn đến năm 2010 Giai đoạn đến năm 2020
Khu vực dùng
nước
Nhu cầu dùng
nước cao nhất,
m
3
/ngày
Khả năng cân đối nguồn nước,
m
3
/ngày
Nhu cầu dùng
nước cao
nhất, m
3

/ngày
Khả năng cân đối nguồn
nước, m
3
/ngày
Tp.Hồ Chí Minh 2.150.000 Từ sông Đồng Nai: 1.500.000; từ
sông Sài Gòn: 315.000; từ kênh
Chính Đông: 250.000; nguồn
nước ngầm tại chỗ: 200.000
3.345.000 Từ sông Đồng Nai: 2.200.000;
từ sông Sài Gòn: 950.000; từ
kênh Chính Đông: 310.000;
nước ngầm tại chỗ: 200.000
Tỉnh Đồng Nai 620.000 Từ sông Đồng Nai: 460.000; từ
các hồ chứa nước và nước ngầm
tại chỗ: 160.000
1.150.000 Từ sông Đồng Nai: 990.000; từ
các hồ chứa nước và nước ngầm
tại chỗ: 160.000
Tỉ
nh Bình Dương 84.000 Từ nước ngầm: 5.000, sông Sài
Gòn: 41.600; sông Đồng Nai:
45.000
156.000 Từ nước ngầm: 5.000, sông Sài
Gòn: 61.600; sông Đồng Nai:
90.000
Tỉnh Long An 190.000 Từ nước ngầm: 90.000; sông Vàm
Cỏ Đông: 100.000
290.000 Từ nước ngầm: 90.000; sông
Vàm Cỏ Đông: 200.000

Tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu
240.000 Từ hồ Đá Đen: 140.000; nước
ngầm và các hồ chứa khác trên địa
bàn: 100.000
415.000 Từ hồ Đá Đen và hồ Sông Ray:
440.000; nước ngầm và các hồ
chứa khác trên đị
a bàn: 100.000
Tổng cộng nhu cầu lấy nước từ sông Đồng Nai đến
2010: 23 m
3
/s
Tổng cộng nhu cầu lấy nước từ sông Đồng Nai
đến 2010: 41 m
3
/s
Tổng cộng nhu cầu lấy nước từ sông Sài Gòn đến
2010: 7,4 m
3
/s
Tổng cộng nhu cầu lấy nước từ song Đồng Nai
đến 2010: 11 m
3
/s
Nguồn : [12]

Chú ý:
nguồn nước cân đối được tính bằng hoặc lớn hơn dự báo nhu cầu dùng nước để dự phòng cho sự phát triển đột biến
về đô thị hoặc khu công nghiệp.

×