Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Nghiên cứu những bệnh thường gặp trên ếch (rana tigerina) nhập từ Thái Lan nuôi ở vùng ven đô thành TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.55 MB, 196 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM








BÁO CÁO NGHIỆM THU




NGHIÊN CỨU NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN
ẾCH (RANA TIGERINA) NHẬP TỪ THÁI LAN NUÔI Ở
VÙNG VEN ĐÔ TP. HỒ CHÍ MINH






CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. LƯU THỊ THANH TRÚC





















THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 08/2008

i
BÁO CÁO NGHIỆM THU


Tên đề tài: Nghiên cứu những bệnh thường gặp trên ếch (Rana
tigerina) nhập từ Thái Lan nuôi tại vùng ven đô
thành phố Hồ Chí Minh

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lưu Thị Thanh Trúc
Cơ quan chủ trì: Khoa Thủy Sản – Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Thời gian thực hiện đề tài: 12/2006 – 12/2008
Kinh phí được duyệt: 298.000.000 đồng
Kinh phí đã cấp: 170.000.000 đồng theo TB số: 233 TB-SKHCN ngày

04/12/2006.
Mục tiêu: Nắm được sự phân bố và chu kỳ bùng phát dịch của
một số bệnh phổ biến trên ếch (R. tigerina) nhập từ
Thái Lan và tình hình sử dụng kháng sinh, hóa chất
phòng trị bệnh ếch trong điều kiện nuôi tại vùng ven
đô.
Xác định tác nhân gây bệnh của các bệnh thường
gặp trên ếch trong quá trình nuôi thương phẩm.
Nội dung:
- Khảo sát tình hình lưu hành bệnh trên ếch (R. tigerina) nhập từ Thái Lan trong
điều kiện nuôi tại vùng ven đô.
- Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh, hóa chất phòng trị bệnh ếch trong điều
kiện nuôi tại vùng ven đô.
- Xác định loại ký sinh trùng gây bệnh trên nòng nọc và ếch trưởng thành trong
điều kiện nuôi tại vùng ven đô.
- Xác định loại vi khuẩn gây bệnh lở loét, sình bụng và mù mắt trên ếch.
- Thử nghiệm sự nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được từ ếch bệnh đối với một
số loại kháng sinh chuyên dùng.
- Nghiên cứu bệnh tích vi thể mô ếch bệnh trong điều kiện nuôi tại vùng ven đô.

Sản phẩm đề tài:
- Bảng báo cáo tổng kết về tình hình dịch bệnh xảy ra trên ếch nuôi và sự kháng
kháng sinh của vi khuẩn phân lập được từ ếch (Rana tigerina).










ii
DANH SÁCH CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


T
T
Họ và tên
Học
vị/chức
danh KH
Ngành chuyên môn

Đơn vị công tác
1 Nguyễn Hữu Thịnh Tiến Sĩ Bệnh học thủy sản
Khoa Thủy Sản, ĐH
Nông Lâm TPHCM
2 Nguyễn Hoàng Nam Kha

Thạc Sĩ
Khoa học và CN
thực phẩm
Khoa Thủy Sản, ĐH
Nông Lâm TPHCM
3 Trần Hồng Thủy Kỹ Sư Nuôi trồng thủy sản
Khoa Thủy Sản, ĐH
Nông Lâm TPHCM
4 Trần Ngọc Thiên Kim Kỹ Sư Nuôi trồng thủy sản
Khoa Thủy Sản, ĐH

Nông Lâm TPHCM
5 Võ Văn Tuấn Kỹ Sư Nuôi trồng thủy sản
Khoa Thủy Sản, ĐH
Nông Lâm TPHCM
6 Võ Thị Thanh Bình Kỹ Sư Nuôi trồng thủy sản
Khoa Thủy Sản, ĐH
Nông Lâm TPHCM
7 Nguyễn Thùy Linh Kỹ Sư Chế biến thủy sản
Khoa Thủy Sản, ĐH
Nông Lâm TPHCM
8 Phạm Thị Lan Phương Kỹ Sư Chế biến thủy sản
Khoa Thủy Sản, ĐH
Nông Lâm TPHCM
9 Lê Thị Ngọc Hân Kỹ Sư Chế biến thủy sản
Khoa Thủy Sản, ĐH
Nông Lâm TPHCM





















iii
TÓM TẮT



Ếch (Rana tigerina) được nhập vào Việt Nam năm 2003 đ ể nuôi thử nghiệm và
đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, ếch Thái Lan trở thành đối tượng nuôi phổ biến đáp
ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp tại vùng ven đô TPHCM và các tỉnh lân
cận. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi người dân gặp đã phải những khó khăn như tình
trạng dịch bệnh, trình độ kỹ thuật, con giống, thị trường tiêu thụ…trong đó vấn đề dịch
bệnh và chất lượng con giống ảnh hưởng lớn nhất đến doanh thu của họ.

Đề tài tiến hành nhằm nghiên cứu sự phân bố và bùng phát những bệnh thường
gặp trên ếch. Qua đó, xác định tác nhân gây bệnh, tình hình sử dụng kháng sinh, hóa
chất trong việc phòng trị bệnh trên ếch cũng như sự kháng kháng sinh của hệ vi khuẩn
phân lập từ ếch nuôi tại vùng ven đô TPHCM.

Kết quả khảo sát cho thấy ếch bị quẹo cổ chiếm tỷ lệ cao nhất 77,08%, kế đến
là hiện tượng ếch bị mù mắt chiếm 72,92%, bệnh lở loét chiếm 64,58% và sình bụng
chiếm 64,58%. Dịch bệnh xảy ra ở tất cả các kích cỡ của ếch nuôi và thời điểm ếch
mắc bệnh cao nhất là lúc giao mùa chiếm 45,83%, mùa mưa chiếm 35,42%.

Người dân đã sử dụng rất nhiều loại thuốc sát trùng như: Iodine, KMnO
4

,
CuSO
4
, vôi để vệ sinh bể. Hơn 50% hộ nuôi sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho ếch và
không theo quy định của Bộ Thủy Sản. Mặc dù gặp khó khăn do dịch bệnh nhưng chỉ
có 1/3 số hộ nuôi (31,25%) dự đ ịnh chuyển sang đối tượng nuôi khác.


Thành phần ký sinh trùng tìm thấy trên ếch gồm trùng quả dưa
(Ichthyophthyrius), trùng bánh xe (Trichodina), Balantidium và Opalina nhưng không
bùng phát thành dịch bệnh và không gây thiệt hại cho người nuôi.

Theo kết quả định danh bằng bộ test IDS 14GNR: số chủng vi khuẩn định danh
từ ếch bệnh với biểu hiện lở loét chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,22%, từ ếch bị lở loét + vẹo
cổ + mù mắt chiếm 19,91%, vẹo cổ + mù mắt chiếm 16,45%, lở loét + sình bụng/lồi
ruột chiếm 6,49%, sình bụng/lồi ruột chiếm 2,6%, vẹo cổ + mù mắt + sình bụng/lồi
ruột chiếm 3,9%, xuất huyết da chiếm 0,43%. Chỉ có một chủng A. hydrophila từ ếch
bệnh (0,43%). Sự hiện diện của Pseudomonas cepacia trên ếch bệnh thu từ Củ Chi,
Hóc Môn, Quận 9 và Thủ Đức cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 14,72%, 9,63%, 2,16% và
3,46%. Xanthomonas maltophilia thu từ ếch bệnh ở Củ Chi là 6,49%, Quận 9 là 0,43%
và Thủ Đức là 1,30%. Vibrio metschnikovii hiện diện trên ếch bệnh ở Củ Chi, Hóc
Môn và Quận 9 với tỷ lệ là 3,03%, 0,86% và 2,60%.

Theo kết quả định danh bằng bộ test API-20E: số chủng vi khuẩn phân lập từ
ếch bệnh với biểu hiện lở loét chiếm cao nhất với tỷ lệ 47,86%, kế đến là biểu hiện lở
loét + vẹo cổ + mù mắt chiếm 19,19%, vẹo cổ + mù mắt chiếm 17,14%, vẹo cổ + mù
mắt + sình bụng/lồi ruột chiếm 7,14%, lở loét + sình bụng/lồi ruột chiếm 5%, sình
bụng/lồi ruột chiếm 2,86% và xuất huyết chiếm 0,71%. A. hydrophila là loài vi khuẩn
được phân lập nhiều nhất chiếm tỷ lệ 27,24%, trong đó 3,57% phân lập được từ ếch


iv
bệnh thu ở Hóc Môn và 23,57% từ ếch bệnh thu ở Quận 9. Không có sự hiện diện của
vi khuẩn này trong kết quả phân lập từ các mẫu ếch bệnh ở Củ Chi và Thủ Đức.

Kết quả gây bệnh thực nghiệm:

+ V. metschnikovii, P. cepacia, X. malthophila không gây bệnh trên ếch (Rana
tigerina) kích cỡ với các nồng độ thí nghiệm 10
2
cfu/mL, 10
4
cfu/mL, 10
6
cfu/mL.

+ Gây bệnh thực nghiệm bằng A. hydrophila, tỷ lệ sống của ếch ở nghiệm thức
đối chứng cao nhất đạt 86,67%, kế đến là ếch ở nghiệm thức 9x10
6
cfu/mL đạt
43,33%, nghiệm thức 9x10
7
cfu/mL đạt 10% và 0% ở nghiệm thức 9x10
8
cfu/mL. Vi
khuẩn A. hydrophila là tác nhân gây bệnh cho ếch ở nồng độ 9x10
6
cfu/mL với triệu
chứng lở loét, nội tạng bị mủ và lồi ruột.

Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ:


+ Có 22/24 chủng vi khuẩn phân lập từ ếch bệnh tại Củ Chi kháng với
Ampicillin, 23/24 chủng kháng với Amoxyline, 4/24 chủng kháng với Neomycin, 1/24
chủng kháng với Bactrime, 17/24 chủng kháng với Streptomycin, và 4/24 chủng kháng
với Norfloxacine.

+ Ở Hóc Môn có 100% vi khuẩn (15/15 chủng) kháng với Ampicillin và
Amoxyline, 5/15 chủng kháng với Bactrime, 1/15 chủng kháng với Streptomycin,
100% vi khuẩn mẫn cảm với Neomycin và Norfloxacin. Sự nhạy cảm với kháng sinh
của Aeromonas hydrophila khá cao đối thể hiện qua đường kính vòng vô khuẩn với
Neomycin (18,5 ± 3,28mm), Bactrime (20,25 ± 9,42mm), Streptomycin (18,56 ±
3,31mm) và Norfloxacin (25,63 ± 3,68mm).

+ Ở Quận 9 có 68/69 chủng kháng với Ampicillin và Amoxyline, 63/69 chủng
kháng với Neomycin, 47/69 chủng kháng với Bactrime, 59/69 chủng kháng với
Streptomycin, và 1/69 chủng kháng với Norfloxacin.

+ Đối với 3 chủng vi khuẩn Enterobacter phân lập từ ếch bệnh tại Thủ Đức đều
kháng đối với Ampicillin và Amoxyline. Đ ối với Neomycin, Bactrime, Streptomycin
và Norfloxacin thì đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt là 13,83 ± 1,89mm, 25,17
± 1,26mm, 13,33 ± 0,76mm và 25,67 ± 0,29mm.

+ Mức độ kháng đối với hai 2 loại kháng sinh Ampicillin và Amoxyline của vi
khuẩn khá cao 93,69% và 90,99%, kế đến là Bactrime 44,14%, Streptomycine
40,54%, Neomycin 24,32% và Norfloxacin 10,81%. 100% chủng A. hydrophila thể
hiện tính kháng đối với Ampicillin và Amoxyline.

+ Có 2/111 (1,80%) chủng vi khuẩn thể hiện tính kháng với sáu loại kháng sinh
sử dụng, 14/111 (12,61%) chủng vi khuẩn kháng với 5 loại kháng sinh, trong đó 4/111
chủng kháng với nhóm 1 (Am, Ax, Neo, Sm, Nr), 9/111 chủng kháng với nhóm 2

(Am, Ax, Neo, Bt, Sm), 1/111 chủng kháng với nhóm 3 (Am, Ax, Bt, Sm, Nr). Tỷ lệ

v
vi khuẩn kháng với 3 loại kháng sinh thử nghiệm là cao nhất chiếm 39,63% (44/111
chủng), 31,55% chủng vi khuẩn kháng với 2 loại kháng sinh thử nghiệm (35/111).

Bệnh tích vi thể mô ếch bệnh lở loét và cơ quan nội tạng bị mủ trên ếch thu
ngoài thực địa gồm những biểu hiện như: gan, thận, tỳ tạng sưng to, mềm nhũn có hiện
tượng sung huyết hay xuất huyết cùng với sự xuất hiện của những đốm trắng với nhiều
kích cỡ khác nhau. Tương tự như biểu hiện của ếch khi gây bệnh thực nghiệm bằng A.
hydrophila như sung huyết và xuất huyết tại vết tiêm và lan rộng ra khu vực chung
quanh và quan sát thấy hiện tượng sung huyết, xuất huyết, thoái hóa và hoại tử trong
các cơ quan nội tạng. Ếch bị bệnh do vi khuẩn gây ra thì các cơ quan nội tạng như gan,
thận, lách là nơi bị tổn thương sớm nhất so với mô cơ, tim, dạ dày.





































vi
ABSTRACT


Thai frog (Rana tigerina) was firstly introduced into Vietnam in 2003. Due to
its short-term production cycle and fast growth with minimal costs, this species has
being preferred as a suitable culture species. Currently, the number of frog farms
increased rapidly. However, with the inexperience in culturing, it has led to significant
economic losses due to disease. The main purpose of this study was to assess the
current status of Thai frog disease in the peri-urban area of Ho Chi Minh City,

Vietnam.

Four main diseases were recommended by farmers as follow paralysis
(77.08%), dull eyes (72.92%), ulcerative (64.58%) and indigestion (64.58%). The
interview farmers found that difficulty to culture frog during the cold season because
as it be too hard of disease controlling.

Many medicines or chemicals have to apply for therapy and controlling were as
follow: Iodine, KMnO
4
, CuSO
4
, Oxytetracyline, Neomycin, Sulphadiazine,
Enrofloxacine, ….

The internal and external parasites on frog were Balantidium, Opalina,
Ichthyophthyrius, and Trichodina. The parasite does not seem to be responsible for the
economic losses.

The overall isolates (n=231) from diseased frog were collected and identified
by IDS 14GRN. Among these isolates, Pseudomonas cepacia, Xanthomonas
maltophilia, and Vibrio metschnikovii isolates were found to be dominant.

In 140 colonies isolated from diseased frog and identified by API-20E,
Aeromonas hydrophila isolates were found to be dominant. A. hydrophila were
dominant in percentage of colonies which isolated from ulcerative syndrome.

Challenge of culture frog with A. hydrophila that were isolated from diseased
frog with signs of ulcerative syndrome was carried out. Experimental frogs were
injected on the vetral left thigh with a variety of bacterial concentrations. Average 18-

25g sized frog were stocked at 10 frogs/tank. There were four treatments with
triplicate each: control (injected with sterile saline solution), 9x10
6
cfu/mL, 9x10
7

cfu/mL, and 9x10
8
cfu/mL for bacterial injection challenges. The survival rates of
control, 9x10
6
cfu/mL, 9x10
7
cfu/mL, and 9x10
8
cfu/mL were 86.67%, 43.33%, 10%
and 0%, respectively. No bacteria were isolated from frogs in the control at the end of
experiment. Signs of moribund frogs included light-reddish fluid in the body cavity
and haemorrhage on the skin of abdomen and thigh. A. hydrophila were isolated from
diseased frog in bacterial injection challenges treatments. Those results point out the
importance of A. hydrophila as causal agent of ulcerative syndrome in frog.


vii

The sensitivity of bacteria isolated from frog to different commonly used
antibiotic agents was tested using the agar diffusion method. Antibiotic discs used
were Ampicillin (10µg), Amoxyline (10µg), Bactrime
Sulfamethoxazone/Trimethoprim) (23.75/1.25µg), Neomycine (30µg), Streptomycin
(10µg) và Norfloxacin (10µg). Most of the A. hydrophila strains showed resistance to

Ampicillin, Amoxyline, and sensitive to Neomycin, Bactrime, Streptomycin and
Norfloxacin.

The study used histological method to detect ulcerative syndrome in frog. Fifty
samples collected in farm culture at Cu Chi, Hoc Mon, Thu Duc, District 9, and
experimental tanks were used in this study. Moribund and normal frogs were fixed in
Bouin solution, embedding and sectioned at 5µm prior to staining with haematoxyline
and eosin (H&E). Histopahtological changes of experimentally infected frogs revealed
inflammatory exudates, congestion and haemorrhages in liver, kidney, spleen, heart,
and muscle.































viii
MỤC LỤC


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt Vấn Đề 1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài 1
1.3 Nội Dung Nghiên Cứu 2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Các Tác Nhân Gây Bệnh Trên Ếch 3
2.1.1 Bệnh do vi khuẩn 3
2.1.2 Bệnh do ký sinh trùng 5
2.1.3 Bệnh do virus 5
2.2 Một Số Công Trình Nghiên Cứu Về Việc Phòng Và Trị Bệnh Trên Ếch 7
2.3 Sự Nhạy Cảm Của Vi Khuẩn Đối Với Các Loại Kháng Sinh 7
2.3.1 Các loại kháng sinh thông dụng nhất trong nuôi trồng thủy sản 7
2.3.2 Hiện tượng kháng thuốc của một số loài vi khuẩn gây bệnh ở động vật thủy sản 8
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm 10
3.2 Dụng Cụ, Thiết Bị Và Hóa Chất 10

3.2.1 Dụng cụ và hóa chất để phân lập, định danh vi khuẩn và nghiên cứu ký sinh trùng 10
3.2.2 Dụng cụ và hóa chất để nghiên cứu mô học 11
3.2.2.1 Dụng cụ và thiết bị 11
3.2.2.2 Hóa chất 11
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu 11
3.3.1 Nội dung 1
: Khảo sát các bệnh thường gặp trên ếch (R. tigerina) nhập từ Thái Lan nuôi
tại vùng ven đô Tp.HCM và tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong việc phòng, trị bệnh. 11
3.3.3 Nội dung 3: Xác định loại vi khuẩn gây bệnh lở loét, sình bụng và mù mắt trên ếch (R.
tigerina) nhập từ Thái Lan trong điều kiện nuôi tại vùng ven đô. 13
3.3.4 Nội dung 4
: Thử nghiệm sự nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được từ ếch bệnh đối với
một số loại kháng sinh chuyên dùng 18
3.3.5 Nội dung 5: Nghiên cứu bệnh tích vi thể mô ếch bệnh 20
3.4 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu 21
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ & THẢO LUẬN 22
4.1 Nội Dung 1
: Khảo Sát Các Bệnh Thường Gặp Trên Ếch (R. tigerina) Nhập Từ Thái Lan
Nuôi Tại Vùng Ven Đô Tp.HCM Và Tình Hình Sử Dụng Thuốc, Hóa Chất Trong Việc
Phòng, Trị Bệnh 22
4.1.1 Hoạt động nuôi ếch ở vùng ven đô Tp.HCM 22
4.1.2 Tình hình dịch bệnh 30
4.2 Nội dung 2
: Xác định loại ký sinh trùng gây bệnh trên nòng nọc và ếch trưởng thành trong
điều kiện nuôi tại vùng ven đô. 35
4.2.1 Trùng quả dưa (Ichthyophthyrius) 35
4.2.2 Trùng bánh xe (Trichodina) 37
4.2.3 Balantidium 38
4.2.4 Opalina 40
4.3 Nội Dung 3

: Xác Định Loại Vi Khuẩn Gây Bệnh Lở Loét, Sình Bụng Và Mù Mắt Trên
Ếch (R. tigerina) Nhập Từ Thái Lan Trong Điều Kiện Nuôi Tại Vùng Ven Đô 42
4.3.1 Phân lập và định danh vi khuẩn từ ếch bệnh tại các hộ nuôi ở vùng ven đô Tp.HCM 42
4.3.2 Gây bệnh thực nghiệm trên ếch bằng Vibrio metschnikovii, Pseudomonas cepacia,
Xanthomonas malthophila, Aeromonas hydrophila phân lập từ ếch bệnh. 51

ix
4.4 Nội dung 4: Thử Nghiệm Sự Nhạy Cảm Của Vi Khuẩn Phân Lập Được Từ Ếch Bệnh Đối
Với Một Số Loại Kháng Sinh Chuyên Dùng 61
4.5 Nội Dung 5: Nghiên Cứu Bệnh Tích Vi Thể Mô Ếch Bệnh 69
4.5.1 Thận 70
4.5.2 Tỳ tạng 73
4.5.3 Cơ 77
4.5.4 Gan 80
4.5.5 Tim 83
4.5.6 Dạ dày 85
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ 88
5.1 Kết Luận 88
5.1.1 Hoạt động nuôi ếch ở vùng ven đô thành phố Hồ Chí Minh 88
5.1.2 Tình hình dịch bệnh 88
5.1.3 Ký sinh trùng gây bệnh trên nòng nọc và ếch trưởng thành 88
5.1.4 Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn trên ếch bệnh 88
5.1.5 Kết quả gây bệnh thực nghiệm 89
5.1.6 Sự nhạy cảm của vi khuẩn đối với một số loại kháng sinh 89
5.1.7 Bệnh tích vi thể mô ếch bệnh 89
5.2 Đề Nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 94

x

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AAHRI : Aquatic Animal Health Research Institute
LD
50
: Lethal Dose 50
EPC : Epithelioma Papulosum Cyprini
TFIV : Tiger Frog Iridovirus
FEV : Frog Erythrocytic Virus
LTHV : Lucké Tumor Herpesvirus
RaHV-1 : Rana Herpesvirus 1
BHIA : Brain Heart Infusion Agar
NA : Nutrient Agar
TSA : Tryptone Soya Agar
PCA : Plate Count Agar
MC : MacConkey
MHA : Mueller Hinton Agar
NB : Nutrient Broth
IDS 14GNR : Identification System with 14 biochemical reaction for identification of
non-fastidious Gram-Negative Rods
API - 20E : Identification system for Enterobacteriaceae and other non-fastidious
Gram-Negative Rods
CĐCN : Cường độ cảm nhiễm
TLCN : Tỷ lệ cảm nhiễm
Am : Ampicillin
Ax : Amoxyline
Bt : Bactrime
Neo : Neomycine
Sm : Streptomycine

Nr : Norfloxacin
OD : Optical Density
FCR : Feed Conversion Rate













xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Liều gây chết LD
50
do Aeromonas spp được tiêm vào màng bụng của ếch Thái Lan.
4
Bảng 4.1: Vị trí địa lý của các hộ điều tra 23
Bảng 4.2: Sự phân bố lao động nữ trong hoạt động nuôi ếch 23
Bảng 4.3: Hình thức sở hữu đất 24
Bảng 4.4: Lý do nuôi ếch 24
Bảng 4.5: Thông tin về nuôi ếch (n=48) 25
Bảng 4.6: Nguồn nước sử dụng trong trại (n=48) 25

Bảng 4.7: Hình thức nuôi (N=48) 25
Bảng 4.8: Thông tin chung (n=48) 26
Bảng 4.9: Chuẩn bị bể trước khi thả giống 26
Bảng 4.10: Các loại hóa chất sử dụng để vệ sinh bể trước khi thả nuôi 27
Bảng 4.11: Người hướng dẫn cách cho ăn (n=48) 28
Bảng 4.12: Phương pháp thu hoạch 29
Bảng 4.13: Những khó khăn mà người nuôi ếch gặp phải (n = 48) 30
Bảng 4.14: Điều kiện môi trường nước lúc xảy ra dịch bệnh 31
Bảng 4.15: Tỷ lệ chết của ếch bệnh trong quá trình nuôi 31
Bảng 4.16: Kích cỡ ếch bị bệnh 32
Bảng 4.17: Mùa vụ xảy ra dịch bệnh 33
Bảng 4.19: Người tư vấn việc phòng, trị bệnh trên ếch 34
Bảng 4.20: Số lượng mẫu thu để quan sát ký sinh trùng 35
Bảng 4.21: Tỷ lệ cảm nhiễm (%) Balantidium trong ruột ếch 39
Bảng 4.22: Tỷ lệ cảm nhiễm (%) Opalina trong ruột ếch 40
Bảng 4.23: Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn từ ếch bệnh nuôi tại huyện Củ Chi (bằng
bộ test IDS 14 GNR) 45
Bảng 4.24: Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn từ môi trường nước trong bể nuôi ếch tại
huyện Củ Chi (bằng bộ test IDS 14 GNR) 45
Bảng 4.25: Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn từ ếch bệnh nuôi tại huyện Hóc Môn
(bằng bộ test IDS 14 GNR) 46
Bảng 4.26: Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn từ môi trường nước trong bể nuôi ếch tại
huyện Hóc Môn (bằng bộ test IDS 14 GNR) 46
Bảng 4.27: Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn từ ếch bệnh nuôi tại Quận Thủ Đức (bằng
bộ test IDS 14 GNR) 46
Bảng 4.28: Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn từ môi trường nước trong bể nuôi ếch tại
Quận Thủ Đức (bằng bộ test IDS 14 GNR) 47
Bảng 4.29: Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn từ ếch bệnh nuôi tại Quận 9 (bằng bộ test
IDS 14 GNR) 47
Bảng 4.30: Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn từ môi trường nước trong bể nuôi ếch tại

Quận 9 (bằng bộ test IDS 14 GNR) 48
Bảng 4.31: Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn từ ếch bệnh nuôi tại huyện Củ Chi (bằng
bộ test API-20E) 49
Bảng 4.32: Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn từ ếch bệnh nuôi tại huyện Hóc Môn
(bằng bộ test API-20E) 50
Bảng 4.33: Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn từ ếch bệnh nuôi tại Quận Thủ Đức (bằng
bộ test API-20E) 50
Bảng 4.34: Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn từ ếch bệnh nuôi tại Quận 9 (bằng bộ test
API-20E) 51

xii
Bảng 4.35: Tỉ lệ sống của ếch gây bệnh thực nghiệm bằng V. metschnikovii 52
Bảng 4.36: Kết quả gây bệnh thực nghiệm bằng vi khuẩn V. metschnikovii 53
Bảng 4.37: Kết quả quan sát biểu hiện của ếch sau khi gây bệnh thực nghiệm bằng A.
hydrophila 58
Bảng 4.38: Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn sau khi gây bệnh thực nghiệm bằng A.
hydrophila ở nghiệm thức 9x10
6
cfu/mL 59
Bảng 4.39: Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn sau khi gây bệnh thực nghiệm bằng A.
hydrophila ở nghiệm thức 9x10
7
cfu/mL 59
Bảng 4.40: Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn sau khi gây bệnh thực nghiệm bằng A.
hydrophila ở nghiệm thức 9x10
8
cfu/mL 60
Bảng 4.41: Tỉ lệ sống của ếch gây bệnh thực nghiệm bằng A. hydrophila 60
Bảng 4.42: Tiêu chuẩn đường kính vòng vô khuẩn 61
Bảng 4.43: Kết quả kháng sinh đồ của một số loài vi khuẩn phân lập trên ếch bệnh nuôi tại

huyện Củ Chi 64
Bảng 4.44: Kết quả kháng sinh đồ của một số loài vi khuẩn phân lập trên ếch bệnh nuôi tại
huyện Hóc Môn 65
Bảng 4.45: Kết quả kháng sinh đồ của một số loài vi khuẩn phân lập trên ếch bệnh nuôi tại
Quận 9 66
Bảng 4.47: Tính đa kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được từ ếch bệnh
trong quá trình điều tra (n=111) 67




























xiii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH


Hình 3.1: Mổ và quan sát nội tạng của ếch 14
Hình 3.2: Sơ đồ phân lập và định danh vi khuẩn từ ếch bệnh 15
Hình 3.3: Khuẩn lạc của A. hydrophila trên môi trường TSA 16
Hình 3.3: Sơ đồ gây bệnh thực nghiệm trên ếch 17
Hình 3.4: Bể bố trí thí nghiệm gây bệnh thực nghiệm 18
Hình 4.1: Khu vực điều tra tình hình dịch bệnh trên ếch 22
Hình 4.2: Các mô hình nuôi ếch ở vùng ven đô Tp.HCM 26
Hình 4.3: Một số biểu hiện bệnh của ếch nuôi 32
Hình 4.4: Các loại ký sinh trùng tìm thấy trên ếch nuôi tại vùng ven đô Tp.HCM 42
Hình 4.5: Kết quả định danh bằng test IDS 14GRN của công ty Nam Khoa 47
Hình 4.6: Kết quả định danh vi khuẩn A. hydrophila bằng test API-20E 50
Hình 4.7: Ếch có biểu hiện xuất huyết sau khi tiêm vi khuẩn A. hydrophila 54
Hình 4.8: Ếch thí nghiệm có biểu hiện lở loét tại vết tiêm sau 3 ngày tiêm A. hydrophila 55
Hình 4.9: Ếch bị lồi ruột trong nghiệm thức tiêm A. hydrophila 56
Hình 4.10: Ếch có biểu hiện gan, thận bị mủ ở ngày thứ 6 sau khi tiêm A. hydrophila 56
Hình 4.11: Phân lập và tái định danh vi khuẩn từ ếch trong thí nghiệm gây bệnh thực nghiệm
bằng A. hydrophila 57
Hình 4.12: Kết quả làm kháng sinh đồ trên các chủng vi khuẩn phân lập từ ếch bệnh 68
Hình 4.13: Mô thận ếch khỏe thu ở Quận 9 (H&E, X100) 70
Hình 4.14: Những biểu hiện mô bệnh học trên thận ếch (H&E, X100) 72
Hình 4.15: Mô thận ếch bị mủ ở nghiệm thức tiêm A. hydrophila (H&E, X100) 73
Hình 4.16: Mô tỳ tạng ếch khỏe thu tại Thủ Đức (H&E, X100) 74

Hình 4.17: Những biểu hiện mô bệnh học trên tỳ tạng ếch (H&E, X100) 76
Hình 4.18: Mô cơ ếch khỏe (H&E, X100) 77
Hình 4.19: Những biểu hiện mô bệnh học trên cơ ếch (H&E, X100) 79
Hình 4.20: Mô gan ếch khỏe thu ở Thủ Đức (H&E, X100 80
Hình 4.21: Những biểu hiện mô bệnh học trên gan ếch (H&E, X100) 82
Hình 4.23: Những biểu hiện mô bệnh học trên tim ếch (H&E, X100) 85
Hình 4.24: Mô dạ dày ếch khỏe (H&E, X100) 86
Hình 4.25: Những biểu hiện mô bệnh học trên dạ dày ếch (H&E, X100) 87















xiv
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 4.1: Trình độ học vấn của các hộ nuôi 23
Biểu đồ 4.2: Số năm kinh nghiệm nuôi ếch của người dân 24
Biểu đồ 4.3: Loại thức ăn sử dụng cho ếch trong quá trình nuôi 28

Biểu đồ 4.4: Tỉ lệ sống của ếch khi thu hoạch 29
Biểu đồ 4.5: Tình hình bệnh ếch trong quá trình nuôi tại vùng ven đô Tp.HCM 31
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ cảm nhiễm trùng quả dưa (Ichthyophthyrius) trên da ếch nuôi 36
Biểu đồ 4.7: Cường độ cảm nhiễm trùng quả dưa (Ichthyophthyrius) trên da ếch 37
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ cảm nhiễm trùng bánh xe (Trichodina) trên da ếch nuôi 38
Biểu đồ 4.9: Cường độ cảm nhiễm trùng bánh xe (Trichodina) trên da ếch 38
Biểu đồ 4.10: Cường độ cảm nhiễm Balantidium trong ruột ếch 39
Biểu đồ 4.11: Cường độ cảm nhiễm Opalina trong ruột ếch 41
Biểu đồ 4.12: Hình thái của vi khuẩn phân lập từ ếch bệnh Đợt 1 (n=237) 43
Biểu đồ 4.13: Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn từ ếch bệnh (bằng bộ test IDS 14 GNR,
n=231) – Đợt 1 44
Biểu đồ 4.14: Kết quả phân lập vi khuẩn từ ếch (bằng bộ test API-20E, n=140) – Đợt 2 48
Biểu đồ 4.15: Phần trăm vi khuẩn kháng với mỗi loại kháng sinh 62
Biểu đồ 4.16: Phần trăm về tính đa kháng kháng sinh của vi khuẩn (n = 111) 69

1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU


1.1 Đặt Vấn Đề

Những năm gần đây do sự suy giảm về số lượng ếch tự nhiên nên ếch Thái Lan
(Rana tigerina) đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến tại Đài Loan, Brazil và một số
nước Đông Nam Á nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Số lượng trại
nuôi ếch đã gia tăng rất nhanh ở một số nước như Đài Loan, Brazil, Thái Lan và
Indonesia trong hai thập kỷ qua. Trong năm 1995, Thái Lan đã có trên 300 trại nuôi
ếch với qui mô công nghiệp. Ếch được nuôi trong bể xi măng với diện tích mỗi bể là
3x4x1,2m, mật độ nuôi 60 – 80 con/m
2
(Lê Thanh Hùng, 2005). Theo Putsatee và ctv

(1995), ếch Thái Lan có thể đạt trọng lượng 300 – 400g/con sau bốn đến năm tháng
nuôi.

Ếch Thái Lan được nhập vào Việt Nam để nuôi thử nghiệm tại Hóc Môn và Củ
Chi vào năm 2003 và đ ạt hiệu quả kinh tế cao. Với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu nông
nghiệp và đ a dạng hóa đối tượng nuôi nên số lượng trại giống và nuôi thương phẩm đã
tăng rất nhanh trong hai năm trở lại đây. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm trong việc
phòng và trị bệnh dẫn đến tình trạng ếch chết hàng loạt khi dịch bệnh xảy ra. Theo kết
quả điều tra của Khoa Thủy Sản – Đại Học Nông Lâm Tp.HCM (tháng 12/2005) tiến
hành khảo sát trên 33 hộ nuôi ếch, 78,8% số hộ cho rằng sự hao hụt trong quá trình
nuôi là do dịch bệnh, trong khi đó 21,2% số hộ cho rằng sự ăn nhau của ếch đã ảnh
hưởng đến sản lượng ếch nuôi. Các bệnh thường gặp là đỏ chân, lở loét, hoại tử ruột,
mù mắt và liệt. Chúng được gọi tên dựa vào biểu hiện bên ngoài của ếch bệnh. Hiện
nay, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này tại Việt Nam. Vì thế chúng tôi
mong muốn thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP
TRÊN ẾCH (RANA TIGERINA) NHẬP TỪ THÁI LAN NUÔI Ở VÙNG VEN
ĐÔ TP.HCM” với mục đích hiểu rõ sự ảnh hưởng của vi khuẩn và ký sinh trùng gây
bệnh trên ếch Thái Lan trong điều kiện nuôi tại vùng ven đô Tp.HCM. Ngoài ra chúng
tôi cũng sẽ khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong việc trị bệnh đối với ếch nuôi.
Sự thành công của đề tài sẽ góp phần giải quyết những khó khăn mà người dân đang
gặp phải nhằm nâng cao năng suất sản xuất cũng như hạn chế những rủi ro có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do việc sử dụng kháng sinh một cách phổ biến và
sự thiếu hiểu biết của người dân trong việc phòng và trị bệnh cho ếch.

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

Đề tài tập trung nghiên cứu những bệnh thường gặp trên ếch (R. tigerina) nhập
từ Thái Lan được nuôi tại vùng ven đô Tp.HCM và sự kháng kháng sinh của vi khuẩn
đối với các loại kháng sinh chuyên dùng nhằm giúp người dân có thể kiểm soát được
tình hình dịch bệnh, nâng cao năng suất trong quá trình nuôi. Do đó, đề tài được tiến

hành với những mục tiêu cụ thể như sau:

2

- Nắm được sự phân bố và chu kỳ bùng phát dịch của một số bệnh phổ biến
trên ếch nhập từ Thái Lan và tình hình sử dụng kháng sinh, hóa chất phòng và trị bệnh
ếch trong điều kiện nuôi tại vùng ven đô.

- Xác định tác nhân gây bệnh của những bệnh thường gặp trên ếch trong quá
trình nuôi thương phẩm.

1.3 Nội Dung Nghiên Cứu

1. Khảo sát tình hình lưu hành bệnh trên ếch nhập từ Thái Lan trong điều kiện
nuôi tại vùng ven đô.

2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh, hóa chất phòng trị bệnh ếch trong điều
kiện nuôi tại vùng ven đô.

3. Xác định loại ký sinh trùng gây bệnh trên nòng nọc và ếch trưởng thành trong
điều kiện nuôi tại vùng ven đô.

4. Xác định loại vi khuẩn gây bệnh lở loét, sình bụng và mù mắt trên ếch trong
điều kiện nuôi tại vùng ven đô.

5. Thử nghiệm sự nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được từ ếch bệnh đối với một
số loại kháng sinh chuyên dùng.

6. Nghiên cứu bệnh tích vi thể mô ếch bệnh trong điều kiện nuôi tại vùng ven đô.









3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Các Tác Nhân Gây Bệnh Trên Ếch

Virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng là những tác nhân gây bệnh trên ếch.
Trong đó vi khuẩn được xem là vấn đề nghiêm trọng nhất dẫn đến sự thiệt hại nặng về
mặt tài chính cho người nuôi.

2.1.1 Bệnh do vi khuẩn

Bệnh do vi khuẩn gây ra là một vấn đề nghiêm trọng đối với các trại sản xuất
giống và nuôi ếch thương phẩm đặc biệt là ở các nước Ðông Nam Á. Mặc dù các trại
sản xuất giống và nuôi thương phẩm đã áp dụng rất nhiều phương pháp phòng và trị
bệnh nhưng sự thiệt hại vẫn rất lớn. Khi có dịch bệnh do nhiễm khuẩn xảy ra thì tỉ lệ
chết của ếch có thể là 100%. Có nhiều tài liệu nghiên cứu về tình hình bệnh ếch Thái
Lan (Rana tigerina) (Phanwichiaen và Chinabut, 1996, Pearson và ctv., 1997, Somsiri,
1997). Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Sức Khỏe Ðộng Vật Thủy Sản - Thái Lan
(AAHRI) năm 1997, 120 chủng vi khuẩn được phân lập từ ếch bình thường và ếch
bệnh ở các trại ếch thuộc 8 tỉnh của Thái Lan. Những loài vi khuẩn đã được xác định
chủ yếu là vi khuẩn Gram âm (-): Aeromonas hydrophila, A. sobria, Flexibacter
columnaris, Pseudomonas sp., Proteus sp., Serratia sp., Citrobacte sp.,

Achromobacter sp. và Dipplococcus (Gram dương (+)). Một số bệnh thường xảy ra ở
ếch như lở loét, đỏ chân, liệt, quẹo cổ, mù mắt và hoại tử ruột.

Bệnh đỏ chân

Khi ếch bị bệnh đỏ chân thì dấu hiệu lâm sàng cho thấy ếch giảm ăn, di chuyển
chậm chạp, có những nốt đỏ trên thân, chân bị sưng và bị tụ huyết ở gốc đùi. Dấu hiệu
bên trong là xuất huyết ở hầu hết các nội tạng. Máu và dịch vàng thường được tìm thấy
trong khoang bụng.

Aeromonas hydrophila được xem như nguyên nhân gây nên triệu chứng lở loét
và tỉ lệ chết rất cao đối với ếch trong điều kiện phòng thí nghiệm (Gibbs, 1973).
Nyman (1986) cũng phân lập được A. hydrophila và A. sobria từ những ếch bị đỏ
chân. Theo nghiên cứu của Pearson và ctv (1997), khi bùng phát bệnh đỏ chân thì tỷ lệ
chết của nòng nọc và ếch có thể lên đến 80 – 90%. Theo kết quả thí nghiệm của
Somsiri và ctv (1997), khi gây cảm nhiễm ngược trên ếch R. tigerina trong điều kiện
nuôi tại Thái Lan với A. hydrophila và A. sobria thì triệu chứng lâm sàng trên ếch phù
hợp với biểu hiện bệnh ban đầu khi phân lập 2 loài vi khuẩn này. Sự bộc phát nhiễm
trùng Aeromonas được kết hợp với nhiều yếu tố khác nhau: nhiệt độ thấp, cơ thể bị
thương, mật độ nuôi dày và do stress (Schotts và ctv, 1972). Theo kết quả thí nghiệm
của Somsiri và ctv (1997), cũng cho thấy độ tuổi của nòng nọc hoặc ếch và nhiệt độ
nước được xem là những yếu tố quan trọng quyết định mức độ nghiêm trọng của hội
chứng đỏ chân.


4
Chinabut và Phanwichien (1995b) xác định được LC
37
96 giờ của vi khuẩn A.
hydrophila gây bệnh trên ếch R. tigerina là 2,54x10

6
tế bào/ml.

Somsiri và ctv (1997) dùng A. hydrophila và A. sobria gây cảm nhiễm ngược
bằng phương pháp ngâm đối với nòng nọc ở giai đoạn 5, 10, 15, 20, 25 và 30 ngày tuổi
trong 4 ngày. Kết quả cho thấy nòng nọc bộc phát bệnh đối với các nồng độ vi khuẩn
1x10
6
, 1x10
8
, và 1x10
10
cfu/ml nhưng không chết.

Somsiri cũng làm thí nghiệm đối với ếch trưởng thành ở 2 nhóm trọng lượng 25
– 30g và 120 – 150g. Ðối với những ếch được gây vết thương nhân tạo trước khi thử
nghiệm bằng phương pháp ngâm bị nhiễm bệnh và chết đối với nồng độ vi khuẩn
1x10
2
và 1x10
4
cfu/ml ở 20
o
C. Trong khi nhóm ếch không gây vết thương nhân tạo thì
có biểu hiện bệnh đối với 2 nồng độ vi khuẩn trên nhưng không xảy ra hiện tượng
chết.

Bảng 2.1: Liều gây chết LD
50
do Aeromonas spp được tiêm vào màng bụng của ếch

Thái Lan.
LD
50
(số vi khuẩn/ml) Loại vi khuẩn Kích cỡ ếch thí
nghiệm (g)
24 giờ 48 giờ 96 giờ
A. hydrophila 25 – 30 4,20 x 10
7
3,95 x 10
7
4,01 x 10
7

120 – 150 8,34 x 10
7
4,56 x 10
7
8,49 x 10
7

A. sobria 25 – 30 5,82 x 10
7
4,80 x 10
7
3,96 x 10
7

120 – 150 8,44 x 10
7
6,72 x 10

7
7,60 x 10
7

Nguồn: Somsiri và ctv (1996)

Trong thí nghiệm xác định liều LD
50
này thì 12 giờ sau khi tiêm vi khuẩn vào
cơ thể ếch bộc lộ những dấu hiệu bệnh và chết. Những ếch sống sót sau 96 giờ thí
nghiệm có dấu hiệu phục hồi.

Ðiều trị: Giảm khẩu phần thức ăn, trộn oxytetracyline vào thức ăn cho ếch ăn
liên tục trong 7 – 14 ngày với liều dùng 3 – 5g/kg thức ăn/ngày (Somsiri, 1994).

Bệnh liệt, quẹo cổ và mù mắt

Theo quan sát của Chinabut và ctv (1995a) khi bị liệt ếch không thể di chuyển
chân sau, cổ bị quẹo, màng mắt bị đục, gan bị suy thoái, trọng lượng cơ thể giảm và tỉ
lệ chết từ 60 – 80%. Thường dịch bệnh xảy ra cùng với sự ô nhiễm nguồn nước, sự
thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường và các đ iều kiện gây sốc đối với ếch.
Nguyên nhân gây ra bệnh này vẫn chưa xác định được.

Ðiều trị: Dùng thuốc tổ hợp vitamin B đa chủng loại (vitamin B complex) trộn
với thức ăn cho ăn trong vòng 1 – 2 tuần với liều dùng 1g/kg thức ăn/ngày.






5
Bệnh hoại tử ruột

Ở ếch bệnh thì bụng bị trương phồng, giảm ăn và thiếu vận động. Ruột phình
to, chứa nhiều dịch lỏng và thức ăn không tiêu hóa được, ruột sau lồi ra ngoài
(Chinabut và ctv, 1995a). Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa xác định được.

Ðiều trị: ngưng cho ăn trong vòng 3 – 5 ngày, thay nước. Dùng oxytetracycline
trộn vào thức ăn với tỷ lệ 3 – 5g/kg thức ăn/ngày cho ăn liên tục trong vòng 7 ngày.

2.1.2 Bệnh do ký sinh trùng

Bệnh do ký sinh trùng cũng là một vấn đề đáng quan tâm của các trại sản xuất
giống. Theo nghiên cứu của Chinabut và ctv (1995a), một số loại ký sinh trùng thường
tìm thấy trên ếch là nhóm trùng bánh xe (Trichodinid), nhóm trùng lông tơ (Cilliate
protozoas) và nhóm trùng lông roi (Flagelate protozoas). Kết quả nghiên cứu cho thấy
nòng nọc là đối tượng dễ bị nhiễm ký sinh trùng hơn ếch trưởng thành.

Bệnh trùng bánh xe

Khi nòng nọc bị nhiễm trùng bánh xe thì trên cơ thể xuất hiện lớp màng nhầy
mờ đục và có nhiều điểm xuất huyết. Trong trường hợp bệnh nặng nòng nọc có hiện
tượng hoại tử ở mang và vây. Nếu không có biện pháp chữa trị thích hợp thì tỉ lệ chết
là 100% trong vòng 5 – 7 ngày.

Ðiều trị: dùng formalin với nồng độ 25 – 30ppm liên tục trong 3 ngày.

Bệnh do trùng lông tơ và trùng lông roi

Khi ếch bị nhiễm bệnh thường có triệu chứng kém ăn, ống tiêu hóa phình to.

Nhóm trùng lông tơ (Opalina sp., Protoopalina sp., Balantidium sp., Tritrichomonas
sp., Nyctotherus cordiformis) thường được tìm thấy trong ống tiêu hóa của nòng nọc
và ếch bệnh. Sự thiệt hại do bệnh này không đáng kể.

Nòng nọc bị nhiễm trùng lông roi (Oodinium sp., Amyloodinium sp.) thường có
biểu hiện xoay tròn, bơi nghiêng một bên. Tỉ lệ chết có thể lên đến 80% trong vòng 24
giờ kể từ lúc nhiễm bệnh.

2.1.3 Bệnh do virus

Bệnh lở loét

Ðối với bệnh lở loét, ếch bị lở loét trên thân và chân. Bệnh được quan sát thấy
lần đầu tiên vào năm 1998 trên ếch nuôi ở các trại tại Bangkok (tháng giêng),
Nonthaburi (tháng bảy), Pathumthani (tháng bảy), Ayuthaya (tháng tám), Singburi
(tháng tám), Nakonnayok (tháng mười) và tỉnh Angthong (tháng mười một). Vết loét
có thể ăn sâu và làm mất đi vùng miệng, mũi của một số ếch bệnh. Tỷ lệ chết được ghi

6
nhận từ 20 – 50% trong các ao nuôi xảy ra dịch bệnh (Kanchanakhan, 1998). Không
có bất kỳ loại vi khuẩn nào được phân lập từ thận, lách và gan trong suốt thời kỳ đầu
của bệnh. Nếu bệnh xảy ra một thời gian dài và vết loét bị nhiễm bởi các vi khuẩn
thông thường thì tỷ lệ chết có thể lên đến 95%. 37 chủng virus phân lập được từ 60 ếch
bệnh bằng phương pháp sử dụng tế bào EPC (Epithelioma Papulosum Cyprini) 1 lớp
của cá. Virus được tìm thấy thuộc họ Iridoviridae. Theo Somkiat Kanchanakhan
(1998), đây là virus đầu tiên được phân lập từ ếch bệnh tại Thái Lan và được đặt tên
Tiger Frog Iridovirus (TFIV). Trước đó, virus này cũng được tìm thấy trên ếch bệnh và
ếch bình thường tại Anh Quốc (Cunningham và ctv, 1993); tại Bắc Mỹ (Granoff và
ctv, 1965; Wolf và ctv, 1968); tại Croatia (Fijan và ctv, 1991); tại Venezuela
(Zupanovic và ctv, 1998). Ðây là loại virus có độc tính thấp và khó gây bệnh thực

nghiệm trong điều kiện thí nghiệm.

Ranavirus
Ranavirus là một giống thuộc họ virus Iridoviridae. Theo Speare và ctv (2001),
virus này có khả năng gây chết hàng loạt trên ếch. Hầu hết Ranavirus gây ra hoại tử
các mô và được phân lập dưới phần da bị lở loét (Hyatt và ctv. 2000).
Virus gây bệnh trên ếch Erythrocytic
Frog Erythrocytic Virus (FEV) được phát hiện ở những loài ếch hoang dã Rana
spp. ở Algonquin Park, Ontario Canada (Gruia-Gray và Desser, 1992). Ðây là loài
virus thuộc họ Iridoviridae và thường hiện diện trong các tế bào máu. Ruồi, muỗi là ký
chủ trung gian truyền bệnh cho ếch. Virus này không không truyền qua môi trường
nước, đường thức ăn cũng như đĩa. Khi ếch bị nhiễm FEV các tế bào máu sẽ bị thay
đổi hình dạng từ bầu dục chuyển sang hình cầu, da tái xanh và thiếu máu.
Virus gây bệnh mụn giộp Lucké
Theo McKinnell và Carlson (1997) Lucké tumor herpesvirus (LTHV) chỉ tìm
thấy trên loài ếch da beo Rana pipiens, ở Mỹ. Theo nghiên cứu gần đây của Davison
và ctv (1999) thì LTHV cũng đ ược xem như là Rana herpesvirus 1 (RaHV-1).
RaHV được xem là thành viên của họ virus Herpesviridae. Nghiên cứu gen
nhận thấy rằng RaHV-1 thuộc giống virus thường gây ra bệnh mụn giộp trên cá. Virus
này kích thích hoạt động tuyến trên thận của loài R. pipiens ở Mỹ. Bệnh được mô tả
vào năm 1934 (Lucké, 1934) và lan truyền trong tự nhiên, được công nhận vào nă m
1938 (Lucké, 1938a, 1938b).
Dấu hiệu biểu hiện của bệnh là da bị mụn giộp, hôn mê và chết. Bệnh xảy khi
quan sát thấy những khối u lớn lên và di căn (Anver và Pond, 1984). Những u trắng
nhỏ ít hoặc nhiều xuất hiện trên thận và phát triển thành những khối lớn.



7
Virus Herpes (Loại virus gây bệnh trên da giống loại Herpes)

Ở Italia, có trên 80% loài R. dalmatina hoang dã bị giộp lớp biểu bì kết hợp với
virus tương tự như virus gây bệnh herpes nhưng không gây chết ếch (Bennati và ctv.,
1994).
Virus Leucocyte (virus gây bệnh trên bạch cầu)
Là loại virus có DNA hình đa diện nằm trong tế bào chất. Virus này được tìm
thấy trong tế bào chất của tế bào máu trắng của ếch bệnh R. catesbiana. Khi bị nhiễm
bệnh, ếch thường có dấu hiệu hôn mê, vết thương nhỏ bị rỉ dịch (Briggs và Burton,
1973).
2.2 Một Số Công Trình Nghiên Cứu Về Việc Phòng Và Trị Bệnh Trên Ếch

Viện Nghiên Cứu Sức Khỏe Ðộng Vật Thủy Sản (AAHRI), Thái Lan đã phối
hợp với Viện Nuôi Trồng Thủy Sản - Trường Ðại Học Stirling, Anh Quốc thực hiện
nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Trong nghiên cứu của Somsiri và ctv (1995), cho
thấy Oxytetracycline có sức kháng khuẩn cao đối với vi khuẩn Aeromonas sp Somsiri
và ctv (1997) cũng đã tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của Oxytetracycline lên ếch
Thái Lan. Kết quả cho thấy nếu sử dụng Oxytetracycline để trị bệnh cho ếch trong thời
gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi cấu trúc mô bào của nòng nọc và ếch trưởng
thành.

2.3 Sự Nhạy Cảm Của Vi Khuẩn Đối Với Các Loại Kháng Sinh

Trong nuôi trồng thủy sản, người dân đã áp dụng nhiều hình thức nuôi thâm
canh, tận dụng nguồn tài nguyên một cách triệt để dẫn đến tình trạng ô nhiễm và dịch
bệnh không thể kiểm soát được. Nhằm nâng cao năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao
người dân đã sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi trong việc phòng và trị bệnh
do vi khuẩn gây ra trên vật nuôi. Do việc sử dụng không đúng cách và kết hợp nhiều
loại kháng sinh nên đã dẫn đến hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc và tích tụ dư lượng
kháng sinh trong thịt của động vật thủy sản. Ðiều này có thể dẫn đến tình trạng gây
độc, biến đổi hệ vi khuẩn của người và làm cho người tiêu thụ bị kháng thuốc thông
qua chuỗi thức ăn.


2.3.1 Các loại kháng sinh thông dụng nhất trong nuôi trồng thủy sản

a/ Nhóm Sulfonamid:

Bao gồm các tác nhân kháng khuẩn có tác dụng kìm hãm hoạt động của axit
folic và có thể hình thành hiện tượng hiệp trợ. Các kháng sinh nhóm Sulfonamid kết
hợp với trimethoprim được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản.




8
b/ Nhóm Oxytetracycline:

Có phổ kháng khuẩn rộng giống Aureomycin.

o Ở nồng độ thấp có khả năng kìm hãm vi khuẩn có trong tự nhiên, nhưng
dùng nồng độ cao có thể diệt khuẩn. Oxytetracycline hấp thu vào cơ thể nhanh. Kháng
sinh này làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein trong vi khuẩn Gram âm (-) và
vi khuẩn Gram dương (+).

o Oxytetracycline được dùng để phòng trị các bệnh nhiễm khuẩn Vibrio như
bệnh phát sáng, bệnh đỏ dọc thân của ấu trùng, bệnh đỏ thân, bệnh ă n mòn vỏ kitin,
bệnh đốm nâu của tôm càng xanh, bệnh đường ruột, bệnh hoại tử phụ bộ của tôm sú ,
bệnh nhiễm trùng máu và xuất huyết của cá tra, basa, cá trắm cỏ

c/ Nhóm Erythromycin:

Có 6 dẫn xuất: Erythromycin Base, Erythromycin Estolate, Erythromycin

Ethylsuccinate, Erythromycin Gluceptate, Erythromycin Lactobionate, Erythromycin
Stearate.

o Erythromycin là kháng sinh phổ rộng, ngăn cản sự tổng hợp protein ở
Riboxom trong tế bào vi khuẩn. Erythromycin có phổ như Penicillin, tác dụng mạnh
với vi khuẩn Gram dương, một số vi khuẩn Gram âm cũng có tác dụng, ngoài ra còn
tác dụng với nhóm vi sinh vật Clamidia.

o Trong nuôi thủy sản, Erythromycin có thể được dùng để trị bệnh phát sáng,
bệnh đỏ dọc thân của ấu trùng tôm sú, bệnh đỏ thân, bệnh ăn mòn vỏ kitin, bệnh đốm
nâu ở tôm càng xanh do vi khuẩn gây ra.

Trên thị trường thuốc thú y thủy sản, còn có nhiều loài thuốc kháng sinh khác
nhau thường là hỗn hợp của 2 – 3 loại kháng sinh với các tỷ lệ phối hợp khác nhau tạo
nên các loại thuốc có tên thương mại mới.

2.3.2 Hiện tượng kháng thuốc của một số loài vi khuẩn gây bệnh ở động vật thủy
sản

Năm 1995, Somsiri tiến hành nghiên cứu sự nhạy cảm đối với kháng sinh của vi
khuẩn trên cá trê lai (Clarias macrocephalus x Clarias gariepinus), cá lóc (Channa
striata), ếch (Rana tigerina) và tôm (Penaeus monodon) ở Thái Lan cho thấy hầu hết
các dòng vi khuẩn A. hyphophila đều có biểu hiện kháng với kháng sinh
Oxytetracycline, Erythromycine và Sulphadiazine, còn vi khuẩn Vibrio spp. lại kháng
với các loại kháng sinh Oxytetracycline, Erythromycine và Bactrime (Trimethoprim +
Sulfamethoxazole).

Thử nghiệm về kháng sinh đồ của 14 chủng Edwardsiella ictaluri trong đó có
sáu chủng từ cá da trơn của Trung Quốc (I. punctatus) và tám chủng từ cá da trơn của


9
Việt Nam (Pangasius hypophthalamus) với 18 loại kháng sinh của Zilong Tan và Võ
Hoàng Nguyên (2004) cho kết quả như sau:

+ Có 12/14 chủng vi khuẩn nhạy cảm với Neomycin, Amoxicyline,
Gentamycin, Kanamycin, Pefloxacin, Nofloxacin, Rifampicine; 12/14 chủng nhạy cảm
với Flumequine; 11/14 chủng nhạy cảm với Ampicillin và 11/14 chủng nhạy cảm với
Tetracyclin.

+ 13/14 chủng vi khuẩn kháng với Penicillin G, Erythomycin, Oxacilline,
13/14 chủng kháng với Lincomycin, 12/14 chủng kháng với Trimethoprim +
Sulfamethoxazole, Oxytetracycline và Sulphadimethoxine-ormetoprim.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nam Kha và ctv (2005) phần lớn
vi khuẩn trên cá tra nuôi tại An Giang và Ðồng Tháp kháng với phần lớn kháng sinh
thử nghiệm như Ampicilline, Chloramphenicol, Nitrofuranes, Tetracycline,
Trimethoprim + Sulfamethoxazole, Nalidicic axit, Streptomycine, Oxolinic axit,
Flumequine và trên 60% vi khuẩn thể hiện tính đa kháng, kháng ít nhất với cả 2 loại
kháng sinh, trong đó có một số trường hợp vi khuẩn thể hiện tính kháng với cả 11 loại
kháng sinh thử nghiệm.


























10
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Thời Gian Và Địa Điểm

- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2007 đến tháng 06/2008

- Địa điểm:

o Đề tài được tiến hành điều tra trên địa bàn huyện Hóc Môn, Củ Chi, Quận 9
và Quận Thủ Đức để thu thập thông tin và số liệu về các bệnh phổ biến trên ếch nuôi
cũng như tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong việc phòng trị bệnh ếch tại các hộ
nuôi.


o Trại Thực Nghiệm và phòng thí nghiệm Bệnh Học Thủy Sản, Khoa Thủy
Sản, Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.

3.2 Dụng Cụ, Thiết Bị Và Hóa Chất

3.2.1 Dụng cụ và hóa chất để phân lập, định danh vi khuẩn và nghiên cứu ký sinh
trùng

3.2.1.1 Dụng cụ

Tủ cấy vô trùng, tủ sấy, Autoclave, tủ ấm, tủ đông (-20
o
C), máy vortex, cân
phân tích 4 số lẻ, pipetteman, pipette Pasteur, eppendoff, đầu típ, kẹp, kéo, dao mổ,
khay inox, ống tiêm vô trùng, que cấy…

Đĩa petri, ống nghiệm, ống giữ giống, cốc đong, lam kính, lamel, kính hiển vi,
bể kính, kính hiển vi…

3.2.1.2 Hóa chất

Môi trường tăng sinh: BHIA (Brain Heart Infusion Agar), NA (Nutrient Agar),
TSA (Tryptone Soya Agar).

Môi trường đếm vi khuẩn hiếu khí: PCA (Plate Count Agar).

Môi trường nuôi cấy chuyên biệt: MC (MacConkey)

Môi trường thử nghiệm kháng sinh đồ: MHA (Mueller Hinton Agar)


Môi trường dinh dưỡng để giữ giống: NB (Nutrient Broth)

×