Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thực trạng tình hình lập kế hoạch và thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.06 KB, 34 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày này với xu thế quốc tế hóa – toàn cầu hóa trên
phạm vi toàn cầu, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Các dòng
vốn được lưu chuyển góp phần vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng
sản xuất kinh doanh để đảm bảo phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và
đời sống nhân dân nói riêng.
Để có thể thực hiện công việc đó thì cần thiết phải có đầu tư. Xu
hướng phổ biến và hiệu quả nhất hiện này là đầu tư theo dự án. Thông qua
những bảng báo cáo định kỳ giúp cho việc điều chỉnh hoạt động không đi
chệch hướng và có những thay đổi phù hợp với thực tế. Trong đó những cơ
quan đầu ngành đóng vai trò hết sức quan trọng trong thành công của dự án.
Với tình hình thực tiễn như vậy, là một sinh viên chuyên ngành kinh
tế, em xin trình bày báo tổng hợp với đề tài “ Thực trạng tình hình lập kế
hoạch và thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đăk Lăk”
Bố cục bài báo cáo gồm ba phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đăk
Lăk
Phần 2: Thực trạng tình hình lập kế hoạch và thẩm định dự án đầu
tư tại Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đăk Lăk
Phần 3: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp
Do thời gian hạn chế và kiến thức thực tế chưa nhiều nên trong bài
báo cáo tổng hợp của em không thể tránh những sai xót, kính mong nhận
được sự đóng góp và sự chỉ bảo của quý thầy cô để bài của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ TỈNH ĐĂK LĂK
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Đăk Lăk
1.1.1. Tên gọi và địa chỉ:


Tên gọi đầy đủ : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đăk Lăk
Địa chỉ : 17 Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuật, Tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại : 0500 3851462
Fax : 0500 3852187
Địa chỉ mail :
Website :
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập Ban Kế Hoạch-Thống Kê
Trung tuần tháng 6 năm 1975, Ủy Ban Nhân Dân cách mạng tỉnh Đăk
Lăk quyết định thành lập Ủy ban kế hoạch – Thống kê.
Thời kỳ Ủy ban kế hoạch (1977-1989)
Thực hiện Nghị quyết Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ nhất, năm 1977
Ủy Ban Nhân Dân tỉnh quyết định tách bộ phận Thống Kê ra khỏi Ủy Ban
Kế Hoạch – Thống Kê thành hai cơ ban độc lập là Ủy Ban Kế Hoạch và Cục
Thống Kê
Thời kỳ Ủy ban Kinh Tế – Kế Hoạch – Thống Kê (1989-1991)
Năm 1989 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh có Quyết định số 789/QĐ-UB ngày
04/10/1989 về việc thành lập Ủy ban Kinh Tế – Kế Hoạch – Thống Kê (trên
cơ sở thống nhất 3 cơ quan đó là: Ủy Ban Kế Hoạch, Cục Thống Kê và Ban
Kinh Tế Tỉnh Ủy)
2
Thời kỳ ban kế hoạch (1991 – 1995)
Thực hiện quyết định số 109 và kế hoạch 111 của Chính phủ về tinh
giảm bộ máy và biên chế của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh có quyết định số 579/QĐ-UB ngày 23/12/1991 về việc tách
riêng cục thống kê ra khỏi Ủy ban Kinh Tế – Kế Hoạch – Thống Kê và lấy
tên là Ủy ban Kế Hoạch
Thời kỳ Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tỉnh Đăklăk
Ngày 28/12/1995 Chính phủ có Quyết định số 855/TTG về việc thành
lập một số tổ chức ở địa phương. Trong khoản 2 điều I Quyết định có nêu:

Thành lập Sở Kế hoạch Và Đầu tư trên cơ sở sát nhập tổ chức lại Ủy ban kế
hoạch và tổ chức làm công tác Hợp tác Đầu tư của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở
1.2.1. Vị trí và chức năng
Sở Kế hoạch Và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy Ban Nhân
Dân tỉnh Đăk Lăk có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư gồm: Tổng hợp về quy
hoạch, kế hoạch phát triển KT – XH, tổ chức thực hiện và để xuất về cơ chế,
chính sách quản lý KT – XH trên địa bàn cấp tỉnh, đầu tư trong nước, đầu tư
nước ngoài ở địa phương, quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),
nguồn viện trợ phi chính phủ, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi
địa phương, tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định pháp luật. Sở Kế hoạch và
Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con giấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp tỉnh, đồng thời
3
chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Bộ KH&ĐT.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức nghiên cứu tổng hợp trình UBND tỉnh về chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển KT – XH của tỉnh, các cân đối chủ yếu: Tài
chính, ngân sách, vốn đầu tư xây dựng, các nguồn viện trợ và hợp tác đầu tư.
2. Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán ngân sách trình UBND
tỉnh. Theo dõi nắm tình hình các đơn vị kinh tế trên địa bàn lãnh thổ để gắn
với kế hoạch phát triển KT – XH của địa phương.
3. Hướng dẫn các cấp, ngành trong tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch
các chương trình dự án có liên quan tới phát triển KT – XH của tỉnh.
4. Theo dõi, kiểm tra các cơ quan đơn vị của tỉnh trong việc thực hiện

quy hoạch, kế hoạch các chương trình dự án phát triển KT – XH, trình
UBND tỉnh các chủ trương biện pháp bảo đảm các chương trình mục tiêu kế
hoạch của địa phương. Trực tiếp điều hành thực hiện một số kế hoạch đối
với một số lĩnh vực theo sự phân công của UBND tỉnh.
5. Tham gia xây dựng các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, kiến
nghị với UBND tỉnh xây dựng và vận dụng các cơ chế, chính sách về quản
lý kinh tế cho phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương và những nguyên
tắc chung đã được nhà nước quy định.
6. Thẩm định các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước. Thẩm định
việc thành lập các doanh nghiệp, làm đầu mối quản lý việc sử dụng các
nguồn vốn ODA, phi chính phủ (NGO) và các nguồn tài trợ khác.
7. Quản lý và cấp giấy phép đăng ký kinh doanh trên địa bàn theo
Luật doanh nghiệp. Xem xét trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi
đầu tư.
4
8. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của toàn tỉnh với
UBND và Bộ KH&ĐT (tháng, quý, năm). Tổ chức việc bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư tại cơ quan, đơn vị
thuộc tỉnh.
9. Là cơ quan thường trực các chương trình mục tiêu quốc gia của
tỉnh.
10. Tham mưu giúp UBND tỉnh về tổng hợp kế hoạch viện trợ phi
chính phủ, giám định đầu tư xây dựng.
11. Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.
1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Sở
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Sở
5
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
1.3.2.1. Lãnh đạo Sở

Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND,
Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở, chịu
trách nhiệm báo cáo công tác trước UBND tỉnh và Bộ KH&ĐT theo quy
định.
Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở , chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Khi Giám
đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc Ủy nhiệm điều hành
các hoạt động của Sở. Sở KH&ĐT có không quá 3 Phó Giám đốc.
1.3.2.2. Các phòng chức năng
Sở KH&ĐT tỉnh Đăk Lăk gồm 9 phòng, mỗi phòng có chức năng
riêng và chịu sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở.
1. Văn phòng Sở
Tham mưu về công tác: tổ chức bộ máy, biên chế, quy hoạch, đề bạt,
bổ nhiệm, tiếp nhận, điều động, luân chuyển và các chế độ chính sách đối
với cán bộ, công chức thuộc Sở.
Tham mưu về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; theo dõi
tổng hợp, báo cáo về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ
công chức thuộc Sở và ngành kế hoạch và đầu tư tại địa phương.
Tổng hợp báo cáo công tác tổ chức Nhà nước và các hoạt động của Sở
theo định kỳ và đột xuất cho Sở Nội vụ; UBND tỉnh; Bộ Kế hoạch và Đầu
tư; cấp có thẩm quyền khác khi có yêu cầu và báo cáo tại Hội nghị cán bộ,
công chức hàng năm.
Tham mưu trong công tác hành chính, quản lý chế độ làm việc, chế độ
nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, đi công tác của cán bộ, công chức thuộc Sở; văn
thư; lưu trữ; hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000;
6
Tham mưu trong công tác quản lý tài chính của cơ quan; bảo vệ an
toàn tài sản và phòng chống cháy nổ tại cơ quan.
Tham mưu về xây dựng, mua sắm, quản lý sử dụng cơ sở vật chất,
trang thiết bị làm việc, phương tiện…để phục vụ các hoạt động của Sở;

chuẩn bị cơ sở vật chất để phục vụ các hội nghị, hội thảo của Sở; tổ chức
đón tiếp các đoàn khách đến làm việc với Sở.
Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành
chính của Sở.
Quản lý hành chính đối với “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”.
Chủ trì tham mưu soạn thảo các nội quy, quy chế của cơ quan.
Phối hợp với tổ chức Công đoàn Sở theo dõi công tác kết nghĩa tại
Buôn kết nghĩa Ea M’Droh; thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong cơ quan.
Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác pháp chế của Sở.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
2. Thanh tra Sở:
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan,
đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về kế hoạch và đầu tư
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Kế
hoạch và Đầu tư.
Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính đối với các lĩnh vực được quy định tại Điều 17 Nghị định
số 148/2005/NĐ-CP ngày 30/11/2005 của Chính phủ về tổ chức hoạt động
của Thanh tra kế họach và đầu tư.
Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
7
Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành
hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước được
phát hiện qua hoạt động thanh tra.
Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức thuộc Sở thực hiện các quy
định của pháp luật về công tác thanh tra; phối hợp với Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị thuộc Sở chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức, hoạt động thanh tra
nội bộ trong các cơ quan, đơn vị đó.

Khi cần thiết, yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công
chức tham gia Đoàn thanh tra.
Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo
quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại
tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở Kế hoạch
và Đầu tư.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và
do Giám đốc Sở giao.
3. Phòng Tổng hợp:
Làm đầu mối phối hợp với các phòng có liên quan tham mưu cho
Giám đốc Sở:
+ Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong
đó trực tiếp tham mưu về quản lý nhà nước và kế hoạch phát triển các lĩnh
vực: tài chính, tín dụng, nội chính, thống kê, khoa học - công nghệ, nội vụ và
các dịch vụ thuộc các lĩnh vực này.
+ Tổng hợp, cân đối kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà
nước. Trong đó trực tiếp theo dõi bố trí vốn đầu tư cơ sở vật chất thuộc khối
cơ quan Quản lý Nhà nước; cơ quan thuộc khối Đảng, khối an ninh - quốc
phòng, khối Đoàn thể và Tôn giáo.
8
+ Tổng hợp và đề xuất về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã
hội.
+ Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
kế hoạch đầu tư hàng tháng, quý, năm; đề xuất UBND tỉnh điều hoà, điều
chỉnh kế hoạch và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện
các kế hoạch của tỉnh.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các quyết định,
chỉ thị của UBND tỉnh và các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và
đầu tư trên các lĩnh vực: quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế

hoạch về đầu tư từ ngân sách Nhà nước; phân công, phân cấp quản lý thuộc
lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
+ Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu lập dự toán ngân sách của
tỉnh.
+ Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện công tác và xây dựng chương
trình công tác tuần, tháng, quý, năm của Sở.
Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho Giám đốc sở tham gia ý kiến về quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
+Tham mưu cho Giám đốc sở giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư thuộc các lĩnh vực được phân công
trực tiếp tham mưu.
Tham gia phản biện các dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
Làm thư ký các cuộc họp giao ban của Sở.
Phối hợp cùng các phòng chuyên môn tham mưu cho Giám đốc Sở
chuẩn bị các nội dung phục vụ các hội nghị giao ban định kỳ, đột xuất về
xây dựng cơ bản của UBND tỉnh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
9
4. Phòng Kinh tế ngành:
Tham mưu cho Giám đốc Sở về kế hoạch và đầu tư thuộc các lĩnh
vực: Công thương, giao thông - vận tải, xây dựng, thủy lợi, nông nghiệp và
phát triển nông thôn, tài nguyên - môi trường, hạ tầng đô thị, Chương trình 5
triệu ha rừng và các dịch vụ thuộc khối kinh tế ngành.
Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch về phát triển kinh tế
- xã hội và đầu tư phát triển thuộc lĩnh vực được giao.
Phối hợp với các phòng liên quan tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình
hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch
đầu tư hàng tháng, quý, năm, và đột xuất khi có yêu cầu; kịp thời tham mưu
điều chỉnh kế hoạch đối với các lĩnh vực được giao trực tiếp theo dõi.

Tham mưu góp ý kiến về các quy hoạch và kế hoạch phát triển dài
hạn, trung hạn của các ngành, lĩnh vực được giao trực tiếp theo dõi khi được
yêu cầu.
Chủ trì tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách quản lý đối với các
ngành, lĩnh vực được phân công trực tiếp theo dõi.
Chủ trì tham mưu bố trí danh mục và mức vốn đầu tư cho các dự án
thuộc ngành, lĩnh vực được phân công trực tiếp theo dõi.
Tham gia phản biện các dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật thuộc
lĩnh vực được giao.
Tham gia xây dựng chương trình công tác tháng, quý, năm của sở; báo
cáo thực hiện công tác theo định kỳ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc sở giao.
5. Phòng Văn hoá - xã hội:
Trực tiếp tham mưu cho Giám đốc Sở về kế hoạch và đầu tư thuộc các
lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - thể thao - du lịch, thông tin –
10
truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, chính sách dân tộc, các dịch vụ
thuộc khối văn hóa - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia;
Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch về phát triển kinh tế
- xã hội và kế hoạch đầu tư phát triển thuộc lĩnh vực được giao;
Phối hợp với các phòng liên quan tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình
hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch
đầu tư hàng tháng, quý, năm, và đột xuất khi có yêu cầu; kịp thời tham mưu
điều chỉnh kế hoạch đối với các lĩnh vực được giao trực tiếp theo dõi;
Tham mưu góp ý kiến về các quy hoạch và kế hoạch phát triển dài
hạn, trung hạn của các ngành, lĩnh vực được giao trực tiếp theo dõi khi được
yêu cầu;
Chủ trì tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách quản lý đối với các
ngành, lĩnh vực được phân công trực tiếp theo dõi;
Chủ trì tham mưu bố trí danh mục và mức vốn đầu tư cho các dự án

thuộc ngành, lĩnh vực được phân công trực tiếp theo dõi;
Tham gia phản biện các dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật thuộc
lĩnh vực được giao.
Tham gia xây dựng chương trình công tác tháng, quý, năm của sở; báo
cáo thực hiện công tác theo định kỳ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
6. Phòng Kinh tế đối ngoại:
Chủ trì phối hợp với các phòng tham mưu cho Giám đốc Sở trình
UBND tỉnh cơ chế, chính sách kêu gọi, thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh;
Tham gia đề xuất danh mục kêu gọi đầu tư trong nước, các dự án thu
hút vốn đầu tư nước ngoài cho từng thời kỳ;
11
Tham mưu cấp Giấy chứng nhận đầu tư, báo cáo tình hình cấp Giấy
chứng nhận đầu tư và tình hình triển khai thực hiện của các dự án đầu tư…;
phối hợp tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
Tham mưu về quản lý nhà nước và kế hoạch phát triển trong lĩnh vực
ngoại vụ.
Làm đầu mối giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh đối với
việc quản lý nhà nước các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh
doanh… của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Làm đầu mối giúp Giám đốc Sở trong việc vận động, thu hút và quản
lý nhà nước đối với các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn ODA. Chủ trì
tham mưu bố trí danh mục vốn đầu tư các chương trình, dự án ODA (kể cả
vốn đối ứng).
Tham mưu cho Giám đốc Sở thẩm định các Chương trình, Dự án hỗ
trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh;
tham gia phản biện đối với các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn
ODA.
Làm đầu mối giúp Giám đốc Sở tổ chức vận động, thu hút và quản lý
nhà nước đối với viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO);

Làm đầu mối tham mưu, xúc tiến, theo dõi, báo cáo trong khuôn khổ
chương trình “Tam giác phát triển”;
Làm đầu mối hướng dẫn thủ tục đầu tư ra nước ngoài và tham mưu
cho Giám đốc Sở những vấn đề liên quan đến đầu tư ra nước ngoài theo quy
định của pháp luật;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
12
7. Phòng Thẩm định dự án:
Chủ trì:
+ Phối hợp với phòng chuyên môn theo dõi, hướng dẫn thực hiện về
phân cấp ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng cho Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành thuộc tỉnh;
+ Phối hợp với các phòng chuyên môn và các sở, ban, ngành có liên
quan thẩm định các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh và các
nguồn vốn khác theo phân cấp của UBND tỉnh. Chủ trì phối hợp với các
phòng chuyên môn và các sở, ban, ngành kiểm tra thực tế các dự án đầu tư
xây dựng khi cần thiết;
+ Phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở (nếu cần thiết) thẩm
định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu các dự án, các gói
thầu thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh;
+ Phối hợp với các chủ đầu tư giám sát và đánh giá đầu tư các dự án
đầu tư xây dựng sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Định kỳ báo cáo công
tác giám sát và đánh giá đầu tư cho cơ quan có thẩm quyền;
Hướng dẫn, theo dõi thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu
và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu thuộc nguồn vốn
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
8. Phòng Đăng ký kinh doanh:
Thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh:
+ Trực tiếp tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh; xem xét tính hợp lệ

của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Phối hợp thực hiện cơ chế một cửa
liên thông trong đăng ký kinh doanh với Cục Thuế và Công an tỉnh. Hướng
13
dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về trình tự, thủ tục hồ sơ
đăng ký kinh doanh;
+ Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh
doanh cho phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh;
+ Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về đăng ký
kinh doanh trong phạm vi địa phương; cung cấp thông tin về đăng ký kinh
doanh trong phạm vi địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa
phương, các cơ quan có liên quan và Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có
yêu cầu.
+ Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh theo quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 163 của Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện
chế độ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.
+ Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
kiểm tra doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh;
+ Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo
quy định của pháp luật.
+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp
trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 165 của Luật Doanh nghiệp.
+ Đăng ký kinh doanh cho các loại hình khác theo quy định của pháp
luật.
Lưu trữ, cung cấp hồ sơ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh
của các doanh nhiệp theo quy định của pháp luật, theo dõi quản lý cổng
thông tin doanh nghiệp.

14
9. Phòng Hợp tác xã và Hỗ trợ doanh nghiệp:
Tham mưu cho Giám đốc Sở về kế hoạch và đầu tư thuộc lĩnh vực
kinh tế trang trại;
Theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp thuộc các
loại hình kinh tế trên địa bàn tỉnh;
Chủ trì tham mưu cho Giám đốc Sở trình UBND tỉnh: cơ chế quản lý
và chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể.
Chủ trì tham mưu tổ chức và chuẩn bị tài liệu cho hội nghị gặp mặt doanh
nghiệp hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Tham mưu về công tác cổ phần hoá, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp
Nhà nước do địa phương quản lý. Tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát
triển doanh nghiệp Nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác;
Chủ trì tham mưu về mô hình, cơ chế, kế hoạch, chính sách phát triển
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa; hướng dẫn, theo
dõi, tổng hợp và tham mưu cho Giám đốc Sở báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đánh giá tình hình thực hiện các chương trình,
kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển và tình hình hoạt động đối với kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu giải quyết
các vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư
nhân có tính chất liên ngành;
Tham mưu về công tác đào tạo hỗ trợ nguồn nhân lực cho kinh tế tập
thể và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
15
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LẬP KẾ HOẠCH VÀ
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ĐĂK LĂK
2.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch phát triển KT – XH
2.1.1. Những căn cứ thực hiện công tác kế hoạch hóa phát triển

KT – XH
Nghị quyết về phát triển KT – XH của Đại hội Đảng toàn quốc qua
các thời kỳ.
Chiến lược phát triển KT – XH ( 10 năm, 20 năm) và kế hoạch phát
triển KT – XH 5 năm của cả nước.
Quy hoạch phát triển KT – XH 10 năm và kế hoạch phát triển KT –
XH 5 năm của tỉnh, huyện, thành phố.
Dự báo khả năng các nguồn lực chủ yếu của địa phương và phân bổ
của trung ương.
Dự báo khả năng thị trương xuất khẩu và thì trường tiêu thụ tại địa
phương và trong cả nước.
Các cơ chế, chính sách đã ban hành
2.1.2. Quy trình lập, triển khai và kiểm tra đánh giá việc thực
hiện kế hoạch phát triển KT – XH hàng năm
2.1.2.1. Lập kế hoạch
Quy trình lập kế hoạch trải qua nhiều bước:
Bước 1: Trên cơ sở chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ và hướng dẫn
của Bộ KH&ĐT, Sở KH&ĐT tham mưa cho UBND tỉnh xây dựng hệ thống
chỉ tiêu hướng dẫn và chỉ tiêu pháp lệnh để gửi và chỉ đạo cho các Sở,
ngành, các huyện, thành phố, các doanh nghiệp hoạt động công ích ( gọi
chung là các sở, huyện) lập kế hoạch.
Bước 2: Các Sở, huyện chỉ đạo các đơn vị cấp dưới lập kế hoạch, gửi
về Sở, huyện để tổng hợp và cân đối trong phạm vi toàn ngành, toàn huyện.
16
Sau đó các Sở, huyện lập kế hoạch báo cáo lên UBND tỉnh thông qua Sở
KH&ĐT.
Bước 3: Sở KH&ĐT tổng hợp kế hoạch đăng ký của các Sở, huyện
tiến hành rà soát, cân đối trong phạm vi toàn tỉnh. Trên cơ sở đó điều chỉnh
các kế hoạch đăng ký, hình thành các chỉ tiêu ghi kế hoạch. Đồng thời lập kế
hoạch của tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo và bảo vệ kế hoạch với

Chính Phủ, thông qua Bộ KH&ĐT.
2.1.2.2. Triển khai thực hiện kế hoạch
a) Triển khai giao kế hoạch
Sau khi nhận được kế hoạch do Chính Phủ và Bộ KH&ĐT giao,
thường khoảng cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 năm sau, Sở KH&ĐT cân đối
lại và chi tiết hóa ( nếu cần thiết thì có thể làm lại với một số Sở, ngành), sau
đó trình UBND tỉnh xem xét và trình ra Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) tỉnh.
Sau khi được HĐND tỉnh họp thông qua qua Nghị quyết về giao kế hoạch,
UBND tỉnh tổ chức họp để giao chỉ tiêu pháp lệnh và ủy quyền cho Giám
đốc Sở KH&ĐT giao chỉ tiêu kế hoạch hướng dẫn cho các Sở, huyện, các
doanh nghiệp công ích thuộc tỉnh. Đối với chỉ tiêu pháp lệnh vốn XDCB,
UBND tỉnh ủy quyên cho Giám đốc Sở phân bổ cụ thể các hạng mục công
trình của các dự án. Các chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao cho các đợn vị cấp dưới
là cơ sở để các đơn vị xây dựng kế hoạch chình thức của địa phương, đơn vị
và phải phấn đấu để thực hiện đạt các chỉ tiêu đó.
Việc triển khai, giao kế hoạch của cấp huyện, xã cũng tương tự như
vậy. Tuy nhiên do điều kiện của cán bộ cấp xã còn hạn chế nên việc giao kế
hoạch cũng mang tính chất chung chung và theo chỉ tiêu cấp trên giao tăng
thêm một số phần trăm để làm chỉ tiêu phấn đấu, sự phản hồi các chỉ tiêu
không phù hợp còn kém.
17
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch
Sau khi nhận được kế hoạch cấp trên giao, cấp thực thi kế hoạch hình
thành chính thức kế hoạch của mình, phân giao các công việc và xây dựng
các dự án để thực hiện kế hoạch. Trong thực hiện kế hoạch hiện nay cũng
còn một số hạn chế là vì các chỉ tiêu pháp lệnh phụ thuộc chủ yếu vào vốn
ngân sách Nhà nước thì cấp trên quản lý rất chặt chẽ từ hạng mục công trình
cho đến kinh phí làm cho cấp dưới thiếu chủ động, còn các chỉ tiêu hướng
dẫn thì tính kiểm tra của cấp trên rất thấp nên trách nhiệm của cấp thực hiện
không cao, đơn vị thực hiện không tích cực và không chú trọng đến các chỉ

tiêu kế hoạch hướng dẫn được giao.
2.1.2.3. Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch
a) Kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch
Kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch chủ yếu là qua chế độ báo cáo.
Các nguồn thông tin để kiểm tra qua báo cáo chủ yếu là: Báo cáo của các địa
phương, đơn vị thực hiện kế hoạch ( UBND các huyện, thành phố, doanh
nghiệp Nhà nước,…), báo cáo của các sở, ngành về tình hình thực hiện kế
hoạch toàn ngành, báo cáo của cơ quan thống kê, báo cáo của cơ quan tài
chình, thuế,…
Qua thông tin từ nhiều nguồn khác nhau có tác dụng làm cho thông tin
được đầy đủ hơn. Tuy nhiên, còn có mặt hạn chế là: Việc chấp hành chế độ
cung cấp thông tin, tính đồng bộ và kịp thời, độ chính xác trong việc cung
cấp thông tin của các cơ quan cung cấp thông tin còn nhiều hạn chế. Điều
này làm cho cơ quan quản lý chuyên môn gặp nhiều khó khăn trong việc
tổng hợp, phân tích thông tin ( tình hình này rõ nét nhất ở cấp huyện, xã).
b) Điều chỉnh kế hoạch trong quá trình thực hiện
Dựa vào kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch, thông
thường sau 6 tháng đầu năm và tháng cuối năm, nếu thấy cần thiết phải có
18
điều chỉnh một số chỉ tiêu KT – XH chủ yếu hoặc các chỉ tiêu pháp lệnh.
Trên cơ sở đề nghị các Sở, huyện liên quan, Sở KH&ĐT tổng hợp trình
UBND tỉnh xem xét quyết định, hoặc trình HĐND tỉnh thông qua trước khi
quyết định. Các chỉ tiêu kế hoạch hướng dẫn thì Giám đốc Sở KH&ĐT được
ủy quyền điều chỉnh. Về nguyên tắc thì cấp nào giao chỉ tiêu kế hoạch thì
cấp đó được ủy quyền điều chỉnh. Tuy nhiên, hiện nay các chỉ tiêu kế hoạch
do Giám đốc Sở giao thường thì các Sở, huyện, doanh nghiệp công ích
không đề nghị chỉnh dù có sự thay đổi.
Việc điều chỉnh như vậy giúp cho quá trình điều hành, thực hiện kế
hoạch được tập trung thồng nhất và được kiểm soát chặt chẽ ( nhưng cũng
chỉ ở các chỉ tiêu pháp lệnh, còn các chỉ tiêu hướng dẫn thì ở mức độ thấp).

Tuy vậy, việc điều chỉnh định kỳ hằng năm cũng làm cho các cấp thực thi kế
hoạch hạn chế tính năng động, sáng tạo, nỗ lực vượt qua các trở ngại khó
khắn để thực hiện kế hoạch với nỗ lực cao nhất có thể đạt được. Cấp trên
càng bị động hơn do phải giải quyết những khó khăn của cấp dưới đùn đẩy
lên, mà đúng ra là một số công việc đó cấp dưới tự giải quyết được.
c) Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch
Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch được thực hiện thường kỳ 3,6,9
tháng và cả năm. Về cơ bản đánh giá dựa vào kết quả nêu trong các báo cáo.
Công việc này do Phòng Tổng hợp phối hợp cùng các bộ phận liên quan
thực hiện.
Việc đánh giá định kỳ có ưu điểm là nắm được tiến độ thực hiện kế
hoạch, có thể bổ sung điều chỉnh và kịp thời bổ sung điều chỉnh các giải
pháp dể đảm bảo thực hiện kế hoạch. Tuy vậy, việc đánh giá chủ yếu dựa
vào kết quả thực hiện kế hoạch, còn việc đánh giá các yếu tố tiền đề hay
nguồn lực thực hiện kế hoạch, thái độ tích cực, quyết tâm trong thực hiện kế
hoạch không được đặt ra đúng mức, các chỉ tiêu đánh giá chưa rõ ràng, cụ
19
thể. Việc xách định trách nhiệm của các cơ quan chức năng cề thực hiện đạt,
không đạt chỉ tiêu kế hoạch cũng chưa rõ ràng.
2.1.3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH, đảm bảo
an ninh quốc phòng năm 2010 và mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu của kế
hoạch năm 2011 của tỉnh Đăk Lăk
2.1.3.1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2010
a) Về Kinh tế
1- Giá trị tổng sản phẩm (giá so sánh năm 1994) ước đạt 12.813 tỷ
đồng, tăng 12,2% so với năm 2009 (KH tăng 12-13%). Trong đó:
- Nông – lâm - ngư nghiệp ước đạt 6.367 tỷ đồng, tăng 5,1% so với
năm 2009 (KH tăng 5-6%);
- Công nghiệp - xây dựng ước đạt 2.253 tỷ đồng, tăng 19% (KH tăng
28-30%);

Riêng ngành công nghiệp ước đạt 1.699 tỷ đồng, tăng 20%(KH 1.710
tỷ đồng, tăng 22-23%).
- Dịch vụ đạt 4.193 tỷ đồng, tăng 20,8% (KH tăng 20-21%).
Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): Nông-lâm-ngư nghiệp 53,2%;
công nghiệp - xây dựng 18,4%; dịch vụ 28.4%.
2- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 9.050 tỷ đồng, bằng 36% so với
GDP (KH 9.450 tỷ đồng).
3- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn 26.400 tỷ đồng (KH
17.800 tỷ đồng).
4- Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 620 triệu USD (KH 620 triệu
USD); Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 16 triệu USD (KH 20 triệu USD).
5- Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 2.910 tỷ
đồng (KH 2.500 tỷ đồng).
20
6- Phát triển hạ tầng: Thuỷ lợi bảo đảm tưới chủ động cho trên 70%
diện tích cây trồng có nhu cầu tưới (KH 70%); cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc
bê tông hóa 75,4% các tuyến đường tỉnh (KH 100%), 100% đường đến trung
tâm xã (KH 100%), 52% hệ thống đường huyện (KH 50%), 25% đường xã
và liên xã (KH 25%); 94% thôn, buôn có điện (KH 95%), trong đó 95% số
hộ được dùng điện (KH 95%).
b) Về Xã hội:
7- Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 16 %, (KH 22%). Có 84,3%
thôn, buôn có trường hoặc lớp mẫu giáo( KH 80-85% thôn, buôn có trường
hoặc lớp mẫu giáo).
8- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn về phổ cập trung học cơ sở đạt
98%, (KH 98%).
9- Mức giảm tỷ lệ sinh khoảng 0,8%o (KH tỉnh dưới 1%o). Tỷ lệ tăng
dân số 1,36% (KH 1,3%). Quy mô dân số năm 2010 khoảng 1.758 ngàn
người (KH 1.815 ngàn người).
10- Tạo việc làm mới cho 24.976 lao động (KH 36.200). Tỷ lệ lao

động qua đào tạo 37% (KH từ 37% trở lên).
11- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10% (KH <10%).
14- Có 40 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em (KH
50 xã).
15- Có 73% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (KH 75%). 100%
buôn đồng bào dân tộc thiểu số có nhà sinh hoạt cộng đồng (KH 100%).
16- Củng cố và nâng cao chất lượng phủ sóng phát thanh cho 100% số
hộ; phủ sóng truyền hình cho 99% số hộ (bằng 100% KH).
17- Có 90,2% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (KH 85%).
21
c) Về Môi trường:
18- Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch 60% (KH 85%).
19- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
71,3% (KH 75%).
20- Tỷ lệ che phủ rừng (tính cả cây cao su) 50% (KH 50%).
21- Tỷ lệ xử lý chất thải rắn tại đô thị 62% (KH 60%).
d) Quốc phòng an ninh:
22- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân
gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh. Tuyển quân đạt 100% chỉ
tiêu. Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, chủ động nắm chắc
tình hình và xử lý tốt các tình huống, không để bị động, bất ngờ.
2.1.3.2. Mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu năm 2011
a)Mục tiêu tổng quát
Tổ chức triển khai thực hiện các định hướng lớn của Nghị quyết Đại
hội tỉnh Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi các mục
tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2011-2015 trong những năm tiếp theo. Tập
trung mọi nỗ lực phấn đấu thúc đẩy sản xuất phát triển, duy trì tốc độ tăng
trưởng cao, bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng
tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ,
nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y

tế, văn hóa, thể dục thể thao; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã
hội, bảo vệ môi trường sinh thái, chăm lo công tác quần chúng, xây dựng hệ
thống chính trị vững mạnh và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
b) Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2011
(1) Các chỉ tiêu kinh tế:
22
1- Tổng sản phẩm xã hội (giá so sánh 1994) 14.580 tỷ đồng. Tăng
trưởng kinh tế 13,8 % so với ước thực hiện năm 2010.
Trong đó:
- Nông, lâm, ngư nghiệp 6.720 tỷ đồng, tăng 5,6%.
- Công nghiệp - xây dựng 2.760 tỷ đồng, tăng 22,5%.
Riêng công nghiệp 2.090 tỷ đồng, tăng 23%
- Dịch vụ 5.100 tỷ đồng, tăng 21,7 %.
Cơ cấu kinh tế ( ): Nông-lâm-ngư nghiệp 46 - 47%; công nghiệp - xây
dựng 18 - 19%; dịch vụ 34 -35%.
2- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 11.000 tỷ đồng, tăng
21,5% so với kế họach thực hiện năm 2010, bằng khoảng 36,4% tổng sản
phẩm xã hội.
3- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn 27.500 tỷ đồng, tăng
4,2% so ước thực hiện năm 2010.
4- Tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 650 triệu USD, tăng 4,8% so
ước thực hiện 2010; Tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 20 triệu USD, tăng
25% so ước thực hiện 2010.
5- Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn khoảng 3.400 tỷ đồng,
tăng 16,8% so với ước thực hiện năm 2010.
6- Phát triển hạ tầng: Thuỷ lợi bảo đảm tưới chủ động cho trên 72%
diện tích cây trồng có nhu cầu tưới; cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông hóa
80% các tuyến đường tỉnh, 57% hệ thống đường huyện, 28,7% đường xã và
liên xã; 95,2% thôn, buôn có điện, trong đó 95,8% số hộ được dùng điện.

(2) Về xã hội:
7- Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 22%. Có 87% thôn, buôn có
trường hoặc lớp mẫu giáo.
23
8- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn về phổ cập trung học cơ sở đạt
100%.
9- Thu nhập bình quân đầu người 17 triệu đồng/năm
10- Mức giảm tỷ lệ sinh khoảng từ 0,8%o. Tỷ lệ tăng dân số 1,3%.
Quy mô dân số năm 2011 khoảng 1.778 ngàn người.
11- Tạo việc làm mới cho 25.200 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
so với tổng số lao động 39 %, trong đó qua đào tạo nghề 31%.
12- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 3% so với năm 2010.
13- Có 74,4% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. 100 % buôn
đồng bào dân tộc thiểu số có nhà sinh hoạt cộng đồng.
14- Phủ sóng phát thanh, truyền hình (đài địa phương) cho 100% số
hộ.
15- Có 93% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
16- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân
gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh. Tuyển quân đạt 100% chỉ
tiêu. Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, chủ động nắm chắc
tình hình và xử lý tốt các tình huống, không để bị động, bất ngờ.
(3) Về môi trường:
17- Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch trên 65%.
18- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
trên 73,8%.
19- Tỷ lệ che phủ rừng (tính cả cây cao su) 50,5%.
20- Tỷ lệ xử lý chất thải rắn tại đô thị 65%.
24
2.2. Quá trình thẩm định dự án đầu tư
2.2.1. Đặc điểm những dự án được thẩm định tại Sở KH&ĐT Đăk

Lăk
Những dự án được gủi đến Sở KH&ĐT tỉnh Đăk Lăk để thẩm định là
những dự án thuộc cấp tỉnh quản lý, việc quyết định và phê duyệt dự án là
thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư,
Sở KH&ĐT có nhiệm vụ lấy ý kiến của các cơ quan liên quan để phục vụ
cho việc thẩm định dự án trình lên UBND trong việc ra quyết định phê duyệt
dự án.
Có 2 mảng dự án lớn được gửi đến Sở KH&ĐT thẩm định là:
Thứ nhất: Những dự án được cấp vốn từ ngân sách Nhà nước
Nói chung đây là nhưng dự án nằm trong kế hoạch của tỉnh. Vốn được
tài trợ cho những dự án này chủ yếu là: Vốn ngân sách Trung ương cấp cho
tỉnh và vốn ngân sách địa phương để lại. UBND tỉnh dựa vào kế hoạch phát
triển KT – XH của từng năm và vốn ngân sách có trong năm để đưa ra danh
mục các dự án sử dụng vốn kế hoạch cho đâu tư xây dựng. Bởi vậy đây là
những dữ án được UBND tỉnh xem xét, phân tích và chọn lọc kỹ càng. Việc
phân tích hiệu quả của dự án là khâu quan trọng bởi vì khi dự án đi vào hoạt
động sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển KT – XH chung của tỉnh.
Nhìn chung, những dự án được tài trợ từ vốn ngân sách nhà nước là
những dự án đầu tư công cộng. Sản phẩm của dự án là những hàng hóa công
cộng và mục tiêu chính là phục vụ lợi ích chung của công cộng và của toàn
xã hội. Các dự án này không phải hoàn trả vốn cho Nhà nước. Trong quá
trình thẩm định dự án đầu tư, việc xem xét hiệu quả về mặt xã hội được coi
trọng hơn cả.
25

×