Ôn thi Đại học môn Văn theo chuyên đề:
Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Câu 1: Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh).
Gợi ý trả lời:
- Giá trị lịch sử:
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xóa bỏ
chế độ thực dân, phong kiến; là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của Việt
Nam với thế giới; là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta.
- Giá trị nghệ thuật:
Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận đặc sắc, mẫu mực; lập luận chặt chẽ, lí lẽ
sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, giọng văn đầy cảm xúc…
Câu 2: Giải thích vì sao mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai
bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.
Gợi ý trả lời:
- Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền
và Dân quyền của Pháp để làm căn cứ pháp lý cho bản Tuyên ngôn của Việt Nam vì đây
là những bản Tuyên ngôn tiến bộ, được cả thế giới thừa nhận.
- Người trích dẫn bản Tuyên ngôn của Mỹ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và phe Đồng
minh.
- Người trích Tuyên ngôn của Pháp để sau đó là buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ “tự do,
bình đẳng, bác ái”đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản Tuyên
ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp.
- Hồ Chí Minh trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn Độc lập của hai nước lớn là vì tác giả muốn
tạo vị thế ngang hàng của Việt Nam với các nước đó, có cơ sở pháp lí vững vàng kết hợp
với lập luận khéo léo vừa thể hiện thái độ trân trọng, tiếp nhận của người Việt vừa hàm ý
cảnh báo Pháp và Mỹ đừng đi ngược lại những gì của chính đất nước họ
Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn
Độc lập của Hồ Chí Minh.
Gợi ý trả lời:
1. Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập, nêu hai giá trị cơ bản
của bản Tuyên ngôn, đó là giá trị lịch sử và giá trị văn chương
Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố
Hàng Ngang, Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại
quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Người thay mặt chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào. Bản Tuyên
ngôn độc lập của Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa Lịch sử vô cùng to lớn, vừa có giá trị văn
chương cao.
2. Giá trị lịch sử
Về mặt lịch sử, bản Tuyên ngôn Độc lập đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử
dân tộc: kỉ nguyên của độc lập, tự do, đánh đổ chế độ phong kiến hàng mấy mươi thế kỉ,
đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp hơn tám mươi năm, khai sinh ra Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.
Bản Tuyên ngôn đã thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí và sức mạnh Việt
Nam.
Bán Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh còn là sự khẳng định tuyên bố với thế
giới rằng nước Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không ai có quyền xâm
phạm được.
So với bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất (Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt) và
bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai (Bình Ngô đại cao - Nguyễn Trãi) thì bản Tuyên
ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh đã vươn lên một tầm cao mới, vượt hơn ở tầm vóc hướng
ra thế giới trên tinh thần dân chủ, tự do có kết hợp với truyền thống yêu nước và tư tưởng
nhân đạo của dân tộc.
3. Giá trị văn chương
Về mặt văn chương, bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh rất ngắn gọn, chưa
tới một ngàn chữ nhưng vô cùng chặt chẽ và cô đọng.
Bản Tuyên ngôn chia làm ba phần rõ rệt, mỗi phần một ý, liên hệ chặt chẽ với nhau.
Trong phần một, Hồ Chí Minh đã nêu lên những chân lí về nhân quyền và dân quyền để
làm cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn. Trong phần này Bác đã nêu lên hai bản Tuyên
ngôn, đó là bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 để khẳng định quyền thiêng liêng
của mỗi con người: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ
quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc" (Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ,
1776), “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình
đẳng về quyền lợi” (Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp, 1791)
Việc dẫn hai bản tuyên ngôn này, Bác đã đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của ta ngang
hàng với các bản Tuyên ngôn của các nước lớn như Pháp và Mĩ. Từ đó khẳng định quyền
thiêng liêng của mỗi con người, Bác đã nâng lên thành quyền thiêng liêng của mỗi dân
tộc: “suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Phần thứ nhất đã làm nền cho phần thứ hai của bản Tuyên ngôn. Nếu trong phần thứ
nhất Bác khẳng định quyền thiêng liêng của mỗi con người, của mỗi dân tộc là quyền
được sống, được tự do, được độc lập và mưu cầu hạnh phúc thì trong phần thứ hai của
bản Tuyên ngôn, Bác đã vạch rõ tội ác của thực dân Pháp đã gây ra cho đất nước ta, nhân
dân ta. Hành động của chúng thật dã man, vô nhân đạo, đi ngược lại tinh thần của bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp, vạch rõ bản chất gian xảo
của bọn thực dân Pháp. Trong phần này Bác lại nêu rõ tinh thần nhân đạo, yêu độc lập lự
do và tinh thần quyết tâm giành và bảo vệ độc lập của dân tộc ta. Đến phần thứ ba (phần
cuối) Bác lại nói về kết quả của tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do của dân tộc ta và
tuyên bố trịnh trọng với thế giới rằng “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và
thực sự đã trở thành một nước tự do độc lập”.
Như vậy, ta thấy bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có một kết câu, bố cục
khá chặt chẽ. Hơn nữa, lời lẽ của bản Tuyên ngôn khá hùng hồn, nhịp điệu câu văn khá
dồn dập, sắc cạnh. Có những câu văn thật ngắn gọn nhưng lại diễn đạt một ý nghĩa vô
cùng phong phú như câu “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Câu văn chỉ có
chín từ thôi nhưng lại diễn đạt được bao biến động của thời điểm lịch sử lúc bấy giờ.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập này Bác đã sử dụng rất thành công các biện pháp tu
từ: điệp từ, điệp ngữ như Bác sử dụng khá độc đáo điệp từ “sự thật”. Điệp từ này được
Bác nhắc đi nhắc lại nhiều lần để cho mọi người thấy rõ chân lí phải đi từ sự thật. Sự thật
là điều chứng minh rõ cho chân lí. Và từ đó Bác đã vạch trần cái luận điệu “bảo hộ Đông
Dương", “khai hóa văn minh" của thực dân Pháp; đồng thời cũng để khẳng định lòng yêu
độc lập tự do, tinh thần quyết tâm đấu tranh để giành và giữ vững nền độc lập tự do của
dân tộc. Cách dùng điệp từ này còn làm cho bản Tuyên ngôn mang tính thuyết phục cao.
Bên cạnh đó, Bác còn sử dụng rất thành công phép liệt kê để vạch rõ tội ác của kẻ thù đã
gieo rắc cho nhân dân ta, đất nước ta trên nhiều lĩnh vực từ chính trị đến văn hóa, kinh
tế
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác còn dùng phép tăng cấp: “ tuyên bố thoát li
hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt
Nam, xóa bỏ tất củ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam". Với phép tăng cấp
này, Bác đã thể hiện cao độ tinh thần độc lập tự chủ của cả dân tộc.
Qua những điều trình bày trên, ta thấy rõ Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh có
một giá trị văn chương lớn.
4. Khái quát lại giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập
Tóm lại, bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn
vừa có giá trị văn chương cao. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là kết quả của
bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những người con anh dũng của
Việt Năm trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém,
trên chiến trường. Bản “Tuyên ngôn độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức
và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam" (Trần Dân Tiên - Những mẩu
chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh).
Câu 4: Phân tích phần tuyên ngôn trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị để giữ vững quyền tự do độc lập ấy. Để
nêu rõ: Ý nghĩa sâu sắc của phần tuyên ngôn- Lập luận chặt chẽ, giọng văn hùng biện đầy
sức thuyết phục
Gợi ý trả lời:
Giới thiệu kết cấu bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Nhấn mạnh "phần tuyên ngôn" và hai yêu cầu của đề bài.
Ý nghĩa sâu sắc của phần tuyên ngôn
Ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn độc lập rất sâu sắc và tiến bộ
Đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam
độc lập.
Đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa
Như vậy là cùng một lúc, cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết cả hai nhiệm vụ:
độc lập cho dân tộc và dân chủ cho nhân dân để đưa nước Việt Nam sang một kỉ nguyên
mới, kỉ nguyên của độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội (Bình Ngô đại cáo xưa kia. do lịch
sử, chỉ mới giải quyết được độc lập dân tộc).
Nội dung tuyên ngôn đầy đủ, toàn diện, chặt chẽ, dứt khoát
Tuyên bố thoát li và xóa bỏ mọi ràng buộc với Pháp (về quan hệ, hiệp ước, đặc quyền)
Tuyên bố với thế giới về độc lập và tự do của nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam trên
cả ba phương diện:
Có quyền hưởng tự do và độc lập
Sự thật đã thành một nước tự do và độc lập.
Quyết giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.
Lập luận chặt chẽ, giọng văn hùng biện đầy sức thuyết phục.
Lập luận chặt chẽ
Lời tổng kết tình hình trong một câu ngắn gọn, hàm súc: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo
Đại thoái vị"
Nêu ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn độc lập bằng hai câu gọn, rõ.
Tuyên bố với Pháp: "thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước
mà Pháp đã kí về nước Việt Nam (về chứ không phải với), xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền
của Pháp trên đất Việt Nam" (chữ dùng chính xác và dứt khoát).
Tranh thủ các nước Đồng minh (tin rằng , quyết không thể không) công nhận quyền độc
lập của dân tộc Việt Nam.
Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam một cách mạnh mẽ bằng những
điệp ngữ được láy đi láy lại ("Một dân tộc đã gan góc , dân tộc đó phải được tự do! Dân
tộc đó phải được độc lập!")
Những điều trên đây là tiền đề về lí luận đồng thời cũng là để tạo không khí đưa bài văn
đến cao trào, đến lời tuyên bố cuối cùng, lời tuyên bố trịnh trọng với thế giới về ba
phương diện của một nước Việt Nam tự do, độc lập.
Giọng văn hùng biện
Phần lập luận trên đây cũng cho ta thấy giọng văn hùng biện qua cách dùng từ, qua điệp
ngữ, qua lời văn trang trọng và giọng văn đanh thép, dứt khoát, khẳng định.
Tất cả các điểm trên đã làm nên sức thuyết phục mạnh mẽ của "phần tuyên ngôn" trong
bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử này. Đó là do tài nghệ của tác giả, nhưng nguồn gốc sâu
xa lại chính là ở tấm lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết và ý chí độc lập tự do đã trở thành
máu thịt, tâm hồn của người Việt.
Câu 5: Giá trị lịch sử và chất chính luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Gợi ý trả lời:
Theo chiều dài bốn ngàn năm của lịch sử dân tộc có nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ gắn
với sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm. Một trong những mốc lớn ấy là sự kiện Cách
mạng tháng Tám (1945) thành công, nước Việt Nam được khai sinh. Để tuyên bố với
nhân dân cả nước và thế giới biết nước Việt Nam từ nay độc lập, Hồ Chi Minh đã viết
Tuyên ngôn độc lập. Một văn kiện đặc biệt vừa mang tính văn học, vừa mang tính lịch sử.
Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chù Cộng hoà, mở ra một kỉ nguyên mới: Độc lập, Tự do. Hà Nội tưng bừng
màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
Đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nửa chừng Hồ Chủ tịch dừng lại và bỗng dưng hỏi:
"Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?'. Tức thì một tiếng "có" của một triệu con người cùng
đáp, vang dậy như sấm.
"Việt Nam độc lập muôn năml" - Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng hoà
làm một, vang dội núi sông, khi Hồ Chủ tịch vừa kết thúc bản Tuyên ngôn:
"Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy."
Có thể nói: Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện một cách hùng hồn, khát vọng ý chí và
sức mạnh Việt Nam Nó có một giá trị lịch sử vô cùng to lớn. Nó phản ánh một cách tập
trung nhất, tiêu biểu nhất phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh.
Nếu như Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt mờ đầu bằng một lời tuyên ngôn
đanh thép: Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Bình Ngô đại cáo khẳng định một chân lí lịch sử:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" thì Tuyên ngôn độc lập
lại mở đầu bằng cách trích dẫn hai câu nổi tiếng trong hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng trên
thế giới.
Câu thứ nhất trích từ bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776:
"Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Câu thứ hai rút ra từ bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp
năm 1791:
Ngươi ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và
bình đẳng về quyền lợi".
Hồ Chí Minh không chỉ trích dẫn mà còn bình luận, suy rộng ra: "Tất cả các dân tộc
trên thế giới sinh ra đều bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung suớng
và quyền tự do", và đi tới khẳng định: "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được". Qua
đó, ta thấy ý tưởng cao cả, sâu sắc của Hồ Chí Minh là từ sự xác nhận và đề cao một lí
tưởng thời đại về tự do, bình đẳng, bắc ái, về nhân quyền đi đến một yêu cầu, một khát
vọng cháy bỏng và vô cùng thiêng liêng của nhân dân Việt Nam là độc lập dân tộc. Và
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc là mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta, của Cách mạng Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hô Chí Minh.
Giọng văn từ trang nghiêm, trang trọng chuyển thành hùng hồn, căm giận khi Hồ
Chủ tịch vạch trần và lên án tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong gần một
thế kỉ qua. Chúng vô cùng xảo quyệt và dã man "lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái,
đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta". Tác giả đã điểm qua một cách khái quát và
điển hình tội ác của thực dân Pháp trên các lĩnh vực về chính trị, kinh tế và những tội ác
chồng chất như núi. Đó là năm tội ác ghê tờm về chính trị và bốn tội ác cực kì dã man về
kinh tế của chúng.
Năm tội ác lớn về chính trị là tước doạt quyền tự do dân chủ; luật pháp dã man, chia
để trị; đàn áp và khủng bố; thi hành chính sách ngu dân; đầu độc bẳng rượu cồn và thuốc
phiện "để làm cho nòi giống ta suy nhược". Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã nói
về tội ác của quân "cuồng Minh":"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn - Vùi con đỏ
xuống dưới hầm tai vạ". Hơn 500 năm sau. trong Tuyên ngôn Độc lập, người anh hùng
giải phóng dân tộc Hồ Chi Minh viết:
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những
người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể
máu".
Đó là những bằng chứng không ai chối cãi được. Câu văn ngắn, đanh thép, hùng
hồn. Chữ "chúng" được nhắc lại nhiều lần đầy ám ảnh. Cách so sánh cụ thể mỉa mai (lập
ra nhà tù nhiều hơn trường học). Cách dùng vị ngữ, trạng ngữ xác đáng (thẳng tay chém
giết), cách dùng hình ảnh (bể máu) - tất cả tạo nên :phong cách chính luận Hồ Chí Minh:
súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục.
Bốn tội ác về kinh tế của thực dân Pháp là bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến
cho "dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.cướp không ruộng đất, hầm
mỏ, nguyên liệu; độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, v.v Lên án chính sách
sưu thuế vô nhân đạo của chúng, tác giả căm giận viết: "Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế
vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng". Hàng trăm thứ thuể
vô lí ấy của thực dân Pháp đặt ra, nhân dân ta đã từng chịu đựng và ghê tờm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt hèn nhát và phản bội của thực dân Pháp.
Mùa thu năm 1940, thực dân Pháp "quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta, rước Nhật. Pháp
và Nhật đã cấu kết với nhau, bóc lột dân ta thậm tệ, gây ra thảm hoạ năm Ất Dậu, 1945:
"Từ đó, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta sống cực khổ, nghèo
nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị, đến Bắc kì, hơn hai triệu
đồng bào ta đã bị chết đói.
Sự hèn hạ, tàn ác của thực dân Pháp không thể nào kể xiết! Ngày 9-3-1945 Nhật
đảo chính Pháp, quân Pháp bỏ chạy hoặc đầu hàng. Tác giả châm biếm lên án: "Chúng
chẳng những không "bảo hộ" được ta, trái lại trong năm năm chúng bán nước ta hai lần
cho Nhật.". Thậm tệ và tàn nhẫn hơn nữa là trước khi rút chạy "chúng còn nhẫn tâm giết
nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng".
Bằng cách lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định một sự thật lịch sử. Từ năm 1940 trở đi, nước ta đã trờ thành thuộc địa của Nhật,
chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành
chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Để đập tan luận điệu của Đờ
Gôn và bọn thực dân phản động Pháp đang âm mưu tái chiếm Đông Dương, Hồ Chí
Minh hùng hồn tuyên bố: "Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ
không phài từ tay Pháp".
Tuyên ngôn độc lập có giả trị lịch sử to lớn. Tác giả chỉ rõ một cục diện chính trị
mới: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Từ nô lệ, nhân dân ta đã giành được
độc lập: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên
nước Việt Nam độc lập". Một chế độ mới, một nhà nước mới ra đời: "Dân ta đã đánh đổ
chế độ quân chủ mấy mươi thế ki mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà".
Phần tiếp theo là lời tuyên bố sáng ngời chính nghĩa, thể hiện một quyết tâm sắt thép,
không một thế lực thù địch nào có thể lay chuỵền nổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên
lập trường dân tộc kêu gọi các nước Đồng minh công nhận quyền độc lập của nhân dân
Việt Nam. Đồng thời mạnh mẽ tuyên bố: Thoát li hẳn quan hệ với Pháp, xoá bỏ hết
những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp
trên đất nước Việt Nam. Tác giả tự hào nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất chống
thực dân, chống phát xít của dân tộc ta và khẳng định: "Dân tộc đó phải được tự do! Dân
tộc đó phải được độc lập.
Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập là một lời tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử như một
lời thề thiêng liêng, thể hiện sâu sắc khát vọng độc lập, tự do của nhân dân ta, biểu thị
quyết tâm và sức mạnh Việt Nam:
"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự
do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lục luợng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
Tuỵên ngôn độc lập đã thể hiện một cách cao đẹp và sáng tỏ phong cách chính luận
của Hồ Chí Minh. Bác viết văn làm thơ là để phục vụ cách mạng. Trước lúc cầm bút,
Người tự hỏi: Viết nhằm mục đích gì? Viết cho ai? Viết về vấn đề gì? Viết như thế nào?
Đối tượng của Tuyên ngôn độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam mà còn để nói
với thế giới, đặc biệt là nói với bọn đế quốc, thực dân đang âm mưụ tái chiếm Việt Nam.
Mọi lí lẽ, luận cứ đều tập trung hướng về những đối tượng ấy và khẳng định quyền độc
lập, tự do của nhân dân ta.
Những luận cứ được Hồ Chủ tịch nêu lên trong bản Tuyên ngôn Độc lập là những
bằng chứng không thể chối cãi được. Chỉ một lời vạch tội mà bao hàm nhiều ý nghĩa
vạch trần tội ác, như một mũi tên mà bắn trúng hai đích: "Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn
trường học”. Đó là chính sách đàn áp khủng bố và ngu dân của thực dân Pháp.
Lời viết ngắn gọn, hàm súc, đẩy thuyết phục. Chỉ một câu 9 từ mà nêu bật một cục
diện chính trị: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vỉ'. Cách dùng từ ngữ của Bác
rất chính xác và gợi cảm. Văn chính luận, bản chất của nó là lí lẽ và cách lập luận. Thế
nhưng có lúc xuất hiện những hình ảnh cực kì xúc động: "Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa
của chúng ta trong những bể máu. Cách dùng từ ngữ nhất là động từ, trạng ngữ vừa chính
xác, vừa đanh thép: "thẳng tay chém giết '', "thoát li hẳn ", "xoá bỏ hết ", "xoá bỏ tất
cả ". Văn phong của Bác rất nhuần nhị, uyển chuỵển trong cách sử dụng điệp từ, điệp
ngữ, cấu trúc cân xứng, trùng điệp, tăng cấp tạo nên những câu văn đẹp, ý tường sâu
sắc, đầy ấn tượng:
"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc, đã
gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải đuực tự do!
Dân tộc đó phải được độc lập!''.
Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn độc lập vào hạ tuần tháng Tám năm 1945, tại căn
nhà số 48 phố Hàng Ngang - Hậ Nội, ngay sau ngày Người từ chiến khu Việt Bắc về tới
thủ đô (26-8-1945). Hồ Chí Minh đã có lần nói, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, chỉ
có lúc soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập là những giờ phút sảng khoái nhất của Người.
Có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn, vừa mang
những nét tiêu biểu cho văn chương chính luận của Hồ Chi Minh. Nó vừa kế thừa, phát
huy được giá trị của lịch sử vừa mang tính thời đại sâu sắc. Tuyên ngôn độc lập sẽ còn
mãi trong lịch sử dân tộc như dấu ấn khai sinh nước Việt Nam mới, và cũng là áng hùng
văn góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam.
Câu 6: Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn lại những câu ghi
trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp: -Tất cả mọi người -
Người ta sinh ra tự do và bình đẳng Hãy phân tích ý nghĩa của câu trên
Gợi ý trả lời:
Tuyên ngôn Độc lập là một tác phẩm chính luận. Mục đích của văn bản chính luận
là thuyết phục người khác bằng hệ thống lập luận, với những lí lẽ chắc chắn, những bằng
chứng sống động. Trong tranh luận, để bác bỏ một luận điệu của kẻ khác, cách hay nhất
là dùng chính lí lẽ của họ.
Đối với dân tộc ta, bản Tuyên ngôn Độc lập mở đầu cho một thời đại mới. Vì thế,
nó phải xuất phát từ những nguyên tắc của thời đại. Nguyên tắc ấy, Hồ Chí Minh tìm thấy
ở những bản Tuyên ngôn Độc lập cùa nước Pháp và Mĩ, tức là những nước tư bản, đế
quốc, họ còn là những nước Đồng minh. Nguyên tắc ấy là gì? Tất cả mọi người đều sinh
ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được;
trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
(Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ) và Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi;
và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng vè quyền lợi (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền cùa Pháp). Từ những nguyên tắc ấy, Hồ Chí Minh suy rộng ra rằng Tất cả các dân
tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do và khẳng định Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Như
vậy, trích dẫn tuyên ngôn của các nước, Hồ Chí Minh nêu lên quyền độc lập tự do của
các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam, là lẽ phải trong quan hệ quốc tế. Lẽ phải ấy
không phải do người Việt Nam nghĩ ra, mà chính là do các nước lớn đó xác lập.
-Việc trích dẫn các bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Pháp thế hiện Hò Chí Minh
là người hiểu biết sâu sắc và rất trân trọng những giá trị tư tường, văn hóa lớn của nhân
loại. Đồng thời, đây cũng là cách nhắc khéo thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đừng phản bội
lại tổ tiên, đừng đi ngược lại lá cờ nhân đạo mà cha ông họ đã giương lên.
-Cách trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền cùa nước Pháp ở bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
“cũng có nghĩa đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau.
Một cách kín đáo hơn, bản Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh dường như muôn gợi lại niềm
tự hào của tác giả bài Bình Ngô đại cáo ngày xưa khi mở đầu tác phẩm bằng hai vế cân
xứng như để đặt ngang hàng Triệu, Đinh, Lí, Trần của Nam quốc với Hán, Đường, Tống,
Nguyên của “Bắc Quốc”.
Câu 7: Giá trị lịch sử và nhân văn của Tuyên ngôn Độc lập.
Gợi ý trả lời:
60 năm Quổc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là 60 năm dân
tộc ta có bản Tuyên ngôn Độc lập - áng thiên cổ hùng văn thứ ba, tiếp nối thơ Thần được
tương truyền là của Lý thường kiệt (thế kỉ XI) và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (thế
kỉ XV)
Thông thường bất cứ tác phẩm văn học nào cũng gắn liền với số phận củạ một cá
nhân nào đó. Tuyên ngôn Độc lập lại là một trường hợp khác. Đáy là áng văn đặc biệt, có
thể nhìn nhận từ nhiều góc độ: sử học, văn học, triết học, pháp lí và lại gắn liền với số
phận của cả một dân tộc, một quốc gia.
Một ngày ghi mãi sử xanh:
Trong vòng 10 ngày, từ 19-8-1945, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết
trong mặt trận Việt Minh, đã dựng lên tổng khởi nghĩa làm chủ toàn bộ đất nước. Sau
Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào, ngày 26-8 Hồ Chủ tịch trở về Hà Nội, chuẩn bị cho
việc ra mắt chính quyền mới và chinh thức công bố quyền độc lập của dân tộc Việt Nam .
Trên tầng hai của ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang, Bác Hồ đã chủ trì phiên họp của Thường
vụ Trung ương Đảng đầu tiên ở Hà Nội và bắt tay vào viết bản Tuyên ngôn Độc lập. Văn
bàn này được Bác Hồ đọc giữa trưa ngày mùng hai tháng chín năm 1945, trước nửa triệu
đồng bào, tại quảng trường Ba Đình.
Một văn kiện lịch sử to lớn:
Bản Tuyên ngôn Độc lập chỉ có vẻn vẹn 1.120 từ. Thế nhưng, những giá trị lịch sử
của nó lại hết sức to lớn. Cho đến nay, không ai có thể tìm được một văn bản thứ hai,
khái quát đầy đủ, toàn diện về lịch sử Việt Nam của hơn 80 năm trước ngày độc lập. Ở đó,
có những đánh giá khái quát: hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do,
bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái
hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Lại có những chi tiết thật cụ thể, điển hình: Trước ngày
9 tháng 3, biết bao lần Việt Nam đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn
thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí
đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bàng.
Song, giá trị lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập không chỉ ở sự khái quát lịch sử. Với trí
tuệ mẫn tiệp đến kì lạ, Hồ Chủ Tịch đã phân tích thế cuộc trong và ngoài nước một cách
sắc sảo và dự báo những gì sẽ diễn ra sau đó. Vì thế, giữa Ba Đình, trên đất nước Việt
Nam, Người “trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng”: Nước Việt Nam có quyển hưởng tự
do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự
do, độc lập ấy. Hai cuộc trường kì kháng chiến của dân tộc ta sau đó đã được Bác Hồ
chuẩn bị tâm thế từ buổi trưa mùa thu lịch sử ấy! Điều này cũng giải thích vì sao sau khi
viết xong bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ dành cho ông Archimedes L. A Patti, một
người Mĩ trong toán OSS, sau này trở thành nhà báo nổi tiếng, vinh dự làm người đầu
tiên được nghe toàn vộ văn kiện đặc biệt này trước khi Người công bố với quốc dân và
thế giới (Archimedes L. A Patti, Tại sao Việt Nam?).
Nền tảng của chủ nghĩa nhân văn mới.
Năm 1946, trả lời các nhà báo Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Tôi chỉ có một
ham muốn, ham muốn tột bực là làm sao cho đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn
toàn tự do, đồng bào ta ai củng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Sau này, khi
đất nước bị chia cắt, Người nói: Miền Nam trong trái tim tôi. Còn trước đó, ở Tuyên ngôn
Độc lập, một văn bản chính trị, Bác Hồ vẫn không giấu tình cảm của mình. Trái tim
Người nghẹn ngào khi nói về những nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách đô hộ của thực
dân, phát xít: Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của dân ta trong bể máu Từ đó dân ta
càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị
đến Bắc Ki, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Nhưng trái tim ấy cũng vang lên sung
sướng, tự hào khi: Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây
dựng nên nước Việt Nam độc lập Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp
hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy
năm nay, dân tộc đó phải dược tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Hồ Chủ tịch là người yêu nước, dĩ nhiên phải chứa chất lòng căm thù thực dân Pháp.
Song, Bác lại là người có trái tim nhân hậu lớn. Trái tim ấy thuộc về truyền thống của
dân tộc Việt Nam. Trước thế giới, Người nói về nhân nghĩa mà dân tộc này đã đối xử với
kẻ thù cùa mình: đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và
nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp
chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính
mạng và tài sản cho họ.
Không chỉ đấu tranh cho quyền độc lập, tự do của dân tộc, đất nước mình, Hồ Chí
Minh còn khẳng định: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Ngày nay, những lí lẽ như thế
không phái xa lạ, nhưng không phải ở đâu trên trái đất này cũng được tôn trọng. Còn 60
năm về trước, đây lại là điều hoàn toàn mới mẻ. Bác Hồ là vị lãnh tụ đầu tiên trên thế giới
đã gắn vấn đề quyền con người với quyền dân tộc. Ở Người, không có một chủ nghĩa
nhân đạo chung chung, trừu tượng, chủ nghĩa này được khởi thuỷ từ nhận định của K.
Marx: Một dân tộc đi áp bức dân tộc khác không phải là một dân tộc tự do. Và, cùng vì
thể, không thể có quyền con người khi quyền dân tộc chưa giành được. Chính chù nghĩa
nhân đạo hiện thực và cách mạng này sẽ là ngọn cờ tư tưởng cho phong trào giải phóng
dán tộc ở các nước thuộc địa mấy mươi năm qua.
Với người cộng sản, lòng thương xót con người không chưa đủ. Tình thương ấy phải
trở thành khát vọng và hiện thực về cuộc sống tự do và hạnh phúc hơn. Chủ tịch Hồ Chí
Minh là một con người như thế.
Câu 8: Phân tích “phần tuyên ngôn” trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu rõ: Ý nghĩa sâu sắc của phần tuyên ngôn. Lập luận chật chẽ, giọng vân hùng
biện đẩy sức thuyết phục
Gợi ý trả lời:
1. Ý nghĩa sâu sắc của “phần tuyên ngôn” trong bản Tuyên ngôn Độc lập
a.Ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập rất sâu sắc và tiến bộ.
-Đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc
lập.
-Đánh đổ chế độ quán chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
Như vậy là, cùng một lúc, Cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết cả hai nhiệm vụ:
Độc lập cho dân tộc và dân chủ cho nhân dân để đưa nước Việt Nam sang một kỉ nguyên
mới - kỉ nguyên của độc lập - tự do và chủ nghĩa xã hội (Bình ngô đại cáo xưa kia, do
lịch sử, chỉ mới giải quyết được độc lập dân tộc).
b.Nội dung tuyên ngôn: đầy đủ, toàn diện, chặt chẽ, dứt khoát:
-Tuyên bố thoát li và xóa bỏ mọi điều với Pháp (về quan hệ, hiệp ước, đặc quyền).
-Tuyên bố với thế giới về độc lập và tự do của nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam trên
cả ba phương diện.
+ Có quyền hưởng tự do và độc lập.
+ Sự thật đã thành một nước tự do độc lập.
+ Quyết giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.
2. Lập luận chặt chẽ, giọng văn hùng biện dầy sức thuyết phục.
a. Lập luận chặt chẽ.
- Lời tổng kết tình hình trong một câu ngắn gọn, hàm súc: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua
Bảo Đại thoái vị”.
- Nêu ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập bằng hai câu gọn, rõ.
-Tuyên bố với Pháp: “thoát li hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp
đã kí về nước Việt Nam (về chứ không phải với), xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp
trên đất Việt Nam (chữ dùng chính xác và dứt khoát).
- Tranh thủ các nước Đồng minh (“tin rằng” , “quyết không thể không công nhận quyền
độc lập của dân Việt Nam”.
- Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam một cách mạnh mẽ bằng những
điệp ngữ được láy đi láy lại (“Một dân tộc đã gan góc ; dân tộc đó phải được tự do! Dân
tộc đó phải được độc lập!”).
Những điều trên đây là tiền đề về lí luận đồng thời cũng là để tạo không khí đưa bài
văn đến cao trào, đến lời tuyên bố cuối cùng, lời tuyên bố trịnh trọng với thế giới về ba
phương diện của một nước Việt Nam tự do, độc lập.
b. Giọng văn hùng biện: Phần lập luận trên đây cũng đã cho ta thấy rõ giọng văn hùng
biện qua cách dùng từ, qua điệp ngữ, qua lời văn trang trọng và giọng văn đanh thép, dứt
khoát, khẳng định.
Tất cả đã làm nên sức thuyết phục mạnh mẽ của “phần tuyên ngôn” trong bản Tuyên
ngôn Độc lập lịch sử này. Đó là do tài nghệ của tác giả, nhưng nguồn gốc sâu xa lại chính
là ở tấm lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết và ý chí độc lập tự do đã trở thành máu thịt
tâm hồn của người viết.
Câu 9: Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết rất
cao tay: chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy phân tích đế làm sáng tỏ điều đó.
Gợi ý trả lời:
Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem như là mẫu mực của loại
văn nghị luận. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn mở đầu được viết rất cao tay: vừa khéo léo,
vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng
cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền tự do độc lập của
dân tộc. Nhưng ở đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên
ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm
1791 để khẳng định “Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của tất cả các dân
tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật “lấy gậy ông đập lưng ông”.
Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ
tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho
truyền thông tư tưởng và văn hoá của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo
léo vừa kiên quyết:
Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để
“khóa miệng” bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta (sự
thật lịch sử đã chứng tỏ điều này).
Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá
cờ nhận đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định
tiến quân xám lược Việt Nam.
Đoạn mở đầu bản Tuvên ngôn Độc lập của Việt Nam mà nhắc đến hai bản Tuyên
ngôn nổi tiếng trong lịch sử của nhân loại, của hai nước lớn như thế, thì cũng có nghĩa là
đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên
ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết đúng
nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791).
Sau khi nhắc đến những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập cùa Mĩ, Bác viết:
“Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng;
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Ý kiến “suy rộng
ra” ấy quả là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới, nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ
làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX (lịch sử cũng đã
chứng tỏ điều này).
Đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Bác chứa đựng một tư tưởng lớn với nhiều ý
nghĩa sâu sắc, lại được viết bằng một nghệ thuật cao tay, mang sức thuyết phục mạnh mẽ.
Đó là đoạn mở đầu mẫu mực trong một bản Tuyên ngôn bất hủ
Câu 10: Có ý kiến đánh giá: “Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện đầy sức thuyết
phục”. Hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên
Gợi ý trả lời:
Vào những thời điểm chuyển mình của lịch sử một dân tộc thường xuất hiện những
áng văn bất hủ, đánh dấu cho một thời đại. Không phải ngẫu nhiên người ta hay nhắc đến
những bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới như Tuyên ngôn Độc Lập của người Mĩ năm
1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cùa Cách mạng Pháp năm 1791. Lịch sử
dân tộc ta cũng có những bản tuyên ngôn như vậy. Đó là Bình Ngô đại cáo của Nguyễn
Trãi vào thế kỉ XV và Tuyên ngôn Độc lập tự do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc
ngày 2-9- 1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử.
Tuyên ngôn Độc lập cùa Hồ Chí Minh từ lâu vẫn được coi là “một văn kiện có trị lịch
sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ
hùng hồn, đầy sức thuyết phục”. Có thể nói bản Tuyên ngôn là kết tinh trí tuệ của thời
đại, là kết quả của “bao nhiêu hi vọng,gắng sức và tin tường” của hơn hai mươi triệu
nhân dân Việt Nam.
Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội . Tại
căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, người soạn thảo bản Tuyên ngôn và sau đó. Người thay
mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc
lập trước 50 vạn đồng bào.
Sự kiện trọng đại ấy đã để lại dấu ấn sâu sắc vào lịch sử như một mốc son chói lọi.
Nhưng ta sẽ không hiểu hết tầm vóc và ý nghĩa của tác phẩm nếu không trở lại với không
khí chinh trị căng thẳng, nghiêm trọng cách đây hơn nửa thế kỉ.
Cho đến đầu mùa thu năm 1945, tình hình quốc tế có nhiều biến chuyển mau lẹ. Cuộc
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đang đi vào những ngày cuối. Sự cáo chung của phe phát
xít và sự toàn thắng của quân Đồng minh sẽ là một két cục không thể đảo ngược. Chớp
lấy thời cơ đó, nhân dân ta, dưới sự tổ chức và chỉ đạo của Việt Minh đã vùng lên cướp
lấy chính quyền. Chỉ trong vòng một tuần lễ “sao vàng năm cánh” không còn là “mộng”
nữa mà đã tung bay khắp ôba miền. Nhưng cũng chính lúc này, nhiều đế quốc bắt đầu
nhòm ngó Đông Dương và không giấu giếm ý đồ thôn tính nước ta. Hội nghị Posdame
tháng 7-1945 đã quyết định quân Anh vào giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra.
Chính phủ Pháp cho tướng De Gaulle đại diện, tuyên bố : sẽ tổ chức “Liên bang Đông
Dương” thành năm nước! Không thể chần chừ, Việt Nam cần phải tuyên bố độc lập!
Bản Tuyên Ngôn, vì thế đã đóng vai trò hoàn tất một sứ mệnh lịch sử. Không còn
nghi ngờ gì nữa, sự ra đời đúng lúc của bản Tuyèn ngôn Độc lập đã chặn đứng ảm mưu
tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp chống lại ý đồ can thiệp vào Việt Nam các đế
quốc khác, mở đầu cho làn sóng giải phóng thuộc địa ở châu Á, khẳng định chủ quyền và
nâng cao địa vị của dân tộc ta trên trường quốc tế.
Bản Tuyên ngôn cũng đã chính thức chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, năm
năm cướp bóc, giày xéo của phát xít Nhật và nghìn năm chế độ phong kiến. Với ý nghĩa
như vậy bản Tuyên ngôn Độc lập đã thực sự khai sinh ra một. nước Việt Nam mới, mở ra
kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc ta.
Bên cạnh những giá trị to lớn đã nói ở trên, bản Tuyên ngôn còn là một bản văn chính
luận tiêu biểu xuất sắc. Nó đã được viết trong cơn trở dạ của lịch sử để tạo ra bước ngoặt
vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời nó cũng là kết quả của niềm khao khát tự do,
độc lập cháy bỏng của dân tộc Việt Nam đã tích tụ hàng ngàn năm. Bởi vậy, người đọc
luôn luôn bị sự chinh phục lớn lao, mạnh mẽ của một áng hùng văn được kết tinh bởi trí
tuệ và tâm huyết Hồ Chí Minh - Người con ưu tú của dân tộc - và bởi tự bản thân tác
phẩm - tiếng nói chân lí cùa thời đại.
Mọi chân lí đều hết sức giản dị. Đây cũng là phẩm chất tiêu biểu tạo nên vẻ đẹp đầu
tiên của Bản Tuyến ngôn Độc lập. ít có tác phẩm chính luận nào trong văn học xưa nay
lại có bố cục ngắn gọn, súc tích như vậy.
Trước hết, là một thông điệp chính trị, bản Tuyên ngôn nhằm hướng tới những mục
đích thức thời, quan trọng có tính cấp thiết, bức bách, nước sôi, lửa bỏng. Trong một tình
thế như vậy, sự ngắn gọn, mạch lạc sẽ tạo nên hiệu quả thông tin nhanh chóng và triệt để.
Tất nhiên, không phải sự ngắn gọn nào cũng tạo nên tính chất súc tích, cô đọng và không
phải sự cô đọng nào cũng hàm chứa sức mạnh. Bản Tuyên ngôn dường như chỉ xoáy sâu
vào hai vấn đề lớn. Thứ nhất: phủ nhận hoàn toàn quyền dính líu tới Việt Nam của thực
dân Pháp; thứ hai: khẳng định quyền độc lập và quyết tâm sắt đá bảo vệ quyền độc lập đó.
Vì những mục tiêu này, các ý tưởng, các kiểu câu đều tuân theo nguyên tắc mạch lạc,
ngắn gọn, sáng sủa.
Như đã nói ở trên, văn kiện lịch sử này không chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà
còn trước thế giới. Đây còn là thái độ của chúng ta trước kẻ thù, cho nên, bản Tuyên ngôn
Độc lập đã mở đầu bằng việc viện dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của hai cường quốc
Pháp và Mĩ, từ đó suy rộng ra về quyền độc lập dân tộc (bên cạnh quyền con người và
quyền công dân) như một lẽ phải không ai chối cãi được. Vậy mà hơn 80 năm, thực dân
Pháp (đã bất chấp lẽ phải ấy; chúng lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để nô dịch
nhân dân ta. Hành động của chúng là sự chà đạp lên chân lí, trái với đạo lí và chính nghĩa,
đi ngược lại những lời tuyên ngôn mà Cách mạng Pháp đã đề ra. Không chỉ tố cáo những
tội ác của thực dân Pháp, tác giả bản Tuyên ngôn còn vạch trần bộ mặt phản bội của
chúng, khẳng định một cách dứt khoát quyền tự do, độc lập chính đáng của dân tộc Việt
Nam.
Tất cả những lí lẽ và bằng chứng đưa ra đều được cấu trúc trong một hệ thống lập luận
chặt chẽ, đanh thép nhằm chống lại những ngụy thuyết thực dân, những mưu đồ xám
lược của các lực lượng đế quốc nhằm giữ vững chính quyền - vấn đề quan trọng nhất đối
với vận mệnh dân tộc ta lúc bấy giờ.
Điều cần nói là, bản Tuyên ngôn đã không khởi đầu bằng việc nêu lên truyền thống chống
ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc từng chói ngời trong sử sách qua các triều đại Đinh,
Lí, Trần, Lê mà xuất phát từ các nguyên tắc do chính các nước tư bản đã nêu ra và thừa
nhận, đặc biệt là các nước thuộc phe Đồng minh. Rõ ràng trong lập luận, tác giả
bản Tuyên ngôn vừa chứng tỏ sự tôn trọng thành quả văn hóa cùa nhân loại, vừa ngầm
buộc các cường quỗc phải tự ngẫm lại mình mà thừa nhận quyền độc lập của dân tộc Việt
Nam.
Để tố cáo thực dân Pháp, tác giả đã vạch năm tội ác về chính trị, bốn tội ác về kinh tế
cùng hàng loạt sự phản bội đê hèn và trắng trợn vào những thời điểm cụ thể nên dù muốn,
chúng cũng không thể nào chối cãi được.
Để đánh tan những mơ hồ, những “mập mờ đánh lận con đen” mà thực dân Pháp đã cố
dựa vào như một ngụy thuyết để rắp tâm quay trở lại thống trị đất nước ta, một lần nữa,
tác giả vạch rõ: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương đế mở
thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực đân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta
rước Nhật.
( ) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải
thuộc địa cùa Pháp nữa.
( ) Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Với bút lực mạnh mẽ của một trí tuệ siêu việt, với sự thấu hiểu tình hình chính trị một
cách sâu sắc, bằng những chứng cứ đầy đủ và xác thực, bản Tuyên ngôn thực sự là bản
cáo trạng đanh thép lên án mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp.
Tuy nhiên, sức mạnh chinh phục của bản Tuyên ngôn còn là ở sự chính xác và giàu
sức biểu cảm của hệ thông ngôn từ, chẳng hạn sau khi viện dẫn hai bản Tuyên
ngôn, nhưng không dừng lại ở nội dung hai bản Tuyên ngôn đó mà suy rộng ra về quyền
độc lập dân tộc. Tác giả khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Khi
nói về tội ác của thực dân Pháp, tác giả viết: “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một
chút tự do dân chủ nào”, “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu ”,
“chúng ràng buộc ( ), chúng bóc lột ( ), chúng cướp ( ), chúng giữ độc quyền ( ),
chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ”. Khi tuyên bố thoát li hẳn với thực
dân Pháp, bản Tuyên ngôn có những từ vừa chính xác, vừa chọn lọc: “xóa bỏ hết những
hiệp ước mà Pháp đã kí về (chứ không phải với) nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc
quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam ”. Ngoài ra, việc sử dụng hàng loạt điệp từ,
điệp ngữ vừa tạo hiệu quả cao trong việc khẳng định các ý tưởng, vừa bảo đảm chính xác
và sức mạnh cho lí lẽ vừa gợi xúc cảm nhằm tác động đến nhân tâm, thôi thúc người
nghe nhận ra và thừa nhận chân lí.
Tất cả những điều đó đã khẳng định trình độ nghệ thuật xuất sắc của tác giả, đưa Tuyên
ngôn Độc lập trở thành mẫu mực của thể văn chính luận.
Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng Tuyên ngôn Độc lập vẫn là một văn kiện có giá trị lịch
sử to lớn đồng thời là một tác phẩm chính luận xuất sắc mẫu mực. Tuyên ngôn Độc lập -
mở đầu cho kỉ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện cho mọi thay đổi căn bản của đời
sống dân tộc trong đó có văn học.
Câu 11: Phân tích “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh
Gợi ý trả lời:
Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ
hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất. Tác phẩm có
giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối
với người đọc và người nghe- Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã
đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù,
trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. “Bản
tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vong, gắng sức và tin tưởng của hơn hai
mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).Tuyên ngôn Độc lập mở đầu là nêu thẳng
vấn đề. Người nêu những căn cứ pháp lí, “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Đó là
những câu tuyên bố nổi tiếng được Bác rút ra từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và
Mĩ. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh ra…
mưu cầu hạnh phúc”. Để làm nổi bật tính phổ biến của những lẽ phải, Người còn nêu
những lời trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta
sinh ra… về quyền lợi). Cách nêu dẫn chứng như thế vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo
léo vì tỏ ra tôn trọng chân lí chung dù chân lí ấy của các nước đang là kẻ thù gây ra. Cách
nêu dẫn chứng ấy cũng hàm chứa một sự phê phán. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ- những
kẻ xâm lược đã chà đạp lên chân lí, chà đạp lên lương tâm và lý tưởng của cha ông chúng.
Đó là cách dùng lí lẽ của kẻ thù để chống lại kẻ thù, dùng gậy ông đập lưng ông. Hai bản
tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đều nhấn mạnh quyền con người, Bác nói thêm về quyền dân
tộc. Câu nói của Người mở đầu cho trào lưu giải phóng dân tộc trên khắp thế giới. Đồng
thời, đặt Bản tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với hai bản tuyên ngôn đã nêu.Bác lập
luận như vậy là để kết tội thực dân Pháp. Những lời bất hủ trong hai bản tuyên ngôn của
Pháp và Mĩ đã trở thành cơ sở pháp lý để Bác kết tội thực dân Pháp. “Thế mà đã hơn 80
năm nay… nhân đạo và chính nghĩa” Sau khi kết thúc một cách khai quát tôị ác của thực
dân Pháp, bản tuyên ngôn nêu lên những dẫn chứng cụ thể để lật mật nạ “bảo hộ” của
thực dân Pháp trước toàn thể nhân loại: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho… dân
chủ nào”. Lời kể tội của tác giả hùng hồn và đanh thép. Cách lập luận trùng điệp như:
“Chúng thi hành…”, “Chúng lập ra…”. “Chúng thẳng tay chém giết…” thể hiện được tội
ác chồng chất của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách dùng hình ảnh của tác giả làm
nổi bật sự tàn bạo của thực dân Pháp: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu
nước… chúng tắm các cuộc… bể máu”.Về kinh tế, Bác cũng kết tội thực dân Pháp từ
khái quát đến cụ thể “Chúng bóc lột dân ta đến… tiêu điều”. Bác quan tâm đến những
hạng người như: “dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”, “chúng không cho các nhà tư
sản ta ngóc đầu lên”. Lập luận như vậy là Bác muốn tranh thủ sự ủng hộ của khối đại
đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền Độc lập. Cả đoạn văn tác giả chỉ dùng một
chủ ngữ “chúng” để chỉ thực dân Pháp, nhưng vị ngữ thì luôn thay đổi: “thi hành”, “lập
ra”, “thẳng tay chém giết”, “tắm”… chỉ một ke thù là thực dân Pháp nhưng tội ác của
chúng gây ra trên đất nước ta vô cùng nhiều. Cách lập lụân đanh thép cùng với những dẫn
chứng cụ thể khiến kẻ thù hết đường lẩn tránh tội ác.Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp
gây ra là nạn đói khủng khiếp năm 1945: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm
lăng Đông Dương để mở thêm căm cứ đánh đồng minh thì thực dân Pháp quì gối đầu
hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và
Nhật. Từ đó, nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu
năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói”.Tác giả cũng không
bỏ xót nhữung tội ác khác của bọn thực dân Pháp như “trong năm năm chung bán… cho
Nhật”, tội thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa, tội “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên
Bái và Cao Bằng.”Người kết tội thực dân Pháp một cách hùng hồn và đanh thép như vậy
nhằm phơi bày bản chất tan bạo, dã man của thực dân Pháp, lột mặt nạ “khai hoá’, “bảo
hộ” của chúng trước nhân dân thế giới, khơI lòng căm thù của nhân dân ta với thực dân
Pháp.Tác giả biếu dương sức mạnh dân tộc tỏngcông cuộc chống thực dân phong kiến và
giành lấy nền Độc lập “Pháp chạy, Nhật hàng…chế độ dân chủ cộng hoà”. Đoạn văn này
diễn tả đầy hào khí. Chỉ có 9 chữ “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, Bác
dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và cực kì oanh liệt của dân tộc ta. Biểu
dương truyền thống bất khuất của dân tộc, tác giả nhằm kích thích tinh thần tự hào dân
tộc, kích thích ý chí chiến đấu để nhân dân ta quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân
Pháp.Tiếp theo, Người nêu cơ sở chính nghĩa của việc thành lập nước Việt Nam mới.
Việt Minh là tổ chức cách mạng của toàn bộ dân tộc Việt Nam. Việt minh đã đứng về phe
đồng minh, đã chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật và đã giành chính quyền từ tay
Nhật. Hai lần Người nhấn mạnh nền Độc lập của đất nước bẳng những câu văn điệp ngữ
mạnh mẽ: “Sự thật là…”.Trên cơ sở ấy, Người tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ trên đất nước Việt
Nam…”Cuối cùng thay mặt cho cả một dân tộc vừa giành được tự do độp lập. Người nêu
lời thề “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cảI để giữ vững quyền
tự do Độc lập ấy”- Tuyên ngôn Độc lập là kiệt tác của Hồ Chí Minh. Bằng tâm huyết và
tài hoa, Người đã thể hiện được khí phách của một dân tộc đang vùng dậy chống đế quốc,
thực dân phong kiến, giành Độc lập tự do cho nước nhà. Với Tuyên ngôn Độc lập, lần
đầu tiên Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do và Độc lập
và nhân dân thế giới cũng thấy được tinh thần quyết tâm bảo vệ nền Độc lập của dân tộc
Việt Nam.Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện lích sử. Nó là bản văn quan
trọng bậc nhất của nước ta. Để có được Tuyên ngôn Độc lập, biết bao đồng bào, đồng chí
đã hy sinh trong suốt 80 năm chống Pháp. Tuyên ngôn Độc lập là một cột mốc lịch sử, nó
chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta sống kiếp ngựa trâu, nô lệ của dân
tộc, nó mở đầu một kỉ nguyên mới: ki nguyên Độc lập tự do.Với hệ thống lập luận chặt
chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng sánh
ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác
như Hích tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Câu 12: Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gợi ý trả lời:
Mùa thu năm 1945, cả nước ta tưng bừng trong niềm sung sướng hân hoan cách mạng
tháng Tám thành công đã rũ bỏ khỏi vai người dân Việt Nam những xiềng xích nô lệ và
áp bức, đưa họ qua ngưỡng cửa tối tăm bước tới vùng sáng độc lập tự do. Sáng ngày 2/9,
một buổi sáng trời trong với nắng vàng ấm áp, trước hàng triệu nhân dân trên quảng
trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai
sinh một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tự do, độc lập và dân chủ. Bản tuyên
ngôn được Hồ chủ tịch viết ra trong một tâm trạng vui sướng nhất. Bằng tất cả tâm hồn
và trí tuệ, bằng những xúc cảm mãnh liệt, người đã truyền đến triệu trái tim nhân dân
những rung động sâu xa và thấm thía, đồng thời tuyên bố một cách vững chắc và hào
hùng với thế giới về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước ta.
Toàn văn bản tuyên ngôn không dài, chỉ gói gọn trong khoảng chưa đầy một ngàn chữ
nhưng vô cùng chặt chẽ và súc tích. Bản Tuyên ngôn chia làm ba phần rõ rệt, mỗi phần
một ý, liền mạch với nhau theo một bố cục chặt chẽ mạch lạc
Phần đầu bản Tuyên ngôn nêu lên những chân lý về nhân quyền và dân quyền. Tác giả
trích dẫn lời hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới, bản “Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ và
bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp có dụng ý sâu sắc. Bản tuyên ngôn
độc lập của Mỹ ra đời sau khi nước Mỹ đấu tranh giành độc lập thành công. Bản “Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền” cũng ra đời trong chiến thắng của cách mạng Pháp, cuộc
cách mạng của những thị dân và nông dân phản kháng lại áp bức, bất công. Lời lẽ của hai
bản tuyên ngôn trên tự thân đã nêu lên những chân lý, lại đại diện cho những cuộc cách
mạng có tính tiên phong của những nước có ảnh hưởng lớn trên thế giới, mang tính công
pháp quốc tế, khiến cho không ai có thể phủ nhận tính đúng đắn của chúng. Ta có thể
thấy sự hiểu biết và cân nhắc kĩ càng của vị Chủ tịch trích dẫn những chân lý đó. Hơn thế
Người còn vận dụng sáng tạo: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả dân lộc trên thế
giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền
tự do". Người đã đi từ khái niệm con người sang khái niệm dân tộc một cách tổng quát và
cũng đầy thuyết phục. Điều đáng nói hơn nữa là ngay ở đoạn đầu này, cũng chính là lời
trích dẫn bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” đã tỏa ra sức chiến đấu mạnh mẽ
và tiềm tàng của Tuyên ngôn độc lập. Bởi vì chính phủ Pháp, chính phủ phụng sự cho
tinh thần của "Tuyên ngôn nhân quyền" đầy lẽ phải kia lại đang thi hành những hành
động trái ngược hẳn; “Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ
tự do hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Rõ ràng qua cách lập
luận như thế, một sự thật được phơi bày một cách hiển nhiên: bản chất của thực dân Pháp
ở Việt Nam là trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa, kết thúc phần này là một câu khẳng
định ngắn gọn và đầy sức thuyết phục.
Mở rộng hơn, phần hai liệt kê ngắn gọn và đầy đủ những tội ác mà thực dân Pháp đã gây
ra trên đất nước ta trong suốt gần một trăm năm đô hộ. Trước tiên, chúng tước đoạt tự do
chính trị “tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút quyền tự do dân chủ nào ",
u
chúng
thẳng tay chém giết những người tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng", “chúng thi hành
những luật pháp dã man", "chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trunq, Nam, Bắc, để ngăn
cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết" Chỉ trong một
đoạn ngắn hai mươi mốt câu, tác giả xé toang chiêu bài "khai hóa, bảo hộ" giả dối bịp
bợm bấy lâu chúng dùng để che đậy những việc làm xấu xa độc ác. Từ những hành động
tàn nhẫn của thực dân Pháp như khủng bố Việt Minh, giết những người tù chính trị tác
giả dẫn dắt chúng ta đến những hành động nhân đạo. Chúng ta chống phát xít, chúng ta
đứng về phía mặt trận dân chủ chống phát xít, chúng ta có vai trò và vị trí xứng đáng
trước thế giới chính do sức mạnh tự thân của dân tộc.
Tự do vừa giành được ấy thật vô giá, để có được nó, nhân dân ta đã phải đánh đổi bằng
bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu xương máu và tâm huyết. Ấy thế mà vẫn còn bao nhiêu thế
lực thù trong giặc ngoài đến, lúc bấy giờ đang tăm tia bóp chết sự sống mới hình thành
của nước Việt Nam non trẻ, hiểu được điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân
dân nêu lên lời tuyên bố trịnh trọng và quyết liệt.
Đây là bản Tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một
nhà nước mới, đánh dấu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho một dân tộc
bất khuất kiên cường. Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa châu Á.
Mặt khác, bản Tuyên ngôn còn là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép và lôi
cuốn ở lý lẽ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh dễ cảm, chính xác, mạnh mẽ, ở câu
văn gọn mà sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ,
động viên tinh thần nhân dân, và tranh thủ sự đồng tình quốc tế.
Câu 13: Anh (chị) hãy phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên
ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.
Gợi ý trả lời:
1.Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập, nêu hai giá trị cơ bản của bản
Tuyên ngôn, đó là giá trị lịch sử và giá trị văn chương
Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng
Ngang, Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng
trường Ba Đình - Hà Nội, Người thay mặt chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào. Bản Tuyên ngôn
độc lập của Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa Lịch sử vô cùng to lớn, vừa có giá trị văn
chương cao.
2. Giá trị lịch sử
Về mặt lịch sử, bản Tuyên ngôn Độc lập đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân
tộc: kỉ nguyên của độc lập, tự do, đánh đổ chế độ phong kiến hàng mấy mươi thế kỉ, đánh
đổ ách đô hộ của thực dân Pháp hơn tám mươi năm, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
Bản Tuyên ngôn đã thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí và sức mạnh Việt Nam.
Bán Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh còn là sự khẳng định tuyên bố với thế giới
rằng nước Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không ai có quyền xâm phạm
được.
So với bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất (Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt) và bản
Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai (Bình Ngô đại cao - Nguyễn Trãi) thì bản Tuyên ngôn
Độc lập của Hồ Chí Minh đã vươn lên một tầm cao mới, vượt hơn ở tầm vóc hướng ra
thế giới trên tinh thần dân chủ, tự do có kết hợp với truyền thống yêu nước và tư tưởng
nhân đạo của dân tộc.
3. Giá trị văn chương
Về mặt văn chương, bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh rất ngắn gọn, chưa tới
một ngàn chữ nhưng vô cùng chặt chẽ và cô đọng.
Bản Tuyên ngôn chia làm ba phần rõ rệt, mỗi phần một ý, liên hệ chặt chẽ với nhau.
Trong phần một, Hồ Chí Minh đã nêu lên những chân lí về nhân quyền và dân quyền để
làm cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn. Trong phần này Bác đã nêu lên hai bản Tuyên
ngôn, đó là bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 để khẳng định quyền thiêng liêng
của mỗi con người: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ
quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc" (Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ,
1776), “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình
đẳng về quyền lợi” (Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp, 1791)
Việc dẫn hai bản tuyên ngôn này, Bác đã đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của ta
ngang hàng với các bản Tuyên ngôn của các nước lớn như Pháp và Mĩ. Từ đó khẳng định
quyền thiêng liêng của mỗi con người, Bác đã nâng lên thành
quyền thiêng liêng của mỗi dân tộc: “suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng
và quyền tự do”.
Phần thứ nhất đã làm nền cho phần thứ hai của bản Tuyên ngôn. Nếu trong phần
thứ nhất Bác khẳng định quyền thiêng liêng của mỗi con người, của mỗi dân tộc là quyền
được sống, được tự do, được độc lập và mưu cầu hạnh phúc thì trong phần thứ hai của
bản Tuyên ngôn, Bác đã vạch rõ tội ác của thực dân Pháp đã gây ra cho đất nước ta, nhân
dân ta. Hành động của chúng thật dã man, vô nhân đạo, đi ngược lại tinh thần của bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp, vạch rõ bản chất gian xảo
của bọn thực dân Pháp. Trong phần này Bác lại nêu rõ tinh thần nhân đạo, yêu độc lập lự
do và tinh thần quyết tâm giành và bảo vệ độc lập của dân tộc ta. Đến phần thứ ba (phần
cuối) Bác lại nói về kết quả của tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do của dân tộc ta và
tuyên bố trịnh trọng với thế giới rằng “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và
thực sự đã trở thành một nước tự do độc lập”.
Như vậy, ta thấy bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có một kết câu, bố
cục khá chặt chẽ. Hơn nữa, lời lẽ của bản Tuyên ngôn khá hùng hồn, nhịp điệu câu văn
khá dồn dập, sắc cạnh. Có những câu văn thật ngắn gọn nhưng lại diễn đạt một ý nghĩa
vô cùng phong phú như câu “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Câu văn chỉ
có chín từ thôi nhưng lại diễn đạt được bao biến động của thời điểm lịch sử lúc bấy giờ.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập này Bác đã sử dụng rất thành công các biện pháp
tu từ: điệp từ, điệp ngữ như Bác sử dụng khá độc đáo điệp từ “sự thật”. Điệp từ này
được Bác nhắc đi nhắc lại nhiều lần để cho mọi người thấy rõ chân lí phải đi từ sự thật.
Sự thật là điều chứng minh rõ cho chân lí. Và từ đó Bác đã vạch trần cái luận điệu “bảo
hộ Đông Dương", “khai hóa văn minh" của thực dân Pháp; đồng thời cũng để khẳng định
lòng yêu độc lập tự do, tinh thần quyết tâm đấu tranh để giành và giữ vững nền độc lập tự
do của dân tộc. Cách dùng điệp từ này còn làm cho bản Tuyên ngôn mang tính thuyết
phục cao. Bên cạnh đó, Bác còn sử dụng rất thành công phép liệt kê để vạch rõ tội ác của
kẻ thù đã gieo rắc cho nhân dân ta, đất nước ta trên nhiều lĩnh vực từ chính trị đến văn
hóa, kinh tế
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác còn dùng phép tăng cấp: “ tuyên bố thoát li
hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt
Nam, xóa bỏ tất củ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam". Với phép tăng cấp
này, Bác đã thể hiện cao độ tinh thần độc lập tự chủ của cả dân tộc.
Qua những điều trình bày trên, ta thấy rõ Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh có một
giá trị văn chương lớn.
4. Khái quát lại giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập
Tóm lại, bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa lịch sử vô
cùng to lớn vừa có giá trị văn chương cao. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là
kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những người con
anh dũng của Việt Năm trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên
máy chém, trên chiến trường. Bản “Tuyên ngôn độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vọng,
gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên -
Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh).
Câu 14: Phân tích giá trị lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập. Nêu một vài cảm nhận của
anh (chị) về phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản
Tuvên ngôn độc lập này.
Gợi ý trả lời:
19/8/1945 chính quyền ở Thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. Ngày 23/8 tại
Huế, trước mười lăm vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Ngày 25/7 hơn tám
mươi vạn đồng bào Sài Gòn, Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không
đầy mười ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ. Chế độ
thực dân kéo dài tám mươi năm cùng với chế độ phong kiến hàng ngàn năm sụp đổ tan
tành.
Ngày 2/9/1945 tại quảng ưường Ba Đình. Hà Nội, thay mặt chính phủ lâm thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên mới độc lập, tự do. Hà Nội tưng bừng màu
đỏ, cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
Đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nửa chừng, Hồ Chủ tịch dừng lại và bỗng dưng
hỏi: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không". Tức thì một tiếng “có" của một triệu con người
cùng đáp, vang dậy như sấm.
“Việt Nam độc lập muôn năm" - Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng
hòa làm một, vang dội núi sông, khi Hồ Chủ tịch vừa kết thúc bản Tuyên ngôn: “Nước
Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc
lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và
của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Có thể nói: bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện một cách hùng hồn, khát vọng ý chí
và sức mạnh Việt Nam Nó có một giá trị lịch sử vô cùng to lớn. Nó phản ánh một cách
lập trung nhất, tiêu biểu nhất phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí
Minh.
Nếu như Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt mở đầu bằng một lời tuyên ngôn
đanh thép: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư", Bình Ngô đại cáo khẳng định một chân lý lịch
sử: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", thì Tuyên ngôn độc
lập lại mở đầu bằng cách trích dẫn hai câu nói trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế
giới.
Câu thứ nhất trích dẫn từ bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776:
"Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc". Câu thứ hai rút ra từ bản Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình
đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Hồ Chí Minh không chỉ trích dẫn mà còn bình luận, suy rộng ra: “Tất cả các dân
tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do”, và đi tới khẳng định: “Đó là những lẽ không ai chối cãi được".
Qua đó, ta thấy ý tưởng cao cả, sâu sắc của Hồ Chí Minh là từ sự xác nhận và đề cao một
lý tưởng thời đại về tự do, bình đẳng, bác ái, về nhân quyền đi đến một yêu cầu, một khát
vọng cháy bỏng và vô cùng thiêng liêng của nhân dân Việt Nam là độc lập dân tộc. Và
“Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” là mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta, của cách mạng
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, việc trích dẫn còn là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng lớn của dư
luận tiến bộ trên thế giới nhất là đối với các cường quốc năm châu. Như vậy, khi ta nói
đến giá trị lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập trước hết phải nói đến dụng ý chiến lược và
chiến thuật của việc trích dẫn hai câu nổi tiếng trong hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp.
Giọng văn từ trang nghiêm, trang trọng chuyển thành hùng hồn, căm giận khi Hồ
Chủ tịch vạch trần và lên án tội ác của thực dân Pháp đốt với nhân dân ta trong gần một
thế kỷ qua. Bộ mặt của chúng vô cùng xảo quyệt và dã man "'lợi dụng lá cờ tự do, bình
đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”. Tác giả đã điểm qua một cách
khái quát và điển hình tội ác của thực dân Pháp trên các lĩnh vực về chính trị, kinh tế và
những tội ác khác chồng chất như núi. Đó là năm tội ác ghê tởm về chính trị và bốn tội ác
cực kỳ dã man về kinh tế của chúng.
Năm tội ác lớn về chính trị là tước đoạt quyền tự do dân chủ, luật pháp dã man,
chia để trị; đàn áp và khủng bố"; thi hành chính sách ngu dân; đầu độc bằng rượu cồn và
thuốc phiện để làm cho nòi giống ta suy nhược. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã
nói về tội ác của quân “cuồng Minh": "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn - Vùi con
đỏ xuống dưới hầm tai vạ". Hơn năm trăm năm sau, trong Tuyên ngôn độc lập, người
hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh viết.“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.
Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi chúng ta. Chúng tắm các
cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”.
Đó là những bằng chứng không ai chối cãi được. Câu văn ngắn, đanh thép, hùng
hồn. Chữ “chúng" đưực nhắc lại nhiều lần đầy ám ảnh. Cách so sánh cụ thể, mỉa mai "lập
ra nhà tù nhiều hơn trường học". Cách dùng vị ngữ, trạng ngữ xác đáng “thẳng tay chém
giết", cách dùng hình ảnh “bể máu'' – tất cả tạo nên phong cách chính luận Hồ Chí Minh:
súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục.
Bốn tội ác về kinh tế của thực dân Pháp là bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho
“dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều"; cướp không ruộng đất, hầm mỏ,
nguyên liệu, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.v v lên án chính sách sưu
thế vô nhân đạo của chúng, tác giả căm giận viết: “Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý,
làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng”. Hàng trăm thứ thuế vô lý
của thực dân Pháp đặt ra, nhân dân ta đã từng chịu đựng và ghê tởm:
“ Các hạng thuế, các làng tăng mãi
Hết đinh điền rồi lại trâu bò
Thuế diêm, thuế rượu, thuế bò, thuế xe
Thuế sản vật, thuế chè, thuế thuốc
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền
Thuế bè tre gỗ, thuế thuyền bán buôn
Thuế đến cả phấn son đường phố
Thuế những anh thuốc lọ gậy mòn
Thuế gò, thuế bãi thuế cồn
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn
Thuế dầu, mật, thuế sơn mọi lối
Thuế gạo rau, thuế muối, thuếbông
Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng
Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kỳ
Các dạng thuế kể chi cho xiết
Thuế xí kia mới thiệt lạ lùng!
Làm cho thập thất cửu không
Làm cho đau đớn khốn cùng không thôi,.!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt hèn nhát và phản bội của thực dân Pháp. Mùa
thu năm 1940, thực dân Pháp "quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta, rước Nhật". Pháp và
Nhật đã câu kết với nhau, bóc lột dân ta thậm tệ, gây ra thảm họa năm Ất Dậu, 1945. Từ
đó, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta sống cực khổ, nghèo nàn.
Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu
đồng bào ta đã bị chết đói.
Sự hèn hạ, tàn ác của thực dân Pháp không thể nào kể xiết! Ngày 9/3/1945 Nhật đảo
chính Pháp, “quân Pháp bỏ chạy hoặc đầu hàng". Tác giả châm biếm lên án: “Chúng
chẳng những không bảo hộ được ta, trái lại trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho
Nhật!". Thậm tệ và tàn nhẫn hơn nữa trước khi rút chạy “chúng còn nhẫn tâm giết nốt số
đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
Bằng cách lập luận chặt chẽ. đanh thép, hùng hồn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định
một sự thật lịch sử: Từ năm 1940 trở đi, nước ta đã trở thành thuộc địa của Nhật, chứ
không phải thuộc địa của Pháp nữa. Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính
quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đập tan luận điệu của Đờ Gôn và
bọn thực dân phản động Pháp đang âm mưu “tái chiếm" Đông Dương, Hồ Chí Minh
hùng hồn tuyên bô: "sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không
phải từ tay Pháp".