Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Một số mô hình nông nghiệp bền vững cho hộ sản xuất quy mô nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 102 trang )

1
MNG AN NINH LƯƠNG THC VÀ GIM NGHÈO CIFPEN
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
HÀ NỘI - 2010
2
@ Cuốn sách này được tài trợ bởi ActionAid tại Việt Nam.
CHU TRÁCH NHIM XUT BN:
Lưu Xuân Lý
CHU TRÁCH NHIM NI DUNG:
Ban điều hành mạng CIFPEN
BIÊN TP:
ThS. Phạm Văn Thành - CCRD
ThS. Đỗ Đức Khôi - PED
TS. Cao Vĩnh Hải - CERPA
ThS. Nguyễn Thị Lan Hương - CEPHAD
Lê Đức Lưu - RPC
Nguyễn Thị Minh Nghĩa
THIT K:
Lê Đức Lưu - RPC
3
Xây dựng nền nông nghiệp bền vững là mục tiêu của mỗi quốc
gia và của toàn cầu hiện nay. Đây cũng là một nhiệm vụ quan
trọng đối với nền nông nghiệp Việt Nam.
“Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống
bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng
thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không làm hủy hoại đất
đai, không làm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững đặc biệt
quan tâm đến việc bảo vệ công bằng xã hội cũng như bảo vệ và duy
trì bản sắc văn hóa dân tộc”.
Hiện nay, vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững đã được xã


hội quan tâm. Ở một số vùng đã hình thành những mô hình nông
nghiệp sinh thái bền vững: Một số nguyên lý của nông nghiệp
bền vững đã được ứng dụng. Tính hệ thống trong nông nghiệp
bền vững cũng được chú trọng với các mô hình canh tác tổng
hợp, gắn kết các yếu tố thành phần, các mô hình VAC nhằm tạo
ra các quy trình sản xuất phi chất thải, nâng cao hiệu quả của
đồng vốn đầu tư và bảo vệ môi trường. Biện pháp quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM) cũng được hướng dẫn thực hiện ở nhiều nơi. Việc
sử dụng phân bón sinh học đã bắt đầu được mở rộng. Việc bảo vệ
rừng, trồng và khoanh nuôi rừng đã được đặc biệt quan tâm chú
trọng theo các chương trình như “Chương trình trồng mới 5 triệu
hecta rừng”, “ Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn”
Cuốn sách “Một số mô hình nông nghiệp bền vững cho hộ sản
xuất quy mô nhỏ” được biên soạn từ việc tập hợp các thành tựu
của các đơn vị thành viên thuộc Mạng An ninh lương thực và giảm
nghèo (CIFPEN) và một số đơn vị ngoài CIFPEN. Các mô hình này
thực sự có ý nghĩa góp phần thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững
của những hộ nông dân nghèo trước những khó khăn và thách
thức trong quá trình phát triển và hội nhập hiện nay. Tuy cũng
còn hạn chế về sự đa dạng cũng như chưa thể bao quát được thực
tế sản xuất nông nghiệp ở tất cả các vùng sinh thái, song kết quả
bước đầu của các mô hình thu được từ những cố gắng và nỗ lực
của các thành viên mạng CIFPEN thực sự là những bài học bổ ích.
LI GII THIU
4
Các mô hình này đã nêu được một số kinh nghiệm cụ thể, gắn liền
với các tiêu chí áp dụng đơn giản và phù hợp để các hộ nông dân
sản xuất quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn có thể lựa chọn và áp
dụng, góp phần giảm bớt khó khăn trong đời sống thông qua lợi

ích kinh tế gia tăng từ các hoạt động sản xuất liên quan và bảo vệ
môi trường.
Tôi đánh giá cao những nỗ lực của các mô hình được biên soạn
và in trong cuốn sách này. Đặc biệt là cách tiếp cận phổ biến thông
tin, phổ biến kiến thức và truyền bá kinh nghiệm để nhân rộng
các mô hình liên quan thực sự mang lại những giá trị gia tăng cho
phát triển nông nghiệp bền vững và là những kinh nghiệm tốt để
có thể phát huy và áp dụng cho Chương trình phát triển “Nông
nghiệp, Nông thôn và Nông dân” trong giai đoạn hiện nay.
Hà Nội, tháng 8 năm 2010.
Nguyễn Ngọc Trìu
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ
Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT
Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam
5
Building a sustainable agriculture is the goal of each country
and of the world today. This is also an important task of Vietnam
agriculture.
“The purpose of sustainable agriculture is to build an ecologically
sustainable, economically viable system which can meet human
needs without damaging the land or polluting the environment.
Sustainable agriculture pays special attention to protecting social
equality as well as protecting the nation’s cultural identity”.
Currently, society is paying much more attention to sustainable
agriculture. A model of ecologically sustainable agriculture has
been built in some regions; principles of sustainable agriculture
have been applied; sustainable agriculture has also been included
in integrated cultivation models, which combine it into VAC and
other models, in order to establish agricultural processes which
produce much less waste, enhance the effectiveness of investment

capital and protect the environment. The Integrated Pest
Management (IPM) strategy has also been part of the guidance
for agriculture in many regions; the use of biological fertilizers has
started to be expanded; forest protection is paid special attention
under the New 5 hectare Forest Growth Programme, the National
Target Programme for Rural Water Supply and Sanitation, and
other programmes.
The book collection “Proven models of sustainable agriculture
for household on a small-scale” has been compiled by gathering
together the achievements of members of the Civil Society
Inclusion in Food security and Poverty Elimination Network
(CIFPEN). These models are really helpful to the development of
sustainable livelihoods for poor farmer households who today are
struggling with many difficulties in the process of development
and integration today. Although they do not cover all possible
models or agriculture in all ecological regions, the initial results
from the models offer really helpful lessons, thanks to the efforts
of CIFPEN members. The descriptions of the models cover specific
experiences, and include simple criteria so that farmers farming
on a small-scale in rural regions can select an appropriate model
INTRODUCTION
6
to apply. Thus they can contribute to more sustainable livelihoods
through relevant production activities and environmental
protection.
I highly appreciate the effort that has gone into compiling this
set of models for printing in this book, especially the approach of
disseminating information and propagating experiences so that
relevant models can be widely applied to bring added value to the
development of sustainable agriculture and the best experience

can be promoted and applied to the current stage of the
“Agriculture, Rural Areas and Farmers Development Programme”.
Ha Noi, August 2010.
Nguyen Ngoc Triu
Former Vice Prime Minister
Former Minister of Agriculture & Rural Development
Chairman of Vietnam Gardening Association
7
Chúng ta đều biết, nông nghiệp toàn cầu với xu hướng sử dụng các phương
pháp thâm canh theo quy mô lớn, đòi hỏi đầu tư cao đang phản ánh tác động
hai mặt bất cân bằng: Tăng sản lượng trước mắt của một loại sản phẩm nông
nghiệp nhất định và làm tổn hại đến các hệ thống sản xuất nông nghiệp khác
(canh tác nông hộ, chủ trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ). Hậu quả của xu thế
này là loại bỏ sự đa dạng của hệ thống nông nghiệp và sự phát triển không đồng
đều trên thế giới. Xu thế đồng nhất toàn cầu các hoạt động nông nghiệp và sinh
kế hiện nay hiển nhiên đang tập trung quyền lực vào các tập đoàn đa quốc gia,
biến nông nghiệp trở thành mục tiêu cho các động cơ lợi nhuận của họ. Tình
trạng trên dẫn tới một thực tế là: có một nhóm nhỏ của thế giới sản xuất dư thừa
trong khi đa số chứng kiến sự phá hủy của cơ chế tự cung tự cấp trong các cộng
đồng nông nghiệp. Số người liên quan ngày càng trở nên dễ bị tổn thương trong
hoàn cảnh suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện tại. Hơn thế
nữa, nông nghiệp đang bị chi phối bởi các định chế tài chính lớn, định chế này
khuyến khích các hoạt động đầu cơ trong các thị trường lương thực. Đây là một
trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khủng hoảng giá lương thực,
đẩy hàng trăm triệu người trên thế giới rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực
và đói nghèo.
Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và các tiến triển trong việc giảm nghèo ở khu
vực nông thôn đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên trước mắt vẫn
còn nhiều thách thức. Nông dân đã được giới thiệu các quy trình canh tác tiên
tiến và các giống có năng suất cao. Kết quả là sản lượng nông nghiệp đã tăng

đáng kể, góp phần đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế
giới; giúp Nông nghiệp duy trì mức độ tăng trưởng khoảng 4% trong 5 năm vừa
qua; Tuy nhiên, hầu hết các công nghệ và giống mới này đòi hỏi phải đầu tư cao,
các yếu tố đầu vào nhiều cũng như sự lệ thuộc vào các yếu tố này ngày càng gây
thêm nhiều áp lực và khó khăn mới cho người nông dân. Đại bộ phận các hộ gia
đình nghèo, hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ, với kiến thức và kỹ năng quản lý
sản xuất thấp đều nhận được lợi ích rất thấp từ những phương thức canh tác
mới này. Ở rất nhiều nơi, nông dân đang ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào các
mô hình đầu tư từ bên ngoài, trong khi đó chất lượng đất canh tác, nguồn nước
và môi trường ngày càng bị giảm sút. Từ đó gây tác động tiêu cực đến sinh kế, hệ
thống an ninh xã hội, kinh tế địa phương và môi trường. Các điều kiện về ANLT
và giảm nghèo của người dân vì vậy cũng không được đảm bảo.
Cuốn sách “Một số mô hình nông nghiệp bền vững cho hộ sản xuất quy
mô nhỏ” dưới dạng “kỷ yếu” ra đời nhằm ghi nhận lại một số thông tin và kinh
nghiệm giúp cho cộng đồng người nghèo phát triển sinh kế bền vững, đảm bảo
an ninh lương thực và giảm nghèo, qua đó cũng phản ánh hình ảnh và tên tuổi
LI NÓI ĐU
8
của một Mạng lưới (CIFPEN) tuy mới ra đời còn non trẻ, song các thành viên của
Mạng lưới này đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống của cộng đồng
người dân nghèo các khu vực nông thôn, miền núi. Các sáng kiến và cách tiếp
cận thực hiện hiệu quả mô hình gắn liền sinh kế của người dân ghi lại trong cuốn
sách này giúp chúng ta có thêm các bài học kinh nghiệm bổ sung khi bắt tay vào
thiết kế và thực hiện các chương trình phát triển sinh kế bền vững liên quan ở
các vùng nông thôn Việt Nam trong thời gian tới.
BĐH Mạng CIFPEN xin chân thành cảm ơn tổ chức ActionAid tại Việt Nam đã
xác định Mạng lưới An ninh lương thực và Giảm nghèo là một đối tác chiến lược
để cùng thực hiện nhiều hoạt động cho mục tiêu của mình tại Việt Nam, đặc biệt
đã khích lệ và hỗ trợ xây dựng cuốn kỷ yếu này nhằm khởi đầu việc tư liệu hóa
những thành tựu có ý nghĩa thực tiễn của các đơn vị thành viên Mạng CIFPEN.

BĐH Mạng CIFPEN cũng xin biểu dương các đơn vị trong và ngoài Mạng lưới
đã nỗ lực cung cấp thông tin liên quan, đặc biệt là Trung tâm Y tế Công cộng và
Phát triển Cộng đồng (CEPHAD), Trung tâm Nghiên cứu Xuất bản sách và Tạp chí
(RPC) và Trung tâm Dân số, Môi trường và Phát triển (PED) đã đóng góp nhiều nỗ
lực để hoàn thành biên soạn cuốn kỷ yếu này.
BĐH Mạng CIFPEN cũng xin dành lời cảm ơn tới nhóm cố vấn của mạng về
những đóng góp mang tính định hướng cho nội dung của cuốn sách này.
Cuốn kỷ yếu ra đời trong lúc nguồn lực của Mạng lưới còn nhiều hạn chế, do
đó không thể tránh khỏi những thiếu sót cũng như còn cần nhiều thông tin để
hoàn thiện. BĐH Mạng CIFPEN đánh giá cao những góp ý, phê bình của bạn đọc
để lần tái bản sau được tốt hơn.
T/M BĐH Mạng CIFPEN
Chủ tịch
Phạm Văn Thành
9
As we all know, the trend in global agriculture has been to use large-scale
intensive methods, which require higher investment and have two disparate
effects: Increasing the short-term productivity of a specific agricultural
product but damaging other agricultural systems (farming households, farms
and livestock, aquaculture). The consequences of this trend is to reduce the
diversity of agricultural systems and cause unequal development in the world.
This homogeneous trend in global agricultural activities and livelihoods is now
concentrating power in trans - national corporations (TNCs), making agriculture
a target for their profit motives. This situation leads to a small part of the world
seeing excess production while most of the rest witness the destruction of
self-sufficient mechanisms in agricultural communities. The associated people
are becoming more vulnerable in the context of economic recession and the
current global financial crisis. Moreover, agriculture is also affected by financial
regulations dominated by the interests of large organisations which encourage
speculative activities in the food market. This is one of the main causes of the

crisis in food prices, pushing hundreds of millions of people around the world
into food insecurity and poverty.
In Vietnam, economic growth and progress in reducing poverty in rural areas
have been significant achievements, however there are still some immediate
challenges. Farmers have been introducing advanced cultivation processes and
high-yield varieties. As a result agricultural production has increased significantly,
contributing to bringing Vietnam to be the second largest rice exporter in the
world and helping sustain an agriculture growth rate of about 4% in the past
5 years. However, most of the new varieties and technologies require high
investment and inputs. Dependence on these factors increases pressure on and
causes more difficulties for farmers. The majority of poor households, farmers
producing on a small-scale, with limited knowledge and production skills
receive very low benefits from these new cultivation methods. In many places,
farmers are increasingly more dependent on outside investment models. The
quality of farmland, water resources and the environment generally, therefore,
is being significantly reduced, resulting in negative impacts on livelihoods, the
social security system, the local economy and the environment. Food security
and poverty alleviation of the people are not being assured.
The booklet with “Proven models of sustainable agriculture for households
on a small-scale“ is published in order to record information and experiences
to help poor communities develop sustainable livelihoods, ensure food security
and poverty reduction. It can also reflect the image and profile of the CIFPEN
network. Despite being only recently established, the members of this network
FOREWORD
10
have contributed significant improvements for the lives of poor communities
in rural and mountainous areas. The initiatives and guidance for effective
implementation of the models associated with improved livelihoods for poor
people recorded in this booklet could also help add lessons learned which will
be very useful in the design and implementation of future sustainable livelihood

development programmes for rural areas of Vietnam.
The CIFPEN Board would like to express its sincere thanks to ActionAid
Vietnam who identified CIFPEN as a strategic partner for implementing many
activities aimed at shared objectives in Vietnam and in particular, encouraged
and supported the production of this booklet to document the achievements of
CIFPEN members.
The CIFPEN Board would like to praise the network members, especially The
Centre for Public Health and Community Development (CEPHAD), The Research
and Publishing Centre (RPC) and the Centre for Population, Environment and
Development (PED) who have provided the relevant information and contributed
significant effort to compile and edit this booklet.
The CIFPEN Board would also like to say many thanks to advisory group for
contributions on the focus of the booklet content.
The booklet has been produced by CIFPEN which is still in its infancy with
limited resources, so there will inevitably be some shortcomings and omissions
of some information. The CIFPEN Board would welcome comments and criticisms
from readers so that the next edition can be improved.
On behalf of the CIFPEN Board
Chairman
Pham Van Thanh
11
CÁC T VIT TT
AAV Tổ chức ActionAid tại Việt Nam
ADDA Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch
AFAP Quỹ Australia vì nhân dân Châu Á Thái Bình Dương
ANLT An ninh lương thực
ATTP An toàn thực phẩm
BĐH Ban điều hành
BĐKH Biến đổi khí hậu
BVTV Bảo vệ thực vật

CCRD Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn
CEPHAD Trung tâm Y tế Công cộng và Phát triển Cộng đồng
CERPA Trung tâm Tư vấn Môi trường Tài nguyên và Giảm nghèo
Nông thôn
ChildFund Quỹ Trẻ em
CIFPEN Mạng lưới An ninh lương thực và Giảm nghèo
CISDOMA Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi
CORDAID Tổ chức hỗ trợ của Hà Lan
CRD Trung tâm Phát triển Nông thôn Miền Trung
CRĐ Cá rô đồng
CSEED Trung tâm Kinh tế xã hội cộng đồng và Phát triển môi trường
đ Đồng (tiền Việt Nam)
ĐSQ Đại sứ quán
ENABLE Dự án “Nâng cao hiệu quả hợp tác và học hỏi của các tổ chức
phi chính phủ Việt Nam”
FAO Tổ chức Nông lương Thế giới
HCVS Hữu cơ vi sinh
HT Hội thảo
ICCO Tổ chức Liên Nhà thờ vì sự Hợp tác và Phát triển Hà Lan
KHKT Khoa học kỹ thuật
KN Khái niệm
KSH Khí sinh học
KTV Kỹ thuật viên
12
LĐ Lao động
MT Môi trường
NGO Tổ chức phi chính phủ
NLN Nông lâm nghiệp
NN Nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NNBV Nông nghiệp bền vững
OHK Oxfam Hồng Kông
PED Trung tâm Dân số, Môi trường và Phát triển
PTNT Phát triển nông thôn
RDPR Quỹ Phát triển Nông thôn và Giảm nghèo huyện Quảng
Ninh, Quảng Bình
RDSC Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn
RPVĐTĐL Rô phi vua đơn tính Đài loan
S-CODE Trung tâm Phát triển Cộng đồng Bền vững
SRD Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững
SRI Thâm canh lúa cải tiến
TT Thị trấn
UBND Ủy ban nhân dân
VAC Vườn - Ao - Chuồng
VND Việt Nam đồng
VSV Vi sinh vật
VUSTA Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
WWF Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên
13
MC LC
Lời giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
Lời nói đầu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
Các từ viết tắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
Nông nghiệp bền vững - Đạo đức & Nguyên lý. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
GS. Trịnh Văn Thịnh
KS. Nguyễn Văn Mấn
Mô hình BIOGAS VACVINA cho các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ . . . . . . . . . . . 20
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng nông thôn (CCRD)

Trung tâm Y tế Công cộng và Phát triển Cộng đồng (CEPHAD)
Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa
Sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình . . . . . . . 26
Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Cộng đồng nông thôn (CCRD)
Trung tâm Dân số, Môi trường và Phát triển (PED)
Trung tâm Phát triển Cộng đồng Bền vững (S-CODE)
Bếp đun cải tiến ĐK phương thức thương mại hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
Trung tâm Dân số, Môi trường và Phát triển (PED)
Khai thác thủy hải sản bằng lưới rê hỗn hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
Hội nghề cá Việt Nam
Nuôi giun Quế làm thức ăn cho gia cầm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
Trung Tâm Tư vấn Chất lượng sản phẩm
thuộc Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội
Nông thôn và Miền núi (CISDOMA)
Nuôi ong lấy mật tăng thu nhập cho người nghèo dân tộc xã miền núi . . . . 50
Quỹ Phát triển Nông thôn và Giảm nghèo
huyện Quảng Ninh, Quảng Bình (RDPR)
Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa
Trồng rau hữu cơ để xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. . . . . . . . . 57
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị
Di ương nuôi cá rô phi vua đơn tính Đài loan, cá lóc, cá rô đồng. . . . . . . . . 62
Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa
14
Mô hình khuyến nông viên, kỹ thuật viên trợ giúp nông dân hoạt động theo cơ
chế thị trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
Trung tâm Dân số, Môi trường và Phát triển (PED)
Nhóm nông dân cùng sở thích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
Trung tâm Phát triển Nông thôn Miền Trung (CRD)
Mô hình khuyến nông theo tiếp cận “Nông dân với Nông dân” để xóa đói giảm
nghèo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81

Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (RDSC)
Mô hình củng cố và phát triển hệ thống giống lúa nông dân . . . . . . . . . . 86
Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền Vững (SRD)
Mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC) cách tiếp cận mới của mạng CIFPEN . . . 92
Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA)
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD)
Trung tâm Dân số, Môi trường và Phát triển (PED)
15
NÔNG NGHIP BN VNG
ĐO ĐC & NGUYÊN LÝ
GS. Trịnh Văn Thịnh
KS. Nguyễn Văn Mấn
1. ĐNH NGHĨA
“Nông nghiệp bền vững (Permaculture, đã được nhiều tác giả thừa nhận) là
việc thiết kế những hệ thống cư trú lâu bền của con người; một triết lý và một cách
tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây hàng
năm, cây lâu năm, súc vật, đất, nước và những nhu cầu của con người, xây dựng
những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả” (Bill Mollison và Remy Mia Slay - Đại
cương về Nông nghiệp bền vững, bản dịch, NXB Nông nghiệp, Hà Nội - 1994).
Nông nghiệp bền vững chủ trương bảo vệ môi trường, tạo dựng một môi
trường trong lành và sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Mục đích
của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh thái,
có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người
mà không làm huỷ diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp
bền vững rất quan tâm đến việc bảo đảm công bằng xã hội và việc bảo vệ văn
hoá dân tộc.
Để đạt mục đích đó, nông nghiệp bền vững dựa vào 3 nhân tố cơ bản:
1/Sự khảo sát các hệ sinh thái tự nhiên.
2/Kinh nghiệm quý báu của những hệ canh tác truyền thống và của nông
dân các vùng.

3/Những kiến thức khoa học hiện đại.
Nông nghiệp bền vững tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp sản xuất lương
thực thực phẩm cho con người và thức ăn cho chăn nuôi nhiều hơn so với các
hệ thống tự nhiên. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống trong đó con người
tồn tại và sử dụng những nguồn năng lượng không độc hại, tiết kiệm và tái sinh
năng lượng, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không
phá hoại những nguồn tài nguyên đó. Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ
những hệ sinh thái đã có trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ
sinh thái đã bị suy thoái.
Triết lý của nông nghiệp bền vững là hợp tác với thiên nhiên, tuân thủ những
quy luật của thiên nhiên, không chống lại thiên nhiên. Phải xem xét toàn bộ hệ
thống trong sự vận động của nó, không tách rời từng bộ phận; phải suy nghĩ
đến lợi ích toàn cục, không vì lợi ích của bộ phận mà làm hại đến toàn cục. Suy
rộng ra, trái đất là của toàn thể nhân loại, do vậy toàn thể nhân loại phải có trách
nhiệm bảo vệ trái đất, nơi cư trú của mình. Tấn công vào thiên nhiên chính là sự
16
tấn công vào mình và cuối cùng tự huỷ diệt. Như vậy, nông nghiệp bền vững
không chỉ thu hẹp trong phạm vi nông nghiệp mà còn tham gia vào việc giải
quyết nhiều vấn đề lớn toàn cầu và mở rộng ra cả lĩnh vực văn hoá, xã hội, đạo
đức, cuộc sống.
Nông nghiệp bền vững khuyến khích mọi người phát huy lòng tự tin, suy
nghĩ sáng tạo để góp phần tích cực giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở từng
địa phương cũng như các vấn đề chung của thế giới: sự cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, sự suy thoái môi trường, sự phá vỡ cân bằng sinh thái
Từ đầu thế kỷ XVIII và nhất là từ giữa thế kỷ XX, việc phát triển công nghiệp và
khoa học kỹ thuật đã đem lại những thành tựu kỳ diệu làm thay đổi hẳn bộ mặt
của trái đất và cuộc sống của loài người. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục
bộ, không có một chiến lược phát triển chung thích hợp, nên đã đồng thời gây
nên những hậu quả tiêu cực, những mối nguy cơ khôn lường cho tương lai của
hành tinh và nhân loại. Trước hết là nạn ô nhiễm môi trường với khối lượng chất

thải khổng lồ của các xí nghiệp và các khu dân cư tập trung cao độ. Việc khai thác
tài nguyên ngày một gia tăng với quy mô ngày càng lớn đã dẫn đến những hậu
quả nghiêm trọng về nhiều mặt. Hàng năm gần 12 triệu hecta rừng nhiệt đới
bị tàn phá, nhiều nhất là ở Châu Mỹ Latinh và Châu Á. Braxin hàng năm bị mất
1,7 triệu hecta rừng, Ấn Độ 1,5 triệu hecta, Inđônêxia 0,9 triệu hecta và Thái Lan
0,4 triệu hecta. Việc tàn phá rừng đã kéo theo sự huỷ diệt của nhiều loài động
vật, thực vật và làm mất tính đa dạng sinh học của tự nhiên. Cân bằng sinh thái
bị phá vỡ. Hàng triệu hecta đất bị hoang mạc hoá. Thành phần khí quyển thay
đổi làm thay đổi cân bằng nhiệt lượng. Tỉ lệ khí CO
2
và một số khí nhà kính khác
đang gia tăng làm tăng nhiệt độ của khí quyển, gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
Do nhiệt độ gia tăng, một phần tuyết và băng ở hai cực có thể tan thành nước,
cộng với sự giãn nở của nước biển sẽ làm mực nước biển dâng cao (theo dự tính
của các nhà khoa học, trong vòng 50 năm tới, mực nước biển có thể dâng cao lên
0,20 - 1,60m, tuỳ theo mức độ gia tăng của nhiệt độ khí quyển) làm ngập nhiều
thành phố và vùng đất canh tác ven biển, nhiễm mặn sông ngòi, gây tác hại vô
cùng to lớn: khoảng 2 tỉ người (1/3 dân số thế giới) phải chuyển đến những vùng
cao hơn để sống(
1
). Các chất khí thải công nghiệp như SO
2
, NO
2
đã gây ra những
trận mưa axit ở nhiều nơi, chất chloro fluoro cacbon (CFC) tăng lên đã phá thủng
tầng ôzôn (tầng khí quyển có tác dụng cản trở các tia tử ngoại và bảo vệ sự sống
trên trái đất).
Trong nông nghiệp, việc lạm dụng phân hoá học và các hoá chất bảo vệ thực
vật đã làm hỏng cấu tượng đất và nhiễm độc đất, làm ô nhiễm môi trường: ô

1. Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nhiều nhất của Biến đổi khí hậu.Với kịch
bản hiện tượng mực nước biển dâng cao 1 mét thì ước tính diện tích đất của Đồng bằng Sông
Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long, 2 khu vực sản xuất lúa gạo chủ yếu của cả nước, sẽ bị
mất đi lần lượt là 5.000km
2
và từ 15.000 - 20.000 km
2
.Theo đó, tổng sản lượng lương thực sẽ
giảm khoảng 5 triệu tấn.
17
nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Việc công nghiệp hoá nông nghiệp theo
mục đích thu lợi nhuận tối đa của các tập đoàn tư bản siêu quốc gia đã làm phá
sản hàng triệu nông dân nghèo, đại bộ phận những nông dân này kéo ra thành
phố bổ sung vào đội quân thất nghiệp vốn đã rất lớn ở thành thị, làm trầm trọng
thêm các tệ nạn xã hội và làm ô nhiễm môi trường.
Có thể nói chúng ta đang sống trong một cuộc khủng hoảng môi trường
toàn cầu. Những năm gần đây, nhiều Hội nghị thượng đỉnh đã họp bàn, tìm cách
giải quyết những vấn đề trên. Tuy nhiên vấn đề trên còn gặp nhiều khó khăn trở
ngại và kết quả thu được chưa cao.
Nông nghiệp bền vững có thể góp phần tìm ra giải pháp cho các vấn đề nói
trên. Nó có thể tác động và cải thiện những vấn đề, đồng thời mở ra một cuộc
sống có chất lượng hơn.
Những khái niệm về nông nghiệp bền vững được phát triển trên nền tảng
các đạo đức và nguyên lý dẫn đến những chuẩn mực chỉ đạo đúng đắn những
người thực hiện.
2. ĐO ĐC CA NÔNG NGHIP BN VNG
1. Chăm sóc và bảo vệ trái đất.
2. Chăm sóc con người.
3. Tiết kiệm và giảm bớt tiêu thụ - đặt một giới hạn cho dân số và tiêu thụ.
4. Phân phối dư thừa. Dành thời gian, tiền của, năng lượng dư thừa vào mục

đích chăm sóc trái đất và con người.
Chăm sóc trái đất là chăm lo đến tất cả các sinh vật và thành phần phi sinh vật
trên trái đất. Bảo vệ tài nguyên - sử dụng tiết kiệm và phục hồi những tài nguyên
đã bị huỷ hoại, xây dựng những hệ thống có ích và bền vững.
Chăm sóc trái đất bao hàm cả chăm sóc con người, thoả mãn những nhu cầu
cơ bản về vật chất và tinh thần của con người về lương thực, nhà ở, học hành,
công việc làm, tạo ra những mối quan hệ chung sống tốt lành. Mặc dù con người
chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong các loài sinh vật nhưng con người có tác động
lớn đến sự sống trên trái đất. Nếu những nhu cầu cơ bản của con người được
đáp ứng một cách thoả đáng thì sẽ không còn những hành động tàn phá huỷ
diệt trái đất.
Hiện nay việc tiêu thụ, nhất là tiêu thụ thực phẩm và năng lượng (chủ yếu là
nhiên liệu “hoá thạch” dự trữ trong lòng đất như dầu khí, than đá) đặc biệt là ở
các nước phát triển ngày càng tăng và càng lãng phí. Theo B. Mollion cứ 10 calor
từ công nghiệp đưa vào nông nghiệp thì mới lấy được 1 calor sản phẩm. Ở Thuỵ
Điển hầu hết năng lượng dùng trong nông nghiệp là lấy ra từ nhiên liệu hoá
thạch. Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng đầu người đã tăng gấp 8 lần kể từ Chiến tranh
thế giới lần thứ 2. Nhiên liệu hoá thạch không những bị sử dụng lãng phí mà còn
làm ô nhiễm môi trường. Mặt khác tỷ lệ như hiện nay dân số thế giới cứ mỗi thập
18
kỷ lại thêm gần 1 tỷ người, trong khi đó đất trồng trọt ngày càng giảm sút.
Vì vậy nông nghiệp bền vững chủ trương tiết kiệm tiêu dùng, tiết kiệm năng
lượng từ nhiên liệu hóa thạch, tăng cường sử dụng năng lượng tự nhiên (năng
lượng mặt trời, sức gió, sức nước), năng lượng tái sinh và hạn chế việc gia tăng
dân số.
Mỗi người hãy tự xây dựng cho mình một cuộc sống đơn giản, lành mạnh,
dành thời gian, tiền của, năng lượng dư thừa để góp phần vào việc chăm sóc trái
đất, chăm sóc con người. Như vậy nghĩa là sau khi thiết lập được một hệ thống
phù hợp với điều kiện và khả năng của mình, từng người sẽ phát huy ảnh hưởng
và phương tiện của mình để giúp đỡ người khác cùng đạt những mục tiêu đó.

3. NHNG NGUYÊN LÝ CA NÔNG NGHIP BN VNG
Trong nông nghiệp bền vững, việc thiết kế và xây dựng những hệ sinh thái
nhằm kết hợp áp dụng những kỹ thuật khác nhau tuỳ vào điều kiện khí hậu, đất
đai và điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương. Tuy nhiên tất cả công việc
trên đều phải tuân thủ một số nguyên lý chung:
1. Các yếu tố liên quan như công trình kiến trúc, nhà ở, ao, vườn, đường đi
cần đặt trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi yếu tố có thể xây dựng
chiến lược sử dụng qua phân tích các mặt sau đây:
- Sản phẩm của yếu tố đó có thể sử dụng cho nhu cầu các yếu tố khác như
thế nào?
- Các yếu tố khác có thể cung cấp cho nhu cầu của yếu tố đó những gì?
- Yếu tố đó có lợi cho những yếu tố khác như thế nào? những đặc điểm
không phù hợp với yếu tố khác được thể hiện ra sao?
- Phải sắp đặt các yếu tố sao cho hệ thống tổng thể có thể vận hành với
hiệu quả tốt nhất.
2. Mỗi yếu tố phải đảm bảo ít nhất hai chức năng: Mỗi yếu tố trong hệ thống
phải được chọn lọc và đặt vào vị trí có thể đảm bảo được nhiều chức năng
nhất. Hồ nước có thể dùng tưới cây, cung cấp nước uống cho gia súc, trữ
nước cứu hoả, cũng có thể là nơi nuôi cá, nuôi vịt. Nước ao hồ làm tăng
nhiệt độ về mùa đông và làm cho môi trường mát hơn trong mùa hè. Đập
chứa nước có thể dùng làm đường đi, trồng cây.
3. Tìm giải pháp chứ không phải nêu vấn đề.
4. Hợp tác chứ không cạnh tranh.
5. Làm cho mọi thứ đều sinh lợi: không bỏ phí một thứ gì, thí dụ có thể sử
dụng nước thải, các chất hữu cơ phế thải để ủ phân rác.
6. Chỉ làm một việc gì khi việc đó đem lại hiệu quả: thí dụ chỉ làm cỏ khi trồng
cây, không làm cỏ rồi để đất trống đến khi trồng cây phải làm cỏ lại.
7. Tận dụng mọi thứ tới khả năng cao nhất của nó: thí dụ sử dụng năng lượng
19
mặt trời vừa để cây phát triển, vừa để sưởi ấm, đun nước, nấu ăn.

8. Đưa việc sản xuất thực phẩm trở lại các thành thị: tận dụng khả năng để sản
xuất thực phẩm ngay tại các thành thị (trồng rau quả, nuôi gà, cá).
9. Giúp cho mọi người tự tin ở mình: có thể tự tìm ra giải pháp thích hợp để
cải thiện cuộc sống.
10. Chi phí và đầu tư thấp nhất để đạt được năng suất cao nhất: thí dụ chọn
chỗ đắp đập chi phí ít nhưng giữ được nước nhiều nhất và tổn thất về nước
ít nhất.
Mặc dù các chuyên gia về nông nghiệp bền vững đều thống nhất với nhau về
nền tảng đạo đức và những nguyên lý nói trên, nhưng chiến lược, chiến thuật,
các biện pháp sử dụng rất khác nhau, như không thể có hai môi trường hoàn
toàn giống nhau. Do đó sự sáng tạo trong nông nghiệp bền vững là rất lớn. Mặc
dầu vậy, dù chiến lược và kỹ thuật có khác nhau bao nhiêu chăng nữa thì hệ
thống nông nghiệp được gọi là bền vững cũng vẫn phải được quyết định phù
hợp với đạo đức và các nguyên lý cơ bản.
Đặc trưng của mô hình nông nghiệp bền vững:
- Quy mô nhỏ.
- Thâm canh.
- Đa dạng hoá trong sản xuất (đa dạng trong các chủng loại, các chế độ canh
tác, đa dạng hoá các chức năng lao động). Áp dụng hệ thống canh tác phong
phú đa canh sẽ tạo ra thế ổn định và giúp ta dễ dàng chuyển hướng trước những
biến động về môi trường và xã hội.
- Kết hợp nhiều ngành, nhiều bộ môn: nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi,
nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp kinh tế học, xã hội học.
- Có biện pháp thích hợp để sử dụng các diện tích đất quá xấu, quá nhỏ, đất
ở ngoài rìa.
- Tận dụng các đặc tính tự nhiên vốn có của vật nuôi, cây trồng và mối quan hệ
của chúng với đặc điểm cảnh quan thiên nhiên để tạo ra một nền nông nghiệp
tự phát triển một cách bền vững và bảo vệ được môi trường.
- Sử dụng được cả các chủng loại đã thuần hoá cũng như các chủng loại
hoang dã.

- Bảo đảm tính bền vững lâu dài - các tài nguyên năng lượng và sinh học được
bảo toàn, tái tạo, tự điều chỉnh và tự tái sinh.
CHO CÁC H CHĂN NUÔI VA VÀ NH
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD)
Trung tâm Y tế Công cộng và Phát triển Cộng đồng (CEPHAD)
Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa
1. LI GII THIU
Biogas là khí sinh học, một hỗn hợp các loại khí được sản sinh trong quá trình
phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường không có ô-xy (yếm khí), trong đó
thành phần chủ yếu là khí mê - tan. Hệ thống biogas gồm có bể phân hủy phân
gia súc và các phụ kiện khác. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống này là sản xuất khí
sinh học từ chất thải gia súc để tạo nguồn năng lượng (biogas) sử dụng để đun
nấu (như bếp gas), có thể dùng để đốt đèn (như đèn măng xông) hoặc chạy máy
nổ, máy phát điện.
Hệ thống Biogas VACVINA do Trung tâm CCRD nghiên cứu và triển khai. Đây
là hệ thống đặc biệt vì đã kế thừa và phát huy được những ưu điểm của các loại
hầm khác như “hầm KSH dạng nắp vòm”, “ hầm KSH sử dụng túi ủ bằng nilông”, “ bể
20
MÔ HÌNH BIOGAS VACVINA
phốt tự hoại”, đồng thời khắc phục được những nhược điểm cơ bản của các loại
trên như: Đóng váng và giảm hiệu suất gas sau một vài năm sử dụng. Chương
trình đã nhận được sự tài trợ của Quỹ Toyota và Tổ chức ETC- Chương trình EASE,
Hà Lan.
Mô hình Biogas VACVINA đã được Hội đồng Khoa học (Bộ NN & PTNT) đánh
giá và thẩm định. Ngày 18/10/2002 Bộ trưởng Bộ NN & PTNT ra Quyết định số
4414/QĐ - BNN - KHCN công nhận tiến bộ kỹ thuật và cho phép nhân rộng mô
hình Biogas VACVINA trong toàn quốc.
2. ĐC ĐIM NI BT CA MÔ HÌNH
• Mô hình Biogas VACVINA có cấu tạo đặc biệt, không bị đóng váng, không
làm giảm hiệu suất gas trong suốt thời gian sử dụng.

• Rất nhiều tổ chức trong và ngoài mạng CIFPEN đã áp dụng mô hình này.
• Hệ thống các thiết bị phụ trợ (bếp đun, đường ống, van ) được cung ứng
đến tận tay người tiêu dùng.
• Sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ.
• Hầm Biogas có thể xây ngầm ngay dưới nền chuồng trại, do vậy không tốn
diện tích.
• Kỹ thuật viên được đào tạo tại địa phương và hoạt động theo cơ chế thị
trường “khi Dân cần là có”.
• Sản phẩm được bảo dưỡng, bảo hành bởi các kỹ thuật viên tại địa phương.
3. KT QU ĐÃ ĐT ĐƯC
Trung tâm Nghiên cu Phát trin Cng đng Nông thôn (CCRD)
CCRD nhận được tài trợ cho mô hình này từ tổ chức Toyota Foundation và tổ
chức ETC Hà Lan tài trợ. CCRD đã phối hợp với Hội Làm vườn các tỉnh xây dựng
được gần 10.000 hầm do các hộ tự đầu tư 100% kinh phí xây dựng.
Hi Làm vưn và Trang tri tnh Thanh Hóa
Đã xây dựng được 1.320 hầm (trong chương trình: 881 hầm, người dân tự xây
439 hầm) do VUSTA tài trợ.
Trung tâm Y t Công cng và Phát trin Cng đng (CEPHAD)
Đến tháng 12/2009 dự án đã hỗ trợ cho 25 hộ gia đình để xây dựng hầm
biogas, trong đó thị trấn Nước Hai có 5 hầm và xã Hưng Đạo có 20 hầm. Đây là
hoạt động của dự án “Tăng cường năng lực về chăm sóc sức khỏe, phòng chống
HIV/AIDS và xóa đói giảm nghèo cho người dân thị trấn Nước Hai và xã Hưng Đạo,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng“ do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BfdW) tài trợ.
4. ĐIU KIN THC HIN
4.1. Điu kin đi vi h gia đình
Để xây dựng hệ thống biogas, hộ gia đình cần có các điều kiện sau:
• Thường nuôi ít nhất 5 - 7 con lợn thịt, hoặc 2 - 3 con trâu bò (để đủ phân cho
hầm hoạt động).
21
• Có thể xây hầm biogas ngầm bên dưới nhà xí, hoặc dưới chuồng nuôi lợn,

nuôi trâu bò. Hầm biogas có thể xây trước rồi mới làm chuồng chăn nuôi
hoặc xây sau khi chuồng trại đã làm đều được.
• Tiền vốn đầu tư cho loại hầm này là thấp nhất trong các loại hầm phổ biến
hiện nay (khoảng từ 3 - 4 triệu đồng cho hầm 7 - 8m
3
) tùy theo giá vật liệu
ở mỗi địa phương và thể tích của hầm chứa.
• Gia đình có nhu cầu sử dụng khí biogas cho việc đun nấu và xử lý ô nhiễm
môi trường liên quan.
• Các vật liệu xây dựng như gạch, xi măng, cát vàng dễ mua ở mọi nơi.
4.2. Điu kin đi vi các chương trình, d án
Các chương trình, dự án cần có các điều kiện sau:
• Tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các vấn đề có liên
quan.
• Nâng cao năng lực cho cộng đồng bằng cách tổ chức tập huấn chuyển giao
công nghệ, kết hợp xây dựng các mô hình trình diễn để “mắt thấy - tai nghe”
và tham quan học tập. Sau đó cộng đồng tự phát triển công nghệ theo cơ
chế thị trường.
• Ở Thanh Hóa, dựa vào tổ chức Hội Làm vườn cấp xã, CCRD đã xây dựng 20
“Đơn vị cung cấp dịch vụ”. Sau khi thành thạo công việc xây dựng và kỹ năng
tiếp thị, các đơn vị này triển khai đầu tiên ở xã mình, sau đó sang các xã
khác, huyện khác để hành nghề.
5. LI ÍCH
5.1. Li ích môi trưng và sc khe cng đng
• Hộ chăn nuôi và các gia đình xung quanh không còn bị ảnh hưởng mùi hôi
thối do phân gia súc đã được cho xuống hầm và xử lý tại đây.
22
• Các loại ký sinh trùng gây hại như giun, sán, tả, kiết lỵ có trong phân đã
bị diệt toàn bộ trong hầm ủ và không còn khả năng gây hại cho người và
động vật nuôi.

• Giảm sức lao động của phụ nữ trong công việc nội trợ.
• Giảm lượng phát thải CO
2
từ phân gia súc gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi
khí hậu toàn cầu.
5.2. Li ích kinh t
• Khí biogas dùng để đun nấu, thay cho củi, thay cho gas công nghiệp, thay
cho điện, lại có thể dùng để thắp đèn. Như vậy là tiết kiệm được tiền điện,
tiền củi, tiền mua gas. Mặc dù xây dựng hệ thống biogas phải bỏ ra đầu tư
ban đầu 3 - 4 triệu đồng nhưng sử dụng được từ 20 đến 30 năm.
• Ở các vùng trung du và miền núi, sử dụng biogas để đun nấu sẽ giảm được
thời gian và công sức đi kiếm củi đun.
6. ĐA ĐIM ĐÃ THC HIN
• Hiện nay ở mọi địa phương đều đã có mô hình biogas do các chương trình/
dự án khác nhau triển khai.
• Riêng mô hình biogas VACVINA do trung tâm CCRD và Hội Làm vườn và
Trang trại tỉnh Thanh Hóa triển khai đã thực hiện gần 1.000 hầm (tại các
huyện Hà Trung, Hậu Lộc, Thạch Thành, Nga Sơn, Vĩnh Lộc ).
• Trung tâm Y tế Công cộng và Phát triển Cộng đồng (CEPHAD) đã phát triển
biogas tại Cao Bằng, Phú Thọ và Hà Giang.
• Mô hình biogas VACVINA bắt đầu được các nước: vương quốc Campuchia,
cộng hoà Kenya và cộng hoà Tanzania áp dụng.
23
7. KINH NGHIM T CHC THC HIN
7.1. Kinh nghim
• Thành lập các tổ cung cấp dịch vụ biogas: CCRD phát triển các “Tổ cung cấp
dịch vụ Biogas” dựa trên Hội Làm vườn xã đã được hình thành để ký hợp
đồng cung cấp biogas cho các hộ gia đình tiềm năng (đang có chăn nuôi
5 - 7 heo hoặc trâu bò tương đương).
• Đào tạo kỹ thuật viên: Nên lựa chọn thợ xây đang hành nghề để đào tạo

chuyển giao kỹ thuật xây dựng hầm biogas và đào tạo kỹ năng về tiếp thị
liên quan. Các KTV sẽ trực tiếp xây dựng hầm biogas và hướng dẫn tỷ mỉ
về vận hành sử dụng cho tất cả các thành viên gia đình đã xây dựng hầm
biogas. Thực hiện bảo hành công trình trong thời gian vận hành quy định.
• Cung cấp các phụ kiện: các phụ kiện không có bán sẵn ở thị trường địa
phương (như bếp biogas, túi trữ ga ).
• Phối hợp với chính quyền địa phương để tổ chức tuyên truyền trên hệ
thống truyền thanh ở xã và phân phát tờ rơi tuyên truyền.
7.2. Kt qu ca mô hình
• CCRD đã tổ chức xây dựng gần 10.000 hầm ở các địa phương thuộc 61 tỉnh;
Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa hơn 1.300 hầm và Trung tâm Y
tế Cộng cộng và Phát triển Cộng đồng (CEPHAD) gần 50 hầm.
• Trong đó: Kích cỡ của các hầm biogas từ 7m
3
cho các hộ có quy mô chăn
nuôi nhỏ (5 - 10 heo) đến 500m
3
cho các hộ chăn nuôi 1.000 heo.
8. ĐA CH LIÊN H
Trung tâm Nghiên cu Phát trin Cng đng Nông thôn (CCRD)
Số 28 Phố Phạm Tuấn Tài, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (04)37930380, Fax: (04) 37930306;
Email: ; www.ccrd.com.vn
Trung tâm Y t Cng cng và Phát trin Cng đng (CEPHAD)
648A Lạc Long Quân, P. Nhật Tân, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (04) 37168808 Fax: (04) 62581426
Email:
Hi Làm vưn và Trang tri tnh Thanh Hóa
Số 47 Mai An Tiêm , P. Lam Sơn, Tp. Thanh Hóa
Điện thoại: (037) 3850935; Fax: (037) 3850935

Email:
24

×