Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tác Động Của Một Số Yếu Tố Chính Đến Thu Nhập Của Hộ Sản Xuất Hồ Tiêu Việt Nam Trường Hợp Điển Hình Ở Dông Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 103 trang )


Những điểm mới và kết quả đạt được khi nghiên cứu của đề tài
“Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất
hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình vùng Đông Nam bộ”

Điểm mới nhất của đề tài so với những công trình nghiên cứu trước đó về
ngành hàng hồ tiêu trong và ngoài nước là ngoài phương pháp phân tích bằng mô tả
thống kê, tác giả đã vận dụng mô hình kinh tế để phân tích định lượng các yếu tố
chính tác động đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ.
Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu đó, các kết quả thu được qua quá trình
nghiên cứu đề tài là t
ư liệu bổ sung cho nguồn dữ liệu nghiên cứu về ngành hàng hồ
tiêu Việt Nam, mô hình kinh tế cụ thể:
Y
1
= e
16,183
Aps
1,069
Cu
-0,733
U
0,230

Y
2
= e
20,205
Aps
0,525
Cu


-0,860
U
0,683
Se
0,326
Khi năng suất đất (Aps) tăng hay giảm 1% thì thu nhập ròng/ha (Y
1
) và thu
nhập lao động gia đình (Y
2
) trung bình sẽ tăng, giảm tương ứng là 1,069% và
0,525% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Khi chi phí trung bình (Cu) tăng hay giảm 1% thì thu nhập ròng /ha và thu
nhập lao động gia đình trung bình giảm, tăng tương ứng là 0,733% và 0,860% trong
điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Khi kiến thức nông nghiệp (U) tăng hay giảm 1% (theo giá trị thang bảng
điểm của đề tài) thì thu nhập ròng/ha và thu nhập lao động gia đình trung bình tăng,
giảm tương ứng là 0,230% và 0,683%.
Khi sự phù h
ợp/chất lượng của giống (Se) tăng hay giảm 1đơn vị thì thu
nhập lao động gia đình trung bình tăng, giảm tương ứng là 0,326 trong điều kiện các
yếu tố khác không thay đổi.

Tác giả,
Nguyễn Thị Minh Châu




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------


NGUYỄN THỊ MINH CHÂU


“TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH ĐẾN
THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT HỒ TIÊU VIỆT NAM
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ”


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ






THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2008



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
____________________



Nguyễn Thị Minh Châu



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển

Mã số : 60.31.05



Giảng viên hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Đinh Phi Hổ



Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008




Lời cam đoan
Tác giả xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung trình bày trong Luận văn là do
chính bản thân nghiên cứu và thực hiện, các dữ liệu được thu thập từ các
nguồn hợp pháp và được phản ánh một cách trung thực.

Lời Tri ân
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến:
Quý Thầy cô;
Các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp;

Các cán bộ huyện và xã tại các vùng điều tra; và
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Đã nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu!

Tác giả
Nguyễn Thị Minh Châu







Mục lục


Tiêu đề

Trang

Tên các bảng, hình vẽ và đồ thị
Tên ký hiệu và các chữ viết tắt


Phần mở đầu
1 Đặt vấn đề 1
2 Câu hỏi nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
7 Kết cấu của đề tài 3
Chương 1 Cơ sở khoa học và thực tiễn 6
1.1. Các lý thuyết kinh tế 6
1.1.1 Thu nhập và các thước đo thu nhập của hộ sản xuất
nông nghiệp
6
1.1.2 Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố
đầu vào
6
1.1.3 Chi phí sản xuất 9
1.1.4 Mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa và quyết định
sản xuất
10
1.1.5 Đất – tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành trồng trọt 10
1.1.6 Lao động và năng suất lao động trong nông nghiệp 11
1.1.7 Kiến thức nông nghiệp 13
1.1.8 Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng sản lượng trong
nông nghiệp
15
1.2. Một số công trình nghiên cứu điển hình về hồ tiêu
của Việt Nam và thế giới trong những năm gần đây
16
1.2.1 Tại Việt Nam 16
1.2.2 Trên thế giới 20


1.3. Mô hình lựa chọn 20
Kết luận Chương 1 22
Chương 2 Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập

của Hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ
25
2.1. Tổng quan sản xuất hồ tiêu của Việt Nam và Thế
giới
25
2.1.1 Sản xuất hồ tiêu trên thế giới 25
2.1.2 Sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam và vùng Đông Nam
bộ
27
2.2. Mô tả điều tra 31
2.3. Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của
Hộ sản xuất hồ tiêu tại vùng Đông Nam bộ
32
2.3.1 Thực trạng các yếu tố trong mô hình 32
2.3.1.1 Quy mô diện tích đất cho sản phẩm 32
2.3.1.2 Năng suất 34
2.3.1.3 Chi phí trung bình 36
2.3.1.4 Kiến thức nông nghiệp 38
2.3.1.5 Giống 39
2.3.2 Kết quả mô hình hồi quy 40
Kết luận Chương 2 42
Chương 3 Một số giải pháp nhằm ổn định thu nhập của Hộ
sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ
43
3.1. Cơ sở xây dựng các giải pháp 43
3.1.1 Xu hướng cung cầu của thị trường hồ tiêu thế giới 43
3.1.2 Định hướng phát triển sản xuất của hồ tiêu Việt
Nam
45
3.1.3 Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới có khả năng hỗ

trợ phát triển sản xuất hồ tiêu
46
3.2. Nội dung các giải pháp 48
3.2.1 Nhóm giải pháp ổn định năng suất và giảm chi phí
trung bình
48
3.2.1.1 Cải thiện chất lượng giống 48
3.2.1.2 Tăng cường việc tổ chức thực hiện sản xuất theo
quy trình kỹ thuật cho từng vùng sản xuất
48


3.3.1.3 Duy trì quy mô diện tích trồng dưới 1ha 48
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao kiến thức nông nghiệp 49
3.2.2.1 Tăng cường tính thường xuyên và đa dạng của
thông tin cung cấp
49
3.2.2.2 Đầu tư trang thiết bị tiếp nhận thông tin tại các xã
thuộc vùng trọng điểm
50
3.2.2.3 Thiết lập các Nhóm Hộ trồng hồ tiêu 50
3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển giống hồ tiêu mới 50
3.2.3.1 Nhập giống hồ tiêu 50
3.2.3.2 Lai ghép các giống hồ tiêu hiện có trong nước 50
3.2.3.3 Xử lý đột biến các giống tiêu hiện có 51
3.2.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ - xúc tiến thương mại 51
3.2.4.1 Quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam bằng hình
ảnh sản xuất an toàn
51
3.2.4.2 Quảng bá các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam ngay tại

thị trường trong nước
52
Kết luận Chương 3 52
Kết luận và đề nghị 54
Tài liệu tham khảo 58
Phụ lục
Phụ lục 1 Bảng câu hỏi điều tra
Phụ lục 2 Cách đánh giá kiến thức nông nghiệp của Hộ
Phụ lục 3 Các kết quả phân tích hồi quy
Phụ lục 4 Các thống kê từ dữ liệu điều tra sơ cấp
Phụ lục 5 Các số liệu thống kê về ngành hàng hồ tiêu Việt
Nam và Thế giới










Tên các bảng và hình vẽ


Tiêu đề Trang

Bảng 1.1

Hiệu quả kinh tế của sản xuất hồ tiêu


17
Bảng 1.2
Hiệu quả đầu tư hồ tiêu, tính bình quân trên các vùng
Đông Nam bộ và Phú Quốc theo quan điểm của ngân
hàng
18
Bảng 1.3 Hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu và một số cây trồng khác 18
Bảng 1.4
Kết quả đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các
yếu tố chính tác động đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên
các vùng trồng tiêu cả nước
19
Bảng 2.1 Số mẫu điều tra tại các địa phương 31
Bảng 2.2 Thu nhập ròng và thu nhập lao động gia đình /ha 33
Bảng 2.3 Năng suất bình quân của các huyện nghiên cứu 35
Bảng 2.4 Chi phí trung bình 37
Bảng 2.5 So sánh năng suất với chi phí trung bình và thu nhập ròng 38

Hình 01

Sơ đồ vị trí các địa phương được đề tài chọn nghiên cứu

5
Hình 1.1
Xu hướng tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp
thế giới
13
Hình 1.2
Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động nông nghiệp

Việt Nam giai đoạn 1985 – 2005
13
Hình 2.1
Sản lượng và xuất khẩu trung bình của các quốc gia sản
xuất hồ tiêu, giai đoạn 2002 – 2007
26
Hình 2.2
Sản lượng và xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam qua các
thời kỳ
30
Hình 2.3 Diện tích trồng hồ tiêu của vùng điều tra mùa vụ 2006 32
Hình 3.1
Biểu đồ giá xuất khẩu FOB/ tấn tiêu đen và lượng cung
giai đoạn 1989 – 2007
44



Tên ký hiệu và chữ viết tắt

Bộ NN& PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
GAP: Thực hành nông nghiệp tốt (good agricultural practices)
IPC: Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (International Pepper Community)
IPM: Quản lý dịch bệnh tổng hợp (integrated pest management)
NSLĐ: Năng suất lao động
TFP: Các yếu tố năng suất tổng hợp (total factors of productivity)
VPA: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (Việt Nam Pepper Association)
VN: Việt Nam



1
Phần mở đầu


1. Đặt vấn đề
Hồ tiêu được mệnh danh là “Vua của các loại gia vị” - King of Spices, hàng năm
chiếm tỷ trọng 30% - 35% trong tổng giá trị lượng gia vị mua bán trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam cây hồ tiêu được trồng vào cuối thế kỷ XIX và bắt đầu phát triển mạnh
từ thập niên 90’s của thế kỷ XX, tuy phát triển sau so với các nước sản xuất hồ tiêu
truyền thống như Brazil, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia, nhưng kể từ năm 2002 đế
n
nay Việt Nam là nước giữ ngôi vị đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên
thế giới. Trong giai đoạn 2002 – 2007 sản lượng và lượng xuất khẩu của Việt Nam
đạt từ 75.000 tấn đến 120.000 tấn/năm, chiếm khoảng 28% tổng sản lượng và
khoảng 40% tổng lượng xuất khẩu hạt tiêu của thế giới.
Hạt tiêu xuất khẩu chiếm trên 90% sản l
ượng, đạt kim ngạch hàng năm ở mức 120
triệu USD – 250 triệu USD (tùy thuộc vào giá thế giới), với tỷ trọng khoảng 3,5% -
5,0% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu các nông sản chủ yếu của nước ta gồm
gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, và rau quả. Hồ tiêu là nguồn thu nhập chính
của hàng trăm nghìn hộ nông dân thuộc các vùng nông nghiệp ít có điều kiện để
chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghi
ệp và dịch vụ như ở các vùng kinh
tế mới, vùng núi nơi sinh sống khá tập trung của đồng bào dân tộc thiểu số từ
BắcTrung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, đến Đông Nam bộ. Trong
những năm qua cây hồ tiêu đã thực sự góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo
của các vùng này, theo số liệu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp (2005) thu nhập bình quân từ cây công nghiệp lâu năm chi
ếm 70% tổng thu
nhập năm của hộ, trong đó thu nhập từ hồ tiêu chiếm 44%.

Mặc dù hiện tại hồ tiêu Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh so với những nước sản
xuất và xuất khẩu khác về điều kiện các nhân tố sản xuất như đất tốt có tiềm năng
tạo năng suất cao, lao động có kinh nghiệm về trồng trọt, đồng thờ
i có sự hỗ trợ tích
cực của công nghiệp chế biến và hoạt động xuất khẩu từ các doanh nghiệp kinh
doanh hồ tiêu. Song sản xuất đã và đang phải đối mặt với những rủi ro từ: sâu bệnh,
thiên tai, hệ quả của việc khai thác tài nguyên đất và môi trường kém bền vững, giá
của các yếu tố đầu vào ngày càng tăng cao, và giá hồ tiêu trên thị trường thường
xuyên biến động lên xuống.
Nh
ững rủi ro nêu trên nếu không có biện pháp giảm thiểu kịp thời chắc chắn hậu
quả mang đến cho sản xuất sẽ không nhỏ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập của
người trồng tiêu, vì vậy việc đi tìm lời giải cho bài toán ổn định và tăng thu nhập
cho hộ sản xuất hồ tiêu là yêu cầu cần thiết.

2
Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất bao gồm tất cả các yếu tố liên quan đến
cung và cầu, điển hình gồm có: giá cả của các sản phẩm có thể thay thế hồ tiêu, thu
nhập và thị hiếu của người tiêu dùng, giá bán của hồ tiêu trên thị trường, tiến bộ
công nghệ, các yếu tố đầu vào của sản xuất, các chính sách của chính phủ, thời tiết
và dịch bệ
nh. Vì điều kiện về thời gian và kinh phí có hạn nên tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu một số yếu tố chính về phía cung thuộc các nhóm yếu tố đầu vào như
vốn, lao động và kỹ thuật công nghệ của quá trình sản xuất hồ tiêu và không gian
lựa chọn là Vùng Đông Nam bộ - Vùng trồng hồ tiêu trọng điểm chiếm 60% diện
tích trồng và sản lượng hồ tiêu của cả nước năm 2006.
Do vậy đề tài có tên là: “Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ
sản xuất hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình ở vùng Đông Nam bộ”
2. Câu hỏi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp hai câu hỏi:

Thứ nhất: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chính về phía cung đến thu nhập
của hộ sản xuất hồ tiêu tại Vùng Đông Nam bộ như thế nào?
Thứ hai: Giải pháp nào để ổn định và tăng thu nhập cho Hộ sản xuất hồ tiêu?
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định những kết quả cần đạt được để trả lời
cho các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, đó là:
Xác định các yếu tố chính về phía cung và sự tồn tại mối tương quan giữa
các yếu tố này đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu.
Xác định mối tương quan tồn tại là cùng chiều hay ngược chiều và cường độ
củ
a từng mối tương quan đối với thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu đồng thời tìm ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất hồ tiêu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hồ tiêu được sản xuất chủ yếu ở loại hình kinh tế hộ, vì
vậy đối tượng nghiên cứu sẽ là các hộ trồng hồ tiêu (sau đây gọi tắt là Hộ) có diện
tích cho sản phẩm tại các khu vực của vùng trồng tiêu trọng điểm Đông Nam bộ
(sau đây gọi tắt là Vùng).
Phạm vi nghiên cứu: lựa chọn các tỉnh, huyện và xã trồng tiêu t
ập trung có diện
tích trồng hồ tiêu lớn và đặc trưng của Vùng, cụ thể gồm có:
Bình Phước là tỉnh có thời gian bắt đầu trồng hồ tiêu muộn hơn so với
những tỉnh khác trong Vùng nhưng lại có mức độ tăng diện tích và năng suất cao,
hiện đang là tỉnh dẫn đầu về diện tích trồng và sản lượng của Vùng và cả nước,
trong tỉnh chọn huyện L
ộc Ninh - Huyện có diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu
lớn nhất tỉnh (chiếm 38%), và bốn xã đại diện là: Lộc An, Lộc Quang, Lộc Tấn và
Lộc Thuận.

3
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa danh đầu tiên thử nghiệm trồng

hồ tiêu ở Việt Nam, hiện có diện tích trồng và sản lượng lớn thứ hai của Vùng và cả
nước, trong tỉnh chọn huyện Châu Đức - Huyện có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất
tỉnh và cả nước (chiếm 75% diện tích trồng của tỉnh), và chọn ba xã đại diện là:
Quảng Thành, Kim Long và Bàu Chinh.
Đồng Nai là tỉ
nh đứng thứ ba về diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu của
Vùng, trong tỉnh chọn huyện Cẩm Mỹ - Huyện có diện tích cho sản xuất lớn nhất
(chiếm 37%), và chọn ba xã đại diện là: Bảo Bình, Lâm San và Xuân Tây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra trực tiếp các hộ trồng hồ tiêu bằng bảng câu hỏi theo phương pháp điều
tra nhanh nông thôn để tạo lập dữ liệ
u sơ cấp.
Thống kê các dữ liệu thứ cấp từ việc kế thừa có chọn lọc các công trình khoa học
đã thực hiện trong và ngoài nước về ngành hồ tiêu, thu thập các dữ liệu của ngành
hàng hồ tiêu Việt Nam và thế giới thông qua Tổng cục Thống kê, Hiệp hội Hồ tiêu
Việt Nam, Bộ NN & PTNT, tổ chức Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), và các báo
cáo kinh tế xã hội của các địa phươ
ng.
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các số liệu và thông tin thu thập, kết
hợp phân tích thống kê mô tả và phân tích định lượng thông qua mô hình kinh tế
lượng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong quá trình phân tích các số liệu của ngành hàng hồ tiêu sẽ kiểm nghiệm các
kết luận của những lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô liên quan.
Những luận cứ khoa học, các nội dung phân tích và đặc biệt là kết quả từ mô hình
đánh giá tác động của một số yếu tố chính về phía cung đến thu nhập của Hộ sản
xuất hồ tiêu, một mặt sẽ cung cấp dữ liệu mới bổ sung cho các công trình nghiên
cứu tr
ước đó, mặt khác sẽ là tư liệu tham khảo cho các địa phương vùng Đông Nam
bộ và các nhà hoạch định chiến lược của ngành hàng hồ tiêu trong việc xác định các

giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững ở vùng
Đông Nam bộ.
7. Kết cấu của đề tài
Các nội dung nghiên cứu được trình bày trong ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn.
Chương này sẽ trình bày một số lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô có liên quan đến
hàm sản xuất, chi phí, lợi nhuận, đất, lao động, năng suất lao động,và đề cập một số
công trình nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước, từ đó có đầy đủ cơ sở khoa
học và thực tiễn xác định những yếu tố
chính của sản xuất hồ tiêu ảnh hưởng đến

4
thu nhập của Hộ và mô hình lựa chọn, đồng thời có thể thấy được điểm mới của đề
tài so với các công trình nghiên cứu trước đó.
Chương 2: Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ
tiêu vùng Đông Nam bộ.
Đây là chương sẽ trình bày các kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu
thực trạng ngành hàng hồ tiêu Việt Nam nói chung và vùng Đông Nam b
ộ nói riêng.
Các nội dung chính gồm có:
Tổng quan về ngành hàng hồ tiêu Việt Nam và thế giới;
Tác động của các yếu tố chính đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu tại vùng
Đông Nam bộ được xác định bởi đánh giá thực trạng của các yếu tố và kết quả của
mô hình kinh tế
Chương 3: Một số giải pháp nhằm ổn định thu nhập của Hộ sản xuất h
ồ tiêu
vùng Đông Nam bộ
Trên cơ sở kết quả của Chương 1 và 2, kết hợp với phân tích tình hình thị trường,
định hướng phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam, những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
mới, tác giả đề xuất một số giải pháp có tính chất gợi ý cho các địa phương, các tổ

chức và ban ngành liên quan cần quan tâm thực hiện nhằm góp phần ổn định và
tăng thu nhập cho hộ tr
ồng tiêu của vùng Đông Nam bộ và các vùng trồng hồ tiêu
khác có thể tham khảo ứng dụng.


















5
Hình 0.1 Sơ đồ vị trí các địa phương được đề tài chọn nghiên cứu

6
Chương 1
Cơ sở khoa học và thực tiễn

1.1.

Các lý thuyết kinh tế
1.1.1 Thu nhập và các thước đo thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp
Thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp là giá trị bằng tiền biểu hiện cho kết quả của
quá trình sản xuất và được xác định thông qua các thước đo sau:
Thu nhập gộp - giá trị tổng sản phẩm hay tổng doanh thu là tích của giá bán
sản phẩm và tổng sản lượng đầu ra.
Thu nhập ròng - lợi nhuận là hiệ
u số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí,
thu nhập ròng phản ánh hiệu quả kinh tế của sản xuất.
Thu nhập lao động gia đình là tổng của lợi nhuận và chi phí cơ hội của lao
động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất.
Như vậy cùng với giá bán, sản lượng đầu ra và chi phí là những nhân tố quyết định
trực tiếp đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp. Vậy những yế
u tố nào liên quan
đến sản lượng và chi phí sản xuất, và khi nào hộ sản xuất nông nghiệp sẽ có được
thu nhập tối ưu? Để giải đáp cho câu hỏi này chúng ta tìm hiểu một số lý thuyết
kinh tế liên quan dưới đây:
1.1.2 Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào:
Sản xuất là quá trình chuyển hóa những yếu tố đầu vào thành những yếu tố đầu ra
hay còn được gọ
i là sản lượng đầu ra hoặc sản phẩm, và kết quả của sản xuất do
lượng và chất của các yếu tố đầu vào và công nghệ sử dụng quyết định, mối tương
quan phụ thuộc đó được diễn tả qua hàm sản xuất “Hàm sản xuất biểu diễn mối
quan hệ kỹ thuật hiệu quả của việc kết hợp các yếu tố
đầu vào để sản xuất ra sản
lượng đầu ra”
1
hay “Hàm sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm (đầu ra) tối đa
có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định
tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định”

2
. Dạng tổng quát của hàm sản xuất:
Y= f (X
1
, X
2
, X
3
, X
4
..., X
n
)
Với: Y là sản lượng đầu ra;
Xi là số lượng yếu tố đầu vào thứ i, các yếu tố đầu vào được chia thành ba
nhóm:

1
David Beg “Kinh tế học”, bản dịch Nhà XB Thống kê 2007, trang 105

2
Giáo trình “Kinh tế vi mô”, Trường ĐHKT TP. Hồ Chí Minh, Nhà XB Thống kê 2005, trang 84

7
Nhóm 1 là vốn (K) gồm các yếu tố chính như: nhà xưởng, đất đai, máy móc,
và nguyên nhiên vật liệu, đây là nhóm các tư liệu sản xuất biểu hiện cho quy mô sản
xuất. Trong nông nghiệp các yếu tố đầu vào chính thuộc nhóm vốn gồm có: đất, hệ
thống tưới nước, máy móc nông nghiệp, sân phơi, gia súc làm việc, giống cây trồng,
phân bón, thuốc hoá học, nguyên vật liệu.
Nhóm 2 là lao động (L) được đề cập cả về số

lượng và chất lượng lao động,
chất lượng lao động bao hàm cả những yếu tố phi vật chất như kỹ năng, kiến thức,
kinh nghiệm.
Nhóm 3 là nhóm các yếu tố tăng năng suất (TFP) điển hình như công
nghệ, thể chế kinh tế chính trị.
Hàm sản xuất một mặt cho biết sản lượng đầu ra từ việc kết hợp một lượng các yếu
tố đầu vào, mặt khác cũng cho biết lượng yếu tố đầu vào cần sử dụng ứng với mỗi
kỹ thuật để sản xuất ra mức sản lượng đầu ra theo ý muốn. Tuy nhiên, mối quan hệ
phụ thuộc giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào trong ngắn hạn và trong dài
hạn có những đặc tính riêng do khả năng thay đổi các yếu tố đầu vào trong ngắn hạ
n
và dài hạn khác nhau.
Trong ngắn hạn:
Do trong ngắn hạn các yếu tố đầu vào cố định - biểu thị cho các hàng hóa không sử
dụng hết trong quá trình sản xuất như nhà xưởng, đất đai và máy móc thiết bị,
không dễ dàng thay đổi nên việc muốn tăng hay giảm sản lượng chỉ có thể bằng
cách thay đổi lượng các yếu tố đầu vào biến đổi như nguyên, nhiên vật liệu, lao
động trực tiế
p mà thôi. Trong nông nghiệp những yếu tố biến đổi trong ngắn hạn
chủ yếu là yếu tố phân bón, nước tưới và lao động.
Năng suất trung bình của yếu tố đầu vào biến đổi (AP
Xi
) đánh giá mức độ đóng góp
của yếu tố đầu vào biến đổi trong quá trình sản xuất, AP
Xi
= Y/ Xi, còn năng suất
cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi (MP
Xi
) sẽ xác định mức gia tăng của sản lượng
khi tăng một đơn vị yếu tố đầu vào biến đổi đó trong điều kiện giữ nguyên các yếu

tố sản xuất khác, công thức tính: MP
Xi
=ΔY/ ΔXi.
Việc gia tăng lượng yếu tố đầu vào biến đổi không phải lúc nào cũng làm cho sản
lượng tăng theo, giai đoạn đầu khi tăng lượng yếu tố đầu vào năng suất cận biên và
năng suất

trung bình của yếu tố đó đều tăng dần lên dẫn đến sản lượng tăng nhanh,
nhưng khi lượng tăng vượt quá một mức nhất định thì sẽ làm cho năng suất trung
bình và năng suất cận biên của yếu tố đó cùng giảm dần cho đến khi năng suất cận
biên < 0 thì sản lượng bắt đầu giảm. Hiện tượng này có tính quy luật, một quy luật
về công nghệ:
duy trì tất cả các yếu tố sản xuất không thay đổi ngoại trừ một yếu tố,
quy luật năng suất cận biên giảm dần cho rằng đến một mức nhất định, sự tăng

8
thêm đầu vào biến đổi này dẫn đến năng suất cận biên của nó giảm dần
1
. Mối quan
hệ giữa MP
X
, AP
Xi
, và Y như sau:
MP
Xi
> AP
Xi
thì AP
Xi

tăng dần; MP
Xi
>0 thì Y tăng dần;
MP
Xi
< AP
Xi
thì AP
Xi
giảm dần; MP
Xi
< 0 thì Y giảm dần;
MP
Xi
= AP
Xi
thì AP
Xi
đạt cực đại. MP
Xi
= 0 thì Y đạt cực đại.
Như vậy hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi cao nhất khi năng suất cận biên
và năng suất bình quân bằng nhau, hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi đó vẫn
còn khi năng suất cận biên của nó dương, và sản lượng sẽ đạt tối đa khi năng suất
cận biên bằng 0.
Trong dài hạ
n:
Trong dài hạn tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi, do đó khả năng thay đổi sản
lượng đầu ra trong dài hạn sẽ lớn hơn trong ngắn hạn, sản lượng đầu ra trong dài
hạn sẽ phụ thuộc vào tất cả các yếu tố đầu vào và sẽ quyết định quy mô của sản

xuất trong dài hạn. Hiệu suất của việc gia tăng quy mô sản xu
ất có thể xảy ra một
trong ba trường hợp sau:
Trường hợp 1: tỷ lệ tăng sản lượng bằng tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào -
hiệu suất không đổi theo quy mô.
Trường hợp 2: tỷ lệ tăng sản lượng lớn hơn tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào
- hiệu suất tăng theo quy mô, thể hiện tính kinh tế của quy mô.
Trườ
ng hợp 3: tỷ lệ tăng sản lượng thấp hơn tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào
- hiệu suất giảm theo quy mô, thể hiện tính phi kinh tế của quy mô.
Phân tích hàm sản xuất Cobb – Douglas sẽ thấy rõ điều này, ban đầu Y
1
=A. K

.L
β
,
nếu tăng K và L lên hai lần khi đó:
Y
2
= A. (2K)

. (2L)
β

= A. 2
(

+β)
. K


.L
β
= 2
(

+β)
. Y
1

Nếu +β =1 thì Y
2
= 2Y
1
, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất không đổi theo quy mô.
Nếu +β >1 thì Y
2
>Y
1
, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất tăng dần theo quy mô - tính
kinh tế của quy mô.
Nếu +β <1 thì Y
2
<Y
1
, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất giảm dần theo quy mô –
tính phi kinh tế của quy mô.
Nguyên do dẫn đến tính kinh tế của quy mô là đặc tính không thể chia nhỏ của sản
xuất, chuyên môn hóa và lợi thế sản xuất quy mô lớn, còn lý do dẫn đến tính phi
kinh tế của quy mô là rắc rối trong công tác quản lý và bất lợi về vị trí địa lý của nơi

sản xuất, yếu tố công nghệ và toàn cầu hóa sẽ làm giảm tính phi kinh tế
của quy mô.


1
David Beg “Kinh tế học”, bản dịch Nhà XB Thống kê 2007, trang 116

9
1.1.3 Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất (TC) là toàn bộ chi phí bằng tiền mà nhà sản xuất đã chi ra để mua
các yếu tố đầu vào, tính đầy đủ chi phí sản xuất còn bao gồm cả chi phí cơ hội của
mọi nguồn lực trong sản xuất là số tiền mà khoản đầu tư có thể thu được nếu sử
dụng nó vào việc khác với mức trả cao hơn.
Chi phí trung bình (AC) sẽ xác định chi phí sản xuấ
t tính cho một đơn vị sản lượng
đầu ra, AC = TC/Y, còn chi phí cận biên (MC) xác định mức tăng chi phí sản xuất
khi tăng một đơn vị sản lượng đầu ra, MC= ΔTC/ΔY.
Do các khả năng thay đổi của các yếu tố đầu vào là khác nhau trong ngắn hạn và
trong dài hạn, nên đặc điểm của chi phí sản xuất, chi phí trung bình và chi phí cận
biên trong ngắn hạn và trong dài hạn cũng khác nhau.
Chi phí sản xuất ngắn hạn:
Chi phí s
ản xuất ngắn hạn (STC) gồm có chi phí cố định (SFC) và chi phí biến đổi
(SVC), trong đó:
Chi phí cố định là toàn bộ chi phí mà nhà sản xuất phải chi ra trong mỗi đơn
vị thời gian cho các yếu tố đầu vào cố định cho dù không sản xuất ra một sản phẩm
nào ví dụ như: tiền thuê hoặc khấu hao trang thiết bị và nhà xưởng, tiền lương cho
bộ máy quản lý, và lãi suất vốn vay, chi phí cố định không thay đổi khi sản l
ượng
thay đổi. Trong sản xuất nông nghiệp các chi phí chính thuộc chi phí cố định gồm

có: tiền mua và thuê đất, khấu hao tài sản (máy nông nghiệp, nhà kho, sân phơi,
công trình thủy nông, vườn cây lâu năm, gia súc làm việc), và lãi vốn vay, riêng đối
với cây trồng lâu năm các khoản như giống, tiền công, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật và nước tưới đầu tư trong giai đoạn chưa cho sản phẩm cũng nằm trong chi phí
cố định.
Chi phí biến
đổi là toàn bộ chi phí mua các yếu tố đầu vào biến đổi như
nguyên vật liệu, tiền công lao động trực tiếp, chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự
thay đổi sản lượng đầu ra trong ngắn hạn. Trong nông nghiệp chi phí biến đổi là các
khoản tiền chi cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền công lao động, các nguyên
vật liệu khác, và lãi vốn vay trong giai đoạn thu hoạch.
Do trong ngắn hạn chi phí cố định không đổi nên s
ự tăng giảm của tổng chi phí
ngắn hạn chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi của chi phí biến đổi mà thôi và tổng chi phí
ngắn hạn tăng lên khi sản lượng tăng lên.
Chi phí trung bình ngắn hạn (SAC) có xu hướng tăng lên nếu tiếp tục tăng lượng
của một yếu tố đầu vào do bị chi phối bởi quy luật năng suất cận biên giảm dần: khi
năng suất cận biên t
ăng dần lên dẫn đến sản lượng tăng nhanh và chi phí trung bình
giảm, nhưng khi năng suất cận biên giảm dần cho đến khi năng suất cận biên < 0 thì
sản lượng bắt đầu giảm và chi phí trung bình tăng lên.

10
Chi phí cận biên trong ngắn hạn (SMC) luôn có giá trị dương do tồn tại chi phí cố
định, điều này giải thích cho tổng chi phí ngắn hạn tăng lên khi sản lượng tăng, chi
phí cận biên càng lớn thì tổng chi phí càng tăng. Khi SMC=SAC thì chi phí trung
bình đạt cực tiểu.
Trong dài hạn:
Tổng chi phí dài hạn (LTC) là chi phí tối thiểu để sản xuất mỗi mức sản lượng



trong dài hạn có thể thay đổi các yếu tố đầu vào hay lựa chọn quy mô sản xuất theo
ý muốn nên các nhà sản xuất sẽ chọn được phương án thích hợp nhất để sản xuất
với mức chi phí thấp nhất (trong dài hạn các nhà sản xuất có thể dừng việc sản xuất
của mình và do đó LTC = 0), và quy mô sản xuất trong dài hạn sẽ do sản lượng
quyết định.
Chi phí trung bình dài hạn xác định hiệu su
ất theo quy mô: nếu chi phí trung bình
dài hạn giảm khi tăng sản lượng sẽ phản ánh tính kinh tế của quy mô, và ngược lại
nếu chi phí trung bình dài hạn tăng khi sản lượng tăng sẽ phản ánh tính phi kinh tế
của quy mô.
1.1.4 Mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa và quyết định sản xuất
Việc gia tăng sản lượng dẫn đến giá bán một đơn vị sản lượng chắc ch
ắn sẽ giảm
tương đối do đường cầu dốc xuống, tác động này làm giảm doanh thu cận biên
(MR) khi bán thêm một đơn vị sản phẩm, tuy nhiên các nhà sản xuất vẫn tiếp tục
tăng sản lượng nếu doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên và sẽ dừng việc
tăng sản lượng nếu doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biện (MR<MC). Như
vậy mức sản lượng đạ
t lợi nhuận tối đa khi doanh thu cận biên bằng chi phí
cận biên:

MR = MC.
Quyết định sản xuất:
Nhà sản xuất quyết định tiếp tục sản xuất trong ngắn hạn và trong dài hạn khi tại
mức sản lượng đó giá sản phẩm lớn hơn chi phí biến đổi trung bình ngắn hạn (P >
SAVC) và giá sản phẩm bù đắp được chi phí trung bình dài hạn (P > LAC), và nhà
sản xuất sẽ ngừng hoạt động nếu P < SAVC và P < LAC.
Các lý thuyết trên đã đưa ra những vấn đề liên quan đến s
ản lượng và chi phí trong

quá trình sản xuất một cách tổng quát, tiếp theo chúng ta sẽ xem xét một số đặc tính
riêng có của các yếu tố đầu vào chính trong sản xuất nông nghiệp để xác định một
cách cụ thể hơn mối tương tác giữa sản lượng, chi phí và thu nhập của hộ sản xuất
nông nghiệp.
1.1.5 Đất – tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành trồng trọt
Đất là tư li
ệu sản xuất quan trọng nhất và chưa thể thay thế được đối với sản xuất
trên quy mô lớn của ngành nông nghiệp và đặc biệt đối với trồng trọt, đặc điểm
khác biệt của đất so với những tư liệu sản xuất khác là chất lượng của đất sẽ tăng

11
lên nếu sử dụng đất một cách hợp lý. Tính chất đặc biệt này là do độ phì nhiêu của
đất tạo nên, độ phì nhiêu của đất được hình thành và bồi đắp bởi ba nguồn: thứ nhất
từ nguồn tự nhiên do các tác động lý, hoá, sinh trong tự nhiên tạo thành; thứ hai là
từ nguồn nhân tạo do áp dụng hệ thống canh tác hợp lý; và thứ ba là nguồn tiềm
năng do sự kết hợp của hai nguồn tự nhiên và nhân tạo đế
n một lúc nào đó sẽ làm
tăng độ phì nhiêu của đất.
Bị giới hạn về mặt diện tích và lãnh thổ nên quỹ đất là có hạn cả về số lượng và
không gian, và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng làm cho quỹ đất sử
dụng sản xuất nông nghiệp bị giảm tương đối bởi đất được dùng cho nhiều mục
đích phi nông nghiệp điển hình như phát triển hệ thống c
ơ sở hạ tầng kỹ thuật, đô
thị hóa, xây dựng cơ sở du lịch và dịch vụ.
Bên cạnh xu hướng giảm về quỹ đất nông nghiệp, đặc tính không thể di chuyển toàn
bộ đất từ nơi này đến nơi khác, đã khẳng định một trong những cách tốt nhất để
tăng sản lượng bền vững là phải duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất để
nâng cao
năng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Các biện pháp bảo vệ môi trường đất chính như chống xói mòn và rửa trôi, sử dụng

phương pháp canh tác hợp lý (chọn cây trồng, mật độ trồng và sử dụng phân bón),
và có hệ thống thủy lợi hạn chế ảnh hưởng của úng, hạn và phục vụ cải tạo đất chua,
mặn. Còn các biện pháp để tăng năng suất đấ
t chủ yếu là nâng cao hệ số gieo trồng,
sử dụng loại giống có chất lượng tốt tăng lượng và chất của sản phẩm, sản xuất các
sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, và đa dạng hóa sản xuất.
1.1.6 Lao động và năng suất lao động trong nông nghiệp
Lao động nông nghiệp gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông
nghiệp, hai nguồn cung cấp lao động cho nông nghiệ
p là lao động của chính gia
đình làm nông nghiệp và lao động đi thuê.
Sự phát triển của các ngành kinh tế khác đã thu hút lao động từ nông nghiệp sang do
đó về mặt lượng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần.
Năng suất lao động nông nghiệp (AP
LA
) là sản lượng hoặc giá trị tổng sản lượng
nông nghiệp tính trên một lao động nông nghiệp (tính theo giá cố định), công thức
tính:
AP
LA
= Y
A
/L
A
=Y
A
/S * S/L
A

Trong đó:

Y
A
là tổng sản lượng hoặc giá trị tổng sản lượng nông nghiệp;
L
A
là số lượng lao động nông nghiệp; và
S là diện tích đất gieo trồng.
Từ công thức thấy được năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào năng suất
đất (Y
A
/S) và hệ số đất – lao động (S/L
A
), do đó muốn tăng năng suất lao động nông

12
nghiệp cần phải tăng hoặc Y
A
/S hoặc S/L
A
hoặc cả hai. Tác động của từng yếu tố
năng suất đất và yếu tố hệ số đất – lao động đối với sản lượng tùy thuộc vào quá
trình phát triển của nông nghiệp, thông qua lý thuyết hàm sản xuất nông nghiệp tăng
trưởng theo các giai đoạn phát triển của nhà kinh tế SS. Park (1992) sẽ thấy được
mối tương tác một cách rõ nét. Theo SS. Park, sản xuất nông nghiệp phát triển qua
ba giai đoạn nh
ư sau:
Giai đoạn sơ khai: đây là thời kỳ công nghệ chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp
chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên (N) như đất, nước, khí hậu, và lao động. Năng suất
đất có xu hướng giảm dần do khai thác cạn kiệt độ phì nhiêu của đất và chịu sự chi
phối của quy luật năng suất biên giảm dần của yếu tố lao động, do vậ

y để tăng sản
lượng chủ yếu dựa vào việc mở rộng diện tích nghĩa là tăng S/L
A
. Mối quan hệ phụ
thuộc của sản lượng và các yếu tố đầu vào được khái quát bởi hàm sản xuất: Y = F
(N, L
A
).
Giai đoạn đang phát triển: do đất bị giới hạn về diện tích nên không thể tiếp tục
mở rộng quy mô đất, trong khi lao động nông nghiệp vẫn đang ở trạng thái dư thừa
dẫn đến S/L
A
giảm, vì thế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phảm nông
nghiệp, bắt buộc phải tăng năng suất đất. Với thành tựu của ngành công nghiệp về
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các giống mới có năng suất cao của cuộc cách
mạng xanh cùng sự phát triển của hệ thống thủy lợi đã cung cấp thêm những yếu tố
đầu vào cho sả
n xuất nông nghiệp và đẩy mạnh sự tăng trưởng của sản lượng, giai
đoạn này Y
A
/S tăng mạnh nhưng vẫn chịu sự chi phối của quy luật năng suất biên
giảm dần, nếu tiếp tục tăng lượng phân bón, thuốc hóa học, lao động đến một mức
nào đó sẽ làm giảm Y
A
/S và sản lượng. Hàm sản xuất của giai đoạn đang phát triển:
Y = F (N, L) + F (R), trong đó R là các yếu tố đầu vào từ công nghiệp.
Giai đoạn phát triển cao: khi nền kinh tế toàn dụng, công nghiệp và dịch vụ phát
triển mạnh thu hút lao động nông nghiệp chuyển dịch sang, giảm tối đa lượng lao
động trong nông nghiệp, do vậy giảm lượng lao động trên một đơn vị diện tích và
sản lượng nông nghiệp phụ

thuộc vào công nghệ thâm dụng vốn (máy móc, công
nghệ hiện đại). Giai đoạn này sản lượng tăng do cả hai năng suất đất và hệ số đất -
lao động đều tăng, và hàm sản xuất có dạng: Y = F (N, L) + F(R) + F(K), trong đó
K là vốn sản xuất.
Một lần nữa qua các giai đoạn phát triển của nông nghiệp khẳng định vai trò quan
trọng của năng suất đất đối với việc tă
ng năng suất lao động và sản lượng, đặc biệt
trong giai đoạn đang phát triển khi mà lượng lao động nông nghiệp vẫn còn đang
trong tình trạng bán thất nghiệp.
Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động nông nghiệp có tính quy luật tăng dần
tương ứng với số lượng lao động nông nghiệp giảm dần.

13
Y/S

S/La
B
C
A
Hình 1.1 Xu hướng tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp thế giới












Hình 1.2 Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động nông nghiệp
Việt Nam, 1985– 2005

80
90
100
110
120
130
140
150
160
80 90 100 110
S/La (%)
Y/S (%)

Nguồn: Đinh Phi Hổ, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê 2003,
trang 46, 47 và Niên giám thống kê 2003 – 2005

Ghi chú: Điểm A là điểm xuất phát của NSLĐ nông nghiệp giai đoạn sơ khai, từ A đến B
thể hiện sự dịch chuyển của NSLĐ nông nghiệp trong giai đoạn sơ khai và giai đoạn đang
phát triển, từ B đến C thể hiển sự dịch chuyển của NSLĐ nông nghiệp giai đoạn phát
triển.Đường dịch chuyển NSLĐ nông nghiệp Việt Nam cũng có xu hướng giống của thế
giới, nhưng với tốc độ chậm hơn (độ dốc thấp).
1.1.7 Kiến thức nông nghiệp
Chất lượng của yếu tố đầu vào đóng vai trò quan trọng đối với sản lượng đầu ra
trong quá trình sử dụng yếu tố đầu vào đó, vai trò chất lượng của bản thân yếu tố
lao động - vốn nhân lực lại có ý nghĩa đặc biệt hơn bởi lao động là yếu tố đầu vào


14
không thể thay thế được của bất kỳ quá trình sản xuất nào và chính lao động có chất
lượng sẽ cải tiến và phát minh kỹ thuật mới để tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu
vào khác. Một trong những nhân tố cấu thành chất lượng của lao động đó là kiến
thức của người lao động - nhân tố phi vật chất tạo nên giá trị của lao động, bao gồm
nh
ững hiểu biết về mặt kinh tế, xã hội, chuyên môn. Theo Alfred Marshall (1890),
kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất.
Kiến thức của người sản xuất nông nghiệp được gọi là kiến thức nông nghiệp, và có
thể được xem như là tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh tế và cộng đồng mà
người nông dân có được và ứng dụng vào hoạ
t động sản xuất của mình
1
. Các nhà
kinh tế đã tranh luận về vai trò của kiến thức nông nghiệp đối với sản xuất nông
nghiệp và đưa ra những nhận định của họ: Wharton (1963) cho rằng với các nguồn
lực đầu vào giống nhau thì hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông
nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau, Bhati (1973) nhận định kiến thức nông
nghiệp cũng là một yếu t
ố đầu vào của sản xuất
2
và coi đây là yếu tố có thể kết hợp
các nguồn lực đầu vào chính như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới
và lao động.
Để đo lường kiến thức nông nghiệp các nhà phân tích sử dụng bảng câu hỏi đánh
giá và cho điểm các nội dung liên quan sau:
Đánh giá trình độ kiến thức chung về nông nghiệp, sử dụng các câu hỏi liên
quan đến mức độ tiếp cận và tham gia vào các hoạt
động cộng đồng ở nông thôn
như: tiếp xúc thường xuyên với cán bộ khuyến nông; tham gia vào các tổ chức hội

(hội nông dân, tổ chức kinh tế hợp tác); thường xuyên đọc sách báo, xem các
chương trình truyền bá kỹ thuật nông nghiệp trên truyền hình và đài phát thanh, hay
các thông tin trên internet.
Đánh giá trình độ kiến thức kỹ thuật nông nghiệp, sử dụng các câu hỏi kiểm
tra hiểu biết kỹ thuật của nông dân về chọn giống, cách trồng, chăm bón và thu hái.
Đánh giá trình độ kiến thức kinh tế, sử dụng các câu hỏi kiểm tra hiểu biết
của nông dân về: giá bán, tiêu chuẩn chất lượng, các đối thủ cạnh tranh, và cách tính
giá thành.
Ngày nay trong nền kinh tế tri thức và kinh tế mở thì vai trò của kiến thức lại càng
hết sức quan trọng, trong đó kiến thức kinh tế và kiến thức kỹ thuật cùng có vai trò
quyết định đến thành quả đạt được của người nông dân, để l
ượng hóa quan hệ giữa
kiến thức nông nghiệp với thu nhập của nông dân các nhà kinh tế sử dụng mô hình
của hàm sản xuất Cobb – Douglas:

1

, 2
TS. Đinh Phi Hổ, Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê 2003, trang. 155.


15
Y = a X
i
bi
Trong đó:
Y là tổng thu nhập gộp (tổng giá trị sản phẩm) hoặc thu nhập ròng hoặc thu
nhập lao động gia đình trong năm.
Xi là các yếu tố đầu vào chính trong năm sản xuất như: diện tích đất gieo
trồng, lao động sử dụng, vốn lưu động, kiến thức nông nghiệp.

1.1.8 Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng sản lượng trong nông nghiệp
Trong các yếu tố thuộc nhóm tăng n
ăng suất (TFP), công nghệ - những cách thức
sản xuất ra hàng hoá có vai trò hết sức quan trọng đến kết quả của sản xuất. Tiến bộ
công nghệ trong năng suất diễn ra thông qua các phát minh, tức là việc khám phá
ra các tri thức mới và áp dụng các tri thức mới vào quy trình sản xuất trong thực
tế
1
. Vai trò của tiến bộ công nghệ đối với việc tăng sản lượng được các trường phái
đánh giá như sau:
Solow chỉ ra ngoài phần đóng góp cho tăng trưởng sản lượng do yếu tố vốn
K và yếu tố lao động còn một phần do đóng góp của tiến bộ công nghệ - được gọi là
phần dư Solow, phần dư này khá lớn và phụ thuộc vào trình độ công nghệ của mỗi
quốc gia.
Quan điểm của trường phái Tân cổ điển là nguồn gốc của tăng trưởng chính
là cách thức kết hợp các yếu tố K và L.
Và nhà kinh tế Kaldor cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế phụ thuộc
vào phát triển tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
Vai trò của tiến bộ công nghệ đối với sản xuất không chỉ dừng lại ở việc làm tăng
sả
n lượng mà còn làm tăng chất lượng của sản lượng đó, vì thế việc phát minh và
đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng để tiết kiệm được lượng các yếu tố đầu vào
nhưng vẫn có thể sản xuất ra mức sản lượng như cũ đồng thời nâng cao chất lượng
của các yếu tố đầu vào đó để có sản phẩm với chất lượng t
ốt hơn.
Trong nông nghiệp, nhờ có tiến bộ công nghệ đã làm cho năng suất nông nghiệp
được tăng lên rất nhiều và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.Tiến bộ
công nghệ sử dụng trong nông nghiệp gồm các tiến bộ công nghệ của các ngành
kinh tế và khoa học khác đặc biệt là của ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu
vào cho sản xuất nông nghiệp về phân bón, thuốc trừ sâu, hệ

thống thuỷ lợi, các
máy móc thay thế cho sức kéo của trâu bò, và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ của chính
quá trình sản xuất nông nghiệp phát minh và cải tiến về chọn tạo giống, kỹ thuật
canh tác: trồng, chăm sóc, và thu hoạch sơ chế biến, điển hình là cuộc cách mạng

1
David Begg, Kinh tế học, bản dịch Nhà xuất bản Thống kê 2007, Tr.560

16
xanh đã tạo những giống mới đem đến sự phát triển mạnh mẽ cho ngành nông
nghiệp.
1.2. Một số công trình nghiên cứu điển hình về hồ tiêu của Việt Nam và
thế giới trong những năm gần đây
1.2.1 Tại Việt Nam
Nhận thấy tầm quan trọng của hồ tiêu, trong những năm qua các bộ ngành liên
quan, các địa phương trồng hồ tiêu, và các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu
cũng như định hướng cho việc phát triển cây hồ tiêu, điển hình có một số công trình
nghiên cứu sau:
Điều tra hiện trạng, hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển của sản xuất
hồ tiêu cả nướ
c do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2000.
Quy hoạch phát triển vùng trọng điểm hồ tiêu Tỉnh Bình Phước và
Huyện Phú Quốc do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2001.
Quy hoạch phát triển sản xuất hồ tiêu cả nước đến năm 2010 do Phân
viện Quy hoạch và Thiết k
ế Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn thực hiện năm 2003.
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát

triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu do Viện Khoa học
Kỹ thuật miền Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm
2005.
Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm trên toàn
quốc (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, và điều) do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2006.
Thông qua các điều tra khảo sát thực địa các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm theo hộ,
xã, huyện; điều tra thu thập các số liệu thứ cấp; phân tích tài chính – kinh tế;
phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm các giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác,
các công trình trên đã đưa ra nh
ững kết quả và kết luận chính như sau:


a) Xác định được các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm
Qua đánh giá hiện trạng sản xuất hồ tiêu cả nước, các công trình nghiên cứu trên đã
xác định được các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm có quy mô lớn gồm có:
Vùng Đông Nam bộ có các tỉnh Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng
Nai;
Vùng Tây Nguyên có các tỉnh Đắc Nông, Đắc Lắk, Gia Lai;
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có Phú Quốc; và
Vùng Bắc Trung bộ có tỉnh Quả
ng Trị.

×