Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Ngưỡng nguy cơ của cấu trúc cơ thể, lối sống đối với bệnh đái tháo đường Type 2 ở người trung niên (40-60 tuổi) nội thành TP Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.66 KB, 77 trang )

1
Báo cáo thực hiện đề tài

NGƯỢNG NGUY CƠ CỦA CẤU TRÚC CƠ THỂ, LỐI
SỐNG ĐỐI VỚI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Ở
NGƯỜI TRUNG NIÊN (40-60 TUỔI),
NỘI THÀNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Đã chỉnh sữa theo góp ý của hội đồng)



















Đơn vò: Trung Tâm Dinh Dưỡng
Chủ nhiệm đề tài: Tạ Thò Tuyết Mai
2
Báo cáo thực hiện đề tài



NGƯỢNG NGUY CƠ CỦA CẤU TRÚC CƠ THỂ, LỐI
SỐNG ĐỐI VỚI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Ở
NGƯỜI TRUNG NIÊN (40-60 TUỔI),
NỘI THÀNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




















Kinh phí: 275.000.000 đồng
Chủ nhiệm đề tài: TS. BS. Tạ Thò Tuyết Mai
Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ 11/2004 đến 11/2006
Cơ quan chủ trì: Trung Tâm Dinh Dưỡng
Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh

3
MỤC LỤC
NHẬP ĐỀ - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 1
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 3
NỘI DUNG THỰC HIỆN - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 4
1. Thiết kế nghiên cứu - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 4
2. Đối tượng nghiên cứu - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 4
3. Cõ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 5
4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu - - - - - - - - - - - - - - 7
KẾT QUẢ-BÀN LUẬN - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 11
1. Tình hình đái tháo đường và đề kháng Insulin - - - - - - - - - 11
1.1. Tình hình đái tháo đường - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 11
1.2. Đặc điểm rối loạn đường máu - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 13
1.3. Đề kháng insulin - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 14
2. Chỉ số nhân trắc và đái tháo đường – đề kháng Insulin - - - - 16
2.1. Đặc điểm nhân trắc - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 16
2.2. Điểm cắt nguy cơ của chỉ số nhân - - - - - - - - - - - - - 19
trắc đối với bệnh đái tháo đường
3. Hoạt động và đái tháo đường - - - - - - - - - - - - - - - - - - 22
4. Thói quen ăn uống và đái tháo đường - - - - - - - - - - - - - 24
4.1. Đặc điểm khẩu phần - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 24
4.1.1. Năng lượng, đạm, béo, tinh bột - - - - - - - - - - - - - - - - - - 24
4.1.2. Vi chất - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 28
4
4.1.3. Thực phẩm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 28
5. Tương quan giữa lối sống và chỉ số nhân trắc - - - - - - - - - - - - 30
ở bệnh nhân đái tháo đường
5.1. Hoạt động và chỉ số nhân trắc - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 30
5.2. Thói quen ăn uống và chỉ số nhân trắc - - - - - - - - - - - - - - 32
KẾT LUẬN - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 36

KHUYẾN NGHỊ - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 38
PHỤ LỤC 1 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 45
Kết quả chọn máy và que thử glucose mao mạch
PHỤ LỤC 2 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 46
Danh sách 30 phường tiến hành điều tra
PHỤ LỤC 3 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 47
Mẫu phiếu điều tra
PHỤ LỤC 4 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 48
Hệ số hoạt động
BẢNG-BIỂU
Bảng 1A-B. Sự phân bố về rối loạn đường máu - - - - - - - - - 12
và đề kháng insulin
Bảng 2. Đặc điểm chung của nhóm bệnh chứng - - - - - - - - - - - - -
15
Bảng 3. Mức nguy cơ của của các điểm cắt chỉ số nhân trắc - - 20
đối với bệnh đái tháo đường và tình trạng đề kháng insulin
Bảng 4. Chỉ số nguy cơ (Odds ratio) đối với bệnh đái tháo đường- 21
tình trạng đề kháng insulin của các điểm cắt chỉ số nhân trắc.
5
Bảng 5. Đặc điểm hoạt động - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
- 23
Bảng 6. Đặc điểm tiêu thụ 3 nguồn thực phẩm chính - - - - - - - - - - 26
đạm, béo, tinh bột
Bảng 7. Đặc điểm tiêu thụ vi chất - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
- 27
BẢNG8. Tương quan giữa thói quen ăn uống và đường huyết - - -
27
Bảng9. Đặc điểm tiêu thụ lương thực của ngøi đái tháo đường 29
Bảng10. Tương quan giữa hoạt động và chỉ số nhân trắc - - - 31

Bảng11. Tương quan giữa khẩu phần và chỉ số nhân trắc - - - 34
Bảng12. Tương quan giữa thực phẩm và chỉ số nhân trắc - - - 35
Biểu 1. A Giá trò trung bình của đường huyết buổi sáng - - -
15
nhòn đói và 2 giờ sau uống 83.5 g glucose,
được phân theo quartiles của Insulin.
B Tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường,
được phân theo quartiles của Insulin.
Biểu đồ 2
Tỷ lệ thực phẩm/khẩu phần nhóm - - - - - - 29
đái tháo đường và nhóm chứng so với chuẩn.


CÁM ƠN

Xin chân thành cám ơn

- Sở Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí và hổ trợ tôi rất nhiều trong quá
trình thực hiện đề tài.
- Thạc só Nguyễn Thế Hiệp đã hổ trợ chúng tôi thực hiện và hoàn thành nghiên
cứu.
- Hội đồng khoa học của Sở đã có nhiều góp ý quý báu, giúp đề tài hoàn
chỉnh hơn.
- Trung tâm Dinh dưỡng chủ trì cho tôi thực hiện đề tài.
- Cô Nguyễn thò Kim Hưng, nguyên giám đốc Trung Tâm Dinh dưỡng đã cố vấn
chuyên môn cho tôi trong quá trình soạn thảo, bảo vệ đề cương, thực hiện
khảo sát và viết nghiệm thu đề tài.
6
- Công ty Abbott đã hổ trợ kinh phí và nhân lực
- Công ty Nutive đã hổ trợ quà giúp chúng tôi thuận lợi trong quá trình nghiên

cứu.
- Các bạn Dương Thanh Thảo, Lương thò Ngọc Hà đã cùng tôi chia sẽ khó khăn
trong quá trình thực hiện khảo sát.
- Các bác só Phạm Gia Tiến, Trần Quốc Cường, Trần Thu Diệu, Trần Minh Hạnh,
Phạm Hải Ly, Nguyễn thò Minh Kiều đã giúp đỡ nhiều cho tôi về mặt chuyên
môn.
- Phòng tài vụ Trung Tâm Dinh Dưỡng đã hổ trợ trong việc quản lý kinh phí.
- Tập thể bác só-điều dưỡng phòng khám TTDD đã hổ trợ cho quá trình chuẩn bò
khảo sát.
- Tổ bảo vệ TTDD đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình khảo sát.
- Tổ xét nghiệm TTDD đã giúp chúng tôi thử test chọn máy đo đường huyết, lưu
và gửi mẫu, đo đường huyết tại labor.
- Ban giám đốc bệnh viện Nhân Dân Gia Đònh đã tạo điều kiện thời gian cho tôi
thực hiện nghiệm thu đề tài.
NHẬP ĐỀ
Đái tháo đường type 2 hiện nay là một trong những bệnh mạn tính không
lây chủ yếu trên thế giới. Tỷ lệ đái tháo đường tăng mỗi ngày, đặc biệt ở các
nước đang phát triển. Vào năm 1995, trên thế giới có 135 triệu người bò đái tháo
đường và tổ chức y tế thế giới dự tính con số này sẽ là 300 triệu vào năm 2025.
Và theo dự báo thì tốc độ tăng số bệnh nhân đái tháo đường của các nước
đang phát triển (tăng 1.7 lần, từ 135 triệu thành 228 triệu người bò đái tháo đường)
sẽ cao gấp 4 lần so với các nước phát triển trong vòng 30 năm từ 1995-2025 (chỉ
tăng 0.4 lần, từ 51 triệu thành 72 triệu) (King, 1998). Ở thành phố Hồ Chí Minh, nam
Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường của năm 2001 là 6.6% (Sơn, 2004) đã
cao gấp 2.6 lần so với năm 1994 (2.5%) (Trạch, 1994), tức tốc độ tăng số bệnh
nhân đái tháo đường của Việt nam đã vượt con số 1.7 dự đoán của tổ chức y tế
thế giới. Khi so sánh với Singapore (Lee, 2000) (nước đã phát triển) về tốc độ tăng
tần suất bệnh nhân đái tháo đường thì Việt nam (tăng gấp 1.76 lần trong vòng 7
năm) tăng nhanh gấp 65 lần Singapore (tăng gấp 0.046 lần trong vòng 6 năm)
trong cùng khoảng thời gian từ 1992-2001. Trong những nghiên cứu mới đây ở

Hồng Kông (He 2001 ; Ko 2001), Singapore, Mã lai và n độ (Deurenberg-Yap,
2000), Indonesia (Guricci, 1998) và Nhật (Gallagher, 2000) người ta nhận thấy ở
người Châu Á khi so sánh với người Châu Âu có cùng BMI lại có thành phần mỡ
cơ thể cao hơn rất nhiều. Khi so sánh với người Nhật có cùng mức BMI (21.2 và
21.5) thì người Việt Nam có thành phần mỡ cơ thể cao gấp rưỡi (30% và 24.8%)
(Tomisaka, 2002). Và trên thế giới người ta đã nhận thấy các đối tượng có BMI
thấp nhưng thành phần mỡ cơ thể cao lại là đối tượng nguy cơ cao của bệnh
đái tháo đường, tim mạch (Ko 1999 ; Deurenberg-Yap, 1999, 2000). Ở 48 bệnh
nhân đái tháo đường chưa điều trò tại thành phố Hồ Chí Minh tiến hành vào năm
2001 (Sơn, 2003) người ta cũng nhận thấy rằng BMI của người đái tháo đường
giống với nhóm chứng (22.5 ± 3.4 so với 22.9 ± 3.7 kg/m
2
) nhưng tỷ lệ mỡ toàn cơ
thể (31.1 ± 5.8 so với 27.7 ± 6.2; P < 0.001) và chỉ số eo hông (0.91 ± 0.07 so với 0.86 ±
0.08; P < 0.01) cao hơn có ý nghóa về mặt thống kê. Một số nghiên cứu trên bệnh
7
nhân đái tháo đường Việt nam (Cường 2003; Đạt 2001; Hiệp 2003; Nga 2004; Nhạn
2001, Tuấn 2003; Vũ 2001; Thảo 2004), người ta nhận thấy chỉ số BMI của người đái
tháo đường Việt nam (BMI = 17-22) thấp hơn người đái tháo đường Châu Âu
(Banerji 1995; Haffner1987; Han1998; Ohlson 1985) (BMI =26-30), nhưng chỉ số
eo/hông của người đái tháo đường Việt nam lại cao bằng người đái tháo đường
Châu Âu (0.96 so với 0.98). Như vậy cấu trúc cơ thể của người Việt nam có khác
biệt với người Châu Âu và các điểm cắt nguy cơ của chỉ số nhân trắc đối với
bệnh đái tháo đường của người Việt nam cần được xác đònh chứ không thể
tham khảo giá trò của người Châu Âu.
Và đặc điểm khẩu phần, mức độ hoạt động có góp phần tạo nên sự
khác biệt về tỷ lệ mỡ cơ thể và chỉ số béo phì trung tâm ở người có nguy cơ bò
đái tháo đường hay không? Đây là những câu hỏi cần phải được giải đáp để có
một khuyến nghò đúng đắn cho cộng đồng.
Người ta nhận thấy ở Việt Nam (Sơn 2004 ; Trạch 1994 ; Quốc 1997 ), Trung

Quốc (Pan 1997), Triều Tiên (Park 1995), Đài Loan (Chay 2000, Lu 1998), n Độ
(Rama-Chandra 1997) tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường ở người ≥ 40 tuổi cao hơn
gấp 5 lần ở người < 40 tuổi. Vì thế, đối tượng chúng tôi cần khảo sát trong nghiên
cứu này là người Việt Nam trung niên lứa tuổi từ 40-60 tuổi mắc bệnh đái tháo
đường so sánh với người Việt Nam trung niên lứa tuổi từ 40-60 tuổi không mắc
bệnh đái tháo đường.

8
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Xác đònh ngưỡng của tỷ lệ mỡ cơ thể, chỉ số béo phì trung tâm tại đó
có sự gia tăng đái tháo đường, đề kháng insulin.
 Xác đònh mối quan hệ của đặc điểm khẩu phần, mức độ hoạt động
với đái tháo đường, tình trạng đề kháng insulin.
 Xác đònh mối quan hệ của đặc điểm khẩu phần, mức độ hoạt động
với tỷ lệ mỡ cơ thể, chỉ số béo phì trung tâm trên bệnh nhân đái tháo
đường và tình trạng đề kháng Insulin.
 Qua điều tra cắt ngang chúng tôi có thể xác đònh được tỷ lệ đái tháo
đường mới mắc của người trung niên Việt nam năm 2005.

9
NỘI DUNG THỰC HIỆN

Theo dự kiến chúng tôi sẽ tiến hành điều tra làm hai đợt, đợt một là điều tra cắt
ngang để bắt ra các đối tượng bệnh và chứng cho đợt hai, và đợt hai sẽ tiến hành
nghiên cứu bệnh chứng. Sau khi tiếp xúc với cộng đồng để tiến hành nghiên cứu
chúng tôi nhận được phản hồi từ cộng tác viên một số nội dung như sau:
- Việc mời đối tượng bệnh và chứng đến Trung Tâm Dinh Dưỡng để thực hiện
điều tra đợt hai có khả năng nhiều người không tham gia (khả năng mất mẫu
cao).
- Việc người bệnh và người chứng cùng được mời tái khám lại sau điều tra đợt

một có thể tạo tâm lý xấu cho nhóm chứng (nhóm người bình thường).
Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thu thập dữ liệu cả hai nhóm bệnh chứng tại thời
điểm làm điều tra cắt ngang trong các điều kiện:
• Xác đònh glucose/máu mao mạch bằng máy tự động để có thể phát
hiện được đối tượng bệnh ngay tại hiện trường.
• Lấy máu tỉnh mạch về xét nghiệm lại tại labo của Trung Tâm Dinh
Dưỡng tất cả các trường hợp bệnh chứng để chẩn đoán xác đònh
bệnh. Quá trình được tiến hành theo như nội dung dưới đây.

I. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Thiết kế nghiên cứu:
- Điều tra cắt ngang: đo đường huyết khi đói và test dung nạp
glucose bằng glucose mao mạch để tìm các trường hợp đái tháo
đường và từ đó chọn các trường hợp nhóm chứng. Kết quả
được kiểm chứng lại bằng glucose tónh mạch. Máy và que thử
gluocse mao mạch được kiểm chứng trên 30 bệnh nhân (phụ lục
1)
- Nghiên cứu bệnh chứng: Thực hiện đo thành phần cơ thể, phỏng
vấn khẩu phần, phỏng vấn hoạt động thể lực, đo insulin/máu.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Điều tra cắt ngang: cư dân nội thành thuộc 30 phường (phụ lục
2), nội thành, thành phố Hồ Chí Minh lứa tuổi 40-60.
- Nghiên cứu bệnh chứng:
 Nhóm bệnh
: Người mắc bệnh đái tháo đường hoặc có triệu
chứng rối loạn đường máu lúc đói (được phát hiện bằng glucose máu
mao mạch) và chưa điều trò .
 Nhóm chứng
: người không mắc bệnh đái tháo đường, không
có đề kháng insulin thuộc lứa tuổi 40-60 và được bắt cặp về chỉ số khối

cơ thể (BMI), lứa tuổi, giới và đòa phương.
- Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có bằng chứng (giấy ra viện, kết
quả xét nghiệm) hoặc khám lâm sàng có triệu chứng nghi ngờ
10
mắc bệnh mãn tính như gan, thận, nội tiết (gồm cả đái tháo
đường) .
3. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
3.1. Cỡ mẫu
3.1.1. Nghiên cứu bệnh chứng

Nhóm bệnh: Theo kết quả điều tra trước (Sơn 2003), mức chênh lệch về chỉ số
eo hông giữa người bò đái tháo đường và không bò đái tháo đường là 0.05
(effect size), với sai số chuẩn (SD) về chỉ số eo hông của nhóm không bò đái tháo
đường là 0.08. Theo cách tính cở mẫu của một nghiên cứu Case-control bằng t
test của Warren S. (Warren, 1992) thì :
- Standardized effect size = effect size/SD
- = 0.05/0.08=0.625
- Tra theo bảng t với α (2 đuôi)=0.05 và β=0.05 ta có n = 72
Vì nghiên cứu trên 2 giới nam và nữ, số người đái tháo đường cần chọn nghiên
cứu là:
72 × 2 = 144
Vì có khả năng 10% bệnh nhân bỏ cuộc nên cỡ mẫu phải là (144×100)/90=160
Nhóm chứng :
- Nếu sau cuộc điều tra cắt ngang chúng tôi phát hiện đủ 160 người bò đái
tháo đường chúng tôi sẽ tiến hành chọn nhóm chứng theo tỷ lệ nhóm
bênh : nhóm chứng = 1:1.
- Nếu số người đái tháo đường <160 (=n) thì tỷ lệ nhóm bênh : nhóm chứng
(x) sẽ được tính bằng công thức

X

=
160
2n -1
Và tạm thời kinh phí sẽ được tính xem như tỷ lệ giữa nhóm bênh : nhóm chứng =
1 : 2 ,nhóm chứng = 160×2= 320. Và cỡ mẫu cho điều tra đợt 2 là 160 + 320 = 480
3.1.2. Điều tra cắt ngang

Để có tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường chưa điều trò xấp xỉ
4.3% ở đối tượng trung niên tuổi 40-60 (2) và số trường hợp bệnh là 160, số người
cần tham gia nghiên cứu là
160×100/4.3 = 3720
Vì có khả năng 10% bệnh nhân bỏ cuộc nên cỡ mẫu phải là 3720×100/90

=
4134. Như vậy cỡ mẫu khoảng 4150.
3.2. Kỹ thuật chọn mẫu
3.2.1. Điều tra cắt ngang

3.2.1.1. Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn
Giai đoạn 1:
Chọn chùm (phường) theo phương pháp PPS (Population
Proportionate to Size) với số chùm = 30 chùm
¾ Lập danh sách 238 phường của 17 quận nội thành TPHCM
11
¾ Lập danh sách các phường theo thứ tự ngẫu nhiên, có cột ghi tổng số
dân của mỗi phường và cột cộng dồn
Khoảng cách mẫu K
x
= (Tổng số hộ dân 238 phường)/30 (cụm)
= 3.999.912/30

= 133.330
¾ Số ngẫu nhiên được chọn N
x
(đảm bảo < K
x
)
¾ Điều kiện chọn cụm phường :
- Phường đầu tiên trong danh sách được chọn có số hộ dân cộng dồn vừa
vặn lớn hơn N
x

- Phường kế tiếp được chọn có số hộ dân cộng dồn vừa vặn lớn hơn N
x
+ K
x
, N
x
+ 2K
x
… Ỵ cho đến khi đủ 30 phường. Danh sách 30 phường
được chọn được trình bày trong phụ lục 2.
Giai đoạn 2:
Chọn mẫu cho mỗi chùm. Vì
¾ Tổng số mẫu là 4150
¾ Tổng số chùm là 30
→ Cỡ mẫu của 1 chùm là 4150 / 30 = 138
Để bảo đảm tỷ lệ nam : nữ = 1 :1, ở mỗi chùm chúng tôi sẽ chọn 69 nam và 69 nữ
và 69 người ở lứa tuổi 40-50 và 69 người ở lứa tuổi 50-60 theo phương pháp ngẫu
nhiên hệ thống.
3.2.1.2. Thực hiện

- Lập danh sách 238 phường của 17 quận nội thành TPHCM
- Chọn 30 phường.
- Lập danh sách người trung niên tuổi 40-60 theo vần ABC và phân theo giới tính
của tất cả các hộ của phường được chọn.
- Dựa trên toàn bộ danh sách người trung niên tuổi 40-60 đã được lập trên,
chọn theo thứ tự từ trên xuống, cho đến lúc đủ số lượng (69 nam và 69 nữ) thì
ngưng chọn.
3.2.2. Nghiên cứu bệnh chứng

- Bước 1 : Lập bảng theo dõi số trường hợp đái tháo đường hoặc kém
dung nạp glucose hay rối loạn đường huyết lúc đói (nhóm bệnh) phân nhóm
theo BMI và tuổi.
Nhóm BMI gồm 5 nhóm : Suy dinh dưỡng : < 18.5
Bình thường : 18.5-22.9
Thừa cân : 23.0-24.9
Béo vừa : 25.0-29.9
Béo nặng : ≥ 30
Nhóm tuổi : Trẻ 40.0 -50
Già 50.1 -60
- Bước 2 : Chọn các trường hợp chứng đủ theo số trường hợp bệnh theo nhóm
BMI và tuổi.
12
- Có 2331 người tham gia điều tra cắt ngang.
- Có 841 trường hợp bệnh (260 trường hợp đái tháo đường và 544 trường hợp
tiền đái tháo đường, 40 trường hợp đề kháng insulin đơn thuần) và 601 trường
hợp chứng được đưa vào nghiên cứu.
4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
4.1. Các biến số thu thập
4.1.1. Điều tra cắt ngang


4.1.1.1. Nhân trắc
- Cân nặng: được đo bằng cân điện tử Tanita có độ lệch chuẩn là 100g. Khi
cân không mang điện thoại di động, chìa khóa, đồng hồ, dây nòt. Trừ áo quần
mỏng 500g, quần jean 1000g.
- Chiều cao: sẽ được đo bằng thước đo chiều cao di động Microtose có độ
lệch chuẩn là 0.1 cm. Khi đo đi chân không, đứng thẳng sao cho 5 điểm chạm
vách: gót, bắp chân, mông, lưng, đầu.
- BMI ( Body mass index), chỉ số khối cơ thể, được tính bằng công thức
Cân nặng (kg)/(Chiều cao (m)× (Chiều cao (m)
4.1.1.2. Sinh hóa
- Test dung nạp glucose

Đối tượng được dặn nhòn đói hoàn toàn từ 20-22 giờ đêm trước buổi
sáng làm xét nghiệm.

Thử đường huyết lần 1 (glucose máu mao mạch tại hiện trường và
lấy mẫu máu về làm Glucose máu tónh mạch tại labor).

Uống 82.5g glucose monohydrate (Roferose M BP98 USPXXIII EP 3, M
E843B 361 101 182 J, Roquette Freres 62136 Lestrem France) pha trong
250-300 ml nước, uống trong vòng 5 phút.

2 giờ sau khi uống glucose sẽ được thử đường huyết lần 2 (glucose
máu mao mạch tại hiện trường và lấy mẫu máu về làm Glucose
máu tónh mạch tại labor).

Trong thời gian làm test nghó ngơi tại chỗ và không hút thuốc.
- Glucose máu tónh mạch (kiểm chứng)

Bảo quản mẫu máu: Mẫu được bảo quản bằng sodium fluoride (12

mg/ống/2ml máu ) và quay ly tâm tách huyết thanh tại hiện trường.
Mẫu được bảo quản trong thùng lạnh trong vòng 3-5 giờ trong khi
chờ xét nghiệm.

Thực nghiệm: phương pháp glucose oxidase (GOD-PAP Human
Germany).
- Glucose máu mao mạch: Được đo bằng

Máy: One Touch Sure Step Life Scan Johnson and Johnson company,
Milpitas CA 95035 USA, 2003 Life Scan Inc. Rev 8/2003, AW: 052-977-034.

Que: One Touch Sure Step, Life Scan Johnson and Johnson company,
Milpitas CA 95035 USA, 2003 Life Scan Inc. Rev 8/2003, APC/TSCTN/SSH
021-041, AW: 063-281-01A.
13

- Giá trò chẩn đoán theo WHO 1999
Loại rối loạn đường máu Glucose huyết thanh khi đói
(mmol/lít)
Glucose huyết thanh 2 giờ
sau uống 82.5 g đường
(mmol/lít)
Đái tháo đường ≥ 7.0 ≥ 11.1
Kém dung nạp glucose < 7.0 ≥7.8 and <11.1
Rối loạn đường máu lúc đói ≥6.1 and <7.0 < 7.8
4.1.2. Nghiên cứu bệnh chứng
4.1.2.1. Khẩu phần
Đặc điểm khẩu phần được xác đònh bằng phương pháp phỏng vấn hồi
tưởng thực phẩm đã ăn trong 24 giờ qua. Dữ liệu khẩu phần 24 giờ được
tính toán bằng phần mềm EXCEL EIYOKUN, version 08.E, được xây dựng bởi

Tiến só Yukio Yoshimura, Đại học Shikoku, Nhật bản. Dữ liệu thực hiện chương
trình được sử dụng từ “Thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt nam”, (Từ
Giấy, 2000).
Việt nam RDA, (Lien, 1998), được sử dụng làm chuẩn để đánh giá khẩu
phần. Tiêu chuẩn của Việt nam cho đường đơn (sugar hoặc simple
carbohydrate) và chất xơ chưa có chúng tôi dùng chuẩn của người Nhật
(RDA, DRI of Japan, 2001).
Năng lượng nhu cầu đïc tính theo công thức:
Năng lượng nhu cầu = Năng lượng nhu cầu cơ bản/kg
× cân nặng chuẩn
× (1 + 0.1 + hệ số hoạt động của từng cá nhân).
Cân nặng chuẩn = chiều cao (m) × chiều cao (m) × 22, tham khảo theo
chuẩn Nhật bản (RDA, DRI of Japan, 2001). Và 0.1 là hệ số tiêu hóa.
“Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghò cho người Việt nam”, (Viện dinh dưỡng,
2003) được sử dụng làm chuẩn để đánh giá về mức sử dụng thực phẩm
của các đối tượng trong nghiên cứu.
4.1.2.2. Mức độ hoạt động thể lực: thời gian hoạt động trong tuần gồm các loại
hoạt động như làm việc nhà, làm việc nơi công sở, rảnh rỗi, ngũ hay hầu
như không hoạt động được xác đònh bằng phương pháp phỏng vấn tần
suất hoạt động trong tuần theo bảng câu hỏi (phụ lục 3).
- Hệ số hoạt động được tính bằng công thức:
Hệ số hoạt động= Σ (Thời gian từng loại hoạt động (phút)/tuần
× hệ số hoạt động riêng từng loại hoạt động)/7/1440.
Hệ số hoạt động của từng loại hoạt động được trình bày trong phụ
lục 4, tham khảo theo RDA and DRI of Japanese, 2001.
14
- Chỉ số hoạt động ở nhà, chỉ số hoạt động tại công sở, chỉ số hoạt động khi
rảnh/ngày rỗi được tính bằng công thức:
Chỉ số hoạt động (phút)= Σ (Thời gian từng hoạt động (phút)/tuần
× hệ số hoạt động từng hoạt động)/7

4.1.2.3. Nhân trắc
- Cân nặng, chiều cao, BMI: sử dụng kết quả trong điều tra cắt ngang.
- Vòng cánh tay: được đo thước dây không dãn, độ dãn 0.1 cm.
Xác đònh vò trí đo: đối tượng đứng hoặc nằm cẳng tay gập vuông góc với
cánh tay, bàn tay ngữa. Dùng bút chấm điểm giữa của đầu vai và mỏm
khuỷu cánh tay trái ở mặt sau.
Tiến hành: đối tượng đứng hoặc nằm, cánh tay thả lỏng dọc thân ngưởi.
Dùng thước dây đo vòng tròn quanh cánh tay sao cho vòng tròn vuông góc
với cánh tay.
- Chỉ số béo phì trung tâm: gồm vòng eo, vòng hông được đo bằng thước dây
không dãn có độ lệch chuẩn là 0.1 cm.

Vòng eo: là vòng đi qua điểm giữa của bờ dưới xương sườn và
đỉnh mào chậu.

Vòng hông: vòng lớn nhất qua mông
- Thành phần cơ thể: được đo bằng phương pháp phân tích kháng trở điện sinh
học (máy Tanita Body Composition Analyzer BC-118).
4.1.2.4. Sinh hóa
- Glucose huyết thanh tónh mạch buổi sáng, 2 giờ sau uống 82.5g glucose: sử
dụng kết quả trong điều tra cắt ngang.
- Tình trạng đề kháng insuline:
Xác đònh bằng 2 chỉ số insulin huyết thanh và glucose huyết thanh tónh mạch
buổi sáng sau nhòn đói 12 giờ. Insuline sẽ được đo bằng phương pháp ADVIA
Centeaur Insulin (Abbott Japan). Glucose huyết thanh tónh mạch buổi sáng
sau nhòn đói 12 giờ: sử dụng kết quả trong điều tra cắt ngang
Tình trạng đề kháng insuline được tính theo tiêu chuẩn HOMA-IR (homeostasis
model assessment) (Fukushima 1999) với công thức tính như sau
Tình trạng đề kháng insuline = [Insulin huyết thanh khi đói (µU/ml)
× glucose huyết tương khi đói (mmol/l)]/22.5

o Nếu > 2.5 có tình trạng đề kháng insulin
o Nếu < 2.5 nhạy cảm với insulin.
Các xét nghiệm này sẽ được làm tại Trung Tâm Chẩn Đoán Y Khoa Thành
Phố Hồ Chí Minh.
4.2. Xử lý số liệu
- Các giá trò như glucose máu hoặc huyết tương, tình trạng đề kháng insulin,
tỷ lệ mỡ cơ thể và chỉ số béo phì trung tâm sẽ được nhập bằng EPIDATA
và xử lý bằng chương trình SPSS-10.
15
- Phép phân tích đường cong ROC (receiver operator characteristic) sẽ
được sử dụng để ước lượng điểm cắt nguy cơ của tỷ lệ mỡ cơ thể, chỉ số
béo phì trung tâm đối với đái tháo đường, đề kháng insulin. Điểm cắt được
chấp nhận khi giá trò dưới đường cong (AUC) ≥ 0.6. Mỗi điểm cắt đều
được xác đònh độ nhạy cảm, độ đặc hiệu, giá trò ước đoán dng, giá trò
ước đoán âm. Sau đó chúng tôi dùng logistic regression Odds ratios (ORs)
xác đònh chỉ số nguy cơ của chỉ số nhân trắc theo điểm cắt mới đối với
bệnh đái tháo đường và đề kháng insulin.
- Độ nhạy của điểm cắt nguy cơ của tỷ lệ mỡ cơ thể, chỉ số béo phì trung
tâm đối với đái tháo đường, đề kháng insulin được tính bằng công thức
Số trường hợp bệnh thật/(Số trường hợp bệnh thật + Số trường hợp có
bệnh mà không phát hiện được)
- Độ đặc hiệu của điểm cắt nguy cơ của tỷ lệ mỡ cơ thể, chỉ số béo phì
trung tâm đối với đái tháo đường, đề kháng insulin được tính bằng công
thức
Số trường hợp đúng không bệnh /(Số trường hợp đúng không bệnh + Số
trường hợp không bệnh mà chẩn đoán có bệnh)
- Hiệu suất dương hay giá trò chẩn đoán dương của điểm cắt nguy cơ của
tỷ lệ mỡ cơ thể, chỉ số béo phì trung tâm đối với đái tháo đường, đề
kháng insulin được tính bằng công thức
Số trường hợp bệnh thật/(Số trường hợp bệnh thật + Số trường hợp không

bệnh mà chẩn đoán có bệnh ).
- Hiệu suất âm hay giá trò chẩn đoán âm của điểm cắt nguy cơ của tỷ lệ
mỡ cơ thể, chỉ số béo phì trung tâm đối với đái tháo đường, đề kháng
insulin được tính bằng công thức
Số trường hợp đúng không bệnh /( Số trường hợp đúng không bệnh + Số
trường hợp có bệnh mà không phát hiện được).
- Pearson correlation coefficients được dùng để xác đònh mối quan hệ của
mức độ hoạt động, đặc điểm khẩu phần với tỷ lệ mỡ cơ thể và chỉ số béo
phì trung tâm.
- Pearson correlation coefficients và logistic regression Odds ratios (ORs) được
dùng để xác đònh mối quan hệ của đặc điểm khẩu phần, mức độ hoạt
động với đái tháo đường, đề kháng insulin .




16
KẾT QUẢ-BÀN LUẬN
Điều tra được thực hiện từ 19/5/2005 đến 9/7/2005 với tổng số đối tượng tham gia
là 2400 người. Có 69 đối tượng phải loại vì đã bò đái tháo đường, vẹo cột sống, liệt
bán thân, thiếu chi, bò bệnh mãn tính như suy thận, suy gan… Trong 2331 người
tham gia, không có sự khác biệt giữa tỷ lệ người thuộc lứa tuổi 40-50 và 50-60
(49.6% và 50.4%). Thế nhưng đối tượng nữ tham gia điều tra cao gấp đôi nam, 31%
nam và 69% nữ, mặc dù chúng tôi đã mời số nam và nữ bằng nhau. Điều này
cũng xãy ra tương tự với các nghiên cứu trong nước (Sơn, 2004) và ngoài nước (H
Ito, 2003). Có thể do nữ quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn nam.
Trong 2331 bệnh nhân tham gia điều tra cắt ngang có 260 bệnh nhân đái tháo
đường (11.2%), 544 bệnh nhân tiền đái tháo đường (23.3%).
Trong 1445 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu bệnh chứng, có 260 bệnh nhân
đái tháo đường, 544 bệnh nhân tiền đái tháo đường, 40 bệnh nhân chỉ đề kháng

insulin đơn thuần, 601 bệnh nhân thuộc nhóm chứng (không đái tháo đường,
không đề kháng insulin).
1. Tình hình đái tháo đường và đề kháng insulin
1.1. Tình hình đái tháo đường
- So sánh với cuộc điều tra của BS Sơn năm 2001 (Sơn, 2004) tỷ lệ đái tháo
đường mới (được phát hiện bằng glucose khi đói) của người trung niên đã
tăng lên gấp 3.2 lần (8.7 % so với 2.7%). Và tỷ lệ tiền đái tháo đường phát
hiện bằng tăng glucose khi đói hay rối lọan đường huyết lúc đói của
người trung niên đã tăng lên gấp 1.8 (6.7% so với 3.7%) (Tính từ bảng 1).
Như vậy chỉ trong vòng 4 năm tốc độ tăng của tỷ lệ đái tháo đường mới
của người trung niên nội thành thành phố HCM đã tăng gấp hai lần con
số dự đóan của tổ chức y tế thế giới (1.7) trong vòng 30 năm từ 1995-2025.
- Tỷ lệ đái tháo đường mới trong điều tra chúng tôi (11.2%) bằng ½ Trung
Quốc (24.9%, n=2934 người tuổi ≥ 40) (Wang, 2004) cũng như Ấn Độ (24% ở
người tuổi ≥ 40), (Ramachandran, 2005). Tỷ lệ tiền đái tháo đường cũng
thấp hơn Trung Quốc (Wang, 2004) (23.3% so với 30.4%), n độ
(Ramachandran, 2005) (23.3% so với 49.8%) và Mỹ (National Diabetes Fact
Sheet, 2005) (23.3% so với 40.1%) . Đái tháo đường cũng như béo phì là một
trong những bệnh mãn tính có liên quan đến sự phát triển kinh tế. Trung
Quốc và n Độ phát triển hơn nước ta về kinh tế nên tỷ lệ đái tháo
đường có cao gấp đôi, thế nhưng với tốc độ xuất hiện ca bệnh mới như
hiện nay, gấp 3.2 lần trong vòng 4 năm, và nếu không có kế hoạch kiểm
soát bệnh, chỉ trong vòng 2-4 năm có thể chúng ta sẽ đuổi kòp hai nước
này về tần suất đái tháo đường mới.








17















































18
1.2. Đặc điểm rối loạn đường máu
- Có tỷ lệ khá cao bệnh nhân đái tháo đường và tiền đái tháo đường kém
dung nạp glucose đơn thuần (IGT) (21.9% và 71.3% ) (Bảng 1A), tức chỉ
phát hiện được bằng test dung nạp glucose. Điều này phù hợp với nhận
xét của Wahl (Wahl,1998) là tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường mới Châu Á,
cao tuổi (elderly) được phát hiện bằng test dung nạp glucose cao hơn
người trung niên (middle-aged). Và điều quan trọng hơn nữa đây là nhóm
có nguy cơ bệnh lý mạch máu, đặc biệt là bệnh tim mạch, cao.
- Theo nghiên cứu của Wang, (Wang, 2004), độ thải albumin qua nước tiểu
(urinary albumin excretion µ g/phút) và tỷ lệ microalbumin niệu cao theo
thứ tự, nhóm bệnh nhân đái tháo đường > tiền đái tháo đường vừa kém

dung nạp glucose vừa tăng glucose máu vào buổi sáng (IGT/IFG) > tiền
đái tháo đường có kém dung nạp glucose (IGT). Còn nhóm tiền đái tháo
đường có tăng gluose máu buổi sáng (IFG) có độ thải albumin qua nước
tiểu (urinary albumin excretion µ g/phút) và microalbumin niệu như người
bình thường. Như vậy, với đặc điểm người Châu Á, nếu không làm test
dung nạp glucose trong tầm soát bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo
đường, chúng ta đã bỏ qua một khối lượng lớn đối tượng đái tháo đường
(20-70%) và tiền đái tháo đường (70-85%) có nguy cơ bệnh mạch máu
cao.

19

1.3. Đề kháng insulin
- Vì chúng tôi không đo nồng độ insulin tất cả đối tượng tham gia (2331), chỉ
đo nồng độ insulin đối tïng tham gia trong nghiên cứu bệnh chứng
(1445), nên không xác đònh đựoc tỷ lệ đề kháng insulin trong quần thể.
- Trong nhóm bệnh nhân đái tháo đường chỉ có 34.6% bệnh nhân có đề
kháng insulin, và con số này lớn gấp đôi của nhóm tiền đái tháo đường
(34.6% so với 16.4%) (Bảng 1B).
- Khoảng 75% bệnh nhân đái tháo đường và tiền đái tháo đường có kém
dung nạp gluocose (IGT) kèm đề kháng insulin (Bảng 1B).
- Trong nghiên cứu chúng tôi không có mối tương quan thuận giữa nồng độ
insulin/máu và đường huyết. Nồng độ đường huyết không tăng theo sự
gia tăng nồng độ insulin (biểu 1A). Ngoài ra giá trò trung bình của đề kháng
insulin của nhóm đái tháo đường, tiền đái tháo đường tuy cao hơn nhóm
chứng (p<0.05) nhưng thấp hơn giá trò 2.5 là ngõng xác đònh đề kháng
insulin (2.46 và 1.56) (Bảng 2). Hay nói cách khác cơ chế đề kháng insulin ở
bệnh nhân đái tháo đường do béo phì là không đúng đối với người Việt
nam đái tháo đường.
- Có mối tương quan thuận giữa đề kháng insulin và kém dung nạp

Glucose. Ở quartile 75
th
của insulin máu, có hơn 70% trường hợp rối loạn
dung nạp glucose. Trong khi đó chỉ có 39% trường hợp rối loạn dung nạp
glucose ở quartles 25
th
của insulin máu, điều này có ý nghóa thống kê với
p<0.05 (X
2
) (Biểu 1B).

21
22

2. Chỉ số nhân trắc và đái tháo đường – đề kháng insulin
2.1. Đặc điểm nhân trắc
- Cân nặng: nhóm đái tháo đường và đề kháng insulin có cân nặng lớn hơn
nhóm chứng và tiền đái tháo đường (59 và 61.9 so với 56.8; 55.9) (Bảng 2)
(p<0.05). Cân nặng của nhóm đái tháo đường trong nghiên cứu thấp hơn
trọng lượng người Hàn Quốc đái tháo đường (59 so với 66.3) (Kim, 2005).
- BMI: BMI của nhóm đề kháng insulin > nhóm đái tháo đường > tiền
đái tháo đường > chứng với p<0.05 (Bảng 2), So sánh với điều tra của BS
Sơn năm 2001 (Sơn, 2004), BMI của nhóm đái tháo đường trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn (24.4 so với 22.5), có thể do đối tượng nghiên cứu
của chúng tôi khu trú lứa tuổi 40-60, đối tượng nghiên cứu của Bs Sơn là
≥15 tuổi (bao gồm cả ngừơi trẻ); hoăc có thể nhóm đái tháo đường của
chúng tôi có bao gồm cả bệnh nhân đái tháo đường được chẩn đoán
bằng test dung nạp glucose (IGT), trong nghiên cứu của Bs Sơn thiếu nhóm
đối tượng này nên dẫn đến khác biệt. Điều này cũng xảy ra tương tự với
các nghiên cứu của Bs Đạt (BMI=22.6), (Đạt, 2001), Bs Thảo (BMI=23) (Thảo,

2004). Số liệu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Singh, (Singh,
2004), tại Ấn độ trên đối tượng đái tháo đường tuổi ≥ 40 (24.4 so với 24.9),
thấp hơn nghiên cứu trên bệnh nhân Hàn Quốc lứa tuổi trung bình 50 (24.4
so với 25.6) (Kim, 2005).
- Vòng eo: nhóm đề kháng insulin có vòng eo không khác nhóm đái tháo
đường, vòng eo của cả hai nhóm cao hơn nhóm tiền đái tháo đường và
nhóm chứng với p<0.05 (Bảng 2).
So sánh với nghiên cứu của Bs Đạt, (Đạt, 2001), vòng eo của nhóm bệnh
nhân đái tháo đường cũng tương đương (85 so với 84.6), và thấp hơn Hàn
Quốc (85 so với 88.4) (Kim, 2005).
- Tỷ số eo hông (WHR): Giống BMI, WHR của nhóm đề kháng insulin > nhóm
đái tháo đường > tiền đái tháo đường > chứng với p<0.05 (Bảng 2), Trong
nghiên cứu của Bs Sơn (Sơn, 2004), WHR của 2 nhóm đái tháo đường và
tiền đái tháo đường không khác nhau, và bằng với WHR của nhóm đái
tháo đường chúng tôi (0.9). Khi so sánh với nghiên cứu của BS Đạt (Đạt,
2001), WHR nhóm đái tháo đường thấp hơn (0.96 so với 0.9), và cũng thấp
hơn khi so sánh với Hàn Quốc (0.9 so với 0.93) (Kim, 2005).
- Tỷ lệ mỡ cơ thể (BF) của nhóm đề kháng insulin cao hơn nhóm đái tháo
đường, tiền đái tháo đường và nhóm chứng, p<0.05. BF nhóm đái tháo
đường không khác nhóm tiền đái tháo đường và cả hai đều cao hơn
nhóm chứng, p<0.05. (Bảng 2),
Khi so sánh với Hàn Quốc (Kim, 2005), các chỉ số cân nặng, BMI, vòng eo,
WHR nhóm đái tháo đường của nghiên cứu chúng tôi đều thấp hơn, thế
nhưng tỷ lệ mỡ cơ thể (BF) lại cao hơn Hàn Quốc nhiều (33 so với 29.2) và
tương đương với người Carolina tuổi 38-86) (33 so với 34.8%) (Hsu, 2005).
- Tỷ lệ mỡ bụng (AF): AF của nhóm đề kháng insulin > nhóm đái tháo đường
> tiền đái tháo đường > chứng với p<0.05 (Bảng 2),
23
- Tỷ lệ mỡ bụng/mỡ chân (ALF): ALF của nhóm đái tháo đường cao hơn
nhóm chứng, p<0.05, (Bảng 2).

- Vòng cánh tay (AC): nhóm đề kháng insulin và đái tháo đường có AC lớn
hơn nhóm tiền đái tháo đường và nhóm chứng, p<0.05, (Bảng 2).
- Huyết áp tâm thu (SBP): SBP của nhóm đái tháo đường cao hơn nhóm tiền
đái tháo đường, SBP của cả hai nhóm đều cao hơn nhóm đề kháng insulin
và nhóm chứng, p<0.05, (Bảng 2). Giá trò này vượt qua tiêu chuẩn chẩn
đoán hội chứng chuyển hóa của NCEP-ATP III (130 mm Hg). So sánh với
nghiên cứu của Bs Sơn, (Sơn, 2004), SBP của nhóm bệnh nhân đái tháo
đường cao hơn (136 so 132) nhưng SBP của nhóm tiền đái tháo đường lại
thấp hơn (129 so 132) có lẽ do tuổi đối nghiên cứu của Bs Sơn bao gồm cả
người trẻ. Khi so sánh với Hàn Quốc (Kim, 2005), SBP nhóm đái tháo đường
thấp hơn (132 so với 137)
- Huyết áp tâm trương (DBP): DBP của nhóm đái tháo đường cao hơn nhóm
tiền đái tháo đường, DBP của cả hai nhóm đều cao hơn nhóm đề kháng
insulin và nhóm chứng, p<0.05, (Bảng 2). DBP trung bình của nhóm đái tháo
đường xấp xó tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa của NCEP-
ATP III (85 mm Hg). Ngược với SBP, DBP của nhóm đái tháo đường trong
nghiên cứu cao hơn người Hàn Quốc đái tháo đường (84.1 so với 81.7)
(Kim, 2005) và nghiên cứu của Bs Sơn (84.1 so với 80), DBP nhóm tiền đái
tháo đường không khác với số liệu của BS Sơn (82 so với 80.7), (Sơn, 2004),

25

2.2. Điểm cắt nguy cơ của chỉ số nhân trắc đối với bệnh đái tháo đường
- Đái tháo đường: Các điểm cắt có độ nhạy cảm và đặc hiệu thấp,
khoảng 50-60%, giá trò tiên đoán không bệnh cao 70-80%. OR của các điểm
cắt khoảng 1.4-2.8, p<0.05-0.001. Các điểm cắt tuy không có giá trò trong
chẩn đoán bệnh đái tháo đường nhưng có giá trò trong việc sàng lọc đối
tượng nguy cơ đưa vào tầm soát. Giá trò các điểm cắt:
Tình trạng tích mỡ toàn thân


Cân nặng (kg): hai giới: 57.4, nam: 62.6 và nữ: 55.4.

BMI: hai giới: 23.7, nam: 23.5 và nữ: 23.8.

BF (%): hai giới: 32,0, nam: 22.5 và nữ: 35.6.
Tình trạng tích mỡ nội tạng

Vòng eo (cm): hai giới: 82.4, nam: 86.4 và nữ: 80.9.

WHR: hai giới: 0.88, nam: 0.92 và nữ: 0.87.

AF (%): hai giới: 32.6, nam: 24.0 và nữ: 36.0.
Khác

ALF (%): hai giới: 2.7, nam: 3.0 và nữ: 2.6.

AC (cm): hai giới: 28.4, nam: 28.5 và nữ: 28.3.
Theo Clegg có sự khác biệt về sự phân phối mỡ cơ thể giữa 2 giới, nam có
khuynh hướng tích mỡ nội tạng và nữ tích mỡ dưới da. Điều này đïc giải
thích bằng cơ chế não của nam đáp ứng nhạy với tác động đồng hóa
của insulin, trong khi đó não của nữ đáp ứng nhạy với tác động đồng hóa
của leptin (Clegg, 2003), Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp
với kết quả này, chỉ số mỡ toàn cơ thể đại diện cho sự tích mỡ toàn thân
của nữ lớn hơn nam, nhưng các chỉ số đại diện cho sự tích mỡ nội tạng ở
nam cao hơn nữ như vòng eo, chỉ số eo hông (Bảng 3),
So sánh với Nhật bản, điểm cắt BMI tương đương ở cả hai giới (23.5 so với
23.3 ở nam và 23.8 so với 23.3 ở nữ), vòng eo, chỉ số eo hông tương đương
ở nam giới (86.4 so với 85 và 0.92 so với 0.92), nhưng vòng eo, chỉ số eo
hông của nữ Nhật bản thấp hơn (73 so với 79.5 và 0.81 so với 0.86). Điểm
cắt tỷ lệ mỡ cơ thể của người Nhật bản cũng tương đương với điều tra

của chúng tôi ở cả hai giới (22.1 so với 22.5 ở nam và 35 so với 35.6 ở nữ)
(Ito, 2003).
So với n Độ, điểm cắt BMI của điều tra chúng tôi cao hơn (23.7 so với
22.3) (Singh, 2004),
So với Mỹ, điểm cắt BMI, vòng eo, chỉ số eo hông của người nam trung
niên Việt nam đối với đái tháo đường thấp hơn, với BMI (23.5 so với 24.8),
vòng eo (86.4 so với 94) và chỉ số eo hông (0.92 so với 0.94) (Youfa, 2005).
(Bảng 3-4)


×