BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN THIỆN THUẦN
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI DÂN 25 – 64 TUỔI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2005:
TỶ LỆ HIỆN MẮC VÀ NHỮNG HÀNH VI NGUY
CƠ
Chuyên ngành : DỊCH TỄ HỌC
Mã số : 3.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học
GS TS LÊ THẾ THỰ
TP HỒ CHÍ MINH 2007
1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề :
Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý mạn tính, tiến triển nặng dần và
nguy hiểm, gây ra khoảng 4,5% gánh nặng bệnh tật chung toàn cầu và là
bệnh thường gặp ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát
triển. Trên thế giới, tỉ lệ THA năm 2000 là 26,4% (một tỉ người mắc) sẽ
tăng lên 29,2% (1,5 tỉ người mắc) vào năm 2025. Các cuộc điều tra dịch
tễ học THA tại Việt Nam ở các khu vực cũng như các tỉnh cũng cho
thấy xu hướng tăng tỉ lệ mắc bệnh: tỉ lệ THA trên cộng đồng người Kinh
năm 1992 là 11,7%; trên cộng đồng miền Bắc Việt Nam năm 2002 là
16,3% , tỷ lệ này tại Hà Nội năm 2002 là 23,2%
và thành phố Hồ Chí
Minh năm 2004 là 20,5%. THA là yếu tố nguy cơ chính của nhồi máu
cơ tim, suy tim, đột quỵ, bệnh thận mạn, xơ vữa động mạch tiến triển và
sa sút trí tuệ. Các thử nghiệm lâm sàng cũng như thực tế lâm sàng đã
chứng minh việc điều trị THA làm giảm bệnh tật và tử vong do bệnh tim
mạch rất đáng kể .
Các bệnh nhân THA cũng chưa được giáo dục sức khỏe
(GDSK) đúng mức để có thể giảm các yếu tố nguy cơ, chưa được đánh
giá nguy cơ tim mạch như xét nghiệm máu tìm lượng cholesterol, do đó
kiểm soát huyết áp (HA) cộng đồng không đạt hiệu quả cao. Bác sĩ
thường chỉ cho toa thuốc mà không hướng dẫn, không hỏi thêm về hành
vi có nguy cơ, lối sống của bệnh nhân, không hướng dẫn cách tránh
những hành vi có nguy cơ, không tìm hiểu xem người bệnh mong được
gì ở sự điều trị và có sẵn sàng tuân thủ trị liệu hay không.
Trong những năm gần đây, tại thành phố Hồ chí Minh (TP
HCM) đã có những khảo sát qui mô nhỏ, chủ yếu ở bệnh viện hoặc cấp
quận huyện về kiến thức - thái độ - thực hành bệnh THA, kết quả cho
những tỉ lệ THA khác nhau. Cũng như các biện pháp kiểm soát THA chỉ
mang tính chất giáo dục sức khỏe đại trà, người dân khó tuân thủ điều
trị. Chính vì thế đề tài nghiên cứu này được thực hiện trong năm 2005
trên cộng đồng dân cư TP HCM. Đây là một nghiên cứu, theo cách tiếp
cận STEPS của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), dựa vào hai cơ sở
chính: thu thập những dữ kiện chuẩn hoá về các yếu tố nguy cơ của
2
bệnh không lây; có thể sử dụng linh động tùy theo những tình huống và
điều kiện cụ thể của quốc gia.
Đề tài thực hiện nhằm “Xác định tỉ lệ THA và những hành vi
có nguy cơ của THA ở người dân TP HCM từ 25 đến 64 tuổi trong
năm 2005”. Trong đó, nghiên cứu tiến hành giải quyết ba mục tiêu cụ
thể như sau:
1. Xác định tỉ lệ hiện mắc THA ở người dân TP HCM lứa tuổi từ
25 đến 64.
2. Xác định tỉ lệ hành vi có nguy cơ THA của người dân qua chế
độ ăn, hoạt động thể lực, uống rượu, hút thuốc lá.
3. Xác định mối liên quan giữa yếu tố thể chất, kinh tế, xã hội với
sự hiểu biết và hành vi có nguy cơ THA.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu này giúp chúng ta có được một hình ảnh khái quát
về THA và những hành vi có nguy cơ của THA ở người dân TP HCM
từ 25 đến 64 tuổi trong năm 2005. Điều này rất bổ ích không chỉ cho
cộng đồng, gia đình và những người có trách nhiệm mà còn giúp những
nhà lập chiến lược chính sách nghiên cứu lại hiệu quả của chương trình
kiễm soát THA. Từ đó, xây dựng mô hình nâng cao sức khỏe hiệu quả
hơn trong bối cảnh chính phủ đã ra nghị quyết về chương trình phòng
chống một số bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2002 – 2010.
3. Những đóng góp mới của luận án
Cung cấp những đặc điểm dịch tễ đáng tin cậy về hành vi có
nguy cơ THA của cộng đồng đô thị công nghiệp cao mà trước đây
thường chỉ được đề cập ở những khảo sát xã hội học. Từ đó, đề ra giải
pháp nâng cao sức khỏe, giáo dục chủ động phòng chống THA trong
cộng đồng mà trước đây chưa từng có trong các khu đô thị công nghiệp
phát triển cao tại Việt Nam.
4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 122 trang và 30 trang phụ lục. Ngoài phần mở
đầu và kết luận, có 4 chương bao gồm: tổng quan 29 trang, đối tượng và
3
phương pháp nghiên cứu 13 trang, kết quả 28 trang và bàn luận có 45
trang. Có 39 bảng, 5 sơ đồ, 92 tài liệu tham khảo (tiếng Việt 45, tiếng
Anh 47).
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP (THA)
THA được định nghĩa là sự tăng kéo dài HA tâm thu (HATTh)
≥140mmHg hoặc HA tâm trương (HATTr) ≥90mmHg kèm theo yếu tố
nguy cơ chính của bệnh mạch vành, đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ liên
quan hành vi trong cuộc sống thường kết hợp với THA bao gồm béo
phì, không hoạt động thể lực, uống nhiều rượu và ăn nhiều muối. Béo
phì, lối sống ít vận động đang gia tăng tại nhiều quốc gia và trở thành
một vấn đề đáng quan tâm ở giới trẻ. Uống nhiều rượu và chế độ ăn
nhiều muối theo lối sống phương Tây cũng đóng góp tiềm năng vào
dịch tễ học của THA. HA tăng theo tuổi, hai phần ba số người trên 65
tuổi ở Anh và Hoa Kỳ mắc bệnh THA. Đối với THA, không có chỗ cho
sự tự mãn: “Những người ở độ tuổi 55 với HA bình thường có đến 90%
khả năng bị THA những năm về sau” ( JNC-VII, 2003).
1.2 PHÂN ĐỘ VÀ TỈ LỆ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Theo đề nghị của TCYTTG (2002) và JNC VII của Liên Ủy
Quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA năm 2003
(JNC VII) như sau:
Bảng 1.5: Phân độ THA theo báo cáo lần thứ VII của Liên Ủy Quốc gia
về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA năm 2003 (JNC VII).
Giai đoạn HATTh HATTr
Bình thường
Tiền THA
THA giai đoạn 1
THA giai doạn 2
<120mmHg
120-139mmHg
140-159mmHg
≥160mmHg
Và 80mmHg
Hoặc 80-89 mmHg
Hoặc 90-99 mmHg
Hoặc ≥100 mmHg
( Nguồn: Khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam về THA năm 2003).
Mặc dầu có những định nghĩa về THA khác nhau trong các
nghiên cứu dịch tễ THA nhưng tỉ lệ mắc bệnh vẫn khá hằng định, chiếm
20-25% dân số. Ở độ tuổi trên 65 tỉ lệ này đạt đến 50-75%. Các kết quả
4
điều tra cho thấy mức độ nhận thức của dân số về bệnh khác nhau. Tại
Việt Nam, Phạm Gia Khải và cộng sự (2000) ghi nhận trên 7610 người
trưởng thành, tuổi từ 16 đến trên 75, nhận thấy có đến 1225 người THA,
tỉ lệ 16,3%.
1.3. DỊCH TỄ HỌC BỆNH THA
1.3.1 Yếu tố cơ địa
Tuổi :ở tuổi 35 cứ 20 người có 1 người bị THA, lứa tuổi 45 thì 7 người
có 1 người THA, đến quá 65 tuổi thì 3 người có 1 người THA.
Giới tính: THA cao hơn ở nam trẻ tuổi, do hút thuốc, uống rượu, kinh tế
xã hội. Khi trên 50 tuổi, THA cao hơn ở nữ do ảnh hưởng của nội tiết tố.
Chủng tộc: THA của người da đen cao hơn của người da trắng.
Cân nặng: Cân nặng tăng làm THA lên 2-6 lần.
Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình: trị số HA đo được ở cha mẹ, con
cái, anh chị em ruột gần bằng nhau.
1.3.2. Yếu tố hành vi có nguy cơ THA
Ăn mặn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa muối ăn và
bệnh THA. Những quần thể dân cư có tập quán ăn mặn luôn có tỷ lệ
người THA lớn hơn so với các quần thể có tập quán ăn nhạt.
Các chế độ ăn nhiều chất béo, đạm động vật: làm tăng nguy cơ bệnh
tim mạch. Mối liên quan giữa cholesterol máu với tỉ lệ bệnh tim do vữa
xơ động mạch gây THA rất chặt chẽ.
Hút thuốc lá: được cho là mối nguy cơ nghi ngờ với THA, một số
nghiên cứu gần đây đã cố gắng xác định mối liên quan này. Hút thuốc
làm tăng nguy cơ biến chứng mạch máu (ví dụ bệnh tim và đột quỵ) ở
người đã bị THA, còn làm HA cao hơn nữa.
Lạm dụng rượu: có mối liên quan mạnh với THA và được chứng minh
qua nhiều nghiên cứu. Những người uống trên 30 ml ethanol/ngày có tỉ
lệ hiện mắc THA tăng gấp 2,9 lần người uống ít hơn hoặc không uống.
Ít hoạt động thể lực: là mối nguy cơ cho nhiều bệnh: THA, béo phì, tim
mạch, ĐTĐ.
5
1.3.3. Yếu tố môi trường ảnh hưởng nguy cơ THA
Yếu tố kích xúc : có vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây THA.
Yếu tố môi trường một vài nghiên cứu cho thấy có liên quan giữa THA
với ô nhiễm môi trường sống.
1.4. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
− Tiếp cận thay đổi hành vi trong cuộc sống:
− Tiếp cận Giáo dục sức khỏe cộng đồng
− Tiếp cận trao quyền trong cộng đồng
− Tiếp cận tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi trong cộng đồng
1.5. CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT THA
Đánh giá nguy cơ:Việc điều trị THA không chỉ nhắm đến mức HA đạt
mục tiêu mà còn phải xem xét các yếu tố nguy cơ tim mạch khác, tổn
thương cơ quan đích và bệnh cảnh lâm sàng phối hợp.
Thay đổi hành vi lối sống điều trị THA :theo khuyến cáo của Hội tim
mạch Việt Nam về THA năm 2006 . Trong các thử nghiệm lâm sàng có
nhiều cách thay đổi lối sống nhằm hạ HA và giảm tỉ lệ mới mắc THA
gồm giảm cân ở người béo phì, vận động thân thể, dùng đồ uống chứa
cồn vừa phải, ăn nhiều quả cây tươi, rau và giảm chất béo bão hoà, giảm
muối ăn và ăn nhiều thức ăn chứa kali. Những thay đổi lối sống khác
trong nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy không giảm có ý nghĩa hoặc
không kéo dài tác dụng chống THA là bổ sung can xi và ma giê, giảm
uống cà phê và các kỹ thuật giảm kích xúc.
Chương trình giáo dục sức khỏe kiểm soát THA: theo đề nghị của
TCYTTG (2002) và JNC VII: đẩy mạnh giáo dục sức khoẻ và giảm bớt
các hành vi có nguy cơ như uống rượu, hút thuốc (để giảm các nguy cơ
tim mạch và tai biến mạch máu não), ăn mặn. Kết hợp các biện pháp
chính quyền như đánh thuế nặng trên thuốc lá, rượu bia, ghi hàm lượng
muối trên bao bì sản phẩm thực phẩm có muối, giảm 1/3 lượng muối
toàn bộ các thực phẩm chế biến sẵn. Khuyến khích ăn uống theo DASH,
giàu potassium và calci, giảm sodium.
6
1.6 NHẬN THỨC VỀ THA TẠI VIỆT NAM
Những nghiên cứu này tiến hành dù tại một phòng khám hay ở
một bệnh viện, tại một xã hay trên một miền, ở miền núi hay đồng
bằng, vùng nông thôn hay thành thị, tuy phương pháp chọn mẫu có
khác nhau nhưng kết quả đều phản ánh tình trạng nhận thức của người
bệnh THA và cộng đồng còn kém, có nhiều hành vi bất lợi trong chữa
trị. Vì thế đòi hỏi phải tăng cường tiếp cận thay đổi hành vi sức khỏe
trong cộng đồng như truyền thông-giáo dục sức khoẻ THA, một công
việc thường ngày của nhân viên y tế, không phụ thuộc nhiều vào tiến
bộ y học và kỹ thuật hiện đại. Cần có nghiên cứu về nhận thức, nhận
biết THA của cộng đồng một cách hệ thống để đánh giá thực trạng dân
trí về y tế tim mạch cũng như hiệu quả của can thiệp y tế chuyên khoa
và đại chúng sau này.
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Thiết kế nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng
đồng, theo cách tiếp cận STEPS để giám sát những bệnh không lây với
một phương pháp nghiên cứu chuẩn được thiết kế bởi TCYTTG.
Phương pháp nghiên cứu này thu thập những thông tin về những yếu
tố nguy cơ của các bệnh không lây.
2.Dân số chọn mẫu: Dân số chọn mẫu là những người từ 25 đến 64
tuổi đang sinh sống tại 16 phường xã của TP. HCM trong năm 2005,
kể cả người tạm trú làm việc trên 1 năm.
3.Cỡ mẫu
tối thiểu là n = 1.966 ; và được làm tròn thành 2000 để có 16 nhóm
bằng nhau với 125 đối tượng theo giới tính và 4 nhóm tuổi.
Z
2
(1 - α/2)
p (1 – p)
n =
d
2
7
6 Kỹ thuật chọn mẫu
.
4. Xử lý dữ kiện: Sử dụng phần mềm EPIDATA để nhập dữ kiện, và
mỗi hồ sơ đều được nhập hai lần để bảo đảm tính chính xác. Dữ kiện
được làm sạch và mã hoá trước khi phân tích.
5. Phân tích dữ kiện: Dữ kiện được phân tích với phần mềm STATA
phiên bản 9.
Thống kê mô tả: Phân bố tần số, trung bình, và khoảng tin cậy 95%
(KTC 95%) được tính qua hai bước:
− Xác suất được chọn vào mẫu của từng đối tượng nghiên cứu được
tính, và đối tượng được điều chỉnh với nghịch đảo của xác suất được
chọn. Sự điều chỉnh này tượng trưng cho số những người dân trong
cùng khu vực mà đối tượng đó đã được chọn.
− Trị số ước lượng và phương sai của từng tầng (tức là những nhóm
tuổi-giới tính) được tính gộp theo trọng số của dân số.
Bước 1. Chọn ngẫu nhiên 16 phường xã xác suất tỉ lệ theo cỡ dân số
(16) Phường (hoặc xã)
(16) x (2) Khu phố (hoặc ấp)
(16) x (4 nhóm tu
ổi) Nam x 16
Bước 2. Chọn ngẫu nhiên đơn 2 khu phố (ấp) tại mỗi phường (xã)
(16) x (4 nhóm tu
ổi) Nữ x 16
Bước 3. Chọn ngẫu nhiên hệ thống 16 người trong một nhóm tuổi (25-34,
35
-
44, 45
-
54, và 55
-
64), theo hai gi
ới
Sơ đ
ồ 2.4. S
ơ đ
ồ các b
ư
ớc chọn mẫu trong
8
Thống kê phân tích: Phép kiểm chi bình phương được sử dụng để so
sánh các tỉ lệ, và chi bình phương khuynh hướng nếu biến số xếp nhóm
có nhiều giá trị. Mức độ kết hợp được ước lượng với tỉ số tỉ lệ hiện mắc
(PR: prevalence ratio) cùng với KTC 95% của PR.
Chương 3 KẾT QUẢ
3.1. Những đặc tính dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.9. Các đặc điểm về dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu phân
bố theo khu vực.
Nội thành Ngoại thành Tổng
% n % n % n
Giới
N=974 N=1007 N=1981
Nam (46) 444 (47) 470 (46) 914
Nữ (54) 530 (53) 537 (54) 1067
Nhóm tuổi
N=974 N=1007 N=1981
25-34 (25) 247 (22) 216 (23) 463
35-44 (25) 246 (27) 268 (26) 514
45-54 (24) 234 (28) 280 (26) 514
55-64 (25) 247 (24) 243 (25) 490
Dân tộc
N=974 N=1007 N=1981
Kinh (93) 906 (99) 992 (96) 1898
Khác (7) 68 (1) 15 (4) 83
Trình độ học vấn
N=973 N=1005 N=1978
Mù chữ (4) 37 (4) 43 (4) 80
Chưa xong tiểu học (11) 103 (13) 132 (12) 235
Tiểu học (28) 278 (32) 324 (30) 602
Trung học cơ sở (23) 221 (25) 254 (24) 475
Trung học phổ thông (21) 206 (15) 150 (18) 356
Đại học (12) 122 (9) 91 (11) 213
Sau đại học (0,6) 6 (1) 11 (1) 17
Nghề nghiệp
N=974 N=1003 N=1977
CNV nhà nước (13) 130 (11) 109 (12) 239
CNV phi chính phủ (5) 51 (3) 30 (4) 81
Tự làm chủ (34) 327 (36) 365 (35) 692
Làm không công (0,8) 8 0,1 1 (0,5) 9
Sinh viên (0,5) 5 0,2 2 (0,4) 7
Nội trợ (21) 205 (21) 207 (21) 412
Hưu trí (8) 80 (8) 83 (8) 163
Thất nghiệp có thể làm việc (4) 39 (3) 33 (4) 72
Thất nghiệp không
làm việc (1,4) 14 (2) 25 (2) 39
Không thể làm việc (12) 115 (15) 148 (13) 263
9
Mẫu nghiên cứu có 1981 người, với tỉ lệ mất mẫu là rất thấp (0,95%). Tỉ
lệ đối tượng nghiên cứu ở hai khu vực nội thành và ngoại thành là tương
đương (49% và 51%). Nữ giới tham gia nhiều hơn nam, và phân bố của
nhóm tuổi và giới tính tương đối đều ở hai khu vực nội và ngoại thành.
3.2. Những chỉ số thể lực của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.10. Các đặc điểm thể lực phân bố theo giới tính và khu vực.
3.3. Các chỉ số sinh hoá của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.11. Đường huyết và lipid máu phân bố theo giới và khu vực.
Nồng độ (mmol/L) Trung bình Nam
Trung bình
Nữ Trung bình
Chung
Nội thành
Đường huyết
4,8
441 4,7 528 4,7 969
Glucose ≥7 (%)
(4)
18 (4) 23 (4) 41
Cholesterol
4,8
256 4,8 392 4,8 648
Cholesterol ≥5,2 (%)
(57)
250 (47)
247
(51)
497
Ngoại thành
Đường huyết
4,7
460 4,6 531 4,6 991
Glucose ≥7 (%)
(6)
27
(4) 20 (5)
47
Cholesterol
4,9
331 4,9 417 4,9 748
Cholesterol ≥5,2 (%)
(49)
226
(47) 250 (48)
476
Tổng
Đường huyết
4,7
901 4,6 1059 4,7 1960
Glucose ≥7 (%)
(5)
45
(4) 43 (4) 88
Cholesterol
4,8
587 4,9 809 4,9 1396
Cholesterol ≥5,2 (%)
(53)
476
(47)
497
(50) 973
Trung bình
Nam Trung bình
Nữ Trung bình
Chung
Nội thành
BMI 21,7 440 22,5 527 22,1 967
BMI≥25 kg/m
2
(%) (16) 69 (21) 109 (18) 178
Tỉ số eo-mông 0,9 443 0,8 522 0,86 965
Béo bụng (%)* (1,6)
7
(43) 223 (24) 230
Ngoại thành
BMI 21,9 468 22,2 536 22,1 1004
BMI≥25 kg/m
2
(%) (17) 79 (19) 104 (18) 183
Tỉ số eo-mông 0,88 469 0,84 530 0,86 999
Béo bụng (%)* (3,6)
17
(45)
236
(25) 253
Tổng
BMI 21,8 908 22,4 1063 22,1 1971
BMI≥25 kg/m
2
(%) (17) 79 (19) 104 (18) 183
Tỉ số eo-mông 0,87 912 0,85 1052 0,86 1964
Béo bụng (%)* (2,6) 24 (44) 459 (25) 483
10
3.4. Huyết áp
Bảng 3.12. Trị số HA và tỉ lệ THA phân bố theo giới tính và khu vực.
Trị số HA (mmHg) Nam Trung bình
Nữ Trung bình
Chung
Trung bình
Nội thành
HA tâm thu 442 126,8 527 119 969 122,5
HA tâm trương 444 80,34 527 76,3 971 78,2
THA-1 (%) 119 (27) 111 (21) 230 (24)
THA-2 (%) 134 (30) 140 (26) 274 (28)
Ngoại thành
HA tâm thu 470 130,8 536 119 1006 124,6
HA tâm trương 469 82 536 76,3 1005 79
THA-1 (%) 150 (32)
86
(16)
236
(23)
THA-2 (%) 172 (37) 119 (22) 291 (29)
Tổng
HA tâm thu 912 129 1063 119 1975 124
HA tâm trương 913 81,2 1063 76,3 1976 78,6
THA-1 (%) 269 (29)
197
(19)
466
(24)
THA-2 (%)
306
(34) 259 (24)
565
(29)
(THA-1 căn cứ trên số đo HA ở thời điểm nghiên cứu; THA-2 căn cứ trên số đo HA ở
thời điểm nghiên cứu và tiền sử có THA).
3.5. Kiến thức về THA
Bảng 3.13. Kiến thức về THA.
Nội thành
n (%)
Ngoại thành
n (%)
Tổng
n (%)
Có nhận thông tin về THA 783 (80) 720 (72) 1503 (76)
Nguồn thông tin về THA
Nhân viên y tế 314 (32) 284 (28) 598 (30)
Ti vi 369 (38) 355 (35) 724 (37)
Phát thanh 109 (11) 158 (16) 267 (14)
Sách báo 256 (26) 241 (24) 497 (25)
Bạn bè, thân nhân 512 (53) 389 (39) 901 (46)
Internet 20 (2) 6 (0,6) 26 (1)
THA có thể phòng ngừa 782 (80) 789 (78) 1571 (79)
THA có thể gây biến chứng,
tai biến
759 (78) 785 (79) 1554 (79)
Ăn nhiều mỡ có thể bị THA 735 (75) 753 (75) 1488 (75)
Ăn mặn nhiều có thể bị THA 829 (85) 841 (84) 1670 (84)
Hút thuốc lá có thể bị THA 637 (65) 703 (70) 1340 (68)
Các cây cỏ thuốc nam có thể
trị được THA
632 (65) 669 (66) 1301 (66)
Hoạt động thể lực có thể cải
thiện được HA
851 (87) 870 (86) 1721 (87)
11
3.6. Tỉ lệ THA ở người dân TP. HCM
Bảng 3.14. THA phân bố theo những chỉ số thể lực và sinh hoá.
Nam Nữ Hai giới
n (%) PR n (%) PR n (%) PR
BMI (kg/m2)
Bình thường 32 (19) 1 7 (6) 1 39 (14) 1
Nhẹ cân 92 (22) 1,2 (0,8-1,7) 76 (14)
2,2 (1,03-4,6)
a
168 (17)
1,3 (0,9-1,7)
Nặng cân 79 (38) 2,1 (1,4-3,0)
c
51 (22)
3,5 (1,6-7,4)
c
130 (30)
2,2 (1,6-3,0)
c
Béo phì 66 (54) 2,9 (2-4,1)
c
63 (36)
5,7 (2,7-12,0)
c
129 (43)
3,2 (2,3-4,3)
c
Tỉ số eo-mông
Cao 15 (63) 2,2 (1,6-3,1)
c
132 (29)
2,7 (2,1-3,6)
c
147 (30)
1,4 (1,2-1,7)
c
Bình thường 252 (28)
63 (11)
315 (21)
Cholesterol
Cao 141 (30)
1,02 (0,8-1,3)
102 (21)
1,2 (0,95-1,6) 243 (25)
1,1 (0,97-1,3)
Bình thường 124 (29)
94 (17)
218 (22)
Đường huyết
Cao 21 (47) 1,6 (1,1-2,3)
b
16 (37)
2,1 (1,4-3,2)
c
37 (42) 1,9 (1,4-2,4)
c
Bình thường 248 (29)
181 (18)
429 (23)
(a: p< 0,05; b: p < 0,01; c: p < 0,001)
Bảng 3.15. THA phân bố theo những đặc tính dân số xã hội của mẫu.
Nam Nữ Hai giới
n (%) PR n (%) PR n (%) PR
Nhóm tuổi
25-34 22 (10) 1 6 (3) 1 28 (6) 1
35-44 55 (24) 2,4 (1,5-3,8)
c
23 (8) 3,3 (1,4-8,0)
b
78 (15) 2,5 (1,7-3,8)
c
45-54 89 (36) 3,6 (2,3-5,5)
c
64 (24) 9,8 (4,3-22,1)
c
153 (30)
4,9 (3,4-7,2)
c
55-64 103 (46)
4,6 (3,0-7,0)
c
104 (39)
15,9 (7,1-35)
c
207 (42)
7,0 (4,8-10,2)
c
Khu vực
Nội thành 119 (27)
0,8 (0,7-1,03)
111 (21)
1,3 (1,01-1,7)a
230 (24)
1,01 (0,9-1,2)
Ngoại thành 150 (32)
86 (16) 236 (23)
Học vấn
Chưa tiểu học 31 (33) 1 75 (33) 1 106 (33)
1
Tiểu học 71 (28) 0,8 (0,6-1,2) 61 (18) 0,5 (0,4-0,7)
c
132 (22)
0,7 (0,5-08)
c
TH cơ sở 69 (29) 0,9 (0,6-1,2) 27 (11) 0,3 (0,2-0,5)
c
96 (20) 0,6 (0,5-0,8)
c
TH phổ thông 51 (27) 0,8 (0,6-1,2) 22 (13) 0,4 (0,3-0,6)
c
73 (21) 0,6 (0,5-0,8)
c
Đại học-Sau ĐH 47 (35) 1,1 (0,7-1,5) 12 (12) 0,4 (0,2-0,7)
c
59 (26) 0,8 (0,6-1,01)
Nghề nghiệp
CNV nhà nước 35 (29) 1 13 (11) 1 48 (20) 1
CNV phi CP 9 (17) 0,6 (0,3-1,2) 2 (7) 0,6 (0,1-2,6) 11 (14) 0,7 (0,4-1,2)
Tự làm chủ 98 (27) 0,9 (0,7-1,3) 53 (16) 1,5 (0,8-2,6) 151 (22)
1,1 (0,8-1,5)
Nội trợ 2 (50) 1,7 (0,6-4,8) 94 (23) 2,1 (1,2-3,6)
b
96 (23) 1,2 (0,9-1,6)
Khác 107 (31)
1,1 (0,8-1,5) 31 (18) 1,6 (0,9-2,9) 138 (27)
1,3 (0,99-1,8)
(a: p< 0,05; b: p < 0,01; c: p < 0,001)
12
3.7. Tư vấn hoặc điều trị liên quan đến THA
Bảng 3.16. Được tư vấn hoặc điều trị về THA.
Nội
thành
% Ngoại
thành
% Chung
%
Chỉ định chế độ ăn đặc biệt 84 9 77 8 161 8
Khuyên hoặc điều trị giảm cân 52 5 45 5 97 5
Khuyên hoặc điều trị để ngưng
hút thuốc lá
37 4 41 4 78 4
Khuyên bắt đầu hoặc tăng
cường tập thể dục
96 10 102 10 198 10
3.8. Phân bố tỷ lệ THA theo các yếu tố hành vi có nguy cơ
Bảng 3.17. Phân bố tỷ lệ THA theo các yếu tố hành vi có nguy cơ.
Các hành vi nguy cơ THA Không THA
của THA
n (%) n (%)
Thuốc lá
p
Hút thuốc lá
Không hút thuốc 239 (20) 967 (80) 0,000
Đã từng hút 152 (26) 438 (74)
Đang hút 75 (41) 110 (60)
Số năm hút
Không 336 (23) 1118 (77) 0,000
1- <5 04 (57) 03 (43)
5 - ≤10 09 (14) 54 (86)
10 - ≤15 05 (7,6) 62 (92)
15 - ≤20 12 (17) 60 (83)
>20 100 (32) 218 (68)
Lạm dụng rượu
Không 381 (22) 1346 (78) 0,000
Có 85 (34) 169 (66)
Mức độ sử dụng rượu
Không 214 (21) 809 (79) 0,000
≤ 1ngày/tháng 95 (21) 361 (79)
≤ 1ngày/tuần 49 (29) 121 (71)
≥1-4 ngày/tuần 57 (29) 143 (71)
≥ 5 ngày/tuần 51 (39) 81 (61)
Ăn mặn
Có 33 (36) 60 (64) 0,005
Không 433 (23) 1455 (77)
Không hoạt động thể lực
Có 309 (25) 939 (75) 0,08
Không 146 (21) 539 (79)
Nhận xét chung về: Tỉ lệ THA chung trong mẫu nghiên cứu cũng như
riêng ở nội thành và ngoại thành là 24%; và tỉ lệ ở nam (29%) cao hơn
13
10% so với ở nữ (19%). Nếu tính luôn những đối tượng có tiền sử THA
thì tỉ lệ THA chung là 29%.
Tỉ lệ THA tăng dần theo mức độ BMI ở cả hai giới, và cao hơn ở nhóm
béo bụng so với không béo bụng Tỉ lệ THA tăng dần theo tuổi và sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở nhóm nữ giới, trình độ học vấn cao là
yếu tố bảo vệ.
3.9. Những hành vi có nguy cơ của THA
3.9.1. Sử dụng thuốc lá
Bảng 3.18. Tình trạng hút thuốc lá phân bố theo giới tính và khu vực.
Nam
% Nữ
% Chun
g
%
Nội thành
Đang hút 268 60
10 1,9
278 29
Quá khứ hút 81 18
4 0,8
85 8,7
Không hút thuốc 95 21
516 97
611 63
Ngoại thành
Đang hút 296 63
16 3
312 31
Quá khứ hút 96 20
4 0,7 100 9,9
Không hút thuốc 78 17
517 96
595 59
Tổng
Đang hút 564 62
26 2,4
590 30
Quá khứ hút 177 19
8 0,7
185 9,3
Không hút thuốc 173 19
1033 97
1206 61
3.9.2. Sử dụng rượu bia
Bảng 3.20. Sử dụng rượu bia phân bố theo giới tính và khu vực.
Nam
% Nữ %
Chung
%
Nội thành
Có uống rượu 403
91
195 37 598 61
Hàng tuần 222
50
35 7 257 26
Lạm dụng* 102
23
8 1,5 110 11
Ngoại thành
Có uống rượu 415
88
149 28 564 56
Hàng tuần 258
55
28 5 286 28
Lạm dụng*
139
30
5 0,9 144 14
Tổng
Có uống rượu 818
90
344 32 1162 59
Hàng tuần 480
53
63 6 543 27
Lạm dụng* 241
26
13 1,2 254 13
(* ≥5 ly chuẩn vào bất kỳ ngày nào trong tuần qua đối với nam; ≥4 ly chuẩn đối với
nữ)
14
Tỉ lệ đang hút thuốc lá là tương đương ở nội thành và ngoại thành, và tỉ
lệ đang hút thuốc lá chung là 30%. Tỉ lệ đang hút thuốc ở nam là rất cao,
62% so với ở nữ chỉ có 2%. Gần 60% đối tượng nghiên cứu có uống
rượu, và ở nội thành (61%) là cao hơn so với ngoại thành (56%). Tỉ lệ
có uống rượu ở nam giới là rất cao (90%) so với nữ (32%).
3.9.3. Ăn rau quả
Bảng 3.22. Ăn rau quả phân bố theo giới tính và khu vực.
Nam
%
Nữ %
Chung
%
Nội thành
Có ăn rau quả/ngày 444 3,3 530 3,3 974 3,3
Ăn <5 suất rau quả/ngày 328 74 404 76 732 75
Ngoại thành
Có ăn rau quả/ngày 470 3,4 537 3,61007 3,5
Ăn <5 suất rau quả/ngày 352 75 394 73 746 74
Tổng
Có ăn rau quả/ngày 914 3,4 1067 3,51981 3,4
Ăn <5 suất rau quả/ngày 680 75 798 741478 75
3.9.4. Ăn chất béo
Bảng 3.24. Loại chất béo sử dụng, phân bố theo giới tính và khu vực.
Nam
%
Nữ
%
Chung
%
Nội thành
Dầu thực vật 380 86 459 87 839 86
Mỡ động vật 30 6,8 34 6,4 64 6,6
Sử dụng nhiều thứ 28 6,3 31 5,8 59 6,1
Khác 6 1,4 6 1,1 12 1,2
Ngoại thành
Dầu thực vật 403 86 483 90 886 88
Mỡ động vật 29 6,2 32 6,0 61 6,1
Sử dụng nhiều thứ 36 7,7 20 3,7 56 5,6
Khác 2 0,4 2 0,4 4 0,4
Tổng
Dầu thực vật 783 86 942 89 1725 87
Mỡ động vật 59 6,5 66 6,2 125 6,3
Sử dụng nhiều thứ 64 7 51 4,8 115 5,8
Khác 8 0,9 8
0,7
16 0,8
15
3.9.5. Thói quen ăn mặn
Bảng 3.26. Thói quen ăn mặn phân bố theo giới tính và khu vực.
3.9.6. Hoạt động thể lực
Bảng 3.28. Hoạt động thể lực phân bố theo giới tính và khu vực.
n
Trung
bình
n
Trung
bình
n
Trung
bình
Nội thành
Hoạt động mạnh
1
460 190,5 527 30,8 987 102,6
Hoạt động trung bình
2
467 471,3 527 470,0 994 470,6
Thời gian hoạt động/tuần
460 661,9 527 498,7 982 573,2
Không hoạt động (%)
3
292
67
346
67
638
67
Thời gian ngồi/ngày 470 170,8 537 162,11007 166,1
Ngoại thành
Hoạt động mạnh
1
435 305,2 520 105,2 955 198,9
Hoạt động trung bình
2
437 442,3 521 674,3 958 565,6
Thời gian hoạt động/tuần
434 747,5 517 779,4 951 764,5
Không hoạt động (%)
3
281 61 329 63 610 62
Thời gian ngồi/ngày 444 185,6 530 157,3 974 170,6
Tổng
Hoạt động mạnh
1
895 249,5 1047 67,11942 151,5
Hoạt động trung bình
2
904 456,4 1048 572,61952 518,9
Thời gian hoạt động/tuần
894 705,9 1039 639,71933 670,4
Không hoạt động (%)
3
573 64
675
65
1248
65
Thời gian ngồi/ngày 914 178,4 1067 159,71981 168,4
1 Số phút hoạt động thể lực mạnh trong công việc/tuần
2 Số phút hoạt động thể lực trung bình trong công việc/tuần
3 Tỉ lệ phần trăm người hoạt động <150 phút với cường độ mạnh hay trung bình trong
công việc trong tuần.
Nam
% Nữ %
Chung
%
Nội thành
Mắm 14 3 19 4 33 4
Cá khô, tôm khô mặn 46 11 63 13 109 12
Ăn mặn ≥ 3 ngày 40 9 44 8 84 9
Ngoại thành
Mắm 21 5 9 2 30 3
Cá khô, tôm khô mặn 54 12 64 12 118 12
Ăn mặn ≥ 3 ngày 5 1 4 1 9 1
Tổng
Mắm 35 4 28 3 63 3
Cá khô, tôm khô mặn 100 11 127 12 227 12
Ăn mặn ≥ 3 ngày 45 5 48 5 93 5
16
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Tình trạng THA trong cộng đồng của TP. HCM
4.1.1. Phân bố trung bình về chỉ số HA
Tính chung cả hai giới và hai khu vực thì trung bình HATTh là
124mmHg (sai số chuẩn 0,5mmHg), và HATTr là 78,6mmHg (sai số
chuẩn 0,3mmHg). So với những kết quả của Trần Đỗ Trinh năm 1995
(HATTh 120mmHg và HATTr 75,3mmHg), và của Phạm Gia Khải
2001 tại Hà Nội (HATTh 121,3mmHg và HATTr 76,3mmHg), các trị số
trung bình của HATTh cũng như HATTr có khuynh hướng tăng dần, và
những trị số của TP. HCM năm 2005 gần hơn với ngưỡng xếp loại tiền
THA của JNC VII .
Bên cạnh đó, trung bình HATTh và HATTr của nam là cao hơn của nữ
ở cả nội và ngoại thành. Chênh lệch HATTh ở nam và nữ ngoại thành là
11mmHg, và 8mmHg ở nội thành. Tương tự, chênh lệch HATTr ở nam
và nữ ngoại thành là 6mmHg, trong khi ở nội thành là 4mmHg. Tính
chung ở hai giới thì trung bình HA tâm thu và tâm trương ở nội thành và
ngoại thành là tương đương.
4.1.2. THA phân bố theo đặc điểm dân số kinh tế xã hội
Qua nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng, được tiến hành tại TP.
HCM nhận thấy: Tỉ lệ THA chung trong mẫu nghiên cứu cũng như
riêng ở nội thành và ngoại thành là 24%; và tỉ lệ ở nam (29%) cao hơn
10% so với ở nữ (19%) . Nếu tính luôn những đối tượng có tiền sử THA
nhưng HA đang ổn định vào thời điểm nghiên cứu thì tỉ lệ THA chung
là 29%. Nam ngoại thành bị THA nhiều hơn so với nam nội thành, với tỉ
lệ 32% và 27%, tương ứng. Trong khi đó, nữ nội thành lại THA nhiều
hơn so với nữ ngoại thành, với tỉ lệ 21% và 16%, tương ứng.
Tỉ lệ THA tăng dần theo tuổi và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Sự
gia tăng này do hiện tượng tích lũy của những trường hợp hiện mắc,
nhưng cho thấy rằng công tác quản lý và điều trị THA chưa hiệu quả.
Không có sự khác biệt tỉ lệ THA theo dân tộc cũng như khu vực nội và
17
ngoại thành. Tỉ lệ THA giảm dần theo trình độ học vấn, ở nhóm nữ giới,
trình độ học vấn cao là yếu tố bảo vệ. Ảnh hưởng của trình độ học vấn
phổ thông trên sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe có thể là một lý giải
cho khuynh hướng này.
4.1.3. THA phân bố theo những chỉ số sinh hoá và thể lực
Đối với chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) tỉ lệ THA tăng dần từ nhóm
người nhẹ cân, bình thường, nặng cân và béo phì (14%; 17%; 30% và
43%, tương ứng),(bảng 3.16). BMI có liên quan đến THA, khi cân nặng
càng cao làm THA lên 2-6 lần. Với phương pháp lấy máu nhanh nồng
độ trung bình cholesterol ở người THA cao hơn người bình thường ở cả
hai giới (25% so với 22%). Mức cholesterol huyết thanh ở nam luôn cao
hơn nữ. Trong giới nữ, có sự khác biệt người THA cao hơn người bình
thường (21% so với 17%). Chỉ số đo đường huyết với mức độ ≥
6,5mmol/l thì tỉ lệ THA người có chỉ số đo đường huyết cao sẽ cao hơn
1,9 lần người bình thường (42% so với 23%).
4.1.4. THA phân bố theo các hành vi có nguy cơ
Đối với tỉ lệ THA trong hành vi hút thuốc lá thể hiện: nhóm đang hút
thuốc (41%) có tỉ lệ cao hơn so với nhóm không hút thuốc (20%) và
nhóm hiện không hút thuốc lá nhưng trong qua khứ có hút (26%), sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hành vi hút thuốc lá còn thể hiện qua số
năm người đó hút thuốc lá, qua khảo sát nhận thấy những người hút
thuốc dưới 5 năm và người hút trên 20 năm sẽ có tỉ lệ THA cao hơn
nhóm không hút thuốc (57%; 32% so với 23%).
Đối với hành vi lạm dụng rượu thể hiện THA, nhóm lạm dụng rượu có
tỉ lệ cao hơn (34%) nhóm không lạm dụng rượu (22%), sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê. Hành vi này còn thể hiện qua mức độ lạm dụng rượu,
nhóm càng uống rượu nhiều thì tỉ lệ THA càng cao hơn nhóm uống
rượu ít và không uống. Tỉ lệ THA nhóm uống ≥ 5 ngày/tuần (39%) cao
hơn nhóm uống ≥1-4 ngày/tuần (29%) và cao hơn nhóm uống ≤
1ngày/tháng (21%).
Đối với hành vi ăn mặn: nhóm ăn thức ăn mặn thường xuyên ≥3
ngày/tuần thì tỉ lệ THA cao hơn nhóm ăn bình thường (35% so với
18
21%). THA với hành vi ăn mặn có liên quan nghỉa khi ăn mặn trên 3
ngày/tuần.
Đối với hành vi người không hoạt động thể lực có tỉ lệ THA ( 25%) cao
hơn so với những có vận động (21%). THA với hành vi không hoạt
động thể lực không khác biệt nhau so với nhóm có hoạt động thể lực, lý
giải vì những câu hỏi định tính của nghiên cứu này có thể có giá trị
không cao trong đo lường.
4.2. Kiến thức và tư vấn về THA của người dân TP. HCM
Tỉ lệ nhận biết thông tin về THA trong cộng đồng giửa nội thành và
ngoại thành tương đương nhau. Tỉ lệ có kiến thức về ảnh hưởng của hút
thuốc lá với THA là thấp, chỉ có 68%.
Ở những người có tiền sử THA, tỉ lệ được tư vấn về thay đổi lối sống là
rất thấp (bảng 3.16). Khuyên hoặc điều trị giảm cân chỉ có 5%, khuyên
hoặc điều trị để ngưng hút thuốc lá chỉ có 4% và cao nhất là khuyên bắt
đầu hoặc tăng cường tập thể dục cũng chỉ có 10%. Tỉ lệ được tư vấn
hoặc chỉ định thực hành thay đổi lối sống là tương đương giữa nội thành
và ngoại thành.
4.3. Những hành vi có nguy cơ THA tại TP HCM
4.3.1. Hút thuốc lá
Tỉ lệ đang hút thuốc lá là tương đương ở nội thành và ngoại thành, và tỉ
lệ đang hút thuốc lá chung là 30% . Tỉ lệ đang hút thuốc ở nam là rất cao
(62%) so với ở nữ chỉ có 2%. Trong số nam đang hút thuốc lá, tỉ lệ hút
liên tục mỗi ngày cũng rất cao, 55% ở nội thành và 58% ở ngoại thành.
Theo điều tra mức sống dân cư năm 1998, tỷ lệ hút thuốc đối với nam là
50,8%; với nữ là 3,6% . Điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002 tỷ lệ hút
thuốc có chiều hướng tăng lên đối với nam và giảm đối với nữ, tỷ lệ hút
thuốc ở nam giới là 56,1% và ở nữ là 1,8% .
4.3.2. Sử dụng thức uống có rượu
Gần 60% đối tượng nghiên cứu có uống rượu, và ở nội thành (61%) là
cao hơn so với ngoại thành (56%) (bảng 3.20). Tỉ lệ có uống rượu ở
19
nam giới là rất cao (90%) so với nữ (32%). Giữa hai khu vực, tỉ lệ có
uống rượu ở nam là tương đương, nhưng nữ nội thành uống rượu nhiều
hơn nữ ngoại thành. Tỉ lệ uống hàng tuần ở nam là 53%, và ở nữ là 6%.
4.3.3. Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực tại TP. HCM qua khảo sát sự phân bố trong nữ thì
tương đối đều và thiên về hoạt động trung bình, trong khi đó giới nam
thì mức độ hoạt động mạnh chiếm đa số. Số phút hoạt động thể lực
mạnh trong công việc/tuần ở nam giới ngoại thành cao gần gấp đôi ở nội
thành (305 phút so với 190) thể hiện công việc ở nội thành thiên nhiều
về tĩnh tại. Điều này còn được thể hiện qua tình trạng ít vận động thể lực
ở nội thành là cao hơn so với ngoại thành, và sự khác biệt là có ý nghĩa
thống kê.
4.3.4. Chế độ dinh dưỡng trong cộng đồng
Đối với hành vi ăn rau quả, đa số đối tượng nghiên cứu hành vi có ăn
quả (96%) và rau (94%). Tuy nhiên, tỉ lệ hành vi có ăn rau quả hàng
ngày là thấp chỉ có 2% và ăn trên 5 suất rau quả mỗi ngày chỉ đạt 25%.
Phân tích về giới và khu vực nội, ngoại thành tương đương nhau về tỉ lệ
ăn dưới 5 suất rau quả mỗi ngày là cao (75%).
Đối với hành vi ăn chất béo, tỉ lệ sử dụng dầu thực vật là rất cao (87%),
và tương đương ở hai giới và hai khu vực.
Đối với hành vi ăn mặn: Có 5% ăn mặn trên 3 ngày/tuần và tương
đương ở hai giới. Tỉ lệ thói quen ăn mặn ở khu vực nội thành (9%) cao
hơn khu vực ngoại thành (1%) chủ yếu thói quen là ăn cá khô, tôm khô
mặn.
4.4. Phân tích mối liên quan giửa các hành vi có nguy cơ THA với
yếu tố thể chất, kinh tế xã hội và sự hiểu biết về THA
4.4.1. Hành vi hút thuốc lá
Hành vi đang hút thuốc lá ở nữ giảm dần theo nhóm tuổi và ngược lại
nam thì tăng dần, chỉ giảm khi ở vào nhóm tuổi 55-64 mà thôi. Hành vi
20
đang hút thuốc lá giảm dần khi trình độ học vấn tăng dần. Trình độ học
vấn là yếu tố bảo vệ ở hai nhóm giới tính. Hành vi đang hút thuốc lá có
liên quan đến khu vực sống nhất là nữ ngoại thành hút thuốc hơn nữ nội
thành. Hành vi đang hút thuốc lá cũng có liên quan với nghề nghiệp.Với
nhóm thất nghiệp hoặc không thể làm việc, các chương trình can thiệp
có thể chưa vươn tới. Đây chính là những nhóm mà các chương trình
giáo dục sức khỏe về phòng chống thuốc lá cần quan tâm.
Tỉ lệ bỏ hút chung 9% là thấp, nhưng ở nam là 19% là đáng khích lệ.
Trong mẫu nghiên cứu có 78 người đã được tư vấn bỏ hút thuốc lá, và
trong đó số bỏ hút là 20, chiếm tỉ lệ 26%. Ở nhóm chưa từng được tư
vấn, 1903 người, có 165 người đã bỏ hút; tỉ lệ bỏ hút ở nhóm này là 9%.
4.6.2. Hành vi lạm dụng rượu
Hành vi lạm dụng thức uống có rượu theo các đặc điểm dân số xã hội
như sau: Tỉ lệ lạm dụng thức uống có rượu giảm dần theo tuổi và giảm ở
nhóm tuổi 55-64. Hành vi lạm dụng rượu phân tích theo khu vực, tỉ lệ
lạm dụng rượu ở ngoại thành cao hơn nội thành, ở nữ thì ngược lại nội
thành cao hơn ngoại thành. Sự chênh lệch này có thể được lý giải do sự
thiếu thốn của những phương tiện giải trí ở ngoại thành, do đó, nam giới
ở đây thường uống rượu sau một ngày làm việc cùng với bạn bè như
một cách thư giãn. Hành vi lạm dụng rượu tăng dần theo trình độ học
vấn, trình độ học vấn càng cao thì tỉ lệ lạm dụng rượu càng tăng. Hành
vi lạm dụng rượu cũng có liên quan với nghề nghiệp.
4.6.3. Hành vi ít vận động thể lực
Tỉ lệ ít vận động thể lực chung là 65% phân bố đều theo giới. Ở nam
giới, tuổi càng cao thì tăng dần hành vi ít hoạt động. Nhưng ở nữ giới,
hành vi ít hoạt động thể lực giảm dần theo tuổi. Như đã giải thích về
thời gian ngồi trong ngày của phụ nữ ít hơn nam giới, người phụ nữ lớn
tuổi vẫn còn phải làm những công việc nội trợ, và những công việc này
tạo điều kiện cho họ hoạt động thể lực nhiều hơn so với những công
việc tĩnh tại mà họ đã làm khi còn trẻ. Trình độ học vấn càng cao thì
hành vi ít vận động càng nhiều. Điều này có thể có liên quan với nghề
21
nghiệp. Hoạt động này giúp phòng ngừa, điều trị và phục hồi một số
bệnh, tăng cường lực và sức mạnh của cơ bắp cũng như sức bền cơ thể.
Trong khi đó, nghiên cứu hành vi không hoạt động thể lực những đối
tượng đã THA: khi phỏng vấn có 65% biết hoạt động thể lực có thể cải
thiện HA, 66% có chỉ định khuyên tập thể dục và 69% được khuyên
hoặc điều trị giảm cân.
4.6.4. Hành vi ít ăn rau quả trong dinh dưỡng
Hành vi ít ăn rau quả theo các đặc điểm dân số xã hội như sau: Tỉ lệ
hành vi ít ăn rau quả giảm dần theo trình độ học vấn càng cao. Hành vi
ít ăn rau quả theo nghề nghiệp, nhận thấy nhóm công nhân viên nhà
nước và tự làm chủ có hành vi ít ăn rau quả hơn các nhóm khác.
Qua nghiên cứu nhận những người có chỉ định ăn đặc biệt nhiều rau quả
hàng ngày thì vẫn còn 71% chưa tuân thủ chỉ dẩn nhân viên y tế tăng
cường ăn rau quả. Cũng như những người bệnh nhân, được nhân viên y
tế có lời khuyên hoặc điều trị giảm cân vẫn còn 76% chưa tuân thủ thực
hiện ăn nhiều rau quả.
4.6.5. Hành vi ăn nhiều chất béo động vật
Hành vi sử dụng chất béo động vật giảm dần theo sự tăng dần trình độ
học vấn. Trình độ học vấn là yếu tố bảo vệ ở hai nhóm giới tính. Bên
cạnh đó, hành vi sử dụng chất béo động vật tăng dần theo sự tăng dần
theo nhóm tuổi, nhất là ở nữ sẽ tăng gấp 1,5 lần so với nhóm 25-34 tuổi,
Nhận thức tốt ở người có trình độ học vấn cao có thể ảnh hưởng đến
việc sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật. Nhưng khi càng lớn
tuổi có thể do thói quen ăn chất béo động vật ngon hơn còn sót lại trong
nhận thức. Nhóm CNV phi chính phủ hoặc tự làm chủ có khuynh hướng
sử dụng chất béo động vật sẽ tăng gấp 1,5-2 lần so với CNV nhà nước.
4.6.6. Hành vi ăn mặn trong dinh dưỡng hàng ngày
Hành vi ăn mặn trong dinh dưỡng hàng ngày tăng dần theo sự tăng dần
trình độ học vấn, nhất là ở nam giới trong tổng số 5% ăn mặn trên 3
ngày/tuần. Tỉ lệ hành vi ăn mặn nhiều ở khu vực nội thành tăng gấp 9
lần so với khu vực ngoại thành chủ yếu thói quen là ăn cá khô, tôm khô
22
mặn. Khó lý giải tỉ lệ hành vi ăn mặn nhiều ở nội thành cao hơn so với
ngoại thành. Những câu hỏi định tính của nghiên cứu này có thể có giá
trị không cao trong đo lường. Trong khi đó, nhóm CNV nhà nước và
CNV phi chính phủ có khuynh hướng hành vi ăn mặn nhiều sẽ tăng hơn
so với nhóm ngành nghề khác. Trong khi đó, những đối tượng nghiên
cứu có thói quen ăn mặn khi phỏng vấn có 72% biết ăn mặn có thể
THA, và 11% có chỉ định ăn chế độ đặc biệt.
KẾT LUẬN
1. Tỉ lệ THA chung trong cộng đồng: 29%, (căn cứ trên số đo HA ở thời
điểm nghiên cứu và tiền sử có THA), trong đó:
• Tỉ lệ hiện mắc THA chung qua khảo sát: 24%;
tỉ lệ THA ở nam cao hơn so với ở nữ.
• Xu hướng tỉ lệ THA tăng lên theo lứa tuổi muộn hơn, tức trên
34 tuổi.
• BMI có liên quan đến THA: nhóm có cân nặng càng cao sẽ có tỉ
lệ THA cao hơn 2-6 lần tùy theo giới.
• Ở những người có tiền sử THA, tỉ lệ được tư vấn về thay đổi lối
sống rất thấp.
2. Tỉ lệ hành vi có nguy cơ THA như sau:
• Tỉ lệ hút thuốc lá chung: 30%, ở nam: 62%.
Chứng tỏ hiệu quả kém của chương trình phòng chống hút
thuốc lá ở TP. HCM trong thời gian qua.
• Tỉ lệ lạm dụng rượu của người dân TP. HCM đáng báo động
trong tương lai (60%), ở nam giới rất cao 90%. Điều này cho
thấy chương trình GDSK về rượu là chưa hiệu quả.
• Tỉ lệ ăn mặn là 5%. Tỉ lệ ăn trên 5 suất rau quả mỗi ngày còn
thấp 25% . Chứng tỏ nhận thức về dinh dưỡng hợp lý của người
dân TP. HCM chưa tốt.
3. Phân tích hành vi có nguy cơ THA với các yếu tố thể chất kinh tế xã
hội nhận thấy:
• Trình độ học vấn là yếu tố bảo vệ ở hai nhóm giới tính trong hút
thuốc lá, lạm dụng rượu và chế độ ăn mặn, rau quả, chất béo.
• Lối sống ít hoạt động thể lực tăng dần theo trình độ học vấn và
nghề nghiệp.
23
• Tỉ lệ thay đổi hành vi (bỏ hút; giảm ăn mỡ): nhóm được tư vấn
cao hơn so với nhóm không được tư vấn.
• Người được khuyên ăn ít muối, tập thể dục khi bị THA nhưng tỉ
lệ hành vi ăn mặn, ít hoạt động thể lực chỉ đạt 65% so tương
ứng ở nhóm không có chỉ định.
Từ nghiên cứu cho thấy THA ở TP HCM đang ở tỉ lệ cao so với
các nghiên cứu khác trên toàn quốc, và chỉ rõ liên quan nhiều yếu tố
nguy cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác nâng cao sức khỏe
cho người THA thật sự là rất cấp bách. Tăng cường phòng chống
yếu tố nguy cơ sẽ ngăn chận có hiệu quả THA trong những năm tới
tại TP HCM.
KIẾN NGHỊ:
Từ kết luận trên, đề xuất giải pháp nâng cao sức khỏe, giáo dục
chủ động phòng chống THA trong cộng đồng khu đô thị công nghiệp
phát triển cao tại Việt Nam. Tóm tắt qua sơ đồ 4.5 gồm các biện pháp
kiểm soát THA cộng đồng TP HCM. Cụ thể như sau:
− Đánh giá hiệu quả chương trình phòng chống THA tại các quận
huyện bằng cách khám sàng lọc THA trong cộng đồng để sớm phát
hiện và điều trị hiệu quả bệnh THA. Trong đó, chú trọng hệ thống y
tế nên kiểm soát THA theo JNC7 và trạm y tế phải là đơn vị chủ yếu
trong quản lý bệnh nhân THA trong địa bàn của mình, thường
xuyên tổ chức khám tầm soát bệnh. Khi phát hiện được bênh nhân
tiền THA, THA cần theo dõi, nắm danh sách và quản lý chặt chẽ.
− Cũng cố và tổ chức các câu lạc bộ người cao tuổi khu vực nội thành
nhằm tạo thoải mái tinh thần và rèn luyện thân thể. Các câu lạc bộ
người THA ở khu vực ngoại thành thường có trình độ học vấn thấp,
cần hướng dẫn cách theo dõi bệnh và chương trình luyện tập thể lực
đều đặn có thể làm hạ HA trong tương lai xa.
− Tăng cường GDSK về THA cộng đồng. Trong đó, tổ chức các
chương trình GDSK thường xuyên qua truyền thông đại chúng giúp
thay đổi hành vi của người dân, tạo niềm tin về lợi ích lối sống lành
mạnh. Cũng như tổ chức tốt công tác tư vấn, trao đổi qua internet,
đài cho các đối tượng hành vi có nguy cơ THA. Trong nhiên cứu đã
24
chứng minh tỉ lệ thay đổi hành vi (bỏ hút thuốc lá; hạn chế ăn mỡ):
nhóm được tư vấn cao hơn so với nhóm không được tư vấn.
− Phổ biến và thực hiện thi hành tốt các chính sách kiểm soát thuốc lá,
rượu và dinh dưỡng mà chính phủ đã ban hành trong toàn xã hội nói
chung và TP HCM nói riệng. Nhằm tạo môi trường thuận lợi cho
các hành vi lành mạnh trong cộng đồng phát triển vững chắc, khống
chế các hành vi có nguy cơ THA: hút thuốc lá, lạm dụng rượu, béo
phì, ăn mặn và lối sống tĩnh tại.
Sơ đồ 4.5. Mô hình các biện pháp kiểm soát THA cộng đồng
Tổ chức CLB tạo
niềm tin về lợi ích
lối sống lành mạnh
Hệ thống y tế kiểm
soát THA theo JNC7
Truyền thông lối
sống lành mạnh
Đánh giá kết quả
chương trình THA
Chính sách kiểm
soát thuốc lá, rượu
và dinh dưỡng cộng
đ
ồ
ng
GDSK về phòng
chống THA
Tạo thái độ
hướng đến
hành vi lành
mạnh
Tạo chuẩn
mực lối
sống cộng
đ
ồng
Nhận thức về
kiểm soát
hành vi có
nguy cơ
THA
Lập kế
hoạch
ki
ểm soát
THA
Kiểm soát
THA
cộng đồng
Kiểm
soát
THA
cộng
đ
ồng