Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bài 6:Đột biến số lượng NST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.61 KB, 14 trang )

BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm đột biến NST.
- Trình bày được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của
đột biến lệch bội và ý nghĩa của nó.
- Phân biệt được thể tự đa bội và thể dị đa bội.
- Trình bày cơ chế hình thành thể tự đa bội và tự đa bội.
- Nêu hậu quả và vai trò của đột biến đa bội.
2. Kỹ năng
Rèn một số kỹ năng:
- So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.
- Phân tích tranh hình phát hiện kiến thức.
- Tìm hiểu thông tin SGK phát hiện kiến thức
- Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Áp dụng, liên hệ kiến thức thực tế và làm bài tập về đột biến số lượng
NST.
3. Thái độ
Yêu thích môn học
II. Cấu trúc nội dung bài dạy
Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
I.Đột biến lệch bội
1. Định nghĩa
2. Các dạng
3. Cơ chế
4. Hậu quả và vai trò
a. Hậu quả
b. Vai trò
II.Đột biến đa bội
1. Tự đa bội


a. Cơ chế
b. Định nghĩa
c. Các dạng
2. Dị đa bội
a. Cơ chế
b. Định nghĩa
3. Hậu quả và vai trò
a. Hậu quả
b. Vai trò
III. Xác định kiến thức trọng tâm bài dạy
Kiến thức trọng tâm của bài đột biến số lượng NST là cơ chế của đột biến
lệch bội và đa bội
1. Đột biến lệch bội
- Nêu định nghĩa của đột biến lệch bội là làm thay đổi số lượng NST ở một
hoặc một số cặp NST.
- Các dạng: Giới thiệu 2 dạng: thể 1 (2n-1) và thể 3 (2n+1)
- Cơ chế hình thành: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân ly
của một hay một số cặp tạo ra các giao tử không bình thường, sự kết hợp
của các giao tử bình thường với giao tử bình thường hoặc các giao tử
không bình thường với nhau tạo ra các thể đột biến lệch bội.
- Hậu quả và vai trò:
+ Làm mất cân bằng hệ gen gây chết, giảm sức sống, giảm sinh sản
+ Làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
+ Dựa vào đột biến lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST
2. Đột biến đa bội
- Sự khác nhau cơ bản trong khái niệm của đột biến tự đa bội và dị đa bội
- Các dạng của tự đa bội: đa bội chẵn và đa bội lẻ
- Cơ chế hình thành thể tự đa bội: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự
không phân ly của toàn bộ bộ NST về 1 cực ở kì sau I trong giảm phân,
tạo ra các giao tử không bình thường (giao tử 2n). Trong thụ tinh các giao

tử không bình thường kết hợp với giao tử bình thường (n) hoặc không
bình thường (2n) cùng loài tạo ra các thể đột biến tự đa bội
- Cơ chế hình thành thể dị đa bội: Lai xa kèm đa bội hóa
- Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội
+ Tăng cường sinh tổng hợp các chất  trao đổi chất nhanh  cơ thể
sinh trưởng tốt, chống chịu tốt, cơ quan sinh dưỡng lớn.
+ Sinh sản: đa bội lẻ chỉ sinh sản vô tính
+ Đột biến dị đa bội có ý nghĩa trong quá trình hình thành loài mới
IV. Xác định phương tiện, phương pháp dạy học
1. Phương tiện dạy học
- Hình 6.1, 6.2, 6.3 / SGK phóng to
- Hình ảnh về quá trình giảm phân của tế bào.
- Sử dụng hình ảnh và sơ đồ về các dạng và cơ chế của đột biến lệch bội và
đa bội, các hình ảnh minh họa về các thể đột biến này trong thực tế ( như
dâu tằm tứ bội, bệnh Đao, bệnh Tocno, bệnh Clyphento …)
- Phiếu học tập
2. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp kết hợp phương pháp sử dụng hình ảnh tượng hình
tượng trưng, thuyết trình và phương pháp tự nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp hoạt động theo nhóm nhỏ.
V. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Đột biến NST là gì? Trình bày các dạng đột biến NST?
- Đột biến cấu trúc NST là gì? Trình bày các dạng đột biến cấu trúc NST?
3. Tiến trình dạy học
a. Đặt vấn đề
b. Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đột biến lệch bội

-Gv yêu cầu học sinh
quan sát hình ảnh
6.1/SGK kết hợp hình
ảnh mô tả các dạng đột
biến lệch bội trên bảng
(gv tự vẽ trên bảng) và
yêu cầu học sinh nhận xét
sự giống nhau của các tế
bào đột biến này?
-GV hỏi: Thế nào là đột
biến lệch bội?
-Các tế bào này đều có sự
thay đổi số lượng NST ở
một hoặc một số cặp NST.
-sự biến đổi số lượng NST
ở một hay một số cặp
NST.
1. Khái niệm
Đột biến lệch bội: sự thay
đổi số lượng NST ở một
hay một số cặp NST.
-Từ sơ đồ về các dạng đột
biến lệch bội trên bảng
giáo viên chỉ ra chương
trình giảm tải và dạy 2
dạng đột biến lệch bội:
thể một và thể ba.
Đặt câu hỏi: Quan sát sơ
đồ và cho biết đặc điểm
của thể một và thể ba?

-Gv hỏi: Nếu một tế bào
giảm phân bình thường sẽ
cho giao tử có bộ NST
như thế nào?
-Quan sát hình ảnh quá
trình giảm phân và trả lời
câu hỏi: Nếu trong giảm
phân xảy ra rối loạn làm
một cặp nhiễm sắc thể
nào đó không phân li ở kì
sau I thì cơ thể đó có thể
cho những loại giao tử có
bộ NST như thế nào?
-Gv vẽ sơ đồ cơ chế đột
biến lệch bội và yêu cầu
học sinh kết hợp thông tin
-Thể một: thiếu 1 NST ở 1
cặp nào đó
Thể ba: thừa 1 NST ở 1
cặp nào đó
- Bộ NST của giao tử bình
thường là (n)
-(n-1) và (n+1)

2. Các dạng
-Thể một: thiếu 1 NST ở 1
cặp nào đó (2n-1).
-Thể ba: thừa 1 NST ở 1
cặp nào đó (2n+1).


3. Cơ chế
SGK trình bày cơ chế tạo
thể (2n+1) và (2n-1) ?
(giáo viên vẽ sơ đồ cơ chế
hình thành cơ thể 2n bình
thường và hình thành thể
một và thể ba từ 2 cơ thể
bố mẹ và giải thích cho
học sinh hiểu rõ hơn)
-Gv hỏi: Có thể tạo thể
lệch bội thông qua quá
trình nguyên phân hay
không?
-Yêu cầu học sinh giải
thích khái niệm thể khảm
-Yêu cầu học sinh thảo
luận nhóm trong 3p và vẽ
sơ đồ cơ chế hình thành
thể lệch bội (2n+1) và
(2n-1)
gv nhận xét, kết luận
-học sinh nghiên cứu
thông tin SGK/27 và trả
lời câu hỏi
-Có.
- đột biến xảy ra ở các tế
bào sinh dưỡng ở một
phần cơ thể trong nguyên
phân
-Học sinh thảo luận trả lời

-Giảm phân và thụ tinh:
1 cặp NST
không phân li,
các tb ở kì sau I
(2n) > n+1,n-1

× n > 2n+1, 2n-1
-Nguyên phân:
Xảy ra ở tế bào xoma 
thể khảm

-Cho học sinh quan sát
hình ảnh bệnh nhân mắc
bệnh Đao, Tơc nơ ,
Clyphento và yêu cầu
nhận xét
+ bộ NST của những
người mắc các bệnh này?
+ ngoại hình của những
bệnh nhân này?
(gv bổ sung: ở người các
thể một nhiễm thường
chết trong bụng mẹ, kết
hợp vẽ hình ảnh mô tả
đơn giản các bệnh)

-Yêu cầu học sinh tìm
-Bệnh nhân Đao (2n+1):
mặt to, gáy rộng, lưỡi thè,
2 mắt gần nhau , đần độn

-Tơc nơ (2n-1): tuyến vú
không phát triển, không
có kinh nguyệt, chân tay
dài, vô sinh.
-Clyphento (2n+1): đàn
ông cao gầy, có nhiều đặc
điểm thiên về hướng nữ
như vú phát triển, ít râu…
4.Hậu quả, vai trò
a. Hậu quả
-Gây mất cân bằng hệ gen
gây chết, giảm sức
sống, giảm khả năng sinh
sản
-VD:
+Bệnh nhân Đao: 3
NST số 21 (2n+1)
+ Tơc nơ: 1 NST giới
tính X (2n-1)
+ Clyphento: 3 NST
giới tính XXY (2n+1)

b.Vai trò
hiểu thông tin SGK cho
biết vai trò của đột biến
lệch bội ? -Học sinh tìm hiểu thông
tin và trả lời
-Làm nguyên liệu cho
chọn giống và tiến hóa.
-Ứng dụng trong xác định

vị trí của gen trên NST.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đột biến đa bội
-Tìm hiểu thông tin SGK
và cho biết có mấy dạng
đột biến đa bội, là những
dạng nào?
-Cho học sinh quan sát lại
hình ảnh quá trình giảm
phân và hỏi: Nếu tất cả
các NST ở kì sau 1 cùng
đi về một cực thì sẽ có thể
tạo ra những loại giao tử
nào?
-Quan sát hình 6.2 kết
hợp thông tin SGK:
+ nhận xét về P của
phép lai tạo thể đa bội?
(đặc điểm chung của P?)

+ trình bày cơ chế hình
thành thể tự đa bội?
-Có 2 dạng: tự đa bội và
dị đa bội
-Giao tử: (2n)
-cùng là loài A (2n)
-Học sinh tìm hiểu thông
tin SGK và trả lời
1.Tự đa bội
a. Cơ chế
2n (AA)

Tất cả các

cặp không
phân li về
cùng 1 cực
-Yêu cầu học sinh nghiên
cứu SGK và vẽ sơ đồ cơ
chế tự đa bội bằng các kí
hiệu?

gv nhận xét và đánh giá
kết quả cuối cùng, đưa ra
sơ đồ đơn giản, dễ hiểu
nhất.
-Yêu cầu học sinh nhận
xét bộ NST trong các hợp
tử được tạo ra?
-Từ cơ chế và nhận xét
trên cho biết khái niệm
đột biến tự đa bội?
-Từ cơ chế trên, kết hợp
thông tin SGK cho biết có
mấy dạng đột biến tự đa
-2 học sinh lên bảng cùng
vẽ sơ đồ
-học sinh nhận xét bài bạn
-gấp số nguyên lần bộ
NST đơn bội của loài
-Học sinh trả lời câu hỏi
2n 4n

×n ×2n
3n 4n
b. Định nghĩa
Tăng số nguyên lần bộ
NST đơn bội của loài
c. Các dạng
NP
GP
tb xoma
>thể
khảm
Lần phân
bào đầu
thể đa
bội
bội? nêu VD
-Quan sát hình 6.3 trình
bày cơ chế hình thành
thành thể song nhị bội?
-Thông qua cơ chế vừa
trình bày cho biết ở giai
đoạn nào có sự xuất hiện
của quá trình hình thành
thể đa bội?
gv nhận xét, kết luận:
giai đoạn đầu lai xa giữa 2
loài có họ hàng gần gũi,
giai đoạn sau đa bội hóa
bộ NST 2n vừa tạo ra để
giúp cơ cơ thể có thể sinh

sản được  hình thành
loài mới.
-Yêu cầu học sinh nhìn sơ
đồ trình bày lại cơ chế
hình thành đột biến tự đa
bội?
-2 dạng:
Đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n,
Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n, …
-Học sinh nghiên cứu
SGK và trả lời
-giai đoạn tăng gấp đôi bộ
NST (2n AB)
-Học sinh trả lời
-Đa bội chẵn: 4n, 6n,
-Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n, …
2.Dị đa bội
a. Cơ chế
2n (AA) × 2n (BB) 2n
(AB)  4n (AABB)
(2n AA + 2n BB)
lai xa kèm đa bội hóa

b. Định nghĩa
-Phân biệt sự khác nhau
cơ bản trong cơ chế hình
thành thể tự đa bội và dị
đa bội?
-Thế nào là đột biến tự đa
bội?

-Yêu cầu học sinh quan
sát hình ảnh 6.4 và các
hình ảnh so sánh giữa thể
lưỡng bội với đa bội: nho
(2n và 4n), dâu tằm (2n và
4n), chuối không hạt, ổi
không hạt… và nhận xét
hình thái và khả năng sinh
sản của thể đa bội ở các
loài này?
-cơ thể con lai có bộ
mang bộ NST của cả 2
loài A và B
Có sự kết hợp giữa lai xa
kèm đa bội hóa
-Học sinh nghiên cứu trả
lời

-Nho: quả cây tứ bội to
hơn nhiều quả nho lưỡng
bội
-Dâu tằm: lá cây lưỡng
bội nhỏ hơn
-Nho và dâu tứ bội có khả
năng sinh sản vì có hạt, ổi
và chuối không hạt chỉ có
thể sinh sản bằng hình
-Làm tăng số nguyên lần
bộ NST đơn bội khác loài
-VD: lai 2 loài củ cải và

cải bắp bằng lai xa kèm
đa bội hóa tạo con lai hữu
thụ
3.Hậu quả và vai trò của
đột biến đa bội
a. Hậu quả
-Dựa vào các ví dụ vừa
nêu cho biết nguyên nhân
từ đâu dẫn đến các hậu
quả như vậy?
gv nhận xét: dựa vào cơ
chế hình thành thể đột
biến đa bội giúp hình
thành những giống có lợi
cho sản xuất và đời sống.
-Hãy cho biết vai trò của
đột biến đa bội?
thức sinh sản vô tính.
-do bộ NST tăng gấp bội
-Cung cấp nguyên liệu
cho chọn giống và tiến
hóa
-Đột biến dị đa bội góp
phần hình thành loài mới
nhanh
-Bộ NST tăng gấp bội
tăng quá trình tổng hợp
các chất  trao đổi chất
mạnh  cơ thể sinh
trưởng tốt, chống chịu tốt

hơn bình thường.
-Ở thực vật:
+ Đa bội chẵn có thể
sinh sản hữu tính
+ Đa bội lẻ: sinh sản
vô tính
-Ở động vật: gặp ở động
vật lưỡng tính hay loài
trinh sinh.
b. Vai trò
-Cung cấp nguyên liệu
cho chọn giống và tiến
hóa
-Đột biến dị đa bội góp
phần hình thành loài mới
nhanh.
Hoạt động 4: Kiểm tra đánh giá và dặn dò
-Tại sao đột biến lệch bội
thương gây hậu quả nặng
nề hơn đột biến đa bội?

-Cho học sinh hoạt động
nhóm trong 5p hoàn thành
phiếu học tập:
Câu 1: Vẽ sơ đồ cơ chế
hình thành đột biến lệch
bội và sơ đồ hình thành
đột biến lệch bội?
Câu 2: Cà chua, A quy
định quả đỏ trội hoàn toàn

so với a quy định quả
xanh.Xác định kết quả
phân li về kiểu gen và
kiểu hình của các phép lai
sau:
a. AAAA×aaaa
b. Aaaa×Aaaa
Gv nhận xét và cho kết
quả.
-Gv dặn dò:
+ Hoàn thành bài tập
SGK
+ Lập bảng so sánh sự
-Do đột biến lệch bội chỉ
ảnh hưởng đến một hay
một số cặp NST nên làm
mất cân bằng của toàn bộ
hệ gen  thể lệch bội
thường gây chết, giẩm sức
sống và khả năng sinh
sản?
-Học sinh hoạt động
nhóm hoàn thành bài tập
-2 nhóm lên bảng chữa
bài
-Đại diện các nhóm khác
nhận xét.
khác nhau giữa đột biến
lệch bội và đa bội , đột
biến tự đa bội và dị đa bội

về: khái niệm, các dạng,
cơ chế, hậu quả và vai trò.
+ Đọc trước bài 7,
chuẩn bị bản photo ảnh
chụp bộ NST của người
thường và người mắc các
bệnh về đột biến NST.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Vẽ sơ đồ cơ chế hình thành đột biến lệch bội và sơ đồ hình thành đột biến
lệch bội?
Câu 2: Cà chua, A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quả xanh.Xác
định kết quả phân li về kiểu gen và kiểu hình của các phép lai sau:
a. AAAA×aaaa
b. Aaaa×Aaaa
Đáp án:
Câu 2:
a. P: AAAA × aaaa
G: AA aa
F1: 100% Aaaa
b. P: Aaaa × Aaaa
G: ½ Aa, ½ aa ½ Aa, ½ aa
F1:
½ Aa
½ aa
½ Aa ¼ AAaa ¼ Aaaa
½ aa
¼ Aaaa
¼ aaaa

¼ Aaaa : ½ Aaaa : ¼ aaaa

×