Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài 6. Đột biến số lượng NST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.77 KB, 3 trang )

Trường THPT Ngọc Hồi Sinh học 12
Tuần: 04 Ngày soạn: 06/09/2008
TPP: 06 Ngày dạy: 17/09/2008
Bài 6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua tiết này học sinh phải
- Trình bày khái niệm đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Nêu khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm và ý nghĩa của lệch bội.-
Phân biệt thể tự đa bội với thể dị bội và cơ chế hình thành.
- Nêu hậu quả và vai trò của đa bội thể.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích cho học sinh.
3. Thái độ: Học sinh vận dụng kiến thức vào công tác chọn giống.
II. Chuẩn bị của Thầy và Trò:
- Tranh vẽ H6.1, 6.2, 6.3 và 6.4 sgk.
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập. (phát cho hs nghiên cứu trước ở nhà)
Đột biến lệch bội
Đột biến đa bội
Thể tự đa bội Thể dị đa bội
Khái niệm
Cơ chế phát sinh
Hậu quả
Ý nghĩa
III. Phương pháp dạy học:
Phát vấn + hoạt động nhóm + trực quan.
IV. Trọng tâm kiến thức:
Đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
V. Tiến trình tổ chức bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Trình bày hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể?


- Nêu các dạng đột biến cấu trúc NST và trình bày cơ chế, hậu quả các dạng đột biến cấu
trúc NST? Cho ví dụ minh họa.
3. Bài mới: (32’)
Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm, phân loại, hậu quả và ý nghĩa
của đột biến lệch bội.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gi? Gồm
các dạng nào?
Quan sát H6.1 cho biết đột biến lệch bội là gì? Ở
sinh vật có bộ NST lưỡng bội bao gồm các dạng
đột biến lệch bội nào?
Ví dụ: Cơ chế phát sinh bệnh Đao và hậu quả
P X
G

F
1


Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là đột biến
làm thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể
trong tế bào.
I. Đột biến lệch bội:
1, Khái niệm và phân loại:
- Khái niệm: Là đột biến làm thay đổi số
lượng NST ở một hay một số cặp NST
tương đồng.
- Phân loại: SV lưỡng bội thường có các
dạng đột biến lệch bội sau
+ Thể không (2n-2).

+ Thể một (2n-1).
+ Thể một kép (2n-1-1).
Giáo viên : Nguyễn Thị Thuỷ - Tổ: Sinh học
Trường THPT Ngọc Hồi Sinh học 12
-> Đao: cổ ngắn, gáy rộng, ngu đần, vô sinh.
- Thể lệch bội còn xảy ở người:
P : XX x XY
G : XX : O X : Y
F
1
: XXX : XXY : OX : OY
Claiphentơ
-> Hội chứng XXX: buồng trứng, tử cung không
phát triển, trí tuệ kém, khó có con.
-> Hội chứng Claiphentơ (XXY): mù màu, cao,
ngu đần, vô sinh.
-> Hội chứng Tơcnơ (OX): lùn, vô sinh, ngu đần.
-> Hội chứng OY: hợp tử chết ngay sau khi thụ
tinh.
Vậy đột biến lệch bội có ý nghĩa như thế nào đối
với tiến hóa và chọn giống?
+ Thể ba (2n+1).
+ Thể bốn (2n+2).
+ Thể bốn kép (2n+2+2).
2, Cơ chế phát sinh:
Do sự rối loạn phân bào làm cho một hay
vài cặp NST không phân li.
Sự rối loạn phân li nhiễm sắc thể có thể
xảy ra trong nguyên phân và giảm phân
(chủ yếu trong giảm phân)

- Ví dụ:
3, Hậu quả:
- Mất cân bằng hệ gen làm cho cơ thể không
sống được hay giảm sức sống, giảm khả
năng sinh sản.
- Ví dụ: Bệnh Đao, Claiphentơ … ở người
4, Ý nghĩa:
- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
- Trong chọn giống có thể sử dụng các cây
không nhiễm để đưa các NST theo ý muốn
vào cây lai.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội, khái niệm và cơ
chế phát sinh thể dị đa bội, hậu quả và vai trò của đột biến lệch bội.


Học sinh đọc thông tin sgk. Đột biến đa bội là gì?
Phân biệt với thể tự đa bội?
Quan sát H6.2 trình bày cơ chế phát sinh thể tự đa
bội? Cho ví dụ minh họa.
Loài A x Loài A Loài A x Loài A
P AA AA AA AA
G A AA AA AA
F
1
AAA (bất thụ) AAAA (hữu thụ)
thể tam bội thể tứ bội
(đa bội lẻ) (đa bội chẵn)
Học sinh đọc thông tin sgk. Thể dị bội là gì? Xảy ra ở
những đối tượng nào? Cho ví dụ minh họa.
Cơ chế phát sinh thể dị đa bội diễn ra như thế nào?

Ví dụ minh họa.
Phân biệt hiện tượng tự đa bội và dị đa bội? (tự đa
bội là hiện tượng tăng nguyên lần số NST đơn bội của
cùng 1 loài lớn hơn 2n, còn dị đa bội là hiện tượng
tăng nguyên lần số NST đơn bội của 2 loài khác nhau)


II. Đột biến đa bội:
1, Khái niệm và cơ chế phát sinh
thể tự đa bội:
- Khái niệm:
+ Đột biến đa bội là hiện tượng trong tế
bào chứa 3 hoặc nhiều hơn 3 lần số đơn
bội NST.
+ Thể đa bội là cơ thể có 3 hoặc nhiều
hơn 3 bộ NST đơn bội.
- Cơ chế: Do sự không phân li tất cả các
cặp NST trong phân bào.
- Ví dụ:
2, Khái niệm và cơ chế phát sinh
thể dị đa bội:
- Khái niệm: là hiện tượng làm gia tăng
số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau
trong 1 tế bào.
- Cơ chế:
Loài A x Loài B
P AA BB
A B
F
1

AB (con lai lưỡng bội bất thụ)
Đa bội hóa
AABB (thể dị đa bội hữu thụ)
3, Hậu quả và vai trò của
đột biến đa bội:
- Các thể đa bội lẻ (3n,5n...) hầu như
Giáo viên : Nguyễn Thị Thuỷ - Tổ: Sinh học
Trường THPT Ngọc Hồi Sinh học 12
Đột biến đa bội có hậu quả như thế nào? Vai trò đối
với tiến hóa và chọn giống?

không có khả năng sinh giao tử bình
thường.
- Đột biến đa bội xảy ra phổ biến ở thực
vật, ở động vật chỉ gặp ở các loài lưỡng
tính hay các loài trinh sản.
- Do có số lượng ADN tăng nên sinh
tổng hợp các chất xảy ra mạnh làm cho
tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát
triển khỏe, chống chịu tốt.
- Vai trò quan trọng trong tiến hóa cũng
như trong chọn giống mới.
4. Củng cố: (5’)
- Tại sao đột biến lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể đột biến hơn là đột biến đa
bội? Cho ví dụ minh họa.
(Giáo viên phát phiếu TNKQ cho học sinh hoặc dùng bảng phụ ghi câu hỏi TNKQ)
- Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Câu 1. Những phép lai nào gắn liền với quá trình đa bội hóa?
1. 4n x 4n -> 4n. 2. 4n x 2n -> 3n.
3. 2n x 2n -> 4n. 4. 3n x 3n -> 6n.

A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3,4.* D. 1, 2, 3, 4.
Câu 2. Ở ruồi giấm, 2n=8. Một thể đột biến có số lượng NST ở mỗi cặp như sau:
Cặp số 1: 3 chiếc. Cặp số 2, số 3,số 4:đều có 2 chiếc.
Thể đột biến này thuộc dạng:
A. tam bội.
B. tứ bội.
C. đa nhiễm.
D. ba nhiễm.*
Câu 3. Một cặp vợ chồng sinh con bị hội chứng Đao, nguyên nhân chủ yếu thường là do người
mẹ chứ không phải do bố. Bởi vì:
A. chỉ có mẹ mới tạo ra giao tử đột biến còn bố thì không.
B. mẹ là người mang thai, trẻ bị hội chứng Đao, ở giai đoạn phát triển phôi.
C. bố có nhiều giao tử, khi thụ tinh đã loại bỏ các giao tử đột biến. *
D. bố có sức khõe tốt hơn mẹ nên ít khi truyền bệnh cho con.
Câu 4. Ở đậu Hà Lan (2n=14). Kết luận nào sau đây chưa chính xác?
A. Số NST ở thể tứ bội là 28.
B. Số NST ở thể đa nhiễm là 15.*
C. Số NST ở thể một là 13.
D. Số NST ở thể tam bội là 21.
Câu 5. Thể đột biến dị bội, đa bội lẻ thường không tạo được giao tử hoặc giao tử không có khả
năng tham gia thụ tinh nên bị bất thụ. Nguyên nhân chủ yếu vì:
A. không có sự tương quan giữa cơ quan sinh sản đực và cái.
B. các cặp NST không tồn tại từng cặp tương đồng.*
C. có kiểu hình không bình thường, không có cơ quan sinh sản.
D. sức sống yếu, thường chết trước tuổi sinh sản.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (2’)
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập cuối bài.
- Làm các bài tập trong sách bài tập.
V. Rút kinh nghiệm:
Giáo viên : Nguyễn Thị Thuỷ - Tổ: Sinh học

×