I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Năm vào ngành
- Chức vụ
- Đơn vị công tác
- Trình độ chuyên môn
- Bộ môn giảng dạy
- Trình độ chính trị
- Khen thưởng
: NGUYỄN THỊ CHÍNH
: 17/5/1975
: 1995
: Phó Hiệu trưởng
: Trường THCS Hồng Dương
: Đại học Ngữ văn
: Ngữ văn lớp 7
: Sơ cấp
: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở,
SKKN cấp TP
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
1
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
- Phần I: Mở đầu
+ Lý do chọn đề tài.
+ Mục đích của đề tài.
+ Đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu.
- Phần II: Nội dung gồm 3 chương.
+ Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
+ Chương II: Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn làm phó hiệu trưởng phụ
trách chuyên môn tại trường THCS Hồng Dương.
+ Chương III: Hiệu quả của đề tài.
- Phần III: Kết luận.
+ Những bài học kinh nghiệm rút ra.
+ Ý nghĩa và khả năng ứng dụng triển khai của đề tài.
+ Những kiến nghị đề xuất.
+ Lời kết.
PHẦN MỞ ĐẦU
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
2
1. Lý do chọn đề tài:
Chỉ thị số 48999/CT – BGD và ĐT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009 –
2010 được xác định là: “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục” (Trang 3, dòng 20 từ trên xuống – Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ
năm học 2009 – 2010 về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp – Bộ giáo dục và Đào tạo – Nhà
Xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Chỉ thị số 33999/CT - BGD& ĐT ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 -
2011 được xác định là: “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục” (Trang 3, dòng 10 từ trên xuống – Tài liệu hướng dẫn nhiệm
vụ năm học 2010 – 2011 về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp – Bộ giáo dục và Đào tạo – Nhà
Xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Thực hiện nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai, Đảng
uỷ, UBND xã Hồng Dương giao cho trường THCS Hồng Dương tiếp tục giữ
vững và nâng cao chất lượng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực, danh
hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc, góp phần xây dựng xã nông thôn mới.
Trường THCS Hồng Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội là
một ngôi trường có bề dày thành tích đã từng được tặng Huân chương Lao
động hạng Ba - năm 1976, hạng Nhì - năm 1983. Được công nhận Cơ quan
văn hóa - năm 2002, Trường Chuẩn quốc gia - năm 2008
Là giáo viên, hơn nữa là một cán bộ quản lý, tôi luôn tự nhắc nhở mình
hoàn thành tốt nhiệm vụ để có đóng góp, xứng đáng với truyền thống của nhà
trường. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là công tác kiểm tra công tác
hành chính chuyên môn.
2. Mục đích:
Sáng kiến kinh nghiệm này giúp tôi và các đồng nghiệp:
- Nhận thức sâu sắc hơn về công tác kiểm tra các hoạt động chuyên
môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh - nhiệm vụ trọng
tâm của nhà trường.
- Kiểm tra công tác hành chính chuyên môn khoa học, hiệu quả.
3. Đối tượng, phạm vi đề tài.
- Đối tượng: Hoạt động dạy học của giáo viên trường THCS Hồng
Dương Thanh Oai - Hà Nội
- Phạm vi: Tôi đã thực hiện đề tài này trong ba năm học: 2009 - 2010;
2010 - 2011; 2011 - 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
3
Trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ làm phó hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn, viết sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã sử dụng một số phương pháp
cơ bản sau:
- Phương pháp thực nghiệm: Kinh nghiệm được rút ra từ thực tế nhiệm
vụ của mình, trực tiếp áp dụng vào công việc kiểm tra các hoạt động hành
chính chuyên môn ở trường THCS Hồng Dương.
- Phương pháp so sánh đối chiếu kết quả chuyển biến khi chưa thực
hiện và khi đã thực hiện đề tài này.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số thao tác khác: nghiên cứu tài liệu,
phân tích, tổng hợp
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận.
1. Về vai trò lãnh đạo, quản lý:
- Hoạt động lãnh đạo, quản lý tạo nên sức mạnh tập thể trên cơ sở
thống nhất ý chí và hành động.
- Hoạt động lãnh đạo, quản lý tạo ra môi trường vừa cho phép cán bộ
giáo viên tự do sáng tạo vừa định hướng hoạt động của mỗi người theo mục
tiêu chung.
- Hoạt động lãnh đạo, quản lý tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ
phận khác nhau của đơn vị thành một hệ thống nhất.
2. Về nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý:
a. Hoạch định mục tiêu phương hướng kế hoạch hoạt động.
- Dự báo.
- Xác định mục tiêu.
- Lập kế hoạch, chương trình hành động thực hiện mục tiêu.
b. Tổ chức thực hiện phương hướng, mục tiêu kế hoạch.
c. Thực hiện kiểm tra, đánh giá, khuyến khích, động viên.
- Xây dựng và điều hành chế độ kiểm tra.
+ Kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh hoạt động của đơn vị nhằm đảm
bảo mọi việc, mọi con người trong tổ chức đang thực hiện theo đúng kế hoạch
đã vạch ra để đạt được mục tiêu.
+ Để kiểm tra có kết quả, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thực hiện ba
công đoạn:
Thứ nhất: Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra. Đó là các chỉ tiêu đo
lường các công việc, các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch của đơn vị.
Thứ hai: Đo lường việc thực hiện theo các tiêu chuẩn đề ra là: giám sát
đo lường hoạt động trong thực tế, so sánh với các tiêu chuẩn đã đặt ra để phát
hiện sự sai lệch nhắm có hành động điều chỉnh kịp thời.
Thứ ba: Điều chỉnh sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn và kế hoạch.
Thông qua hoạt động đo lường, cán bộ lãnh đạo, quản lý phát hiện sai lệch và
tiến hành điều chỉnh chúng một cách hợp lý.
+ Có hai đối tượng cần kiểm tra là công việc và nhân viên. Kiểm tra
công việc là xem xét công việc đó được hoàn thành đúng quy trình, tiêu
chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, số lượng, chất lượng và tiến độ thời gian
hay không. Kiểm tra nhân viên là xem xét nhân viên có hoàn thành nhiệm vụ
được giao hay không, hoàn thành đến mức nào, nguyên nhân không hoàn
thành, thái độ đối với công việc, ý thức tổ chức kỷ luật
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
5
+ Có nhiều hình thức kiểm tra như kiếm tra phòng ngừa, kiểm tra theo
dấu hiệu sai phạm, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra trực tiếp,
kiểm tra gián tiếp
+ Để kiểm tra có kết quả tốt, trong quá trình kiểm tra phải tuân thủ các
yêu cầu sau:
Thứ nhất: Kiểm tra phải dựa vào kế hoạch hành động của đơn vị và
theo yêu cầu của công việc.
Thứ hai: Quá trình kiểm tra phải đảm bảo cung cấp thông tin trung
thực, khách quan và theo các tiêu chí đo lường đã thống nhất.
Thứ ba: Kiểm tra cần chú trọng những khâu, công đoạn trọng tâm.
Thứ tư: Kiểm tra phải linh hoạt phù hợp với bầu không khí của đơn vị
và tiết kiệm.
+ Để quá trình kiểm tra không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình
thường của đơn vị, cần hoà nhập với không khí của bộ phận bị kiểm tra.
Ngoài ra, cần thiết kế các hoạt động kiểm tra theo hướng có thể sử dụng kết
quả kiểm tra nhiều lần, đa năng, tiết kiện chi phí kiểm tra. Cách thức kiểm tra
nên được lựa chọn sao cho tối ưu.
- Xây dựng và điều hành chế độ đánh giá.
- Xây dựng truyền thống văn hoá đơn vị.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Tình hình chung thực hiện việc kiểm tra các hoạt động hành chính
chuyên môn ở huyện Thanh Oai.
Qua tìm hiểu thực tế các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Oai,
tôi được biết trường nào cán bộ quản lý coi trọng công tác kiểm tra, có kế
hoạch kiểm tra các hoạt động chuyên môn chi tiết và thực hiện đúng kế hoạch
thì trường đó ít có sai phạm về việc thực hiện quy chế chuyên môn. Chất
lượng giáo dục toàn diện của trường đó cao. Trường nào cán bộ quản lý
không chú trọng việc kiểm tra, ngại kiểm tra thì trường đó có nhiều sai phạm
và chất lượng giáo dục không cao. Điều đó được thể hiện rất rõ trong quan
điểm chỉ đạo: Không kiểm tra tức là không lãnh đạo.
2. Thực tế ở trường THCS Hồng Dương.
Năm học 2007- 2008, tôi được phân công làm Phó Hiệu trưởng phụ
trách chuyên môn, tôi nhận thấy:
Trong các hoạt động của trường THCS Hồng Dương, hoạt động nào có
sự kiểm tra giám sát thì hoạt động đó được cán bộ giáo viên thực hiện rất tốt.
Ví dụ chúng tôi kiểm tra giáo án một cách thường xuyên bằng nhiều các hình
thức như kiểm tra dân chủ một tháng/ lần, kiểm tra đột xuất 2 lần/ học kỳ,
kiểm tra định kỳ 3 lần/ năm. Kết quả 100% các đồng chí giáo viên thực soạn
bài đầy đủ trước khi lên lớp, giáo án trình bày sạch đẹp, làm nổi bật hoạt động
của thầy, trò, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Hay việc
kiểm tra Lịch báo giảng định kỳ vào thứ 7 hàng tuần, kết quả 100% giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
6
sáng thứ 7của tuần này đã lên đủ kế hoạch dạy của tuần sau. Kiểm tra định kỳ
việc ghi Sổ ghi đầu bài vào thứ 7 hàng tuần, kết quả 100% giáo viên và học
sinh thực hiện tốt.
Hoạt động nào không được kiểm tra, và không kiểm tra thường xuyên
thì hoạt động đó không có nề nếp và hiệu quả không cao. Cụ thể: công tác dự
giờ đột xuất không được thường xuyên, nên kết quả giờ dạy không cao, nhiều
giờ xếp loại trung bình. Đến năm học 20009 - 2010, 2010 – 2011, 2011 -
2012, BGH tăng cường việc dự giờ đột xuất và giao nhiệm vụ cho tổ trưởng
và tổ phó chuyên môn phải dự giờ đột xuất một cách thưởng xuyên. Kết quả
giờ dạy cao hơn, nhiều giờ xếp loại khá, giỏi. Chất lượng học sinh ngày được
nâng cao. Hay hoạt động kiểm tra việc thực hiện chương trình (đối chiếu tại
lớp tên đầu bài giáo viên ghi trên bảng với Lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài) chỉ
1 lần/ năm học. Khi kiểm tra lại Lịch báo giảng và Sổ ghi đầu bài vẫn có sai
sót. Công việc này được làm thường xuyên, qua kiểm tra, chúng tôi thấy
không còn sai lệch giữa Sổ ghi đầu bài và Lịch báo giảng.
Mặt khác, hồ sơ chuyên môn phải được lưu trữ lâu dài phục vụ công tác
nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá giáo viên. Do vậy, đẩy mạnh kiểm tra hành
chính chuyên môn giúp giáo viên hoàn thiện hồ sơ, yên tâm công tác. Giáo
viên biết các việc phải làm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chính vì vậy tôi đã rút ra được kinh nghiệm có hoạt động thì phải có
kiểm tra, có kiểm tra thì hiệu quả công việc mới cao.
CHƯƠNG II:
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
7
MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CÓ HIỆU QUẢ
TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH HUYÊN
MÔN Ở TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG
Trong trường THCS nói chung và trường THCS Hồng Dương nói
riêng, hoạt động hành chính chuyên môn bao gồm rất nhiều mảng như: lên
Lịch báo giảng, ghi đánh giá giờ học ở Sổ ghi đầu bài, ghi điểm của học sinh
vào Sổ ghi tên, ghi điểm của lớp, vào học bạ của học sinh, việc thực hiện
chương trình, việc thực hiện các yêu cầu về soạn giảng Làm thế nào để
kiểm tra được các hoạt động hành chính chuyên môn đó một cách khoa học
và hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, đó là một
bài toán mà tôi luôn trăn trở để tìm ra lời giải ngay từ khi tôi bắt đầu làm công
tác quản lý. Năm học 2009 - 2010, tôi suy nghĩa và đề ra một số biện pháp cụ
thể kiểm tra các hoạt động chuyên môn một các khoa học, hiệu quả.
I. Biện pháp 1: Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra.
1. Nghiên cứu các công văn chỉ đạo, xây dựng nội dung, cụ thể hóa
thành nội quy, quán triệt tới toàn thể giáo viên nhà trường.
Khi tiếp nhận các công văn chỉ đạo chuyên môn từ cấp trên, tôi chia
thành hai mảng:
+ Mảng công văn quản lý cơ bản, tôi lưu trữ lâu dài.
+ Mảng công văn để thực hiện, tôi lưu trữ để thực hiện.
Chuẩn bị cho năm học mới, tôi nghiên cứu lại toàn bộ các công văn
quản lý cơ bản. Căn cứ vào đó tôi xây dựng nội dung chỉ đạo chuyên môn và
cụ thể hoá thành nội quy thực hiện quy chế chuyên môn của nhà trường. Sau
đó tôi tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức Hội nghị chuyên môn đầu năm học.
2. Tổ chức Hội nghị chuyên môn đầu năm học.
* Mục đích:
- Phổ biến để giáo viên hiểu và thực hiện đúng sự chỉ đạo của cấp trên.
- Phổ biến dự thảo nội quy thực hiện quy chế chuyên môn của nhà
trường tới toàn thể cán bộ giáo viên và nhân viên để cùng bàn bạc, đóng góp ý
kiến. Sau hội nghị chuyên môn, trên cơ sở đóng góp ý kiến của các thành viên
trong hội đồng, xây dựng thành nghị quyết của cơ quan.
- Tạo được không khí dân chủ bởi mọi người được bàn bạc một cách
công khai, được đóng góp ý kiến xây dựng nội quy mà mình thực hiện.
* Yêu cầu:
- Triển khai các công văn liên quan trực tiếp đến quyền, nhiệm vụ của
giáo viên; cách thức tổ chức, biện pháp thực hiện từng công việc.
- Các tiêu chuẩn kiểm tra đúng với Luật Giáo dục, đúng quy chế, đúng
sự chỉ đạo của cấp trên và phù hợp với tình hình của trường; được bàn bạc
công khai dân chủ.
* Nội dung của hội nghị chuyên môn.
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
8
Nội dung 1: Điểm lại một lượt các văn bản chỉ đạo các hoạt động
chuyên môn của cấp trên trong nhà trường THCS như:
- Thông qua Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và trung học
phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định sô 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày
5/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
- Thông qua Quyết định số 51/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/9/2008:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS
và trung học phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-
BGDĐT ngày 5/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
- Thông qua công văn số 2239/HD - SGD&ĐT Hà Nội ngày 9/10/2006
về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế đánh giḠxếp loại học sinh trung học
cơ sở.
- Thông qua Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/1011 ban
hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT.
- Thông qua Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Những văn bản này khi nhận từ cấp trên, tôi chỉ đạo nhân viên thư viện
nhập vào thư viện làm thành một tủ công văn chỉ đạo các hoạt động chuyên
môn. Mặt khác để phục vụ các đồng chí giáo viên tiện nghiên cứu, tôi niêm
yết tại văn phòng nhà trường. Một số văn bản chỉ đạo chuyên môn quan trọng
như mới ban hành, tôi tham mưu với nhà trường phô tô cho mỗi cán bộ giáo
viên có 1 bộ để nghiên cứu và thực hiện.
Nội dung 2: Thông qua một số quy định của nhà trường về việc thực
hiện quy chế chuyên môn.
Tôi xây dựng nội quy này trên cơ sở các công văn chỉ đạo của cấp trên
và trên cơ sở thực tế kiểm tra các hoạt động chuyên môn của giáo viên.
Ví dụ các quy định:
1. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn:
Thời gian tuần 2, 4 hàng tháng (Điều lệ trường trung học)
Tiết 1,2: Dự giờ thao giảng hoặc làm chuyên đề.
Tiết 3: Sinh hoạt tổ: Nội dung sinh hoạt tổ:
- Điểm danh: nêu rõ lý do vắng mặt
- Tuần 2: Nhận xét các hoạt động hành chính chuyên môn và các
hoạt động của tổ tới thời điểm đó.
- Tuần 4: Nhận xét đánh giá hoạt động hành chính chuyên môn
và hoạt động chuyên của tổ trong tháng. Phân loại giáo viên theo quy định. Rà
soát, nêu phương pháp cải tiến chất lượng. Triển khai kế hoạch của tháng sau.
Tiết 4: Sinh hoạt nhóm chuyên môn. Nội dung:
- Điểm danh: nêu rõ lý do vắng mặt
- Thổng nhất chương trình.
- Nêu những vấn đề trong qúa trình soạn giảng gặp vướng mắc,
và thống nhất hướng giải quyết.
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
9
- Thống nhất ma trận trong các đề kiểm tra.
- Nội dung kiểm tra giáo án dân chủ hàng tháng.
2. Số giờ dạy:
Ngoài phân công chuyên môn được thể hiện trên thời khoá biểu, giáo
viên còn có nhiệm vụ khác khi nhà trường giao việc có tính chất quy đổi đủ
19 tiết/ tuần.
3. Vấn đề dạy tự chọn theo chủ đề:
Giáo viên dạy chính môn có trách nhiệm tính điểm cuối học kỳ khi giáo
viên tự chọn và chính môn không trùng nhau. Khi vào điểm những môn có
dạy chủ đề tự chọn giáo viên chính môn vào điểm phía bên trái của cột ghi
điểm, điểm chủ đề tự chọn ghi ở bên phải ghi điểm.
4. Hồ sơ:
Ngoài những hồ sơ theo Điều lệ, giáo viên phải có sổ lưu đề kiểm tra,
túi lưu bài kiểm tra của học sinh, Sổ bồi dưỡng chuyên môn heo quy định của
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai
5. Kế hoạch kiểm tra:
Đầu năm học tổ thống nhất lên kế hoạch kiểm tra của từng môn. Các tổ
viên lên kế hoạch đúng theo kế hoạch của tổ.
6. Lên lịch báo giảng:
Hết ngày thứ 6 của tuần trước giáo viên phải ghi đầy đủ kế hoạch giảng
dạy của tuần sau để thứ 7 Ban giám hiệu duyệt kế hoạch. Phải điền đầy đủ
thông tin theo ấn loát. Những ngày nghỉ chung của toàn trường phải ghi rõ
nghỉ lý vì lý do gì. Nếu nghỉ học để cho các hoạt động khác thì ghi rõ hoạt
động đó vào Lịch báo giảng, không được ghi là nghỉ. Cụ thể như ngày 26/3
nhà trường nghỉ học để cắm trại thì ghi là "cắm trại". Khi dạy bù phải báo với
đ/c Phó Hiệu trưởng phụ trách để xếp lịch dạy bù và ghi vào Lịch báo giảng.
Nếu có thay đổi lịch thì ghi ở cột thay đổi tiết dạy, không tẩy xoá và xé Lịch
báo giảng. Kế hoạch dạy trên Lịch báo giảng phải khớp với Sổ ghi đầu bài.
7. Ghi sổ ghi đầu bài
Giáo viên phải có trách nhiệm ghi tiết và tên bài dạy theo phân phối
chương trình lên bảng để học sinh ghi vào Sổ ghi đầu bài. Giáo viên chỉ nhận
xét và ký khi học sinh ghi đủ các nội dung theo quy định. Nhận xét mang tính
sư phạm, tương ứng với điểm đã cho. Giáo viên dạy thay ghi rõ dạy thay đồng
chí nào sau khi ký. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm tổng hợp, chia điểm
giúp lớp trực tuần, nắm bắt tình hình lớp qua sổ ghi đầu bài và nêu ý kiến sau
mỗi tuần. Giáo viên bộ môn có trách nhiệm đọc phần ý kiến của giáo viên chủ
nhiệm để phối hợp giáo dục học sinh.
8. Chế độ con điểm, và cách tính điểm.
Đầu năm học tôi cùng các tổ chuyên môn ra soát xây dựng chế độ cho
điểm từng môn. Sau đó in khổ lớn và niêm yết, công khai tại văn phòng.
CHẾ ĐỘ CON ĐIỂM TỐI THIẾU ÁP DỤNG TỪ
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
10
NĂM HỌC 2012- 2013.
(Thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/101)
Môn Khối
Học kì I Học kì II
KT thường
xuyên
KT định kì
Học kì
KT thường
xuyên
KT định kì
Học kì
M
15p
M
15p
LT TH LT TH LT TH LT TH
Toán
6 1 3 3 1 1 3 3 1
7 1 3 2 1 1 3 3 1
8 1 3 2 1 1 3 2 1
9 1 3 2 1 1 3 3 1
Vật lý
6 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
7 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
8 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
9 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1
Hóa học
8 1 1 1 2 1 1 1 1 2 1
9 1 1 1 2 1 1 1 1 2 1
Sinh
học
6 1 2 1 1 1 2 1 1
7 1 2 1 1 1 2 1 1
8 1 2 1 1 1 2 1 1
9 1 2 1 1 1 2 1 1
Ngữ
văn
6 2 2 5 1 2 2 5 1
7 2 2 5 1 2 2 4 1
8 2 2 5 1 2 2 5 1
9 2 2 6 1 2 2 6 1
Lịch sử
6 1 1 1 1 1 1 1 1
7 1 2 1 1 1 2 1 1
8 1 2 1 1 1 1 1 1
9 1 1 1 1 1 2 1 1
Địa lý
6 1 2 1 1 1 2 1 1
7 1 2 1 1 1 2 1 1
8 1 2 1 1 1 2 1 1
9 1 2 1 1 1 2 1 1
Tiếng
Anh
6 2 2 2 1 2 2 2 1
7 2 2 2 1 2 2 2 1
8 2 2 2 1 2 2 2 1
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
11
9 1 2 2 1 1 2 2 1
Công
nghệ
6 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
7 1 1 1 1 1 1 1 1 1
8 1 1 1 1 1 1 1 1 1
9 1 1 1 1 1 1 1 1
Âm
nhạc
6 1 1 1 1 1 1 1 1
7 1 1 1 1 1 1 1 1
8 1 1 1 1 1 1 1 1
9 1 1 1 1
Mỹ
thuật
6 1 1 1 1 1 1 1 1
7 1 1 1 1 1 1 1 1
8 1 1 1 1 1 1 1 1
9 1 1 1 1
Thể dục
6 1 2 2 1 1 2 3 1
7 1 2 2 1 1 2 3 1
8 1 2 2 1 1 2 3 1
9 1 2 2 1 1 2 3 1
GD
CD
6 1 1 1 1 1 1 1 1
7 1 1 1 1 1 1 1 1
8 1 1 1 1 1 1 1 1
9 1 1 1 1 1 1 1 1
Tin học
6 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
7 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
8 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Chủ đề
TC
6
7 Tùy từng môn học có hướng dẫn cụ thể .
8
9
9. Cách vào điểm
Trước khi vào điểm, đánh giá xếp loại học sinh, giáo viên phải đọc kỹ
các văn bản hướng dẫn.
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
12
Các thông tin về học sinh phải ghi chính xác theo Giấy khai sinh và Sổ
hộ khẩu. Phải tổng hợp số nam, nữ, học sinh thuộc diện chính sách, các
trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt
Việc ghi điểm vào Sổ ghi điểm lớp phải làm cập nhật. Ngày cuối tháng
giáo viên chủ nhiệm phải tổng hợp số học sinh nghỉ học ở các trang theo dõi
chuyên cần của học sinh và ghi các nội dung ấn loát của tháng sau.
Để tránh việc Sổ ghi điểm bị nhoè do yêu cầu lưu trữ nhiều năm yêu
cầu phải ghi điểm bằng bút bi màu đen. Nếu bị sai lấy bút bi đỏ gạch ngang
dùng bút khác màu viết điểm đúng theo kiểu viết số mũ trong toán học.
Khi viết nên viết vào phía bên trái của cột và cỡ chữ vừa phải để nếu có
sai có chỗ để viết, không viết lên cột của môn khác.
Sau khi BGH đối chiếu điểm ở sổ điểm với học bạ của lớp, giáo viên
chủ nhiệm xác nhận số lỗi sai ở cuối mối trang của Sổ điểm lớp.
10. Cách ghi học bạ:
Giáo viên bộ môn vào điểm chính xác điểm tổng kết học kỳ I, học kỳ II
và cả năm theo đúng sổ ghi điểm của lớp. Nếu sai sửa đúng quy chế. Sau khi
sửa xong phải ghi "tôi sửa" và ký tên. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét cần phải
có những nhận xét liên quan đến các mặt học lực và hạnh kiểm của học sinh.
Lời nhận xét phải trong sáng, mang tính sư phạm.
11. Những quy định về sổ lưu đề:
Với các đồng chí dạy nhiều môn, phân sổ lưu đề thành những khu vực
riêng cho từng môn (làm theo kiểu từ điển)
Cần lưu đề theo trình tự thời gian kiểm tra.
Ghi rõ đề kiểm tra ngày, tháng, năm lưu đề; đề kiểm tra 15 phút, 45
phút, 90 phút; đề kiểm tra dành cho lớp nào ( những lớp nào); thực hiện kiểm
tra vào tiết bao nhiêu theo phân phối chương trình và tuần nào theo năm học.
Sau khi trả bài cho học sinh phải tổng hợp kết quả : Giỏi, Khá, TB , Yếu,
Kém theo từng lớp tương ứng với đề ghi dành cho những lớp nào. Ví dụ đề
dành cho lớp 8A, 8B, 8C thì phải tổng hợp kết quả diểm cả ba lớp 8A, 8B,
8C.
12. Quy định về việc lưu bài kiểm tra của học sinh:
Các bài kiểm tra cần lưu của học sinh là các bài kiểm tra 15 phút và các
bài kiểm tra từ một tiết trở lên.
Phải lưu 3 bài kiểm tra/ lớp/ lần kiểm tra.
Ba bài lưu được quy định như sau: 1 bài được điểm cao nhất, 1bài được
điểm thấp nhất, 1bài được nhiều điểm đó nhất ( nếu trùng với hai loại bài trên
vẫn phải lưu). Ví dụ bài được điểm cao nhất là điểm 8 đồng thời điểm 8 là
điểm nhiều nhất thi phải lưu hai bài được 8)
13. Vấn đề bàn giao và tiếp nhận công tác chuyên môn, chủ nhiệm.
- Bàn giao chủ nhiệm
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
13
* Hồ sơ: Giáo viên chủ nhiệm cũ phải bản giao cho giáo viên chủ
nhiệm mới: Sổ chủ nhiệm, giáo án lao động, giáo án sinh hoạt, giáo án hoạt
giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo án hướng nghiệp, giáo án dạy nếp sống văn
minh thanh lịch, Sổ điểm lớp đúng thời điểm bàn giao.
* Về học sinh: Bàn giao về hạnh kiểm, các khoản đóng góp của học
sinh.
- Bàn giao chuyên môn: Giáo viên dạy cũ phải bàn giáo cho giáo viên
mới được tiếp nhận giáo án, tiết dạy đúng thời điểm PPCT mình thôi không
dạy môn đó.
14. Quy định về việc hoàn thành chương trình:
Cuối mỗi học kỳ, giáo viên căn cứ vào phân phối chương trình của môn
mình để xác định việc mình hoàn thành chương trình đối với lớp, môn dạy.
(một số môn có quy định ngoài việc phân bổ số tiết còn có các tiết bổ sung để
phù hợp với lịch học 37 tuần cần thực hiện đúng, các tiết đó được ghi là "tiết
bổ sung"
15. Chế độ báo cáo:
- Phải báo cáo đúng thời gian quy định đề không ảnh hưởng đến người
khác.
- Phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
Nội dung 3:
Tập thể cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường thảo luận, đóng góp ý
kiến, đề ra các biện pháp và giải pháp cùng nhau thực hiện. Nội dung trên
được biểu quyết thông qua trở thành nghị quyết của cơ quan về chuyên môn.
.
2. Xây dựng và công khai kế hoạch kiểm tra các hoạt động chuyên môn:
*Mục đích:
- Sắp xếp công việc theo tiến độ và thời gian, theo sự phân công nhiệm
vụ.
- Phải công khai để mọi thành viên được biết, được bàn bạc, tự giác
thực hiện các yêu cầu mà nội dung kế hoạch đã đề ra.
* Yêu cầu
- Chỉ ra được thời gian kiểm tra, nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra,
người kiểm tra.
*Nội dung:
- Trên cơ sở những quy định được thống nhất trong Hội nghị chuyên
môn đầu năm học, tôi xây dựng kế hoạch kiểm tra các hoạt động chuyên môn.
- Kế hoạch như sau:
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
14
HUYỆN THANH OAI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG
Số: / KHGD
Hồng Dương, ngày 01 tháng 8 năm 2012
KẾ HOẠCH
Kiểm tra các hoạt động dạy và học năm học 2012- 2013
Căn cứ Nhiệm vụ năm học 2012-2013 do Bộ GD-ĐT ban hành;
Căn cứ khung chương trình giáo dục năm học 2012-2013 của Sở GD-ĐT Hà Nội;
Thực hiện nhiệm vụ mà Hiệu trưởng trường THCS Hồng Dương giao, Phó Hiệu
trưởng trường THCS Hồng Dương lập kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy và học của
trường THCS Hồng trong năm học 2012-2013, nội dung như sau:
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, tự kiểm tra trong nhà trường nhằm thực hiện tốt
kế hoạch năm học 2012 - 2013.
- Kiểm tra nhằm phát hiện những thiếu sót trong hoạt động dạy học để uốn nắn,
sửa chưa kịp thời đảm bảo mọi hoạt động dạy học của nhà trường đúng Quy chế.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra là một động lực quan trọng góp phần nâng cao
chất lưọng dạy và học của nhà trường.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Kiểm tra các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn
Đối tượng Hình thức Thời gian, số lần Người thực
hiện
Sổ sinh hoạt tổ
nhóm CM
Định kỳ Tháng 11, Kết thúc KHI
Tháng 3, Kết thúc năm học
BGH
Công tác lưu
trữ hồ sơ
Định kỳ Cuối HKI, cuối năm học BGH
2. Kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên
Đối tượng Hình thức Thời gian, số lần Người thực hiện
Hồ sơ
Định kỳ Tháng 11, Kết thúc KHI
Tháng 3, Kết thúc năm học
TTCM, Thanh
tra ND, BGH
Đột xuất 2 đợt/ học kỳ, đảm bảo mỗi giáo
viên được kiểm tra 2lần/ năm học.
BGH+ TTND
Kiểm tra
dân chủ
Mỗi tháng một lần Các thành viên
trong nhóm
Giờ dạy Báo trước Mỗi đ/c GV được kiểm tra 2lần / BGH, TTCM
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
15
năm
Đột xuất Mỗi đ/c GV được kiểm tra 2lần /
năm
BGH, TTCM
Chấm bài Túi lưu
bài đã kiểm tra
HS
Định kỳ Tháng 11, Kết thúc KHI
Tháng 3, Kết thúc năm học
BGH, TTCM
Đột xuất Thông qua kiểm tra túi bài của học
sinh
BGH
Sử dụng TB Đột xuất Mỗi đ/c GV được kiểm tra 2lần /
năm
BGH
Chất lượng giảng
dạy
Định kỳ Giữa HKI, Cuối HKI, giữa HKII,
cuối năm
BGH, TTCM.
GV
Vào điểm Sổ ghi
điểm học sinh
Định kỳ Mỗi tháng một lần Đ/c Chính
Vào điểm, học bạ,
phân mềm QLHS
Định kỳ Cuối mỗi học kỳ Đ/c Chính
Ghi Sổ báo giảng Thường
xuyên
Mỗi thuần 1 lần Đ/c Chính
Sổ ghi đầu bài Thường
xuyên
Mỗi tuần 1 lần Đ/c Chính
Việc thực hiện
chương trình
Định kỳ Giữa HKI, Cuối HKI, giữa HKII,
cuối năm
Đ/c Chính,
TTCM
3. Kiểm tra hoạt động học
Đối tượng Hình thức Thời gian, số lần Người thực hiện
SGK, VBT, Đồ
dùng học tập
Định kỳ Đầu năm học và đầu học kỳ II GVCN, TPT
Chất lượng Định kỳ Các môn Toán, Văn, Anh. Lý: Đầu
năm học, giữa HKI, cuối HKI, giữa
HKII, cuối năm.Các môn còn lại :
Cuối mỗi học kỳ
BGH, TTCM.
GV
Người lập Kế hoạch HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Chính Nguyễn Khắc Thành
II. Biện pháp 2: Tiến hành kiểm tra
1. Kiểm tra việc ghi Lịch báo giảng:
Mẫu:
KẾT QUẢ KIỂM TRA VIỆC GHI LỊCH BÁO GIẢNG
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
16
Tháng (gồm các tuần )
STT Họ và tên Nhận xét Xếp loại Ghi chú
Tổ : KHTN
1 Nguyễn Xuân Học
2 Đỗ Thị Nhung
Tổ KHXH
1 Nguyễn Khắc Thành
2 Nguyễn Thị Chính
Đã thông qua họp HĐSP KT HIỆU TRƯỞNG
Ngày tháng năm PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Thư ký HĐ
Đỗ Thị Nhung Nguyễn Thị Chính
- Lập 10 trang (đủ số lượng giáo viên) tương ứng với 10 tháng học của
năm học: tháng 8, 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4, 5.
- Sau danh sách tên giáo viên mỗi tổ nên để thêm một số dòng để có thể
ghi thêm những giáo viên được phân công phân công tác sau.
- Đóng quyển. Đặt tên: Sổ kiểm tra Lịch báo giảng. Năm học
Nội dung kiểm tra.
Thực hiện theo đúng kế hoạch cứ sáng thứ 7 hàng tuần, tôi kiểm tra
việc lên Sổ báo giảng. Giáo viên phải ghi đủ theo ấn loát, đủ tiết dạy theo thời
khoá biểu và các lịch khác của nhà trường. Ngoài ra giáo viên dạy chậm
chương trình phải báo để tôi xếp lịch dạy bù. Lịch dạy bù được báo trên Lịch
báo giảng và chỉ hợp pháp khi được duyệt dạy bù vào tiết thứ chiều (sáng).
Sau khi kiểm tra, tôi ghi tỷ mỷ chính xác vào ô "nhận xét" đúng với
thực tế kiểm tra. Qua kiểm tra, tôi đánh giá được từng cá nhân thực hiện tốt,
từng cá nhân chưa thực hiện tốt. Từ đó, tôi phát hiện những sai lệch trong việc
lên kế hoạch giảng dạy, tìm ra được biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng
công việc.
Ví dụ: Khi kiểm tra tháng Lịch báo giảng của đ/c Giang, tôi thấy đ/c
chứa lên đủ số tiết theo phân công chuyên môn, tôi ghi chính xác “Chưa lên
lịch tiết 2, thứ 5, môn Giáo dục lớp 9C”. Khi kiểm tra Sổ báo giảng của đ/c
Tuấn, tôi thấy khi lịch của nhà trường thay đổi, đ/c tẩy, xoá để điều chỉnh lại
cho phù hợp. Tôi ghi lại nội dung trên.
2. Kiểm tra việc ghi Sổ ghi đầu bài
Mẫu: KẾT QUẢ KIỂM TRA VIỆC GHI SỔ GHI ĐẦU BÀI
Tháng ( bao gồm các tuần )
.
STT Họ và tên Nhận xét Xếp loại Ghi chú
Tổ : KHTN
1 Nguyễn Xuân Học
2 Đỗ Thị Nhung
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
17
Tổ KHXH
1 Nguyễn Khắc Thành
2 Nguyễn Thị Chính
Đã thông qua họp HĐSP KT HIỆU TRƯỞNG
Ngày tháng năm PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Thư ký HĐ
Đỗ Thị Nhung Nguyễn Thị Chính
- Lập 10 trang (đủ số lượng giáo viên) tương ứng với 10 tháng học của
năm học: tháng 8, 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4, 5.
- Sau danh sách tên giáo viên mỗi tổ nên để thêm một số dòng để có thể
ghi thêm những giáo viên được phân công công tác sau.
- Đóng quyển. Đặt tên: Sổ kiểm tra việc Sổ ghi đầu bài. Năm học
* Nội dung kiểm tra:
- Theo kế hoạch, cứ chiều thứ 7 hàng tuần, tôi tiến hành kiểm tra việc
ghi sổ ghi đầu bài. Kiểm tra việc ghi của học sinh, việc cho điểm, nhận xét
của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.Sau khi kiểm tra, tôi ghi tỷ mỷ
chính xác vào ô "nhận xét" đúng với thực tế kiểm tra.
Qua kiểm tra, tôi đánh giá được cá nhân từng đ/c giáo viên nào thực
hiện tốt và chưa thực hiện tốt, đánh giá được ý thức của từng lớp trong qua
trình bảo quản sổ ghi đầu bài trên lớp. Từ việc kiểm tra, tôi phát hiện được
những sai lệch trong việc sử dụng, bảo quản sổ ghi đầu bài, có biện pháp cải
tiến để nâng cao chất lượng công việc.
Cụ thế khi kiểm tra Sổ ghi đầu bài của lớp 8A, tối thấy giáo viên dạy
Sử ghi nhận xét và cho điểm bằng mực đỏ. Khi kiểm tra Sổ ghi đầu bài của
lớp 6C, tôi thấy cột ghi tên bài dạy của học sinh có sử dụng bút xoá. Hay đ/c
Quỳnh quên chưa ký sau khi dạy xong tiết Toán lớp 6C. Nội dung trên đều
được ghi tỷ mỷ, chính xác vào ô nhận xét.
3. Kiểm tra việc vào điểm ở sổ điểm lớp.
Mẫu:
KẾT QUẢ KIỂM TRA VIỆC GHI ĐIỂM Ở SỔ GHI TÊN GHI ĐIỂM
Tháng (gồm các tuần )
STT Họ và tên Nhận xét Xếp loại Ghi chú
Tổ : KHTN
1 Nguyễn Xuân Học
2 Đỗ Thị Nhung
3 Nguyễn Thị Hoa
4 Lê Thanh Lụa
5 Nguyễn Việt Hồ
Tổ KHXH
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
18
1 Nguyễn Khắc Thành
2 Nguyễn Thị Chính
3 Lương Thị Huệ
4 Ngô Thị Hồng
5 Đỗ Thị Thuý
Đã thông qua họp HĐSP KT HIỆU TRƯỞNG
Ngày tháng năm PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Thư ký HĐ
Đỗ Thị Nhung Nguyễn Thị Chính
- Lập 10 trang (đủ số lượng giáo viên) tương ứng với 10 tháng học của
năm học: tháng 8, 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4, 5.
- Sau danh sách tên giáo viên mỗi tổ nên để thêm một số dòng để có thể
ghi thêm những giáo viên được phân công công tác sau.
- Đóng quyển. Đặt tên: Sổ kiểm tra việc ghi điểm ở Sổ ghi tên ghi
điểm. Năm học
*Nội dung kiểm tra:
Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra ngày cối cùng của tháng, tôi tiến hành
kiểm tra Sổ ghi tên ghi điểm của các lớp. Tôi kiểm tra việc tổng kết số ngày
nghỉ có phép, không phép của học sinh của giáo viên chủ nhiệm. Kiểm tra
việc vào điểm của giáo viên trong phần ghi điểm theo kế hoạch đã thống nhất
ở tổ, nhóm chuyên môn. Từ đó tôi phát hiện được từng cá nhân thực hiện tốt
hay chưa tốt so với kế hoạch đề ra; từng giáo viên thực hiện tốt hay chưa tốt
quy chế ghi điểm vào sổ ghi tến ghi điểm.
Ví dụ khi kiểm tra sổ ghi điểm của lớp 6B, tôi thấy môn lịch sử em
Lâm đã chuyển trường mà vẫn có điểm; môn tự chọn Toán 9D, đ/c Trung sủa
1 con điểm chưa đúng; Đ/c Thành chưa vào điểm đúng kế hoạch môn Toán
lớp 8C; đ/c Thuỷ (dạy tiếng Anh), khi vào điểm viết số 0 và số 6, đ/c Hồng
viết số 1 và số 7chưa rõ ràng. Tôi ghi chính xác vào ô nhận xét của từng
người.
4. Kiểm tra hồ sơ.
a. Biểu kiểm tra hồ sơ đột xuất.
Mẫu:
THEO DÕI VÀ KẾT QUẢ KIỂM TRA GIÁO ÁN ĐỘT XUẤT NĂM HỌC
Ngày kiểm tra
STT Họ và tên Giáo án
Tiết
soạn
Tiết
LBG
Nhận xét
Xếp
loại
GV
ký
Ghi
chú
Tổ : KHTN
1 Nguyễn Xuân Học
2 Đỗ Thị Nhung
3 Nguyễn Thị Hoa
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
19
4 Lê Thanh Lụa
5 Nguyễn Việt Hồ
Tổ KHXH
1 Nguyễn Khắc Thành
2 Nguyễn Thị Chính
3 Lương Thị Huệ
4 Ngô Thị Hồng
5 Đỗ Thị Thuý
- Lập danh sách đủ số lượng giáo viên. Sau danh sách tên giáo viên
mỗi tổ nên để thêm một số dòng để có thể ghi thêm những giáo viên được
phân công công tác sau.
- Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra đột xuất, lập số trang cho đủ các lần
kiểm tra.
- Kiểm tra đột xuất: đối chiếu giáo án và Sổ báo giảng để kiểm tra việc
chuẩn bị bài trước khi lên lớp của giáo viên.
- Mỗi lần kiểm tra, tôi ghi chính xác các nội dung. Từ biểu kiểm tra
này, tôi biết được ai đã được kiểm tra, ai chưa được kiểm tra, số lần kiểm tra
của từng người đạt hay chưa đạt, vượt với kế hoạch.
b. Kiểm tra Hồ sơ định kỳ
Mẫu:
KẾT QUẢ KIỂM TRA HỒ SƠ ĐỊNH KỲ NĂM HỌC
Ngày kiểm tra
STT Họ và tên
Tên
hồ sơ
Nội
dung
Hình
thức
Nhận
xét
Điểm
Điểm
TB
các hồ
sơ
XL
Tổ : KHTN
1 Nguyễn Xuân Học
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
20
2 Đỗ Thị Nhung
3 Nguyễn Thị Hoa
Tổ trưởng tổ KHTN TTTổ KHXH KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Chinh Nguyễn Khắc Hùng Nguyễn Thị Chính
- Lập danh sách đủ số lượng giáo viên. Sau danh sách tên giáo viên mỗi
tổ nên để thêm một số dòng để có thể ghi thêm những giáo viên được phân
công công tác sau.
- Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra để tạo các trang đủ cho số lần kiểm tra
- Đóng thành quyển. Đặt tên: Sổ kiểm tra hồ sơ. Năm học
Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra định kỳ: tổng kiểm tra toàn bộ hồ sơ theo điều lệ và theo quy
định của PGD và của nhà trường.
5. Kiểm tra giờ dạy:
a. Kiểm tra giờ dạy thường xuyên.
Mẫu:
KẾT QUẢ KIỂM TRA GIỜ DẠY THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2012 - 2013
STT Họ và tên Thứ Tiết
Ngày/
tháng
Môn
Lớp
Điểm XL
Người
dự
Ghi
chú
Tổ : KHTN
1 Nguyễn Xuân Học
2 Đỗ Thị Nhung
3 Nguyễn Thị Hoa
4 Lê Thanh Lụa
5 Nguyễn Việt Hồ
….
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
21
Tổ KHXH
1 Nguyễn Khắc Thành
2 Nguyễn Thị Chính
3 Lương Thị Huệ
4 Ngô Thị Hồng
5 Đỗ Thị Thuý
NGƯỜI LẬP BIỂU
Nguyễn Thị Chính
- Lập danh sách đủ số lượng giáo viên. Sau danh sách tên giáo viên
mỗi tổ nên để thêm một số dòng để có thể ghi thêm những giáo viên được
phân công công tác sau.
- Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra thường xuyên, lập số trang cho đủ các
lần kiểm tra.
- Ngày dạy, môn dạy, kết quả giờ dạy, người dự được ghi chính xác tỉ
mỷ để có số liệu, biết được đ/c giáo viên nào đã được dự giờ thường xuyên,
đ/c nào chưa được dự, chưa đạt, đạt, vượt kế hoạch.
b. Kiểm tra giờ dạy đột xuất
Mẫu:
KẾT QUẢ KIỂM TRA GIỜ DẠY ĐỘT XUẤT NĂM HỌC 2012 – 2013
STT Họ và tên Thứ Tiết
Ngày/
tháng
Môn
Lớp
Điểm XL
Người
dự
Ghi
chú
Tổ : KHTN
1 Nguyễn Xuân Học
2 Đỗ Thị Nhung
3 Nguyễn Thị Hoa
4 Lê Thanh Lụa
5 Nguyễn Việt Hồ
….
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
22
Tổ KHXH
1 Nguyễn Khắc Thành
2 Nguyễn Thị Chính
3 Lương Thị Huệ
4 Ngô Thị Hồng
5 Đỗ Thị Thuý
NGƯỜI LẬP BIỂU
Nguyễn Thị Chính
- Lập danh sách đủ số lượng giáo viên. Sau danh sách tên giáo viên
mỗi tổ nên để thêm một số dòng để có thể ghi thêm những giáo viên được
phân công công tác sau.
- Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra đột xuất, lập số trang cho đủ các lần
kiểm tra.
- Ngày dạy, môn dạy, kết quả giờ dạy, người dự được ghi chính xá tỉ
mỷ đề có số liệu, biết được đ/c giáo viên nào đã được dự giờ thường xuyên,
đ/c nào chưa được dự, chưa đạt, đạt, vượt kế hoạch.
c.Biểu theo dõi kết quả thao giảng.
Mẫu:
KẾT QUẢ THAO GIẢNG ĐỢT NĂM HỌC 2012 - 2013
STT Họ và tên
Ngày
dạy
Môn
- lớp
Tiết
theo
PPCT
Điểm XL
Chất
lượng
HS
CNTT
Ghi
chú
Tổ : KHTN
1 Nguyễn Xuân Học
2 Đỗ Thị Nhung
3 Nguyễn Thị Hoa
4 Lê Thanh Lụa
5 Nguyễn Việt Hồ
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
23
Tổ KHXH
1 Nguyễn Khắc Thành
2 Nguyễn Thị Chính
3 Lương Thị Huệ
4 Ngô Thị Hồng
5 Đỗ Thị Thuý
…
NGƯỜI LẬP BIỂU
Nguyễn Thị Chính
- Lập danh sách đủ số lượng giáo viên. Sau danh sách tên giáo viên mỗi
tổ nên để thêm một số dòng để có thể ghi thêm những giáo viên được phân
công công tác sau.
- Căn cứ vào kế hoạch thao giảng để tạo các trang đủ
- Dự giờ thao giảng.
Về hình thức, đây không phải là kiểm tra giờ dạy nhưng thực chất là
việc kiểm tra giờ dạy trong đó cùng một lúc nhiều người kiểm tra nhất. Bởi
mỗi giờ dạy thao giảng cả tổ chuyên môn cùng dự, cả tổ chuyên môn tham gia
đánh giá, xếp loại. Giáo viên có cơ hội tự trau dồi kiến thức để nâng cao trình
độ chuyên nghiệp vụ của bản thân.
6. Kiểm tra việc thực hiện chương trình.
a. Biểu kiểm tra việc thực hiện chương trình.
Mẫu:
KẾT QUẢ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
NĂM HỌC…………
STT Họ và tên
Ngày
dạy
Môn
- lớp
Tiết
báo
trên
LBG
Tiết
thực
dạy
trên lớp
Nhận xét XL GV ký
Tổ : KHTN
1 Nguyễn Xuân Học
2 Đỗ Thị Nhung
3 Nguyễn Thị Hoa
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
24
4 Lê Thanh Lụa
5 Nguyễn Việt Hồ
…
Tổ KHXH
1 Nguyễn Khắc Thành
2 Nguyễn Thị Chính
3 Lương Thị Huệ
4 Ngô Thị Hồng
5 Đỗ Thị Thuý
NGƯỜI LẬP BIỂU
Nguyễn Thị Chính
- Lập danh sách đủ số lượng giáo viên. Sau danh sách tên giáo viên
mỗi tổ nên để thêm một số dòng để có thể ghi thêm những giáo viên được
phân công công tác sau.
- Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra lập số trang cho đủ các lần kiểm tra.
- Nội dung theo mẫu được ghi chính xác. Đặc biệt sau kiểm tra yêu cầu
giáo viên ký.
b. Kiểm tra việc hoàn chương trình.
Mẫu:
KẾT QUẢ KIỂM TRA VIỆC HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ…
NĂM HỌC
STT Họ và tên Môn Lớp
Tiết
báo
giảng
Tiết
trên
GA
Tiết
trên
Sổ
ghi
đầu
bài
Tiết
phải
hoàn
thành
KL
Tổ : KHTN
1 Nguyễn Xuân Học
Sáng kiến kinh nghiệm – Nguyễn Thị Chính – THCS Hồng Dương
25