Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

các bài thơ nhân ngày 20/11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.54 KB, 16 trang )

Lời Ru Của Thầy
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình.

Hoµng ThÞnh - Sưu tầm


"MỘT VỚI MỘT "
"Một với một là hai "
Cái thuở nào cô dạy em đếm trên từng ngón
nhỏ
Để giờ đây thời gian như cơn gió
Nhẹ nhàng qua Tất cả xa rồi
Tuổi thơ êm đềm trong tiếng à ơi
Cánh võng chao theo tóc bà bạc trắng
Đôi mắt mẹ ánh niềm vui thầm lặng
Con đi học về còn chút nắng trên vai
Cả những kỷ niệm buồn cũng không thể nào
phai
Em đếm "một, hai" cất vào ký ức
Không tìm thấy cô qua từng dòng mực
Nhắm mắt đếm thầm cô về lại trên tay
(HT- st)
Gửi Cô
Nếu ngày mai e sẽ chẳng làm thơ
Và sẽ viết những câu văn rất vội
Dù e biết lúc ấy mình có lỗi
Vs những gì đã có của hôm nay
Những ngày cuối cùng của tuổi thơ ngây
Lũ học trò vẫn hồn nhiên tinh nghịck
ĐẦy niềm tin và ước mơ thể hiện
Luôn nhớ tới lời cô: "tin ở tương lai"
Như cây non khao khát ánh mặt trời
Mà dễ gãy trước những cơn gió sớm
Chúng em mãi ngây ngô,biết bao giừo đủ
Cô trăn trở từng đứa mai sau
Nhưng từ ngày hôm nay khi cuộc sống mới bắt

đầu
Với chân trời hồng ước mơ vẫy gọi
Chúng e là diều xanh luôn khát khao trời rộng
cô neo đậu cánh diều vào dây chắc tin yêu
Mãi mãi trong tim e ấp ủ bao điều
Có thể ngày mai e sẽ chẳg làm thơ
Và sẽ viết những câu văn rất vội
Nhưg e sẽ ko bao h,ko bao h quên nổi
Những thág ngày tươi đẹp của hôm nay
Nghĩ Về Thầy
Con đứng nhìn dòng sông trôi êm
Nắng rớt xuống hoàng hôn trên mặt nước
Xa xa, bóng một con đò giữa dòng nước ngược
Thấp thoáng chao nghiêng
Khiến con chạnh nhớ về Người
Và câu chuyện năm xưa
Chuyện một con đò dầm dãi nắng mưa
Lặng lẽ chở từng dòng người xuôi ngược
Khách sang sông tiếp hành trình phía trước
Có ai nhớ chăng hình ảnh con đò?
Câu chuyện năm xưa nhưng mãi đến bây giờ
Con muốn hiểu, thầy ơi - người đưa đò vĩ đại
Con đến với cuộc đời từ sự hy sinh thầm lặng
ấy
1
Trên chuyến đò của thầy chở nặng yêu
thương.
THẦY
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng

Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu
LỜI CỦA THẦY

Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thủa học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới
Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ
Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá
Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã
Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên

Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ
Khi thầy về nghỉ hưu
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.
Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.
Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?
Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!
Không đề
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi !
Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người .
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
2. Người lái đò
-Thảo Nguyên
Một đời người - một dòng sông
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
"Muốn qua sông phải lụy đò"
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa
Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc - mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông
2
3. Khi thầy về nghỉ hưu
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"

Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.
Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.
Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?
Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!
__________________
Thầy Cô
Thầy chính là những vì sao thắp sáng
Là đèn đường soi rạng lối em đi
Còn Cô là người mẹ hiền phú quí
Mà trời dành để dậy dỗ chúng em
Mỗi năm chỉ có một lần
Hai mươi, mười một, ngày dành Thầy - Cô
Học trò bao nét điểm tô
Khăn tơ, áo lụa, kéo vô chúc mừng
Trời thu nắng đẹp tưng bừng
Đứa thì hoa huệ, đứa thì cúc xinh
Tung tăng biểu lộ ân tình
Bao ngày mệt nhọc Thầy - Cô dỗ dành
Bây giờ vài phút mỏng manh
Chúng em họp lại, kính Cô, kính Thầy
Ngày vui nhà giáo sum vầy

Mong thầy - cô khỏe, trồng người tiếp sau
(Sưu tầm)
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
…………………………
Trời Sao
Bầu trời ngàn sao lấp lánh
Lung linh ước vọng học trò
Mái trường long lanh mắt sáng
Ngời ngời ước vọng thầy cô

Trường ơi, là dòng sông mát
Giọt trong kiến thức loài người
Cho em tắm trong sự thật
Lớn dần nhân nghĩa - tinh khôi.
Trường ơi, mái nhà em đấy
Tuổi thơ gởi mãi nơi này
Bảng đen nở dòng chữ trắng
Tay thầy vẫy ước mơ bay.
Thầy chưa từng dang tay đánh
Búp hoa còn giấu trong cành
Tuổi thơ cần nhiều cá tính
Cho đời đủ sắc tươi xanh
Cô ơi dang đôi tay rộng
Ôm em siết chặt vào lòng
Để đôi mắt em ngấn lệ
Long lanh hạt ngọc tình thương
Cô ơi ngọt ngào giọng nói
Bây giờ đời thiếu tiếng ru
Tình thương chảy trên trang giấy
Vào đời rửa sạch nỗi đau
Thầy cô cùng nhau thắp sáng
Niềm tin trong mắt học trò
Ngàn sao giữa trời ước vọng
Sáng ngời ánh mắt nên thơ.
3
Lời Mở Đầu
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng Từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường
chúng ta đã được thầy cô dạy dỗ những điều đó, những bài học đạo đức đầu tiên đã giúp chúng ta
nên người như hôm nay.
Là một người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống tôn sư trọng đạo mà ông cha

ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Không thầy đố mày làm nên Chính thầy cô đã chắp cánh cho
những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và
giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Thế nhưng sau khi ra đời có mấy ai còn nhớ về
thầy cô giáo cũ của mình ? Có ai lần tìm về lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy sinh
tâm huyết giúp chúng ta thành người hữu ích ? Ngày 20 - 11 hàng năm, ngày lễ và cũng là ngày
vui của các thầy cô giáo, ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến những người cha người mẹ thứ
hai đã dạy dỗ chúng ta nên người.
Nhân ngày 20 - 11 Trang Mực Tím xin gởi đến các bạn những bài thơ văn về thầy cô giáo để
chúng ta cùng chia sẻ niềm vui và bày tỏ lòng biết ơn với các thầy cô của mình trong ngày vui này,
đồng thời cũng để nhắc nhở rằng : Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.
Thay Cho Lời Mở Đầu
"Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc
thầy " Với những năm tháng thầy cô đã không ngại khó khăn, thì giờ, và sức khỏe để nuôi nấng, dạy dỗ
chúng em nên người . Tóc của thầy cô cũng hòa theo năm tháng, để đến một ngày chợt giật mình cứ ngỡ
những bụi phấn đã vô tình phủ trên ấy, hay thời gian đã vô tình thế ? Ngày xưa, thầy cô đã biến mình
thành những nhân vật trong truyện cổ tích thiệt là thơ mộng, có quả thị thơm cô Tấm ngoan hiền, với chú
bé có đôi hài bảy dặm, hoàng tử đi tìm công chúa Ôi! những ngày xưa ấy chắc hẳn các bạn không ai có
thể quên được, phải không? Rồi chúng em lớn dần theo năm tháng, qua những dòng thơ quê hương ngọt
ngào, chất phát của cô . Qua những bài đạo đức làm người của thầy, với những năm tháng bên thầy cô,
chúng em đã nên người hữu dụng cho đất nước, nhưng chưa kịp ở bên thầy cô để được dạy dỗ, và đáp đền
công ơn cao như trời biển, thì chúng em đã phải mỗi người một hướng, một phương trời khác nhau, như
đàn chim non chưa đủ lông cánh để bay ra một thế giới với nhiều cạm bẫy rình rập. Nhưng thời gian có
thể làm cho con người ta biết tự lập và trưởng thành nhiều hơn, và với hành trang của những năm tháng
được nuôi dưỡng bằng tình thầy trò, chúng em không bao giờ quên ơn thầy cô .
Nhân ngày lễ nhà giáo Việt Nam lại về trên quê hương dấu yêu, chúng em dâng lên thầy cô những
nén hương lòng, với tất cả lòng tri ân và sự tạ lỗi do một lần nào đó đã vô tình làm thầy cô buồn. Dù ở
phương trời nào đi nữa, chúng em hứa sẽ luôn cố gắng làm một người hữu ích cho xã hội, để thầy cô và cả
những người Việt sẽ không hổ danh là con rồng cháu tiên, phải không các bạn !
CHÚT KỶ NIỆM VỀ THẦY
Kỷ niệm, cũng giống như những phím đàn - khi chạm tay vào, âm thanh sẽ ngân lên, nhưng không

phải lúc nào cũng tuyệt vời, mà có cái hay, cái dở, cái muốn nhớ, cái lại thích xóa đi.
* * *
Cô nhỏ nhướn mày lên, nhìn xuống đồng hồ đeo tay, rồi dõi mắt ra ngoài cửa lớp. Nơi dãy hành
lang dài đang im ắng, chờ đợi, lắng nghe tiếng giày gõ nhịp để thầm đoán: thầy hay cô ? Giờ Toán của lớp
9P1 hôm nay thay đổi giáo viên. Cô giáo cũ nghỉ hộ sản. Thầy giám thị thông báo sẽ có giáo viên mới đến
4
thay. Mười lăm phút trôi qua nhanh chóng trong sự sốt ruột của học trò. Phía cuối lớp có ai nghịch ngợm
ngân nga: "Mười lăm phút đồng hồ, buồn nhớ Toán thấy mồ, buồn như con cá rô đang trôi vào tô "
- Nghiêm!
Giọng trưởng lớp vang to, khá oai (nhờ to con). Thầy giám thị xuất hiện. Một trăm con mắt học
trò đen láy đổ dồn về phía cửa . Thấp thoáng phiá sau thầy là một bóng dáng lạ, chắc "ông" thầy Toán mới
?!!. Ô, nhưng sao mà giống học trò quá đỗi!!! Thầy giám thị cười khá tươi:
- Xin giới thiệu với các em, đây là thầy T. sẽ phụ trách môn Toán lớp 9 thay cho cô N
Một tràng pháo tay ngưỡng mộ (?) vang lên như mưa rào tháng sáu . Thầy T mĩm cười gật nhẹ đầu "chào
các em thân mến!". Ôi chao, hai má thầy sao mà đỏ như màu xác pháo, cặp kính cận suýt chút nữa rơi
khỏi sóng mũi . Chắc vì cảm động trước "thịnh tình" của lũ học trò cỡ hoa khôi đến hai phần ba lớp,
dành cho!
Trước khi trở về văn phòng, thầy Giám thị còn "ân cần dặn dò".
- Các em phải học cho ngoan. Nhớ là không được phá thầy!
Ôi! Lời "đe nẹt" ấy không phải là không có duyên cớ. Bởi vì, con gái 9P1 có truyền thống mấy mùa tuy
thông minh, học giỏi, đẹp người, tốt hạnh kiểm nhưng chuyên nghịch ngợm cũng đứng vào hàng quái
chiêu! Thầy cô thương cũng lắm, mà dở khóc, dở cười cũng nhiều . Không biết trước khi vào lớp, thầy T.
đã "nghiên cứu lý lịch" học trò chưa mà ngó bộ thầy "bình tĩnh rồi run" thấy rõ.
Sau màn tự giới thiệu rất "dễ sương" - Sinh viên năm cuối Đại Học Khoa học tự nhiên (bằng cái giọng mà
phong thái điệu đà như con gái). Thầy vui vẻ đòi kiểm tra bài cũ. Năm mươi cái miệng than trời càng
lúc vẫn không làm thay đổi được quyết định "sắt đá" của thầy . Thầy cầm quyển sổ điểm dò tên (sao thầy
không chịu nhìn vào sơ đồ lớp nhỉ ?!) rất lâu, hai bàn tay run run (chắc do bị học trò "chiếu tướng" khá
kỹ). Khi cây viết đỏ hạ xuống gần giữa sổ, một cái tên được xướng lên:
- Trần Thị L.N.
Cả lớp im phăng phắc theo từng bước đi "dịu dàng" của N., để rồi sau đó hai phút, bổng nổ ra 1 trận cười

bom dội - N là một cô gái có dáng dấp "oai phong" của một vận động viên bóng rỗ. Cao 1m65, học trễ hai
năm nên rất đáng mặt đàn chị so với cả lớp: Trong khi thầy T. ốm nhom, chiều cao chỉ khoảng 1m60 hay
1m62 gì đó (cộng luôn bề dày đế của đôi giày da mũi nhọn rộng quá khổ chân). Một sự tương phản khá
hài hước. Thầy T điếng người, mặt đỏ như người say nắng biển, vội vã hỏi dăm ba câu lấy lệ rồi "mời" N
về chổ. Quyển sổ điểm được gấp lại vội vàng và bài học mới bắt đầu cũng rất nhanh chóng
Cái sự khởi đầu nan ấy rồi cũng qua rồi mọi chuyện cũng biến thành kỷ niệm. Mà kỷ niệm lại bắt đầu từ
sự nhiệt tình khá ngây ngô của cả thầy lẫn trò, lúc hai bên biết "hợp đồng tác chiến".
Còn nhớ 1 lần, thầy T có hứa sẽ dựng mô hình cho một bài toán hình học không gian khó nuốt, để học trò
dễ hình dung hơn là nhìn vào hình vẽ. Vậy mà, hai lần, ba lượt thầy cứ quên. Lúc thì thầy bận học
(?!), lúc lại bận soạn bài cho môn dạy, lúc làm xong rồi nhưng để quên ở Sài Gòn ?!!! Lần cuối cùng,
thầy nhớ đem theo, mà xe đò đông quá, thiên hạ chen nhau làm hỏng mất mô hình của thầy ?!! Học trò
đâu chịu tin! Học trò đòi thầy dựng mô hình ngay tại lớp. Thầy bối rối "huy động" thước kẻ với số lượng
tối đa, "chấm" các em bé bỏng ở hai dãy bàn đầu (trong đó có cô nhỏ dễ thương) lên giúp thầy dựng mô
hình (?). Trời đất! Năm bảy mái tóc thề, hơn một chục bàn tay nho nhỏ, cộng thêm thầy đứng vây quanh
chiếc bàn giáo sư thì còn ai nhìn thấy được gì! Vậy là thầy cho học trò xếp hàng một, theo từng dãy
bàn có trong lớp, từ từ tiến về phía "mô hình sinh động" tham gia theo kiểu "cưỡi trực thăng xem hoa".
Vậy mà vui ghê gớm, vậy mà rất hoà bình. Cả thầy lẫn trò không ai thấy được nét ngây ngô, khờ khạo
trong hành động của mình, mà còn xem như đó là 1 "kỳ tích" của thứ chỉ số IQ thuộc vào loại thông
minh ?!!
Rồi cũng có lần, thầy nổi giận hét to như "Trương Phi" chỉ vì chút nghịch ngợm đi quá đà của lũ học trò
thơ dại . Khiến học trò rơm rớm nước mắt tủi hờn. Còn thầy bất chợt dịu xuống như giọt nắng cuối thu
5
để hỏi một câu thật dễ "Ký kết hiệp ước hoà bình":
- Ôi, sao bỗng dưng các em ngoan quá vậy ?
* * *
Vâng, thầy T. là vậy đó - người không biết giận lâu, người rất dễ quên hờn, dễ nhập cuộc với áo trắng ngu
ngơ . Thầy như một chiếc lá, tình vờ rơi xuống mặt nước hồ đang dao động của tuổi học trò, góp thêm một
con sóng giao thoa nhỏ bé, rồi lại theo gió bay đi Thầy dạy chưa hay . Học trò biết vậy, nhưng học trò
không chê, mà mặc nhiên chấp nhận như một thứ kỷ niệm, xếp bên cạnh những tầng lớp kỷ niệm phải có
trong tuổi ngây thơ . Bởi thầy T. rất hẳn nhiệt tình (dẫu thầy càng nhiệt tình giảng giải, học trò càng

nhiệt tình ngơ ngác!). Bởi đối với thầy T., tất cả những gương mặt trong sáng ngồi bên dãy bàn học bằng
gỗ dưới kia, đều được thầy xếp đồng đẳng bằng một cái "mác" học trò đơn giản. Chúng như một quần thể
tập hợp từ những cá thể lạ lẫm mà thầy đang có nhu cầu khám phá và ghi nhớ. Nhu cầu hòa nhập để vô tư
yêu mến, bỏ qua những cái mà thiên hạ âu yếm gọi là danh vị, tiền tài của mẹ cha chúng bên ngoài xã
hội
Nếu có ai bảo học trò 9P1 ngày ấy - Hãy chọn ra một nhân vật kỳ lạ nhất trường. Cô nhỏ năm xưa tin
cha*'c, cả lớp sẽ đồng lòng bỏ phiếu cho thầy - Thầy T.
* * *
Ai bảo học trò ngày xưa khác với ngày nay ? Đâu có, khá giống nhau đấy chứ (khi nhìn theo một khía
cạnh muốn nhìn!). Họ cũng thích cóp nhặt kỷ niệm, hình thành từ những mãnh pha lê rơi rớt (dẫu không
tròn trịa) trong suốt khoảng đời còn làm "Cái thứ ba danh tiếng"!
SANG
Hôm nay, ngày sinh nhật của áo dài . Mày râu hùng hồn tuyên bố :
- Để tạo bất ngờ cho bạn, mình sẽ dẫn bạn tới cửa hàng và tặng một món gì mà bạn thích nhất.
Áo dài khoái chí.
Sau đó mày râu dẫn nàng tới cửa hàng 10,000 đồng.
T. Tú (453/72 Lê Văn Sỹ, Q.3)
LỊCH SỰ
MR 1: Ê ! Con nhỏ kia ! Ai cho mày dám ?
MR 2: Bạn ăn nói với bạn gái của mình như vậy đó hả.
MR 1: Mày biết cái gì ? Nó lấy vở của mày xé giấy rồi dán đuôi tao nè !
MR 2: Ơ ơ con khỉ kia ! Tao mà đếm lại, thiếu tờ nào là tao xé xác mày ra nghe chưa
con.
Nguyễn Thị Yến Trinh
THUỐC GÌ ?
MR A: Tao đố mày khi ho người ta uống thuốc gì ?
MR B: Thì thuốc ho .
MR A: Trật lất.
MR B: ?
MR A: Thuốc sổ, khi uống vào mày đâu có thời gian ho đâu .

MR B (té xỉu).
Nguyễn Đại Phong (Đại học Khoa học Tự nhiên)
VÍ DỤ CỤ THỂ
Giờ Sinh vật cô giáo hỏi cả lớp:
Cô : Em nào cho cô ví dụ về tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý của cơ thể người ?
Đức (nhanh nhảu): Thưa cô, tới tiết năm bụng em réo ạ !
Phạm Minh Hiển (12/5 PTTH Núi Thành, Quảng Nam)
6
ƯỚC
Sau một hồi đấu khẩu, áo dài giận dữ:
- Ước gì tôi có phép thuật, tui sẽ biến ông thành con heo .
Mày râu (cười): Còn tui sẽ biến bà thành heo cái .
Áo dài (lột guốc ra).
Búp Bê (BT)
QUÁ MÊ BÓNG ĐÁ
T (hỏi K và H): Ê bài kiểm tra Lý mấy điểm hả ?
K: Tao hả ? Được Hữu Thắng.
H: Còn tao thì Huỳnh Đức bớt số không đằng sau .
T: Tao đỡ hơn tụi bây, được Đức Thắng.
Lương Thu Hiền (Lớp 12 DTNT THCS A Lưới, Huế)
ĐỀ PHÒNG
MR 1: Tao thấy những người bị tai nạn, mà bị té tét đầu, sứt tay gãy gọng, máu me đầy mình thì
không sao . Còn người bị đụng mà đứng dậy đi tỉnh bơ, thì có thể 2 - 3 giờ sau họ sẽ "ngủm" đó
mày ạ !
MR 2: Ghê quá. Vậy mai mốt có bị tai nạn, tao sẽ cố gắng để bị tét đầu hay gãy tay .
MR 1: Trời !!
Nguyễn Hữu Phi (CL)
HẬU SEA GAMES
Cô giáo đọc bài văn của học trò sau mùa SEA Games:
" Nguyễn Trãi đã bỏ qua một cơ hội quí giá. Nếu như ông đột phá cá nhân dùng hết khả năng của

mình để chống lại bọn quan lại tham ô, thì có lẽ cơ hội đến với ông là không thể thiếu, đồng thời
mang tính quyết định nhiều hơn ".
Lương Trang (Lớp 10C Văn, PTTH Lương Thế Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai)
NHẦM
Sau trận chung kết, một cầu thủ nói với một nữ cổ động viên đang thút thít khóc :
- Xin cảm ơn bạn, xin cảm ơn những giọt nước mắt của bạn dành cho đội tuyển.
- Không phải đâu - nữ cổ động viên đáp - em khóc vì ngày mai em phải bao một chầu kem xả cửa .
- Trời đất !!!
Nguyễn Văn Dương (Lớp 11A trường phổ thông cấp 2, 3 Eahleo, ĐăkLăk)
BIẾT TAY RỒI
MR chọc AD, AD dọa MR :
- Rồi ông sẽ biết tay tui .
MR : Khỏi, tôi quá biết tay bà rồi .
AD : Như thế nào ?
MR : Đen và nhiều thẹo ghẻ.
AD (cầm dép lên) !
Một Bạn Quên Ghi Tên
KHOE SĨ
A : Tiến sĩ, bác sĩ, ca sĩ Nghề gì có "sĩ" cũng ngon hết hén mày .
B : Nhà tao cũng có "sĩ" vậy !
A : ??
B (chỉ vào tấm bảng hiệu) : Nhìn kìa, "Bán cám heo sĩ và lẻ".
Lê Thị Đủ (Đà Lạt)
ĂN GÌ ?
Chàng đèo nàng qua quán chè. Bỗng chàng bóp phanh két một cái rồi hỏi :
- Có ăn không ?
- Có - nàng vội trả lời .
7
- Phải thế chứ. Hôm qua mới thay cái phanh đấy .
- ???

Lương Hà (Thái Nguyên)
TỘI NHIỀU CHUYỆN
MR : Tụi mày biết không, con Lan có võ đó !
AD : Thiệt hả ! Hèn chi tui thấy nó chửi ông te tua xơ mướp mà ông có dám hó hé gì đâu ?
MR (méo mặt).
Nguyễn Anh Tuấn
ĐẦY GÌ ?
MR (hát) : Em đi đâu về mà tóc đầy rơm
AD : Tóc đầy me chứ !
MR : Bà nghĩ xem có con quạ nào tha lá me về tổ của nó không ?
AD (tức điên) : Xách guốc lên !!!
Em Gái
THƠ NHÉO NGANG
HÔNG
TÌM CHỦ NHÂN Hôm kia quét rác
ngoài rào
Tự nhiên thấy áo "ma" nào bỏ quên
Thoáng nhìn, tui tính la lên :
"Trời ơi, vắt kiểu đó đền đấy nha
Dơ hàng rào của người ta
Xấu lây luôn cả căn nhà ở trong"
Nhưng tui đã kịp dằn lòng
Nghĩ suy tường tận : la không ích gì !
Thôi mình đem tặng Kiki
Lót cho nó ngủ, vậy thì tốt hơn
Ai dè con chó giận hờn
Sủa vang, khịt mũi chê "thơm" quá chừng
Thiệt tội nghiệp chú chó cưng
(Không khéo sẽ bịnh chứ đừng tưởng
chơi)

Tui nhìn, thốt chẳng nên lời
Hổng ngờ cái áo "hỡ ơi" thế này
Rồi đi tìm một khúc cây
Tui khều cái áo, bỏ ngay vệ đường
Hỡi con trai ở bốn phương
Ai là chủ, đến bồi thường cho tui
Đụng vô hẳn sẽ bị xui
Khúc cây nó cũng đen thui đây nè !
Nguyễn Huỳnh An Thơ (Quận 1)
CA RAO MÔĐEN '97
Bỗng dưng ăn nói nhẹ nhàng
Biết ngay tiết cuối lại xin tiền mua me .
*
Buồn trông quả ổi nằm ngang,
Quả khế nằm dọc, trên bàn giáo viên
Cũng tại con nhỏ ngồi bên
Xun xoe đem ngắm, cô giáo liền tịch thu .
*
Trước sau nào thấy bóng thầy,
Rút ngay trong áo, một bọc đầy - toàn
phao .
*
Trăm năm trong cõi người ta
Hai nàng "mỏ khoét" khéo là ghét nhau
Ngăn bàn còn xót quả dâu
Cũng tranh bằng được, thật đau đớn
lòng.
*
Chung quanh lặng ngắt như tờ
Bài làm không được, bây giờ hỏi ai

?
8
ĐỐI ĐÁP LƯỢM LIỀN
Thấy một mày râu đi lượn qua lượn lại, áo dài bực mình quát:
- Diêm Vương đang muốn có con trai đó, ông hãy xuống đi, sướng lắm.
Mày râu: Diêm Vương cũng đang cần một đứa con dâu lắm đó !
Áo dài (tức điên).
Thân Vũ Mỹ Liên (9A Nguyễn Thị Diệu)
Một mày râu sáp tới làm quen một áo dài:
- Bé ơi, bé bao nhiêu tuổi ?
- Mười bảy .
- A, "mười bảy bẻ gãy sừng trâu" nha !
- Tôi chỉ thích bẻ "sừng dê" mà thôi !
Mày râu (chuồn lẹ).
Cỏ Hồng (Vũng Tàu)
AD: Lần này ông còn hứa cuội thì ông đừng qua nhà tui nữa !
MR: Để bà qua nhà tui hả ?!
AD: ?!
Quỳnh Uyển (ĐN)
Mày râu đang ăn chè, thấy áo dài đi qua .
MR : Em là ai, cô gái hay nàng tiên ?
AD : Tôi là chị Hai ông đó.
MR : Chị ơi cho em tiền trả tiền chè đi chị .
AD (chuồn lẹ).
Trần Anh Tuấn (Lớp 12/1 trường Đặng Huy Trứ, huyện Hương Trà, Thừa
Thiên Huế)
Áo dài nhìn mày râu chọc :
- Ê ! Hai Lúa .
Hai lúa nhìn AD :
- A ! Phân N.P.K đây rồi .

Áo dài (dzọt lẹ).
Yến Thanh (An Giang)
Nàng đang đi bỗng đụng mặt chàng.
Nàng : Trời, nhìn cái mặt thấy hổng ưa .
Chàng : Ưa tui chi ? Tui có người yêu rồi .
Nàng (quê độ) : Xí í í.
9
Minh Nguyệt (TP.HCM)
Mày râu thấy áo dài tên Hoa .
MR : Chào Hoa, anh là lá nè em.
AD : Mùa thu rồi, bà quét lá rụng đây .
CHUYỆN THIỆT 100%
TỘI NGHIỆP THẦY
[Đây là chuyện có thật 100% xảy ra trong sân trường Võ Thị Sáu năm học 1997-1998]
Vào giờ thể dục nữ khối lớp 11.
- Thầy: Tiết đầu tiên hôm nay các em nghe thầy dặn dò ít câu Các em có muốn đá banh không
hôm nào thầy tổ chức cho đá ?
Cả lớp: Đá thầy! Đá thầy!
Thầy: (muốn xỉu)
Trần Kim Huề (11A5 Võ Thị Sáu - TXCD - An Giang)
Do Sao Mai (or Hoa H Tim) ( ) sưu tầm.
GIỎI ĐỘT XUẤT
(Xảy ra trong tiết cuối, giờ tiếng Việt, lớp 11C4 trường PTTH Phan Châu Trinh, Đà Nẵng)
Lan đang nôn nóng muốn được về sớm để coi trận bóng đá tuyển VN gặp tuyển Philippines, thì
thầy gọi lên hỏi:
- Em hãy cho ví dụ về câu cầu khiến.
Lan (nhanh nhảu): Thưa thầy, cho em về coi đá banh ạ !
Đặng Ngọc Đông
HẾT BIẾT
(Chuyện xảy ra trong giờ kỹ thuật, lớp 12I2 Phan Đình Phùng, Hà Nội)

Thầy giáo : Khi lai hai giống vật nuôi khác dòng ta sẽ được một giống mới mang đầy đủ ưu điểm
của hai giống trên Em A, em hãy cho ví dụ .
A : Thưa thầy ví dụ khi cho vịt lai với chim, ta sẽ được vịt trời phải không ạ .
Cả lớp cười rần.
Bút Chì (12I2 Phan Đình Phùng, HN)
TẬP HỢP CON
(Xảy ra trong giờ Toán lớp 10A2 trường Mạc Đĩnh Chi)
Cô : Em hãy cho ví dụ về tập hợp con ?
Trò (xung phong) : Thưa cô, "em là tập hợp con của ba em" và "ba em là tập hợp con của ông nội
em".
Cả lớp cười muốn rung bàn.
Nhóm Ngũ Quái
"MÁNH" CỦA NÀNG
(Xảy ra trong giờ Sử lớp 11A trường Bán công Vĩnh Thành)
Đầu giờ thầy gọi một áo dài lên trả bài .
Thầy : Em hãy cho biết hoàn cảnh trước khi có chính sách của công xã Paris ?
Áo dài (im lặng).
Thầy : Tại sao em không trả lời ?
Áo dài : Thưa thầy, vì trước Công xã Paris người phụ nữ không có quyền tự do được nói nên em
không dám trả lời thầy ạ !
Diệu (Bến Tre)
10
BÍ QUYẾT CỦA CHÀNG
BÍ QUYẾT 1
MR A: Lần nào lớp đi chơi mày cũng rủ đi thác hết, chán quá !
MR B: Bộ mày hông thấy đi chơi thác mình được nắm tay các nàng nhiều hơn sao .
MR A: Ờ hén !
Diệu Linh (Lâm Đồng)
BÍ QUYẾT 2
MR 1: Sao học sinh giỏi lớp khác mà mày nói với nàng là học lớp mình ?

MR 2: Để nàng tưởng tao thuộc trong số đó.
MR 1: !!!
Tạ Thùy Dương (Pleiku, Gia Lai)
BÍ QUYẾT 3
A: Cậu gọi điện thoại sao lại nói ẻo lả như con gái vậy ?
B: Nói thế lỡ mẹ nàng nhấc máy thì bà mới không nghi .
Thu Thu (Đà Lạt)
BÍ QUYẾT 4
MR : Các bạn trai dọn thư viện, các bạn gái quét sân.
AD : Sao kỳ vậy ! Các ông phải làm việc nặng là quét sân chứ.
MR : Các bà quét sân để tụi con trai lớp khác còn ga lăng quét giùm nữa chứ.
Tiến Thành (Gò Vấp)
BÍ QUYẾT 5
MR 1: Làm thế nào mà mày quen được nàng vậy, chỉ cho tao dzới ?
MR 2: Tao nói với nàng má tao là chủ quán phở bò, chị gái tao bán bò bía, hột vịt lộn
Phạm Thị Thu Thùy (10A4 PTTH Thống Nhất B - Đồng Nai)
BÍ QUYẾT 6
A : Bình thường mày nói chuyện lưu loát lắm mà, sao hôm bữa lên ti vi mày nói ấp a ấp úng vậy ?
B : Nói như vậy mới lâu, tao được ở trên ti vi nhiều hơn.
Phạm Hồng Châu (Lớp 12 trường PTTH Thanh Đa, BT)
NGHỊCH NGỢM NGOẠI NGỮ
CAN SỬ DỤNG KHI NÀO
Anh: Em cho anh biết từ "Can" được sử dụng khi nào ?
Em: Từ "can" được sử dụng khi gặp hai người đang đánh nhau ạ !
Anh (hết biết) !
Dương Thanh Thoại (MH)
SÂU
Hai bạn A và B gặp nhau:
A: Nè ! Tuần rồi vô sở thú, tao thấy sư tử sâu răng đó mày .
11

B: Sạo vừa mày .
A: Cha ơi ! Quê quá. Sâu (show) là nhe đó.
Nguyễn Chí Dũng (9/2 Trường Nguyễn Trãi, Ninh Thuận)
BỊ CẨU RƯỢT LÀ PHẢI
AD (vừa chạy vừa la): Heo, heo .
MR: Ủa tui thấy con cẩu nó rượt mà sao bà la heo .
AD: "Heo" (help) tiếng Anh là cứu đó.
Hồng Điệp (Q.12)
PHÁT TƯỚNG
Em : Anh ơi, phát tướng là sao vậy ?
Anh : Mày ngu quá, phát (fat) tiếng Anh nghĩa là mập nên phát tướng là tướng mập đó, hiểu
chưa ?
Em : À à
"HUN" TRƯỚC ĐÃ
AD (chơi mô hình) : Ráp cái tàu Titanic này sao đây ?
MR : Làm cái "hun" trước đã.
AD : Hừm Ông dám
MR : Đừng nóng, nổi mụn. Hun (hull) là cái thân tàu đó bà.
Vũ Văn Hiển (BRVT)
*"Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy." Tục ngữ Việt Nam
*"Muốn sang thì bắc cầu kiều,muốn con hay chữ phải yêu kính thầy." Tục ngữ Việt Nam
*"Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn."
Uyliam Batơ Dit
*"Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình." Can Jung
*"Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn
trong họ." Galileo
*"Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo."
Pestalogi
*"Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà
không có gì thay thế được." Usinxki

*"Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc." Ngạn ngữ Ba Tư
*"Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế
bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng
hay trách phạt nào khác." Usinxki
*"Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dung lời nói
để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế
nhất của trái tim con người." Xukhomlinxki
*"Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng
lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui swongs khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên."
Gôlôbôlin
12
"Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm
hồn." Uyliam Batơ Dit
*"Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình." Can
Jung
*"Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn
tiềm ẩn trong họ." Galileo
*"Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà
nghèo." Pestalogi
*"Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ
mà không có gì thay thế được." Usinxki
*"Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay
thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen
thưởng hay trách phạt nào khác." Usinxki
*"Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dung
lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung
động tinh tế nhất của trái tim con người." Xukhomlinxki
*"Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn
đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui swongs khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn
lên." Gôlôbôlin

*"Dạy tức là học hai lần." G. Guibe
*"Trọng thầy mới được làm thầy." Ngạn ngữ Trung Quốc
*"Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi." Ngạn ngữ Trung Quốc
*"Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc." Ngạn ngữ Ba Tư
*"Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà
thôi." Horaceman
*"Đem việc làm mà dạy người thì người ta theo; chỉ đem lời nói mà dạy người thì người ta không phục." Đệ
Ngũ luận
*"Người cha chính là người thầy đầu tiên của đứa trẻ." T. Thore
*"Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách
sống đàng hoàng tử tế." Philoxêne De Cythêrê
*"Nào ai có giỏi hơn con kiến, thế mà nó chẳng cần nói một lời nào." Benjamin Franklin
*"Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy." Tục ngữ Việt Nam
*"Muốn sang thì bắc cầu kiều,muốn con hay chữ phải yêu kính thầy." Tục ngữ Việt Nam
13
*"Tôi dường như không phải là thầy giáo và những con đường dẫn đến trái tim tuổi thơ sẽ bị đóng kín đối
với tôi nếu tôi chỉ là người đứng trên bục giảng." V.A. Sukhomlinxki
NGÀY 20-11, TẢN MẠN VỀ NGHỀ GIÁO






Văn Thánh miếu -Huế -Nơi tôn vinh nền Nho học của Nhà Nguyễn
Đất nước đang trên đà đổi mới , nền kinh tế dần thay đổi toàn diện , nguồn nhân lực cũng được đòi hỏi
chất lượng cao hơn , mang đẳng cấp khu vực và quốc tế
14
Vai trò của nhà giáo cũng sang trang mới
Đọc -chép , Thầy giảng trò ghi , ít tranh cãi , vì "cãi Thầy núi đè " sẽ dần bị thay thế

Đội ngũ trí thức trẻ , du học về sẽ mang một luồng sinh khí mới , chấn hưng nền giáo dục nước nhà
Tất nhiên , nền giáo dục nước nhà trong thời gian qua cũng thành công nhất định.Nhưng , dưới góc nhìn
thực tiễn , thì nó đã quá lạc hậu! Thôi , một lần đã hy sinh vì nghiệp giáo , thì hãy hy sinh lần cuối , về
hưu sớm hoặc chuyển nghề còn hơn là cố giáo điều để rồi làm khổ một thế hệ nữa!
Ngày 20/11 , tri ân tất cả các Thầy , Cô dạy ta nên người là điều bất di , bất dịch , là Đạo ở đời!
Vài dòng tản mạn!
1. Đón chào 20/11 - Tản mạn về nghề giáo
Mỗi năm, cứ đến ngày 20 tháng 11, chúng ta lại thấy bồi hồi, thấy xôn xao niềm
vui và hân hoan niềm kiêu hãnh. Bởi một điều thật giản dị mà cũng thật ý nghĩa -
chúng ta là những người thầy, là những người làm thầy - một nghề được cả xã hội
trân trọng và tôn vinh. Nhưng 20 tháng 11 hàng năm không chỉ là ngày của những
lời chúc đẹp, những bó hoa tươi, những tấm lòng tri ân ấm áp. Đó còn là dịp để
mỗi chúng ta có điều kiện suy ngẫm thêm về con đường mình đang đi, về nghề
nghiệp mà mình đã lựa chọn và theo đuổi. Để rồi, “ngộ” ra thật nhiều điều…
Trước hết phải nói rằng, nghề thầy giáo đem lại cho chúng ta không ít niềm vui.
Đó là niềm vui của những người có kiến thức, có cơ hội để sẻ chia, truyền đạt vốn
kiến thức của mình cho những người khác, và đặc biệt nếu được lắng nghe trong
niềm trân trọng, niềm vui ấy sẽ lớn lên thành niềm hạnh phúc. Với người giáo viên
có vô số lý do để thú vị với nghề. Làm sao không thú vị, khi đi về đâu, ở đâu cũng
có người nhận ra mình, cũng có thể nghe những tiếng “chào thầy, chào cô” quen
quen, là lạ. Làm sao không thú vị, khi rất có thể một ngày nọ bạn bước lên bục
giảng, nhìn bao quát xuống lớp, ngạc nhiên nhận ra toàn những gương mặt quen,
nào là người bạn thân thiết thuở học trò, nào là người hàng xóm lâu năm…
Là một giáo viên trẻ, tôi nhận ra rằng nghề giáo nhọc nhằn biết bao. Ai đó đã
nhầm lẫn chăng khi nói rằng giáo viên là nghề nhàn hạ, dư dả về thời gian? Thực
ra, lao động của nghề dạy học hết sức công phu. Chúng ta làm chủ bục giảng
nhưng không phải là “ông vua” của bục giảng. Chúng ta phải chịu trách nhiệm với
từng câu nói, từng nhận định của mình trước học trò. Vì vậy, để có một bài giảng
hay, giàu sức thuyết phục, người giáo viên nào cũng phải đổ mồ hôi cho từng
trang giáo án, thao thức với từng luận điểm, luận cứ, trăn trở, tìm tòi các ví dụ. Đôi

khi trong sự nhọc nhằn, không phải không có lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi.
Thậm chí không tránh khỏi những giây lát chạnh buồn, bởi đâu có phải điều ta dày
15
công chuẩn bị và nói ra một cách tâm huyết cũng được người nghe chia sẻ hết
lòng. Thi thoảng, trong cuộc mưu sinh “cơm, áo, gạo, tiền”, cũng có đôi phút bỗng
dưng ta khát khao được làm một cánh chim bay vào trời rộng, vùng vẫy, khoáng
đạt. Nhưng đó chỉ là những khoảnh khắc nhất thời.
Con đường chúng ta đang đi có núi cao, đèo sâu nhưng cũng có trời xanh, biển
rộng. Hãy bước những bước chân quả quyết trên hành trình không mệt mỏi ấy để
hằng năm, cứ mỗi dịp 20 tháng 11 về, lòng ta lại “xôn xao niềm vui”, “hân hoan
niềm kiêu hãnh” - Niềm vui và sự kiêu hãnh của những người thầy!
Các tin mới khác :
o Cựu sinh viên khoa Hóa
o Phiên dịch tiếng Anh
o Mời các SV năm 4 đi liên hoan tại hàm
o Anh em lớp 04HH ở đâu rồi
o Cựu sinh viên, lên
16

×