Tải bản đầy đủ (.pdf) (463 trang)

bài giảng thực vật ở nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.35 MB, 463 trang )

THỰC VẬT Ở NƯỚC
(Aquatic Plants)

Vấn đề 1:
Nguyên tắc phân loại thực vật ở nước
Kỹ năng
• Xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo sát thực địa
• Thu, bảo quản và lưu giữ mẫu
• Làm tiêu bản thực vật ở nước
• Phân tích mẫu thực vật ở nước
• Vận dụng các phương pháp phân loại và khóa phân
loại thực vật ở nước
1. Phương pháp thu và phân tích mẫu
(định tính và định lượng) thực vật ở nước
1.1. Phương pháp thu mẫu
1.1. 1. Đối tượng thu mẫu & các chỉ tiêu quan trắc:
• Đối tượng: thực vật ở nước (thế nào là thực vật ở nước???)
• Chỉ tiêu quan trắc:
+ Thành phần loài (VD)
+ Sinh vật lượng (VD)
Đơn vị tính: mật độ cá thể (tế bào)/L hoặc khối lượng (mg/L,
kg/m2) hay µg/L

1.1.2. Phương pháp thu mẫu
• Định điểm thu mẫu & tần suất thu mẫu
- Phụ thuộc nhóm sinh vật
- Mục tiêu quan trắc
- Dạng hình thủy vực
Cần lưu ý: thu mẫu ngẫu nhiên hoặc theo chủ ý của người điều
tra→ phải tính toán chính xác để thu mẫu đại diện cho hệ thực
vật của thủy vực




Định điểm & tần suất thu mẫu
Định điểm theo
Mặt phẳng cắt ngang
Định điểm & tần suất thu mẫu (tt)
• Đối với sông, suối:
- Chia theo đoạn (vùng của thủy vực)
- Chia theo mắt phẳng cắt ngang
• Độ sâu của thủy vực
- Thủy vực nội địa
- Biển
• Tần suất thu mẫu?

Vị trí thu mẫu trong ao NTTS
• Độ sâu
• Diện tích ao
• Các vị trí trong ao & tần suất thu mẫu
• Dụng cụ và hoá chất cho quá trình thu mẫu

- Dụng cụ thu mẫu:
→ thường có hai loại thiết bị thông dụng:
(1). Bathomet: là loại dụng cụ chuyên dụng dùng để thu mẫu
định lượng của sinh vật phù du
→ Bathomet Van Dorn: có thể thu được 5L/1 lần. Phần thân làm
bằng nhựa trong và chịu được áp suất lớn.
→ Bathomet Nansen và Bathomet Kremneerer:
lấy được lượng nước từ 0,5-1L/1 lần.Thân làm bằng vỏ thép
không gỉ.


(2). Lưới thu mẫu sinh vật phù du

Có 4 loại chính:
- lưới hình chóp đơn
giản
- lưới Hensen
- lưới Apstein
- lưới Juday.

Cấu tạo của lưới vớt TVN (Juday)
Gồm có 3 phần chính:
- Phần miệng lưới
- Phần thân lưới (phần
lọc nước):
- Ống đáy:
Phần miệng lưới:

- Gồm vòng đai miệng
(đường kính từ 15-30cm
– bằng sắt)

- Tiếp đến là bao vải hình
chóp cụt.

- Vòng đai miệng được
nối với dây kéo lưới,
còn phần vải hình chóp
cụt nối với thân lưới.



Miệng
lưới
Phần thân lưới (phần lọc nước):

- Thân lưới có chiều dài
gấp 2-3 lần đường kính
miệng lưới (Karltangen,
1978)
- Thân lưới được làm từ
loại vải đặc biệt có mắt
lưới dao động lớn 5 – 315
micromet
- Khả năng thoát nước phải
cao
- Thân lưới nối với miệng
lưới ở phía trên và nối
với ống đáy ở phía dưới (qua
một manset bằng vải).


Thân
lưới
Phần ống đáy:

- thường là loại ống kim
loại hay bằng nhựa
(composite)
- có thể tích khoảng
150-200 ml (có thể giữ
lại một lượng cả nước

lẫn mẫu).
- Ngoài ra phải có khoá
điều chỉnh (đóng mở)
để có thể lấy được mẫu
ra, sau khi đã kéo lưới
thu mẫu trong vực nước

Ống
đáy
Các dụng cụ khác:

+ Xô (V=5L)- chậu (V=10-20L), panh, kéo, ống thu
mẫu bùn, ống nghiệm (có đục lỗ), kính hiển vi…
+ lọ (can) đựng mẫu (V=250-5000ml, bằng nhựa hay
thuỷ tinh có nắp vặn hay nút mài), túi nilon, lam,
lamen
+ Cặp thu mẫu thực vật bậc cao
+ Ngoài ra cần có một cuốn vở để ghi nhật ký trong quá
trình thu mẫu…

Hoá chất cố để bảo quản mẫu (cố định mẫu)
(1). Dung dịch formalin 2-5%:
- Pha 95-98% nước cất và 2-5% formalin đặc.
- Trong trường hợp để tránh sự ăn mòn vỏ TB (tảo
silic, giáp):
- cần phải kiềm hoá dung dịch formalin với Sodium
borat hoặc carbonat sodium (Na2CO3).
(2). Dung dịch lugol:
- Pha 100g KI với 1 lít nước cất (1)
- 50 gam Iod dạng tinh thể pha vào 100ml acid acetic(2)

- Trộn đều dung dịch (1) và dung dịch (2).

Sử dụng dung dịch lugol để bảo quản mẫu
+ Cho 0,4 ml dung dịch lugol vào 200ml nước mẫu, nếu
màu nước chuyển sang màu nâu nhạt là được.
+ Trong trường hợp nước chưa đổi màu thì tiếp tục bổ
sung dung dịch lugol, nhưng không được vượt quá
0,8%
+ như vậy: khoảng 2-4ml dung dịch lugol/1000ml nước
mẫu

Nhãn (etiket):

- Nhãn là một vật dụng cần thiếtkhi đi thu mẫu ngoài
hiện trường.
- Nhãn dùng để đánh dấu mẫu ( tránh sự nhầm lẫn
mẫu ở các điểm thu mẫu…).
- Trên nhãn cần ghi các tiêu chí sau:
+ Trạm (thuỷ vực) thu mẫu;
+ điểm thu mẫu,
+ loại mẫu;
+ thời gian thu mẫu;
+ thể tích nước thu qua lưới hay bathomet;
+ tên người thu mẫu…

Thu mẫu
thực vật ở nước
Vi tảo (Microalgae) sống trôi nổi
(1). Mẫu định tính:
(mục đích: xác định thành phần loài TVPD)


- Tại mỗi điểm thu mẫu dùng lưới vớt thực vật phù du
với kích thước mắt lưới từ 20-25 micromet
- kéo lưới thẳng từ đáy lên hoặc đặt miệng lưới cách
mặt nước 15-20cm rồi kéo lưới theo hình số tám hay
ziczắc
- Kéo lưới khoảng vài lượt rồi nhấc lưới lên, mở khoá
ống đáy đổ mẫu vào lọ (can) đựng mẫu.
- Cố định mẫu (bảo quản mẫu):
2-4ml dịch lugol/1000ml nước mẫu hoặc formalin 2%)
và đánh dấu mẫu ( bằng nhãn ), lắc đều mẫu.

(2). Mẫu định lượng:
(mục đích: xác định mật độ tế bào hay khối lượng)

- Dùng lưới vớt TVPD lấy 20-40L nước tại điểm thu
mẫu đổ qua luới vớt TVPD để lọc mẫu
- Chuyển mẫu (ở ống đáy) qua lọ đựng mẫu.
- Kế đó cố định mẫu, lắc đều và đánh dấu mẫu.
- Dùng bathomet lấy 1-5L nước tại điểm thu mẫu,
- sau đó đổ vào lọ (can) đựng mẫu.
- Kế đó cố định mẫu, lắc đều và đánh dấu mẫu).
- Cần phải ghi rõ thể tích nước được thu tại hiện trường
- Sau khi thu mẫu xong phải ghi nhật kí thực địa
Vi tảo (Microalgae) sống đáy
• Tảo nhỏ = vi tảo (Microalgae): Chủ yếu: vi tảo silic
(Bacillariophyceae) = Diatom
(1). Mẫu định tính:
- Sử dụng ống thu mẫu bùn kích thước 5cm x 5cm x

20cm (= nhôm, nhựa…)
- Lấy được cột trầm tích (có thiết diện = 25cm2), cho
mẫu vào lọ đựng mẫu (hoặc túi nilon)
- Không được khuấy động lớp bề mặt bùn đáy
- Ngoài ra có thể gạt lớp bùn trên mặt đáy + nước bề
mặt (dày 0,5cm)
- Đối với loài sống bám : dùng giấy lụa hay đặt trên bề
mặt giá thể (vật bám) để thu tảo bám.
- Bảo quản mẫu: trong tối và đông đá (vi tảo còn sống),
đánh dấu mẫu

×