Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

phân tích tác động của chính sách kinh tế đối với hợp tác xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.38 KB, 15 trang )

Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
I. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI
VỚI HỢP TÁC XÃ
1. Khái niệm và đặc điểm hợp tác xã (HTX)
1.1. Khái niệm
HTX là loại hình kinh tế tập thể, do những người lao động và các tổ chức
có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của
pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau
thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và cải thiện
đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội
1.2. Đặc điểm
HTX vừa là tổ chức kinh tế vừa là tổ chức xã hội:
+ Là một tổ chức kinh tế , HTX là một doanh nghiệp được thành lập nhằm
phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm lợi ích của người lao động
của tập thể và của xã hội.
+ Là một tổ chức xã hội, HTX là nơi người lao động nương tựa và gíup
đỡ lẫn nhau trong sản suất cũng như trong đời sống vật chất và tinh thần.
1.3. Các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hợp tác xã :
Nguyên tắc và hoạt động của hợp tác xã là những khuôn khổ pháp lý để
xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý và hoạt động của các hợp tác
xã. Nó còn là tiêu chí để phân biệt các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác.
Hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo
quy định của Luật hợp tác xã, tán thành Điều lệ hợp tác xã đều có quyền gia
nhập hợp tác xã; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp
tác xã;
Trang
1
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
- Dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia quản lý,


kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực
hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và
những vấn đề khác quy định trong Điều lệ hợp tác xã;
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: hợp tác xã tự chủ và tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân
phối thu nhập.
- Hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh
thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã
hội; hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của
pháp luật.
2. Các chính sách đối với hoạt động HTX
Các quy định của nhà nước có quy định rõ những chính sách đối với hoạt
động HTX hiện nay. Cụ thể là những chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối
với HTX như sau :
2.1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ sau đây đối với hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã:
a) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
b) Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;
c) Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới;
d) Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
đ) Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát
triển kinh tế - xã hội;
e) Thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2.2. Nhà nước có chính sách ưu đãi sau đây đối với hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã:
Trang
2
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định
của pháp luật về thuế;

b) Ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định
của pháp luật về phí và lệ phí.
2.3. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngoài việc được hưởng
chính sách hỗ trợ, ưu đãi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn được
hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi sau đây:
a) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;
b) Giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Ưu đãi về tín dụng;
d) Vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh;
đ) Chế biến sản phẩm.
2.4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này căn cứ vào lĩnh vực, địa bàn,
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của đất nước và trình độ
phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Vai trò của các chính sách và các nhân tố tác động đến hoạt động
HTX
Nhà nước thực hiện các chính sách sau đây đối với HTX:
- Ban hành và thực hiện các chính sách, các chương trình hỗ trợ phát triển
HTX về đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực, đất đai, tài chính, tín dụng,
xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển HTX, áp dụng khoa học và công nghệ, tiếp thị và
mở rộng thị trường, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện để HTX được
tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để HTX phát triển.
Trang
3
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
- Bảo đảm địa vị pháp lý và điều kiện sản xuất, kinh doanh của HTX bình
đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác.
- Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của HTX theo qui định của pháp luật;

- Tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của HTX trong
sản xuất, kinh doanh.
- Không can thiệp vào công việc quản lý nội bộ và hoạt động hợp pháp
của HTX.
Chính sách Nhà nước tác động đến HTX là nó trở thành là một tổ chức xã
hội, mang tính cộng đồng sâu sắc, có mục tiêu giúp đỡ lẫn nhau và phát triển
cộng đồng, trong đó các thành viên tham gia HTX được bình đẳng, dân chủ
trong việc quản lý HTX - mỗi người một phiếu bầu, cùng có quyền lợi, nghĩa vụ
trong phát triển HTX; hoạt động theo các nguyên tắc HTX
Phát triển HTX không những có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, mà còn có
ý nghĩa quan trọng về xã hội. HTX là tổ chức kinh tế, đồng thời cũng là tổ chức
xã hội của những người lao động, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ. Đây
là lực lượng xã hội to lớn, đông đảo, nhưng đồng thời họ phần lớn là những
người khó khăn, những người nghèo, những người hạn chế về vốn, về kỹ thuật
và về công nghệ, luôn bị chèn ép, thậm chí bị bóc lột và thường ở thế yếu trong
điều kiện của cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. Để khắc phục những khó
khăn, thế yếu của mình, những người lao động, các hộ gia đình, các cơ sở sản
xuất nhỏ tự phải tập hợp lại, liên kết với nhau để phát triển kinh tế, giải quyết
những vấn đề đời sống, văn hoá, xã hội của mình, của cộng đồng và thúc đẩy
phát triển kinh tế, xã hội công bằng và bền vững. Do vậy, Nhà nước cần có
chính sách hỗ trợ đối với HTX. Những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với
HTX trước hết nhằm mục tiêu thu hút ngày càng nhiều các lực lượng lao động,
nhất là những hộ nông dân, những người thợ thủ công, các cơ sở sản xuất nhỏ
tham gia xây dựng HTX; khuyến khích, hỗ trợ để HTX vươn lên, đẩy mạnh hoạt
Trang
4
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
động sản xuất, kinh doanh và giúp đỡ xã viên với hiệu quả cao nhất, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo định hướng XHCN. Các chính sách đó
không phải là bao cấp, không nhằm tạo chỗ dựa để HTX ỷ lại, trông chờ vào

Nhà nước, làm yếu đi tính năng động, sáng tạo, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của HTX, mà nhằm tạo những điều kiện cần thiết cho HTX đổi mới và không
ngừng phát triển, tạo ra sự bình đẳng giữa HTX với các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau.
Trong cơ chế thị trường, Nhà nước dựa vào hệ thống pháp luật và hệ
thống chính sách để quản lý và điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh
vực, giữa các vùng, giữa các thành phần kinh tế, giữa phát triển kinh tế và xã hội
nhằm bảo đảm cho nền kinh tế phát triển cân đối, hài hòa, ổn định, bền vững
và bảo đảm công bằng xã hội theo định hướng XHCN. Việc Nhà nước thực hiện
chính sách hỗ trợ đối với HTX không làm ảnh hưởng đến sự bình đẳng giữa
HTX với các doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX
không ngoài mục đích nhằm bảo đảm địa vị pháp lý và điều kiện để HTX có thể
thực sự bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của HTX.
II. NHỮNG BẤT CẬP VÀ ĐỀ SUẤT SỬA DỔI, BỔ SUNG CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Tác động của chính sách kinh tế đến hoạt động của các Hợp tác xã
O nước ta hiện nay
1.1. Tác động của chính sách đ=t đai
Tổng hợp từ 30 tỉnh - thành phố, đến cuối năm 2011, có 1.588 HTX
(chiếm 8,1%) được giao khoảng 1.752ha đất không thu tiền, 901 HTX (4,6%)
được thuê 10.305ha đất, 2.978 HTX (15,3%) có đất làm trụ sở với tổng diện tích
gần 10ha và 871 HTX (4,5%) được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng 648ha
đất. Điều tra gần đây của Bộ KH&ĐT cho thấy các HTX cả nước đang quản lý
Trang
5
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
sử dụng 697.362.165m2 đất, bình quân 48.094m2/HTX, trong đó số đất đã cấp
"sổ đỏ" là 94.124.214 m2 (khoảng 13,5%).
Thực tế đến nay, còn nhiều HTX chưa có trụ sở làm việc, phần lớn lấy

nhà riêng của Chủ nhiệm HTX làm trụ sở, hoặc phải thuê đất làm nơi giao dịch
và hoạt động. Thực trạng đó chủ yếu do thiếu các văn bản hướng dẫn chính sách
hỗ trợ đất đai cho HTX. Tuy Chính phủ có các nghị định số 181/2004/NĐ-CP
ngày 29/10/2004, số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 và số 88/2005/NĐ-CP
ngày 11/7/2005 với nhiều quy định ưu đãi đất đai với HTX, nhưng Bộ TN&MT
đến nay chưa có văn bản hướng dẫn nên dưới các địa phương rất khó thực hiện.
Hơn nữa, trên thực tế diễn ra sự chồng chéo giữa các quy định pháp luật
về chính sách đất đai cho HTX. Cụ thể như Nghị định 88/2005/NĐ-CP xác định
HTX là đối tượng ưu tiên giao và cho thuê đất, nhưng Nghị định 181/2004/NĐ-
CP lại quy định UBND xã, phường cho các hộ gia đình, cá nhân địa phương
thuê đất công ích, nên phần lớn quỹ đất công không còn để hỗ trợ HTX.
Về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, những năm 2005 - 2007, tổng vốn hỗ
trợ HTX cả nước không nhiều, khoảng 5,603 tỷ đồng, nhưng mức hỗ trợ tăng
đều qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tăng 103% so với năm 2005 và năm 2007
tăng 104% so với năm 2006. Hình thức hỗ trợ phổ biến bằng tiền mặt với 3,43 tỷ
đồng, hỗ trợ bằng ngày công lao động ít nhất với 387 triệu đồng.
Một số địa phương bố trí vốn tập trung từ ngân sách đầu tư hạ tầng nông
nghiệp - nông thôn, theo đó HTX cũng được hưởng lợi về giao thông,
nước sạch, vệ sinh môi trường và kênh mương thủy lợi… Qua phân tích,
số lượng HTX hưởng các chính sách đầu tư hạ tầng chưa nhiều, chưa có quy
định hỗ trợ HTX đầu tư hạ tầng phát triển sản xuất kinh doanh. Một số quy định
ưu đãi hiện hành chưa phù hợp với HTX đầu tư vào lĩnh vực địa bàn ưu đãi đầu
tư.
1.2. Tác động của chính hỗ trợ khoa h?c và công nghệ
Trang
6
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
Về chính sách hỗ trợ khoa học và công nghệ, theo Bộ Tài chính, từ 2002
- 2012, có 1.808 tỷ đồng các nguồn khuyến nông Trung ương và địa phương hỗ
trợ chủ trang trại, tổ hợp tác và HTX tham gia tập huấn các mô hình ứng dụng

tiến bộ công nghệ mới, như năm 2005 là 95 tỷ đồng, kinh phí tăng đều các năm,
đến 2011 là 220 tỷ đồng và năm 2012 là 248 tỷ đồng.
Từ báo cáo Bộ Công Thương các năm 2006 - 2011 cũng có gần 200 dự
án các tỉnh đăng ký cho HTX thụ hưởng các dự án đào tạo nghề, xây dựng mô
hình trình diễn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. UBND các tỉnh - thành phố
chỉ đạo các sở ngành chức năng hỗ trợ các HTX về công nghệ sinh học, giống
mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… đã tác động tích cực phát triển sản
xuất kinh doanh cho các HTX.
Khảo sát các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư và khuyến công chưa gắn
kết và phát huy vai trò khoa học công nghệ cho khu vực KTTT. Hiện chưa có cơ
chế khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học, công nghệ liên kết với HTX
để chuyển giao tiến bộ công nghệ, hay nghiên cứu sản phẩm mới từ các nguồn
nguyên liệu có sẵn trong nước.
1.3. Tác động của chính sách tín d@ng
Tháng 12/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số
41/2010/NĐ-CP "về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn". Cũng trong năm 2010 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
63/2010/QĐ-TTg "về chính sách hỗ trợ nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch đối
với nông sản, thủy sản" (sau đó ngày 2/11/2011, Thủ tướng Chính phủ có ban
hành Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Chính phủ).
Các quyết định này đã mở ra cơ chế, chính sách ưu đãi cho các hợp tác xã
(HTX), tổ hợp tác, chủ trang trại, hộ gia đình, hộ kinh doanh, ở khu vực nông
thôn được vay vốn ngân hàng đến 500 triệu đồng không cần phải thế chấp tài
Trang
7
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
sản mà chỉ bằng tín chấp theo đúng quy định của pháp luật. Nghĩa là khi tổ chức,
cá nhân có đủ tư cách pháp nhân và có phương án sản xuất kinh doanh khả thi,
hiệu quả là được tiếp cận với nguồn vốn này. Các đối tượng này cũng được hỗ

trợ lãi suất vốn vay đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt
Nam để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu
hoạch nông sản, thủy sản.
Điều kiện là khi mua sắm máy móc, thiết bị do các tổ chức, cá nhân sản
xuất phải có giá trị sản xuất trong nước trên 60% và có nhãn hàng hóa theo quy
định của pháp luật về nhãn hàng hóa thì được Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất
trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50%. Đây là hai gói kích cầu quan trọng của
Chính phủ nhằm tập trung nguồn lực để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông
thôn và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Những năm trước đây, HTX muốn vay vốn ngân hàng phải có tài sản thế
chấp, sau khi có Nghị định 41/2010/QĐ-TTg và Quyết định 63, 65 của Chính
phủ vấn đề này được tháo gỡ bằng "phương án sản xuất kinh doanh khả thi"
nhưng điều này cũng chẳng dễ. Bởi khi có HTX đem phương án kinh doanh của
mình đến trình ngân hàng để được vay vốn thì ngân hàng cho rằng phương án
đó không khả thi (không có lãi) nên bị từ chối. Về phía HTX, thực tế là rất cần
vốn để hoạt động, nhưng sợ vay để tổ chức các dịch vụ phục vụ nông nghiệp thì
giỏi lắm cũng chỉ đủ tiền trả lãi ngân hàng chứ HTX không được gì nên họ
không muốn làm phương án vay vốn ngân hàng.
Đối với việc thực hiện Quyết định 65 của Chính phủ, ngân sách nhà nước
hỗ trợ với điều kiện phải mua loại máy với hơn 60% phụ tùng sản xuất trong
nước. Tuy nhiên, nhiều nông dân cho rằng, loại máy này ít hiệu quả và sợ sớm
trở thành "cục sắt" nên họ không muốn mua.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Giao-Trưởng phòng tín dụng
chuyên về đầu tư, cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Quảng Ngãi cho biết: Gần đây Ngân hàng đã gửi 35 phiếu thăm dò
Trang
8
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
đến 35 HTX trong tỉnh và thu hồi về được 17 phiếu. Qua các phiếu thăm dò thấy
rõ: Hầu hết các HTX trong tỉnh đều có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của

pháp luật nhưng chỉ có 1 HTX sử dụng vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp.
Có 4/17 đơn vị chưa có nhu cầu vay vốn. Các HTX chưa vay vốn hầu hết là do
thiếu điều kiện để được vay vốn Ngân hàng như chưa có phương án sản xuất
kinh doanh khả thi, hiệu quả Ông Giao cho biết thêm, Ngân hàng luôn quan
tâm tạo điều kiện thuận lợi để các khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp và
nông thôn vay vốn, nên trong năm nay Ngân hàng sẽ phối hợp với Liên minh
HTX tỉnh tổ chức họp bàn biện pháp để đưa nguồn vốn đến các HTX, tổ hợp
tác, chủ trang trại, hộ kinh doanh theo tinh thần Nghị định 41 và Quyết định
65 của Thủ tướng Chính phủ.
Mỗi bên đều đưa ra lý lẽ của mình, còn thực tế chính sách quy định hỗ trợ
cho HTX nông nghiệp trong thời gian qua vẫn có nhiều HTX chưa tiếp cận
được. Do đó, tỉnh cần phải có cơ chế hỗ trợ hoặc có quỹ hỗ trợ HTX thì HTX
mới dễ tiếp cận được nguồn vốn kích cầu của Chính phủ nhằm đầu tư phát triển
nông nghiệp-nông dân-nông thôn.
2. Đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách đối với HTX
- HTX được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước. Đặc
biệt, đối với HTX, liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm
nghiệp ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi theo quy định chung thì
còn được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;
Giao, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
theo pháp luật về đất đai; Vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh;
Chế biến sản phẩm.
- Cần bổ sung chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, thời hạn…đối với HTX
hoạt động trong nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Đặc biệt có cơ chế để tạo điều
kiện cho những HTX này trong tiếp cận nguồn vốn.
Trang
9
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
- Đối với HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp cần được
ưu đãi về tín dụng. “Đặc thù của những HTX này là vốn góp không đáng kể vì

thành viên còn khó khăn. Thực tế cũng cho thấy HTX khó thu hút những người
có vốn lớn.
- Cần miễn giảm thuế với những sản phảm dịch vụ cung cấp trực tiếp cho
xã viên”.
- Ngoài HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, thì
những HTX ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo cũng cần
được hưởng những chính sách “đặc biệt” này.
- Đối với mỗi loại hình HTX hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể, cần
quy định chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác nhau.
- Quy định hợp tác xã là 1 loại hình doanh nghiệp, do đó dự thảo cũng
phải xác định hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân
hoạt động như một loại hình doanh nghiệp. hợp tác xã phải mang tính hiện đại,
quy mô sản xuất ngày càng lớn, năng suất lao động ngày càng cao, từ đó sản
phẩm, dịch vụ tạo ra của hợp tác xã lớn hơn nhiều so với nhu cầu của xã viên.
Nếu hạn chế hợp tác xã cung cấp dịch vụ ra bên ngoài, khống chế việc phân
phối lợi nhuận như quy định trong dự thảo thì hợp tác xã không thể phát triển
được, chỉ phù hợp với hợp tác xã nhỏ, kinh doanh trong phạm vi địa bàn nhỏ,
không kích thích được các hợp tác xã lớn phát triển.
- Khó khăn lớn nhất hiện nay của hợp tác xã vẫn là tiếp cận nguồn vốn,
nhất là hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp do vốn góp của thành viên hợp tác
xã mà đa số là nông dân, ngư dân là không đáng; huy động vốn cũng không dễ
dàng. Phần đông các hợp tác xã này không vay được vốn của ngân hàng thương
mại do không có tài sản thế chấp. Do đó, cần bổ sung, quy định cụ thể hơn về
chính sách hỗ trợ ưu đãi tín dụng.
Trang
10
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
- Đối với lĩnh vực ngư nghiệp, đánh bắt hải sản xa bờ, hiện nay vừa là vấn
đề phát triển kinh tế biển vừa là vấn đề chủ quyền biển đảo, do đó, dự thảo cần
bổ sung quy định hỗ trợ về phương tiện, công nghệ, kỹ thuật cho ngành đánh bắt

xa bờ. Bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất ban đầu để tạo
điều kiện cho hợp tác xã phát triển; quy định rõ chính sách hỗ trợ về nhân lực
cho hợp tác xã, trong đó cần có cơ chế nhà nước đào tạo, tăng cường cán bộ có
năng lực.
- Nên có chính sách miễn giảm thuế đối với những sản phẩm dịch vụ mà
hợp tác xã cung cấp trực tiếp cho xã viên; mở rộng phạm vi ưu đãi về thuế,
không chỉ thuế riêng thu nhập doanh nghiệp. Đại biểu cũng đồng tình bổ sung
ưu đãi về chính sách tín dụng đối với các hợp tác xã nông nghiệp và chính sách
tiêu thụ sản phẩm bởi khó khăn lớn nhất của hợp tác xã nông nghiệp là khả năng
tiếp cận vốn tín dụng và điều kiện hoạt động, phát triển.
- Đề nghị cần cải tổ quy định về tổ chức bộ máy hợp tác xã. Bởi thực tế
hiện nay tổ chức bộ máy hợp tác xã được thiết kế chưa hợp lý. Về danh nghĩa,
bộ phận có vị trí cao nhất, quan trọng nhất của hợp tác xã là đại hội xã viên.
Theo quy định 1 năm, hợp tác xã tiến hành đại hội 1 lần. Tuy nhiên, đại biểu
tham dự đại hội nhìn chung còn thiếu kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất,
kinh doanh, dẫn tới khả năng đóng góp ý kiến để định hướng, xây dựng kế
hoạch sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã còn hạn chế. Dẫn tới, tất cả nhiệm vụ
từ xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh đến tổ chức triển khai thực hiện hầu
như được “khoán trắng” cho ban quản trị và không ai giám sát, kiểm tra,…
- Cần cho phép Hội đồng quản trị hợp tác xã được quyền xây dựng kế
hoạch sản xuất, kinh doanh; được thuê người giỏi làm chủ nhiệm để triển khai
thực hiện nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch và được hưởng lương theo kết quả kinh
doanh của hợp tác xã. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng giám sát việc thực
hiện kế hoạch và điều chỉnh kịp thời kế hoạch cho phù hợp với những biến động
của thị trường…
Trang
11
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
- Để đáp ứng nhu cầu chung về cung ứng dịch vụ đầu vào, tiêu thụ sản
phẩm đầu ra hoặc tạo việc làm cho thành viên, HTX được toàn quyền chủ động

quan hệ với thị trường để tiến hành các hoạt động SXKD. Tuy nhiên, sau khi
quan hệ với thị trường để có được sản phẩm, dịch vụ nhằm cung ứng đầu vào,
đầu ra cho thành viên, hoặc tạo việc làm cho thành viên thì HTX phải cam kết
hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên.
Như vậy, có thể nói, khác với mô hình HTX kiểu cũ, HTX kiểu mới
trước hết tập trung chủ yếu cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra hoặc tạo việc làm
cho thành viên. Dự thảo luật được thiết kế theo hướng HTX tập trung cung ứng
dịch vụ, tạo việc làm cho thành viên, sau đó mới có quyền cung ứng dịch vụ, tạo
việc làm ra thị trường. Điều này có thể thấy rõ qua thực tế hoạt động của một số
đơn vị, như: HTX dịch vụ nông nghiệp Hữu Đức (Ninh thuận) cung ứng dịch vụ
đầu vào (cung cấp phân bón, dịch vụ làm đất, giống, thủy lợi nội đồng) cho xã
viên chiếm 72% doanh thu của HTX với giá ưu đãi thấp hơn giá thị trường 10%,
cung cấp cho không phải thành viên chiếm 28% doanh thu của HTX theo giá thị
trường; và dịch vụ đầu ra là mua giống của một số xã viên, bán cho xã viên
khách chiếm 80% doanh thu của HTX với giá bán bằng giá thành cộng 500
đồng/kg, bán cho không phải xã viên chiếm 20% doanh thu của HTX theo giá
bán bằng giá thành cộng 2.000 đồng/kg. Hay HTX bò sữa Evergrowth ở Sóc
Trăng, cung ứng dịch vụ đầu vào, giúp xã viên giảm chi phí sản xuất, bán được
sữa với giá cao hơn, phát triển sản xuất và tăng thu nhập kinh tế hộ xã viên, nhờ
đó hộ nông dân đã có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống, tự xóa đói giảm
nghèo.
Việc HTX cung ứng dịch vụ, tạo việc làm mà HTX cam kết với thành
viên cho cả đối tượng không phải thành viên là nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tuy
nhiên, đối tượng không phải thành viên này không được hưởng như xã viên. Vì
vậy, cần quy định tỷ lệ cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường không được
quá lớn để HTX đảm bảo hoạt động đúng mục đích (là phục vụ mang lại lợi ích
Trang
12
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
cho thành viên), đồng thời tránh lạm dụng chính sách của Nhà nước dành riêng

cho HTX.
- Đối tượng tham gia HTX phần lớn là những người yếu thế, nhất là nông
dân có nhu cầu hợp tác để cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, ngoài việc được
hưởng các chính sách áp dụng chung cho các thành phần kinh tế, dự thảo luật
quy định chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX cao hơn so với DN và so với Luật HTX
năm 2003. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất trong các văn bản pháp luật
khi ban hành, việc quy định cụ thể mức ưu đãi thuế nên được thực hiện theo quy
định của pháp luật về thuế, không quy định tỷ lệ miễn, giảm thuế trong luật này.
Đồng thời, để chính sách hỗ trợ, ưu đãi phù hợp với lĩnh vực, địa bàn, điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ của đất nước và trình độ phát triển của
HTX, dự thảo luật giao Chính phủ quy định chi tiết chính sách hỗ trợ ưu đãi.
- HTX và các loại hình DN đều là các tổ chức kinh tế có tư cách pháp
nhân (trừ DN tư nhân). Hai loại hình tổ chức này có một số đặc điểm giống
nhau, cụ thể là: được thành lập hợp pháp; có điều lệ; có cơ cấu tổ chức; có tài
sản và tự chịu trách nhiện dân sự bằng tài sản. Theo đó, HTX cũng phải được
quản trị như DN, nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Dự thảo
luật đã quy định đầy đủ đặc điểm riêng của HTX và đặc điểm chung của tổ chức
kinh tế, trong đó nhiều nội dung tại quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức của HTX
giống với DN.
Tuy nhiên, HTX có những đặc điểm riêng khác với DN, như: mục đích
hoạt động của HTX là tối đa hóa lợi ích cho thành viên thông qua việc đáp ứng
nhu cầu chung của thành viên về sản phẩm, dịch vụ, hoặc tạo việc làm, nâng cao
thu nhập cho thành viên một cách hiệu quả hơn so với việc để từng thành viên
đơn lẻ thực hiện; hoạt động của HTX tác động trực tiếp vào hoạt động kinh tế
của các thành viên (tức giao dịch nội bộ và không vì mục tiêu lợi nhuận) nhằm
đem lại lợi nhuận cho các thành viên. Đây là điểm khác biệt so với loại hình DN
vì mục đích hoạt động của DN và cổ đông DN là lợi nhuận, hoạt động của DN
Trang
13
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại

thông thường không tác động đến hoạt động kinh tế của các cổ đông mà chỉ tác
động tới vốn góp nhằm mục tiêu thu lợi nhuận cho mỗi cổ đông.
Bên cạnh đó, còn có một số đặc điểm khác, như trong quan hệ sở hữu:
thành viên HTX vừa là đồng sở hữu vừa là khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch
vụ của HTX hoặc người lao động trong HTX. Trong khi cổ đông DN chỉ là đồng
sở hữu, không bắt buộc phải là khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc là người lao
động của DN. Về quan hệ kinh tế: thành viên HTX cùng góp vốn, cùng cam kết
sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX hoặc là người lao động trong HTX, còn cổ
đông DN chỉ là người góp vốn. Trong quan hệ phân phối, thành viên HTX được
hưởng bình đẳng lợi ích theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc được trả
lương theo sức lao động và được chia phần thu nhập còn lại của HTX theo vốn
góp, còn cổ động DN chỉ được chia lãi theo vốn góp. Về quan hệ quản lý: HTX
được quản lý theo nguyên tắc đối nhân, trong khi DN được quản lý theo nguyên
tắc đối vốn, ngoại trừ công ty hợp doanh.
Ngoài ra, tài sản không chia là một đặc trưng chỉ có ở HTX, là cơ sở nền
tảng gắn kết thành viên với nhau và với HTX, tạo điều kiện cho HTX phát triển
bền vững với mục đích phục vụ cộng đồng thành viên trong hiện tại và tương
lai, điều mà DN không thể có được.
Luật DN không có quy định loại hình DN tập thể hay DN đặc thù. Xin
nhấn mạnh, nếu quy định HTX hoạt động như một loại hình DN là chưa thể hiện
rõ bản chất HTX, nhất là đặc trưng phục vụ thành viên của HTX, sự khác biệt về
bản chất giữa HTX với DN và với tổ chức xã hội - từ thiện; chưa thể hiện đầy đủ
nội hàm “hợp tác”; lợi ích và vai trò người chủ thành viên khi tham gia HTX,
mục tiêu của HTX và mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm, lợi ích của thành
viên với HTX.
Từ những đề xuất trên nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với hợp
tác xã nói riêng và đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
Trang
14
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại

Trang
15

×