Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích tác động của chính sách thương mại đối với thương nhân nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.32 KB, 6 trang )

Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
I. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐỐI
VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
1. Thương nhân, thương nhân nước ngoài
a) Thương nhân:
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh.
Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại
các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không
cấm.
Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.
b) Thương nhân nước ngoài :
Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài
công nhận.
Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt
Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các
hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân
nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt
động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam
2. Chính sách mại đối với thương nhân nước ngoài:
Chính sách thương nhân nước ngoài được thể hiện trong Luật thương mại
năm 2005, các luật liên quan, văn bản hướng dẫn thực thi luật:
- Quy định đăng ký, cấp phép kinh doanh với thương nhân nước ngoài tại
cơ quan có thẩm quyền;
- Quy định quyền hạn, nghĩa vụ thương nhân nước ngoài;


- Quy định vận hành kinh doanh và các ưu đãi, tạo điều kiện kinh doanh
với thương nhân nước ngoài;
Trang
1
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
- Quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước
ngoài tại Việt Nam;
- Quy định về các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động
đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
- Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân
nước ngoài;
- Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy
chứng nhận quyền xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với thương nhân nước
ngoài không có hiện diện tại Việt Nam; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý
thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
- Quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước
ngoài không có hiện diện tại Việt Nam;
- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
đối với thương nhân nước ngoài
3. Mục tiêu chung của chính sách thương mại đối với thương nhân
nước ngoài:
Chính sách thương mại đối với thương nhân nước ngoài nhằm khuyến
khích thương nhân nước ngoài tạo các điều kiện thương nhân tận dụng cơ hội,
vượt qua thách thức vươn lên lập nghiệp, kinh doanh thành công, hiệu quả tại
Việt Nam.
Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu vực dân tộc thiểu số
và vùng sâu vùng xa.
Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu khai phát kỹ
thuật cao mới, khu công nghiệp, khu du lịch.
Chính sách hỗ trợ thương nhân nước ngoài như giảm thuế, giảm bớt các

thủ tục hành chính về thuế quan, xuất nhập khẩu
Tôn vinh, tuyên dương thương nhân nước ngoài có thành tích hoạt động,
có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế cũng như đã quảng bá hình ảnh Việt
Nam ra với bạn bè quốc tế nhằm tiếp nhận nguyện vọng từ phía nhà đầu tư nước
ngoài về các chính sách đầu tư của Việt Nam như giải thưởng Rồng Vàng do
Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Thời báo
Kinh tế Việt Nam tổ chức, giải thưởng Vietnam Golden FDI do Hiệp hội doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức.
Trang
2
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
4. Tác động của chính sách thương mại đối với thương nhân nước
ngoài đang hoạt động tại Việt Nam
a) Tích cực:
Chính sách thương mại đối với thương nhân nước ngoài có những tác
động tích cực như:
- Gia tăng nhanh về số lượng, số lượng đông đảo
- Một số thương hiệu, doanh nhân được ghi nhận trên thị trường ngoài
nước, sản phẩm có khả năng cạnh tranh
- Tích lũy được những kinh nghiệm kinh doanh, quản trị quốc tế từ những
thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
- Khả năng hội nhập được cải thiện do học hỏi được nhiều kinh nghiệm,
cách thức làm việc của nhiều thương nhân nước ngoài.
b) Hạn chế:
- Chất lượng, trình độ đội ngũ vẫn còn thấp
- Chưa thật tự tin
- Khả năng thích ứng với thay đổi, tham gia chuỗi giá trị còn thấp.
- Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, rút khỏi thị trường rất lớn
II. NHỮNG VẪN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, đầu năm 2012 có
11.329 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có 9.385 doanh nghiệp
(chiếm 82,8%) thực tế đang hoạt động; 1.016 doanh nghiệp (chiếm 8,9%) đã
đăng ký nhưng chưa hoạt động; 232 doanh nghiệp (chiếm 2%) tạm ngừng sản
xuất kinh doanh; 696 doanh nghiệp (chiếm 6,3%) chờ giải thể do hoạt động sản
xuất kinh doanh không hiệu quả hoặc tìm kiếm cơ hội kinh doanh khác hoặc
chuyển đổi thị trường đầu tư.
Phân tích tác động tích cực và chưa tích cực của chính sách thương mại
hiện hành các vấn đề về hải quan, thuế, hài hòa hóa tiêu chuẩn của Việt Nam và
quốc tế
các giải pháp đến các cơ quan hoạch định chính sách nghiên cứu, tạo môi trường
pháp lý thông thoáng, phù hợp, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại mạnh
mẽ hơn nữa
Trang
3
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
- Môi trường pháp lý hài hòa hóa lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp
và người lao động, đồng thời đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt
Nam đã tham gia, tạo cơ hội kinh doanh lành mạnh cho mọi thành phần kinh tế,
nhất là thương nhân nước ngoài nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất
nước.
- Về cơ chế, chính sách kiểm soát thị trường; các vấn đề chính sách thuế
của Việt Nam; hài hòa hóa tiêu chuẩn của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế; cải
cách thủ tục hải quan…nhằm tạo thuận lợi cho các thương nhân nước ngoài phát
huy được mọi nguồn lực, phấn đấu đạt các tiêu chí của nền kinh tế thị trường.
Hoạt động của thương nhân nước ngoài dưới hình thức đại diện, chi
nhánh đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại của Việt
Nam với các nước trên thế giới, từ đó tạo động lực cho Việt Nam phát triển kinh
tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, theo đánh giá chung hiện vẫn còn tồn
tại khá nhiều bất cập, mà một trong số đó là sự chưa hoàn thiện và bất cập về

hành lang pháp lý đang rào cản lớn hạn chế hoạt động của các thương nhân nước
ngoài cũng như gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý.
Theo Vụ Pháp chế (Bộ Thương mại), trước khi ban hành Luật Thương
mại năm 1997, hoạt động của thương nhân nước ngoài chịu sự điều chỉnh của
một số văn bản đã được thể chế hoá theo chính sách mở cửa và hội nhập của
Nhà nước. Song, theo sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý này, thương nhân
nước ngoài mới chỉ được phép hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện
nhằm xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh, do đó
chưa khuyến khích được nhiều thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài tới đầu tư
và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Để đáp ứng các yêu cầu mới của nền
kinh tế thị trường, Luật Thương mại năm 1997 được ban hành với một số quy
định được sửa đổi và bổ sung trong lĩnh vực này. Cùng với Luật Thương mại,
Nghị định 45/2000/NĐ-CP quy định về VPĐD, CN của thương nhân nước ngoài
và doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam ra đời để cụ thể hoá các điều
khoản sửa đổi. Đánh giá về những tiến bộ trong các văn bản pháp luật mới này,
ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Thương mại) cho
rằng, với việc bổ sung hình thức CN, doanh nghiệp nước ngoài đã được phép
kinh doanh trực tiếp trong một số lĩnh vực khuyến khích phát triển của Việt
Nam. Mặt khác, với việc giảm bớt yêu cầu như đặt cọc hay ký quỹ, không hạn
chế về số lượng VPĐD, được xin cấp phép tại địa phương, thủ tục và điều kiện
thành lập VPĐD và CN đã đơn giản hơn nhiều.
Trang
4
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại
Mặc dù vậy, theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, trong quá trình
thực hiện, các văn bản này vẫn bộc lộ một số hạn chế có thể gây ảnh hưởng tiêu
cực tới hoạt động của văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của họ như hạn chế về
hình thức hoạt động, hạn chế về lĩnh vực được kinh doanh trực tiếp đối với chi
nhánh. Không chỉ có vậy, bản thân Bộ Công thương với tư cách là cơ quan quản
lý nhà nước về lĩnh vực này cũng phải thừa nhận rằng, việc thiếu quy định về

thời hạn hoạt động đối với văn phòng đại diện cũng như chưa có các điều khoản
quy định giúp quản lý chặt chẽ hoạt động của các VPĐD đã gây ra một số hiện
tượng tiêu cực trong hoạt động của văn phòng đại diện và gây khó khăn cho
công tác quản lý. Một trong những biểu hiện rõ nhất là hiện tượng văn phòng đại
diện hoạt động kinh doanh sinh lời trực tiếp mà không chịu sự điều chỉnh của
luật pháp không chỉ khiến cho các cơ quan nhà nước khó quản lý, mà còn không
thu được thuế từ các cơ sở này, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra,
còn phải kể tới những bất cập phát sinh mà cụ thể là sự không tương thích về
hình thức hiện diện và hình thức hoạt động với các điều khoản tại Hiệp định
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ khi Hiệp định này phát huy hiệu lực. Điều đó
đã đặt ra một yêu cầu bức thiết là luật pháp trong lĩnh vực này cần được nghiên
cứu, bổ sung nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về hội nhập kinh tế quốc tế và
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài tới và hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam.
Thương nhân nước ngoài vào VN thu mua nông sản diễn ra trên diện
rộng, phức tạp. Ngoài mặt tích cực là tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp , nhiều trường hợp cơ quan chức năng chưa kịp phát hiện, ngăn chặn
nên đã dẫn đến nhiều tai hại: nông sản bị đẩy giá cao bất thường ảnh hưởng mặt
bằng giá tiêu dùng trong nước, gây thiếu nguồn cung cho một số nhà máy chế
biến nông sản khiến nhà máy phải hoạt động cầm chừng, lao động thiếu việc
làm.
Việc thu mua ồ ạt, không phân biệt chất lượng cũng ảnh hưởng đến uy tín
hàng VN. Ngoài ra, việc thu mua trên còn gây ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, thất
thu thuế, thậm chí phá vỡ quy hoạch vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến.
Đặc biệt, ông Quyền cũng cảnh báo từ mất ổn định về kinh tế - thương mại, có
thể còn dẫn đến mất ổn định về an ninh, chính trị và an toàn xã hội tại các địa
phương có thương nhân nước ngoài thu mua trái phép.
Trang
5
Học phần: Phân tích chính sách kinh tế, thương mại

Các thương nhân nước ngoài đến VN dưới hình thức du lịch, lần đầu họ
mua giá rất cao, khi tạo được niềm tin, những chuyến tiếp theo gom số lượng
lớn rồi trốn luôn, xù nợ. Do số thương nhân này không thực hiện thủ tục đăng ký
kinh doanh nên các cơ quan nhà nước không cách gì kiểm soát được, kiện tụng
cũng rất khó.
Xử lý nghiêm hoạt động kinh doanh trái phép
Bộ Công thương đang nỗ lực tăng cường quản lý, quy định tăng quản lý
với thương nhân nước ngoài vào Việt Nam thu gom hàng
Trang
6

×