Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

phân tích kết quả khảo sát thị trường và lập kế hoạch marketing quốc tế cho sản phẩm đồ chơi robot tosy trên thị trường hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.81 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN: MARKETING QUỐC TẾ
Đề tài: Phân tích kết quả khảo sát thị trường và lập kế hoạch
marketing quốc tế cho sản phẩm đồ chơi Robot Tosy trên thị
trường Hoa Kỳ.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thu Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 2- 18B KTTG
Thành viên: Bùi Lan Hương (STT: 8)
Tạ Thanh Huyển (STT:9)
Lâm Hồng Huyền (STT:10)
Nguyễn Thùy Linh (STT: 11)
Dương Thanh Loan (STT: 12)
Nguyễn Thị Lúa (STT: 13)
Phan Thị Ngọc Mai (STT: 14)
Sommisay Vongkhamsao (STT: 26)
Hà Nội, 2012
MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TOSY 1
1. Sự thành lập và phát triển 1
1.1. Quá trình thành lập và phát triển 1
1.2. Một số thành tích 2
2. Sứ mệnh và tầm nhìn 2
2.1. Sứ mệnh 2
2.2. Tầm nhìn 3
3. Giá trị cốt lõi và văn hoá doanh nghiệp 3
3.1. Giá trị cốt lõi 3
3.2. Văn hoá doanh nghiệp 3
4. Chính sách R&D 4
PHẦN 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU: HOA KỲ 5


1. Thu thập thông tin thứ cấp: 5
1.1. Thu thập thông tin thứ cấp về thị trường Hoa Kỳ 5
1.2. Thị trường đồ chơi thế giới 8
1.3. Thi trường đồ chơi công nghệ tại Mỹ 8
2. Thu thập thông tin sơ cấp qua bảng câu hỏi 10
2.1. Phương pháp thu thập bảng câu hỏi: 10
2.2. Bảng câu hỏi: 10
2.3. Kết quả của bảng câu hỏi: 15
PHẦN 3: KẾ HOẠCH MARKETING MIX 18
1. Chiến lược sản phẩm 18
1.1. Cấu thành sản phẩm: 18
1.2. Chiến lược liên kết sản phẩm – thị trường: 19
2. Chiến lược giá 19
2.1. Nguyên tắc định giá 19
2.2. Xác định giá bán tối ưu 20
3. Chiến lược phân phối 21
3.1. Phương thức phân phối 21
3.2. Chiến lược phân phối 23
4. Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 24
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TOSY
1. Sự thành lập và phát triển
1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Công ty cổ phần robot TOSY, thành lập năm 2004, là công ty robot Việt Nam
đầu tiên tập trung vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất robot, điện tử tiêu dùng và đồ
chơi công nghệ cao.
Công ty Cổ phần Robot TOSY là công ty Việt Nam đầu tiên và duy nhất sản xuất
4 dòng sản phẩm chính: Robot khổng lồ; Robot cá nhân; Robot công nghiệp và Đồ
chơi công nghệ cao.
 2002: với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo máy, Tosy bắt đầu
sản xuất các loại đồ chơi sáng tạo. Tosy luôn chú trọng đầu tư cho bộ phận nghiên cứu

và phát triển với phương châm ý tưởng sáng tạo cùng với công nghệ hiện đại là nền
tảng cho thành công.
 2005: Tosy bắt đầu tiếp cận lĩnh vực robot bằng dự án nghiên cứu chế tạo một
robot dáng người có tên là TOPIO. Viết tắt của TOSY PINGPONG PLAYING
ROBOT, TOPIO ban đầu được được thiết kế để chơi bóng bàn với tham vọng có thể
thắng một đấu thủ bóng bàn chuyên nghiệp.
 2007: TOPIO phiên bản 1.0 xuất hiện lần đầu tại triển lãm robot IREX 2007 ở
Tokyo, Nhật Bản. Phiên bản TOPIO đầu tiên này tuy mới chỉ chơi được bóng bàn ở
trình độ cơ bản nhưng đã thu hút được sự quan tâm chú ý đặc biệt của khách tham
quan và giới truyền thông.
 Tháng 2, 2009: TOPIO 2.0 với 42 bậc tự do đã gây ấn tượng tại
Spielwarenmesse ToyFair - triển lãm đồ chơi lớn nhất thế giới tại thành phố
Nuremberg, Đức. Tại triển lãm, TOPIO đại diện cho Tosy giới thiệu các sản phẩm đồ
chơi công nghệ cao: TOSY® UFO returning™, TOSY® BALL™ , TOSY® Tyre™,
 Tháng 7, 2009: Tosy chính thức đưa trụ sở mới ở khu công nghiệp tại Cầu
Giấy vào sử dụng. Toà nhà Tosy Cầu Giấy với thiết kế hiện đại cao 13 tầng trên mặt
bằng 1500m2 là khu tổ hợp Nghiên cứu phát triển và sản xuất các sản phẩm robot, đồ
chơi cao cấp. Toà nhà Tosy Cầu Giấy đủ chỗ làm việc cho 2000 nhân viên theo kế
hoạch nhân sự cần đạt tới vào năm 2010.
1
 Tháng 6, 2010: Tosy tham dự triển lãm tự động hóa lớn nhất thế giới
AUTOMATICA 2010 diễn ra tại Munich, Đức.
 Sản phẩm con quay Tosy với phiên bản đặc biệt đã được tổ chức Guinness thế
giới công nhận là con quay tự quay lâu nhất thế giới. Đây được coi là sản phẩm đồ
chơi đầu tiên của Việt Nam đạt kỷ lục Guiness.
1.2. Một số thành tích
- Giải đồ chơi tốt nhất 2011 của báo “Good Housekeeping Magazine” của Hoa
Kỳ dành cho TOSY AFO.
- Đồ chơi công nghệ hàng đầu 2011 do “The Street Magazine” của Hoa Kỳ dành
cho TOSY AFO.

- Kỷ lục Guinnesy cho con quay không ngừng với thời gian lâu nhất TOSY
TOOP
- Đồ chơi hàng đầu 2012 do “Popular Science Magazine” của Hoa Kỳ dành cho
DiscoRobo
- Giải thưởng “Space Age” dành cho đồ chơi cộng nghệ cao tốt nhất 2012 dành
cho SketRobo
- Sản phẩm hàng đầu tại hội trợ triển lãm đồ chơi New York 2012 của Mashable
dành cho SketRob
2. Sứ mệnh và tầm nhìn
2.1. Sứ mệnh
Tosy xác định xứ mệnh là mang robot đến mọi nơi, làm thay đổi cách sống, cách
làm việc của con người và cứu giúp con người thoát khỏi thiên tai, thảm họa.
Hình ảnh của một thế giới tương lai, trong đó robot được lập trình để sống cùng
và giúp đỡ loài người, đã xuất hiện từ lâu trong các bộ phim khoa học viễn tưởng;
nhưng đến nay vẫn chỉ dừng ở mức ý tưởng. Tosy coi việc biến ý tưởng đó thành hiện
thực là sứ mệnh hoạt động của mình. Tosy mong muốn sản xuất những robot dịch vụ
hiện đại có thể giúp đỡ việc nhà, chăm sóc người già và người bệnh; những robot cá
nhân là trợ lý đắc lực và là người bạn thân thiết của con người.
Tosy không coi lợi nhuận là mục tiêu tối cao trong các hoạt động của mình mà
đó chỉ là công cụ để Tosy thực hiện sứ mệnh quan trọng nhất, đó là dự án Robot khổng
lồ. Ở khắp nơi trên thế giới, con người đang phải đối mặt với hàng loạt thảm họa như
2
sóng thần, động đất, núi lửa… mang lại thương vong lớn về người và của cũng như
gây nguy hiểm cho cả những người tham gia công tác cứu hộ. Xuất phát từ thực tế
này, Robot khổng lồ của Tosy có thể thay thế con người trong công việc nhiều rủi ro
này, giúp cho công cuộc tìm kiếm những người sống sót nhanh chóng và an toàn hơn.
2.2. Tầm nhìn
Công ty cổ phần robot TOSY tham vọng trở thành nhà sản xuất công nghệ robot
hàng đầu trên thế giới. Tosy mong muốn góp phần xây dựng một thế giới nơi robot
sống cùng và giúp đỡ loài người.

3. Giá trị cốt lõi và văn hoá doanh nghiệp
3.1. Giá trị cốt lõi
 Technology - Công nghệ: Để hoàn thành được sứ mệnh của mình, TOSY luôn
chú trọng đầu tư cho Nghiên cứu và Phát triển các công nghệ mới với phương châm
“Ý tưởng sáng tạo đột phá cùng với Công nghệ hiện đại là nền tảng cho thành công”.
 Originality – Sự độc đáo: Biểu tượng mặt người ngoài hành tinh trên logo của
TOSY chính là sự tượng trưng cho tính độc đáo và sáng tạo trong từng sản phẩm.
TOSY chỉ sản xuất những gì chưa có trên thị trường và luôn bảo vệ các phát minh của
mình bằng việc đăng ký sở hữu trí tuệ.
 Satisfaction – Sự hài lòng: TOSY luôn muốn mang lại cho khách hàng sự hài
lòng và an tâm nhất với những sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ chăm sóc khách
hàng chu đáo.
Yearning – Sự khát khao. Tất cả những thành viên của TOSY, dù ở cấp quản lý
hay nhân viên, đều có một điểm chung: lòng đam mê kiến thức và khao khát chinh
phục những đỉnh cao mới.
3.2. Văn hoá doanh nghiệp
Tosy luôn trân trọng mỗi thành viên trong công ty vì công ty tin rằng con người
chính là tài sản quý giá nhất. Dù có phát triển thế nào về quy mô, chúng tôi vẫn muốn
duy trì cảm giác của một “công ty nhỏ” đối với các thành viên. Tosy đối xử với mỗi
nhân viên một cách công bằng, tôn trọng và đảm bảo rằng mọi nỗ lực dù lớn hay nhỏ
của các nhân viên luôn được ghi nhận và coi trọng. Tosy muốn tạo ra một môi trường
làm việc mà ở đó mọi người muốn đến công ty mỗi ngày và họ làm việc không chỉ vì
trách nhiệm mà còn vì niềm đam mê.
3
4. Chính sách R&D
Để đạt được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực công nghê, Tosy luốn hết sức chú trọng
đến công tác Nghiên cứu và Phát triển. Tosy luôn tìm kiếm những công nghệ hiện đại
và luôn sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng mới. Tosy tin rằng không có gì là không
thể và chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để đưa sứ mệnh của mình thành hiện thực.
Hiện nay ở Tosy có 8 phòng ban R&D chính:

• Phòng CNC: gia công cơ khí chính xác.
• Phòng thiết kế robot công nghiệp.
• Phòng thiết kế động cơ.
• Phòng thiết kế bộ truyền cycloid.
• Phòng điện tử.
• Phòng phần mềm.
• Phòng đồ họa.
• Phòng QC: Phòng kiểm tra độ chính xác của các chi tiết sau gia công.
4
PHẦN 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU: HOA KỲ
1. Thu thập thông tin thứ cấp:
1.1. Thu thập thông tin thứ cấp về thị trường Hoa Kỳ
1.1.1. Môi trường kinh doanh đồ chơi tại Hoa Kỳ
a. Môi trường văn hóa - xã hội
Hoa Kỳ là một quốc gia đa sắc tộc, vì thế nền văn hóa hết sức đa dạng. Sự phát
triển về kinh tế và sự đa dạng văn hóa đã biến nước Hoa Kỳ thành một thị trường vô
cùng lớn và nhu cầu rất phong phú. Mỗi bang ở Hoa Kỳ được coi như một quốc gia
riêng lẻ với thị trường rộng lớn nhưng cũng có những sự khác biệt về văn hóa, chính vì
thế các mặt hàng tiêu dùng cần phải đáp ứng tất cả các nhu cầu của người dân và cả
những nhu cầu riêng biệt của thị trường ở từng bang. Ngành bán lẻ đồ chơi cũng
không nằm ngoài quy tắc này, các công ty bán lẻ phải tìm hiểu kỹ thị hiếu của khách
hàng ở từng bang để có chiến lược đầu tư phát triển các cửa hàng, thiết kế và mặt hàng
phù hợp.
Đồ chơi trẻ em ở Hoa Kỳ hiện nay đang dần bị nhuốm bẩn bởi bạo lực. Các đồ
chơi mô phỏng súng đạn hay các vũ khí chiến tranh lấn áp dần các đồ chơi có tính chất
giáo dục. Các đồ chơi này làm tâm lí trẻ em bị biến đổi, gây ra ham thích bạo lực từ
nhỏ, và có thể ảnh hưởng xấu đến con người sau này của trẻ. Xu hướng của phụ huynh
Hoa Kỳ hiện nay đang hướng dần đến các mặt hàng đồ chơi có tính trí tuệ và giúp phát
triển nhân cách con trẻ.
Nhân khẩu học: Tỷ lệ tăng dân số của Hoa Kỳ hàng năm vào khoảng 0.9%.

Mỗi ngày thế giới có thêm 218.030 trẻ em chào đời, tỷ lệ trẻ em Hoa Kỳ chiếm 4%
của thế giới nhưng thị trường đồ chơi Hoa Kỳ lại chiếm đến 27% của thế giới, đây là
một cơ hội lớn cho các nhà bản lẻ đồ chơi phát triển hoạt động kinh doanh ở đây.
b. Chính trị - Pháp luật
Đồ chơi trẻ em là một mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe của trẻ em nên
nó dược quan tâm đặc biệt. Các nước trên thế giới đều có các bộ luật về tiêu chuẩn cho
đồ chơi trẻ em bày bán trên thị trường nước mình. Các tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi
trẻ em đưa ra các thông số kỹ thuật, các yêu cầu kiểm nghiệm, yêu cầu về độ an toàn
5
đối với người tiêu dùng, đánh giá độ độc hại của chì, súng hơi, tính dễ cháy, các loại
sơn, màu, nguồn nạp điện và các hạng mục khác.
Ở Mỹ, thàng 8/2008, Luật Nâng cao Độ an toàn Sản phẩm tiêu dùng (Consumer
Product Safety Improvement Act) đã được thông qua. Bộ luật này siết chặt khối lượng
chì và các hợp chất phthalates có chứa trong đồ chơi trẻ em. Theo đánh giá của các nhà
phân tích, bộ luật này được coi là một tiêu chuẩn chế tạo đồ chơi khắt khe nhất trên thế
giới. Đây là một sức ép đối với các nhà bán lẻ đồ chơi, bắt buộc họ phải thắt chặt tiêu
chuẩn đồ chơi được bày bán trong cửa hàng và chấp nhận mất thêm chi phí để chuyển
qua hợp tác với các nhà sản xuất đồ chơi tốt hơn và có tiêu chuẩn sản xuất cao hơn.
c. Kinh tế Mỹ những năm gần đây
Mỹ là một cường quốc kinh tế trên thế giới, có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản
chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng
phát triển tốt, và hiệu suất cao. Mỹ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên
đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương
đương. Mỹ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì.
Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Mỹ. Tuy
nhiên nền kinh tế Hoa Kỳ đã gặp một thách thức lớn đó là cuộc khủng hoảng tài chính
bắt đầu từ cuối năm 2007. Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh
tế Mỹ rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Đây là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất
ở Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng
9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Mỹ bị mất việc làm.

Năm 2011 tiếp tục chứng kiến những thách thức lớn mà nền kinh tế Hoa Kỳ
phải đương đầu. Tăng trưởng yếu, thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách và nợ công
khổng lồ chỉ là vài trong số những khó khăn mà nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang
chật vật giải quyết. Trong 6 tháng đầu năm 2011, nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng với
tốc độ chậm chạp nhất kể từ thời điểm cuộc suy thoái kinh tế chấm dứt. Giá xăng dầu
tăng cao trong khi thu nhập tăng dè dặt buộc người dân nước này phải thắt chặt chi
tiêu. Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ quá
chậm chạp 1,3% trong giai đoạn từ tháng 4 tới tháng 6 và 0,4% trong 3 tháng đầu năm
nay. Tiêu dùng gần như im ắng suốt mùa xuân năm 2011, chỉ tăng ở mức không đáng
kể là 0,1% sau mức tăng trưởng 2,1% vào mùa đông năm ngoái. Chi tiêu cho hàng hóa
6
lâu bền, như ô tô và các trang thiết bị khác, giảm 4,4%. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát
của Mỹ có xu hướng gia tăng, năm 2010 là 1,6% đến năm 2011 đã tăng lên 3%.
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi
ổn định hơn. Thị trường lao động được cải thiện là một thực tế rõ nét nhất. Từ tháng
12/2011 đến tháng 2/2012, mỗi tháng Hoa Kỳ tạo ra trung bình 245.000 việc làm mới.
Tuy nhiên, với tổng số lao động bị thất nghiệp ở Hoa Kỳ đến thời điểm đầu tháng
3/2012 vẫn ở mức xấp xỉ 13 triệu người, kinh tế Hoa Kỳ cần phải tạo ra 5 triệu việc
làm mới nữa mới giảm được số người thất nghiệp xuống mức thấp như trước khi nước
Hoa Kỳ rơi vào cuộc khủng hoảng 2008-2009.
Một số chỉ số kinh tế chính
2009 2010 2011
GDP (ppp) 14,38 nghìn tỷ USD 14,82 nghìn tỷ
USD
15,04 nghìn tỷ USD
Tăng trưởng GDP -3,5% 3% 1,5%
GDP theo đầu
người
46.800 USD 47.800 USD 48.100 USD
GDP theo ngành

(2011)
Nông nghiệp: 1,2%; Công nghiệp: 22,1%; Dịch vụ: 76,7%
Lực lượng lao
động
153,4 triệu người
Tỷ lệ thất nghiệp 9,6% 9,1%
Tỷ lệ lạm phát 1,6% 3%
Kim ngạch xuất
khẩu
1.289 tỷ USD 1.511 tỷ USD
Mặt hàng chính Sản phẩm nông nghiệp (đậu nành, hoa quả, ngô) 9,2%, nguyên
liệu công nghiệp 26,8%, tư bản phẩm (thiết bị bán dẫn, máy bay,
linh kiện ô tô, máy vi tính, thiết vị viễn thông) 49%, hàng tiêu
dùng (ô tô, dược) 15%
Các bạn hàng
chính (2010)
Canada 19,4%, Mexico 12,8%, Trung quốc 7,2%, Nhật 4,7%
Kim ngạch nhập
khẩu
1.935 tỷ USD 2.314 tỷ USD
Mặt hàng chính Sản phẩm nông nghiệp 4,9%, nguyên liệu công nghiệp 32,9%
(dầu thô 8,2%), tư bản phẩm 30,4% (máy vi tính, thiết bị viễn
thông, linh kiện ô tô, máy văn phòng), hàng tiêu dùng 31,8%(ô
tô, quần áo, dược, đồ nội thất, đồ chơi)
Các bạn hàng
chính (2010)
Trung quốc 19,5%, Canada 14,2%, Mexico 11,8%, Nhật 6,3%,
Đức 4,3% (2010)
7
Nhận xét: Tình hình kinh tế suy giảm sẽ làm cho tiêu dùng trong ngành đồ chơi

giảm tương ứng, bởi vậy các hộ gia đình sẽ thắt chặt chi tiêu đối với các mặt hàng
ngoài nhu yếu phẩm. Mặc dù nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi nhưng vẫn không
thể đạt mức như trước đây, vì thế ngành bán lẻ đồ chơi vẫn phải điều chỉnh chiến lược
để phù hợp với những khó khăn trước mắt.
1.2. Thị trường đồ chơi thế giới
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường NPD trong bản báo cáo “Toy
markets in the world 2011”, bất chấp khủng hoảng và kinh tế khó khăn, thị trường đồ
chơi thế giới năm 2011 vẫn tăng trưởng 5,3%, đạt giá trị khoảng 83,9 tỷ USD. Theo số
liệu thống kê, Hoa Kỳ vẫn là nước có thị trường đồ chơi lớn nhất thế giới (chiếm
26,3%). Trung bình một trẻ em tiêu dùng $284/năm. Có thể nói, Hoa Kỳ là thiên
đường của các nhà sản xuất đồ chơi.
Sự lớn mạnh của đồ chơi Trung Quốc:
Trung Quốc hiện đang là nhà sản xuất và xuất khẩu đồ chơi lớn nhất thế giới.
Theo số liệu của Hiệp hội Đồ chơi Trung Quốc cho thấy hơn 8.000 các hãng chế tạo
đồ chơi ở Trung Quốc đang sản xuất ra hơn 30.000 loại đồ chơi trẻ em. Các số liệu
thống kê cho thấy xuất khẩu đồ chơi của Trung Quốc năm 2005 đạt tổng số 15,18 tỷ
USD. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu đồ chơi Trung Quốc lớn nhất, tiếp đến là EU. Hoa
Kỳ và EU chiếm đến 70% hàng xuất khẩu đồ chơi của Trung Quốc. Tuy nhiên, đồ
chơi do Trung Quốc sản xuất không có được danh tiếng tốt nhất. Trước mối quan tâm
ngày càng tăng của công chúng liên quan đến chất lượng và độ an toàn của đồ chơi trẻ
em, các nhà bán lẻ đồ chơi trên thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng đang đứng
trước sức ép phải hạn chế nhập khẩu đồ chơi Trung Quốc, điều này sẽ dẫn đến sự tăng
cao và chi phí và thiếu hụt nguồn hàng.
1.3. Thi trường đồ chơi công nghệ tại Mỹ
Công nghệ sản xuất đồ chơi đã có những bước chuyển ngoạn mục trong những
năm gần đây. Nếu trước đây, trẻ em chỉ được chơi các trò chơi truyền thống hay những
đồ chơi có tính chất thủ công hoặc mang công nghệ đơn giản như tàu, xe, robot… chạy
bằng pin, thì ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng những công nghệ
cao, đồ chơi cho trẻ em ngày càng tinh vi hơn. Các hãng sản xuất đồ chơi và các nhà
bán lẻ Hoa Kỳ đang đua nhau tung ra những thiết bị công nghệ mới dành cho các bé 3

8
tuổi trở lên, và thậm chí cả các bé dưới 3 tuổi. Hiện các loại đồ chơi công nghệ chiếm
tới 5% thị trường đồ chơi với doanh số 23 tỷ USD/năm của Mỹ. Xu hướng đồ chơi
công nghệ thực sự là một cơ hội lớn mà các hãng đồ chơi đang tích cực nắm bắt chúng
đem lại giá trị và lợi nhuận cao hơn.
Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường: Các hãng đồ chơi Mattel , Cepia,
Innovation First, Inc., Mattel Inc, MEGA Brands Inc, Spin Master Woo.
Một số sản phẩm nổi bật hiện có trên thị trường:
•Robot chuột Zhu Zhu - Hãng Cepia
•Robot “Hexbug” - Công ty Innovation First, Inc.
•Búp bê Barbie: Đi theo trào lưu công nghệ cao với mẫu búp bê “Video
Girl”. Được tích hợp camera, búp bê này có khả năng truyền tất cả những gì nó
thấy đến một màn hình máy tính.
9
•Puppy Tweets - một vòng đeo cổ công nghệ cao cho chó.
2. Thu thập thông tin sơ cấp qua bảng câu hỏi
2.1. Phương pháp thu thập bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi được thu thập tại 3 bang lớn nhất của Hoa Kỳ là Alaska, California
và Texas.
Số lượng bảng câu hỏi được phát là 5000 bảng hỏi, các bảng hỏi được phát đều
trên 3 bang nói trên.
2.2. Bảng câu hỏi:
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG MỸ
VỀ SẢN PHẨM ĐỒ CHƠI ROBOT CHO TRẺ
Sản phẩm đồ chơi Robot đang ngày càng được các bậc phụ huynh lựa chọn
do có tính giải trí cao, giúp con bạn phát triển khả năng về trí não cũng như tăng
cường vận động. Chúng tôi làm bảng điều tra này nhằm mục đích thu thập ý kiến
của khách hàng về sản phẩm đồ chơi robot để có thể nâng cao sản phẩm, dịch vụ,
cho ra đời những chú robot không những được trẻ yêu thích mà còn đáp ứng được
nhu cầu của các bậc phụ huynh. Rất mong nhận được ý kiến tích cực từ quý vị. Xin

10
hãy trả lời bảng câu hỏi bằng cách tích dấu “x” vào 1 lựa chọn mà quý vị thấy thích
hợp nhất (trừ các câu hỏi có hướng dẫn khác kèm thêm).
1. Đối với 1 đồ chơi Robot, 3 điều nào bạn quan tâm nhất (Chọn 3 trong số
các tiêu chí dưới đây)
Tính năng robot
Giá cả
An toàn sức khỏe
Nhà sản xuất
Độ bền của đồ chơi
2. Tính năng của đồ chơi Robot bạn muốn có là gì?
Robot giải trí (giúp thư giãn, vui vẻ)
Robot giáo dục (giúp dạy học)
3. Tính năng robot giải trí bạn thích nhất
Biết nhảy
Có thể lắp ráp nhiều kiểu
Khả năng mô phỏng hành động
Có thể tương tác với con người
4. Tính năng robot giáo dục bạn thích nhất
Dạy vẽ
Dạy viết
Dạy tính toán
Dạy vận động
11
5. Màu sắc Robot mà con/cháu bạn thích
Màu trắng
Màu đỏ
Màu xanh lá cây
Màu xanh da trời
Màu khác, xin hãy cho biết màu đó: …………………….

6. 1 năm, bạn mua đồ chơi robot cho con mình (hoặc để tặng trẻ em) bao
nhiêu lần?
0 lần
1 lần
2 lần
> 2 lần
7. Mức giá cao nhất bạn có thể chi trả để mua 1 đồ chơi robot là bao nhiêu?
<$200
$200-$500
$501-$1000
>$1000
8. Bạn biết tới đồ chơi robot của hãng nào?
Tosy
ABB
Kuka
12
9. Bạn thường lựa chọn đồ chơi Robot của hãng nào?
Tosy
ABB
Kuka
Khác: (xin nêu rõ)……………………
10. Bạn chọn nhà sản xuất đồ chơi dựa trên tiêu chí nào Hãy lựa chọn 3 tiêu chí
Danh tiếng
Sản phẩm họ cung cấp (tính năng, chất lượng)
Quốc gia của nhà sản xuất
Những đánh giá của người tiêu dùng khác về nhà sản xuất đó
Dịch vụ đối với khách hàng của họ
11. Hiện bạn thấy sản phẩm đồ chơi robot vẫn còn thiếu điều gì?
……………………………………………….……………………….………
……………………….……………………….……………………….………

12. Bạn thường mua đồ chơi công nghệ cao tại đâu?
Trung tâm thương mại
Showroom của nhà sản xuất
Đặt hàng qua website nhà sản xuất
Cửa hàng bán đồ chơi trẻ em
13. Bạn thường biết đến thông tin về sản phẩm đồ chơi Robot qua đâu?
Tivi
Quảng cáo ngoài trời
Mạng internet: báo mạng, kênh xã hội
Hội chợ triển lãm
13
14. Dịch vụ nào bạn mong muốn nhất (Chọn 3 dịch vụ)
Bảo hành 2 năm
Miễn phí giao hàng tận nhà
Miễn phí sửa chữa trong 1 năm
Đổi trả hàng trong 1 tháng
Miễn phí lắp đặt và hướng dẫn sử dụng
15. Bạn thường mua đồ chơi robot cho bé nam hay nữ?
Nam
Nữ
16. Độ tuổi của con/cháu bạn tặng đồ chơi robot là?
<3 tuổi
3-5 tuổi
>5 tuổi
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã trả lời phiếu điều tra!
14
2.3. Kết quả của bảng câu hỏi:
Câu hỏi số Nội dung Số người chọn
Tỷ lệ phần
trăm

Câu 1: Điều gì là quan trọng khi chọn mua
Tính năng robot 500 100%
Giá cả 400 80%
An toàn sức khỏe 420 84%
Nhà sản xuất 80 16%
Độ bền của đồ chơi 100 20%
Câu 2:
Tính năng bạn muốn robot thông minh
có là gì
Giải trí 3750 75%
Giáo dục 1250 25%
Câu 3:
Tính năng robot giải trí bạn muốn có là

Biết nhảy 2150 43%
Có thể lắp ráp điều khiển 2000 40%
Khả năng mô phỏng hoạt động 650 13%
Có thể tương tác với con người 200 4%
Câu 4:
Tnh năng robot giáo dục bạn muốn có
là gì
Dạy vẽ 450 9%
Dạy viết 300 6%
Dạy tính toán 500 10%
Dạy vận động 3750 75%
Câu 5: Màu sắc robot mà con/ cháu bạn thích
Màu trắng 2790 55,8%
Màu đỏ 510 10,2%
Màu xanh lá cây 470 9,4%
Màu xanh da trời 1012 20,24%

Màu khác 218 4,36%
Câu 6: Số lần mua
0 lần 60 12%
1 lần 175 35%
2 lần 200 40%
Nhiều hơn 2 lần 65 13%
Câu 7: Mức giá có thể chi trả
<100USD 2750 55%
15
101 USD-200 USD 2200 44%
201USD-300USD 50 10%
>300USD 0 0%
Câu 8: Biết tới tên tuổi hãng nào
Tosy 1450 29%
ABB 1200 24%
Kuka 1650 33%
Khác 700 14%
Câu 9: Lựa chọn hãng nào
Tosy 600 12%
ABB 1400 28%
Kuka 2700 54%
Khác 300 6%
Câu 10: Tiêu chí lựa chọn hãng
Danh tiếng 800 16%
Sản phẩm họ cung cấp(tính năng, chất
lượng) 2200 44%
Quốc gia của nhà sản xuất 500 10%
Đánh giá của nhà tiêu dùng khác về hãng 400 8%
Dịch vụ của Hãng đối với khách hàng 1100 22%
Câu 11: Bạn thấy đồ chơi robot còn thiếu điều gì

Các câu trả
lời khác nhau 1. Tính sáng tạo
2. Tính mới
3. Gần gũi với con người
4. Giá cả phải chăng
5. Được bán rộng rãi
Câu 12: Địa điểm mua
Trung tâm thương mại 1000 20%
Showroom nhà sản xuất 500 10%
Đặt hàng online 2250 45%
Cửa hàng bán đồ chơi trẻ em 1250 25%
Câu 13: Kênh thông tin tìm hiểu sản phẩm
Truyền hình 1000 200%
Internet 2250 450%
Báo giấy 550 110%
Truyền miệng 850 170%
16
Khác 350 70%
Câu 14: Dịch vụ hậu mãi
Bảo hành 2 năm 2000 40%
Miễn phí giao hàng tận nhà 1500 30%
Miễn phí sửa chữa trong 1 năm 600 12%
Đổi trả hàng trong 1 tháng
500 10%
Miễn phí lắp đặt và hướng dẫn sử dụng 400 8%
Câu 15: Mua cho trẻ nam hay nữ
nam 3750 750%
nữ 1250 250%
Câu 16: Lứa tuổi
<3 tuổi 500 100%

3-5 tuổi 1750 350%
>5 tuổi 2750 550%
17
PHẦN 3: KẾ HOẠCH MARKETING MIX
1. Chiến lược sản phẩm
1.1. Cấu thành sản phẩm:
a) Lợi ích cốt lõi:
Lợi ích cốt lõi của sản phẩm là cấp cơ bản của sản phẩm, cũng là giá trị của sản
phẩm hay công dụng của sản phẩm.
Đối với sản phẩm mRobo, lợi ích cốt lõi của sản phẩm này là mang tính giải trí,
giúp người sử dụng có thể thư giãn khi nghe nhạc và xem robot nhảy.
b) Sản phẩm hiện thực:
Dựa vào điều tra thị trường, có thể xác định thị trường hiện tại còn đang rất thiếu
một sản phẩm đồ chơi công nghệ cao có khả năng phát nhạc và nhảy theo nhạc (căn cứ
vào câu hỏi số 2,3,4 và 11)
Từ đó, công ty đưa ra ý tưởng tạo ra một robot đồ chơi có khả năng phát nhạc và
nhảy theo nhạc.
Tên gọi: mRobo- viết tắt của cụm từ “music Robot” nghĩa là Robot âm nhạc. Do
thị trường mục tiêu là thị trường Mỹ, nên tên sản phẩm được sử dụng tiếng Anh để dễ
thâm nhập thị trường, khách hàng dễ hiểu và cũng tạo cơ hội mở rộng phát triển sản
phẩm sau này.
Tính năng: có thể biến hình từ một chiếc loa thành một robot phát nhạc từ loa và
nhảy theo nhạc. Các bản nhạc mà mRobo có thể phát ra và nhảy rất phong phú và đa
dạng, đặc biệt, mRobo có thể phát và nhảy theo điêu Gangnam Style- một bài hát đang
thịnh hàng trên toàn thế giới và đặc biệt là ở Mỹ.
Tính năng này rất phù hợp với thị trường Mỹ, do đây là thị trường giải trí, âm
nhạc lớn nhất thế giới, âm nhạc rất được ưa thích tại thị trường này. Ngoài ra, ở đây
cũng thường xuyên cập nhật các xu hướng âm nhạc lớn của thế giới, do đó sản phẩm
nếu cập nhật được theo xu hướng của thế giới sẽ được người tiêu dùng đón nhận.
Slogan: mRobo – transforming robot (robot biến hình)

Thiết kế sản phẩm:
Sản phẩm được thiết kế với hình dạng ban đầu là một chiếc loa, khi bật công tắc,
sản phẩm sẽ biến hình thành 1 robot.
18
Màu sắc: sản phẩm ban đầu có màu trắng, đây là một màu trung tính, thích hợp
trong việc đưa sản phẩm mới vào thị trường Hoa Kỳ do sẽ ít vấp phải những phản ứng
với màu sắc của sản phẩm. Sau khi sản phẩm đã vào thị trường được 1 thời gian, thiết
kế sản phẩm có thể thay đổi ở màu sắc và hình dáng. (căn cứ vào câu hỏi số 5 của
bảng câu hỏi)
Bao bì: Bao bì được thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với việc vận chuyển cũng như
trưng bày sản phẩm tại các cửa hàng.
1.2. Chiến lược liên kết sản phẩm – thị trường:
Do sản phẩm mRobo là sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường và thị trường
Hoa Kỳ là thị trường mà công ty Tosy đã có mặt , nên chiến lược liên kết sản phẩm –
thị trường trong trường hợp này là chiến lược sản phẩm mới – thị trường hiện hữu.
Chiến lược này đem lại hiệu quả cao và lợi ích lâu dài trên thị trường.
Khi áp dụng chiến lược này, công ty Tosy có ưu điểm là sở hữu công nghệ sản
phẩm mới và thị trường Hoa Kỳ là thị trường mà công ty đã xuất khẩu trong nhiều
năm. Tuy nhiên, sản phẩm mRobo là sản phẩm mới do đó cách tiếp cận của sản phẩm
này với thị trường cũng có nhiều điểm khác biệt.
2. Chiến lược giá
2.1. Nguyên tắc định giá
a. Xác định mục tiêu
mRobo là một sản phẩm mới, do đó mục tiêu của công ty trước hết là thông nhập
thành công thị trường mới, thu lợi nhuận lớn, đồng thời đưa ra các chương trình ưu đãi
giảm giá như mua hàng với số lượng lớn đối với các nhà mua buôn, giảm giá nếu mua
hàng qua internet,
b. Xác định chi phí
+ Xác định đầy đủ chi phí đầu vào của sản phẩm: nguyên vật liệu, máy móc, nhà
xưởng, nhân công,

+ Xác định đầy đủ chi phí đầu ra của quá trình sản xuất, kể cả chi phí bao bì đóng
gói, nhãn hiệu trước khi sản phẩm đưa vào lưu thông.
+ Xác định giá thành sản xuất: Do công ty lựa chọn kênh phân phối trung gian có
cả người bán buôn và bán lẻ nên cho dù định giá bán buôn hay bán lẻ thì vẫn phải xác
định được giá thành sản xuất vì đây là cơ sở để định giá bán sản phẩm.
19
+ Xác định giá thành bán buôn và bán lẻ: Do những đặc thù của bán buôn và bán
lẻ rất khác nhau về chủ thể giao dịch, khối lượng giao dịch, thời gian giao dịch, nên
mức giá thành và mức giá bán cũng có sự chênh lệnh. Giá bán buôn sẽ thấp hơn giá
bán lẻ.
c. Dự đoán khối lượng bán
Công ty dự đoán với sản phẩm mRobot, trong vòng 6 tháng đầu tiên sẽ đạt tổng
khối lượng bán khoảng 1.000.000 sản phẩm. Đây là đánh giá dựa vào những thống kê
thu được đối với những sản phẩm robot trước đây đã được tiêu thụ trên thị trường này.
Công ty cũng đánh giá một số yếu tố cơ bản đối với vấn đề dự đoán tổng cầu đối
với sản phẩm mRobot:
+ Định vị sản phẩm của công ty: Tosy đã có tiếng trên thị trường Hoa Kỳ là công
ty chuyên sản xuất đồ chơi công nghệ cao và mRobot là một sản phẩm không ngoại lệ.
Hơn nữa mRobot như đã giới thiệu là một robot có một khả năng vô cùng đặc biệt là
biết nhảy điệu Gangnam Style. Thời gian gần đây thị trường Hoa Kỳ đang rất chuộng
điệu nhảy này và do vậy tính năng này của mRobot là là một điều vô cùng ấn tượng và
giúp khách hàng định vị ngay được sản phẩm.
+ Đánh giá tương quan cạnh tranh trên thị trường: Trên thị trường Hoa Kỳ hiện
nay có khá nhiều công ty nội địa sản xuất đồ chơi và cả các công ty nước ngoài khác
nhưng xét riêng về robot công nghệ cao thì không nhiều.
d. Xác định giá cạnh tranh
Công ty đã có những mức giá của các sản phẩm robot trước đó và lấy đó làm một
phần căn cứ để xác định giá của mRobo. Vì đó là mức giá đã được thị trường chấp
nhận. Dựa vào uy tín, hình ảnh của Tosy cũng như sự hài lòng của khách hàng, công ty
tin đây sẽ là những đảm bảo tốt cho mức giá đưa ra đó.

2.2. Xác định giá bán tối ưu
Mức giá bán tối ưu sẽ được xác định khi đã hoàn thành xong các bước trên và
phụ thuộc vào công ty sẽ đưa giá này cho ai: nhà bán buôn hay nhà bán lẻ?
Đối với nhà bán buôn, vì mục tiêu đưa sản phẩm thâm nhập nhanh chóng thị
trường nên công ty sẽ đưa ra chính sách chiết khấu trên số lượng hàng bán. Khi nhà
phân phối mua một lượng hàng lớn sẽ được giảm trực tiếp ngay trên tổng tiền thanh
toán.
20
Đối với nhà bán lẻ, công ty sẽ đưa ra giá bán cao hơn, tuy nhiên lại đưa ra hình
thức khuyến mại khác: Đó là tặng kèm quà tặng khi khách hàng mua số lượng lớn từ 3
con trở lên.
Tóm lại, mức giá bán tối ưu như sau:
Giá bán lẻ: 149 USD/ sản phẩm
Lợi nhuận kì vọng tính toán: 20% doanh thu
Giá cho các nhà phân phối: 50 USD/ sản phẩm (giá FOB, cảng Hải Phòng)
Lượng bán tối thiểu (MOQ): 1.000.000 sản phẩm/1 đơn đặt hàng.
Hoa hồng cho nhà bán buôn: 30%
Hoa hồng cho nhà bán lẻ: 10%
3. Chiến lược phân phối
3.1. Phương thức phân phối
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường Mỹ, đối với sản phẩm mRobo có thể áp dụng cả
hai phương thức phân phối là phương thức phân phối là trực tiếp và gián tiếp. Công ty
sẽ kết hợp song song cả hai phương thức này trong hoạt động phân phối sản phẩm đồ
chơi mRobo của mình.
Phương thức phân phối trực tiếp là hoạt động phân phối hàng hóa trực tiếp từ
người sản xuất đến người tiêu dùng không qua các hệ thống trung gian. Có thể thực
hiện phương thức phân phối trực tiếp bằng cách: bán hàng tận nhà, bán qua thư đặt
hàng, qua các cửa hàng của nhà sản xuất và qua mạng internet Tuy nhiên với đặc
điểm là công ty nước ngoài việc bán hàng tận nhà cũng như tiếp cận được với các cửa
hàng sẽ tốn kém thời gian, công sức và gặp không ít khó khăn, do đó công ty sẽ lựa

chọn phương thức là bán hàng qua thư đặt hàng, bán hàng qua internet. Hay nói cách
khác chính là thông qua hình thức E-marketing để thực hiện phân phối sản phẩm đến
với khách hàng. Công ty sẽ lập một website tại Hoa Kỳ để người tiêu dùng, khách
hàng Hoa Kỳ tiếp cận dễ dàng hơn. Việc sử dụng thương mại điện tử sẽ rất có ích nhất
là trong giai đoạn hiện nay giá cả, dịch vụ leo thang… như vậy công ty sẽ tiết kiệm
được chi phí khi giao dịch. Công ty sẽ thiết kế một trang web liên kết riêng trong trang
chủ của công ty dành riêng cho sản phẩm mRobot này bằng tiếng Anh. Trên đó người
đọc sẽ dễ dàng tìm kiếm và tra cứu tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm này về
đặc tính, chủng loại, mẫu mã, màu sắc, được xem các clip biểu diễn tài năng của robot.
21
Và có hướng dẫn mua hàng online. Khách hàng có thể đặt hàng mua sản phẩm rất dễ
dàng, website sẽ thiết kế để khách hàng có thể mua hàng một cách đơn giản và thuận
tiện nhất.
Đối với phương thức phân phối gián tiếp, công ty sẽ lựa chọn phân phối hàng
hóa thông qua hệ thống các trung gian. Bằng cách này, công ty có thể tận dụng được
kinh nghiệm, sự hiểu biết thị trường, quy mô của các trung gian phân phối này để sản
phẩm có thể tiếp cận một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn vào thị trường Mỹ. Đồng
thời, qua đây có thể tận dụng các mối quan hệ của các trung gian phân phối này để mở
rộng thêm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.
Hoa Kỳ là thị trường rộng lớn nên hàng Việt Nam có thể xuất khẩu vào Hoa Kỳ
không chỉ qua các nhà nhập khẩu mà còn có thể qua các nhà bán buôn, bán lẻ và các
nhà sản xuất của Hoa Kỳ Công ty sẽ lựa chọn trung gian phân phối là những người bán
buôn, những người bán lẻ, môi giới và các đại lý quảng cáo. Lý do công ty đưa ra
những lựa chọn này:
Ban đầu khi mới đưa sản phẩm này vào thị trường, điều quan trọng nhất là để sản
phẩm có mặt một cách nhanh nhất trên thị trường. Nhà bán buôn có khả năng lớn về
vốn, có khả năng cấp tín dụng tài chính, có thể chi phối các quan hệ thị trường lớn, và
các giao dịch của họ thường phân phối trên một thị trường rộng. Do đó họ sẽ có sức
đẩy hàng hóa ra thị trường, và sản phẩm sẽ được biết đến nhanh hơn. Một lý do nữa
công ty chọn nhà bán buôn làm trung gian phân phối vì chính những nhà bán buôn này

sẽ lại bán hàng cho những người bán lẻ vì có một thực tế là những người bán lẻ nhiều
mặt hàng thường muốn mua hàng từ nhà bán buôn hơn là mua trực tiếp từ nhà sản
xuất.
Tuy nhiên, vì mRobo là một sản phẩm mới nên công ty cũng rất muốn có được
thông tin phản hồi từ khách hàng, nếu chỉ phân phối thông qua người bán buôn thì
thông tin phản hồi chỉ là thông tin thứ cấp nên công ty cũng sẽ chọn người bán lẻ là
trung gian phân phối cho sản phẩm này. Họ có những phương tiện bán hàng rất đa
dạng, phong phú: siêu thị, hệ thống cửa hàng, các cửa hàng khuyến mại, giảm giá, đặc
biệt còn có các cửa hàng chỉ dành riêng cho trẻ em, Một lý do nữa là người bán lẻ
thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng, nắm được nhu cầu, thị
22
hiếu và thói quen mua hàng của khách hàng nên sẽ hiểu rõ nhu cầu và cũng có được
những phản hồi của khách hàng một cách trực tiếp và nhanh nhất.
Một trung gian phân phối nữa công ty muốn sử dụng là người môi giới: do hoạt
động mua bán trên thị trường khá phức tạp, là một công ty nước ngoài nên chắc chắn
độ hiểu biết về thị trường nội địa còn nhiều hạn chế, và ngay cả người bán buôn và
người bán lẻ nhiều lúc cũng không nắm bắt hết được các nguồn hàng hóa có khả năng
cung ứng cũng như sự vận động của chúng, những lúc đó rất cần một tầng lớp trung
gian có nhu cầu tìm kiếm thị trường – chính là người môi giới. Họ sẽ làm nhiệm vụ
xúc tiến mua bán hàng hóa trên thị trường, làm cho cung cầu hàng hóa gặp nhau. Do
đó, thông qua việc trả hoa hồng cho người môi giới, công ty có thể bán hàng cho
khách hàng thông qua kết quả tìm kiếm của những người môi giới này.
3.2. Chiến lược phân phối
Công ty sẽ sử dụng chiến lược phân phối có chọn lọc đối với sản phẩm đồ chơi
mRobo này. Bởi phân phối chọn lọc đỏi hỏi việc sử dụng không phải một số ít các
trung gian cũng không phải sử dụng tất cả các trung gian sẵn có trên thị trường. Công
ty chỉ lựa chọn một số trung gian phân phối phù hợp nhất, như đã nói ở trên đó là
thông qua người bán buôn, người bán lẻ và người môi giới và E-marketing. Công ty
cũng rất hy vọng sẽ phát triển được mối quan hệ và sự phát triển tốt cho sản phẩm đối
với các trung gian đã lựa chọn và mRobo sẽ có được thị phần thỏa đáng.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi mà Internet đã thu hẹp
lại khoảng cách giữa mọi nơi trên thế giới thì E-marketing trở thành kênh phân phối vô
cùng hiệu quả và cũng là xu hướng sắp tới của đại đa số các doanh nghiệp.
Nước Hoa Kỳ - nền kinh tế đứng thứ nhất thế giới với đại đa số người dân đều
biết đến và được tiếp cận với Internet thì sử dụng công cụ E-marketing là rất hợp lý.
Kênh phân phối này không những giúp tiết giảm được chi phí cho công ty mà còn
giảm được chi phí cho chính những người tiêu dùng. Thông qua E-marketing, hình ảnh
của sản phẩm được đông đảo mọi người biết đến hơn và ngay khi họ quyết định mua
sản phẩm thì họ cũng đã có ngay được giải pháp cho mình là đặt mua trên Internet.
Bằng cách này, họ không cần trực tiếp đến các cửa hàng, siêu thị để chọn mà vẫn có
được sản phẩm yêu thích. Công ty không chỉ cung cấp cho người xem những hình ảnh
đơn thuần mà còn đưa ra những clip thực miêu tả những tính năng của robot để khách
23

×