83
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử phát hiện và đặc điểm một số nhóm máu hệ hồng cầu 3
1.1.1. Nhóm máu hệ ABO 5
1.1.2. Hệ nhóm máu Rhesus (Rh) 7
1.1.3. Hệ nhóm máu Kell 8
1.1.4. Hệ nhóm máu Kidd 10
1.1.5. Hệ nhóm máu Duffy 11
1.1.6. Hệ nhóm máu Lewis 11
1.1.7. Hệ nhóm máu MNS 12
1.1.8. Hệ nhóm máu P 13
1.2. Miễn dịch trong truyền máu 14
1.2.1. Kháng thể nhóm máu 16
1.2.2. Điều kiện để có sự miễn dịch 18
1.3. Hậu quả do bất đồng kháng nguyên hồng cầu giữa người cho và người
nhận khi truyền máu 21
1.4. Tình hình thực hiện phản ứng hoà hợp có sử dụng kháng globulin người
23
1.4.1. Trên thế giới 23
1.4.2. Tại Việt Nam 26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. Vật liệu nghiên cứu, thuốc thử và trang thiết bị 28
2.2.1. Dụng cụ 28
2.2.2. Trang thiết bị 28
2.2.3. Hóa chất – Thuốc thử 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 29
2.3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu 29
2.3.2. Các thông số nghiên cứu và thời điểm thu thập số liệu nghiên cứu 30
2.3.3. Thiết kế nghiên cứu 31
2.4. Các kỹ thuật được sử dụng 31
84
2.4.1. Phản ứng hòa hợp ở 22
°
C bằng phương pháp ống nghiệm 31
2.4.2. Phản ứng hòa hợp sử dụng AHG trên gel card 33
2.4.3. Kỹ thuật làm nghiệm pháp Coombs trực tiếp trên gel card 36
2.4.4. Kỹ thuật chọn máu: 37
2.4.5. Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (SLHC, Hb) được thực hiện trên
máy đếm tế bào tự động Celltac của Nihon Kohden 38
2.4.6. Định lượng Bilirubin trên máy Hitachi 902 của Nhật Bản 38
2.4.7. Định lượng Haptoglobin trên máy Hitachi 902 của Nhật Bản 38
2.5. Xử lý số liệu: 38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Đặc điểm của BN bị bệnh máu được truyền KHC 40
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới của BN bị bệnh máu được truyền KHC 40
3.1.2. Phân bố BN được truyền KHC theo chẩn đoán lâm sàng 41
3.1.3. Phân bố BN được truyền KHC theo nhóm máu hệ ABO 42
3.1.4. Phân bố BN được truyền KHC theo mức độ thiếu máu 42
3.2. Kết quả thực hiện PƯHH cho BN bị bệnh máu được truyền KHC 43
3.2.1. Kết quả thực hiện PƯHH ở 22ºC của những BN bị bệnh máu được
truyền KHC 43
3.2.2. Kết quả thực hiện PƯHH sử dụng AHG ở những BN bị bệnh máu được
truyền KHC 44
3.2.3. Mối liên quan giữa PƯHH ở 22ºC và PƯHH có sử dụng AHG 45
3.2.4. Đặc điểm của BN bị bệnh máu được truyền KHC mà PƯHH có sử dụng
AHG dương tính. 45
3.3. Kết quả chọn máu ở BN có PƯHH sử dụng AHG dương tính và hiệu quả
của việc chọn đơn vị máu hòa hợp 48
3.3.1. Kết quả chọn máu ở BN có PƯHH sử dụng AHG dương tính 48
3.3.2. Đánh giá hiệu quả của P¦HH có sử dụng AHG 51
Chương 4. BÀN LUẬN 58
4.1. Đặc điểm của BN bị bệnh máu được truyền KHC 58
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới của BN bị bệnh máu được truyền KHC 58
4.1.2. Phân bố BN được truyền KHC theo chẩn đoán lâm sàng 58
4.1.3. Phân bố BN được truyền KHC theo hệ nhóm máu ABO 59
4.2. Kết quả thực hiện PƯHH cho BN bị bệnh máu dược truyền KHC 59
4.2.1. Kết quả thực hiện PƯHH ở 22
0
C cho BN được truyền KHC 59
85
4.2.2. Kết quả thực hiện PƯHH sử dụng AHG ở những BN bị bệnh máu được
truyền KHC 60
4.2.3. Mối liên quan giữa PƯHH ở điều kiện 22
0
C và PƯHH sử dụng AHG.
62
4.2.4. Đặc điểm của BN bị bệnh máu được truyền KHC có PƯHH sử dụng
AHG dương tính. 62
4.3. Kết quả chọn máu ở BN có PƯHH sử dụng AHG dương tính và hiệu quả
của việc chọn được đơn vị máu hòa hợp. 66
KẾT LUẬN 72
KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Máu rất quan trọng và cần thiết cho cuộc sống, nhờ có truyền máu mà
nhiều người bệnh đã được cứu sống, máu cần cho điều trị ngoại khoa, nội
khoa, sản khoa… khi triển khai một số kỹ thuật cao như ghép tạng, mổ tim
cũng rất cần máu. Máu quan trọng như vậy, nhưng truyền máu cũng có thể
gây ra các tai biến nghiêm trọng nếu các nguyên tắc về truyền máu không
được tuân thủ [12], [20], [23], [28], [30], [60].
Hiện nay, tại các nước tiên tiến trên thế giới an toàn truyền máu về mặt
miễn dịch đã được thực hiện một cách triệt để, việc định nhóm máu hệ ABO,
Rh và một số hệ nhóm máu khác, thực hiện phản ứng hòa hợp đầy đủ và sàng
lọc kháng thể bất thường của cả người cho và người nhận đã được thực hiện
một cách thường quy. Nhờ thực hi
ện đồng bộ các biện pháp trên mà an toàn
truyền máu về mặt miễn dịch tại các nước này đã được bảo đảm và đã hạn chế
được tới mức thấp nhất các tai biến truyền máu [8], [30], [69].
Trong khi đó, tại nước ta hiện nay thực hiện an toàn truyền máu về mặt
miễn dịch chưa được đảm bảo, chúng ta mới chỉ thực hiện được việc định
nhóm máu hệ ABO, đị
nh nhóm máu hệ Rh (D), làm phản ứng chéo trong điều
kiện kháng globulin mới chỉ được thực hiện tại một số trung truyền máu lớn.
Việc xác định các hệ nhóm máu hồng cầu khác và sàng lọc kháng thể bất
thường chưa được thực hiện [2], [3].
Để nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch, đảm bảo
sự hòa hợp về nhóm máu giữa người cho và người nhận, thực hiện theo quy
chế truyền máu, Viện Huyết học - Truyền máu TW đã triển khai xét nghiệm
hòa hợp có sử dụng kháng globulin người cho những BN bị bệnh máu được
truyền khối hồng cầu trong quá trình điều trị. Để đánh giá hiệu quả của xét
2
nghiệm này trong việc đảm bảo an toàn truyền máu, thực hiện truyền máu có
hiệu lực, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu sau:
“ Nghiên cứu hiệu quả của phản ứng hòa hợp có sử dụng kháng globulin
người để nâng cao chất lượng an toàn truyền máu ”
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử phát hiện và đặc điểm một số nhóm máu hệ hồng cầu
Năm 1900, với phát minh vĩ đại của Karl Landsteiner về hệ nhóm máu
ABO - hệ thống nhóm máu đầu tiên được phát hiện ở người, việc phát hiện ra
nhóm máu hệ ABO đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành truyền máu. Từ
đó, việc truyền máu được thực hiện dựa trên sự hoà hợp giữa người cho và
người nhận v
ề hệ nhóm máu ABO và đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tai biến do
truyền máu. Tuy nhiên, sự phát minh ra hệ nhóm máu ABO cũng chưa giải
thích được một số trường hợp mặc dù đã có sự hoà hợp hệ ABO mà tai biến
truyền máu vẫn xảy ra. Cho đến năm 1941, khi Levine và cộng sự phát hiện
thêm nhóm máu Rh thì những trường hợp này mới được giải thích. Tiếp sau
đó, có rất nhiều hệ nhóm máu hồng cầu khác lần lượ
t đã được phát hiện như
hệ Kell, hệ Kidd, hệ Duffy Cho đến nay Hội Truyền máu Quốc tế đã công
nhận có 29 hệ thống nhóm hồng cầu với 285 kháng nguyên hồng cầu khác
nhau [2], [3], [18], [19], [20], [28].
Bảng 1.1. Nhóm máu hệ hồng cầu theo danh pháp của Hội TM Quốc tế
Danh
pháp
Hệ thống Viết tắtSố
KN
Các kháng nguyên
chính
Vị trí trên NST
001 ABO ABO 4 A,B,AB
1
,A
1
9 q- 34.1- q
34.2
002 MNSs MNS 38 M,N,S, s,U,En
a
4 q28- q31
003 P P 1 P1 22 q 11.2- qter
004 Rhesus Rh 45 D,C,c,E,e 1p 36.2-p 34
005 Lutheran LU 18 Lu
a
,lu
b
,Lu
ab
,Lu4 19 q12- q13
006 Kell KEL 21 K, k, Kp
a
,Kp
b
,Js
a
7 q33
4
007 Lewis LE 3 Le
a
, Le
b
, Le
ab
19p13.3
008 Duffy FY 6 Fy
a
, Fy
b
, Fy3, Fy4 1q 22-q23
009 Kidd JK 3 Jk
a
, Jk
b
, Jk
ab
18 q11.1-q11.2
010 Diego DI 4 Di
a
,Di
b
,Wr
a
, Wr
b
17q12-q21
011 Cartwrigh
t
YT 2 Yt
a
, Yt
b
7q22
012 Xg XG 1 Xg
a
Xp 22.32
013 Scianna SC 3 S
m
, Bu
3
, Sc
3
1p36.2-p22.1
014 Dombrock DO 5 Do
a
,Do
b
,Gy
a
,Hy,Jo
a
Do
Glycoprotein
015 Colton CO 3 Co
a
, Co
b
, Co
ab
7 p14
016 Land/Wie
ner
LVV 3 Lw
a
, LW
b
, LW
ab
1p13.2- cen9
017 Chido/Ro
ger
CH/R
G
9 Ch1,Ch2,Ch3,Rg1,Rg2,
WH
35875.75
018 Hh H 1 H 19q13
019 Kx XK 1 Kx Xp21.1
020 Gerbich GE 7 Ge2,Ge3,Ge4,Wb 2 q14-q21
021 Cromer CROM 10 Cr
a
,Tca, Tcb,Tcc,Dra 1q32
022 Knops KNOP
S
5 Kn
a
, Kn
b
, McC
a
,Si
a
, Yk
a
1q32
023 Indian IN 2 In
a
, In
b
11 p13
024 Ok OK 1 10
025 Raph RAPH 1 11
026 John
Milton
Hagen
JMH 1 15
027 I I 1 6
028 Globoside GLOB 1 3
029 Gill GIL 1 9
Việc phát hiện ra các nhóm máu khác nhau của hệ hồng cầu đã giải thích
5
được các trường hợp tai biến truyền máu trước đây là do sự bất đồng kháng
nguyên nhóm máu ngoài hệ ABO giữa người cho và người nhận khi truyền
máu hoặc giữa mẹ và thai nhi [2], [3], [27].
1.1.1. Nhóm máu hệ ABO
1.1.1.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1900, nhà bác học Karl Landsteiner và cộng sự đã làm thực
nghiệm trộn các mẫu máu của các cá thể với nhau và quan sát hiện tượng
ngưng kết, ông nhận thấy có những mẫu ngưng kết, có những m
ẫu không
ngưng kết. Qua phân tích hiện tượng ngưng kết giữa hồng cầu của người này
với huyết thanh của người kia và ngược lại, Lansdteiner đã phát hiện ra hệ
thống nhóm máu đầu tiên ở người, đó là hệ nhóm máu ABO với 3 nhóm máu
là: Nhóm A, nhóm B, nhóm O. Năm 1902, Decastello và Sturli đã lặp lại thí
nghiệm của Landstainer và phát hiện thêm nhóm máu AB [2], [3], [19], [23],
[60], [69].
1.1.1.2. Đặc điểm của nhóm máu hệ ABO
Hệ nhóm máu ABO có bốn nhóm chính là nhóm A, nhóm B, nhóm AB
và nhóm O. Bốn nhóm máu này được nhận bi
ết dựa vào sự có mặt hoặc
không có mặt của kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và sự có mặt hoặc
không có mặt của kháng thể chống A, kháng thể chống B trong huyết thanh
(Hình1.1).
Hình 1.1: Đặc tính của nhóm máu hệ ABO
Kháng thể
Kháng
nguyên trên
bề mặt hồng
c
ầ
u
Nhóm máu
6
• Kháng nguyên hệ ABO:
Kháng nguyên của hệ nhóm máu ABO thường xuất hiện sớm, vào
khoảng tuần thứ năm sau khi thụ thai nhưng phải đến 2 – 4 năm sau khi sinh
những kháng nguyên này mới phát triển đầy đủ và hằng định. Tuy nhiên ở
người cao tuổi, tính kháng nguyên của hồng cầu sẽ yếu đi. Trong một số trạng
thái bệnh lý cũng tác động vào hệ kháng nguyên này: BN bị bệnh bạch cầu
cấp tính kháng nguyên bị
suy giảm, khi bị tổn thương ruột lan rộng có thể tạo
ra kháng nguyên giả B trên hồng cầu A. Những trạng thái đặc biệt trên có thể
dễ tạo ra sai lầm khi xác định nhóm trong hệ ABO [2], [3], [15], [29], [31],
[35], [36], [37], [41].
Kháng thể hệ ABO
Kháng thể tự nhiên chống A và kháng thể tự nhiên chống B có bản chất
là IgM, hoạt động thích hợp ở 4°C, xuất hiện ngay sau khi sinh, tăng dần hiệu
giá và đạt cực đại vào 5-10 tuổi, những kháng thể này không qua đượ
c hàng
rào nhau thai, không bao giờ có trong huyết thanh của cá thể có kháng nguyên
tương ứng trên bề mặt hồng cầu. Kháng thể chống A và chống B cũng có thể
là kháng thể miễn dịch, có bản chất là IgG, hoạt động thích hợp ở 37°C, được
hình thành qua một quá trình đáp ứng miễn dịch do tiếp xúc với kháng
nguyên của hệ ABO gặp trong trường hợp bất đồng nhóm máu giữa mẹ và
con, truyền máu không hoà hợp hệ ABO, các kháng thể này có thể lọt qua
hàng rào nhau thai, có khả năng kết hợp với bổ thể và gây tan máu trong lòng
mạch [2], [3], [15], [29], [35], [36], [41], [47].
Ngoài bốn nhóm máu chính đã được trình bầy ở trên, năm 1911 Von
Dungerm và Hirschfeld đã phát hiện nhóm máu A gồm có hai loại khác nhau
là nhóm A
1
và A
2
. Nhóm máu A
2
thường gặp hơn ở người Châu Âu (20%),
trong số những người có nhóm máu A
2
thì có khoảng 1-8 % là có kháng thể tự
7
nhiên chống lại hồng cầu A
1
và khoảng 35% người có nhóm A
2
B có kháng
thể tự nhiên chống lại hồng cầu A
1
nhưng thường có tỷ lệ và hiệu giá thấp,
những trường hợp này khi nhận máu A1 có thể tạo miễn dịch và gây tai biến
truyền máu nếu truyền tiếp máu A1. Cho đến nay người ta đã phát hiện được
khá nhiều trường hợp dưới nhóm của nhóm A và nhóm B [2], [3], [36], [41].
1.1.2. Hệ nhóm máu Rhesus (Rh)
1.1.2.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1939, Levine và Stetson phát hiện một kháng thể bất thường trong
huyết thanh của một người phụ nữ sinh con bị b
ệnh vàng da tan máu, kháng
thể này làm ngưng kết hồng cầu của cha và con nhưng không làm ngưng kết
hồng cầu của mẹ, kháng thể này làm ngưng kết hồng cầu của 85% quần thể
người da trắng. Từ hiện tượng trên, các tác giả đã giải thích được sự bất đồng
miễn dịch giữa thai và mẹ là do một kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu
của thai nhưng vắng mặt trên hồng c
ầu của mẹ mà trước đó được coi là một
hiện tượng huyền bí, kháng nguyên này gọi là kháng nguyên D. Những người
có kháng nguyên D trên hồng cầu được coi là những người có nhóm máu
Rh(D) dương, những người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được coi
là những người Rh (D) âm [2], [3], [29], [33], [34], [41].
Năm 1940, Karl Landsteiner và Wiener miễn dịch thỏ và lợn bằng
hồng cầu khỉ Rhesus và đã thu được một kháng thể mà gây ngưng kết với
khoảng 85% hồng cầu người và đ
ã gọi tên yếu tố đó là Rh, Wiener và Peters
cũng đã nhận xét có sự xuất hiện kháng thể Rh (D) ở những BN Rh (D) âm đã
nhận máu Rh (D) dương. Tuy nhiên, người được công nhận phát hiện ra
kháng nguyên D chính là Levine và cộng sự (1938 - 1940) [33], [34].
8
1.1.2.2. Kháng nguyên hệ Rh
Cho đến nay đã có khoảng 50 kháng nguyên của hệ Rh được phát hiện,
tuy nhiên 5 kháng nguyên quan trọng nhất của hệ Rh vẫn là: D, C, c, E, e, các
kháng nguyên này tương ứng với 6 gen: D, d, C, c, E, e. Trong đó gen d được
giả định trên lý thuyết vì trên thực tế người ta chưa xác định được kháng thể
chống d và kháng nguyên d, các gen này liên kết và tổ hợp với nhau để tạo ra
các kiểu gen của hệ Rh [2], [3], [15], [29], [31], [33], [37], [41], [64].
1.1.2.3. Kháng thể hệ Rh
Kháng thể của hệ Rh đượ
c sinh ra do quá trình miễn dịch bởi một hoặc
nhiều kháng nguyên của hệ Rh, hầu hết là do truyền máu và mang thai không
hòa hợp các kháng nguyên hệ Rh, trong đó kháng nguyên D có tính sinh
kháng thể mạnh nhất. Ngoài ra, các kháng nguyên C, c, E, e đều có khả năng
gây miễn dịch tạo kháng thể tương ứng.
Kháng thể miễn dịch hệ Rh thường có bản chất là IgG, có thể lọt qua
hàng rào rau thai. Kháng thể tự nhiên của hệ Rh rất hiếm gặp, người ta có thể
gặp kháng thể IgM chố
ng E nhưng với tỷ lệ rất thấp. Kháng thể hệ Rh có thể
được phát hiện bằng nghiệm pháp Coombs gián tiếp, kỹ thuật xử lý hồng cầu
bằng enzyme hoặc trong môi trường đại phân tử [2], [3], [15], [29], [31], [33],
[41], [64].
1.1.3. Hệ nhóm máu Kell
1.1.3.1. Lịch sử phát hiện
Hệ Kell là hệ nhóm máu khá phức tạp. Năm 1946, Coombs, Mourant và
Race đã phát hiện ra kháng thể từ một sản phụ tên là Kellerher sinh con bị
vàng da, kháng nguyên tương ứng với kháng thể này được ông
đặt tên là
K(Kell). Năm 1949, Levine và cộng sự phát hiện ra kháng nguyên k(Cellano)
và kháng thể của nó. Năm 1957, Allen, Chown và cộng sự phát hiện thêm ba
9
kháng nguyên mới của hệ Kell là Kp
a
, Kp
b
và Kp
o
. Năm 1958, kháng nguyên
Js
a
được phát hiện bởi Giblett và kháng nguyên Js
b
được Walker phát hiện
năm 1963 [34], [41], [64].
1.1.3.2. Kháng nguyên hệ Kell
Cho đến nay người ta đã phát hiện được 23 kháng nguyên khác nhau của hệ
Kell trong đó có 6 kháng nguyên có ý nghĩa quan trọng trong thực hành truyền
máu:
-Kháng nguyên K (Kell): có mặt khoảng 10% ở người da trắng, hiếm
gặp ở người da vàng, Mỹ và Mông Cổ, kháng nguyên k (Cellano): phổ biến
tới 99,8% ở người da trắng, gần 100% ở người Việt Nam.
-Kháng nguyên Kp
a
(Penney), Kp
b
(Rautenberg ), kháng nguyên Js
a
(Sutter: gặp ở 19,5 % người da đen), kháng nguyên Js
b
.
Hệ nhóm máu này có vai trò rất quan trọng trong thực hành truyền máu,
chỉ sau hệ ABO và Rh do các kháng thể miễn dịch chống K phản ứng rất
mạnh với hồng cầu mang kháng nguyên K và gây tan máu trong lòng mạch
khi truyền máu không phù hợp và trong các trường hợp bất đồng nhóm máu
mẹ con hệ Kell [3], [29], [34], [37], [41], [64].
1.1.3.3. Kháng thể hệ Kell
Kháng thể kháng lại kháng nguyên K hầu như do miễn dịch sinh ra và
được xem là một trong những kháng thể bất thường phổ biến sau hệ Rh,
kháng thể miễ
n dịch chống K cũng là một trong những nguyên nhân gây
vàng da tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ và con. Kháng thể
kháng k có đặc tính rất giống kháng thể kháng K nhưng gặp với tần số ít
hơn.
Bản chất của hai kháng thể này đều là IgG có thể lọt qua hàng rào rau
10
thai. Kỹ thuật tốt nhất để phát hiện kháng thể này là kỹ thuật kháng globulin
gián tiếp. Kháng thể kháng Kp
a
, Kp
b
, Js
a
, Js
b
ít gặp hơn kháng thể kháng K và
k rất nhiều [3], [29], [31], [37], [41], [64].
1.1.4. Hệ nhóm máu Kidd
1.1.4.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1951, Allen và cộng sự đã phân lập được trong huyết thanh của sản
phụ tên là Kidd (có con bị bệnh tan huyết) một kháng thể đặc hiệu chống
kháng nguyên Jk
a
, kháng nguyên này gặp ở người da đen nhiều hơn người da
trắng. Hai năm sau đó, Flaut phát hiện kháng thể đồng miễn dịch chống kháng
nguyên Jk
b
do truyền máu [3], [34]. [37], [41], [64].
1.1.4.2. Kháng nguyên hệ Kidd
Hệ nhóm máu Kidd gồm hai kháng nguyên Jk
a
và Jk
b
, hai kháng nguyên
này đã phát triển đầy đủ khi trẻ mới chào đời và chỉ có trên bề mặt hồng cầu
[34], [41].
1.1.4.3. Kháng thể hệ Kidd
Cả hai kháng thể kháng Jk
a
và Jk
b
đều có bản chất là IgG và đều được
sinh ra do quá trình miễn dịch.
Kỹ thuật tốt nhất để phát hiện kháng thể kháng Jk
a
và Jk
b
là kỹ thuật
kháng globulin gián tiếp, đôi khi phản ứng xảy ra trong môi trường nước
muối. Trong quá trình lưu giữ, kháng thể kháng Jk
a
và kháng thể kháng Jk
b
bị
giảm dần hiệu giá, khi đó muốn phát hiện được kháng thể phải làm phản ứng
Coombs với hồng cầu được xử lý bằng enzym tiêu protein.
Kháng thể hệ Kidd là những kháng thể yếu, ít gây bệnh tan máu ở trẻ sơ
sinh và nếu xảy ra cũng ở mức nhẹ. Tuy nhiên, chúng là một trong những
kháng thể thường gây nên phản ứng tan máu muộn trong truyền máu, đôi khi
11
rất nặng nề [34], [41], [64].
1.1.5. Hệ nhóm máu Duffy
1.1.5.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1950, Cutbush và cộng sự đã phát hiện một kháng thể không bình
thường ở một BN Hemophilie tên là Duffy mà BN đã được truyền máu nhiều
lần và đã xác định được một kháng nguyên mới gọi là Duffy hay Fy
a
. Một
năm sau, kháng nguyên Fy
b
cũng được Ikin xác định trong huyết thanh của
một sản phụ. Tiếp theo bốn kháng nguyên khác của hệ Duffy là Fy3, Fy4,
Fy5, Fy6 lần lượt được phát hiện bởi Albrey (1971), Harris (1970), Colledge
(1973) và Nichols (1987) [3], [15], [29], [34], [37].
1.1.5.2. Kháng nguyên hệ Duffy
Kháng nguyên của hệ Duffy gồm có: Fy
a
, Fy
b
, Fy3, Fy4, Fy5, Fy6.
1.1.5.3. Kháng thể hệ Duffy
Kháng thể của hệ Duffy thường được sinh ra do phản ứng truyền máu,
có bản chất là IgG có thể gây tan máu trong lòng mạch.
Hầu hết gặp kháng thể chống Fy
a
, loại chống Fy
b
rất hiếm [37], [41].
1.1.6. Hệ nhóm máu Lewis
1.1.6.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1946, Mourant phát hiện một kháng thể có trong huyết thanh của
người phụ nữ có tên là Lewis, kháng thể này gây ngưng kết hồng cầu của
20% số người được thử, không liên quan đến hệ ABO, Mourant đã đặt tên cho
kháng nguyên mới này là Lewis a (Le
a
). Năm 1948, Andersen phát hiện một
kháng thể đối lập với kháng nguyên Le
a
và không bị ngưng kết bởi kháng
nguyên này, kháng nguyên này được gọi là Lewis b (Le
b
) [36], [41], [64].
12
1.1.6.2. Kháng nguyên hệ Lewis
Kháng nguyên Le
a
và Le
b
không được sinh tổng hợp từ tế bào hồng cầu,
các kháng nguyên này được tạo ra bởi tế bào của tổ chức và được tiết vào các
dịch của cơ thể và huyết tương, sau đó được hấp phụ từ huyết tương lên trên
màng hồng cầu, chuyển tính đặc hiệu kháng nguyên cho hồng cầu. Vì vậy,
tính đặc hiệu của nhóm hồng cầu hệ Lewis cũng thay đổi theo thời gian [34],
[33], [37], [41].
1.1.6.3. Kháng thể h
ệ Lewis
Kháng thể chống Le
a
và Le
b
thường là kháng thể tự nhiên có bản chất là
IgM, hoạt động ở 4
o
C, kháng thể chống Le
a
, Le
b
chỉ xuất hiện ở người không
có Le
a,
Le
b
trên bề mặt hồng cầu. Kháng thể chống Le
b
thường xuất hiện cùng
chống H (gặp ở người nhóm máu A1).
Dù các kháng thể hệ Lewis là IgM, tự nhiên nhưng vẫn có khả năng gắn với
bổ thể và gây tan máu nhưng thường hiệu giá thấp nên ít gây tai biến truyền máu
[33], [34], [37], [41].
1.1.7. Hệ nhóm máu MNS
1.1.7.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1927, Landsteiner và Levine tiến hành thực nghiệm gây miễn dịch
bằng cách tiêm hồng cầu người cho thỏ, họ đã phát hiện hai kháng thể chống
M và chống N làm ngư
ng kết một nửa hồng cầu người, kháng nguyên tương
ứng là M và N.
Năm 1947, Walsh và Montgomery phát hiện trên bề mặt hồng cầu của
một phụ nữ có một loại kháng nguyên mới và gọi là kháng nguyên S, kháng
nguyên này phụ thuộc vào gen S và di truyền trội. Năm 1951, Levin phát hiện
kháng thể chống kháng nguyên s, là sản phẩm của gen s, alen của gen S.
13
Sự liên hệ của hệ thống MN và Ss cũng được xác nhận và các gen tương ứng
liên hệ chặt chẽ với nhau trên cùng một nhiễm sắc thể [34], [37], [41]
1.1.7.2. Kháng nguyên hệ MNS
Kháng nguyên của hệ nhóm máu MNS rất phong phú, có tới 38 kháng
nguyên khác nhau [34], [41], [64].
1.1.7.3. Kháng thể hệ MNS
Kháng thể chống M và chống N là kháng thể lạnh, kháng thể đủ, có thể
gây tai biến truyền máu nhẹ. Kháng thể tự nhiên chống M và chống N của
người rất ít gặp.
Kháng thể
chống S và chống s: là kháng thể miễn dịch, kháng thể nóng
có bản chất là IgG, các kháng thể này được phát hiện bằng kỹ thuật kháng
globulin gián tiếp. Những kháng thể này có thể là nguyên nhân gây một số tai
biến truyền máu và bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ con
hệ MNS [3], [29], [34], [37], [41].
1.1.8. Hệ nhóm máu P
1.1.8.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1927, trong khi thực hiện gây miễn dịch thỏ với hồng cầu người để
tìm ra hệ th
ống MNS, Landsteiner và Levine đã nhận thấy một số huyết thanh
thỏ làm ngưng kết hồng cầu người ngoài hệ ABO và MNS và đã phát hiện
thêm hệ nhóm máu P [35], [37], [41].
1.1.8.2. Kháng nguyên hệ P
Kháng nguyên P là phổ biến, chiếm gần 100% người da đen và da trắng,
kháng nguyên P
1
có mặt trên hồng cầu của 79% người da trắng, 94% người da
đen, kháng nguyên P
k
rất hiếm [29], [35], [37], [41], [64].
Dựa vào sự có mặt của các kháng nguyên P, P
1
và P
k
mà người ta chia
14
ra làm 5 nhóm sau.
- Nhóm P
1
, có kháng nguyên P và P
1
.
- Nhóm P
2
có kháng nguyên P.
- Nhóm P
1
k
có kháng nguyên P1 và P
k
.
- Nhóm P
2
k
, có kháng nguyên P
k
.
- Nhóm p không có kháng nguyên hệ P.
1.1.8.3. Kháng thể chống P
Ngoài kháng thể chống P, chống P
1
, chống P
k
, người ta còn gặp kháng
thể chống P
1
k
phản ứng với hồng cầu có ít nhất một trong kháng nguyên P, P
1
,
P
k
, kháng thể này gặp ở tất cả những người nhóm P
k
, thường có bản chất là
IgM.
Kháng thể chống P
1
thường gặp ở người có kháng nguyên P
2
, có bản
chất là, IgM hoạt động ở nhiệt độ lạnh.
Kháng thể chống P, có thể gặp ở người có nhóm máu P
k
mặc dù hiếm
nhưng cũng có thể gây tan máu [34], [35], [37], [41].
Ngoài 8 hệ nhóm máu trên đến nay Hội truyền máu quốc tế đã công nhận
có 29 hệ thống nhóm máu hồng cầu và khoảng 285 kháng nguyên khác nhau [41].
1.2. Miễn dịch trong truyền máu
Hệ thống miễn dịch của con người hoạt động liên tục, những tế bào
đảm nhiệm chức năng miễn dịch lưu hành trong hệ thống tuần hoàn và rất
nhạy cảm với các tác nhân ngoại lai. N
ếu như không có hệ thống miễn dịch,
cơ thể con người sẽ khó có thể chống lại được với các tác nhân gây bệnh. Đáp
ứng miễn dịch trong các phản ứng truyền máu thường được đáp ứng bởi miễn
dịch dịch thể. Trong trường hợp truyền máu không hòa hợp, các kháng
15
nguyên nhóm máu hệ hồng cầu đóng vai trò là các kháng nguyên ״lạ״, khi vào
cơ thể sẽ kích thích cơ thể người nhận sinh ra kháng thể đặc hiệu, các kháng
thể này sẽ gắn với kháng nguyên trên bề mặt tế bào hồng cầu của người cho,
dưới sự có mặt của bổ thể sẽ gây tan máu trong lòng mạch [6], [8], [30], [45],
[52], [53], [58].
Một vài loại kháng thể có khả năng hoạt hóa dòng thác bổ thể (IgM,
IgG1, IgG2, IgG3) sau khi kết hợp với kháng nguyên
đặc hiệu trên bề mặt
hồng cầu, phức hợp này sẽ hoạt hóa một chuỗi phản ứng enzym và kết quả tạo
thành phức hợp tấn công màng xuyên thủng màng hồng cầu và ly giải tế bào.
Một số kháng thể khác kết hợp với kháng nguyên trên bề mặt tế bào hồng cầu
của người cho để tạo nên phức hợp kháng nguyên – kháng thể, phức hợp này
được lưu hành trong hệ thố
ng tuần hoàn, sau đó được đưa đến hệ thống liên
võng nội mô (gan, lách) và bị thực bào bởi các tế bào đại thực bào ở hệ thống
liên võng nội mô.
Do vậy, để hạn chế các phản ứng trong truyền máu và nâng cao hiệu quả
truyền máu thì phải đảm bảo sự hòa hợp về mặt miễn dịch giữa máu của
người cho và người nhận. Hai kỹ thuật được thực hiện trướ
c truyền máu là kỹ
thuật định nhóm máu và phản ứng hòa hợp. Theo lý thuyết, khi đã xác định
được nhóm máu của người cho và người nhận thì việc truyền máu hòa hợp có
thể được thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế đơn vị máu của người cho vẫn có
thể có các kháng nguyên mà người nhận không có vì thế các kháng nguyên
này sẽ kích thích cơ thể người nhận sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại các
kháng nguyên của người cho. [6], [8], [32], [58], [59].
16
Để bảo đảm an toàn truyền máu về mặt miễn dịch, khi truyền máu phải
đảm bảo nguyên tắc đời sống các tế bào hồng cầu của người cho và các tế bào
máu người nhận được tồn tại bình thường trong lòng mạch và không bị ngưng
kết bởi các kháng thể có trong huyết thanh của người nhận, do vậy cần tiến
hành các kỹ thuật xét nghiệm nhóm máu và phản ứng hòa hợp trước khi
truyề
n máu để lựa chọn những đơn vị máu hoà hợp giữa người cho và người
nhận về cả hệ nhóm máu ABO và các nhóm máu hệ hồng cầu khác. Nếu
không tôn trọng các quy tắc này, cơ thể người nhận máu sẽ sinh ra kháng thể
bất thường của hệ hồng cầu sau truyền máu do không lựa chọn các đơn vị
máu hoà hợp và sẽ gây tai biến ở những lần truyền máu sau [20], [27], [30].
1.2.1. Kháng thể nhóm máu
Có hai loại kháng thể
nhóm máu đó là: Kháng thể xuất hiện sau khi cơ
thể tiếp xúc với kháng nguyên là kháng thể miễn dịch và có bản chất là IgG.
Kháng thể xuất hiện ngay sau khi sinh và không qua một quá trình miễn dịch
được gọi là kháng thể tự nhiên và có bản chất là IgM [6], [8].
Kháng thể tự nhiên
Là những kháng thể sinh ra đã có sẵn, không qua một quá trình đáp ứng
miễn dịch nào cả, kháng thể này hình thành ngay sau khi sinh và được hoàn
thiện vào lúc trẻ được từ 5 - 10 tuổi. Kháng thể tự nhiên có bả
n chất là IgM,
chiếm khoảng 8% trong tổng số các globulin miễn dịch, chúng lớn hơn kháng
thể miễn dịch, không qua được hàng rào rau thai và cũng không gây bệnh
thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh. Một số kháng thể tự nhiên như kháng thể
chống A, chống B của hệ nhóm máu ABO là kháng thể đủ, hoạt động thích
hợp ở nhiệt độ 4
0
C, trong môi trường nước muối. Kháng thể IgM thường hoạt
hoá bổ thể trong phản ứng ngưng kết kháng nguyên – kháng thể và thường
17
gây vỡ các tế bào hồng cầu hơn là ngưng kết [2], [3], [8], [29], [31], [37],
[45], [46].
Kháng thể miễn dịch
Là kháng thể được sinh ra sau một đáp ứng miễn dịch (sau truyền máu
nhiều lần hoặc sau những lần mang thai ) là kháng thể thiếu, có bản chất là
IgG, chiếm khoảng 73% trong tổng số các globulin miễn dịch, không gây
ngưng kết hồng cầu trong môi trường nước muối, chúng có thể lọt qua được
hàng rào rau thai. Kháng thể này có khả nă
ng gây hoạt hoá bổ thể, hoạt động
thích hợp ở 37
0
C. Do cấu tạo của IgG chỉ có hai vị trí để kết hợp với kháng
nguyên, chính vì vậy khi kháng thể miễn dịch gặp kháng nguyên tương ứng
chỉ xảy ra hiện tượng kết hợp kháng nguyên kháng thể nhưng không gây
ngưng kết [2], [3], [6], [8], [31], [46].
Kháng thể bất thường của các nhóm máu hệ hồng cầu là kháng thể chỉ
xuất hiện sau quá trình miễn dịch khi tiếp nhận một hoặc nhiều kháng nguyên
hồng cầu mà những kháng nguyên này không có trên b
ề mặt hồng cầu của
bản thân họ, thường gặp trong truyền máu nhiều lần, sinh đẻ nhiều lần. Các
kháng nguyên hồng cầu không hòa hợp khi vào cơ thể người nhận máu sẽ
kích thích các tế bào có thẩm quyền miễn dịch sinh kháng thể đặc hiệu chống
lại các kháng nguyên này. Đó là các kháng thể miễn dịch, có bản chất IgG hay
còn gọi là các kháng thể thiếu, nó chỉ được gắn trên bề mặt hồng c
ầu mà
không gây ngưng kết hồng cầu trực tiếp. Để phát hiện các kháng thể này trong
phòng thí nghiệm người ta phải áp dụng một số biên pháp như: thay đổi nhiệt
độ, sử dụng men tiêu đạm, kỹ thuật trong môi trường đại phân tử và đặc biệt
là kỹ thuật kháng globulin người (Anti human globulin và được viết tắt là
AHG), AHG có tác dụng gắn các kháng thể miễn dịch và làm cầu nối giữa
các hồng cầu v
ới nhau để gây hiện tượng ngưng kết (Hình 1.2). Kết quả nhờ
18
AHG các hồng cầu sau khi gắn với kháng thể thiếu sẽ được nối lại với nhau,
gây hiện tượng ngưng kết trong ống nghiệm và có thể nhận định được bằng
mắt thường. Có nhiều hệ kháng nguyên hồng cầu xuất hiện với các tần suất
khác nhau theo từng dân tộc khác nhau, những kháng thể bất thường hay gặp
ở một số hệ nhóm hồng cầu như : ABO, Rhesus, Kell, Kidd, Duffy hậ
u quả
của các kháng thể này gây ra phản ứng tan máu do truyền máu[1], [5], [7],
[11], [14], [62].
Hình 1.2: Nguyên lý của kỹ thuật AHG để phát hiện kháng thể miễn dịch
1.2.2. Điều kiện để có sự miễn dịch
1.2.2.1. Truyền máu do không hòa hợp các kháng nguyên hồng cầu
Kháng nguyên là một chất mà khi chất đó được đưa vào cơ thể và được
công nhận là một vật lạ, chất này sẽ tác động tới hệ thống miễn dịch của cơ thể
và gây ra đáp ứng miễn dịch.
Điều này có thể dẫn đến việc sản xuất kháng thể
dịch thể, các kháng thể này sẽ phản ứng với kháng nguyên đặc hiệu. Bề mặt
hồng cầu được xem như một bức khảm kháng nguyên, người ta ước tính trong
khoảng 150.000 – 200.000 người mới có thể hai người có kiểu gen hoàn toàn
giống nhau. Vì vậy, trên thực tế rất khó có khả năng tìm được hai cá thể giống
nhau hoàn toàn về các kháng nguyên hồng cầu, có ngh
ĩa là mỗi lần truyền
19
máu là một lần tiếp xúc với nguy cơ gây miễn dịch chống kháng nguyên hồng
cầu ở người nhận máu [8].
+ Bất đồng miễn dịch kháng nguyên hồng cầu giữa mẹ và thai: Các tế
bào hồng cầu của thai mang các kháng nguyên hồng cầu được thừa hưởng của
người cha, do tính đa dạng của những kháng nguyên này nên sự khác biệt
giữa kháng nguyên của thai với kháng nguyên của mẹ hầu như luôn xảy ra.
Các t
ế bào hồng cầu của thai mang những kháng nguyên không có ở mẹ, có
nguy cơ gây miễn dịch cho người mẹ, kháng thể được tạo thành thường thuộc
loại IgG, xuyên qua được hàng rào rau thai, tấn công những hồng cầu mang
kháng nguyên tương ứng [8], [66].
+ Bất đồng miễn dịch kháng nguyên hồng cầu do truyền máu
Mỗi một lần truyền máu là một lần tiếp xúc với nguy cơ gây miễn dịch
chống kháng nguyên nói chung và kháng nguyên hồng cầu nói riêng. Số l
ần
truyền máu càng nhiều nguy cơ sinh kháng thể càng cao, còn lượng máu
truyền vào cũng có tác động nhất định nhưng không đóng vai trò chủ yếu
trong việc sinh kháng thể. Theo nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Mai An và
Trần Thị Thu Hà, tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thường tăng lên theo số lần
nhận máu [1], [9].
+Tự kháng thể có liên quan đến hồng cầu: thuốc, hóa chất, kháng nguyên
ung thư.
Trong thực hành truyền máu, để đả
m bảo an toàn truyền máu chúng ta
cần lựa chọn đơn vị máu hòa hợp cho BN để tránh những tai biến xảy ra do sự
kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể tương ứng của người cho và người
nhận. Để hạn chế các tai biến truyền máu, ngày nay trên thế giới người ta đã
thực hiện việc truyền những đơn vị máu có các kiểu gen gần giống với kiểu
gen của người bệnh. Tuy nhiên, công việ
c này mới chỉ được thực hiện tại một
20
số trung tâm truyền máu lớn của một số nước trên thế giới vì để làm được
công việc này chúng ta phải cần đến những khoản kinh phí rất lớn cho việc
xác định đầy đủ các kháng nguyên hồng cầu của các hệ nhóm máu hồng cầu ở
cả người cho và người nhận [8], [20], [30], [45], [47].
1.2.2.2. Khả năng kích thích sinh kháng thể của kháng nguyên
Sự xuất hiện kháng thể miễn dịch phụ thuộc vào nhi
ều yếu tố của người
cho cũng như của người nhận, trong đó kháng nguyên người cho có phần
quan trọng hơn.
Không phải bất cứ một kháng nguyên nào cũng tạo được một hiện tượng
miễn dịch với cường độ như nhau, những nghiên cứu về kháng thể miễn dịch
ở những BN được truyền máu nhiều lần và những bà mẹ sinh đẻ nhiều lần đ
ã
cho thấy khả năng sinh kháng thể rất khác nhau tùy thuộc và các kháng
nguyên của từng nhóm máu và giữa các kháng nguyên trong cùng một hệ
thống nhóm máu.
Đối với người châu Âu, thường gặp các kháng thể chống kháng nguyên
hồng cầu: anti D, anti C, anti c, anti E, anti e, tiếp đến là anti K, anti Fy
a
, anti
Jk
a
và anti Jk
b
. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Mai, các kháng thể chống kháng nguyên hồng cầu thường gặp là: anti E, anti
c và anti Jk
a
[8],
[9], [14].
1.2.2.3. Mức độ đáp ứng miễn dịch ở người nhận máu
Sự đáp ứng miễn dịch của từng cá thể với cùng một kháng nguyên rất
khác nhau. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy sự đáp ứng miễn dịch
còn phụ thuộc vào sự kiểm soát của gen “đáp ứng miễn dịch” (gen Ir hay
Immune response). Do đó đối với cùng một kháng nguyên có người đáp ứng
rất mạnh, có ng
ười đáp ứng yếu và có người không đáp ứng chút nào [8].
21
1.3. Hậu quả do bất đồng kháng nguyên hồng cầu giữa người cho và
người nhận khi truyền máu
Phản ứng tan máu do truyền máu là sự vỡ hồng cầu xảy ra sau truyền
máu. Ngay từ khi chưa phát hiện ra kháng nguyên nhóm máu (1667), Denys
là người đầu tiên đã mô tả bệnh cảnh của phản ứng tan máu do truyền máu.
Trong nhiều năm tiếp theo rất ít tài liệu nói về tần số và điều kiện gây ra phản
ứng truy
ền máu. Cho đến năm 1917, Kilduffe và Dabakey bắt đầu đi sâu
nghiên cứu về vấn đề này, trong suốt 24 năm (1917 - 1941), các tác giả này đã
nghiên cứu 43.284 trường hợp máu truyền và đã ghi nhận có 80 trường hợp
có phản ứng tan máu, tỷ lệ vào khoảng 0,2% [50], [54].
- Phản ứng tan máu có thể xảy ra ở trong hoặc ngoài lòng mạch
Phản ứng tan máu trong lòng mạch: Là sự phá vỡ hồng cầu xảy ra trong
lòng huyết quản, đồng thời giải phóng hemoglobin vào huyế
t tương, kháng
thể trong những trường hợp này là kháng thể đủ, có bản chất là IgM, hoạt hoá
bổ thể và làm vỡ hồng cầu ngay trong ống nghiệm. Các kháng thể của hệ
nhóm máu ABO gây nên phản ứng thuộc loại này [25], [30], [38], [50], [54].
Phản ứng tan máu ngoài lòng mạch: Là sự di chuyển những hồng cầu
“lạ” ra khỏi hệ thống tuần hoàn bởi những tế bào thực bào của hệ liên võng
nội mô, những kháng thể này thuờng không làm v
ỡ hồng cầu trong ống
nghiệm, bản chất kháng thể này là IgG, đây là hậu quả đáp ứng miễn dịch của
truyền máu hoặc sinh đẻ. Kháng thể của các hệ nhóm máu Rh, Kell, Kidd,
Duffy chủ yếu gây nên phản ứng tan máu thuộc loại này [25], [49], [54].
Phản ứng tan máu có thể xảy ra tức thì hoặc xảy ra sau một số ngày sau
khi BN được truyền máu (phản ứng tan máu muộn).
Phản ứng tan máu tức thì: Phản ứng này xả
y ra ngay tức thì với hậu quả
rất nặng nề, thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Kháng thể của hệ nhóm
22
máu ABO thường gây nên phản ứng tan máu tức thì.
Phản ứng tan máu muộn: Được mô tả bởi Hedon năm 1902, qua nghiên
cứu thực nghiệm trên thỏ. Ở người, kháng thể gây bệnh tan máu muộn được
phát hiện gắn liền với lịch sử phát hiện ra các nhóm máu hồng cầu ngoài hệ
ABO: anti D của hệ Rh (1939), anti K của hệ Kell, anti Le của hệ Lewis, anti
Fy của hệ Duffy hầu hết các kháng thể này được phát hiện một cách ngẫu
nhiên qua nghiên c
ứu huyết thanh của những BN có phản ứng tan máu muộn.
Năm 1955, Magni và Rossetti, Fudenberg, Allen và Joseph là những nhóm tác
giả đầu tiên đã đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về phản ứng tan máu
muộn và đã chứng minh được phản ứng tan máu muộn là hậu quả của truyền
máu không hòa hợp ngoài hệ ABO [49], [54], [56].
Cơ chế bệnh sinh của phản ứng tan máu muộn: Do bản chất là kháng thể
miễn dịch, nên tại thời đ
iểm trước khi truyền máu, hầu hết kháng thể này có
hiệu giá rất thấp dưới mức có thể phát hiện được, ngay cả khi sử dụng kỹ
thuật mới, các triệu chứng lâm sàng thường không thể hiện rõ. Tuy nhiên, qua
lần mẫn cảm đầu tiên bởi hồng cầu mang kháng nguyên “lạ”, cơ thể đã thu
được ký ức miễn dịch. Khi hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng được đưa
vào cơ thể thúc
đẩy nhanh đáp ứng miễn dịch nhớ, sau từ năm đến bảy ngày,
kháng thể miễn dịch (IgG) tăng lên với số lượng đủ lớn sẽ kết hợp với kháng
nguyên tương ứng có trên bề mặt hồng cầu “lạ” gây nên phản ứng tan máu
muộn. Tuy nhiên, các tác giả trên đều thống nhất rằng: khi nói phản ứng tan
máu trong lòng mạch hay phản ứng tan máu tức thì hoặc phản ứng tan máu
ngoài lòng mạch hay ph
ản ứng tan máu muộn chỉ là những khái niệm tương
đối để nhấn mạnh cơ chế và đặc điểm chủ yếu của 2 loại kháng thể tự nhiên
(có bản chất là IgM) liên quan đến hệ nhóm máu ABO và kháng thể miễn
dịch (có bản chất là IgG) liên quan đến các hệ nhóm hồng cầu khác. Trên thực
tế lâm sàng, phản ứng tan máu trong cơ thể luôn xảy ra đồng thời theo hai cơ