Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

giao lưu và tiếp xúc văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 29 trang )

CHƯƠNG V:
GIAO LƯU VÀ TIẾP XÚC VĂN HÓA
1
Giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người

Truyền thống và biến đổi(cái mới) trong văn
hóa.

Quá trình giao lưu văn hóa tộc người

Khu vực văn hóa- lịch sử
2
VĂN HÓA
3
Tính phổ quát

Tính phổ quát của văn hóa dùng để chỉ về nền văn
hóa chung của nhân loại

Tính đặc thù văn hóa dùng để chỉ văn hóa riêng của
từng tộc người

Đó chính là đối tượng Nhân học cần nghiên cứu
4
Động thái văn hóa

Văn hóa không phải là bất biến mà là một phàm trù lịch
sử

Quan điểm của Nhân học nghiên cứu VH xem xét nó ở
trạng thái động, chứ không phải ngưng đọng , đứng yên.



Mỗi tộc người đều có sáng tạo tập hợp văn hóa và truyền
từ đời này sang đời khác.

Trong tiến trình phát triển, sự lưu truyền văn hóa luôn có
sự kế thừa và thay đổi (cái mới trong văn hóa), cái cũ mất
đi, cái mới đắp vào làm phong nền văn hóa.

Văn hóa có hai tính: truyền thống (ổn định) và hiện đại
(biến đổi cánh tân)
5
Cộng sinh văn hóa

Trong quá trình giao lưu tiếp biến thường xảy ra hiện tượng
cộng sinh văn hóa.

Cộng sinh trong lý thuyết Nhân học được hiểu là sự cùng
tồn tại nhiều nền văn hóa khác nhau trong một nền văn hóa,
có cả yếu tố nội sinh (văn hóa bản địa) và ngoại sinh (văn
hóa bên ngoài )

Lưu ý trong quá trình cộng sinh, yếu tố bản địa (nội sinh)
luôn làm chủ, tiếp thu có chọn lọc để sáng tạo

Nếu tiếp thu y nguyên, máy móc sẽ bị đồng hóa.

Ví dụ: Văn hóa Việt tiếp thu Văn hóa Trung Hoa và Văn hóa
Chăm tiếp thu văn hóa Ấn Độ
6
Giao lưu và tiếp biến văn hóa


Giao lưu văn hóa (Cutural exchange)

Giao lưu văn hoá (cultural exchange) và tiếp biến văn hóa
(acculturation) là hai thuật ngữ khác nhau về ngữ nghĩa

nhưng thực chất có chung một nội hàm (nội dung) và có quan
hệ biện chứng với nhau.

Theo các nhà nhân học Mỹ, giao lưu văn hóa (cultural
exchange) là quá trình tiếp xúc, trao đổi, ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau giữa hai nền văn hoá.

Trong đó một nền văn hóa có thể thích nghi, ảnh hưởng một
nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của
nền văn hóa ấy.
7
Sự tiếp biến văn hóa (acculturation),

Sự giao lưu văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến
đổi, dẫn đến sự tiếp biến văn hóa (acculturation), đó
là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các
cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục.

Các hình mẫu văn hóa nguyên thủy của một cộng
đồng hoặc cả hai cộng đồng có thể bị tiếp biến, biến
đổi thông qua quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa
này. Các thành tố của các nền văn hóa bị tiếp biến,
biến đổi là kết quả của sự giao lưu văn hoá song mỗi
nền văn hóa vẫn giữ tính riêng biệt của mình.

8
Con đường giao lưu và tiếp biến văn hóa

Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa có thể diễn ra một cách
cưỡng bức thông qua sự thống trị về quân sự, hoặc diễn ra
bằng con đường hòa bình hơn thông qua các cơ chế như buôn
bán, truyền đạo, di dân

Tuy nhiên, dù ngay cả bằng con đường hòa bình, nếu không đủ
bản lĩnh, qua quá trình tiếp xúc, giao lưu giữa hai nền văn hóa
thì văn hoá của xã hội yếu hơn sẽ bị xã hội mạnh tác động làm
thay đổi.

Trong thực tế, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa có thể làm
cho văn hoá một số dân tộc giàu có và phong phú thêm nhưng
cũng có trường hợp dẫn đến sự đánh mất bản sắc của một nền
văn hóa ngay cả khi dân tộc đó đang tồn tại .
9
Ví dụ về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa

Việt Nam giao lưu và tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa

Theo Trần Quốc Vượng, cho đến nay không có nhà khoa học
nào phủ nhận ảnh hưởng lớn văn hóa Trung Hoa trong văn hóa
Việt Nam.

Giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và TH là giao lưu cưỡng bức

Hai giai đoạn ghi nhớ Từ thế kỉ I – X- Người Việt bị đô hộ - Bắc
Thuộc và thời nhà Minh (1407- 1427), cưỡng bức Đồng hóa.


Champa giao lưu với Ấn Độ

Con đường hòa bình (buôn bán và truyền giáo)

Tổ chức nhà nước, chữ viết, xây dựng đền tháp thờ thần (có
nét riêng, không sao chép Ấn Độ) tạo nên bản sắc văn hóa
Chăm riêng ở Việt Nam và Đông Nam Á.
10
Thuyết loại hình kinh tế- lịch sử

Trên thế giới ngày này chúng ta thường bắt gặp các
hiện tượng khác biệt hay tương đồng về văn hoá của
các dân tộc ở mỗi vùng, mỗi quốc gia.

Để lý giải và tìm nguyên nhân cái gì đã tạo ra sự khác
biệt và sự tương đồng về văn hoá đó nhiều nhà khoa
học trên thế giới đã công bố nhiều công trình khác
nhau.


11
MG. Lêvin và NN. Trêbốcxarốp, 1955

Công bố trên tạp chí Dân tộc học Xô viết lý thuyết về
loại hình kinh tế - văn hoá và khu vực văn hoá –lịch
sử (còn gọi là khu vực lịch sử -dân tộc học).

Từ đó đến nay, lý thuyết này được các nhà khoa học
áp dụng để nghiên cứu loại hình kinh tế - văn hoá

cũng như các vùng văn hoá -lịch sử khác nhau trên
thế giới.
12
Khái niệm loại hình kinh tế - văn hoá

Khái niệm loại hình kinh tế - văn hoá chính là nhằm
để giải thích hiện tượng tương đồng và khác biệt văn
hoá kể trên.

Đó là một tổng thể các đặc điểm kinh tế và văn hoá
hình thành trong quá trình lịch sử của các dân tộc
khác nhau,

cùng ở một trình độ phát triển kinh tế-xã hội và sinh
sống trong môi trường địa lý tự nhiên như nhau
(Tero satrop).
13
Sự giống và khác trong loại hình kinh tế

Như vậy, mỗi loại hình kinh tế - văn hoá luôn phát
triển gắn với sự phát triển của lực lượng sản xuất của
cộng đồng người nhất định, cũng như mối quan hệ
khăng khít của cộng đồng tộc người đó với môi
trường tự nhiên xung quanh vào những thời kỳ lịch
sử nhất định.

Sự khác biệt về xã hội giữa các loại hình kinh tế - văn
hoá thể hiện chính ở giữa chúng có sự khác biệt về
trình độ của lực lượng sản xuất của xã hội.


Sự khác biệt về lĩnh vực văn hoá tinh thần được biểu
hiện ở phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, hội
hè, văn học -nghệ thuật. …
14

Bởi vậy có thể ở nhiều dân tộc khác nhau, sinh sống
ở những vùng khác nhau, không có quan hệ với nhau
nhưng lại có loại hình kinh tế - văn hoá giống nhau.

Sự khác biệt về loại hình kinh tế - văn hoá thường
biểu hiện ở đời sống văn hoá vật chất của các dân tộc
như ngành nghề nông nghiệp, chăn nuôi, đánh cá,
công cụ sản xuất, nhà cửa, kiến trúc, trang phục, ẩm
thực, phương tiện đi lại …
15
Khu vực văn hoá - lịch sử

Để bao quát việc nhận thức các hiện tượng tương đồng và
khác biệt văn hoá giữa các vùng và các dân tộc, các nhà
Dân tộc học Xô viết không những sử dụng khái niệm loại
hình kinh tế - văn hoá mà còn sử dụng vùng văn hoá – lịch
sử.

Vùng văn hoá – lịch sử được các nhà Dân tộc học Xô viết
đưa ra là một vùng mà ở đó có những tộc người sinh
sống.

Trong quá trình lịch sử lâu dài, giữa họ có những giao
lưu, ảnh hưởng khăng khít với nhau,


Từ đó hình thành nên những yếu tố văn hoá chung thể
hiện trong văn hoá vật chất cũng như văn hoá tinh thần
16

Do vậy, nếu như trong loại hình kinh tế - văn hoá,
tính tương đồng về điều kiện tự nhiên và trình độ
phát triển xã hội là điều kiện tiên quyết

thì với khu vực văn hoá – lịch sử lấy mối quan hệ
giao lưu, ảnh hưởng lâu đời giữa các tộc người là
nhân tố cơ bản tạo ra sự thống nhất văn hoá vùng.

Điều đó không loại trừ một vùng văn hoá - lịch sử
cũng có những tương đồng về môi trường địa lý,
những mối quan hệ về nguồn gốc lịch sử và tộc
người. Điều đó càng cũng cố hơn tính thống nhất về
đặc trưng văn hoá vùng.
17

Tính thống nhất này được biểu hiện ở những yếu tố
cấu kết, gắn bó hữu cơ với nhau giữa cộng đồng, tộc
người thể hiện ở các lĩnh vực văn hoá vật chất như
nhà cửa, kiến trúc, trang phục, ẩm thực và văn hoá
tinh thần như phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghi
lễ, hội hè, văn học – nghệ thuật …
18
Vùng văn hoá –lịch sử là một phạm trù lịch sử.

Trước nhất, vùng văn hoá –lịch sử hình thành và
biến đổi tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của các

dân tộc ở mỗi vùng.

Có những vùng văn hoá – lịch sử hình thành từ
thời cổ đại nhưng cũng có vùng chỉ mới hình
thành ở những giai đoạn lịch sử sau này.

Những vùng văn hoá này hình thành, phát triển
tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể .
19
Những tiểu vùng VH

Những vùng văn hoá lớn còn có thể chia ra từng tiểu
vùng văn hoá khác nhau.

Trong vùng văn hoá – lịch sử đó có thể tồn tại nhiều
cộng đồng người khác nhau, như cộng đồng chủng
tộc, cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng tôn giáo

Không nhất thiết là cộng đồng đó phải trùng khớp mà
quan trọng nên xem xét mối quan hệ, ảnh hưởng qua
lại giữa họ trong quá trình lịch sử như thế nào, để
giữa họ hình thành được đặc trưng chung về văn hoá
và lối sống.
20
Vùng văn hóa và phân vùng văn hóa

Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ
1. tương đồng về địa lí tự nhiên, dân cư sinh sống lâu đời
2. có những mối quan hệ về nguồn gốc lịch sử,
3. có những tương đồng về mặt phát triển kinh tế - xã hội,

4. diễn ra mối quan hệ giao lưu, qua lại với nhau.
5. Đặc trưng văn hóa chung, phân biệt được với vùng văn
hóa khác.
(Ngô Đức Thịnh, 2003, tr. 64).
21
NHỮNG VÙNG VĂN HÓA Ở ViỆT NAM
1. VVH Tây Bắc (4 tỉnh: Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình)
2. VVH Việt Bắc (11tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ
Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang , Quảng Ninh)
3. VVH đồng bằng Bắc Bộ (10 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Binh, Nam Đinh, Ninh Bình)
4. VVH Trung Bộ (14 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tinh, Qảng Bình, Quảng
Tri, TT-Huế , Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận)
5. VVH Trường sơn Tây Nguyên (5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc
Nông, Lâm Đồng)
6. VVH Nam Bộ: 06 tỉnh Miền Đông bao gồm: TPHCM, Bình Phước, Tây
Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu . Và 14 tỉnh ĐB SCL: Cần Thơ, Long An,
Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu
Giang, Trà Vinh, Sóc Trang, Bạc Liêu, Cà Mau.
22
VĂN HÓA - Vùng VH Tây Bắc

Tay Bac
23
Vùng VH Bắc Bộ
24
Vùng VH Trung Bộ
25

×