MỞ ĐẦU
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN với mục tiêu quản lý xã hội
bằng pháp luật và đảm bảo vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội thì
việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Trong đó,ý thức pháp luật giữ vai trò chi phối tất cả các giai đoạn của quá trình điều
chỉnh bằng pháp luật,từ xây dựng đến tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật. Trong
quản lí xã hội,việc pháp luật được thực hiện như thế nào phụ thuộc rất lớn vào ý thức
pháp luật của các chủ thể trong xã hội. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này em xin chọn
đề tài: "Ảnh hưởng của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện
nay."Trong quá trình làm bài do kiến thức chưa sâu và sự hiểu biết còn hạn hẹp chắc
chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài viết
được hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG
1.Ảnh hưởng ý thức pháp luật với thực hiện pháp luật:
1.1Thực hiện pháp luật:
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy
định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của chủ
thể pháp luật.
Các quy phạm pháp luật rất phong phú,đa dạng cho nên hình thức thực hiện chúng
cũng rất phong phú và đa dạng.Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện các quy
phạm pháp luật.Thực hiện pháp luật được tiến hành thông qua các hình thức:tuân thủ
pháp luật,chấp hành pháp luật,sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
1.2 Ý thức pháp luật:
Ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm,quan niệm,tư tưởng thịnh hành trong
xã hội về pháp luật,thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật,đối với quá
trình điều chỉnh pháp luật,sự đánh già về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong xử
sự của cá nhân,cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước,các tổ
chức xã hội.
1.3 Ảnh hưởng của ý thức pháp luật đến thực hiện pháp luật:
Việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trong xã hội chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố,từ chất lượng của hệ thống pháp luật;sự quan tâm của Đảng,Nhà nước và xã
1
hội;ý thức pháp luật của các chủ thể;trình độ,kỹ năng, phẩm chất của đội ngũ cán
bộ,công chức;sự nghiêm minh,đủ sức răn đe của các biện pháp trừng phạt đối với chủ
thể vi phạm pháp luật; Trong đó,ý thức pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới việc thực
hiện pháp luật.
Ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm,quan niệm,tư tưởng thịnh hành
trong xã hội về pháp luật,là thái độ, tình cảm,sự đánh giá của con người đối với pháp
luật cũng như đối với hành vi pháp luật của các chủ thể trong xã hội. Bởi vậy, trong
quản lí xã hội việc pháp luật được thực hiện như thế nào phụ thuộc rất lớn vào ý thức
pháp luật của các chủ thể thực hiện trong xã hội. Ý thức pháp luật luôn được xem xét
trên cả bình diện ý thức xã hội và ý thức cá nhân nhưng dù xét ở bình diện nào thì ý
thức pháp luật của các chủ thể trong xã hội nói chung cũng có ảnh hưởng rất lớn tới
quá trình thực hiện pháp luật của họ thông qua sự hiểu biết pháp luật,thái độ,xúc
cảm,tình cảm,niềm tin,sự sợ hãi,sự tự tin,thói quen ứng xử.Các yếu tố này chi phối
quá trình thực hiện pháp luật từ việc lựa chọn,quyết định phương án hành vi đến việc
điều khiển diễn biến hành vi. Chúng có thể làm con người kiềm chế hoặc không kiềm
chế được cảm hứng tích cực hay sự thờ ơ,lãnh đạm,quyết tâm thực hiện hay không
thực hiện các hành vi pháp luật của mình. Cụ thể:
Sự hiểu biết về pháp luật của các chủ thể: việc thực hiện pháp luật một cách
đúng đắn.nghiêm chỉnh trước hết phải phụ thuộc vào sự hiểu biết,nhìn nhận của chủ
thể.Nếu sự hiểu biết là đầy đủ,chính xác thì việc thực hiện nó sẽ là triệt để,chính
xác.Còn ngược lại,nếu sự hiểu biết là không đầy đủ thì khi thực hiện sẽ dẫn tới sự
thiếu sót,có thể dẫn tới vi phạm pháp luật.Bởi muốn thực hiện một quy định của pháp
luật nào đó đòi hỏi các chủ thể phải nhận thức được nội dung,yêu cầu của nó.
Thái độ của chủ thể: trong mọi xử sự,con người bao giờ cũng thể hiện thái độ
của mình trước một điều kiện,hoàn cảnh,tình huống nào đó.Thái độ này thể hiện sự
tôn trọng hay không tôn trọng,phản đối hay không phản đối,tin tưởng hay không tin
tưởng Tôn trọng pháp luật là động lực mạnh mẽ giúp chủ thể luôn xử sự theo pháp
luật.Trong trường hợp vì vô ý mà vi phạm pháp luật thì họ sẽ nhanh chóng nhận ra lỗi
lầm của mình và tích cực sửa lỗi đó. Ngược lại,nếu coi thường,không tôn trọng,không
có sự tin tưởng vào pháp luật thì các chủ thể khó có thể thực hiện pháp luật một cách
nghiêm minh và tự giác.
2
Xúc cảm,tình cảm của chủ thể: là nét đặc trưng của đời sống tâm lý cá nhân. Hai
yếu tố này có thể thôi thúc con người vượt qua khó khăn để thực hiện hành vi,đạt
được mục đích của mình.Bởi vậy,trong trường hợp mục đích của con người là tích
cực,là phù hợp với pháp luật thì đây là điều tốt,đáng biểu dương và nhân rộng.Ngược
lại,nếu mục đích của con người là không tốt,chỉ nhằm thỏa mãn lợi ích cá nhân,trái
với pháp luật,gây ảnh hưởng hoặc xâm hại tới lợi ích chung của toàn xã hội thì cần
phải ngăn chặn kịp thời.
Sự sợ hãi của chủ thể: đây cũng là biểu hiện thường thấy ở con người,nó tác
động mạnh mẽ tới việc lựa chọn và thực hiện hành vi pháp luật của họ.Đó là do sợ bị
áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước hoặc do bị áp dụng các biện pháp
cưỡng chế mà sợ. Ở khía cạnh khác,do sợ dư luận xã hội,sợ bị liên lụy,bị trả thù mà
không thực hiện hành vi một cách đúng đắn Tuy nhiên,sợ hãi không phải thuộc tính
tâm lý của con người,khi pháp luật phản ánh đúng,đủ ý chí nguyện vọng của người
dân,phù hợp với thực tế khách quan,với truyền thống của dân tộc cũng như có cơ chế
chặt chẽ để bảo vệ sự công bằng của pháp luật thì người dân sẽ nghiêm chỉnh chấp
hành mà không cảm thấy sợ hãi.
Niềm tin của chủ thể: quy định mục đích hành vi,định hướng sự tìm kiếm những
phương tiện để đạt được mục đích đó. Niềm tin bao gồm niềm tin với vai trò,tác
dụng,tính nghiêm minh của pháp luật;niềm tin với hoạt động nhanh chóng,khách
quan,chính xác của Nhà nước; Tin tưởng vào pháp luật cũng như hoạt động của các
cơ quan Nhà nước là cơ sở vững chắc của hành vi hợp pháp. Ngược lại,nếu mất lòng
tin vào pháp luật cũng như vào hoạt động của cac nhà chức trách sẽ dẫn tới thái độ bất
cần,không tôn trọng tính nghiêm minh của pháp luật.
Sự tự tin của chủ thể: có ảnh hưởng khá lớn đến hành vi pháp luật của chủ
thể.Tin tưởng vào sự hiểu biết cũng như khả năng và điều kiện của mình là động lực
mạnh mẽ thúc đẩy chủ thể nhanh chóng,quyết đoán trong việc lựa chọn phương án
hành vi và thực hiện nó với lập trường vững vàng,tác phong đàng hoàng. Đồng thời sự
tự tin cũng là nhân tố quan trọng khiến chủ thể vượt lên nỗi sợ hãi,vượt qua khó khăn
trở ngại để đạt được mục đích đề ra. Ngược lại,sự thiếu tự tin làm chủ thể làm chủ thể
chần chừ,do dự,không quyết đoán,dẫn đến sự chậm trễ,sự mất bình tĩnh trong thực
hiện hành vi.Đối với những chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật,sự tự tin là yếu
3
tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật được
chính xác,nhanh chóng và khách quan.
Thói quen của chủ thể:là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hiện
pháp luật của các chủ thể trong xã hội.Người có thói quen xử sự theo pháp luật luôn
có sự cân nhắc về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong các hành vi của mình để từ
đó lựa chọn thực hiện hành vi hợp pháp. Ở nước ta, mọi người thường có thói quen xử
sự theo đạo đức nhiều hơn là xử sự theo pháp luật. Điều này sẽ là tốt trong trường hợp
pháp luật có sự đồng điệu với đạo đức. Ngược lại,nó sẽ gây cản trở mạnh mẽ việc
thực hiện pháp luật trong đời sống.
2. Thực trạng ảnh hưởng ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật ở Việt
Nam hiện nay:
Trong những năm gần đây, việc thực hiện pháp luật ở nước ta đang ngày càng
được chú trọng và quan tâm hơn. Nhiều quy định pháp luật được thực hiện có hiệu
quả trong cuộc sống phát huy được tác dụng và vai trò trong quản lí xã hội.Tuy nhiên
việc thực hiện pháp luật vẫn còn có nhiều hạn chế,khiếm khuyết:"nguyên nhân chính
của những yếu kém trên là do( ) ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán
bộ,công chức và nhân dân còn nhiều hạn chế". Có thể thấy,ý thức pháp luật có ảnh
hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật,nó có thể có những ảnh
hưởng tích cực nhưng cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật.
Cụ thể trong việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay:
2.1 Ảnh hưởng tích cực:
Trong hoạt động thực hiện và tổ chức thực hiện pháp luật,bước đầu đã đạt những
chuyển biến tích cực,các cơ quan Nhà nước,cán bộ,công chức,các tổ chức chính
trị,kinh tế,xã hội và nhân dân đã chủ động,tích cực tôn trọng và thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của pháp luật.
Đối với đội ngũ cán bộ,công chức Nhà nước là những người thực hiện pháp luật
trên cả bốn hình thức tuân thủ,chấp hành,sử dụng và đặc biệt là áp dụng pháp luật thì
khả năng nhận thức,trình độ hiểu biết và thái độ,tình cảm của họ với pháp luật đóng
một vai trò quan trọng trong quá trình họ thực hiện pháp luật.Muốn thực hiện tốt hoạt
động thực hiện pháp luật thì yêu cầu đầu tiên với cán bộ,công chức Nhà nước là trình
độ hiểu biết và khả năng nhận thức pháp luật vì từ sự hiểu biết pháp luật một cách rõ
ràng mới có thể nắm bắt được nội dung của pháp luật và có thể thực hiện pháp luật
4
một cách chính xác,nhanh chóng,thực hiện đúng nhiệm vụ,quyền hạn của mình tránh
được các trường hợp vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ. Ngoài ra, thái
độ,tình cảm của họ với pháp luật cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc
thực hiện pháp luật của họ có khách quan,công bằng hay không vì chỉ khi có thái độ
tôn trọng pháp luật và tình cảm với pháp luật thì cán bộ,công chức mới có thể đặt
pháp luật lên trên hết,phục vụ tận tụy hết mình với công việc,đặt lợi ích bản thân dưới
lợi ích của xã hội từ đó làm giảm tình trạng tham nhũng,quan liêu và cao hơn là tinh
thần kiên quyết đấu tranh với tội phạm,bảo vệ công lý.
Chính vì vậy,thời gian gần đây,Nhà nước đã luôn quan tâm,tích cực tuyên
truyền,giáo dục và bồi dưỡng pháp luật cho đội ngũ cán bộ,công chức nhằm nâng cao
trình độ pháp luật cho họ; tăng cường giám sát,kiểm tra các hoạt động tuyển dụng cán
bộ và việc thi hành pháp luật của cán bộ để nâng cao ý thức,kỷ luật của đội ngũ cán
bộ,công chức. Từ đó đã đạt được một số kết quả tích cực, số cán bộ,công chức vi
phạm pháp luật trong khi thi hành pháp luật đã giảm,nạn tham nhũng đã từng bước
được đẩy lùi,hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước đã bớt sai sót
nhất là trong hoạt động hành pháp và tư pháp. Trong ngành Tư pháp,mặc dù số vụ án
tăng hơn so với năm trước,nhưng chất lượng các vụ án vẫn được đảm bảo,các vụ án
đều được giải quyết nhanh chóng đúng thời hạn luật định. Đây là những cố gắng lớn
trong hoạt động thực hiện pháp luật trong các cơ quan Nhà nước.
Ý thức pháp luật cũng có những ảnh hưởng tích cực rõ rệt trong việc thực hiện pháp
luật ở các tầng lớp nhân dân do công tác phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả đã
khiến cho ý thức pháp luật của nhân dân mà cụ thể là sự hiểu biết,thái độ tôn trọng và
niềm tin với pháp luật được nâng lên một cách rõ rệt. Nhờ có niềm tin và sự tôn trọng
vào pháp luật người dân đã thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh và tự giác hơn,
họ còn nêu cao khẩu hiệu "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật". Đặc biệt,
trình độ hiểu biết pháp luật của người dân đã được nâng cao hơn, giúp cho quá trình
thực hiện pháp luật trong nhân dân đạt được hiệu quả cao,người dân có ý thức tôn
trọng tính mạng,tài sản của nhau vì họ nhận thức được sự an toàn,tự do của mình sẽ
được bảo đảm nếu mình cũng tôn trọng sự an toàn,tự do của người khác. Người dân
cũng ngày càng chủ động trong việc tìm hiểu và tăng cường kiến thức về pháp luật thể
hiện thái độ quan tâm của họ đến pháp luật từ đó dẫn đến ý thức chấp hành và bảo vệ
pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Đã có rất nhiều gương người tốt,việc tốt trong việc
5
thực hiện pháp luật,nhiều hành vi dũng cảm của một số công dân giúp đỡ cơ quan
chức năng thi hành công vụ,tố giác hành vi vi phạm pháp luật trong cuộc đấu tranh
không nhân nhượng với tội phạm.
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực:
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện pháp luật thì còn có những
ảnh hưởng tiêu cực do ý thức pháp luật còn kém gây ra do không ít những cá nhân còn
có thái độ coi thường pháp luật dẫn đến những hành vi trái đạo đức xã hội, trái quy
định của pháp luật vẫn còn tồn tại nhiều,tội phạmk hình sự diễn biến phức tạp và gia
tăng về số lượng và độ tinh vi ngày càng cao.
Trước hết là trong đội ngũ cán bộ,công chức Nhà nước mà nổi bật là tệ nạn tham
nhũng diễn ra với quy mô và mức độ nghiêm trọng,gây ảnh hưởng không tốt đến dư
luận xã hội. Một bộ phận không nhỏ thiếu ý thức và tính kỷ luật: đi muộn về sớm, lợi
dụng giờ hành chính để giải quyết việc riêng,ý thức lao động kém, Cùng với đó là tư
tưởng cá nhân của nhiều cán bộ lãnh đạo tự coi mình là ông chủ của cơ quan lạm dụng
chức quyền,hách dịch với cấp dưới,nhân dân,đặt tính cá nhân lên trên tập thể, luôn
cho mình là người có quyền ban phát và coi các tổ chức,đơn vị kinh tế,các doanh
nghiệp,người dân như kẻ dưới,chịu sự ban ơn của họ nên họ thường tìm cách hạch
sách,nhũng nhiễu,vòi vĩnh để vụ lợi và hình thành nên tâm lý cửa quyền,xin-cho. Tiếp
đến hoạt động của cơ quan tư pháp vẫn còn nhiều bất cập,có nơi,có lúc đã làm giảm
chất lượng xét xử,gây tốn kém về mặt vật chất và tạo nên tâm lý ngại ngùng của một
bộ phận nhân dân khi tiếp xúc với cơ quan Nhà nước.
Để xảy ra tình trạng này một phần là do trình độ nhận thức pháp luật còn kém dấn
đến việc xử lý công việc chậm chạp,thiếu công bằng và chính xác.Nhưng nguyên
nhân chủ yếu là do ý thức kỷ luật kém,thái độ coi thường pháp luật,tính ích kỷ cá nhân
và đặc biệt là hành xử theo thói quen quan liêu,bao cấp do chế độ cũ để lại,thiếu tác
phong công nghiệp. Chính vì vậy dẫn đến sự tùy tiện trong thực hiện và áp dụng pháp
luật không theo quy định của pháp luật gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà
nước và nhân dân. Nhiều hành vi không phải không hiểu biết pháp luật mà nắm rõ
pháp luật nhưng lợi dụng pháp luật để làm lợi cho bản thân. Những ảnh hưởng tiêu
cực này của ý thức pháp luật cần phải nhanh chóng có các biện pháp khắc phục và
ngăn chặn kịp thời nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của nhân
dân và Nhà nước.
6
Không chỉ với đội ngũ cán bộ,công chức mà việc thực hiện pháp luật trong các
tầng lớp nhân dân vẫn còn nhiều yếu kém mà nguyên nhân biểu hiện rõ nhất là do
trình độ dân trí còn chưa cao,lối sống theo pháp luật chưa phổ biến. Nhiều người chưa
nhận thức đúng,đầy đủ về pháp luật nên không tôn trọng,thực hiện pháp luật một cách
nghiêm chỉnh. Thái độ coi thường pháp luật đang là tình trạng phổ biến nhất là trong
giới trẻ biểu hiện qua số các vụ vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên trong cả nước
tăng cao trong những năm gần đây như vi phạm trong giao thông:lạng lách,đánh
võng,vượt đèn đỏ,không đội mũ bảo hiểm,đua xe trái phép, Nghiêm trọng hơn là
những vụ án giết người mà đối tượng gây án với độ tuổi ngày càng giảm xuất phát từ
những lý do mâu thuẫn hay mục đích đơn giản. Điều kiện đời sống kinh tế gặp nhiều
khó khăn, dân trí thấp,tiếp xúc với pháp luật còn hạn chế và sự ảnh hưởng của những
thói quen phong tục tập quán ở những vùng xâu,vùng xa, vùng biên giới,vùng dân tộc
thiểu số cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều người dân bị kẻ xấu lôi kéo
tham gia vào những đường dây phạm tội xuyên quốc gia,kích động phản động chống
chính quyền,vi phạm pháp luật
Ngoài ra, việc thực hiện pháp luật của nhân dân còn nhiều hạn chế là do sự mất
niềm tin vào pháp luật vào đội ngũ cán bộ,công chức Nhà nước những người nắm giữ
sự công bằng dẫn đến thái độ thờ ơ,vô trách nhiệm và bất cần đối với pháp luật.
Từ những thực trạng trên dây có thể thấy ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ,công
chức và nhân dân ta vẫn còn nhiều bất cập,chưa đáp ứng được nhu cầu của công cuộc
xây dựng quản lý xã hội ta hiện nay.
KẾT BÀI
Ý thức pháp luật có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và thực hiện
pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước và chính phủ cần có những chính sách và
hoạt động nhằm tăng cường và nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể trong xã hội
để làm tăng những mặt tích cực của ý thức pháp luật và ngăn chặn những mặt tiêu cực
của nó nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN công bằng,dân chủ và văn
minh.
7
8
9