Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Bài giảng ôn tập môn Kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 87 trang )

The UEH
1
Bài giảng ôn tập Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Hoài Bảo
05/04/2010
Bài 1: Giới thiệu về Kinh tế học Vĩ mô
Lecture 1
2
The UEH
2
Nội dung
 Tại sao phải nghiên cứu kinh tế vĩ mô?
 Các nhà kinh tế tư duy như thế nào?
 Mục tiêu môn học
 Mô tả môn học
 Nội dung môn học
 Tài liệu học tập
Lecture 1
3
Kinh tế học là gì?
 Kinh tế học (economics) là một môn khoa học nghiên cứu và
sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ.
 Tại sao phải nghiên cứu kinh tế học?
– Nhu cầu vật chất là vô hạn
– Nguồn lực sản xuất là có giới hạn
– Con người làm thế nào để thoả mãn nhu cầu của mình
trong ràng buộc các nguồn lực một cách hiệu quả nhất?
Lecture 1
4
The UEH
3


Nhu cầu vô hạn?
 Là mong muốn của chúng ta có được và sử dụng các loại
hàng hoá (như cơm, máy tính, xe hơi…) và dịch vụ (như cắt
tóc, xem phim, tư vấn tình yêu…) để đạt được sự hạnh phúc,
vui sướng, thoả mãn ….
 Nhu cầu tình thần và sự thoả mãn?
– Tôn trọng
– Tín ngưỡng
– Yêu đương
– …
Lecture 1
5
Các nguồn lực có hạn
 Đất đai (Land, Terre) là một nguồn lực tự nhiên: các loại
đất, khí hậu, khoáng sản, vị trí địa lý, núi, sông …
 Vốn (Capital) là một nguồn lực do con người tạo ra: máy
móc, thiết bị, nhà xưởng, cầu, đường, bệnh viện, trường
học…
 Lao động (Labour): là những nỗ lực của con người, kể
cả vật chất lẫn tinh thần, để sản xuất ra sản phẩm.
 Khả năng của doanh nhân: là nguồn lực con người trong
việc kết hợp các nguồn lực trên để tạo ra sản phẩm và
dịch vụ.
Lecture 1
6
The UEH
4
Kinh tế học sẽ giúp chúng ta hiểu:
 Con người sẽ ra quyết định (chọn lựa) như thế nào?
 Con người tương tác với nhau như thế nào?

 Ảnh hưởng của hai vấn đề trên lên tổng thể nền kinh tế như
thế nào?
Lecture 1
7
Chúng ta ra quyết định như thế nào?
 Con người luôn luôn đối điện với sự đánh đổi (trade off)
 Chi phí cơ hội (opportunity cost)
 Người duy lý suy nghĩa theo cách “cận biên” (margin)
 Con người luôn phản ứng dựa trên các động cơ (incentive).
Lecture 1
8
The UEH
5
Chúng ta trao đổi với nhau như thế nào?
 Tại sao con người trao đổi: vì nó làm tốt hơn cho tất cả mọi
người
 Trao đổi bằng cách nào: thị trường luôn là phương tiện tốt để
trao đổi.
 Đôi lúc chính phủ cũng có thể làm cho thị trường hiệu quả
hơn khi nó thất bại.
 (tại sao thị trường lại thất bại?)
Lecture 1
9
Phạm vi của Kinh tế học
 Kinh tế học Vi mô (Microeconomics): là một nhánh của
kinh tế học, nó nghiên cứu hành vi ra quyết định của các cá
thể (individual), đó là doanh nghiệp và hộ gia đình.
 Kinh tế học Vĩ mô (Macroeconomics): là một nhánh của
kinh tế học, nó nghiên cứu hành vi của các biến tổng hợp
(aggregate) trong nền kinh tế, đó là thu nhập, sản lượng, …

trong phạm vi của một quốc gia.
 Đôi lúc không có một ranh giới rõ ràng giữa vi mô và vĩ mô.
Lecture 1
10
The UEH
6
Một số ví dụ về Kinh tế học vi mô và vĩ mô quan tâm
Sản xuất Giá cả Thu nhập Việc làm
Vi mô (Micro) Sản xuất/sản
lượng trong từng
ngành hoặc từng
doanh nghiệp
Bao nhiêu thép?
Bao nhiêu gạo?
Bao nhiêu ôtô?
Những mức giá
riêng lẽ của từng
sản phẩm
Giá thép
Giá gạo
Giá ôtô
Phân phối thu
nhập và của cải
Tiền lương trong
ngành thép
Tiền lương tối
thiểu
Việt làm trong
từng ngành hoặc
doanh nghiệp

Việc làm trong
nghành thép
Số lao động
trong một hãng
Vĩ mô (Macro) Sản xuất/Sản
lượng quốc gia
Tổng sản lượng
quốc gia.
Tăng trưởng
Mức giá tổng
quát trong nền
kinh tế
Giá tiêu dùng
Giá sản xuất
Tỷ lệ lạm phát
Thu nhập quốc
gia
Tổng mức lợi
nhận của các
doanh nghiệp
Việc làm và thất
nghiệp trong tòan
bộ nền kinh tế
Tổng số nhân
dụng
Tỷ lệ thất nghiệp
Lecture 1
11
Tăng trưởng kinh tế có tính chu kỳ
Lecture 1

12
The UEH
7
Lạm phát luôn là vấn đề quan trọng
Lecture 1
13
Và thất nghiệp cũng vậy …
Lecture 1
14
The UEH
8
Tănng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam
Lecture 1
15
Những câu hỏi vĩ mô quan trọng:
 Tại sao sản lượng lại biến động mang tính chu kỳ, có lúc
tăng có lúc giảm (suy thoái)?
 Thất nghiệp có liên quan gì đến tăng trưởng không?
 Điều gì làm giá cả biến động theo thời gian?
 Thâm hụt ngân sách là tốt hay xấu?
 Cán cân thương mại thâm hụt là tốt hay xấu?
 Tăng trưởng, thất nghiệp và biến động giá (lạm phát hoặc
giảm phát), thâm hụt ngân sách, thương mại có liên quan gì
với nhau không?
 Nên hay không nên can thiệp vào nền kinh tế?
Lecture 1
16
The UEH
9
Những nhà kinh tế tư duy như thế nào?

 Họ nhận thức nền kinh tế thông qua các mô hình (model)
 Mô hình là lý thuyết tổng kết, thường là ở dưới dạng toán
học, những mối liên hệ giữa các biến số kinh tế.
 Một mô hình thường có hai loại biến số: nội sinh
(endogenous) và ngoại sinh (exogenous)
Lecture 1
17
Biến nội sinh vs. Biến ngoại sinh
 Biến ngoại sinh là biến đầu vào của mô hình, cho trước
khi xây dựng mô hình và nó dùng để giải thích cho mô
hình hay.
 Biến nội sinh là biến đầu ra của mô hình.
 Mô phỏng là cho thay đổi các biến ngoại sinh để xem
sự thay đổi kết quả của biến nội sinh.
Lecture 1
18
The UEH
10
Có 3 thị trường và ba đối tượng căn bản trong kinh tế vĩ mô
Lecture 1
19
Trọng tâm của lý thuyết Kinh tế Vĩ mô
Thị trường hàng hoá
và dịch vụ
•Tổng chi tiêu dự kiến
(planned)
•Tiêu dùng (C)
• Đầu tư dự kiến (I)
•Chi tiêu chính phủ
(G)

•Tổng sản lượng (Thu
nhập) (Y)
• Sản lượng (Thu nhập)
cân bằng (Y*)
Thị trường tiền tệ
•Cung tiền
•Cầu tiền
•Lãi suất cân bằng (r*)
•Tỷ giá hối đoái thực
(e*)
Mô hình IS-LM
Phân tích liên hệ
giữa thị trường
hàng hoá và dịch
vụ với thị trường
tiền tệ (Y* và r*)
Mô hình
Mundel –
Flemming
Phân tích mối
quan hệ giữa
Y* và e*
Tổng cầu và tổng
cung
• Đường tổng cầu
• Đường tổng cung
•Giá cân bằng (P*)
P
Y
P

Y
Thị
trường
lao động
•Cung lao
động
•Cầu lao
động
•Thất
nghiệp và
nhân dụng
Lecture 1
20
The UEH
11
Tuy nhiên các nhà kinh tế luôn bất đồng.
 Nhiều nhà kinh tế học (theo trường phái cổ điển, tân cổ điển
và cổ điển mới) đều cho rằng giá cả và tiền lương là linh
hoạt.
 Số khác (theo trường phái Keynesian, Keynesian mới) lại
cho rằng sự linh hoạt ở trên chỉ xảy ra được trong dài hạn,
trong ngắn hạn chúng hoàn toàn cứng nhắc.
 Sự tách biệt này gọi là “sự phân đôi cổ điển” (classical
dichotomy) hoặc “sự trung lập của tiền” (neutrality of money).
 Kinh tế học là một môn khoa học mới phát triển, nhiều vấn
đề vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát.
Lecture 1
21
Sự phân đôi cổ điển và sự trung lập của tiền
 Là sự phân tích tách rời giữa biến số thực (real

variables) và các biến số danh nghĩa (nominal
variables)
Trong dài hạn, sự tăng lên trong khối cung tiền chỉ
ảnh hưởng đến các biến số danh nghĩa như tiền
lương danh nghĩa, giá cả, tỷ giá danh nghĩa chứ
không làm thay đổi các biến số thực như sản lượng,
thất nghiệp, tiêu dùng, đầu tư ….gọi là sự trung lập
của tiền.
Lecture 1 22
The UEH
12
Khung thời gian trong phân tích kinh tế Vĩ mô
 Ngắn hạn
– Giá cả (P) là cứng nhắc (Rigidity)
– Không toàn dụng nguồn lực (K,L)
– Trữ lượng vốn (K), Lao động (L) và Công nghệ (Tech) là cho trước.
 Dài hạn
– Giá cả (P) là linh hoạt (flexible)
– Toàn dụng nguồn lực (K,L)
– Trữ lượng vốn (K), Lao động (L) và Công nghệ (Tech) là cho trước.
 Rất dài hạn
– Giá cả (P) là linh hoạt (flexible)
– Toàn dụng nguồn lực (K,L)
– Trữ lượng vốn (K), Lao động (L) và Công nghệ (Tech) là có thể thay
đổi.
Lecture 1 23
Khung thời gian và những nội dung của kinh tế vĩ mô
 Bởi vì trong ngắn hạn, giá cả và tiền lương là không linh
hoạt, do vậy nền không kinh tế có thể không được toàn dụng
(potential ouput, natural ouput).

 Trong dài hạn, giá cả và lương là linh hoạt nên nguồn lực là
toàn dụng, sản lượng và thất nghiệp ở mức tự nhiên.
 Trong rất dài hạn, sản lượng tăng lên là do vốn, lao động và
công nghệ có thể tăng lên, gọi là tăng trưởng kinh tế.
Lecture 1 24
The UEH
13
Do vậy:
 Giá cả và tiền lương không linh hoạt thường thích hợp để
nghiên cứu trong ngắn hạn. Những phân tích trong ngắn hạn
trả lời tại sao có những giao động trong sản lượng.
 Giá cả và tiền lương linh hoạt phù hợp đển nghiên cứu nền
kinh tế trong dài hạn. Những phân tích trong khu thời gian
này cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa các biến thực với
nhau.
 Công nghệ, lao động và vốn thay đổi là giả định thích hợp
để nghiên cứu nền kinh tế trong rất dài hạn. Những phân tích
trong khu thời gian này chỉ ra nguyên nhân tăng trưởng trong
một giai đoạn dài.
Lecture 1 25
Mục tiêu của môn học
 Trang bị cho học viên những nguyên tắc kinh tế vĩ mô căn
bản mà nó cần thiết cho học viên trong suy nghĩ một cách hệ
thống về những vấn đề kinh tế vĩ mô.
 Trang bị cho học viên những kỹ năng phân tích và ứng dụng
lý thuyết kinh tế vĩ mô trong phân tích chính sách.
Lecture 1 26
The UEH
14
Những bài giảng chủ yếu

1 – Số liệu kinh tế
vĩ mô
2- Xác định thu
nhập quốc dân
3- Tổng cầu,
chính sách tài
khóa
4- Tiền và họat
động ngân hàng
5- Chính sách tiền
tệ và tài khóa
trong nền kinh tế
đóng (IS-LM)
6- Chính sách tiền
tệ và tài khóa
trong nền kinh tế
mở (Mundel-
Flemming)
7- Tổng cầu,
cung, giá cả và
tốc độ điều chỉnh
8 – Thất nghiệp
và lạm phát
Lecture 1 27
Sách tham khảo gợi ý
David Begg, Stanley Fischer và
Rudiger Dornbusch, Kinh t
hc, , ấn bản lần thứ 8, McGraw-
Hill Book và NXB Thống kê (đã
dịch sang tiếng Việt).

Lecture 1 28
The UEH
15
Một số sách khác
Lecture 1 29
Một số tài nguyên trên Internet
 Học liệu mở (Open Course Ware) của Chương trình Giảng
dạy Kinh tế Fulbright: www.fetp.edu.vn
 Và trang của tôi: /> Các trang khác …vô tận trên Internet!!!
Lecture 1 30
The UEH
16
Bài 2: Đo lường số liệu kinh tế vĩ mô cơ bản
Lecture 2 31
Nội dung hôm nay
 Vai trò của số liệu thống kê và mục tiêu hôm nay
 Một số khái niệm cơ bản khi tính toán và sử dụng số liệu.
 Mối quan hệ giữa sản lượng, thu nhập và chi tiêu
 GDP, GNI, GNDI … Các phương pháp xác định
 Đo lường giá cả tổng quát và sự thay đổi (lạm phát).
 Thất nghiệp
 Cán cân thanh toán
Lecture 2 32
The UEH
17
Một số khái niệm
 Lưu lượng (flow) và tích lượng (stock)
– Lưu lượng: sự thay đổi giá trị của một đại lượng
trong một khoảng thời gian
– Tích lượng: giá trị của một đại lượng tích luỹ tại một

thời điểm
 Vốn (capital)
– khối lượng máy móc, thiết bị, lượng tồn kho và các
nguồn lực khác của sản xuất
 Khấu hao (depreciation)
– giá trị hao mòn máy móc, thiết bị trong quá trình sản
xuất
Lecture 2 33
Một số khái niệm
 Hàng hoá (goods) và dịch vụ (services)
– Hàng hoá là kết quả của sản xuất dưới dạng sản phẩm
hữu hình và có thể dự trữ được.
– Dịch vụ là sản phẩm vô hình không thể dự trữ được
 Sản xuất (production)
– Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra thu
nhập
 Sản lượng (output), thu nhập (income) và chi tiêu
(expenditure)
– Sản lượng là giá trị của hàng hoá và dịch vụ cuối cùngï
được sản xuất ra trong nền kinh tế
– Thu nhập của các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, đất đai)
được sử dụng trong sản xuất
– Chi mua hàng hoá và dịch vụ cuối cùng
Lecture 2 34
The UEH
18
Một số khái niệm
 Hàng hoá cuối cùng (final goods) & Sản phẩm trung gian
(intermidiate goods)
– Hàng hoá cuối cùng: được bán cho người tiêu dùng cuối

cùng.
– Sản phẩm trung gian: nhập lượng để sản xuất ra hàng
hoá cuối cùng
 Chuyển giao (transfer payments)
– giao dịch một chiều như trợ cấp thất nghiệp, viện trợ
không hoàn lại
 Nội địa (domestic) và Quốc gia (national)
– Nội địa: hoạt động kinh tế diễn ra trong lãnh thổ kinh tế
của một nước
– Quốc gia: hoạt động kinh tế của công dân một nước
Lecture 2 35
Các loại số liệu
 Số gộp (gross) và số ròng (net)
– Số gộp: đo lường trước khi khấu hao
– Số ròng: đo lường sau khi khấu hao
 Giá thị trường (market prices) và giá yếu tố (factor costs)
– Giá thị trường: giá được trả bởi người tiêu dùng cuối cùng
– Giá yếu tố: phản ánh toàn bộ chi thanh toán cho yếu tố tham gia
vào quá trình sản xuất.
– Chênh lệch giữa giá thị trường và giá yếu tố là thuế gián thu
ròng
 Giá trị danh nghĩa, hiện hành (nominal, current) và giá trị thực, giá
cố định (real, fixed)
– Giá trị danh nghĩa: giá trị được tính bằng giá hiện hành
– Giá trị thực: giá trị được tính theo giá của một năm chọn làm gốc
(gọi là năm cơ sở)
Lecture 2 36
The UEH
19
GDP (Gross Domestic Product)

 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị toàn bộ hàng hoá
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong lãnh thổ của một
quốc gia trong một năm.
 GDP chỉ tính:
– giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, không bao gồm sản
phẩm trung gian.
– giá trị hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra trong giai đoạn
hiện hành.
– giá trị hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra trong lãnh thổ của
một nước bất chấp ai sở hữu.
 Có 3 cách tiếp cận để tính: thu nhập, chi tiêu và giá trị gia
tăng.
Lecture 2 37
Mối quan hệ giữa sản lượng, thu nhập và chi tiêu
HH
GG
FF
RR
CMCM
Y=W+i+R+Y=W+i+R+ΠΠ
SpSp
II
CC
MM
XX
TdTd
TrTr
TeTe
GG
S

g
Lecture 2 38
The UEH
20
Vai trò của các khu vực
 Hộ gia đình (Households):
– tiêu dùng
– cung lao động
– tác nhân của thị trường tài chính
– chủ sở hữu các doanh nghiệp
 Các doanh nghiệp (Business Firms)
– nhà sản xuất
– cầu lao động
– ấn định giá,
– tác nhân của thị trường tài chính
Lecture 2 39
Vai trò của các khu vực (tt)
 Chính Phủ (Government)
– quản lý thuế
– tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ
– như một nhà cung cấp về tiền tệ và các loại tài sản tài
chính khác (giấy nợ)
– làm luật
 Nước ngoài (the Rest of the world)
– Cung các sản phẩm
– Cầu các sản phẩm
– Cung và cầu các sản phẩm tài chính, tiền tệ (ngoại hối)
Lecture 2 40
The UEH
21

Theo phương pháp chi tiêu
 GDP = C + I + G + NX
 C: Chi mua hàng tiêu dùng (lâu bền và không lâu bền) và dịch vụ
của khu vực hộ gia đình, (không bao gồm xây dựng nhà mới)
 I : Đầu tư gộp bao gồm đầu tư tài sản cố định (mua máy móc, thiết
bị, xây dựnh nhà ở) và đầu tư vào tài sản lưu động (hàng tồn kho)
 G: Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
 NX: Giá trị hàng hoá và dịch vụ được xuất khẩu sang các nước
khác trừ giá trị hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài
Lecture 2 41
Cơ cấu chi tiêu trong nền kinh tế Việt Nam (2002)
Tỷ VND (nominal) Tỷ trọng trong GDP
Tiêu dùng tư nhân (C) 381.450 64.9 (%)
Đầu tư gộp (I) 171.995 32.1 (%)
- Đầu tư cố định 160.840 30.2 (%)
- Đầu tư tồn kho 11.115 2.10 (%)
Chi mua hàng hoá của
chính phủ (G)
33.390 6.20 (%)
Xuất khẩu ròng (NX) -21.471 - 4 (%)
Tổng sản phẩm trong
nước (GDP)
536.089 100 (%)
Nguồn: IMF Country Report No.03/382)
Lecture 2 42
The UEH
22
Theo phương pháp thu nhập
GDP = W + i + R + Π
 W (wage): Tiền lương và các khoản tiền thưởng mà người

lao động nhận được
 i (interest): Thu nhập của người cho vay
 R (rent): Thu nhập của chủ đất, chủ nhà (kể cả tiền quy đổi
mà người có nhà trả cho chính họ) và chủ các tài sản cho
thuê khác
 Π (profit): Thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp
 Ti (indirect tax): Thuế gián thu
 De (depreciation): Khấu hao vốn
Lecture 2 43
Theo phương pháp sản xuất (giá trị gia tăng)
 VA
i
là giá trị gia tăng của ngành i
 Phương pháp này cho chúng ta giá trị gộp và theo giá
yếu tố sản xuất.

=
=
n
i
i
VAGDP
1
Lecture 2 44
The UEH
23
Ví dụ
 Hãy xem xét một nền kinh tế đơn giản bao gồm các hộ gia đình (H), chủ
nhà máy xay bột (M) và chủ lò bánh mì (B). H mua bánh mì từ B với giá là
100 và bột mì từ M với giá là 10 (như là những khoản chi tiêu vào sản

phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ M với giá 40 để làm ra bánh mì. Giả sử
M không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác.
 Cả hai B và M đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ H; B đã thanh toán
cho H các khoản bao gồm: 30 cho thuê lao động và 30 cho dịch vụ vốn.
Tương tự M đã thanh toán cho H các khoản bao gồm: 40 cho chi phí thuê
lao động và 10 cho thuê vốn.
 Hãy tính GDP của nền kinh tế này theo 3 phương pháp khác nhau. Nhận
xét về kết quả tính toán được của bạn?
Lecture 2 45
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI GDP
 GDP không phản ánh đầy đủ và chính xác các hoạt động
sản xuất do:
– một số sản phẩm không qua mua bán trên thị trường
(dịch vụ chính phủ, sảm phẩm tự cung tự cấp của các
trang trại, nhà ở tự xây cất)
– hoạt động không khai báo, hoạt động ‘kinh tế ngầm’,
hoạt động buôn bán nhỏ
– Chất lượng hàng hoá không được phản ánh đầy đủ
trong GDP.
 Khi so sánh GDP giữa các quốc gia có nhược điểm là giá
cả sinh hoạt giữa các quốc gia khác nhau.
Lecture 2 46
The UEH
24
Những chỉ số đo lường thu nhập khác
 GNI: Thu nhập quốc dân – giá trị tính của toàn bộ hàng hoá
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi các yếu tố do
công dân một nước sở hữu.
 Chênh lệch giữa GNI và GDP chính là khoản thu nhập ròng
từ nước ngoài (NIA): GNI = GDP + NIA.

 GNDI: Thu nhập quốc gia khả dụng (Gross National
Disposable Income): GNDI = GNI + NTR (Net Transfers)
 Trong đó: NTR là phần chuyển nhượng ròng từ tư nhân và
chính phủ nước ngoài
Lecture 2 47
Lạm phát
 Lạm phát (inflation) là sự tăng lên của mức giá cả tổng (overall price
level) quát trong nền kinh tế trong một giai đoạn thời gian.
 Chú ý:
– lạm phát thể hiện sự gia tăng của mức giá cả tổng quát chứ không
phải sự gia tăng giá của một hoặc một nhóm hàng hoá
– lạm phát thể hiện sự tăng giá liên tục chứ không phải tăng một lần.
Thí dụ, cải cách thuế làm tăng giá không gọi là lạm phát
 Lạm phát phi mã (Hyperinflation) là giai đoạn mà lạm tỷ lệ phát tăng rất
cao.
 Giảm phát (deflation) là sự giảm xuống của mức giá cả chung trong nền
kinh tế.
Lecture 2 48
The UEH
25
2 phương pháp đo lường mức giá và lạm phát
 CPI (Consumer Price Index-chỉ số Laspeyres)
 GDPdeflator (chỉ số Passche)
 Trong đó, i chỉ hàng hoá; t là năm tính toán, 0 là năm gốc.
100
00
0
×=



qp
qp
ii
ii
t
CPI
100
0
×=


qp
qp
i
t
i
i
t
i
t
de
GDP
Lecture 2 49
Lạm phát
 Tốc độ thay đổi của hai chỉ số trên theo thời gian (tháng, quý,
năm) gọi là tốc độ lạm phát (theo tháng, quý, năm).
 Lạm phát (CPI) = [(CPI
t
– CPI
t-1

)/CPI
t-1
]*100
 Lạm phát (GDPde) = [(GDPt- GDP
t-1
)/GDP
t-1
]*100 =
GDPnominal/GDPreal*100
 Tốc độ tăng GDPnominal năm 2007 là 8% và tốc độ tăng
GDPreal là 2% thì lạm phát GDPde là bao nhiêu %?
Lecture 2 50

×