Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

khảo sát hiểu biết và thái độ với bệnh động kinh của cộng đồng dân cư tại tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 119 trang )



ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM BỘ Y TẾ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM











BÁO CÁO NGHIỆM THU

KHẢO SÁT VỀ HIỂU BIẾT VÀ THÁI ĐỘ
ĐỐI VỚI BỆNH ĐỘNG KINH CỦA
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TẠI TP HỒ CHÍ MINH









CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


PGS.TS.BS. Võ Tấn Sơn
PGS.TS.BS. Trần Diệp Tuấn





CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận) (Ký tên/đóng dấu xác nhận)











THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 06/2014

i
MỤC LỤC
Trang

TÓM TẮT iv
ABSTRACT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi
CHƢƠNG I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG II - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 6
CHƢƠNG III - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
3.1. Các nghiên cứu trên thế giới 9
3.2. Các nghiên cứu trong nƣớc 15
CHƢƠNG IV - PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 17
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 17
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu 17
4.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chọn để phỏng vấn 17
4.2.2. Đối tƣợng bị loại trừ ra khỏi danh sách phỏng vấn 20
4.3. Phỏng vấn trực tiếp và phân tích số liệu 21
4.4. Các biến số nghiên cứu 22
4.4.1. Các biến số độc lập 22
4.4.2. Các biến số phụ thuộc 23
4.4.2.1. Các biến số về kiến thức 23
4.4.2.2. Các biến số về thái độ 24
CHƢƠNG V - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
5.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 28
5.2. Tỉ lệ về biết đến bệnh động kinh 31
5.3. Kiến thức về biểu hiện của bệnh động kinh 32
5.4. Kiến thức về nguyên nhân của bệnh động kinh 33
5.5. Kiến thức về tính lây truyền của bệnh động kinh 34
5.6. Kiến thức về trí tuệ của ngƣời bị động kinh 34
5.7. Kiến thức về điều trị bệnh động kinh 35
5.8. Kiến thức về cách giúp đỡ ngƣời đang lên cơn động kinh 36
5.9. Đặc điểm về nguồn thông tin liên quan đến cách xử lý cơn động kinh 37
5.10. Thái độ về bệnh động kinh 38
5.11. Mối liên hệ giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về nguyên nhân của bệnh
động kinh 42


ii
5.12. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về tính lây truyền của động
kinh 44
5.13. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về biểu hiện động kinh 45
5.14. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về trí tuệ của ngƣời động
kinh 47
5.15. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về điều trị động kinh 49
5.16. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về chẹn vật cứng vào trong
miệng để tránh cho bệnh nhân tự cắn lƣỡi 51
5.17. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về thuốc điều trị động kinh52
5.18. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “phản đối con hoặc ngƣời
thân trong gia đình kết hôn với ngƣời bệnh động kinh” 54
5.19. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “ngƣời bệnh động kinh nên
đƣợc lập gia đình” 55
5.20. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “ngƣời bệnh động kinh có nên
có con” 57
5.21. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “đồng ý cho con mình học
cùng trƣờng hoặc chơi chung với trẻ bệnh động kinh” 58
5.22. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “chia sẻ thông tin khi có
ngƣời trong gia đình bệnh động kinh” 59
5.23. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “việc làm của ngƣời bệnh
động kinh” 61
5.24. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “sa thải ngƣời bệnh động
kinh” 63
5.25. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “tham gia giao thông của
ngƣời bệnh động kinh” 64
5.26. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “không xem ngƣời bệnh động
kinh là ngƣời bệnh tâm thần” 66
5.27. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “khả năng gây nguy hiểm cho

ngƣời khác” 67
5.28. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “sự bình đẳng giữa trẻ bị
động kinh với trẻ khác trong học tập” 68
5.29. Ngƣời dân sẽ tìm hiểu về bệnh động kinh từ đâu? 70
CHƢƠNG VI - BÀN LUẬN 72
6.1. Về dân số nghiên cứu 72
6.2. Kiến thức về bệnh động kinh 73
6.3. Thái độ đối với bệnh động kinh 79
6.4. Khảo sát về mối liên quan với các đặc tính mẫu nghiên cứu 82
6.5. Về cách thức tìm hiểu thông tin 85
6.6. Về phƣơng pháp nghiên cứu 86
CHƢƠNG VII - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

iii
PHỤ LỤC 1. PHỤ LỤC CHUYÊN MÔN 95
1.1. PHIẾU THAM DÒ Ý KIẾN 95
1.2. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TPHCM 101
1.3. PHÂN BỐ DÂN SỐ TPHCM THEO QUẬN/HUYỆN 102
PHỤ LỤC 2. SẢN PHẨM ĐÀO TẠO 105
PHỤ LỤC 3. SẢN PHẨM KHOA HỌC 106
PHỤ LỤC 4. PHỤ LỤC QUẢN LÝ 107


iv
TÓM TẮT

Đặt vấn đề: nhận thức của xã hội về bệnh động kinh đặt ra nhiều vấn đề đáng
kể đối với bệnh nhân và ngƣời thân của họ. Nhận thức này chịu ảnh hƣởng
nhiều bởi niềm tin, những điều huyền bí, kinh tế xã hội và nền văn hóa. Đã có

nhiều nghiên cứu về kiến thức và thái độ của cộng đồng đối với bệnh động kinh
ở nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam, đã có 2 nghiên cứu về vấn
đề này ở 2 khu vực khác nhau thuộc Hà Nội. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu
tiên đƣợc thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Ngoài ra, chúng tôi
còn tìm hiểu về mối liên quan giữa kiến thức và thái độ với đặc điểm dân số của
cộng đồng dân cƣ tại TPHCM.

Phƣơng pháp: Chúng tôi chia TPHCM thành 3 khu vực khác nhau dựa trên vị
trí địa lý, chức năng hành chính và tình trạng kinh tế xã hội. Chúng tôi lựa chọn
2.400 hộ dân cƣ bằng phƣơng pháp chọn mẫu chú ý đến tỉ lệ dân số cụm có
phân tầng (PPS phân tầng), cụ thể là lấy mẫu cụm đa cấp, có chú ý đến tỉ lệ
phân bố dân số của mỗi khu vực. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 2.400
đối tƣợng đại diện cho mỗi hộ bằng bộ câu hỏi điều tra để tìm hiểu về kiến thức
và thái độ của ngƣời dân đối với bệnh động kinh. Các cuộc phỏng vấn đƣợc
tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2008.

Kết quả: Có 2.062 ngƣời trong số 2.400 (85,9%) tham gia phỏng vấn đã từng
nghe nói đến hoặc biết về bệnh động kinh, 33,3% biết một ngƣời nào đó bị động
kinh và 77,2% đã từng chứng kiến cơn động kinh. Về kiến thức, trong 2.062
ngƣời có 92,8% cho rằng triệu chứng chính của động kinh là co giật và sủi bọt
mép, 36,7% cho rằng nguyên nhân của động kinh là do bệnh lý thần kinh,
52,1% cho rằng ngƣời bệnh động kinh có trí tuệ bình thƣờng, 46,4% cho rằng
động kinh có thể điều trị đƣợc, 58,4% có cách xử lý không đúng bằng cách chèn

v
vật cứng vào miệng của bệnh nhân đang lên cơn để phòng ngừa cắn lƣỡi, và
thực hành này phần lớn (84,2%) là học đƣợc thông qua truyền miệng. Về thái
độ, 56,6% đồng ý rằng trẻ động kinh nên đƣợc đối xử bình đẳng trong học tập,
71,2% đồng ý cho con của họ chơi và đi học cùng trƣờng với trẻ động kinh,
58,9% đồng ý rằng ngƣời bệnh nên đƣợc kết hôn, và 57% cho rằng ngƣời bệnh

nên đƣợc có con. Tuy nhiên, chỉ 39,2% sẽ cho phép con họ hoặc ngƣời thân
đƣợc lấy ngƣời bệnh làm vợ hoặc chồng, và đến 10,5% tin rằng động kinh là
một dạng bệnh tâm thần, 43,3% sẽ ngƣng hợp động làm việc nếu ngƣời bệnh
lên cơn mà không chịu khai báo trƣớc đó, và chỉ 32,6% tin rằng ngƣời bệnh
hoàn toàn có thể làm việc đƣợc. Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận có 73,1%
tin rằng ngƣời bệnh không gây nguy hiểm cho ngƣời khác, và 25,3% tin rằng
ngƣời bệnh nên đƣợc phép lái xe. Chúng tôi cũng ghi nhận rằng ngƣời có trình
độ học vấn cao, ngƣời lao động trí óc và ngƣời sống ở trung tâm thành phố có
khuynh hƣớng hiểu biết đúng hơn và có thái độ tích cực hơn về bệnh động kinh.

Kết luận: Nhìn chung kiến thức và thái độ của cộng đồng dân cƣ TPHCM về
bệnh động kinh không khác so với kết quả khảo sát tại các nƣớc Châu Á khác
nhƣng có khuynh hƣớng bất lợi cho ngƣời bệnh hơn khi so sánh với các khảo
sát ở phƣơng tây. Do đó, cần có các chƣơng trình giáo dục sức khỏe để cải
thiện nhận thức của cộng đồng về bệnh động kinh, qua đó góp phần cải thiện
chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh và gia đình họ.

Từ khóa: động kinh, hiểu biết của cộng đồng, kiến thức, thái độ





vi
ABSTRACT

Background: Social perception about epilepsy poses considerable problem
for the patients and their family. This perception is very much influenced by
belief, myths, socio-economy and culture. Public knowledge and attitudes
towards epilepsy have been reported in many countries. In Vietnam, two

studies had been conducted in two areas of Hanoi. However, this is the first
study to assess the knowledge and attitudes of the public at Ho Chi Minh City
(HCMC) towards epilepsy, and the association between knowledge and
attitudes with demographic characteristics of HCMC population.

Methods: We divided HCMC into three different areas based on geography,
administrative function and economic status. The households were selected
through stratified probability proportional to size sampling, taking into
account the proportion of population of each area. We conducted a face-to-
face interview survey of 2,400 people living in HCMC using a standard
questionnaire to reveal public knowledge and attitudes toward epilepsy. The
interviews took place during the period from June to August of 2008.

Results: 2,062 out of 2,400 (85.9%) had heard or knew about epilepsy, 33.3%
had known someone with epilepsy and 77.2% had witnessed an epileptic
attack. Regarding knowledge, out of 2,062 people 92.8% believed that the
main symptom was convulsion, 36.7% believed that the cause of epilepsy is a
neurological disease, 52.1% believed that people with epilepsy have normal
intelligence, 46.4% believed that epilepsy is treatable, 58.4% would put an
object to mouth during seizure to prevent injury of the tongue, and this
practice was mostly (84.2%) learned by word of mouth. Regarding attitudes,
56.6% agreed that children with epilepsy should not be discriminated in
studying, 71.2% agreed to let their children to play and go to school with

vii
children with epilepsy, 58.9% agreed that persons with epilepsy could be
married, and 57% considered pregnancy to be appropriate. However, only
39.2% would allow their children or relatives to marry a person with epilepsy,
and up to 10.5% believed that epilepsy is a mental disorder, 43.3% would
terminate the contract after an epileptic seizure in an employee with

unreported epilepsy, and only 32.6% believed that persons with epilepsy
could have a job. In addition, 73.1% believed that persons with epilepsy
would not be danger, and 25.3% believed persons with epilepsy could have a
driving license. The response of those with higher education, working
intellectually, living in central area was statistically significant more positive
regarding the knowledge on causes and attitudes.

Conclusions: The overall knowledge and attitudes of the public of HCMC
towards epilepsy is relatively comparable with the results from other Asian
countries but more negative when compared with reports from the Western
countries. Therefore, well-organized educational campaigns are needed to
improve public perception about epilepsy in order to improve the quality of
life of persons with epilepsy and their family.

Key words: epilepsy, public awareness, knowledge, attitudes

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 31
Bảng 2. Biết đến động kinh 32
Bảng 3. Kiến thức về biểu hiện của bệnh động kinh (n=2062) 33
Bảng 4. Kiến thức về nguyên nhân của bệnh động kinh (n=2062) 33
Bảng 5. Kiến thức về tính lây truyền của bệnh động kinh (n=2062) 34
Bảng 6. Kiến thức về trí tuệ của ngƣời bị bệnh động kinh (n=2062) 35
Bảng 7. Kiến thức về điều trị bệnh động kinh (n=2062) 36
Bảng 8. Kiến thức về cách giúp đỡ khi gặp ngƣời đang lên cơn động kinh (n=2062) 36
Bảng 9. Nguồn thông tin hƣớng dẫn cách xử lý chèn vật cứng vào miệng ngƣời bệnh khi
đang lên cơn động kinh (n=640) 37
Bảng 10a. Thái độ về động kinh (n=2062) 38

Bảng 10b. Thái độ về động kinh (n=2062) (tiếp theo) 39
Bảng 10c. Thái độ về động kinh (n=2062) (tiếp theo) 40
Bảng 10d. Thái độ về động kinh (n=2062) (tiếp theo) 41
Bảng 11. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về nguyên nhân động
kinh (n=2062) 42
Bảng 11.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về nguyên nhân động
kinh trong mô hình hồi quy đa biến 43
Bảng 12. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về tính lây truyền của
động kinh (n=2062) 44
Bảng 12.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về lây truyền động
kinh trong mô hình hồi quy đa biến 45
Bảng 13. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về biểu hiện động kinh
(n=2062) 46
Bảng 13.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về biểu hiện của bệnh
động kinh trong mô hình hồi quy đa biến 47
Bảng 14. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức trí tuệ ngƣời động kinh
(n=2062) 48
Bảng 14.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức trí tuệ của ngƣời
động kinh trong mô hình hồi quy đa biến 49
Bảng 15. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về điều trị động kinh
(n=2062) 49
Bảng 15.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về điều trị động kinh
trong mô hình hồi quy đa biến 50
Bảng 16. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về chẹn vật cứng vào
trong miệng để tránh cho bệnh nhân tự cắn lƣỡi (n=2062) 51
Bảng 16.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về giúp đỡ ngƣời
bệnh khi lên cơn động kinh trong mô hình hồi quy đa biến 52

ix
Bảng 17. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và kiến thức về thuốc điều trị động

kinh (n=2062) 53
Bảng 18. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “phản đối con hoặc ngƣời
thân trong gia đình kết hôn với ngƣời bệnh động kinh” (n=2062) 54
Bảng 18.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “phản đối con hoặc
ngƣời thân trong gia đình kết hôn với ngƣời bệnh động kinh” trong mô hình hồi quy đa
biến 55
Bảng 19. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “ngƣời bệnh động kinh
nên đƣợc lập gia đình” (n=2062) 56
Bảng 19.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “ngƣời bệnh động kinh
nên đƣợc lập gia đình” trong mô hình hồi quy đa biến 57
Bảng 20. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “ngƣời bệnh động kinh có
nên có con” 57
Bảng 20.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “ngƣời bệnh động kinh
có nên có con” trong mô hình hồi quy đa biến 58
Bảng 21. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “đồng ý cho con mình
học cùng trƣờng hoặc chơi chung với trẻ bệnh động kinh” (n=2062) 59
Bảng 22. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “chia sẻ thông tin khi có
ngƣời trong gia đình bệnh động kinh” (n=2062) 60
Bảng 22.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “chia sẻ thông tin khi có
ngƣời trong gia đình bệnh động kinh” trong mô hình hồi quy đa biến 61
Bảng 23. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “việc làm của ngƣời bệnh
động kinh” (n=2062) 62
Bảng 23.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “việc làm của ngƣời
bệnh động kinh” trong mô hình hồi quy đa biến 63
Bảng 24. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “sa thải ngƣời bệnh động
kinh” (n=2062) 63
Bảng 24.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “việc sa thải ngƣời bệnh
động kinh” trong mô hình hồi quy đa biến 64
Bảng 25. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “tham gia giao thông của
ngƣời bệnh động kinh” (n=2062) 65

Bảng 25.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ tham gia giao thông của
ngƣời bệnh động kinh” trong mô hình hồi quy đa biến 66
Bảng 26. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “không xem ngƣời bệnh
động kinh là ngƣời bệnh tâm thần” 67
Bảng 27. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “khả năng gây nguy hiểm
cho ngƣời khác” (n=2062) 68
Bảng 28. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “sự bình đẳng giữa trẻ bị
động kinh với trẻ khác trong học tập” (n=2062) 69
Bảng 28.1. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu và thái độ “sự bình đẳng giữa trẻ
bị động kinh với trẻ khác trong học tập” trong mô hình hồi quy đa biến 70
Bảng 29. Ngƣời dân sẽ tìm đến các nguồn sau đây để tìm hiểu về bệnh động kinh 70

x
Bảng 30. Bảng so sánh các nghiên cứu tại các quốc gia, năm thức hiện về hiểu biết và kiến
thức về bệnh động kinh nhƣ (1) Biết đến (BĐ) bệnh động kinh, (2) Biểu hiện của động
kinh là co giật (CG), (3) Xem bệnh động kinh là một dạng bệnh tâm thần (TT), và (4) Biết
rằng động kinh có thể điều trị (ĐT) bằng thuốc. 74
Bảng 31. Bảng so sánh các nghiên cứu tại các quốc gia, năm thực hiện về thái độ nhƣ (1)
Không cho phép con mình chơi chung (Không-CC) với trẻ động kinh, (2) Không đồng ý
cho con mình kết hôn (Không-KH) với ngƣời bệnh động kinh, và (3) Đồng tình rằng ngƣời
bệnh nên có việc làm bình thƣờng. 79


xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Phân bố tỉ lệ dân số khảo sát theo khu vực dân cƣ 28
Biểu đồ 2. Phân bố tỉ lệ nhóm tuổi của dân số khảo sát 29
Biểu đồ 3. Phân bố tỉ lệ về trình độ học vấn của dân số khảo sát 29
Biểu đồ 4. Phân bố tỉ lệ về đặc điểm hôn nhân của dân số khảo sát 30

Biểu đồ 5. Phân bố tỉ lệ về đặc điểm nghề nghiệp của dân số khảo sát 30

1
CHƢƠNG I - ĐẶT VẤN ĐỀ

Động kinh là một rối loạn không lây truyền mãn tính của não bộ có thể
ảnh hƣởng đến mọi lứa tuổi [13,17]. Trên thế giới có khoảng 50 triệu ngƣời
mắc bệnh, và 80% các trƣờng hợp động kinh trên thế giới là ở các nƣớc đang
phát triển. Có khoảng 70% các trƣờng hợp động kinh đáp ứng tốt với điều trị,
tuy nhiên có khoảng 3/4 các trƣờng hợp động kinh ở các nƣớc đang phát triển
đã không đƣợc chẩn đoán và điều trị. Ở nƣớc ta, một nghiên cứu về gánh
nặng bệnh tật cho thấy năm sống tàn tật hiệu chỉnh của bệnh động kinh ở trẻ
em từ 0-14 tuổi là 23.073 năm, đứng hàng thứ 5 về gành nặng bệnh tật ở trẻ
em [1]. Ngoài ra, ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, bệnh nhân động kình
và gia đình của họ còn phải trãi qua những khó khăn trở ngại và phân biệt đối
xử trong cuộc sống hằng ngày [51,52,53]. Nhiều công trình nghiên cứu trên
thế giới đã cho thấy ảnh hƣởng bất lợi cho bệnh nhân động kinh do những
quan niệm và thái độ không đúng của cộng đồng về bệnh lý này. Ngƣời bị
bệnh động kinh thƣờng bị phân biệt đối xử hoặc thậm chí không đƣợc quan
tâm điều trị đúng mức, nhất là ở các nƣớc đang phát triển. Vì vậy, Hiệp Hội
Quốc Tế Chống Động Kinh (International League Against Epilepsy: ILAE)
đã khuyến cáo các châu lục, vùng lãnh thổ và các nƣớc cần phải tìm hiểu về
vấn đề này, đặc biệt cần lƣu ý đến yếu tố văn hóa, kinh tế xã hội của cộng
đồng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hiểu biết của ngƣời dân về bệnh động kinh,
thái độ của họ đối với ngƣời bệnh động kinh có ảnh hƣởng đến cơ hội ngƣời
bệnh động kinh đƣợc chẩn đoán và điều trị đúng cách, và qua đó ảnh hƣởng
đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh động kinh và gia đình của họ trong
cộng đồng. Tuy nhiên, những hiểu biết, quan niệm và niềm tin sai lạc về
bệnh động kinh vẫn còn phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới là nguyên nhân
làm giảm cơ hội đƣợc chẩn đoán, điều trị và kiểm soát cơn động kinh của

ngƣời bệnh. Ngoài ra, ngƣời bệnh động kinh đang bị sự kỳ thị và phân biệt
đối xử bởi cộng đồng và điều này cũng đã góp phần làm giảm đáng kể chất

2
lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh, vốn dĩ đã kém hơn ngƣời bình thƣờng.
Chính thái độ đối xử này, đƣợc thấy ở tất cả nghiên cứu thực hiện ở cả 5 châu
lục, khiến ngƣời bệnh gặp nhiều khó khăn trở ngại nhiều hơn là do chính bệnh
tật gây ra [4,15,18,19,22,32,43,52]. Chính vì vậy, Tổ Chức Y Tế Thế Giới
(WHO) đã phát động chiến dịch toàn cầu giai đoạn 2 để chống lại căn bệnh và
cải thiện chất lƣợng cuộc sống của những bệnh nhân bị mắc bệnh động kinh
[14].

Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu về vấn đề này và phát
hiện nhiều quan niệm về bệnh động kinh và thái độ không đúng đối với ngƣời
bị động kinh. Về những hiểu biết sai lệch về nguyên nhân của bệnh động
kinh, một nghiên cứu tại Cameroon, gần 1/4 ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng
bệnh động kinh là do bị ma quỷ nhập vào và gây ra co giật [7]. Các nghiên
cứu tại Liberia và các nƣớc Châu Phi khác cũng cho thấy nhiều ngƣời dân cho
rằng động kinh có liên quan đến phù thủy và ma quỷ. Tại Châu Á cũng vậy,
các nghiên tại Nepal, Indonesia, Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc, Jordan
cũng cho thấy một tỉ lệ đáng kể ngƣời dân cho rằng động kinh có liên quan
đến các thế lực siêu nhiên và do sự trừng phạt của những thế lực huyền bí.
Ngay ở các nƣớc phát triển nhƣ Hà Lan, một nghiên cứu vào năm 1996 cho
thấy ngƣời bệnh bị dùng roi quất và nhốt riêng vì co giật đƣợc cho là do pháp
thuật gây ra [52]. Những nhận thức không đúng về bệnh động kinh vẫn còn
tồn tại đến thế kỷ 21 là điều đáng tiếc và là thách thức lớn đối với chúng ta
[8].

Hiểu biết không đúng về tính lây truyền của bệnh động kinh cũng khá
phổ biến. Tại Lào, một nghiên cứu trong cộng đồng cho thấy có đến 57% cho

rằng động kinh là bệnh truyền nhiễm và có thể lây qua nƣớc bọt của ngƣời
bệnh, và sự thiếu hiểu biết chính là nguyên nhân của việc thiếu đƣợc chăm
sóc sức khỏe tại đất nƣớc này [28,49]. Tại Uganda và nhiều nƣớc khác, ngƣời

3
dân cho rằng động kinh là bệnh lây truyền và không cho phép ngƣời bệnh ăn
chung vì sợ bị lây bệnh qua nƣớc bọt của ngƣời bệnh [52].

Về điều trị, nhiều nghiên cứu tại Châu Phi, Châu Á và thậm chí ở Châu
Úc, Châu Âu, và Châu Mỹ cũng cho thấy những hiểu biết không đúng về vấn
đề này trong dân số. Ngay cả đối với thành phần trí thức, tỉ lệ hiểu biết sai
cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể nhƣ một nghiên cứu trên đối tƣợng là giáo viên
phổ thông ở Thái Lan năm 1999 cho thấy gần một nữa (46,6%) cho rằng động
kinh là bệnh không thể điều trị hoặc kiểm soát đƣợc [31], còn tại Hàn Quốc tỷ
lệ này là 53% [32].

Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh động kinh và gia đình họ không
chỉ bị ảnh hƣởng bởi những hiểu biết sai lầm về nguyên nhân và điều trị, mà
còn chịu tác động bất lợi nặng nề do thái độ của cộng động đối với bệnh động
kinh. Tại nhiều quốc gia, những nghi kỵ và hiểu lầm về bệnh động kinh trong
nhiều thể kỷ đã phản ảnh qua cách hành xử truyền thống mang tính kỳ thị và
phân biệt đối xử đối với ngƣời bệnh động kinh đến tận ngày nay, nhƣ tại
Trung Quốc và Ấn Độ, bệnh động kinh đƣợc xem là lý do để cấm đoán ngƣời
bệnh kết hôn. Thậm chí luật pháp của một số nƣớc cũng có những qui định
mang tính kỳ thị. Tại Anh, luật cấm ngƣời động kinh kết hôn chỉ đƣợc gỡ bỏ
từ năm 1970. Tại Mỹ, mãi đến những năm 1970 luật pháp cho phép từ chối
cho bệnh nhân động kinh vào nhà hàng, rạp chiếu phim, trung tâm giải trí và
các tòa nhà công cộng, và mãi đến năm 1980 nƣớc Mỹ mới thật sự không còn
luật cấm ngƣời bệnh kết hôn khi bang cuối cùng hủy bỏ luật này.


Về phân biệt đối xử, tại Trung Quốc, ngƣời bị động kinh khó có khả
năng lập gia đình, nhất là phụ nữ và một nghiên cứu ở cộng đồng năm 1992
cho thấy rằng 72% cha mẹ không bằng lòng cho con họ lấy ngƣời bị động
kinh [52]. Tại Hồng Kông, 32,2% không đồng ý cho con của họ lấy vợ hoăc

4
chồng bị động kinh [27]. Tỷ lệ này ở Pakistan lên đến 82% [47]. Cũng trong
nghiên cứu này tại Pakistan, có đến 70% dân chúng không muốn quan hệ với
ngƣời bị bệnh động kinh.

Ngoài ra, ngƣời bệnh động kinh thƣờng không đƣợc đối xử đúng mức
về khả năng làm việc của họ. Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy có 31%
ngƣời khảo sát tin rằng ngƣời bệnh động kinh không nên đi làm. Nghiên cứu
tại Ấn Độ và Nepal cũng cho kết quả tƣơng tự. Ngay ở Đức, Ý và Mỹ các
khảo sát cũng cho thấy chỉ 40-60% ngƣời bệnh đƣợc nhận việc làm nhƣng
thƣờng là dƣới khả năng thực sự của họ và khoảng 20% phải về hƣu non [52].

Các nghiên cứu đều cho thấy rằng kiến thức, thái độ của cộng đồng đối
với bệnh động kinh phụ thuộc vào nền tảng văn hóa, và kinh tế - xã hội. Vẫn
còn nhiều những hiểu biết và kiến thức không đúng trong nhiều cộng đồng
dân cƣ khác nhau về biểu hiện của bệnh, về nguyên nhân và điều trị. Thái độ
của ngƣời dân đối với ngƣời bệnh động kinh cũng khác nhau đáng kể giữa các
nƣớc, giữa các khu vực khác nhau và đối tƣợng khác nhau trong cùng một
nƣớc, và thậm chí là khác nhau giữa các lần khảo sát khác nhau ở những thời
điểm khác nhau. Thậm chí, các nghiên cứu ở cùng một quốc gia, nhƣng ở hai
vùng miền khác nhau, đối tƣợng khác nhau cũng cho những kết quả khác
nhau [18,32]. Do vậy không thể lấy kết quả nghiên cứu ở một quốc gia này
áp dụng cho một quốc gia khác. Thật tế là Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng đã
khuyến cáo cần tiến hành nghiên cứu ở những cộng đồng khác nhau để tìm
hiểu về các vấn đề này [52].


Tại Việt Nam, mới có hai công trình nghiên cứu ở các địa phƣơng miền
bắc. Một nghiên cứu tiến hành ở phƣờng Nhân Chính, thuộc Quận Thanh
Xuân ở ngoại ô Hà Nội [35] và một nghiên cứu tiến hành ở huyện Ba Vì, Hà
Tây [50] (cách 60 km về phía tây của Hà Nội, nay thuộc địa phận Hà Nội).

5
Tuy hai địa phƣơng tƣơng đối gần nhau nhƣng kiến thức, thái độ của cộng
đồng đối với bệnh động kinh của 2 cộng đồng dân cƣ này cũng đã khác nhau
đáng kể. Do đó, kết quả của 2 nghiên cứu trên tuy có tính đại diện cho dân cƣ
Hà Nội và phía bắc, nhƣng có thể không phản ảnh đƣợc tình hình hiểu biết và
thái độ của ngƣời dân tại TPHCM. Chính vì vậy việc tiến hành các nghiên
cứu ở các địa phƣơng khác là điều cần thiết. Tuy nhiên, còn quá ít những
nghiên cứu nhƣ vậy trong cộng đồng dân cƣ khác nhau. Thành phố Hồ Chí
Minh (TPHCM) là thành phố lớn, là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội và khoa
học kỹ thuật của cả nƣớc. Thành phố có dân số trên 7.6 triệu ngƣời, với 19
quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Cho đến nay vẫn chƣa có một công
trình nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ của cộng đồng dân cƣ thành phố
đối với bệnh động kinh. Hơn nữa, 2 nghiên cứu trƣớc đây ở nƣớc ta không
tiến hành tìm hiểu về mối liên quan của sự hiểu biết và thái độ với các yếu tố
về đặc điểm của dân số nhƣ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp Chính vì
vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này.

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp hiểu rõ hơn về quan niệm, hiểu biết và thái
độ của ngƣời dân thành phố đối với bệnh động kinh. Qua đó, tạo cơ sở và nền
tảng cho việc xây dựng một chƣơng trình giáo dục sức khỏe trong cộng đồng
về bệnh động kinh phù hợp với từng đối tƣợng, góp phần nâng cao chất lƣợng
điều trị, cải thiện khả năng hòa nhập vào cộng đồng, và chất lƣợng cuộc sống
của bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu không chỉ góp phần cải thiện chất lƣợng
sống của bệnh nhân mà còn ảnh hƣởng đến lợi ích của cộng đồng xã hội.






6
CHƢƠNG II - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Xác định tỉ lệ hiểu biết về kiến thức và thái độ của ngƣời dân thành phố Hồ
Chí Minh về bệnh động kinh, bao gồm:
- Tỉ lệ liên quan đến kiến thức về bệnh động kinh
- Tỉ lệ liên quan đến thái độ đối với ngƣời bệnh động kinh

2. Tìm hiểu về mối liên quan giữa sự hiểu biết và thái độ về bệnh động kinh
với các đặc điểm của dân số khảo sát.

7
CHƢƠNG III - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trên thế giới có khoảng 50 triệu ngƣời mắc bệnh, riêng vùng Châu Á-và
Châu Đại Dƣơng có ít nhất 30 triệu ngƣời mắc bệnh [52], và cũng khá phổ biến
ở Châu Âu và Châu Mỹ [8,13,15,17]. Mặc dù tần suất lƣu hành bệnh (TSLHB)
của nƣớc ta chƣa đƣợc xác định, tuy nhiên, nếu lấy giá trị dao động của TSLHB
từ 0,5-0,8% [13] thì với dân số là 7.681.700 (Tổng Cục Thống Kê, 2012), ƣớc
chừng sẽ có khoảng 38.400 đến 61.500 ngƣời bị mắc bệnh động kinh tại
TPHCM. Ngoài ra, với nhiều khu vực dân cƣ đa dạng, trình độ hiểu biết và
mức sống khác nhau, nghiên cứu này là hết sức cấp thiết nhằm góp phần tìm
hiểu về tình hình hiểu biết và thái độ đối với bệnh động kinh của cộng đồng dân
cƣ tại TPHCM.


Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy ảnh hƣởng bất lợi
cho bệnh nhân động kinh do những kiến thức và thái độ không đúng của cộng
đồng về bệnh lý này. Ngƣời bị bệnh động kinh thƣờng bị phân biệt đối xử hoặc
thậm chí không đƣợc quan tâm điều trị đúng mức nhất là ở các nƣớc đang phát
triển. Vì vậy, Hiệp Hội Quốc Tế Chống Động Kinh (ILAE) đã khuyến cáo các
châu lục, vùng lãnh thổ và các nƣớc cần phải tìm hiểu về vấn đề này, đặc biệt
cần lƣu ý đến yếu tố văn hóa, kinh tế xã hội của cộng đồng.

Do vậy không thể lấy kết quả nghiên cứu ở một quốc gia này áp dụng cho
một quốc gia khác. Xung quanh nƣớc ta nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc
tiến hành nhƣ tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ… Các
nghiên cứu này không chỉ khẳng định ảnh hƣởng của sự hiểu biết và thái độ của
cộng đồng đối với ngƣời bệnh động kinh mà còn khuyến nghị cần có một mô
hình thống nhất trong nghiên cứu về vấn đề này nhằm tạo thuận lợi cho việc so

8
sánh và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác phòng chống và quản lý
động kinh sau này.

Tại nƣớc ta, hiện mới chỉ có hai công trình nghiên cứu quan tâm đến
vấn đề này. Một nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Nhân Chính, là vùng nông
thôn phụ cận Hà Nội [35]; và một nghiên cứu khác đƣợc thực hiện tại Huyện
Ba Vì [50], cách Hà Nội 60 km về phía Tây. Trong tổng số 1000 đối tƣợng
đƣợc khảo sát tại Nhân Chính, kết quả cho thấy rằng 54,6% đã từng nghe qua
động kinh; 45,5% có biết một ngƣời nào đó bị động kinh; 49,2% từng chứng
kiến một cơn động kinh; 56% không đồng ý cho con của họ lấy vợ hoăc
chồng bị động kinh; 42,1% không tin rằng một ngƣời bị động kinh có thể có
một cộng việc bình thƣờng; 77,8% tin rằng động kinh là một rối loạn thực thể
tại não; 23,8% nghĩ rằng động kinh là một dạng của sự mất trí; tuy nhiên có
91% nghĩ rằng bệnh nhân động kinh cần đƣợc chăm sóc y tế. Công trình

nghiên cứu này cho thấy rằng hiểu biết của cộng đồng dân cƣ tại Nhân Chính
là khá hạn chế, điều đó đã dẫn đến những thái độ và thực hành không đúng.
Nghiên cứu tại Ba Vì cũng cho thấy rằng, trong tổng số 2.005 đối tƣợng đƣợc
khảo sát, 67,0% đã từng nghe qua động kinh; 52,1% có biết một ngƣời nào đó
bị động kinh; 49,3% từng chứng kiến một cơn động kinh; 36,3% sẽ không
cho con họ chơi với trẻ bị động kinh; và 82,0% không đồng ý cho con của họ
lấy vợ hoăc chồng bị động kinh; chỉ có 32,6% tin rằng một ngƣời bị động
kinh có thể có một cộng việc nhƣ ngƣời khác; 50,4% tin rằng động kinh là
một rối loạn thực thể tại não; 10,0% nghĩ rằng động kinh là một dạng của sự
mất trí; chỉ có 80,1% nghĩ rằng bệnh nhân động kinh cần đƣợc chăm sóc y tế.
Kết quả của 2 nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau và nhƣ chính các tác
giả của 2 nghiên cứu này đã nhận định, các kết quả đạt đƣợc từ nghiên cứu
của họ cần đƣợc hiểu và giải thích trong sự cẩn trọng do sự ảnh hƣởng và tầm
quan trọng của dân số khảo sát. Hai nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại vùng
nông thôn ở ngoại vi Hà Nội, nên chắc chắn không thể phản ánh hết tình hình

9
hiểu biết, thái độ và hành vi về bệnh động kinh của cộng đồng dân cƣ tại các
địa phƣơng khác, đặc biệt là tại một thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị
và văn hóa nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh.

TPHCM là một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nƣớc; là
thành phố có đông dân nhất và có lẽ tấn suất ngƣời bệnh động kinh cũng cao
nhất. Ngoài ra, TPHCM cũng nhiều khu vực dân cƣ đa dạng, trình độ hiểu biết
và mức sống khác nhau. Mặc dù đây là loại nghiên cứu đƣợc TCYTTG khuyến
cáo, nghiên cứu này chƣa từng đƣợc thực hiện tại TPHCM. Do đó, nghiên cứu
này là cấp thiết, thể hiện ở tính xã hội và cộng đồng cao. Kết quả nghiên cứu
không chỉ góp phần cải thiện chất lƣợng sống của bệnh nhân mà còn ảnh hƣởng
đến lợi ích của cộng đồng xã hội.


Sau đây chúng ta hãy cùng lƣợc qua một số nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc về đề tài nghiên cứu này.

3.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có khoảng 50 triệu ngƣời bị bệnh động kinh.
Ngƣời bệnh cảm thấy bị khổ sở do thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng
đồng hơn là do chính bản thân bệnh gây ra [51,52,53]. Đã có nhiều những
công trình nghiên cứu về kiến thức, thái độ của cộng đồng đối với bệnh động
kinh. Tuy mỗi nghiên cứu có phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, dân số
nghiên cứu khác nhau, thời điểm nghiên cứu khác nhau nhƣng đều có một
điểm chung là có sự kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội đối với ngƣời bệnh.

Khảo sát tỷ lệ quen biết ngƣời bệnh động kinh trong cộng đồng thấy có
sự khác biệt giữa các nghiên cứu. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, tỷ lệ những ngƣời có nghe

10
nói về bệnh động kinh tƣơng đối cao là 81% [23], trong khi ở New Zealand
là 95% [29]. Tuy nhiên, tỷ lệ quen biết với ngƣời bệnh động kinh và chứng
kiến cơn co giật động kinh lại không cao tƣơng ứng. Tỷ lệ quen biết một
ngƣời nào đó bị động kinh giao động từ 39% tại Hy Lạp đến 76% tại New
Zealand [24,29]. Tỷ lệ chứng kiến cơn co giật động kinh thấp nhất tại Áo
(36%) và cao nhất tại New Zealand (67%) [29,48]. Theo một đợt khảo sát về
kiến thức của ngƣời dân Mỹ về bệnh động kinh năm 2002, khoảng 50% số
ngƣời đƣợc hỏi trả lời có chứng kiến cơn động kinh trên thực tế hoặc trên ti-
vi; gần 1/3 biết một ngƣời nào đó bị động kinh [33].

Tại Châu Phi, nghiên cứu trên các giáo sĩ ngƣời Zambia, tỷ lệ những
ngƣời nghe, đọc về bệnh động kinh và biết một ngƣời nào đó bị động kinh rất
cao: 97% và 98% tƣơng ứng [4,19]. Tại Châu Á, các nghiên cứu cho thấy tỷ

lệ những ngƣời nghe hoặc đọc về động kinh cũng khá cao. Thấp nhất trong
một nghiên cứu của tác giả Fong và Hung tại Hồng Kông (Trung Quốc) năm
2001, cũng đã với tỷ lệ là 58% [27]. Các nghiên cứu còn lại dao động trong
khoảng 87 đến 99% [10,18,21,22,27,34,43,47]. Tỷ lệ quen biết với ngƣời bị
động kinh thấp nhất tại Hồng Kông (19%), cao nhất tại Trung Quốc đại lục
(77%) và tỷ lệ chứng kiến cơn động kinh dao động trong khoảng 52% đến
72% [18,21,22,27,37].

Về kiến thức bệnh động kinh, các nghiên cứu ở khắp nơi trên thế giới
đều cho thấy còn một lỗ hổng rất lớn trong cộng đồng. Khảo sát sự hiểu biết
về nguyên nhân gây bệnh trong cộng đồng dân cƣ ở Châu Á cho thấy rằng
việc quá nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố di truyền còn chiếm tỷ lệ khá cao.
Theo Choi-Kwon S và cộng sự, tỷ lệ này ở Hàn quốc là 47% [18]. Nghiên cứu
trên mẫu 16.044 ngƣời dân Jordan của Daoud và cộng sự cho thấy tỷ lệ này
chiếm đến 43,5% [22]. Trong một nghiên cứu tại Kuwait năm 2008 của Awad
và cs, tỷ lệ này là 46% [5]. Các nghiên cứu còn lại dao động trong khoảng từ

11
7% đến 31% [21,27,32,43]. Nguyên nhân đƣợc cho là do ma ám, do năng lực
siêu nhiên cũng rất cao, chiếm 42% tại Lào [49] và 15% tại Jordan [22]. Do
suy dinh dƣỡng chiếm tỷ lệ 31% tại vùng nông thôn Hàn Quốc [32]. Đặc biệt
một số quan niệm sai lầm vẫn còn phổ biến ở một số nghiên cứu nhƣ ăn thịt
cừu gây ra bệnh động kinh [27], bệnh lây qua nƣớc bọt [49].

Ở Châu Phi và Châu Á, kiến thức về nguyên nhân gây bệnh cũng rất
hạn chế. Một tỷ lệ lớn (34 đến 51%) cho là do ma thuật [39,47], một tỷ lệ
cũng khá cao (18 đến 35%) cho là do rối loạn về máu, do làm việc quá mức,
do nhiếm khuẩn [4,39,47]. Ở Châu Âu, do trình độ dân trí cao hơn nên kiến
thức về bệnh cũng tốt hơn. Ngoại trừ tại Hy Lạp, 57% cho rằng động kinh là
do nguyên nhân di truyền [24], còn lại tỷ lệ này thấp ở hầu hết các nghiên cứu

[6,9,20,23,30,38,40]. Đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần hình thành
thái độ tích cực của xã hội đối với bệnh động kinh. Đa số cho rằng nguyên
nhân gây bệnh là do rối loạn hệ thần kinh trung ƣơng [23,24,38]

. Do năng lực
siêu nhiên, do ma ám chiếm tỷ lệ rất thấp từ 5 đến 6% [24,46]. Tuy nhiên, ý
kiến cho rằng động kinh là một dạng của bệnh tâm thần còn chiếm một tỷ lệ
tƣơng đối cao, thấp nhất là 11% tại Áo [48] và cao nhất là 30% tại cộng hòa
Czech [40]. Tại Châu Á, tỷ lệ này cao hơn, chiếm 10% tại Hồng Kông [27],
27% tại Ấn Độ [43], 50% tại Kuwait [5] và 59% tại Lào [49].

Về mặt điều trị, hơn 50% ngƣời dân nông thôn Hàn Quốc cho rằng
bệnh động kinh không thể điều trị đƣợc [32], tỷ lệ này cũng cao ở Seoul và
Hồng Kông [18,27]. Ngƣời dân châu Á chọn châm cứu và thuốc đông y cũng
rất cao, đặc biệt tại Đài Loan và Hàn Quốc [18,21,32]. Theo nghiên cứu của
Kim và cộng sự tại Hàn Quốc, có 35% chọn điều trị bệnh bằng dinh dƣỡng,
33% bằng tâm lý và 34% bằng thuốc. Hơn phân nửa số ngƣời tại Kuwait cho
rằng thuốc là phƣơng pháp điều trị duy nhất cho bệnh động kinh [5]. Ở Châu

12
Phi, tỷ lệ ngƣời tìm đến thầy lang hoặc điều trị bằng tôn giáo, tinh thần chiếm
khá cao [4,39].

Về thái độ của cộng đồng đối với ngƣời bệnh động kinh, tất cả các
nghiên cứu đều cho thấy có sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Thái độ này tùy
thuộc vào tình trạng văn hóa xã hội, điều kiện kinh tế cũng nhƣ trình độ học
vấn của cộng đồng. Thái độ của ngƣời dân châu Âu tích cực hơn so với ngƣời
dân châu Á và châu Phi. Về câu hỏi: “có cấm con em mình chơi chung với trẻ
bị động kinh không?”, tỷ lệ trả lời “cấm” tại Thổ Nhĩ Kỳ là 28%, trong khi đó
thấp nhất tại New Zealand với 3% số ngƣời đồng tình với ý kiến trên, tại Áo

11%, còn tại Hungary là 19% [23,29,38,48]. Ngƣợc lại tại châu Phi, có nơi tỷ
lệ này lên tới 60% [39]. Ở Châu Á thái độ tiêu cực này dao động từ 11% đến
52% [18,21,22,27,43]. Một nghiên cứu ở Pakistan cho thấy 70% số ngƣời
đƣợc hỏi không muốn quan hệ với ngƣời bệnh động kinh [47].

Về thái độ phản đối con em mình kết hôn với ngƣời bệnh động kinh
thay đổi tùy theo từng nghiên cứu, nhƣng nhìn chung đều tiêu cực. Có lẽ do
quá nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố di truyền và quan niệm cho rằng bệnh
động kinh không thể chữa khỏi đƣợc. Ngay cả ở các nƣớc châu Âu, thái độ
tiêu cực này cũng khá phổ biến. Tỷ lệ này tại Thổ Nhĩ Kỳ lên đến 62%, thấp
nhất tại New Zealand 9%, các nơi khác dao động từ 15 đến 45% [23,38,48].
Tại châu Phi, tỷ lệ cấm không cho con em mình kết hôn với ngƣời động kinh
lên đến 68% ở Senegal [39] và 57% ở Zambia [4]. Ở châu Á, tỷ lệ này cũng
rất cao, theo Daoud và cộng sự tỷ lệ này lên tới 89% ở Jordan [22]. Theo Lai
và cộng sự, tỷ lệ này ở tỉnh Hà Nam, Trung quốc là 87% [34], còn tại Kuwait
là 72% [5], thấp nhất tại Hồng Kông là 32% [27], các nghiên cứu khác dao
động từ 62 đến 82%

[10,18,21,47,48].



13
Đối với thái độ về việc làm của ngƣời động kinh, một nghiên cứu ở
New Zealand năm 2002 cho thấy có 69% cho rằng cơ hội việc làm cho ngƣời
bệnh động kinh và ngƣời bình thƣờng là ngang bằng nhau [29]. Các nghiên
cứu còn lại ở Châu Âu cho thấy tỷ lệ này giao động trong khoảng từ 38 đến
52% [23,24,38,40].

Nghiên cứu ở Seoul, Hàn quốc năm 2004 cho thấy có đến

63% từ chối thuê mƣớn ngƣời động kinh làm việc [18]. Tỷ lệ này là 44% tại
Ấn Độ [43], 45% tại Kuwait [5], 50 % tại Jordan [22] và 53% tại tỉnh Hà
Nam, Trung Quốc [34].

Về quyền đƣợc sinh con của ngƣời phụ nữ bị động kinh, thái độ của
cộng đồng có sự cởi mở hơn. 73% số ngƣời ở Hồng Kông, 70% tại Jordan,
54% tại Kuwait và 42% tại Seoul cho rằng ngƣời phụ nữ bị động kinh có thể
lập gia đình và sinh con bình thƣờng nhƣ những ngƣời phụ nữ khác
[5,18,22,27].


Số trẻ em bị bệnh động kinh là rất cao. Có ít nhất 50% số ngƣời động
kinh trên thế giới là trẻ em [51]. Trẻ em lại gắn liền với trƣờng học, Thầy Cô
và bạn bè. Nhƣng do sự thiếu kiến thức và quan niệm không đúng về bệnh
động kinh dẫn đến thái độ phân biệt đối xử với những học sinh bị động kinh
trong nhà trƣờng. Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái
độ của giáo viên đối với trẻ bệnh, của học sinh bình thƣờng đối với học sinh
bị bệnh.

Trong một nghiên cứu tại Thái Lan, Kankirawatana đã nghiên cứu về
kiến thức, thái độ của các giáo viên phổ thông của 360 trƣờng học trên toàn
quốc về bệnh động kinh ở trẻ em [31]. Kết quả thật đáng báo động, chỉ có
38% số giáo viên trả lời rằng đã từng nghe nói về bệnh động kinh, 50% cho
rằng động kinh là bệnh mạn tính không thể chữa đƣợc, 38% cho rằng trẻ bị
động kinh có trí tuệ thấp dƣới mức bình thƣờng, 18% cho rằng động kinh là

×