Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối tại huyện cần giờ tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 92 trang )

1

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN

I. TỔNG QUAN VỀ NGHỀ MUỐI VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT MUỐI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH:
Nghề làm muối là một nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam, gắn
chặt với nguồn nước biển và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu,
thời tiết, nhiệt độ, nắng trời ở các vùng ven biển. Với 23 km chiều dài bờ biển,
nghề làm muối tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển
khá lâu, diện tích sản xuất muối bình quân hàng năm khoảng 1.500 ha, thứ 4 về
quy mô diện tích sản xuất muối của cả nước (năm 2013) (sau Bạc Liêu, Ninh
Thuận, Bến Tre), nghề làm muối tại huyện Cần Giờ đã góp phần giải quyết việc
làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương, đóng góp rất lớn cho quá trình phát
triển kinh tế xã hội của huyện Cần Giờ TP.Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước
nói chung. Các xã có vùng sản xuất muối như: Lý Nhơn, Thạnh An, Cần Thạnh
và Long Hoà. Trong đó, xã Lý Nhơn được Ủy ban nhân dân thành phố chọn xây
dựng 1 trong 4 làng nghề trọng điểm của thành phố theo Quyết định số
2988/2003/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2003, và một trong các làng nghề
được bảo tồn theo Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại TP. Hồ Chí Minh tại
Quyết định số 3861/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân
thành phố.
Sản lượng sản xuất bình quân hàng năm từ 90 đến 100 ngàn tấn/năm,
nghề làm muối tại huyện Cần Giờ nói chung và làng nghề muối xã Lý Nhơn nói
riêng đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần xoá đói giảm
nghèo và ổn định xã hội, cung cấp lượng muối khá lớn cho TP. Hồ Chí Minh, cả
nước và kể cả xuất khẩu, góp phần khai thác được lợi thế vùng ven biển Cần
Giờ. Vì vậy, trong những năm qua nghề muối tại huyện Cần Giờ được chính
quyền Trung ương và Thành phố quan tâm hỗ trợ.
Tại Việt Nam, theo quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số
161/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm


2020 phải "Đảm bảo sản xuất muối có hiệu quả và bền vững; đáp ứng đủ nhu
cầu muối tiêu dùng của nhân dân và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp;
giảm dần nhập khẩu muối công nghiệp và tăng dần xuất khẩu muối, các sản
phẩm sau muối; giải quyết việc làm ổn định, từng bước nâng cao mức sống cho
diêm dân và những người lao động trong ngành muối và góp phần tích cực vào
việc phòng, chống các bệnh rối loạn do thiếu iốt". Các mục tiêu phát triển cụ thể
2

là đảm bảo "Đến năm 2020: Diện tích sản xuất muối 14.500 ha, trong đó muối
công nghiệp 8.500 ha; Sản lượng muối 2.000.000 tấn, trong đó muối công
nghiệp 1.350.000 tấn".
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Quy hoạch sản xuất muối đã được Uỷ ban
nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5765/QĐ-UBND, ngày
20/12/2010 và Quyết định số 3861/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân thành phố về đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại TP. Hồ
Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015, định hướng đến năm 2020. Bên cạnh đó, theo
chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố, huyện Cần Giờ được chọn là
huyện duy nhất của thành phố xây dựng kế hoạch tạo sự đột phá trên địa bàn
huyện trong thời kỳ mới, nhằm xây dựng huyện trở thành huyện nông thôn mới
có lợi thế về biển của thành phố và cả nước (theo Công văn số 3104/VP-CNN
ngày 17 tháng 5 năm 2011 của văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố).
Tuy nhiên, trước những nguy cơ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và
đang diễn ra và cùng với những dự báo trong tương lai, nghề làm muối của diêm
dân huyện Cần Giờ phải đối phó với nhiều khó khăn thách thức. Trong 4 năm
trở lại đây ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, mỗi năm đều có
thiệt hại do mưa trái mùa (năm 2012/2010 sản lượng giảm 54%, tương ứng với
55.000 tấn; niên vụ 2011/2012 thiệt hại khoảng 16.105 tấn; niên vụ 2012/2013
thiệt hại 9.980 tấn), nếu lấy giá muối bình quân 1.500 đồng thì tổng giá trị giảm
(thiệt hại) trong 4 năm qua là 120 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ giảm 180 triệu
đồng.

Bên cạnh đó, với phương pháp sản xuất kiểu truyền thống kết tinh trên
nền đất (muối đất) hiện nay rất rủi ro khi có hiện tượng thời tiết thất thường, nếu
tính bình quân trong niên vụ muối 2011 – 2013, giá thành muối đất bình quân là
1.053 đồng/kg, trong khi đó giá thành muối bạt là 808 đồng/kg, điều này cho
thấy lợi thế của quy trình sản xuất muối bạt thích ứng với điều kiện biến đổi khí
hậu, tuy nhiên quy trình này chưa được nghiên cứu và hoàn thiện trong điều kiện
biến đổi khí hậu hiện nay. Vấn đề biến đổi khí hậu đã được nêu chung nhất trong
các báo cáo, đề tài, chuyên đề nghiên cứu khoa học khác nhau, nhưng chưa có
công trình hay đề tài nghiên cứu cụ thể cho lĩnh vực sản xuất muối nói chung và
tại huyện Cần Giờ nói riêng.
Như vậy, có thể thấy hậu quả của biến đổi khí hậu là nghiêm trọng, một
nguy cơ hiện hữu và lâu dài cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển bền
vững của xã hội. Làm thế nào để thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất
3

muối của diêm dân huyện Cần Giờ nhằm phát huy lợi thế về biển của địa
phương là một vấn đề có nhiều góc độ mới về khoa học cũng như thực tiễn.
II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Trong những năm qua, việc nghiên cứu về biến đổi khí hậu đã được nhiều
tác giả, các trường học, viện, cơ quan của Nhà nước từ cấp Trung ương đến địa
phương thực hiện, nhất là từ năm 2008 đến nay, khi Bộ Tài nguyên và Môi
trường báo cáo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu.
Các nghiên cứu về BĐKH đã thực hiện trên nhiều lĩnh vực quan trọng, đóng góp
rất lớn cho công cuộc ứng phó với BĐKH của Việt Nam.
Trong lĩnh vực sản xuất muối, một ngành chịu tác động trực tiếp của các
điều kiện thời tiết khí hậu, đã có các công trình nghiên cứu có liên quan, đây là
cơ sở lý luận và khoa học cho việc nghiên cứu của đề tài.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Mạnh Dũng, đã có báo cáo đánh giá về của
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến sản xuất muối của Việt
Nam. Tác giả đã nêu khái quát về những tác động ảnh hưởng của biến đổi khí

hậu đến sản xuất muối, như: nhiệt độ tăng; về lượng mưa; về nước biển dâng; về
các hiện tượng thời tiết bất thường. Đề xuất các giải pháp phát triển nghề muối
thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất
khẩu, như: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá một cách thiết thực tình trạng của sản
xuất muối trong cả nước tương ứng với các kịnh bản phát thải. Tiến hành rà soát
lại quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày
05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch sản xuất muối đến năm
2010 và năm 2020 theo hướng có tính đến các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đối với sản xuất muối của cả nước. Đẩy mạnh việc xây dựng các đồng muối
công nghiệp nhằm tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất muối, cũng như chất
lượng sản phẩm muối, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đến lĩnh vực diêm nghiệp. Nghiên cứu bổ sung các chính sách về: đầu
tư, khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại và hỗ trợ cho
ngành muối. Đây là những cơ sở quan trọng, để nhóm nghiên cứu của đề tài
phân tích, đánh giá của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất muối tại TP.
Hồ Chí Minh, hoàn thiện các giải pháp cụ thể để sản xuất muối thích ứng với
biến đổi khí hậu tại TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2006, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ - Máy công
nghiệp đã hoàn thành công trình: Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo hệ
thống thiết bị phủ bạt che mưa ô kết tinh đồng muối. Công trình được nghiên
cứu và ứng dụng tại cánh đồng sản xuất muối công nghiệp tại Ninh Thuận, kết
4

quả góp phần giải quyết được ảnh hưởng của các cơn mưa thất thường đến sản
xuất muối.
Báo cáo về kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao cho Việt
Nam cập nhật 2012: Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cập nhật chi
tiết cho Việt Nam năm 2012, được Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Khí tượng
Thủy văn quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố ngày 17/4 tại Hà

Nội. Đây là phiên bản cập nhật của kịch bản năm 2009, được bổ sung dữ liệu,
kiến thức mới về hệ thống khí hậu và các phương pháp tính toán mới.
Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam bao gồm: kịch bản phát thải thấp
(B1), kịch bản phát thải trung bình (B2, A1B), kịch bản phát thải cao (A2,
A1FI).
Theo kịch bản phát thải cao, vào cuối thế kỷ 21, nếu mực nước biển dâng
1m sẽ có khoảng 39% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích
Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven
biển Miền Trung và trên 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị
ngập. Gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trên 9%
dân số vùng Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; gần 9% dân số các tỉnh ven
biển Miền Trung và khoảng 7% dân số thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng
trực tiếp. Đồng thời trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và
khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Bộ Tài nguyên Môi trường đã xây dựng 3 kịch bản phát thải thấp, trung
bình và kịch bản phát thải cao về biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đặc biệt,
trong đó có 7 khu vực ven biển của Việt Nam và các bản đồ nguy cơ ngập tương
ứng với mực nước biển dâng cho khu vực Đồng bằng sông Hồng và Quảng
Ninh; 15 tỉnh ven biển Miền Trung từ Thanh Hóa đến Bà Rịa-Vũng Tàu với tỷ
lệ 1:10.000 (tương đương cấp huyện); khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Đồng
bằng sông Cửu Long với tỷ lệ 1:5.000.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị việc sử dụng Kịch bản BĐKH,
nước biển dâng trong việc đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch hành động
ứng phó hoặc thích ứng với BĐKH, cần được xem xét và lựa chọn phù hợp với
từng ngành, lĩnh vực địa phương với các tiêu chí; tính đặc thù của từng ngành,
lĩnh vực, địa phương; tính hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường; tính bền
vững; tính khả thi và khả năng lồng ghép với các chiến lược, chính sách và kế
hoạch phát triển.
5


Nguyễn Kỳ Phùng và Lê Văn Tâm (2011): thực hiện đề tài nghiên cứu
xây dựng mô hình tính toán một số thông số dưới tác động của biến đổi khí hậu
phục vụ qui hoạch sử dụng đất, giao thông, tài nguyên nước và hạ tầng cơ sở
cho TP. Hồ Chí Minh. Đề tài đã tính toán mức độ xâm nhập mặn tại thành phố
Hồ Chí Minh: cho thấy gần như toàn bộ diện tích huyện Cần Giờ phải chịu ảnh
hưởng kéo dài của độ mặn 4‰ (ranh mặn dành cho nước nông nghiệp). Tương
tự, độ mặn nâng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề cấp nước ngọt cho toàn thành
phố.
Với quy hoạch đất, tới 2020 mực nước biển dâng từ 8 – 13cm, chưa ảnh
hưởng nhiều, nhưng từ 2030 trở đi thì ảnh hưởng, ngập lụt xảy ra nhiều hơn, ảnh
hưởng đến đất nông nghiệp, cây xanh, đất sinh thái,… Trong 24 quận huyện của
thành phố, Bình Chánh bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo tính toán, đến 2070 sẽ có
một số diện tích bị chìm vĩnh viễn trong nước biển: đất nông nghiệp (610ha),
khu dân cư nội thành (190ha), khu dân cư mới (247ha), đầu mối hạ tầng (93ha),
khu công viên cây xanh, thể dục thể thao khoảng 124ha.
Biến đổi khí hậu sẽ tác động đến tất cả. Năm 2030 sẽ có khoảng 1.022km
đường bị ảnh hưởng do ngập, năm 2070 là 1.500km. Quốc lộ 1A, 22 và tỉnh lộ
50 có khả năng bị ảnh hưởng do hệ thống đê bao không đủ sức bảo vệ Hệ
thống đường sắt, đường một ray và tàu điện ngầm dự kiến đều bị ảnh hưởng bởi
ngập lụt do mỗi hệ thống đều có phần nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi ngập
lụt bất thường. Với các cơ sở sản xuất, đáng chú ý nhất là khu công nghiệp Lê
Minh Xuân, ứng với kịch bản ngập cho năm 2020, 2030 không nhiều chỉ 0,36 –
0,57ha, nhưng đến năm 2070, diện tích bị ngập rất lớn, tới 390ha, chiếm 34%
diện tích khu công nghiệp. Một số khu công nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể khác
như khu công nghiệp Phong Phú, Phú Hữu, khu công nghệ cao.
Theo tính toán, lượng mưa trung bình khu vực TP.HCM năm 2020 là
1.857mm, nhưng vào năm 2070 tăng tối đa thêm 343mm. Còn so với nhiệt độ
trung bình hiện tại 27,6oC, năm 2030 có thể tăng thêm 0,31oC, 2070 tăng thêm
3,28oC, 2100 tăng thêm tới 5,23oC. Mức tăng nhiệt độ này chắc chắn gây ra
nhiều nguy hiểm cho cuộc sống người dân và hoạt động của thành phố. Đây là

những cơ sở quan trọng để tài đánh giá các ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
muối tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác, như: Báo cáo đặc biệt về
các kịch bản phát thải khí nhà kính năm 2000 của IPCC, Báo cáo xác định giải
pháp và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng ven
biển Cần Giờ, TP.Hồ
6

Nam t
(Lương Văn Việt), Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước
biển dâng đến sự biến động diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên toàn lãnh thổ
Việ 2012 – 2013); Nghiên
cứu đánh giá hiện tượng nâng hạ sụt lún dải ven biển Việt Nam để bổ sung hoàn
thiện kích bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam (Viện Khoa học
Địa chất và Khoáng sả 2012 – 2014);…. Các nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài như: Andrew Symon ( 2007), Thách thức của việc
thay đổi khí hậu trong khu vực Đông Nam Á”; Emil Salim (2009), Biến đổi khí
hậu ảnh hưởng đến kinh tế ở Đông Nam Á; Belinda Yuen and Leon Kong
(2009), Biến đổi khí hậu và quy hoạch đô thị trong khu vực Đông Nam Á; Philip
Dorling and Richard Baker (2010), Cảnh báo biến đổi khí hậu trên toàn Đông
Nam Á; Mr. Gita Wirjawan, Biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á và tại sao chúng ta
không thể không hành động; Greenpeace Philippines (2011), Thay đổi khí hậu
là mối đe dọa chính đối với Đông Nam Á”,
III. TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Có thể thấy những nguy cơ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và đang
diễn ra, cùng với những dự báo về biến đổi khí hậu trong tương lai, nghề làm
muối của diêm dân huyện Cần Giờ phải đối phó với nhiều khó khăn và thách
thức.
Do vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng
với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh”

có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội
phát sinh trong điều kiện biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất muối tại
huyện Cần Giờ. Góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông
thôn mới tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý Nhà nước
tham khảo xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp nhằm thực hiện các giải pháp
thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối của tại huyện Cần Giờ, TP.
Hồ Chí Minh
______________


7

CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu đánh giá và làm rõ cơ sở lý luận về thực tiễn và khoa học trước
những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nghề làm muối của diêm dân
huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng nghề làm muối tại Việt Nam cũng như
các nước trong khu vực và trên thế giới, tập trung so sánh những lợi thế so sánh
kinh tế xã hội của nghề làm muối tại huyện Cần Giờ TP.Hồ Chí Minh nói riêng
và Việt Nam nói chung trong phát triển nghề muối.
Điều tra tổng quát, chi tiết hộ diêm dân làm muối tại huyện Cần Giờ, để
đánh giá thực trạng và kế hoạch về kinh tế - kỹ thuật - xã hội - môi trường nghề
làm muối diêm dân huyện Cần Giờ.
Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo của vùng
sản xuất muối tại huyện Cần Giờ.
Đánh giá các yếu tố hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất muối của
diêm dân huyện Cần Giờ (nhiệt độ, lượng mưa, hiện tượng thời tiết bất thường

và nước biển dâng).
đến năm 2030; 2050, 2070 và 2100 theo các kịch bản phát thải biến đổi khí hậu.
Hoàn thiện Quy trình sản xuất muối theo phương pháp kết tinh trải bạt
thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm giảm rủi ro, nâng cao năng suất, chất lượng
của diêm dân huyện Cần Giờ.
Tập huấn Quy trình sản xuất muối theo phương pháp kết tinh trải bạt thích
ứng với biến đổi khí hậu, nhằm giảm rủi ro, nâng cao năng suất, chất lượng của
diêm dân huyện Cần Giờ.
Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của nghề làm muối
tại huyện Cần Giờ, gồm: kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội.
Đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển bền vững nghề muối tại
huyện Cần Giờ trong điều kiện biến đổi khí hậu trong sản xuất muối tại huyện
Cần Giờ.

8

II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phƣơng pháp điều tra, thống kê mô tả:
Đề tài tiến hành điều tra 500/672 hộ gia đình có nghề làm muối, để xem
xét đánh giá các hiện trạng nghề làm muối của hộ gia trình trước ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu. Địa bàn điều tra tập trung chủ yếu ở xã Lý Nhơn và xã Thạnh
An huyện Cần Giờ (đây là 2 xã còn diện tích sản xuất muối theo quy hoạch
chung của thành phố và huyện Cần Giờ). Tập trung vào 4 vấn đề chính sau:
Thông tin chung: con người, đời sống kinh tế hiện tại của hộ gia đình.
Kết quả sản xuất kinh doanh của nghề làm muối: đầu vào đầu ra.
Thông tin về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất muối.
Kế hoạch hay định hướng sản xuất muối trước tác động về biến đổi khí
hậu.
2. Phƣơng pháp kế thừa và chọn lọc tài liệu:
Đề tài sử dụng và kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa

học, hội thảo chuyên đề về biến đổi khí hậu nói chung và biến đổi hậu ảnh
hưởng đến sản xuất muối. Qua nghiên cứu, tổng quan tài liệu giai đoạn này sẽ
giúp đề tài dựa vào đó để lựa chọn chủ đề, kiểm tra các nguồn lực sẵn có, xác
định mục tiêu nghiên cứu và xây dựng những giả thuyết cho đề tài nghiên cứu.
3. Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của ngƣời
dân (PRA):
Tiến hành tổ chức các buổi khảo sát, trao đổi với các hộ sản xuất, các cán
bộ địa phương để trao đổi để thu thập các thông tin về nghề làm muối. Đánh giá
khái quát những thuận lợi và khó khăn của nghề làm muối, những đề xuất, giải
pháp đưa ra từ chính những người dân tại địa phương, cán bộ quản lý,…nhằm
định hướng cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp của đề tài.
.
4. Phƣơng pháp thực nghiệm:
Tiến hành thực hiện mô hình điểm sản xuất muối trải bạt thích ứng với
biến đổi khí hậu với tổng diện tích sản xuất muối 5 ha tại xã Lý Nhơn, huyện
Cần Giờ. Xây dựng hồ thu trữ nước chạt để thu trữ nước chạt vào những lúc trời
mưa thất thường, trữ nước để sản xuất trong mùa mưa (lúc trời nắng liên tục
trong nhiều ngày – tháng 7, 8) và trữ nước để sản xuất cho đầu vụ sau, với dung
tích hồ khoảng 400 m
3
nước.
9

5. ):
.
6. Ph :
, .
SimCLIM là một hệ thống mô hình dùng để mô phỏng quá trình biến đổi
của các yếu tố khí hậu theo không gian và thời gian. Chức năng “nền tảng mở”
(open-framework) của SimCLIM cho phép người sử dụng có thể thiết đặt mô

hình để thích hợp với khu vực cần nghiên cứu và kết hợp với các mô hình đánh
giá tác động.
SimCLIM được thiết kế để hỗ trợ ra quyết định và các giải pháp thích ứng
với biến đổi trong một loạt các tình huống khi mà khí hậu và biến đổi khi hậu có
thể gây ra nhiều nguy cơ. Người dùng có thể tùy chỉnh các gói mô hình trong
“nền tảng mở” của SimCLIM để đánh giá biến đổi khí hậu trong các kịch bản:
cơ sở, thay đổi trong tương lai cũng như các cực đoan. Các nguy cơ có thể được
đánh giá ở cả hiện tại và tương lai.
SimCLIM đã được phát triển để hướng tới người sử dụng. Hệ thống này
có tính linh hoạt cao để các có thể dễ dàng bổ sung vào các mô hình đánh giá tác
động do người khai thác phát triển thêm.
Mô hình có khả năng kết nối với các mô hình của DHI/MWH -
Wallingford/WEAP: thông qua quá trình làm việc với các tổ chức DHI và
MWH/Wallingford, WEAP, CLIMsystems đã và đang phát triển các giao diện
sao cho SimCLIM có thể kết nối với các bộ mô hình do các tổ chức trên phát
triển nhằm tiếp cận với những thành quả khoa học mới nhất của thể giới về biến
đổi khí hậu.
SimCLIM được phát triển trên nền tảng GIS: các tập tin vector có thể
được thêm vào hệ thống, do đó rất hữu hiệu khi thực hiện đánh giá rủi ro cho cơ
sở hạ tầng và các hệ thống sinh học. Đồng thời các kết quả đầu ra được tạo ra
bởi SimCLIM có thể dễ dàng xuất ra các định dạng GIS phổ biến hiện nay. Kết
quả mô phỏng mực nưóc biển dâng tại Cần Giờ.
Trong mô hình SimCILIM, các thông số thiết lập để mô phỏng NBD có
liên quan việc mô phỏng các yếu tố khí hậu nên khi mô phỏng NBD phải thiết
lập các thông số cho mô hình BĐKH, các thiết lập thông số bao gồm:
Chọn phạm vi khu vực Cần Giờ
10

Lựa chọn các yếu tố khí hậu cần mô phỏng
Chọn các mốc năm BĐKH: 2030, 2050, 2070 và 2100

Chọn các loại mô hình hình hoàn lưu toàn cầu phù hợp với Việt Nam:
trong báo cáo này chúng tôi áp dụng mô hình HadCM3
Chọn các kịch bản phát thải: Cao – A1FI, Trung bình – B2, Thấp – B1.
7. Phƣơng pháp so sánh đối chiếu:
Thông qua việc tham khảo các tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học,
internet,…nhằm đúc kết kinh nghiệm và các bài học trong chính sách phát triển
nghề làm muối, những lợi thế so sánh của nghề làm muối,…. Trên cơ sở kịch
bản biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Việt Nam năm 2009 cập nhật năm
2012 do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố. Các ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu, nước biển dâng và giải pháp cho nghề làm muối của diêm dân huyện Cần
Giờ trong đề tài này được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu đã có trong và
ngoài nước, các ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý thuộc các Bộ, ngành,
sở ngành có liên quan.
8. Phƣơng pháp phân tích SWOT:
Sử dụng công cụ phân tích SWOT như là một phương pháp nhằm đánh
giá những điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (W) cho sự
phát triển của nghề làm muối tại huyện Cần Giờ, nhằm đưa ra giải pháp thích
ứng với những biến đổi khí hậu, thông qua kỹ thuật phân tích này ta có thể kết
hợp các tình huống như:
Phát huy các điểm mạnh để nắm lấy các cơ hội (S - O);
Phát huy các điểm mạnh để né tránh hoặc hạn chế các đe doạ (S - T);
Khắc phục các điểm yếu để nắm lấy cơ hội (W - O);
Khắc phục những điểm yếu để né tránh hoặc hạn chế các đe doạ (W –T).
Cùng với phương pháp thống kê mô tả, lịch sử, phân tích SWOT là công
cụ tổng hợp để đưa ra các giải pháp cho kết quả của đề tài.
9. Phƣơng pháp chuyên gia: đề tài tiến hành tham khảo nhiều ý kiến
chuyên gia trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và nghề muối, để tổng hợp tìm ra các
giải pháp thích hợp cho sản xuất muối thích ứng với BĐKH tại huyện Cần giờ.




11

III. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN SẢN XUẤT MUỐI, ẢNH
HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT MUỐI:
1. Lý luận về sản xuất muối biển:
Tất cả các dạng chất đều kết tinh ra dưới trạng thái quá bão hòa, vì hai
hiện tượng kết tinh và hòa tan của một chất cùng tiến hành một lúc. Khi tốc độ
hòa tan vượt quá hoặc bằng tốc độ kết tinh đều không nhìn thấy tinh thể xuất
hiện. Chỉ khi nào tốc độ kết tinh vượt quá tốc độ hòa tan mới có kết tinh ra trong
dung dịch.
1.1. Thứ tự kết tinh các loại muối khi cô đặc nƣớc biển:
Thứ tự kết tinh của các loại muối ở điều kiện nhiệt độ nhất định tùy thuộc
vào độ hòa tan của chúng. Loại muối có độ hòa tan nhỏ kết tinh trước nhất, vì
trong quá trình cô đặc, chúng dễ đạt tới điểm bão hòa. Khi tỉ trọng tăng cao, loại
muối có độ hòa tan lớn mới kết tinh. Căn cứ vào kết quả thí nghiệm về thứ tự kết
tinh các loại muối của Yusigio (Bảng 1), ta có thứ tự kết tinh các loại muối như
sau:
1.1.1. Oxit sắt (F
2
O
3
): độ hòa tan của chất này trong nước biển là bé nhất.
Vì thế khi nước biển bốc hơi, oxit sắt kết tinh trước tiên. Khi tỉ trọng 7,1
0
Be thì
toàn bộ oxit sắt trong nước biển đã kết tinh hết.
1.1.2. Canxi cacbonat (CaCO
3
): hàm lượng canxicacbonat trong nước

biển cũng rất nhỏ. 1m
3
nước biển có 0,1172 kg CaCO
3
. Tới 7,1
0
Be thì kết tinh
ra 0,0642 kg. Tới 16,75
0
Be thì toàn bộ lượng CaCO
3
sẽ kết tinh hết.
1.1.3. Sunfat canxi (CaSO
4
): lượng CaSO
4
sẽ kết tinh ra nhiều nhất trong
khoảng từ 16,78
0
Be đến 20,6
0
Be. Qua khoảng này lượng kết tinh của nó giảm
rất nhiều. Tới 30,2
0
Be thì kết tinh hết.
1.1.4. Clorua magie (MgCl
2
): khả năng kết tinh của MgCl
2
biến đổi theo

nồng độ nước biển. Ở 28,5
0
Be thì lượng kết tinh là lớn nhất, sau đó lại giảm
xuống rất nhanh, nhưng từ 30,2
0
Be thì lại tăng dần lên.
1.1.5. Natri clorua (NaCl): trong 1m
3
nước biển ở 3,5
0
Be có 29,6959 kg
natri clorua. Tới 26,25
0
Be thì bắt đầu kết tinh ra 3,2614 kg. Tới 27
0
Be lại kết
tinh ra 9,650 kg. Lượng NaCl kết tinh nhiều nhất là ở nồng độ này. Tới 30,2
0
Be
thì lượng kết tinh giảm rất nhiều và càng giảm nếu tỉ trọng tăng.


12

Bảng 1: Tỷ lệ kết tinh NaCl ở các tỷ trọng khác nhau
Tỷ trọng (
0
Be)
26,25
27

28,5
30,2
32,4
35
Tỷ lệ kết tinh của NaCl (%)
10,98
32,5
26,59
8,84
7,65
4,73
Nguồn: Đinh Văn Phúc (2009), Thiết lập Một quy trình sản xuất muối ăn
từ nước biển cho các đồng muối quy mô nhỏ, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học
KHNT.
H









Hình 1: Đường biểu diễn tỉ lệ kết tinh của NaCl khi tỉ trọng thay đổi
Từ Bảng 1 và Hình 1 ta thấy lượng NaCl kết tinh nhiều trong giai đoạn từ
26
0
Be đến 30
0

Be, đây chính là giai đoạn chính của quá trình sản xuất muối biển.
Bảng 2: Thứ tự kết tinh các loại muối

Nguồn: Đinh Văn Phúc (2009), Thiết lập Một quy trình sản xuất muối ăn
từ nước biển cho các đồng muối quy mô nhỏ, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học
KHNT.
Tỷ lệ
kết
tinh
của
NaCl
(%)
Độ mặn nước biển (Be)
13

1.2. Ứng dụng thứ tự kết tinh muối biển vào quá trình sản xuất:
Từ bảng số liệu 2.1 và đồ thị hình 2.2, có thể mô tả chi tiết quá trình bay
hơi nước của phương pháp sản xuất này gồm các giai đoạn mà các muối được
kết tinh theo nồng độ nước chạt.
1.2.1. Giai đoạn 1: Từ x
0
0
Be – 14
0
Be: tại giai đoạn này hầu hết các muối
cacbonat như sắt, magie và canxi được kết tinh. Trong khi các muối sắt cacbonat
và magie cacbonat kết tinh hoàn tất ở 13
0
Be thì chỉ có 90% CaCO
3

được kết tinh
và phần còn lại được kết tinh ở những giai đoạn sau. Những muối cacbonat này
ít có giá trị thực tế.
1.2.2. Giai đoạn 2: Bắt đầu từ 13
0
Be – 25,4
0
Be: chủ yếu thạch cao được
kết tinh. CaSO
4
.2H
2
O kết tinh từ 13
0
Be – 16,4
0
Be và sau đó là CaSO
4
. Khoảng
85% CaSO
4
kết tinh trong giai đoạn này. Phần còn lại được kết tinh trải qua cả
giai đoạn 3 và giai đoạn 4 cho đến khi quá tình này hoàn toàn.
1.2.3. Giai đoạn 3: Diễn ra khi nồng độ nước chạt từ 24,5
0
Be đến 30
0
Be.
Muối NaCl được kết tinh trong giai đoạn này. Khoảng 72% tổng lượng muối
này được tạo ra khi đạt đến 29

0
Be và 79% khi 30
0
Be. Khi nồng độ cao hơn, tốc
độ kết tinh chậm lại cho đến khi kết thúc toàn bộ cả quá trình. Muối NaCl được
hình thành dưới dạng tinh thể lập phương. Khi nồng độ nước muối cao hơn
30
0
Be thì nhiều muối khác như KBr, KI và MgSO
4
,… cũng được kết tinh. Do
vậy, kỹ thuật sản xuất muối ăn gắn liền với việc cho kết tinh phân đoạn để có thể
thu được muối NaCl tinh khiết nhất.
1.2.4. Giai đoạn 4: Diễn ra quá trình bay hơi rất phức tạp. Lượng muối
kali và magie sunfat, kali clorua tách ra dưới cả dạng tinh thể đơn và tinh thể
kép tại điều kiện cân bằng.
Quá trình sản xuất muối biển ở nước ta chủ yếu dừng lại ở giai đoạn 3 sau
khi NaCl kết tinh gần như khoảng 80% lượng có trong nước biển ban đầu. Dựa
vào cơ sở trên có thể phân chia diện tích sản xuất ra từng khu vực cụ thể như
sau:
Khu bay hơi sơ cấp: nồng độ Be có giá trị từ x
0
→ 14
0
Be.
Khu thạch cao: nồng độ Be có giá trị từ 14 → 25
0
Be.
Khu kết tinh: nồng độ Be có giá trị từ 25 → 30
0

Be.



14

2. Các phƣơng pháp sản xuất muối biển:
2.1. Phƣơng pháp phơi cát: Phương pháp phơi cát được áp dụng ở các
đồng muối ven biển miền Bắc (từ tỉnh Thừa thiên Huế trở ra) để phù hợp với
điều kiện thời tiết thất thường, mưa nắng xen kẻ, ít kỳ nắng dài.
2.2. Phƣơng pháp phơi nƣớc: Phương pháp phơi nước được áp dụng đối
với các đồng muối ờ miền Trung và Miền nam (từ tỉnh Quảng Nam trở vào).
Sản xuất muối ăn từ nước biển theo phương pháp phơi nước là quá trình
thực hiện sự phân ly natri clorua với nước và các muối khác trong nước biển như
sau:
Nước biển được đem phơi ở ngoài trời, thu nhận trực tiếp nhiệt năng bức
xạ mặt trời, tác động của gió… để bay hơi tự nhiên phần nước có trong nước
biển trên thiết bị bay hơi kiểu mặt bằng (có khi là cả kiểu lập thể) để thu lấy
nước chạt có nồng độ xấp xỉ bão hòa natri clorua.
Sau đó, cô đặc tiếp nước chạt thu được ở giai đoạn trên để thu lấy muối ăn
kết tinh ra.
2.2.1. Sản xuất muối theo phƣơng pháp truyền thống (muối đất):
Các công đoạn chính trong sản xuất muối theo phương pháp truyền thống
bằng phương pháp phơi nước trên ô không trãi bạt bao gồm 04 công đoạn chính:
Công đoạn lấy nước biển cho vào sản xuất (từ 1,5 – 2,5
0
Bé).
Công đoạn bay hơi chế nhạt (từ 2,5 – 25
0
Bé).

Công đoạn kết tinh thạch cao (từ 14 – 25
0
Bé).
Công đoạn kết tinh muối ăn (từ 25 – 30
0
Bé).
Nhận xét về phƣơng pháp sản xuất muối truyền thống (muối đất):
Do phương pháp sản xuất theo dạng cổ truyền là lấy nước biển phơi kết
tinh vào mùa nắng nên sản phẩm chính là muối thô, thời gian sản xuất muối
trung bình từ 4-5 tháng/năm. Năng suất chất lượng thấp hơn các địa phương
khác, bình quân từ 40-60 tấn/ha.
Do vậy, trong thời gian qua đa số bà con diêm dân tại TP.Hồ Chí Minh có
mức thu nhập thuộc loại thấp, đời sống khó khăn và đều nằm trong diện xoá đói
giảm nghèo của thành phố. Từ đó rất cần vận động bà con diêm dân chuyển sang
công nghệ sản xuất muối sạch theo phương pháp trải bạt để nâng cao chất lượng,
năng suất, sản lượng muối từ đó nâng cao hơn thu nhập.
15

2.2.2. Sản xuất muối theo phƣơng pháp trải bạt (muối bạt):
Về cơ bản các giai đoạn sản xuất muối theo phương pháp trải bạt giống
với phương pháp truyền thống, chỉ khác ở ô kết tinh là có lót bạt nhựa để kết
tinh muối.
Sản xuất theo phương pháp trải bạt cho năng suất và chất lượng muối cao
hơn, giá thành cũng như giá bán đầu ra cao hơn.
Chi tiết kỹ thuật sản xuất muối được trình bày trong phần sau.
3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình bay hơi nƣớc biển:
Bốc hơi là sự thay đổi trạng thái của nước biển từ thể lỏng thành thể hơi,
tức là hiện tượng các phân tử nước sau khi thu nhiệt, sức vận động của nó lớn
hơn sức ngưng tụ, nó tách ra khỏi mặt dịch thể. Tốc độ bốc hơi có lúc nhanh, có
lúc chậm, phụ thuộc vào các yếu tố sau:

3.1. Nhiệt độ:
Tốc độ bốc hơi tỷ lệ thuận với nhiệt độ: khi nhiệt độ càng cao bốc hơi
càng nhanh, nhiệt độ thấp bốc hơi chậm, đó là do quan hệ chuyển động của các
phân tử. Khi nhiệt độ nước cao, chuyển động phân tử mạnh, phạm vi chuyển
động lớn, nên rất dễ vượt khỏi sức hút chung giữa các phân tử, tách khỏi dịch
thể để thoát ra ngoài.
3.2. Diện tích:
Tốc độ bốc hơi tỉ lệ thuận với diện tích: Diện tích bốc hơi lớn thu được
nhiều nhiệt mặt trời, mặt tiếp xúc với không khí rộng, nên phân tử khí dễ thoát
ra ngoài.
3.3. Độ ẩm:
Tốc độ bốc hơi tỷ lệ nghịch với độ ẩm: Độ ẩm lớn làm bốc hơi sẽ chậm vì
phân tử hơi nước bốc hơi bay vào không khí đồng thời hơi nước trong không khí
cũng thường xuyên thâm nhập vào mặt nước. Hai hiện tượng này luôn luôn tiến
hành cùng một lúc. Lượng bốc hơi đo được là kết quả chênh lệch của hai hiện
tượng này.
Như vậy, khi độ ẩm lớn phân tử hơi nước trong không khí nhiều, số lượng
thâm nhập vào mặt nước cũng nhiều. Đồng thời khi độ ẩm không khí lớn, nhiệt
mặt trời bị hơi nước trong không khí hấp thu nhiều, phản xạ vào mặt nước sẽ ít
đi. Cho nên ảnh hưởng rất lớn đến lượng bốc hơi. Khi áp suất hơi của một dịch
thể lớn hơn áp suất hơi riêng của hơi nước trong không khí mới có thể bốc hơi
được. Nếu tương đương sẽ không bốc hơi mà cũng không hấp thu nước. Khi áp
16

suất hơi nhỏ hơn áp suất riêng của hơi nước trong không khí không những
không bốc hơi mà ngược lại còn hấp thu thêm nước từ trong không khí vào. Cho
nên khi độ ẩm không khí lớn, nước bị hạ thấp nồng độ cũng chính là do nguyên
nhân này.
3.4. Tốc độ gió:
Tốc độ bốc hơi tỉ lệ thuận với tốc độ gió: Trời có gió bốc hơi sẽ nhanh,

không có gió bốc hơi sẽ chậm. Khi các phân tử hơi nước bốc hơi khỏi bề mặt
dịch thể nếu không có gió rất dễ ngưng tụ lại trên mặt nước, làm cho mặt nước
vô hình chung ngang bằng với độ ẩm tăng thêm trong không khí, không có lợi
cho sự bốc hơi. Nếu có gió sẽ thổi tan các lớp hơi này không ảnh hưởng đến sự
bốc hơi. Đồng thời, nếu có gió mặt nước sẽ gợn sóng, mở rộng diện tích và làm
cho mặt nước thường xuyên lưu động sẽ thu thêm nhiều nhiệt lượng khiến cho
các phân tử nước dễ bay đi.
3.5. Nồng độ dịch thể:
Tốc độ bốc hơi tỉ lệ nghịch với nồng độ dịch thể: nếu nồng độ dịch thể cao
quá thì các phân tử khó tách ra khỏi bề mặt dịch thể. Đồng thời độ nhớt của nó
cũng lớn, chuyển động phân tử cũng nhỏ, các phân tử hơi nước khó tách ra khỏi
dịch thể.
3.6. Áp suất mặt nƣớc:
Tốc độ bốc hơi tỉ lệ nghịch với áp suất mặt nước: Bốc hơi là hiện tượng
phân tử nước tách ra khỏi dịch thể bay vào không khí. Nếu áp suất mặt nước lớn,
các phân tử nước rất khó thoát ra khỏi mặt nước. Do đó bốc hơi sẽ chậm lại.
3.7. Thời gian nắng:
Tốc độ bốc hơi tỉ lệ thuận với thời gian nắng: Nếu dài ngày thì thời gian
thu nhiệt của dịch thể cũng dài. Cho nên lượng nhiệt thu được cũng lớn và lượng
bốc hơi sẽ nhiều.
3.8. Độ sâu của nƣớc:
Nước nông nhiệt độ tăng lên nhanh vì cao, rất dễ tỏa nhiệt lượng vào
trong không gian, gây lãng phí nhiệt lượng. Nhưng nếu nước sâu quá thì nhiệt
lượng không được hấp thu xuống phía dưới, hiệu quả của quá trình phơi giảm.



17

4. Các yếu tố ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất muối:

4.1. Một số yếu tố tác động lên hoạt động sản xuất và hiệu quả sản
xuất của sản xuất muối:
Nồng độ nước biển và mực thuỷ triều: nước biển là nguyên liệu chính để
sản xuất ra muối biển. Thuỷ triều cao và đều đặn sẽ tạo khả năng lấy nước biển
vào đồng muối dễ dàng hơn. Ngược lại cần phải sử dụng các trạm bơm để lấy
nước biển vào đồng muối, chi phí sản xuất cao hơn. Tuy nhiên, nếu mức thuỷ
triều quá cao sẽ phải xây đê biển kiên cố để điều hoà lượng nước lấy vào đồng
muối. Việc này sẽ tạo ra nhiều chi phí cho xây dựng và vận hành. Nước biển có
nồng độ NaCl càng cao thì nhiệt năng cần bay hơi để tạo ra một đơn vị khối
lượng muối càng thấp và ngược lại.
Địa hình và đặc điểm đất đai khu vực sản xuất muối:
Địa hình đồng muối nếu bằng phẳng và rộng thì có thể xây dựng đồng
muối tập trung, tạo ra hiệu quả cao trong sản xuất. Khi đồng muối có độ dốc
khoảng 1/1.000 - 1/10.000 có thể sử dụng biện pháp cho nước biển tự chảy vào
các ô phơi nước, giảm được chi phí sản xuất.
Sóng biển không dồn quá mạnh, nhất là ở chính diện đồng muối để giảm
thiểu chi phí đắp đê ngăn sóng.
Không gần sông nước ngọt hoặc nguồn chứa nước ngọt quy mô lớn, có
thể làm giảm độ mặn của nước biển.
Không có đồi núi cao che chắn làm giảm sự bay hơi nước.
Kết cấu đất phải đủ chắc chống thấm cao, không mềm, nhão làm ảnh
hưởng kết cấu các khu chế nước chạt và chất lượng muối. Đất nên có độ pH thấp
hơn 7,0 và không chứa các ion kim loại như Mn
2+
, Fe
2+
…làm ảnh hưởng đến
chất lượng muối.
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ bay hơi như: nhiệt độ, độ ẩm không khí;
hướng và sức gió… là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều trong sản xuất muối.

Lượng bay hơi càng lớn thì thời gian và hiệu quả sản xuất muối càng cao và
ngược lại. Nơi sản xuất muối cần có độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ không khí
cao, thời gian nắng dài và có hướng gió thổi từ lục địa thổi tới với cấp gió vừa
phải (cấp 4-5).
Lượng mưa: lượng mưa có ảnh hưởng lớn trong sản xuất muối. Lượng
mưa lớn làm ảnh hưởng đến việc xây dựng các thiết bị tháo nước ngọt, thời gian
và chi phí để tháo nước ngọt, khôi phục sản xuất, cũng như chi phí duy tu, bảo
dưỡng các cơ sở hạn tầng đồng muối.
18

Bão: bão có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất muối. Ngoài việc khắc
phục những ảnh hưởng do mưa lớn gây ra, bão còn làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến
cơ sở hạ tầng của đồng muối, nhất là các cống lấy nước, mương dẫn nước…
Số lần mưa ít, số lượt nắng liền nhiều: Số lần mưa ít, mặc dù lượng mưa
cao mà số lượt nắng liền có nhiều thì ảnh hưởng đối với sản xuất muối không
cao nếu số lần mưa nhiều (cho dù lượng mưa nhỏ), số lượt nắng liền ít thì ảnh
hưởng nhiều đến sản xuất muối vì khi đó không đủ thời gian nắng để muối kết
tinh. Nếu hàng năm, mưa chỉ tập trung vào một số tháng trong năm thì ảnh
hưởng xấu của mưa tới sản xuất muối biển ở đồng muối sẽ không nhiều bằng
khi mưa rải đều trong các tháng của vụ sản xuất. Bởi vì mỗi khi có mưa, diêm
dân phải mất nhiều thời gian và chi phí để phơi khô mặt ô bay hơi và đưa nước
chạt về nơi sản xuất… Mưa, nhất là mưa bất thường cũng thường làm mất đi
phần nước biển đã được cô đặc đến những nồng độ nhất định trong quá trình bay
hơi trước đó, đôi khi còn làm mất đi lượng muối đã được sản xuất trước đó do
đa phần các kho chứa trong đồng muối đều là kho tạm.
4.2. Yếu tố tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất muối tại huyện
Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh:
4.2.1. Nhiệt độ tăng:
Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bốc hơi nước càng cao, quá trình sản xuất
muối được thuận lợi. Các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam cập nhật năm

2012, cho thấy:
Theo kịch bản phát thải thấp: đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
tăng từ 1,6
0
C đến 2,2
0
C trên phần lớn diện tích phía Bắc lãnh thổ và dưới 1,6
0
C
ở đại bộ phận diện tích phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).
Theo kịch bản phát thải trung bình: đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung
bình tăng từ 2
0
C đến 3
0
C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà
Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi
khác. Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2 đến 3,0
0
C, nhiệt độ cao nhất
trung bình tăng từ 2,0 đến 3,2
0
C. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35
0
C tăng từ
15 đến 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nước.
Theo kịch bản phát thải cao: đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
có mức tăng phổ biến từ 2,5
0
C đến trên 3,7

0
C trên hầu hết diện tích nước ta.
Tuy nhiên, theo các kịnh bản đã được xây dựng thì nhiệt độ ở các vùng
khí hậu Bắc và Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn các vùng khí hậu phía Nam và tại
mỗi vùng khí hậu thì nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè nên
19

dường như tác động của biến đổi khí hậu trên khía cạnh nhiệt độ ít có ảnh hưởng
đến sản xuất muối ở nước ta.
Do mùa vụ sản xuất muối ở nước ta chủ yếu diễn ra trong mùa hè (từ
tháng 1 đến tháng 9) mà trong khoảng thời gian này nhiệt độ lại ít tăng cao hơn
do tác động của biến đổi khí hậu.
Đa phần diện tích sản xuất muối, cũng như sản lượng muối tập trung ở
khu vực các tỉnh phía Nam, mà khu vực này lại có nhiệt độ tăng cao không bằng
ở khu vực Bắc và Bắc Trung Bộ nên ảnh hưởng đến sản lượng muối do sự tăng
lên của nhiệt độ là không lớn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh: sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm giữa thời
kỳ 1993 – 2007 so với 1978 – 1992 tại một trạm quan trắc được trình bày ở
Bảng 2.3, cho thấy nhiệt độ gia tăng trên toàn khu vực và trong cả hai mùa, mức
tăng trong các tháng mùa khô cao hơn. Tính trung bình năm, mức tăng nhiệt độ
trên khu vực các huyện ngoại thành là 0,3
0
C, trên khu vực nội thành là 0,4
0
C, tại
trung tâm đô thị là gần 0,5
0
C. Như vậy, trên khu vực đô thị TP.Hồ Chí Minh, do
ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nên nhiệt độ cũng có mức cao hơn.
Bảng 3: Chênh lệch nhiệt độ giữa thời kỳ 1993 – 1997

so với 1978 – 1992 (
0
C)
Trạm
Trung bình năm
Mùa khô
Mùa mƣa
Ba Tri
0,2
0,2
0,1
Càng Long
0,2
0,3
0,1
Đồng Phú
0,2
0,3
0,1
Mộc Hóa
0,2
0,2
0,2
Mỹ Tho
0,2
0,3
0,1
Tân An
0,2
0,3

0,2
Tân Sơn Hòa
0,5
0,6
0,6
Tây Ninh
0,3
0,3
0,2
Trị An
0,2
0,3
0,2
Vũng Tàu
0,3
0,4
0,3
Xuân Lộc
0,3
0,3
0,3
Nguồn: PGS.TS.Nguyễn Kỳ Phùng – Biến đổi khí hậu và các tác động đến
thành phố Hồ Chí Minh





20


Bảng 4: Xu thế nhiệt độ ở một số trạm quan trắc (
0
C)

Trạm
Trung bình năm
Mùa khô
Mùa mƣa
Ba Tri
0,2
0,2
0,1
Càng Long
0,2
0,3
0,1
Đồng Phú
0,2
0,3
0,1
Mộc Hóa
0,2
0,2
0,2
Mỹ Tho
0,2
0,3
0,1
Tân An
0,2

0,3
0,2
Tân Sơn Hòa
0,5
0,6
0,6
Tây Ninh
0,3
0,3
0,2
Trị An
0,2
0,3
0,2
Vũng Tàu
0,3
0,4
0,3
Xuân Lộc
0,3
0,3
0,3
Nguồn: PGS.TS.Nguyễn Kỳ Phùng – Biến đổi khí hậu và các tác động đến
thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2: Xu thế nhiệt độ trung bình năm trạm Tân Sơn Hòa
Xu thế nhiệt mùa khô và mùa mưa thể hiện trên bản đồ cho thấy trong giai
đoạn 1978 - 2007 nhiệt độ trung bình của toàn TP. Hồ Chí Minh đã tăng 0,7
o
C.
So với mức tăng nhiệt độ trung bình khu vực trung bình khu vực Nam Bộ là gần

0,6
o
C thì số này là tương đối phù hợp. Nếu xét trên khu vực trung tâm đo thị thì
mức tăng nhiệt độ là khá cao, cao hơn so với trung bình khu vực Nam Bộ là
khoảng 0,3
o
C. Con số này cho thấy rằng ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
toàn cầu, quá trình đô thị hóa cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức tăng nhiệt độ.
Do mạng lưới quan trắc nhiệt nhiệt độ ở khu vực TP.Hồ Chí Minh và các vùng
21

lân cận là không đủ dày, nên tính chính xác của các bản đồ thể hiện sự thay đổi
khí hậu TP.Hồ Chí Minh, trong đó có nhiệt độ chỉ mạng tính tương đối.
4.2.2. Về lƣợng mƣa:
Sản xuất muối bằng phương pháp phơi nước dưới ánh nắng mặt trời nên
chịu ảnh hưởng trực tiếp của lượng mưa (lượng mưa càng nhiều thì quá trình
làm muối không thuận lợi). Các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam cập
nhật năm 2012, cho thấy:
Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng
phổ biến khoảng trên 6%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, chỉ
vào khoảng dưới 2%.
Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm
tăng trên hầu khắp lãnh thổ. Mức tăng phổ biến từ 2 đến 7%, riêng Tây Nguyên,
Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%. Xu thế chung là lượng mưa mùa khô giảm
và lượng mưa mùa mưa tăng. Lượng mưa ngày lớn nhất tăng so với thời kỳ
1980-1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,
Nam Bộ. Tuy nhiên, ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị
thường với lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.
Theo kịch bản phát thải cao: Lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng trên
hầu khắp lãnh thổ nước ta với mức tăng phổ biến khoảng từ 2 đến 10%, riêng

khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, khoảng từ 1 đến 4%.
Mặc dù tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở các vùng khí hậu
nước ta đều tăng, trong khi lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở
các vùng khí hậu phía Nam do tác động của biến đổi khí hậu, nên có thể nói ở
khía cạnh này, biến đổi khí hậu có thể có những ảnh hưởng khá tốt đối với sản
xuât muối ở nước ta. Khi lượng mưa mùa khô giảm, đồng thời cũng là mùa sản
xuất muối, nhất là ở các tỉnh phía Nam kéo theo số ngày nắng tăng cao là một
trong những thuận lợi lớn cho sản xuất muối của diêm dân. Hơn thế nữa, việc
giảm lượng mưa mùa khô lại diễn ra mạnh mẽ ở khu vực phía Nam-là nơi có
diện tích, sản lượng muối chủ yếu của cả nước nên càng có ảnh hưởng đến việc
tăng sản lượng muối trong tương lai.
Phân tích lượng mưa trong năm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
Mùa mưu trung bình nhiều năm trên khu vực thành phố Hồ Chí Minh là
ngày 5/5 và kết thúc ngày 12/11 hàng năm.
22

Lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau: lượng mưa trong các tháng
này đều thấp, lớn nhất đạt khoảng 40 mm và nhỏ nhất chỉ vài mm. Đây là thời vụ
sản xuất muối tốt nhất.
Lượng mưa từ tháng 4 và tháng 11: đây là 2 tháng chuyển tiếp giữa mùa
khô và mùa mưu. Những hiện tượng thời tiết thất thường, những cơn mưa lớn
thường xảy ra vào thời điểm này.
Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10: đây là các tháng tập trung lượng mưa
của năm, tháng 5 có lượng mưa thấp (đạt 140 mm đến 180 mm). Các tháng còn
lại đạt từ 200 mm đến 300 mm. Riêng trong tháng 7, 8 thường xảy ra các đợt
khô hạn kéo dài. Đây là thời kỳ có thể tận dụng cơ hội để sản xuất muối tăng vụ
(nhờ vào mô hình dự trữ nước chạt).
Xu thế biến đổi lượng mưa tại thành phố Hồ Chí Minh:
Lượng mưa trung bình toàn thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1978 – 1992
là 1542 mm/năm, thời kỳ 1993-2007 là 1.618 mm tăng 76 mm. Các huyện ven

nội thành về phía tây có mức tăng khá cao. Các quận trung tâm có mức tăng thấp
hơn mức tăng trung bình của toàn thành phố. Như vậy trong thời gian từ 1978 –
2007, do sự mở rộng đô thị thì phân bố mưa có thay đổi đáng kể.
Bảng 5: Chênh lệch lượng mưa giữa thời kỳ 1993 – 2007 và 1978 – 1992 (
0
C)
Khu vực
Mùa khô
Mùa mƣa
Năm
Toàn Thành phố
51
25
76
Củ Chi
29
47
75
Hóc Môn
52
74
127
Bình Chánh
96
43
139
Nhà Bè
57
54
110

Cần Giờ
22
28
50
Nội Thành cũ
78
-10
68
Quận mới
29
-83
-54
Nguồn: PGS.TS.Nguyễn Kỳ Phùng – Biến đổi khí hậu và các tác động đến
thành phố Hồ Chí Minh
Xu thế biến đổi lượng mưa theo các khu vực có những nét riêng biệt.
Trong giai đoạn 1978 – 2007, mức tăng lượng mưa trung bình của TP.Hồ Chí
Minh là 98mm. Các huyện ven nội thành có mức tăng cao hơn, mức tăng cao
hơn, mức tăng trung bình của huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè có giá trị
tương ứng là 192mm, 154mm và 104mm. Các quận nội thành cũ có mức tăng
trung bình là 63mm, trong đó có các quận mới về phí Đông thành phố lượng
mưa có xu thế giảm.
23

Bảng 6: Xu thế lượng mưa giai đoạn 1978 – 2007 (
0
C)
Nguồn: PGS.TS.Nguyễn Kỳ Phùng – Biến đổi khí hậu và các tác động đến
thành phố Hồ Chí Minh
Mức tăng trung bình của TP. Hồ Chí Minh xấp xỉ vơi khu vực Nam Bộ.
Như vậy, xu thế lượng mưa của TP. Hồ Chí Minh phần lớn là do ảnh hưởng của

BĐKH toàn cầu. Tuy nhiên, do những ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu. Tuy
nhiên, do những ảnh hưởng của quá trình đô thị, lượng mưa khu vực nội thành
và các huyện ven có sự phân bố lại.
Lượng mưa trong các tháng mùa khô có mức gia tăng cao hơn so với mùa
mưa. Đây là thể hiện của sự bất thường về thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu toàn cầu, đối với ngành sản xuất muối tại địa bàn huyện Cần Giờ thì
hiện tượng mưa thất thường trái mùa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng
suất, chất lượng muôi và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của diêm dân nơi đây.
Mức tăng đáng kể xẩy ra trong các tháng đầu mùa khô (tháng 11, tháng 12).
Trong các tháng này, hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới tăng cường trong thập
niên gần đây làm tăng đáng kể lượng mưa trên khu vực TP.Hồ Chí Minh và
Nam Bộ. Lượng mưa trung bình khu vực TP.HCM có xu hướng tăng qua các
giai đoạn (Bảng 2.6). Lượng mưa có giảm theo chiều từ Bắc xuống Nam.
Bảng 7: Kết quả dự đoán lượng mưa trung bình
tại thành phố Hồ Chí Minh (mm)

2020
2030
2050
2070
2100
KB B1
1841
1850
1890
1925
1960
KB B2
1845
1854

1904
1947
2014
KB A1FI
1845
1857
1940
2033
2156
Nguồn: PGS.TS.Nguyễn Kỳ Phùng – Biến đổi khí hậu và các tác động đến
thành phố Hồ Chí Minh

Khu vực
Mùa khô
Mùa mƣa
Năm
Toàn Thành phố
61
39
99
Củ Chi
35
86
121
Hóc Môn
43
111
154
Bình Chánh
126

67
192
Nhà Bè
69
35
104
Cần Giờ
31
30
61
Nội Thành cũ
87
-21
66
Quận mới
26
-129
-103
Nam Bộ
58
35
93
24

4.2.3. Về các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng:
Biến đổi khí hậu dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều những hiện
tượng thời tiết bất thường như mưa, bão trái mùa, lũ lụt triều cường… với tần
xuất và cường độ ngày càng lớn hơn là những yếu tố có tác động xấu đến sản
xuất muối. Một mặt các hiện tượng thời tiết bất thường này làm giảm hiệu quả
sản xuất của diêm dân, làm giảm chất lượng muối do bị lẫn phù sa, tăng chi phí

sản xuất,…. nhưng mặt khác làm cho cơ sở hạ tầng đồng muối, nhất là hệ thống
đê, kè, cống, mương… bị tàn phá, xuống cấp ngày càng nặng nề hơn, dẫn đến
giảm khả năng sản xuất của các đồng muối, do vậy làm ảnh hưởng đến đời sống
của diêm dân.
Trong các năm qua, các hiện tượng thời tiết thất thường đã ảnh hưởng lớn
đến quá trình sản xuất muối của diêm dân. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến
2013, hàng năm diêm dân đều bị thiệt hại do ảnh hưởng của các cơ mưa trái
mùa.
4.2.4. Về nƣớc biển dâng:
Khi nước biển dâng cao có thể tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến
vùng ven bờ như: gia tăng ngập lụt vùng đồng bằng ven bờ, hàng triệu ha vùng
đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng có thể bị chìm ngập, hàng trăm ngàn ha
rừng ngập mặn và đồng muối có thể bị mất; đời sống, sinh hoạt và các công trình
xây dựng của cư dân vùng ven bờ cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
Theo các kịnh bản của Bộ tài nguyên và Môi trường năm 2012 đưa ra, nếu
mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long,
trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện
tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí
Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông
Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9%
dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí
Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc
lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Hầu hết đồng muối đều ở các khu vực sát biển, ở các vùng đất thấp nên
thường bị ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng nước biển dâng. Nói cách khác, khi
nước biển dâng, hầu hết các đồng muối hiện tại đều có khả năng bị ngập. Do vậy,
phần lớn cơ sở hạ tầng sản xuất muối như hệ thống đồng muối, hệ thống thủy lợi,
đường đi lại nội đồng… của nước ta có nguy cơ bị phá hủy do ngập lụt bởi hiện
tượng nước biển dâng. Việc sản xuất muối sẽ phải di chuyển đến những địa bàn
25


mới, đồng nghĩa với việc phải xây dựng những cơ sở hạ tầng mới. Đây là tác động
lớn nhất do biến đổi khí hậu gây ra trong lĩnh vực diêm nghiệp cần được xem xét
càng sớm càng tốt nhằm tạo ra những biện pháp thích ứng trong lĩnh vực này (nội
dung sẽ được trình bày chi tiết ở chương sau).
5. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh
hƣởng đến nghề sản xuất muối tại TP. Hồ Chí Minh:
5.1. Điều kiện tự nhiên:
5.1.1. Vị trí địa lý và địa hình:
5.1.1.1 Vị trí địa lý:
Cần Giờ là huyện biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung
tâm thành phố 50 km về phía Đông Nam, thuộc vùng trũng thấp, độ cao thấp
hơn +2 m. Khu vực này có nguy cơ bị úng ngập và khó tiêu thoát (đặc biệt trong
mùa mưa lũ) do điều tiết xả lũ của các hồ thượng nguồn sông Đồng Nai, sông
Sài Gòn; ảnh hưởng lũ Đồng bằng sông Cửu Long. Có hơn 20 Km bờ biển chạy
dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông
Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.
Phía bắc và đông giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành
(tỉnh Đồng Nai), huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu (tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu);
Phía tây giáp với huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An)
huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang);
Phía tây giáp với huyện Nhà Bè (TP.HCM);
Phía Nam giáp với Biển Đông.
Huyện Cần Giờ ở từ 106 độ 46’12” đến 107 độ 00’50” Kinh độ Đông và
từ 10 độ 22’14” đến 10 độ 40’00” vĩ độ Bắc.
5.1.1.2. Diện tích: tổng diện tích tự nhiên: 70.421,58 ha. Sông rạch chiếm
22.850 ha và 30.000 ha là rừng ngập mặn. Phần còn lại là đất nuôi trồng thủy
sản, đất trồng cây ăn trái, đất làm muối và đất chuyên dùng.
5.1.1.3. Địa hình: nhìn chung tương đối bằng phẳng, cao độ thấp, phần

lớn đất đai có cao độ bình quân +0,6 0,7, cụ thể:
Cao nhất: + 10 (Giồng Chùa xã Thạnh An, khoảng 50 ha).
Từ +1,5 2: có khoảng 9.000 ha, phân bố chủ yếu ở các xã phía bắc, tập
trung ở xã Bình Khánh, một phần ở phía tây xã Lý Nhơn và các cồn cát ở xã
Cần Thạnh, Long Hoà.
Từ +1,0 1,5: có khoảng 15.000 ha.
Từ +0,5 1,0: có khoảng 16.000 ha.
Phần còn lại: < 0,5ha.

×