Tải bản đầy đủ (.pdf) (268 trang)

Báo cáo khoa học : Nghiên cứu ứng dụng nhện nhỏ bắt mồi họ phytoseiidae để quản lý nhện hại trên cây rau ăn quả tại tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.47 MB, 268 trang )

i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae để quản lý
nhện hại trên cây rau ăn quả tại Tp. HCM” được tiến hành từ tháng 10 năm
2012 đến tháng 6 năm 2014 để phát hiện, nghiên cứu, nhân nuôi hàng loạt và sử
dụng các loại nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae như là vũ khí sinh học để trừ
nhện hại hiện diện trên một số loại rau ăn trái được canh tác trong nhà kính, nhà
lưới và trong điều kiện tự nhiên tại Tp. HCM.
Đề tài tiến hành điều tra, đánh giá cũng như định danh các nhóm nhện hại và
nhện nhỏ bắt mồi hiện diện trên các loại rau ăn quả như bí xanh, bí đỏ, dưa leo,
cà tím,… tại khu vực Tp.HCM. Các nghiên cứu tiếp theo được tiến hành trong
điều kiện phòng thí nghiệm tại Viện Sinh học nhiệt đới.
Kết quả cho thấy có 7 trong số 9 loài nhện nhỏ bắt mồi hiện diện trên rau ăn
quả (cá pháo, cà tím, dưa leo, bí đỏ và bí xanh) trên địa bàn Tp. HCM tập trung
chủ yếu ở hai huyện Củ Chi và Hóc Môn. Đó là Amblyseius asiaticus, A.
dahonagnas sp.n., A. longispinosus, A. matinikus sp.n., A. polisensis sp.n., A.
tamatavensis, Paraphytoseius multidentatus, Amblyseius sp., và Typhlodromus
sp. Trong đó, loài A. longispinosus là loài phổ biến nhất với tần suất xuất hiện
cao và hiện diện ở hầu hết các loại rau ăn quả trên địa bàn thành phố. Các loài
nhện nhỏ bắt mồi xuất hiện theo sự xuất hiện và gây hại của con mồi từ lúc cây
bắt đầu ra hoa cho đến khi ra quả, thu hoạch và sau thu hoạch.
Hơn nữa, loài A. longispinosus cũng là loài có khả năng kiểm soát con mồi
cao nhất trong số các loài thu thập được. Chúng thích nghi với điều kiện nóng
ẩm với mức nhiệt là 30°C. Tại mức nhiệt này thì khả năng sinh trưởng, phát
triển cũng như sinh sản của chúng là cao nhất. Loài A. longispinosus có tỉ lệ
tăng tự nhiên của khá cao và có thể tồn trữ lạnh ở 5ºC vẫn bảo đảm khả năng

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae để
quản lý nhện hại trên cây rau ăn quả tại Tp. HCM


Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Phương Thảo
Cơ quan chủ trì: Viện Sinh học Nhiệt đới
Thời gian thực hiện đề tài: 10/2011 – 6/2014
Kinh phí được duyệt: 540 triệu đồng
Kinh phí đã cấp: 486 triệu đồng theo TB số 98/TB-SKHCN ngày
20/10/2011 và TB số 48/TB-SKHCN ngày 31/05/2013
2/ Mục tiêu:
Phát hiện, nghiên cứu, nhân nuôi hàng loạt và sử dụng các loại nhện nhỏ
bắt mồi họ Phytoseiidae như là vũ khí sinh học để trừ nhện hại hiện diện trên
một số loại rau ăn trái được canh tác trong nhà kính, nhà lưới và trong điều
kiện tự nhiên tại Tp. HCM
3/ Nội dung:
1. Điều tra, xác định được thành phần, mật số, danh pháp và quy luật phân
bố các nhóm nhện nhỏ bắt mồi hiện diện trong điều kiện tự nhiên tại Tp.
HCM.
2. Đánh giá và so sánh khả năng trừ nhện hại của từng loại nhện bắt mồi
đã thu thập được.
3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các nhóm nhện bắt mồi có triển vọng
trong điều kiện phòng thí nghiệm.
4. Xây dựng qui trình sản xuất hàng loạt các loài nhện bắt mồi có triển
vọng nhất trong phòng trừ nhện hại để phóng thích ngược lại ngoài tự
nhiên.
5. Phóng thích nhện bắt mồi để trừ nhện hại trong nhà kính nhà lưới và
ngoài đồng ruộng.

2
Những nội dung thực hiện (đối chiếu với hợp đồng đã ký)
Công việc dự kiến Công việc đã thực hiện
Điều tra, xác định được thành phần,
mật số, danh tính của các nhóm

nhện nhỏ bắt mồi hiện diện trong
điều kiện tự nhiên tại Tp. HCM
- Đề tài tiến hành điều tra tình hình
nhện hại và sự hiện diện của nhện nhỏ
bắt mồi trên các cây rau ăn trái như cà
tím, cà pháo, bí đỏ, bí xanh, đậu bắp,
khổ qua, dưa leo và dưa lưới tại khu
Nông nghiệp Công nghệ cao; Trại
giống Đồng Tiến 2 và 3 (Củ Chi), các
hộ trồng rau ăn quả ở Hóc Môn và khu
thực nghiệm Viện Sinh học Nhiệt đới,
Thủ Đức.
- Đề tài đã ghi nhận được tần suất xuất
hiện của 9 loài NNBM hiện diện trên
từng loại cây rau quả.
- Đã định danh được 7 trong số 9 loài
thu thập được, đó là các loài
Amblyseius asiaticus,
A. dahonagnas sp.n., A. longispinosus,
A. matinikus sp.n., A. polisensis sp.n.,
A. tamatavensis, Paraphytoseius
multidentatus, Amblyseius sp., và
Typhlodromus sp.
- Đã xác định được thành phần và mật
số của nhện hại và nhện nhỏ bắt mồi.

3
Kh
ả năng ti
êu th

ụ con mồi của 2
loài NNBM Amblyseius
longispinosus và A. tamatavensis

- Đã xác định được tổng số trứng, ấu
trùng và trưởng thành của con mồi bị
tiêu thụ bởi con cái loài A.
longispinosus và A. tamatavensis.
- Đã xác định được loài
A. longispinosus là loài có triển vọng
trong phòng trừ nhện hại và có khả
năng nuôi nhân tạo trong điều kiện
phòng thí nghiệm.
Các đặc điểm sinh học của loài
NNBM có triển vọng Amblyseius
longispinosus trong phòng trừ nhện
hại
- Đã xác định được vòng đời, tuổi thọ,
các đặc tính sinh sản… của
A. longispinosus dưới ảnh hưởng của
điều kiện nhiệt độ 25, 30 và 35°C.
- Đã xác định được bảng sống (life
table) bao gồm thời gian của một thế
hệ, chỉ số nhân của một thế hệ và tỷ lệ
tăng tự nhiên của loài dưới các điều
kiện nhiệt độ khác nhau (25, 30 và
35°C).
- Đã xác định phần trăm sống sót, thời
gian tồn trữ tối thích.
Xây dựng qui trình sản xuất hàng

loạt các loài nhện bắt mồi có triển
vọng nhất trong phòng trừ nhện hại
- Đã xác định được loại thức ăn thích
hợp để nhân nuôi hàng loạt NNBM A.
longispinosus.
- Đã tìm ra điều kiện nhân nuôi thích

4
h
ợp nhất để sản xuất NNBM
A.
longispinosus.
- Đã xây dựng được qui trình sản xuất
hàng loạt NNBM A. longispinosus.
Phóng thích nhện bắt mồi để trừ
nhện hại trong nhà kính nhà lưới và
ngoài đồng ruộng.

- Đã xác định được phương pháp
phóng thả thành công A. longispinosus
trong phòng trừ nhện hại T. urticae
trong điều kiện nhà lưới qui mô 300
m
2
và 1100 m
2
là thả nhiễm và thả bổ
sung; tỷ lệ phóng thả thích hợp (ở cả
diện hẹp và diện rộng) và có hiệu quả
kinh tế là 1 : 5 (1 nhện nhỏ bắt mồi : 5

nhện hại).

4/ Sản phẩm của đề tài
Tên s
ản phầm

Yêu c
ầu khoa học của sản phẩm
(tiêu chuẩn chất lượng)
Ghi chú

I. D
ạng kết quả I, II

1.
Sổ tay về chủng loại
nhện hại và nhện nhỏ bắt
mồi phổ biến trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
-

Cung c
ấp thông tin 2 loại nhện
hại và 7 trong số 9 loài nhện nhỏ
bắt mồi thu thập được trên các
loại rau ăn trái (bí xanh, bí đỏ,
dưa leo, cà tím ) trên địa bàn
Tp. HCM.
1


2. Qui trình s
ản xuất
hàng loạt các nhóm nhện
Có th
ể cung cấp số l
ư
ợng lớn

đ

phóng thích ra ngoài tự nhiên ở
1


5
nh
ỏ bắt mồi

b
ất kỳ thời gian n
ào trong năm

3. 1000 con NNBM

A. longispinosus
Có th
ể cung cấp ngay cho tổ
chức tiếp nhận kết quả chuyển
giao


II. D
ạng kết quả III

1. Bài báo trong nư
ớc

4

1bài xu
ất bản tạp chí

Sinh học; 1 bài thuộc
tạp chí Công nghệ
sinh học; 2 bài xuất
bản trong tuyển tập
Hội nghị côn trùng
quốc gia lần 8 có chỉ
số ISBN
2. Bài báo qu
ốc tế

1

Đ
ã ch
ấp nhận báo
cáo trong hội nghị về
nhện học tại Kyoto
vào tháng 7/2014
3. Lu

ận văn đại học

1

T
ốt nghiệp năm 2012

4
. Lu
ận văn Thạc sĩ

1

Chưa b
ảo vệ








6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các loại nhện nhỏ (nhện đỏ hai chấm, nhện đỏ son…) là dịch hại chính của
nhiều loại cây lương thực, cây lấy sợi, cây ăn quả và các loại cây cảnh. Thiệt
hại do chúng gây ra làm giảm năng suất rất đáng kể trên hơn 180 loại cây
trồng khác nhau bao gồm các loại cây lương thực như lúa, ngô, sắn; cây công
nghiệp như bông vải, mía, đậu tương, lạc, cà phê, ca cao, cao su, chè; cây rau

như cà chua, dưa leo, bầu, bí; đậu đỗ, các loại cây ăn quả như cây có múi
(cam, quýt, bưởi), nhãn, vải, xoài, mãng cầu, sầu riêng, táo, ổi, nho, mận, dâu
tây, dưa hấu; các cây hoa kiểng như hoa hồng, hoa huệ, phong lan, mai vàng,
đồng tiền… Chúng khá nguy hiểm do bởi có kích thước rất nhỏ, khó phát hiện
bằng mắt thường (con trưởng thành chỉ dài khoảng 0.5 mm), khả năng sinh
sản cao, vòng đời rất ngắn, có nhiều lứa, nhiều thế hệ trong một năm, sức phát
triển quần thể cao, dễ kháng thuốc (do quá trình canh tác, sử dụng phân bón,
thuốc trừ sâu bệnh) (Hellen 1965; Jeppson và ctv, 1975), dễ bộc phát thành
dịch trên nhiều loại cây trồng. Điều quan trọng khác là thỉnh thoảng nó là vec-
tơ truyền bệnh vi rút hại cây trồng.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, loài nhện nhỏ này phát triển rất
mạnh, gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau và trên nhiều vùng miền
khác nhau của cả đất nước. Và cho đến thời điểm này, phương pháp chủ yếu
để phòng trừ loài nhện vẫn là sử dụng các loại thuốc trừ nhện hóa học như
Ortus 5 EC (thuốc chứa hoạt chất Fenpyroximate 5%), Danitol 10EC (thuốc
chứa hoạt chất Fenpropathrin 10%), Comite 73EC, Nitac 20EC, Cascade 5EC,
Vertimec 1,8EC/ND, Pegasus 500SC, DC-Tron Plus 98,8EC. Liều dùng và
cách dùng phần lớn là không đúng theo chỉ dẫn gây ra hiện tượng quá liều quá
lượng, điều này làm có thể làm xuất hiện quần thể nhện hại mới với khả năng
kháng thuốc cao; làm giảm chất lượng các loại nông sản, thực phẩm gây ảnh

7
hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người tiêu dùng (chưa kể đến một số trường
hợp ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật); làm giảm khả năng xuất khẩu (do để lại
dư lượng hóa chất trong nông sản) và gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc
tìm kiếm giải pháp để vừa có thể trừ được nhện hại vừa giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, cải thiện tâm lý của người
tiêu dùng, tăng khả năng xuất khẩu là vấn đề cấp thiết. Phương pháp đấu tranh
sinh học với việc sử dụng các loại nhện bắt mồi là giải pháp tối ưu đáp ứng
đầy đủ những yêu cầu mà nền sản xuất nông nghiệp bền vững trên thế giới nói

chung và Việt Nam nói riêng đang hướng đến.
Các loài nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae có trên hơn 1600 loài được
phân bố trên khắp thế giới. Một trong những khả năng quan trọng nhất của
nhóm nhện này là chúng có khả năng rất cao trong việc kìm hãm các loại nhện
nhỏ hại cây trồng- đây là dịch hại chính trên toàn thế giới mà việc phòng trừ
chúng chỉ bằng thuốc hóa học ngày càng trở nên khó khăn hơn, bởi việc phát
triển tính kháng một cách nhanh chóng. Vì vậy, việc sử dụng các loại thiên
địch tự nhiên là thiết yếu cho bất kỳ phương pháp phòng trừ nhện nào trong
tương lai. Trong số nhiều thiên địch tự nhiên, nhóm nhện bắt mồi thuộc họ
phytoseiidae được coi là một trong những nhóm quan trọng bậc nhất.
Một vấn đề quan trọng khác là mặc dù trong môi trường tự nhiên Việt Nam
đã xuất hiện và tồn tại khá nhiều nhóm nhện bắt mồi, tuy nhiên, đó là những
loài nào, kìm hãm loài nhện hại nào và trên cây trồng nào, khả năng kìm hãm
của chúng ra sao, mật số chúng như thế nào, phân bố, phát sinh phát triển ra
sao trên cả nước nói chung và một số khu vực phía Nam nói riêng thì đến nay
vẫn chưa có một ghi nhận nào mang tính tổng thể. Vì vậy, việc tiến hành điều
tra, định danh, nuôi nhân tạo các loại nhện và phóng thích chúng ra ngoài tự
nhiên để trừ nhện hại thiết nghĩ đó là vấn đề hết sức cần thiết, có ý nghĩa rất
lớn cả trong khoa học và thực tiễn. Những lý do trên đây đã thúc đẩy chúng tôi

8
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng nhện nhỏ bắt mồi họ
Phytoseiidae để quản lý nhện hại trên cây rau ăn quả tại Tp. HCM”.
Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn:
Nắm bắt được thành phần của nhóm nhện bắt mồi hiện diện trong điều
kiện tự nhiên và nghiên cứu, nhân nuôi và tận dụng chúng như một vũ khí sinh
học để phòng trừ nhện hại cây trồng là một chiến lược cực kỳ quan trọng trong
bảo tồn và phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có, cũng như
trong xu hướng phát triển nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều này hiện nay đã trở thành nhu

cầu bức thiết vì sức khỏe cộng đồng, vì môi trường và thậm chí là vì lợi ích
kinh tế (vì một số sản phẩm rau, quả xuất khẩu phải đảm bảo các chỉ tiêu về
an toàn thực phẩm).
Mặt khác, như đã đề cập ở trên, cho đến hiện nay, việc thống kê và định
danh các nhóm nhện bắt mồi hiện có trong môi trường tự nhiên trên cả nước
chưa được tiến hành, vì vậy, nếu đề tài được tiến hành sẽ giúp chúng ta nắm rõ
nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có, sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên
một cách có hiệu quả cũng là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện.
Đề tài cũng sẽ cung cấp một lượng kiến thức hữu ích, phục vụ cho công tác
giảng dạy, khuyến nông…
Mục tiêu của đề tài
Phát hiện, nghiên cứu, nhân nuôi hàng loạt và sử dụng các loại nhện nhỏ
bắt mồi họ Phytoseiidae như là vũ khí sinh học để trừ nhện hại hiện diện trên
một số loại rau ăn trái được canh tác trong nhà kính, nhà lưới và trong điều
kiện tự nhiên tại Tp. HCM.



9
Giới hạn của đề tài
Đề tài thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện nhà kính, nhà
lưới và cả ngoài đồng ruộng.
Đề tài tập trung điều tra, nghiên cứu, xác định thành phần, mật số của nhện
hại và các nhóm nhện nhỏ bắt mồi trên các loại rau ăn quả như cà tím, cà dĩa,
đậu đũa, đậu bắp và nhóm cây họ bầu bí như bí xanh, bí đỏ, dưa leo. Đồng
thời đánh giá khả năng trừ nhện hại, các đặc điểm sinh học cũng như điều kiện
nhân nuôi thích hợp để sản xuất hàng loạt nhện nhỏ bắt mồi có triển vọng
phục vụ phóng thả để trừ nhện hại trên cây.
















10
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Ngoài nước
Phòng trừ sinh học các loại nhện hại trên cây cảnh, cây trang trí
Mức độ thiệt hại về mặt kinh tế do các loại nhện nhỏ gây ra trên các loại
cây cảnh là không quá trầm trọng. Tuy nhiên, có một vấn đề rất đáng quan tâm
là chúng tấn công trên quá nhiều loại cây trồng. Sử dụng thuốc hóa học có thể
phòng trừ được chúng, tuy nhiên việc sử dụng thuốc hóa học ngày càng gặp
nhiều khó khăn bởi tính độc hay mùi vị của chúng để lại trong môi trường. Sử
dụng nhóm nhện bắt mồi đã mở ra cơ hội mới cho việc phòng trừ nhện hại
trên các loại cây cảnh, cây dùng trang trí…
Ví dụ điển hình nhất về khả năng phòng trừ sinh học nhện hại Tetranychus
urticae trên hoa hồng tại California được báo cáo bởi Field (1981) và Field và
Hoy (1984). Hai dòng nhện bắt mồi Metaseiulus occidentalis (Nesbitt) được
sử dụng. Cả hai dòng này đều kháng đối với một số thuốc hóa học có nguồn
gốc từ organophosphorus và carbamate. Những nghiên cứu khẳng định cả hai

dòng đều có khả năng làm giảm mật số T. urticae, tuy nhiên, kết hợp với
thuốc trừ nhện có chọn lọc sau khi phóng thả các loại nhện bắt mồi trên sẽ làm
tăng khả năng phòng trừ nhện hại lên gấp nhiều lần.
Scope và Biggerstaf (1973), Scope và Ledieu (1979), Scopes và Stacey
(1973) và Cross và ctv (1983) đã nghiên cứu khả năng phòng trừ T. urticae
của nhện bắt mồi Phytoseiulus persimilis trong nhà kính trồng cúc ở Anh. Họ
đã chứng minh được hiệu quả của P. persimilis trong phòng trừ loại nhện nhỏ
này. Họ tiến hành so sánh ‘box-seeding’ của nhện nhỏ và nhện bắt mồi với
nhện bắt mồi được phóng thích lên cây đã bị nhiễm nhện hại. Kết quả cho
thấy, quá trình phòng trừ đạt hiệu quả trong vòng 4 tuần bất kể con mồi đã

11
phát tán trên thân cây hoặc cả cây. Cross và ctv (1983) cũng phát hiện ra rằng
khả năng phòng trừ T. urticae của P. persimilis đạt hiệu quả hoàn toàn khi thời
gian phóng thích P. persimilis là bốn tuần sau khi trồng. P. persimilis có thể
lan truyền rất nhanh trên cây mới trồng. Chúng có thể di chuyển 15 m trong
vòng 1 tuần.
Các loại cây cảnh được sử dụng ngày càng nhiều để tạo cảnh quan và làm
trong sạch môi trường ở văn phòng, nhà hàng, khách sạn và các tòa nhà công
cộng. Chúng cũng được sử dụng để trang trí trong nhà. Việc sử thuốc hóa học
để trừ nhện và các loại côn trùng khác khá khó khăn, đặc biệt là khi chúng để
lại mùi trong môi trường. Scopes (1981) đã báo cáo rằng phóng thả P.
persimilis có thể phòng trừ tốt T. urticae trên các loại cây cảnh, đặc biệt là:
Codiaeum, Dieffenbachia, Dracaena, Ficus và Hedera. Hamlen (1978, 1980)
cũng đã nghiên cứu khả năng của P. macropilis trong việc làm giảm mật số
của T. urticae trên cây Dieffenbachia maculata.
Phòng trừ sinh học các loại nhện hại trên cây có múi
Các loại cây có múi có nguồn gốc từ Đông Nam Á và có lẽ được trồng vào
thế kỷ thứ 2 trước công nguyên (Webber, 1967). Cho đến nay, citrus được
trồng ở hầu hết các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một số loài chính cây có

múi chính là C. sinensis (cam), C. limon (chanh), C. reticulata (quít) và C.
paradisi (bưởi). Những loài cây này là ký chủ nhiều loại nhện hại thuộc họ
tetranychidae tại tất cả các nơi mà chúng được trồng.
Nhện đỏ trên cây có múi, Panonychus citri (McGregor)
P. citri ăn trên lá, quả và thỉnh thoảng ăn trên những cành non gây ra hiện
tượng cháy xám, bạc lá. Nếu bị nặng, cây sẽ bị rụng hết lá, đặc biệt là trong
mùa khô (Jeppson và ctv, 1975).

12
Nhóm nhện bắt mồi Phytoseiidea được phát hiện ở nhiều ở những khu vực
trồng cây có múi không phun xịt thuốc hoặc phun xịt thuốc có chọn lọc. Nhóm
nhện bắt mồi phổ biến nhất có thể kể đến là Euseius (= finlandicus nhóm của
Amblyseius) (McMurtry, 1977). Thông thường, nhóm Euseius sử dụng phấn
hoa làm nguồn thức ăn chính. Vì vậy, chúng có thể đạt đến mật số cao nhất
vào mùa xuân khi mà nguồn phấn hoa rất phong phú (McMurtry 1969;
Kennett và ctv 1979).
Tuy nhiên, khi có sự xuất hiện của nhóm nhện bắt mồi này thì mật số của
nhện hại P. citri bị giảm rất đáng kể tại một số khu vực như California (Mỹ),
Nam Phi, Chile (McMurtry 1977) và Úc (Beattie, 1978). Những nghiên cứu
tại California bởi Kennett và Flaherty (1974) và McMurtry (1969) đã chỉ ra
rằng nếu E. hibisci tích lũy sớm vào đầu xuân với tỷ lệ ít nhất 1 con bắt mồi và
3 con nhện đỏ P. citri thì E. hibisci thường kìm hãm mật số nhện đỏ ở mức
thấp nhất ở các giai đoạn sau, hoặc ngăn cản sự gia tăng mật số trong suốt
mùa hè. Keetch (1972) đã chứng minh rằng mật số P. citri bị giữ ở mức thấp
trên cây khi có sự hiện diện của E. addoensis (Van der Merwe & Ryke) nhưng
sẽ đạt đến mức rất cao khi không có sự hiện diện của nhện bắt mồi. Những
nghiên cứu này cũng đã xác định chính xác tỷ lệ con nhện đỏ và nhện bắt mồi
là 3:1 sẽ kiềm giữ mật số nhện hại ở mức thấp nhất.
Những loài thuộc giống Amblyseius thường hiện diện trong vườn cam quít
trồng ở vùng ẩm. Ambyseius eharai Amitai & Swirski và Amblyseius

herbicolus (Chant) được cho là những loại nhện bắt mồi quan trọng của nhện
đỏ hại cây có múi ở Nhật và Úc (Tanaka và Kashio, 1977; Beattie, 1978).
Trong khi đó, A. newsami (Evans) được báo cáo là loài bắt mồi quan trọng bậc
nhất của nhện đỏ P. citri tại tỉnh Guangdong, Trung Quốc (Huang, 1978).

13
E. hibisci cũng là tác nhân quan trọng trong phòng trừ sinh học các loại bọ
trĩ hại cam quít, Scirtothrips citri (Moulton) tại California (Tanigoshi và
Griffiths, 1982; Tanigoshi và ctv, 1984).
Nhện đỏ hai chấm trên cây có múi, Tetranychus urticae
Loài nhện đỏ hai chấm (T. cinnabarius, T. urticae) xuất hiện ở vùng trồng
quít có mùa hè khô, chẳng hạn vùng Địa Trung Hải, một phần Nam Phi và
một phần California. Chúng thường gây hại nặng ở mặt dưới lá, tại đây chúng
phát triển thành từng cụm với nhiều mạng nhện xung quanh. Chúng ăn trên lá
non tạo thành nhiều chổ lồi lõm hoặc làm lá úa vàng, hiện tượng này cũng có
thể nhìn thấy ở mặt trên lá. Nhện đỏ hai chấm cũng gây hại trên quả và ăn trên
quả còn xanh, gây ra hiện tượng rám nâu ở quả chín (Jeppson và ctv, 1975;
Smith Meyer, 1981).
Quần thể nhện đỏ hai chấm thường bộc phát vào mùa hè, nhưng chúng có
thể sinh sản quanh năm. Con cái T. urticae ở San Joaquin Valley của
California có thể qua đông trên quả ở dạng diapausing (Flaherty, 1978).
Ứng viên quan trọng nhất trong phòng trừ sinh học nhện đỏ hai chấm là
Typhlodromus occidentalis Nesbitt tại California, hoặc Phytoseius persimilis
tại Ý và Morocco. Nhóm nhện Euseius, chẳng hạn như E. stipulatus cũng
được sử dụng để trừ T. urticae tại những vùng này.
Ngoài ra, Neoseiulus californicus cũng được sử dụng như tác nhân phòng
trừ sinh học để trừ T. urticae gây hại trên các vườn cam tại Tây Ban Nha và
Đông Tây Ban Nha (Abad-Moyano và ctv, 2010; 2009), trừ T. urticae trên
các loại cây có múi (Urbaneja và ctv, 2008).
Nhóm Eutetranychus

Một vài loài thuộc nhóm Eutetranychus tấn công các cây có múi, bao gồm
Eutetranychus banksi (McGregor) tại Mỹ (Texas và Florida), Mexico và Nam

14
Mỹ; Eutetranychus orientalis (Klein) tại khu vực Địa Trung Hải và châu Á;
Eutetranychus africanus và Eutetranychus annekei Meyer tại Nam Phi;
Eutetranychus sudanicus El Badry tại Sudan (Jeppson và ctv, 1975) và
Eutetranychus monodi André tại Mauritania (Gutierrrz, 1976; Coudin và
Galvez, 1976; 1977).
Nhóm nhện này ăn trên bề mặt lá và bề mặt trái, tạo ra những đốm vàng.
Lá bị nhiễm nặng sẽ bị rụng (Jeppson và ctv, 1975; Schwartz, 1978; Coudin
và Galvez, 1976; 1977). Giống như nhện đỏ P. citri, nhóm Eutetranychus phát
tán nhiều hơn trên bề mặt lá, tạo thành cụm nặng hơn nhóm Tetranychus.
Simanton (1976) đã quan sát thấy cả E. banksi và P. citri cùng xuất hiện với
mật độ thấp nhưng luôn luôn có một loài thay thế loài khác trên cây với mật số
cao.
Có rất ít thông tin về việc sử dụng nhện bắt mồi để trừ nhóm nhện hại
Eutetranychus. Người ta nhận thấy rằng hành vi hình thành quần thể của nhóm
nhện này là tương tự như nhóm nhện đỏ P. citri nhưng ít tạo mạng hơn. Vì
vậy, họ suy đoán rằng nhóm nhện bắt mồi tấn công P. citri cũng sẽ tấn công
nhóm Eutetranychus (Swirski và ctv, 1967; 1970).
Nhóm Eotetranychus
Jeppson và ctv (1975) đã công bố có 7 loài Eotetranychus gây hại citrus.
Bốn trong số những loài đó có nguồn gốc từ Châu Á: Eotetranychus cendanai
Rimando từ Philippines và Đông Nam Á, Eotetranychus kankitus Ehara từ
Nhật, Eotetranychus mandensis Manson và Eotetranychus pamelae Manson
từ Ấn Độ. E. yumensis có nguồn gốc từ vùng sa mạc của Đông Bắc Mỹ và
Nam Mexico. E. sexmaculatus là dịch hại trên citrus ở Florida và California
(Mỹ).


15
Nhóm Eotetranychus thì nhỏ, màu xanh đến vàng, thường tập trung ở bề
mặt dưới lá, tạo mạng từ gân giữa lá đến gân xung quanh. Một số loài, đặc biệt
là E. lewisi và E. yumensis cũng phát triển nhanh chóng trên trái. Những nơi bị
hại thường có màu vàng trên cả hai mặt lá. Nếu quần thể tiếp tục gia tăng, hiện
tượng rụng lá có thể xảy ra (Jeppson và ctv, 1975).
Phytoseiidae được coi là nhóm bắt mồi quan trọng bậc nhất đối với nhóm
nhện hại này. Typhlodromus floridanus Muma và T. occidentalis là hai loài
bắt mồi chuyên tính đối với nhóm nhện hại Eotetranychus. Loài T. floridanus
thì ít chuyên tính hơn nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kìm hãm
loài nhện hại này (Muma 1970a).
Nói tóm lại, rõ ràng rằng nhện hại trên cây có múi là vấn đề nghiêm trọng
và thường xuất hiện ở những vùng trồng citrus có sử dụng thuốc hóa học phổ
rộng để trừ nhện và những loại côn trùng khác. Quần thể nhện hại có thể sẽ
tiếp tục trở thành dịch hại nghiêm trọng trên những vườn cây có múi, trừ khi
người canh tác giảm sử dụng thuốc hóa học hoặc sử dụng thuốc có chọn lọc,
hoặc gia tăng quần thể nhện bắt mồi kháng thuốc (cả vể tự nhiên lẫn lai tạo).
Mặc dù những nghiên cứu về hiệu quả của nhện bắt mồi dưới những điều kiện
khác nhau là không nhiều, nhiều nghiên cứu đã khẳng định về khả năng của
nhện bắt mồi trong việc kìm hãm mật số của nhện hại ở mức thấp (như các ví
dụ cụ thể đã nêu trên). Dự báo về phòng trừ tự nhiên dựa trên tỷ lệ con bắt mồi
và con mồi sẽ dễ dàng cho việc xây dựng và phát triển những chương trình về
quản lý nhện hại. Điều này đã được tiến hành thử nghiệm đối với nhện đỏ P.
citri và nhện bắt mồi nhóm Euseius tại Nam Phi và California (Keetch, 1972;
Kenett và Flaherty, 1974).
Phòng trừ sinh học các loại nhện hại trên rau, quả trong nhà kính
Điều mấu chối đối với chiến lược phòng trừ nhện hại là đánh giá chính xác
mức độ thiệt hại do nhện gây ra. Viện nghiên cứu rau quả Anh phân loại mức

16

độ thiệt hại do nhện gây ra trên cà chua và deo leo ra thành 5 cấp, biến động từ
1 (khi chỉ mới có vài dấu hiện gây hại) đến 5 (khi các đốm kết thành một khối
vàng và khô). Người ta cũng tiến hành xem xét mối liên quan giữa các cấp độ
gây hại với việc giảm năng suất rau, quả do nhện gây ra.
Và bởi vì việc sử dụng thuốc hóa học trên rau đòi hỏi khá nghiêm ngặt về
liều, lượng, thời điểm cách ly an toàn… trước khi thu hoạch nên các biện pháp
phòng trừ tổng hợp, phòng trừ sinh học đang dần dần thay thế một phần hoặc
hoàn toàn trong quá trình sản xuất rau ở đây.
Phòng trừ thành công nhện đỏ hai chấm với nhện bắt mồi P. persimilis phụ
thuộc rất nhiều vào sự cân bằng giữa con mồi và con bắt mồi. Điều này đạt
được phụ thuộc vào thời gian, mật số của con mồi được phóng thả. Sự cân
bằng này đặc biệt quan trọng ở giai đoạn đầu của cây khi nhện hại đang ở giai
đoạn diapause, bắt đầu tái hoạt động và xâm chiếm cây trong những tuần tiếp
theo. Nếu phóng thả nhện bắt mồi khi mật số nhện hại còn thấp sẽ giảm thiệt
hại do chúng gây ra. Gould và ctv (1969) đã nhấn mạnh rằng cần giữ mật số
con bắt mồi cao để phòng trường hợp nhện đỏ hai chấm thường sẽ bộc phát
suốt mùa hè. Phòng trừ thành công các loại nhện nhỏ đạt hiệu quả trong vòng
6 tuần khi một con bắt mồi được phóng thả để trừ 20 con mồi hiện diện trên
mỗi cây.
Một ví dụ khác về phòng trừ sinh học rau quả trong nhà kính trồng cà chua,
dưa leo và cà tím được tiến hành tại Izmir (Thổ Nhĩ Kỳ). Thí nghiệm được
tiến hành từ năm 1992 đến 1996. Nhện bắt mồi P. persimilis kìm hãm rất tốt
nhện hại Tetranychus spp., tỷ lệ phóng thả tối ưu để làm giảm quần thể của
nhện hại trên dưa leo là 1/40 (nhện bắt mồi/nhện hại). Tuy nhiên, trên cà chua,
tỷ lệ này là 1 P. persimilis/ 20 Aculops lycopersici và được phóng thả vào mùa
thu và xuân. Tuy nhiên, cần phun thêm thuốc trừ nhện hoặc lưu huỳnh vào

17
tháng 6 năm sau để tăng hiệu quả phòng trừ A. lycopersici vì phần lớn nhện
bắt mồi bị chết do có sự gia tăng nhiệt độ vào mùa hè. Sunderland và ctv

(1992) cho rằng P. persimilis không phát huy tác dụng khi nhiệt độ trên 30°C,
và vì vậy nếu muốn thành công trong phòng trừ A. lycopersici cần sử dụng
những dòng địa phương hoặc dòng có khả năng chịu được nhiệt độ cao.
Trong vài năm trở lại đây, nhện bắt mồi Neoseiulus californicus được sử
dụng khá rộng rãi trong các chương trình phòng trừ sinh học nhện đỏ hai chấm
T. urticae trên nhiều loại cây trồng và nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là bởi
loại nhện bắt mồi này có khả năng chịu được giới hạn nhiệt và ẩm độ khá
rộng, quan trọng hơn chúng là một trong số ít loài nhện bắt mồi có khả năng
chịu đựng được nhiều loại thuốc trừ nhện và trừ côn trùng khác. N.
californicus là vũ khí sinh học trừ T. urticae hiệu quả trên các loại cây có múi
(Urbaneja và ctv, 2008); trên ớt chuông (sweet pepper) (Weintraub và
Palevsky, 2008); trên dưa leo, dâu tây và tiêu (Palevsky và ctv, 2008), trên dâu
tây tại Mỹ và Anh (Fraulo và Liburd, 2007; Fitzgerald và ctv, 2007; Sato và
ctv, 2007; Rhodes và Liburd, 2006; Rhodes và ctv, 2006).
Phòng trừ sinh học các loại nhện hại trên nho
Nghề trồng nho là một trong nghề lâu đời nhất trên thế giới. Nó xuất hiện
vào những năm 3500 năm trước công nguyên. Hiện nay, diện tích trồng nho
trên thế giới độ khoảng 10.5 x 10
6-
. Có 3 vùng trồng nho chính trên thế giới là:
Châu Âu-Trung Á, Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Hình thức canh tác thì khác
nhau rất lớn giữa các khu vực, nó phụ thuộc vào khí hậu và những truyền
thống canh tác truyền thống.
Nho bị tấn công bởi rất nhiều bệnh và dịch hại. Ở vùng ẩm, bệnh do nấm
và vi khuẩn gây ra là chiếm ưu thế, trong khi ở vùng khô của vùng cận nhiệt
đới và nhiệt đới thì côn trùng và nhện là dịch hại chính. Nhóm nhện hại quan
trọng bậc nhất là những loại thuộc họ Tetranychoidae và Eriophyoidae.

18
Vào những năm 1920, nhóm nhện nhỏ vẫn còn được coi là nhóm gây hại

không thường xuyên (Zacher, 1920). Tuy nhiên, chúng ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn do quá trình sử dụng thuốc trừ sâu phổ rộng chẳng hạn
DDT và organophosphate, cũng như do những thay đổi trong quá trình canh
tác đã tạo cho quần thể nhện hại trở nên ngày càng nhiều và khó phòng trị.
Nhện hại thuộc họ Tetranychoidae trên nho thì khác nhau ở các vùng khác
nhau. Tại Châu Âu, Panonychus ulmi (Koch) và Tetranychus urticae Koch
xuất hiện ở cùng có khí hậu ôn hòa, trong khi đó khu vực Địa Trung Hải, T.
urticae và Eotetranychus carpini vitis Boisduval thì chiếm ưu thế hơn. Tại
Pháp, Rambier (1982a) báo cáo rằng Tetranychus turkestani Ugarov &
Nikolski (= Tetranychus altanticus McGregor) là những loại nhện hại không
thường xuyên của vùng trồng nho dọc bờ biển Địa Trung Hải, nhưng ông lưu
ý rằng T. mcdanieli là loại nhện hại địa phương trên nho vùng Champagne.
Tại Bulgaria, E. pruni là loại phổ biến (Balevski, 1980). Tại Ấn Độ, có 3 loài
nhện hại tấn công nho là Oligonychus mangiferus (Rahman & Sapra),
Oligonychus punicae (Hirst) và T. telarius (= T. urticae); thỉnh thoảng vùng
trồng nho ở đây cũng bị Eotetranychus truncatus Estebanes & Baker gây hại
(Gupta và Dhooria, 1972). Theo Ehara (1964), những vùng trồng nho tại Nhật
Bản là ký chủ của nhiều loài nhện hại như Bryobia praetiosa Koch,
Eotetranychus smithi Pritch & Baker, Tetranychus kanzawai Kishida và
Tetranychus telarius L., nhưng chúng không phải là những loại dịch hại quá
nguy hiểm. Tại California, T. pacificus là nhóm gây hại nghiêm trọng nhất
(Flaherty và ctv, 1981), trong khi tại Pennsylvania là Panonychus ulmi (Koch)
(Ramsdell và Jubb, 1979).
Tùy theo từng loại nhện hại mà chúng có những loại nhện bắt mồi phù hợp.
Ví dụ để phòng trừ sinh học loài nhện hại P. ulmi, những loài nhện bắt mồi
sau đây có thể được sử dụng để ăn trên P. ulmi: Typhlodromus pyri Scheuten,

19
Euseius (A.) finlandicus (Oudem.), Amblyseius aberrans Oudem. và
Amblyseius andersoni Chant, tuy nhiên chỉ có T. pyri là loài cho hiệu quả

phòng trừ cao nhất.
Tương tự, chúng ta cũng có một danh sách dài nhóm nhện bắt mồi của T.
urticae trên nho, tuy nhiên, hầu hết chúng tỏ ra không có hiệu quả trong việc
kìm hãm mật số T. urticae dưới ngưỡng gây hại bởi T. urticae tấn công nho
quá muộn và quần thể của chúng phát triển quá nhanh đến nỗi những con nhện
bắt mồi không có đủ khả năng để phòng trừ chúng.
Đối với nhện vàng Eotetranychus carpini vitis (Oudemans) thì nhện bắt
mồi Amblyseius aberrans (= A. vitis) là loài có khả năng phòng trừ có hiệu
quả. Trong khi, Metaseiulus occidentalis (Nesbitt) khống chế tốt mật số nhện
hại Tetranychus pacificus McGregor.
Tuy nhiên, một vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc sử dụng nhện bắt mồi
là phải tính toán chính xác tỷ lệ giữa con mồi và con bắt mồi. Có như vậy thì
hiệu quả của phương pháp phòng trừ sinh học mới được nâng cao.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ minh họa về vấn đề sử dụng nhện bắt mồi để
trừ nhện hại trên một vài cây trồng tiêu biểu trên thế giới nhưng cũng được
canh tác tại Việt Nam. Phương pháp này cũng được sử dụng trên những loại
cây trồng khác như cây bông vải (Leigh, 1969), táo (Van de Vrie, 1973), lê tàu
(McMutry, 1970), trên cây sắn (Bellotti, 1979), trên trà (Banerjee và Cranham,
1974; 1979) và nhiều loại cây lương thực, cây ăn quả, cây rau và cây cảnh
khác
Trong nước:
Ở nước ta, cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về nhện đỏ hai
chấm hại trên một số loại cây trồng như trên bông (Mai Văn Hào và ctv,
2008a,b) và một số nghiên cứu về nhện nhỏ bắt mồi để phòng trừ nhện đỏ son
như các nghiên cứu của Phạm Đình Sắc và Vũ Quang Côn (2002); Phạm Văn

20
Lầm và ctv (2005); Nguyễn Văn Đĩnh (2006); Trương Xuân Lam và ctv
(2007) và Nguyễn Thị Phương Thảo (2010). Từ năm 2009, các nhà khoa học
ở trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội thực hiện nhân nuôi nhện bắt mồi

Amblyseius sp., họ cũng ghi nhận loài nhện xuất hiện rất phổ biến trên các cây
trồng bị nhện đỏ gây hại ở Việt Nam và tiến hành nhân nuôi loài bắt mồi này
trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng. Kết quả cho thấy loài này có tỷ lệ tăng
tự nhiên cao, có sức ăn nhện hại lớn và hoàn toàn có khả năng khống chế số
lượng nhện đỏ gây hại ngoài tự nhiên. Đặc biệt, việc nhân nuôi nhện bắt mồi
lại rất thuận lợi với khí hậu miền bắc nước ta.
Tuy nhiên, mọi việc cũng chỉ dừng lại ở đó. Việc sử dụng thiên địch nói
chung và nhện bắt mồi nói riêng trong phòng trừ nhện hại vẫn chưa được áp
dụng rộng rãi trong nhà kính, nhà lưới hoặc trong điều kiện tự nhiên ở Việt
Nam, mặc dù lợi ích của việc sử dụng thiên địch để trừ dịch hại là rất lớn và là
xu hướng tất yếu trong tương lai.













21

Trên dâu tây Trên dưa leo


Trên hoa hồng Trên đậu nành



Trên bưởi Trên cam
Hình 1.1. Triệu chứng gây hại của nhện đỏ trên một số loại cây trồng



22
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Điều tra, xác định được thành phần, mật số và định danh các nhóm nhện
nhỏ bắt mồi hiện diện trong điều kiện tự nhiên tại Tp. HCM
Địa điểm điều tra:
- Ruộng cà pháo, bí đỏ tại Thủ Đức, Tp. HCM
- Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao – Củ Chi
- Trại giống Đồng Tiến 2, 3 – Củ Chi
- Các ruộng trồng rau ăn quả của các hộ nông dân ở Hóc Môn, Thủ Đức
Phương pháp thu thập mẫu:
Nhện được thu trực tiếp bằng tay với cọ mềm và kính lúp cầm tay. Chạm
cọ vào một ít nước để giữ nhện trong quá trình chuyển từ lá qua dụng cụ đựng
mẫu nếu muốn tiếp tục nuôi chúng trong phòng thí nghiệm hoặc chuyển vào
dung dịch cồn 70-80% để làm tiêu bản.
Nhện cũng được thu thập đơn giản bằng cách ngắt lá hoặc các bộ phận
khác của cây, cho vào túi ni-lông hoặc gói trong giấy sau đó đem về phòng thí
nghiệm để quan sát và thu thập dưới kính hiển vi. Trong quá trình vận chuyển,
túi đựng mẫu được cất trong hộp giữ nhiệt với đá để làm giảm sự di chuyển
của nhện, sự khô hay chết của thiên địch. Phương pháp này được sử dụng rộng
rãi cho cả mục đích nghiên cứu và tồn trữ.
Đối với những loài nhện di chuyển nhanh trên bề mặt diện tích rộng, chúng
ta sử dụng giấy kính có chia ô nhỏ làm vật để hứng bên dưới bộ phận cần thu
thập, dùng tay lắc nhẹ vào cành cây, nhện và những côn trùng khác sẽ rơi vào

giấy kính. Sử dụng kính lúp cầm tay để thu thập nhện.
Các dụng cụ được sử dụng trong quá trình lấy mẫu bao gồm: kính lúp,
giấy thu mẫu, bịch đựng mẫu, bút lông và giấy để làm nhãn (trên đó được ghi:
ngày giờ thu thập mẫu, cây ký chủ, vùng lấy mẫu) (Theo Zhang, 1963;
McMaugh, 2008).

23
Điểm điều tra: điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của ruộng
điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m.
Số mẫu điều tra trên một điểm điều tra: Điều tra 10 cây ngẫu nhiên/điểm
(Theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT).
Thu thập một số lượng lớn mẫu với kích thước cơ thể khác nhau, thu thập
cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, cả con đực và con cái.
Cách làm mẫu:
Lá của cây ký chủ khi thu thập về được soi dưới kính hiển vi để bắt những
con nhện hại hoặc nhện bắt mồi. Chúng được nhúng vào cồn 70% để giết chết
mẫu, cố định mẫu trong 1 ngày, sau đó nhúng vào dung dịch Hoyer được đặt
trên lam kính để tất cả các cơ quan bên trong hiện rõ lên dưới kính hiển vi soi
nổi. Cuối cùng chúng được đặt vào trong tủ ấm với nhiệt độ khoảng 40°C, giữ
tại đây trong vòng 4 - 5 ngày trước khi tiến hành các thủ tục định danh, phân
loại. Lam kính cần được dán nhãn với các thông tin về ngày lấy mẫu, vị trí lấy
mẫu, cây ký chủ, giới tính của mẫu và tên họ, giống hoặc loài (nếu được)
(Zhang 1963; Amano and Chant 1978).
Phân loại, định danh nhện bắt mồi thường được tiến hành theo phương
pháp cổ điển, nghĩa là căn cứ vào các đặc điểm hình thái như: sự phân bố của
lông trên cơ thể, chiều dài của lông, hình dáng của bộ phận sinh dục, hình thái
của mảnh bụng, sự phân bố của các lông (setae) trên bụng, số lượng lông trên
bụng, hình dáng của bộ phận sinh dục hoặc hình dáng của túi nhận tinh và
v.v…(Zhang 1963; Chant and McMurtry 2007). Với năng lực hiện tại, chúng
tôi có thể định danh phần lớn các nhóm nhện nhỏ bắt mồi thuộc họ

Phytoseiidae, tuy nhiên, để khách quan và chính xác, sau khi tiến hành phân
loại chúng tôi sẽ gửi mẫu đến các cơ quan giám định (trong hoặc ngoài nước)
kiểm tra và xác nhận lại kết quả.

24
Trong quá trình điều tra thì thành phần, tần suất hiện diện của các loài nhện
bắt mồi và nhện hại trên cây trồng cũng được ghi nhận.
Mật số của nhóm nhện nhỏ bắt mồi:
Điều tra diễn biến mật số, tần suất xuất hiện của nhện hại và nhện bắt mồi
trên các bộ phận của cây ở ngoài đồng ruộng theo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN
982 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006).
Điều tra định kỳ: 7 ngày/1 lần, từ 15 ngày sau khi trồng đối với nhện hại và
1 tháng sau khi trồng đối với nhện bắt mồi cho đến khi thu hoạch. Tập trung
chú ý điều tra vào các thời điểm: trước ra hoa, giai đoạn ra hoa, sau khi ra hoa,
kết trái và thu hoạch.

Tần suất xuất hiện


=

Tổng số mẫu phát hiện thấy sâu

x 100
Tổng số mẫu điều tra
















×