Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 196 trang )

UY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ






Báo cáo nghiệm thu
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng nghiệm thu)



NHỮNG VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC
TẠI TP HỒ CHÍ MINH





Chủ nhiệm đề tài:

Th.s NGÔ THỊ KIM DUNG










THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 7/ 2014


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu”Những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu
vực kinh tế phi chính thức tại TP. Hồ Chí Minh” do sở Khoa học và công nghệ
TP. Hồ Chí Minh cấp kinh phí. Trường đại học Tôn Đức Thắng là cơ quan chủ trì
đề tài.
Đề tài nhằm mô tả và đánh giá hiện trạng tiếp cận hệ thống an sinh xã hội của
người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, phạm vi bao phủ, xu hướng và
mức độ thụ hưởng các chính sách về Bảo hiểm xã hội trong đó bao gồm cả bảo hiểm
y tế và bảo hiểm thất nghiệp; ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội; nhận thức, nhu cầu và
khả năng tham gia vào các dịch vụ an sinh xã hội của người lao động trong khu vực
kinh tế phi chính thức tại TP.Hồ Chí Minh như thế nào.
Trong hai năm từ 4/2012 đến 4/2014 đề tài đã tiến hành khảo sát trên địa bàn
TP.HCM tại 6 quận với tổng số mẫu là 600 người lao động trong khu vực phi
chính thức; thực hiện 27 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó 17 người lao động (4 người
lao động tự tổ chức việc làm, 13 người làm công); 10 chủ lao động; và tiến hành 9
cuộc thảo luận nhóm tập trung. Đề tài tổng hợp lí luận về an sinh xã hội trong nước
và thế giới. Đề tài đã phân tích các chính sách, tình hình thụ hưởng một số dịch vụ
an sinh xã hội công như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội. Đề tài
cũng phân tích diễn tiến, những hạn chế của an sinh xã hội ở Việt Nam và TP.HCM;
đánh giá mức độ thụ hưởng chính sách an sinh xã hội của người lao động trong khu
vực kinh tế phi chính thức; vai trò của mạng lưới xã hội trong việc đảm bảo an sinh xã
hội cho những người lao động này ở TP. Hồ Chí Minh.
Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng tiếp cận chính sách, các

dịch vụ an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, đề tài
đề xuất những giải pháp hỗ trợ người lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức
có thể tiếp cận hệ thống dịch vụ an sinh xã hội tốt hơn.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
TRANG
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
4
3. Đối tượng nghiên cứu
5
4. Giả thuyết nghiên cứu
5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
7
6. Khách thể, phạm vi nghiên cứu
7
7. Phương pháp nghiên cứu
8
8. Ý nghĩa và tính mới về mặt khoa học và thực tiễn
11
Chƣơng I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
13
1.1. Tài liệu nước ngoài
13
1.2. Tài liệu trong nước
20

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN
33
2.1. Các khái niệm
33
2.1.1. An sinh xã hội
33
2.1.2. Khu vực kinh tế phi chính thức
36
2.1.3. Việc làm phi chính thức
39
2.1.4. Chính sách xã hội
40
2.1.5. Bảo hiểm xã hội
41
2.1.6. Bảo hiểm y tế
42
2.1.7.Bảo hiểm thất nghiệp
42
2.1.8. Trợ giúp xã hội
43
2.2. Các lí thuyết vận dụng
43
2.2.1. Lí thuyết chính sách xã hội
43
2.2.2. Lí thuyết mạng lưới xã hội
43
Chƣơng 3. AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ TP. PHỐ HỒ CHÍ MINH
50
3.1. An sinh xã hội ở Việt Nam
50

3.1.1.Bảo hiểm xã hội Việt Nam
50
3.1.2.Chính sách Bảo hiểm y tế ở Việt Nam
55
3.1.3. Cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội Việt Nam
58
3.1.3.1. Cứu trợ xã hội
58
3.1.3.2.Ưu đãi xã hội
60
3.2. An sinh xã hội ở TP. Hồ Chí Minh
62
3.2.1. Bảo hiểm xã hội
62
3.2.2. Bảo hiểm y tế
68
3.2.3. Cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội
71
3.2.3.1. Cứu trợ xã hội
71
3.2.3.2. Ưu đãi xã hội
73
Chƣơng 4. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG AN SINH XÃ
HỘI CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ PHI
CHÍNH THỨC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

76
4.1. Khu vực kinh tế phi chính thức tại TP. Hồ Chí Minh
76
4.2. Chân dung ngƣời lao động KVKTPCT

82
4.2.1. Nguồn gốc
82
4.2.2. Giới tính
83
4.2.3.Tuổi
84
4.2.4. Trình độ học vấn
86
4.2.5. Dân tộc
87
4.2.6. Tình trạng hôn nhân
88
4.2.7. Điều kiện sống
88
4.2.8. Việc làm/thu nhập
102
4.2.9. Qui mô lao động
108
4.2.10.Tính chất pháp lý/chế độ phúc lợi
108
4.2.11. Tham gia các đoàn thể, tổ chức xã hội
109
4.3. Tiêp cận BHXH, BHYT và trợ giúp xã hội của ngƣời lao động
KVKTPCT
111
4.3.1. Tham gia BHYT của người lao động
111
4.3.2. Tham gia BHXH của người lao động
115

4.3.3. Tiếp cận bảo trợ xã hội, ưu đãi xã hội
119
4.3.4. Tiếp cận thông tin về các dịch vụ an sinh xã hội
123
4.3.5. Nhận thức, nhu cầu tham gia các dịch vụ ASXH của người lao
động
125
4.4. Các yếu tố tác động đến nhận thức, nhu cầu tham gia BHXH, BHYT
của ngƣời lao động
130
4.4.1. Tác động của yếu tố học vấn
130
4.4.2. Tác động của yếu tố giới tính
134
4.4.3. Tác động của yếu tố tuổi
135
4.4.4.Tác động của yếu tố hộ khẩu
136
4.4.5. Tác động của yếu tố lĩnh vực việc làm
137
4.4.6. Tác động của yếu tố thu nhập
138
Chƣơng 5. VAI TRÒ CỦA MẠNG LƢỚI XÃ HỘI TRONG VIỆC ĐẢM
BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG KHU VỰC KINH TẾ
PHI CHÍNH THỨC Ở TP. HỒ CHÍ MINH
141
5.1. Vai trò của mạng lƣới xã hội trong công việc
141
5.1.1.Vai trò của mạng lưới xã hội trong tạo việc làm
141

5.1.2. Vai trò của mạng lưới xã hội trong việc huy động tài chính
144
5.1.3. Vai trò của mạng lưới xã hội trong tiếp cận thông tin việc làm
147
5.1.4. Vai trò của mang lưới xã hội trong tuyển dụng lao động
149
5.2. Vai trò của mạng lƣới xã hội trong việc quản lý rủi ro xã hội của
ngƣời lao động
151
5.2.1. Các cách thức quản lý rủi ro của người lao động trong cuộc sống
151
5.2.2. Các nguồn hỗ trợ xử lý rủi ro xã hội của NLĐ khu vực phi chính thức
156
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
160
TÀI LIỆU THAM KHẢO
182

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
TÊN BẢNG
TRANG
1.
Bảng 1. Danh sách quận, phường, số người lao động trong mẫu điều tra
10
2.
Bảng 3.1. Số lượng người tham gia BHXH từ năm 2008 đến 2012 tại TP.
HCM
66
3.

Bảng 3.2. Số lượng người tham gia BHYT từ 2008 đến 2012 tại TP.
HCM
70
4.
Bảng 3.3. Tình hình trẻ em có hoàn cảnh khó khăn từ 2004 đến 2012 tại
TP. HCM
72
5.
Bảng 4.1. Việc làm chính và việc làm thứ hai theo khu vực thể chế ở Việt
Nam
76
6.
Bảng 4.2.Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của lao động có việc làm theo
khu vực thể chế ở Việt Nam
77
7.
Bảng 4.3.Cơ cấu việc làm theo khu vực thể chế và nhóm ngành kinh tế ở Việt
Nam (%)
78
8.
Bảng 4.4. Việc làm của lực lượng lao động theo khu vực thể chế
79
9.
Bảng 4.5. Cơ cấu hộ SXKD theo ngành kinh tế
80
10.
Bảng 4.6. Vị trí công việc phân theo giới tính
83
11.
Bảng 4.7. Vị trí công việc phân theo tuổi

84
12.
Bảng 4.8. Hình thức sở hữu nhà
89
13.
Bảng 4.9. Hình thức sở hữu nhà phân theo tình trạng hộ khẩu
89
14.
Bảng 4.10. Tình trạng sở hữu vật dụng sinh hoạt trong gia đình
94
15.
Bảng 4.11. Mức độ trang trải cuộc sống
100
16.
Bảng 4.12. Lĩnh vực công việc hiện nay
102
17.
Bảng 4.13. Tình trạng công việc
102
18.
Bảng 4.14. Thu nhập trung bình theo công việc làm
103
19.
Bảng 4.15. Nhóm thu nhập trung bình/tháng cá nhân
103
20.
Bảng 4.16. Thu nhập bình quân/tháng của người lao động
104
21.
Bảng 4.17. Tình trạng thu nhập

105
22.
Bảng 4.18. Mức thu nhập bình quân/tháng phân theo tình trạng công việc
106
23.
Bảng 4.19 Bình quân số giờ làm việc
107
24.
Bảng 4.20. Trung bình số giờ làm việc theo số năm đi học
107
25.
Bảng 4.21.Tình trạng thuê mướn lao động
108
26.
Bảng 4.22.Hình thức mua BHYT
111
27.
Bảng 4.23. Lí do một số người không mua BHYT
113
28.
Bảng 4.24. Hình thức mua BHXH
115
29.
Bảng 4.25. Diện trợ cấp của gia đình người lao động
119
30.
Bảng 4.26. Những khoản được hỗ trợ tại nơi làm việc
121
31.
Bảng 4.27. Mức độ hiệu quả của sự trợ giúp

121
32.
Bảng 4.28. Đánh giá về chính sách Nhà nước đối với hộ nghèo
122
33.
Bảng 4.29. Quyền lợi được hưởng tại nơi làm việc
122
34.
Bảng 4. 30. Nguồn nhận biết các loại bảo hiểm
123
35.
Bảng 4.31. Các loại bảo hiểm phân theo nguồn nhận biết
124
36.
Bảng 4.32. Biết các loại trợ cấp xã hội phân theo nguồn cung cấp thông
tin về trợ cấp xã hội
125
37.
Bảng 4.33.Các loại bảo hiểm nhận biết
125
38.
Bảng 4.34. Tầm quan trọng của BHXH
126
39.
Bảng 4.35. Các loại bảo hiểm có nhu cầu mua
128
40.
Bảng 4.36. Đánh giá mức độ quan trọng của BHXH, BHYT, trợ cấp xã
hội
131

41.
Bảng 4.37. Loại bảo hiểm tham gia phân theo trình độ học vấn
131
42.
Bảng 4.38. Các loại bảo hiểm muốn mua phân theo trình độ học vấn
132
43.
Bảng 4.39. Cách phòng tránh rủi ro phân theo trình độ học vấn
133
44.
Bảng 4.40. Loại bảo hiểm tham gia mua phân theo giới tính
134
45.
Bảng 4.41. Các loại bảo hiểm có nhu cầu mua phân theo giới tính
134
46.
Bảng 4.42. Cách phòng tránh rủi ro phân theo giới tính
135
47.
Bảng 4.43. Loại bảo hiểm tham gia phân theo nhóm tuổi
135
48.
Bảng 4.44. Loại bảo hiểm tham gia mua phân theo tình trạng hộ khẩu
136
49.
Bảng 4. 45. Các loại bảo hiểm nhận biết theo lĩnh vực việc làm
137
50.
Bảng 4.46. Các loại bảo hiểm nhận biết theo thu nhập
139

51.
Bảng 4.47. Các bảo hiểm có nhu cầu mua theo thu nhập
140
52.
Bảng 5.1.Việc lựa chọn nghề và nơi làm việc theo mối quan hệ lao động
142
53.
Bảng 5.2. Các nguồn huy động vốn tài chính
145
54.
Bảng 5.3. Các nguồn cung cấp thông tin chongười lao động
148
55.
Bảng 5.4. Các cách thức quản lý rủi ro của người lao động KVPCT
151
56.
Bảng 5.5. Tình trạng tham gia các tổ chức chính trị - xã hội
153
57.
Bảng 5.6. Sự tham gia của người lao động KVPCT vào các tổ chức xã
hội và sự hưởng lợi từ các tổ chức đó theo hình thức cư trú
154
58.
Bảng 5.7. Nơi gia đình vay tiền để giải quyết khó khăn
156
59.
Bảng 5.8. Các nguồn hỗ trợ xử lý rủi ro về bệnh tật của NLĐ khu vực phi
158
chính thức


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT
TÊN BIỂU ĐỒ
TRANG
1.
Biểu đồ 4.1. Loại hộ khẩu của gia đình
82
2.
Biểu đồ 4.2.Giới tính của người lao động
83
3.
Biểu đổ 4. 3.Tuổi của người lao động
84
4.
Biểu đổ 4.4. Nhóm số năm đi học
86
5.
Biểu đổ 4. 5.Số năm đi học phân theo giới tính
87
6.
Biểu đồ 4. 6. Dân tộc
87
7.
Biểu đồ 4.7. Tình trạng hôn nhân
88
8.
Biểu đồ 4.8. Loại hình nhà ở
88
9.

Biểu đồ 4.9. Mức độ diện tích nhà ở thích hợp cho nhu cầu sinh
hoạt của gia đình
90
10.
Biểu đồ 4.10. Hình thức sử dụng điện
90
11.
Biểu đồ 4.11.Giá điện trực tiếp
92
12.
Biểu đồ 4.12. Nguồn nước sử dụng
93
13.
Biểu đồ 4.13. Giá nước máy
94
14.
Biểu đổ 4.14. Mức độ trang trải cuộc sống
95
15.
Biểu đồ 4.15. Cách giải quyết khó khăn
100
16.
Biểu đồ 4.16.Các thức giảm chi tiêu, tiết kiệm
101
17.
Biểu đồ 4.17. Hợp đồng lao động
108
18.
Biểu đồ 4.18.Tham gia các đoàn thể
109

19.
Biểu đồ 4.19. Loại bảo hiểm tham gia
111
20.
Biểu đồ 4.20. Lí do không tham gia các loại bảo hiểm
112
21.
Biểu đồ 4.21. Lí do không sử dụng thẻ BHYT
114
22.
Biểu đồ 4.22. Những lợi ích của BHXH
127
23.
Biểu đồ 4.23. Cách phòng tránh rủi ro
129

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

ASXH: An sinh xã hội
ATM Máy rút tiền tự động (Automated teller machine)
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BNN: Bệnh nghề nghiệp
BRICS: Bra-zin, Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung quốc, và Nam Phi
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
CEP: Quỹ hỗ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm
CP: Chính phủ
CSVN: Cộng sản Việt Nam
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
HIV/AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch (Acquired Immunodeficiency Syndrome)

ILO: Tổ chức lao động quốc tế
KTPCT: Kinh tế phi chính thức
KTTT: Kinh tế thị trường
KVKTPCT: Khu vực kinh tế phi chính thức
LB: Liên Bang
LĐTBXH: Lao động –Thương binh - Xã hội
LĐ-TB&XH: Lao động-Thương binh và Xã hội
NĐ-CP: Nghị định-Chính phủ
PVS: Phỏng vấn sâu
QĐ: Quyết định
QĐ-TTg: Quyết định –Thủ tướng
QH: Quốc hội
QĐ-UB: Quyết định-Ủy ban
QĐ-UBND: Quyết định-Ủy ban nhân dân
SL: Sắc lệnh
SXKD: Sản xuất kinh doanh
CTXH: Cứu trợ xã hội
TELT: Trẻ em lang thang
TLN: Thảo luận nhóm
TNLĐ: Tai nạn lao động
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTLB-BYT-BTC: Thông tư liên bộ- Bộ y tế - Bộ tài chính
UNDP: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
USD Đồng đô la Mỹ (United States dollar)
XĐGN: Xóa đói giảm nghèo

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam khu vực kinh tế phi chính thức (KVKTPCT) là một trong những

khu vực tiên phong trong tiến trình đổi mới của đất nước, góp phần quan trọng vào
quá trình chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường. Đây là khu
vực “bung ra” sớm nhất, mạnh nhất và với tốc độ phát triển nhanh nhất từ giữa
những năm 1980 của thế kỷ trước.
Một nghiên cứu chung giữa Tổng cục Thống kê Việt Nam và Viện Nghiên
cứu Phát triển Pháp năm 2009 cho thấy KVKTPCT (hoạt động kinh tế ngoài nông-
lâm-ngư nghiệp của cá nhân, hộ gia đình không phải hoặc chưa đăng ký), tạo công
ăn việc làm cho 10,9 triệu lao động, chiếm 27,7 % lực lượng lao động trong toàn
quốc (23% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có việc làm); chiếm 55,7%
số lao động phi nông nghiệp, và tạo ra giá trị sản lượng tương đương 20% GDP
(1/5 tổng sản phẩm quốc nội)
1
. Tương tự, Ngân hàng Thế giới ước tính
KVKTPCT có giá trị tương đương 15,6% tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam.
Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng khu vực kinh tế phi chính thức có giá trị
khoảng 30 - 50% giá trị của tổng sản phẩm nội địa. Từ vài kết quả nghiên cứu nêu
trên chúng ta có thể thấy khu vực phi chính thức có vai trò quan trọng. KVKTPCT
tạo ra rất nhiều công ăn việc làm (hơn một nửa số công ăn việc làm phi nông
nghiệp, gần một phần ba của tổng số công ăn việc làm trong cả nước). Chỉ xét từ
khía cạnh này nó là khu vực đáng trân trọng. Là khu vực cung cấp nhiều sản phẩm
và dịch vụ cho các hộ gia đình. Tuy đóng một vai trò quan trọng như vậy nhưng
theo Tổng cục Thống kê và Viện Nghiên cứu phát triển những người lao động
không được hưởng bất kỳ một chương trình BHXH.
2
. Đối với các nền kinh tế

1
Jean Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto, Francoise Roublaud, Thị trường lao động không chính thức,
và điều kiện sống hộ gia đình tại Việt Nam, Hà Nội, IRD-DIAL, 2009.
2

Số liệu của Tổng cục thống kê và Viện nghiên cứu phát triển – Hội thảo quốc tế về khu vực kinh tế phi
chính thức và việc làm phi chính thức do Viện KHXH Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển Pháp phối họp
với tổng cục thống kê, Bộ LĐTBXH cùng các tổ chức quốc tế như cơ quan phát triển Pháp, Tổ chức lao
động quốc tế, Ngân hàng thế giới và chương trình phát triển Liên hợp quốc đồng tổ chức tại Hà nội ngày 6-
7 tháng 5-2010

2
đang phát triển, mặc dù khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức chiếm tỉ trọng
lớn, nhưng nó ít được biết đến trong hoạch định chính sách công. Điều kiện làm
việc của người khu vực này rất khó khăn như: Thu nhập thấp, việc làm bấp bênh
không ổn định, gần như không có BHXH và phần lớn vẫn chưa được hưởng lợi từ
những chính sách đặc thù. Tuy nhiên, các chính sách đó lại đóng góp rất lớn vào
quá trình xóa đói, giảm nghèo.
Kết quả điều tra LĐ việc làm khu vực KTPCT tại TP.HCM năm 2008, điều
kiện làm việc của NLĐ khó khăn, tạm bợ, thời gian làm việc nhiều và thu nhập
thấp. Không kể lao động làm nông nghiệp, Hà Nội hiện có 132.300 người và
TP.HCM là 343.700 người đang làm việc trong khu vực phi chính thức, chưa tính
tới những người chủ đơn vị, người tự kinh doanh Trong đó, trên 60% không có
hợp đồng với chủ sử dụng, 37% thỏa thuận miệng giữa đôi bên và chỉ khoảng
0,5% có hợp đồng lao động ngắn hạn hoặc dài hạn.
Những lao động này phần lớn không được hưởng bất kỳ một khoản phúc lợi
nào từ hoạt động SXKD nơi mình làm việc. Chỉ có khoảng 0,6% số LĐ được chia
lợi nhuận, 0,8% được trả lương cho những ngày nghỉ lễ tết Do khu vực
KTPCT không đăng ký kinh doanh nên pháp luật lao động và BHXH dường như
vẫn chỉ đứng bên ngoài, do vậy người lao động làm việc nhiều nhưng thu nhập và
các chế độ đãi ngộ rất thấp. Tác động của khủng hoảng kinh tế, nhu cầu về lao
động trong nhiều lĩnh vực giảm đi đáng kể. Người lao động tự do cũng không nằm
ngoài xu hướng chung đó. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển kinh tế,
phát triển xã hội và văn hóa. Trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-
2020: đã chỉ rõ “Tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hòa với tiến bộ và công bằng xã

hội, nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển hệ
thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Tạo cơ hội bình
đẳng hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội”.
Nghị quyết Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam
đã đề ra nhiệm vụ giai đoạn 2011-2015: “Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và
thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân

3
dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an
sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân.”
3

Trong tình hình kinh tế khó khăn do khủng hoảng, khu vực phi chính thức rất dễ bị
tổn thương. Đây là một khu vực quan trọng của nền kinh tế, đáng được trân trọng
và hỗ trợ. KTPCT là khu vực có thể giúp giải quyết rất nhiều công ăn việc làm và
ổn định xã hội ở TP.HCM. Các đề tài nghiên cứu về nhận thức, nhu cầu tham gia các
dịch vụ an sinh xã hội từ phía người thụ hưởng chưa nhiều, đặc biệt là những nhóm
xã hội chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Thực tiễn đặt ra nhu cầu tiến hành một cuộc
khảo sát nhận thức và nhu cầu, khả năng của người lao động trong khu vực kinh tế
phi chính thức đối với các dịch vụ an sinh xã hội. Đề tài nghiên cứu ”Những vấn đề
an sinh xã hội của ngƣời lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức ở
TP.Hồ Chí Minh” là một mảng bổ sung cần thiết cho các công trình nghiên cứu đã
và đang tiến hành nhằm hoàn thiện chính sách phúc lợi xã hội ở nước ta hiện nay,
nhất là những chính sách dành cho người lao động trong KVKTPCT.
Các câu hỏi đặt ra:
1). Các chính sách xã hội về bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội hiện
nay ở Việt Nam, đặc biệt là những chính sách của TP.HCM: diễn biến và thay đổi
như thế nào?
2). Điều kiện làm việc của người lao động, điều kiện sống của gia đình người lao

động trong KVKTPCT như thế nào? Người lao động trong KVKTPCT đã thực sự
tiếp cận được các chính sách, các dịch vụ an sinh xã hội của Nhà nước chưa? Họ
có ở bên lề nhiều chính sách công hay không? Phạm vi bao phủ, xu hướng và mức
độ thụ hưởng các chính sách về an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, BHYT, trợ giúp xã
hội, ưu đãi xã hội) của người lao động trong KVKTPCT như thế nào? Những rào
cản nào, những khó khăn nào khiến cho người lao động trong khu vực kinh tế này
chưa được hưởng dụng các chính sách an sinh xã hội?

3
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011 - 2015 nêu
trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khoá X trình Đại hội XI.


4
3). Người lao động trong KVKTPCT đã ứng phó như thế nào trong điều kiện kinh
tế khó khăn? Nhận thức, nhu cầu, khả năng, điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội,
cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính
thức như thế nào? Tác động của các chính sách ASXH đối với người lao động
trong khu vực kinh tế phi chính thức ra sao? Mạng lưới xã hội trong bảo đảm an
sinh xã hội cho người lao động trong vực kinh tế này tại thành phố Hồ Chí Minh
đóng vai trò như thế nào?
4). Làm thế nào để phát triển hệ thống an sinh xã hội chính thức đề bảo đảm an
sinh xã hội cho người lao động KVKTPCT để phòng chống những rủi ro kinh tế-
xã hội, sự phân hóa, bất bình đẳng, những rủi ro khách quan trong cuộc sống đối
với nhóm dân cư này?
Những câu hỏi đó chúng tôi mong muốn tìm được câu trả lời thông qua nghiên
cứu”Những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi
chính thức ở TP.Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của đề tài là đưa ra được những luận cứ khoa học và

thực tiễn để góp phần tiếp tục cải cách, xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống
chính sách về an sinh xã hội, đề xuất những giải pháp phù hợp cho nhóm người lao
động trong KVKTPCT có thể tiếp cận được với hệ thống dịch vụ an sinh xã hội chính
thức tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
và ổn định xã hội.
Mục tiêu cụ thể:
-Tìm hiểu quan niệm về an sinh xã hội ở trên thế giới và ở Việt Nam
- Mô tả chân dung người lao động trong KVKTPCT tại TP. HCM hiện nay
- Phân tích thực trạng tiếp cận hệ thống an sinh xã hội của người lao động trong khu
vực phi chính thức tại Tp.Hồ Chí Minh: phạm vi bao phủ, xu hướng và mức độ thụ
hưởng các chính sách về BHXH; BHYT, trợ cấp xã hội và ưu đãi xã hội ; nhận thức,
nhu cầu và khả năng tham gia vào các dịch vụ an sinh xã hội của người lao động

5
trong khu vực phi chính thức tại TP.Hồ Chí Minh; những rào cản (thời gian, kinh tế,
tâm lí…)
- Tìm hiểu vai trò của mạng lưới xã hội trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người
lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức ở TP. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất những giải pháp hỗ trợ người lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức
có thể tiếp cận hệ thống dịch vụ an sinh xã hội.
3. Đối tƣợng nghiên cứu: Những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong
khu vực kinh tế phi chính thức ở TP.Hồ Chí Minh.
Chúng tôi quan tâm đến sự tiếp cận của người lao động trong khu vực kinh tế phi
chính thức với các hợp phần cơ bản của ASXH: chính sách và chương trình
BHXH, BHYT, chính sách và chương trình trợ giúp xã hội; chính sách và chương
trình trợ giúp đặc biệt (ưu đãi XH).
4. Giả thuyết nghiên cứu:
1. Hệ thống dịch vụ an sinh xã hội như BHXH, BHYT có phạm vi bao phủ hẹp
trong khu vực kinh tế phi chính thức tại TP.HCM
2. Người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức chưa nhận thức được đầy

đủ về các dịch vụ an sinh xã hội. Các yếu tố học vấn, nghề nghiệp, cơ sở làm việc,
thu nhập,tình trạng hộ khẩu, giới tính… ảnh hưởng đến nhận thức và sự tham gia
vào các dịch vụ an sinh xã hội của người lao động trong KVKTPCT
3. Mạng lưới xã hội, nhất các quan hệ gia đình, họ hàng đóng vai trò quan trọng
giúp người nghèo, những người yếu thế giảm thiểu những rủi ro, nâng cao chất
lượng cuộc sống của họ.









6

Khung phân tích









































Điều kiện kinh tế-xã hội
Môi trường-thể chế

Thị trường lao động
Chính sách xã hội của Nhà
Nước
Chính sách của địa phương
Chính sách của doanh nghiệp,
tổ chức
Ngƣời lao động:
Học vấn, Nghề nghiệp
Cơ sở làm việc
Thu nhập của người lao
động, giới tính, tình trạng
hộ khẩu, tuổi….vốn XH
Điều kiện sống của gia
đình
Mạng lưới xã hội
của người lao
động: Gia đình, Họ
hàng, Hàng xóm
Các tổ chức XH
AN SINH XÃ HỘI CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG
TRONG KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC
Mức độ thụ hưởng
Nhận thức
Tham gia
Xu hướng
-Bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất
nghiệp)
-Trợ giúp xã hội
- Ưu đãi xã hội


7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu là mô tả và đánh giá hiện trạng tiếp cận hệ thống
an sinh xã hội của người lao động trong KVKTPCT tại Tp.Hồ Chí Minh, để xem
phạm vi bao phủ, xu hướng và mức độ thụ hưởng các chính sách về bảo hiểm xã hội
(BHXH) trong đó bao gồm cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; ưu đãi xã hội và
trợ cấp xã hội; nhận thức, nhu cầu và khả năng tham gia vào các dịch vụ an sinh xã
hội của người lao động trong KVKTPCT tại TP.Hồ Chí Minh như thế nào. Đề tài
khảo sát và phân tích diễn tiến, những hạn chế của an sinh xã hội ở Việt Nam và
TP.HCM; mức độ thụ hưởng chính sách an sinh xã hội của người lao động trong
KVKTPCT; vai trò của mạng lưới xã hội trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho
những người lao động này ở TP. Hồ Chí Minh.
Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng tiếp cận chính sách, các
dịch vụ an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, đề tài
sẽ đề xuất những giải pháp hỗ trợ người lao động thuộc KVKTPCT có thể tiếp cận hệ
thống dịch vụ an sinh xã hội tốt hơn.
- Xác định lý thuyết tiếp cận vấn đề
- Định nghĩa và thao tác hóa các khái niệm chính liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Đọc và phân tích, tổng hợp văn bản, tài liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài
- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng các công cụ thu thập thông tin sơ cấp
- Khảo sát thực địa
- Xử lí thông tin
- Viết báo cáo

6. Khách thể và phạm vi nghiên cứu

Đề tài chọn nhóm những người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ,
nhóm những người lao động tự do, lao động không kê khai, người lao động trong
các cơ sở kinh tế hộ gia đình làm khách thể nghiên cứu.


8
Đề tài không nghiên cứu nông dân tại TP. HCM.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu sẵn có: Tham khảo các văn kiện
của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội; các công trình
nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này ở Việt Nam và trên thế giới.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
- Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
- Hội thảo, tọa đàm về an sinh xã hội cho người lao động KVKTPCT
Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức trong cuộc điều tra
bằng bản câu hỏi vào tháng 9 và tháng 10 -2012 được tiến hành hai giai đoạn.
Giai đoạn 1: dùng phương pháp chọn mẫu phân tầng để chọn ra các hộ thuộc diện
có lao động phi chính thức.
Bước 1, chúng tôi lấy quận làm đơn vị chọn mẫu, trong 19 quận chúng tôi chọn 6
quận đại diện cho địa bàn quận nội thành và quận vùng ven
4
đó là các quận: quận
Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận 4, quận 12, quận 9, quận Bình Tân.
Bước thứ 2, lấy phường làm đơn vị chọn mẫu. Từ danh sách các phường trong các
quận đã được chọn ở bước 1, chúng tôi chọn mỗi quận 3 phường. Riêng 2 quận
Bình Tân và Bình Thạnh có quy mô dân số lớn nên tại mỗi quận chọn ra 4 phường.
Bước 3, tại mỗi phường đã được chọn, lập danh sách các tổ dân phố và chọn ngẫu
nhiên 3 tổ dân phố. Lập danh sách những hộ có người lao động trong KVKTPCT
dựa vào các tiêu chí:
Về cơ sở làm việc:
- Hộ gia đình hoặc cá nhân

- Hộ sản xuất, kinh doanh
Qui mô lao động: Dưới 10 người

4
Từ danh sách các quận nội thành, các quận được cho là vùng ven: quận 2,7,8,9,12, Tân Phú, Thủ Đức,
Bình Tân

9

Tình trạng việc làm:
- Lao động tự do/ tự tạo việc làm
- Chủ cơ sở SXKD
- Lao động hộ gia đình
- Lao động làm công ăn lương
- Người học việc
Về hợp đồng lao động:
- Hợp đồng miệng
- Hợp đồng có thời hạn
- Không có hợp đồng
Bước cuối cùng, mỗi tổ dân phố chọn ngẫu nhiên 10 hộ có người lao động trong
KVKTPCT.
Giai đoạn 2: Lập danh sách các lao động trong các hộ đã chọn ở từng tổ dân phố
và tiến hành chọn mẫu điển hình, hướng đích, mỗi hộ gia đình chỉ chọn một người
lao động để phỏng vấn.
Tổng cộng mẫu điều tra thu thập là 600 người lao động tại KVKTPCT, thuộc 60 tổ
dân phố trong tổng cộng 20 phường thuộc 6 quận.
Sau khảo sát giai đoạn 1, đề tài đã loại bỏ 87 lao động có hợp đồng không xác
định thời hạn và khảo sát bổ sung thay thế để đủ dung lượng mẫu và đáp ứng các
tiêu chí chọn mẫu.






10
Bảng 1. Danh sách quận, phường, số người lao động trong mẫu điều tra
Các quận trong mẫu
điều tra
Các phƣờng trong mẫu
điều tra
Số ngƣời lao động trong
mẫu điều tra
1. Quận 12
Phường Thạnh Xuân
Phường Thới An
Phường Trung Mỹ Tây
90
2. Quận 9
Phường Hiệp Phú
Phường Phước Long B
Phường Phước Bình
90
3. Quận Bình Tân
Phường Bình Hưng Hòa
Phường Bình Hưng Hoà
B
Phường Tân Tạo A
Phường Bình Trị Đông B
120
4. Quận Bình Thạnh

Phường 13
Phường 12
Phường 24
Phường 27
120
5. Quận Phú Nhuận
Phường 09
Phường 08
Phường 12
90
6. Quận 4
Phường 08
Phường 01
Phường 03
90
Tổng cộng
20
600

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 27 cuộc, trong đó 17 người lao động (4
người lao động tự tạo việc làm, 13 người làm công); 10 chủ lao động; và 9 cuộc
thảo luận nhóm.


11
Phƣơng pháp xử lí thông tin:
Thông tin định lượng được xử lí theo các phân tổ thống kê, dùng phần mềm SPSS
13.0
Thông tin định tính được phân tích theo đề mục, vấn đề.
8. Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn

Về mặt lí luận, có nhiều nhà nghiên cứu cố gắng định nghĩa KVKTPCT
nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Để hiểu rõ về khu vực kinh
tế này cần tiếp tục tìm hiểu, so sánh các quan niệm, thực tiễn trên thế giới và Việt
Nam về KVKTPCT, đóng góp vào sự hiểu biết về khu vực kinh tế đa dạng này.
Khái niệm KVKTPCT vẫn chưa được hoàn toàn rõ ràng về nội hàm. Trong điều
kiện mới hiện nay cần tiếp tục hoàn thiện khái niệm này. Trong văn bản chính
thức của nhà nước chưa đưa vào khái niệm này nên các thống kê chưa được đầy
đủ. Hơn nữa, có sự khác biệt về tiêu chí của khái niệm KVKTPCT của quản lý
hành chính giữa Việt Nam và thế giới.
Về vai trò của KVKTPCT, có quan niệm cho rằng KVKTPCT là “thừa” và
không có vai trò quan trọng. Ngược lại cũng có quan điểm cho rằng khu vực này
là một bộ phận vốn có của nền kinh tế và có tác dụng hỗ trợ cho khu vực kinh tế
chính thức và được khu vực kinh tế chính thức ủng hộ. Ở TP. Hồ Chí Minh có
khoảng 1/3 người lao động tham gia KVKTPCT (ở các nước châu Phi còn cao
hơn). KVKTPCT đã góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành phố mặc
dù thu nhập thấp. Cần xác lập quan điểm về vai trò của KVKTPCT trong nền kinh
tế quốc dân; vị trí của KVKTPCT đối với vấn đề phát triển đô thị. Tại các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam, lực lượng lao động tham gia vào nền kinh
tế phi chính thức chiếm một phần khá lớn. Thực tế thị trường lao động Việt Nam
cũng cho thấy phần lớn những việc làm mới đã được tạo ra từ KVKTPCT. Nghiên
cứu về KVKTPCT, người lao động trong khu vực này, nâng cao năng lực cho
người lao động, cũng như sự thụ hưởng các chính sách xã hội của người lao động

12
để tạo sức mạnh phát triển bền vững không chỉ cho khu vực vực kinh tế này mà cả
cho nền kinh tế quốc dân nói chung. Nghiên cứu của đề tài đóng góp một cái
nhìn vào lí luận tiếp cận khu vực lao động phi chính thức và những vấn đề xã hội
có liên quan.
Hệ thống an sinh xã hội cũng vậy, ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có những
điểm chung nhưng cũng có những khác biệt về nguồn tài chính huy động, cách

thức phân phối các nguồn lực, mức độ hưởng dụng. Kinh nghiệm phát triển an
sinh xã hội ở các nước là những bài học để chúng ta học hỏi.
Trong tình hình kinh tế khó khăn do khủng hoảng, khu vực kinh tế phi
chính thức rất dễ bị tổn thương. Đây là một khu vực quan trọng của nền kinh tế,
đáng được trân trọng và hỗ trợ. KTPCT là khu vực có thể giúp giải quyết rất nhiều
công ăn việc làm và ổn định xã hội ở TP.HCM. Các đề tài nghiên cứu về nhận thức,
nhu cầu tham gia các dịch vụ an sinh xã hội từ phía người thụ hưởng chưa nhiều, đặc
biệt là những nhóm xã hội chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Thực tiễn đặt ra nhu cầu
tiến hành một cuộc khảo sát nhận thức và nhu cầu, khả năng của người lao động
trong KVKTPCT đối với các dịch vụ an sinh xã hội. Kết quả nghiên cứu của đề tài là
một mảng bổ sung cần thiết cho các công trình nghiên cứu đã và đang tiến hành
nhằm hoàn thiện chính sách phúc lợi xã hội ở nước ta hiện nay, nhất là những chính
sách dành cho người lao động trong KVKTPCT. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi
nhằm đưa ra những luận cứ thực tế để tiếp tục cải cách, hoàn thiện đồng bộ các chính
sách về an sinh xã hội, đề xuất những giải pháp phù hợp cho nhóm xã hội này tại
thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và ổn
định xã hội.






13
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
1.1. Tài liệu nƣớc ngoài:
A Comparative Study On The Extension of Coverage in Brazil, The Russian
Federation, India, China and South Africa, do Hiệp hội an sinh thế giới tiến hành
năm 2012.
Các nước BRICS được chọn để nghiên cứu so sánh vì:

- Đây là những nước điều khiển tăng trưởng kinh tế toàn cầu và những nước đóng
vai trò địa chính trị chính yếu, các nước BRICS cũng trở nên nổi tiếng hơn do
những cam kết quan trọng về bảo trợ xã hội và mở rộng đáng kể mức độ bao phủ
an sinh xã hội. Hai thập niên gần đây thế giới đã chứng kiến sự phát triển và đổi
mới mạnh mẽ tại các nền kinh tế mới nổi lên, đặc biệt là ở các nước BRICS.
- Một số ví dụ điển hình như: Chương trình quốc gia bảo đảm việc làm ở nông
thôn và Chương trình bảo hiểm y tế Rashtriya Swasthya Bima Yojana cho khu vực
phí chính thức ở Ấn Độ (Bảo hiểm y tế bao phủ những ai sống dưới đường nghèo
đói ở Ấn Độ; dùng thẻ thông minh, mức đóng phí theo vùng…); Hiệp hội phụ nữ
tự tạo việc làm ở Ấn độ đưa ra một số chính sách đời sống và chăm sóc sức khỏe
đặc biệt cho các thành viên của mình với một số công ty bảo hiểm quốc hữu hóa
và tư nhân.
Cách tiếp cận an sinh xã hội dựa trên quyền ở Nam Phi được chính phủ đưa ra
năm 2012 là chương trình bảo hiểm y tế phổ quát đầy tham vọng; và chương trình
Bolsa Familia, một chương trình chuyển tiền mặt có điều kiện ở Bra-zin, nơi dân
số được phân loại như “giai cấp trung lưu” tăng từ 38% năm 2001 lên 55% năm
2011.
Trung quốc cũng có những bước bứt phá quan trọng trong việc mở rộng mức độ
bao phủ an sinh xã hội. Chẳng hạn như, tỷ lệ mức độ bao phủ bảo hiểm y tế tăng
từ 318 triệu người (24% dân số) năm 2005 lên 1,26 tỷ người (94% dân số) năm
2010, trung bình hàng tháng tăng gần 16 triệu người trong vòng 5 năm.

14
LB Nga đang giải quyết những khó khăn về cải thiện tính đầy đủ và bền vững của
các chương trình an sinh xã hội, kiểm soát sự thu hẹp mức độ bao phủ và củng cố
bảo trợ xã hội cho người di cư và người lao động khu vực phi chính thức.
Mặc dù khác biệt về nền tảng văn hóa, chính trị và kinh tế- xã hội, các nước
BRICS cùng chia sẻ những khó khăn chung trong việc củng cố bảo trợ xã hội cho
dân cư của mình: sự già hóa dân số, thất nghiệp chính thức và ẩn dấu khá cao (đặc
biệt là trong những người lao động không có kỹ năng, tay nghề); phát triển vùng

không đồng đều; những lỗ hổng thu nhập lớn giữa các nhóm xã hội khác nhau;
tính phân mảnh của các chương trình an sinh xã hội và những rào cản để dịch
chuyển các lợi ích an sinh xã hội, các cơ sở hạ tầng an sinh xã hội tuyến đầu/cơ sở
thường yếu kém; các hỗ hổng trong sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
điều phối các chương trình an sinh xã hội với các chương trình và chính sách xã
hội khác; và nhu cầu mở rộng bảo trợ cho người lao động di cư và khu vực phi
chính thức. Sự mong đợi của dân chúng cũng có liên quan, dẫn đến tăng nhu cầu
về những lợi ích cao hơn và dịch vụ tốt hơn. Những điều này đòi hỏi chính quyền
hướng đến tính bền vững tài chính và xã hội dài hạn của các chương trình.

Tại Ấn Độ, đáng lưu ý Chương trình an sinh xã hội cho người lao động trong
KVKTPCT (2002), làm thí điểm tại 50 bang. Nhưng chỉ có vài ngàn lao động
đăng kí tham gia và kết thúc năm 2005. Chương trình này là một ví dụ về nỗ lực
không thành công nhằm cung cấp bảo trợ xã hội cho những người lao động trong
KVKTPCT.
Hiệp hội phụ nữ tự tạo việc làm ở Ấn độ (1972) đưa ra một số chính sách đời sống
và chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho các thành viên của mình với một số công ty bảo
hiểm quốc hữu hóa và tư nhân. Đây là một chương trình bảo hiểm vi mô nổi tiếng
thế giới dành cho phụ nữ nghèo tự tạo việc làm: bảo hiểm nhân thọ, tuổi già, bảo
hiểm y tế và những sản phẩm khác mặc dù khởi đầu đơn giản chỉ như là chương
trình tiết kiệm. Hiệp hội phụ nữ tự tạo việc làm thành lập năm 1972. Năm 2010,
Hiệp hội đã có 1,2 triệu thành viên. Trên hai phần ba thành viên của Hiệp hội này

15
sống ở vùng đô thị. Những phụ nữ lao động trong KVKTPCT không ăn lương này
nhận thức rằng họ có những nhu cầu đặc biệt. Chương trình chăm sóc y tế, chăm
sóc trẻ em, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản và hưu trí tuổi già của Hiệp hội
phụ nữ tự tạo việc làm dành cho lao động nữ không được bảo vệ ra đời xuất phát
từ nhu cầu cuộc sống. Ấn Độ hiện nay là nước dẫn đầu về phát triển bảo hiểm vi
mô và nhìn chung kinh nghiệm của nước này được xem là khá thành công.


2.” Globalisation and Regional Welfare Regimes: the East Case., năm 2000, của
tác giả Ian Gough, Đại học Bath, Vƣơng quốc Anh.
5
Bài viết đóng góp ý kiến
vào cuộc tranh luận về tác động của toàn cầu hóa lên các hệ thống phúc lợi trên
thế giới. Luận điểm của bài viết cho rằng toàn cầu hóa thay đổi sự cân bằng lực
lượng của thế giới so với “thời kỳ vàng son” của chủ nghĩa tư bản phúc lợi, nhưng
sự tác động của toàn cầu hóa lên chính sách và kết quả là do chế độ phúc lợi quốc
gia và vùng làm trung gian quyết định. Luận điểm này được phát triển trong mối
quan hệ với các nước tư bản tiên tiến ở phía Bắc, nhưng ít được áp dụng tại phía
Nam. Bài viết dựa vào nghiên cứu trường hợp năm nước thành công về mặt kinh
tế ở Đông Á là Hàn Quốc, Malaysia,Thái Lan, Philippine và Inđônêsia. Bài viết
mô tả và phân tích các chế độ phúc lợi, sử dụng khung lí thuyết mới được phát
triển ở đại học Bath. Vì thế bài viết xem sự tác động của khủng hoảng kinh tế ở
châu Á như là một ví dụ về những rủi ro mới mà các nước nói trên phải đối mặt
trong nền kinh tế thế giới. Bài viết đi đến kết luận mặc dù có những điểm chung,
những vấn đề kinh tế vĩ mô bất ngờ và có tính quyết định, các phản ứng chính
sách có sự khác nhau ở năm nước, phần nào phản ánh những thay đổi trong chế độ
phúc lợi.


5
Ian Gough” Globalisation and regional welfare regimes: the East case. The year
2000 International Research, Coference on Social Security, Hensinki 25-27 Sep. 2000.

×