Câu 1: Trong lớp, có một số học sinh hư hỏng,
thường bị ghi tên vào sổ ghi đầu bài của lớp. Vì vậy
sổ ghi đầu bài cũng thường hay bị tẩy xoá để che
giấu những khuyết điểm mà học sinh hư hỏng mắc
phải. Vào buổi sinh hoạt cuối tuần, thầy giáo lại một
lần nữa nhận thấy sổ ghi đầu bài bị tẩy xoá.
Trước tình trạng này, nếu là cô giáo chủ nhiệm,
bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao bạn lại xử lý như
vậy?
Giải pháp định hướng:
- GVCN phân tích đúng sai, lợi hại, yêu cầu học sinh tự giác
nhận lỗi.
-
Góp ý nhắc nhở em học sinh giữ sổ đầu bài và yêu cầu em có
trách nhiệm hơn.
-
Họp ban cán sự lớp và các em học sinh cá biệt cho các em
đối chất để tìm ra học sinh vi phạm. Sau đó giáo dục nhắc nhở.
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Câu 2: Bạn làm gì khi học sinh
thường bỏ học tiết bạn phụ trách?
Giải pháp định hướng:
-
Tìm hiểu nguyên nhân bỏ học.
-
Tùy nguyên nhân bỏ tiết để có cách xử lý thích hợp.
-
Phối hợp với GVCN, các tổ chức trong nhà trường và
gia đình để giáo dục, thuyết phục và giúp đỡ các em.
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Câu 3: Hai học sinh đánh nhau, phụ huynh của
một trong hai em học sinh đó đến lớp và gọi em
học sinh kia ra, đe doạ đánh em học sinh này.
Cả lớp xúm quanh lại, ồn ào và mất trật tự. Nếu
bạn có mặt trong trường hợp đó, bạn sẽ xử lý
như thế nào?
Giải pháp định hướng:
-
Hỏi lý do về việc phụ huynh đó cần gặp học sinh.
-
Mời phụ huynh về văn phòng để giải quyết.
-
Cùng GVCN, Ban Nề nếp gặp 2 học sinh trong cuộc để
tìm hiểu sự việc và có hướng giải quyết thích hợp.
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Câu 4: Trong lúc dạy, bạn vô ý dạy sai kiến thức.
Thật không may, học sinh trong lớp đó phát hiện
được và nêu những thắc mắc hoặc chỉnh sửa
đúng. Trong trường hợp đó, bạn xử lý thế nào?
Giải pháp định hướng:
-
Bình tĩnh cho học sinh lý giải, phân tích kiến thức đã nêu.
-
Giáo viên theo dõi để tự khẳng định mình đúng, sai.
-
Khen ngợi học sinh đã phát hiện điểm sai và xin lỗi lớp,
đính chính lại kiến thức sai. Đồng thời trao đổi với cả lớp
rằng ”Làm người ai cũng có lúc vấp phải sơ suất. Cái quan
trọng là phải thành khẩn để sửa sai”
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Câu 5: Giờ ra tiết, một học sinh gặp riêng bạn
và báo cho bạn biết một học sinh khác (bạn
cùng lớp) hăm doạ sẽ đánh bạn ấy sau giờ học.
Bạn làm gì ?
Giải pháp định hướng:
-
Gặp riêng 2 học sinh đó để tìm hiểu sự việc.
-
Phân tích điều đúng, sai về hành vi đó của 2 em.
-
Nêu tác hại của hành vi, giáo dục, nhắc nhở khuyên
răn 2 em.
-
Báo với GVCN, Ban nề nếp về sự việc trên để tiếp tục
theo dõi, giáo dục và giúp đỡ.
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Câu 6: Bạn đang say sưa giảng bài, tất
cả học sinh làm việc tích cực, bỗng cuối
lớp có một em học sinh ngủ gật. Bạn nên
giải quyết như thế nào ?
Giải pháp định hướng:
-
Nhẹ nhàng yêu cầu học sinh đó đi rửa mặt và tiếp tục
vào lớp để học. Sau đó giáo viên tiếp tục giờ giảng bình
thường.
-
Cuối giờ gặp riêng học sinh đó để tìm hiểu nguyên
nhân và phân tích đúng sai để lần sau không lặp lại.
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Gặp riêng học sinh, yêu cầu học sinh đó gải thích hành
vi trên.
-
Phân tích đúng sai của hành vi.
-
Mời phụ huynh đến cùng học sinh để trao đổi về việc
làm trên và có biện pháp giáo dục.
Câu 7: Giáo viên chủ nhiệm phát sổ liên lạc cho
học sinh, yêu cầu các em mang về nhà cho cha
mẹ xem và ký tên. Khi thu lại sổ liên lạc, giáo viên
phát hiện trong sổ liên lạc của học sinh không
đúng là chữ ký cha mẹ em, mà có sự giả mạo chữ
ký. Là bạn, bạn sẽ làm gì? Tại sao làm như vậy?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Chưa cho điểm 2 bài trên, gặp riêng 2 học sinh đó để
xác định “ai chép bài của ai”.
-
Phân tích đúng sai của hành vi.
-
Vẫn cho điểm 8 sau đó chia đôi số điểm của cả 2 bài
theo quy chế của Bộ.
-
Yêu cầu học sinh không được tái phạm, bảo đảm tính
tự lực, trung thực khi làm bài kiểm tra.
Câu 8: Khi chấm bài kiểm tra 1 tiết của lớp, GV
phát hiện bài làm của học sinh A và học sinh B rất
giống nhau. Cả hai bài đều xứng đáng được điểm
8 (Nếu xét về mặt nội dung). Tuy nhiên, vì không
biết rõ ai chép bài của ai nên cô giáo đang lúng
túng chưa biết xử lý như thế nào.
Là bạn, bạn xử lý ra sao? Tại sao xử lý như vậy?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Gặp riêng học sinh để tìm hiểu nguyên nhân, trao đổi,
phân tích đúng sai, tác hại, động viên học sinh khắc
phục.
-
Gặp phụ huynh để bàn biện pháp giáo dục.
-
Kết hợp với giáo viên bộ môn, tập thể lớp để theo dõi,
giúp đỡ.
-
Kịp thời khen ngợi, động viên khi có tiến bộ.
Câu 9: Là một giáo viên chủ nhiệm có
học sinh thường xuyên bỏ tiết, nghỉ học
tuỳ tiện thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Bình tĩnh kiểm tra bản thân.
-
Gặp riêng các học sinh đó để phân tích cho
học sinh thấy được ý kiến trên đúng hay sai và
nhắc nhở các em góp ý thầy cô phải chân thành,
tôn trọng và đúng chỗ.
Câu 10: Tình cờ bạn nghe được 2 học
sinh đang nói chuyện với nhau về khuyết
điểm của mình. Thấy bạn, các em tỏ ra
lúng túng. Bạn sẽ ứng xử tình huống đó
như thế nào?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Bình tĩnh, không bộc lộ sự giận dữ, lo lắng.
-
Tiến hành giảng dạy bình thường hết tiết học.
-
Sau giờ học, giáo viên kể một mẫu chuyện nhỏ về tính
trung thực, thật thà cho cả lớp nghe. Sau đó thông báo sự
việc, kêu gọi tính tự giác của học sinh, có thể gặp riêng cô
giáo để trả lại tiền.Giáo viên hứa sẽ giữ kín chuyện và vẫn
đối xử bình thường với học sinh đó.
-
Nếu không có kết quả thì phải báo cho GVCN, Ban nề
nếp cùng ban cán sự lớp âm thầm theo dõi để có hướng
giúp đỡ.
Câu 11: Một buổi sáng đến trường, giờ ra chơi
giáo viên về văn phòng uống nước. Trở lại lớp,
giáo viên đã phát hiện tiền để trong cặp của mình
không còn nữa. Là bạn, bạn sẽ ứng xử thế nào?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
Xử lý tương tự như mọi học sinh khác để bảo
đảm tính công bằng và sự nghiêm khắc trong
giáo dục.
Câu 12: Trong giờ kiểm tra miệng, Giáo viên
gọi một 1 học sinh lên bảng (cả lớp đều biết đó
là người thân của cô-thầy). Nhưng học sinh đó
không trả lời được câu hỏi của GV.
Nếu là bạn, bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao
xử lý như vậy?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
GVCN trình bày hoàn cảnh của học sinh đó với nhà
trường, đề nghị hoãn việc kỷ luật.
-
Tiếp tục tìm hiểu, theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện cho
học sinh sửa chữa khuyết điểm.
- Thể hiện lòng bao dung, độ lượng, coi trọng việc giáo
dục là chính.
Câu 13: Một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (gia
đình bố mẹ ly hôn) bị phát hiện là thủ phạm của
một vụ trộm tiền nhà hàng xóm. Khi được thông
báo về hiện tượng đó, nhà trường đưa học sinh
này ra Hội đồng kỷ luật .
Nếu là giáo viên chủ nhiệm của em học sinh đó,
bạn sẽ làm gì? Tại sao làm như vậy?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Bình tĩnh phê phán thái độ của học sinh, yêu cầu học
sinh mang bài kiểm tra lên để xem.
-
Giáo viên kiểm tra lại thật kỉ nội dung bài làm và xem
lại điểm số.
-
Nếu giáo viên nhầm lẫn thì xin lỗi, sửa điểm cho học
sinh.
-
Nếu giáo viên chấm đúng thì chỉ ra chỗ sai cho học
sinh thấy.
Câu 14: Khi trả bài kiểm tra, một học sinh đứng
dậy phản đối một cách xấc xược đối với điểm số
và lời nhận xét của giáo viên. Bạn sẽ xử lý ra sao
nếu ở trong trường hợp đó ?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Khen HS đó có những phát hiện lí thú và nêu vấn đề ra
trước lớp để học sinh thảo luận, suy nghĩ.
-
Trong lúc đó giáo viên tranh thủ tìm hướng giải quyết.
-
Sau một thời gian ngắn, nếu chưa có câu trả lời đúng
thì xem vấn đề đó là bài tập về nhà để học sinh nghiên
cứu vì thời lượng không cho phép. Tuyệt đối không trả
lời qua loa.
-
Giáo viên tìm câu trả lời và giải đáp cho học sinh trong
giờ học sau.
Câu 15: Giả sử trong giờ lên lớp của một tiết
dạy, học sinh hỏi bạn một vấn đề liên quan đến
bài giảng mà nhìn qua bạn chưa có câu trả lời
thích hợp. Bạn xử lý tình huống đó như thế
nào?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Vận động và tạo điều kiện để học sinh đó tham gia nhiều
hoạt động khác nhau của tập thể lớp, trường.
-
Ưu tiên gọi em này phát biểu những vấn đề tương đối dễ
hiểu, vừa sức để em đó chắc chắn trả lời được.
-
Khen ngợi, biểu dương trước lớp khi em đó trả lời đúng.
-
Gặp gỡ riêng để khích lệ tinh thần của học sinh đó và yêu
cầu ban cán sự lớp thường xuyên tạo điều kiện giúp đỡ.
Câu 16: Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học
sinh học lực trung bình và tính tình rất nhút nhát.
Xin bạn hãy nêu một số biện pháp tác động có
hiệu quả để có thể khắc phục được cá tính nhút
nhát ở em học sinh đó.
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Thay đổi chỗ ngồi cho cả lớp để tách riêng từng thành
viên nhóm đó ra.
-
Kết hợp với giáo viên bộ môn để theo dõi chặt chẽ số
học sinh trên trong các giờ kiểm tra.
Câu 17: Trong một lớp học, phần lớn số bài kiểm
tra của học sinh đạt loại giỏi và khá. Ban cán sự
cho biết được một nhóm ngồi ở cuối lớp thường
giở tài liệu, chép bài trong các giờ kiểm tra, song
các em không bắt được quả tang. Nhóm học sinh
kia còn đe doạ “xử lý” lớp trưởng nếu bị tố cáo với
cô giáo chủ nhiệm. Nếu là giáo viên chủ nhiệm
lớp đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Không từ chối sự phân công.
-
Nhận công việc được phân công một cách vui vẻ.
-
Cố gắng hết sức để thực hiện công việc, đồng thời tranh
thủ sự giúp đỡ của thầy hiệu trưởng và đồng nghiệp.
-
Hiệu trưởng sẽ cân nhắc lại nếu anh chị thực sự không
có năng lực đối với công việc đó mặc dù đã thực sự cố
gắng.
Câu 18: Khi về nhận công tác ở một trường
trung học cơ sở, thầy hiệu trưởng phân công
anh (chị) làm một việc mà mình không thích.
Anh (chị) sẽ xử sự như thế nào?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Nhận nhiệm vụ và tranh thủ tham khảo ý kiến đồng
nghiệp về những nội dung chưa biết, cách khai thác bài
như thế nào cho hay.
-
Trao đổi với tổ trưởng, đề xuất giảng 1 bài khác nếu
không trở ngại đến lịch trình và điều kiện dự giờ của
toàn tổ.
Câu 19: Nếu tổ trưởng bộ môn phân công thao
giảng một bài trong chương trình mà anh (chị)
không vừa ý, anh (chị) sẽ có thái độ như thế
nào?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
Nhận xét:
-
Cách giải quyết của thầy A phạm 2 sai lầm cơ bản:
+
Thể hiện sự bất lực của thầy trong phương pháp giáo dục học sinh (Xử phạt là
biện pháp cuối cùng khi các hình thức giáo dục khác không có hiệu quả)
+
Làm cho học sinh hiểu sai về ý nghĩa tốt đẹp của vấn đề lao động (là nghĩa vụ, là
vinh quang)
Cách xử lý:
-
Nhắc nhở, phê bình học sinh này trước lớp.
-
Nếu là giờ bài tập: chọn 1 bài tập vừa sức để cho h/s đó lên bảng giải.
-
Nếu là giờ lý thuyết thì nêu câu hỏi để buộc h/s này cùng tham gia vào bài giảng.
-
Trực tiếp tìm hiểu hoàn cảnh, cùng gia đình, các h/s khác giúp đỡ h/s này tiến bộ.
-
Nếu h/s đó có tiến bộ thì nên biểu dương trước lớp.
Câu 20: Thầy giáo A vừa là giáo viên bộ môn, vừa là GVCN của
lớp. Trong lớp có một học sinh vốn hiếu động, ham chơi, ít học,
học sinh này không làm bài tập ở nhà lại còn gây mất trật tự.
Sau vài lần nhắc nhở nhưng không có hiệu quả, thầy A quyết
định đuổi học sinh này ra khỏi lớp và làm vệ sinh sân trường
trong 3 ngày.
Bạn có nhận xét gì về cách giải quyết của thầy A? Nếu là bạn,
bạn sẽ xử lý như thế nào?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
- Nếu là nhận xét tốt thì khuyên các em học tập tấm
gương của thầy cô đó.
-
Nếu là nhận xét không tốt thì khuyên các em không
nên có những nhận xét không tốt về thầy cô vì các em
chưa đủ kinh nghiệm, kiến thức để nhận xét đúng về
người khác, vã lại làm người ai cũng có sơ suất.
-
Khuyên h/s không nên nhận xét về người khác khi
không có mặt họ.
Câu 21: Một số học sinh hay đến chơi nhà anh
(chị) và nhận xét các giáo viên khác với anh
(chị). Anh (chị) sẽ nói gì với các em học sinh đó.
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Trước hết khen h/s đó đã tìm ra phương pháp mới để
giải bài toán và cho biết mỗi bài tập đều có thể có nhiều
cách giải.
-
Lấy lý do thời gian không cho phép, tiết sau sẽ nói rõ
cách giải của HS vừa rồi để có thời gian về nhà nghiên
cứu trước.
Câu 22: Sau khi giải xong một bài tập lên bảng
theo cách của mình, một học sinh đứng phát biểu:
“Thưa thầy em có cách giải nhanh hơn, gọn hơn”.
Thầy cho học sinh lên bảng giải. Giải xong, bản
thân thầy giáo chưa kịp hiểu phương pháp này là
đúng hay sai. Nếu là thầy giáo đó, anh (chị) sẽ xử
lý tình huống đó như thế nào?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Nghiêm khắc phê bình h/s đó và xử lý đúng theo quy chế thi.
-
Trước khi xử lý (bắt tài liệu), cần phải tế nhị giải thích cho GV
đó hiểu rõ. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì người chịu trách nhiệm
đầu tiên là cán bộ coi thi.
-
Sau đó, thông qua nhà trường, GVCN, GV bộ môn cùng phối
hợp để giúp h/s đó tự lực vươn lên.
Câu 23: Một giáo viên A được phân công coi thi với
một giáo viên B. Trong lúc học sinh làm bài, giáo
viên A phát hiện một học sinh đang sử dụng tài liệu.
Giáo viên A định thu tài liệu và xử lý kỷ luật nhưng
giáo viên B ngăn lại và bảo rằng: “Đây là con của
một cán bộ lãnh đạo địa phương và có nhiều đóng
góp đối với trường”.
Nếu là giáo viên đó, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
GV có thể hỏi lại điểm số của em đó và nhìn thẳng
vào h/s để quan sát thái độ.
-
Nếu h/s đó lúng túng, đề nghị sau giờ học cho GV
xem lại bài kiểm tra, buộc h/s phải thú nhận về việc
làm gian lận của mình.
Câu 24: Anh (chị) trả bài kiểm tra, khi gọi điểm
để ghi vào sổ, một học sinh đã đọc điểm số cao
hơn bạn đã cho học sinh đó. Tình cờ anh (chị)
còn nhớ rõ điểm của em đó khi chấm bài. Anh
(chị) làm gì trong trường hợp đó?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Giải pháp định hướng:
-
Mời học sinh đó lên trình bày (giải) lại cho cả lớp
nghe để học tập.
-
Nếu bài giải vẫn tốt và đúng thì biểu dương khen
thưởng trước lớp để động viên.
-
Nếu bài làm không đúng thì phê bình, nhắc nhở
tránh tình trạng sao chép.
Câu 25: Trong khi chấm bài kiểm tra viết 1 tiết,
anh (chị) nhận thấy có một trường hợp xuất sắc
“đột xuất”. Đó là bài của một em học sinh có sức
học chỉ vào loại trung bình yếu nhưng lại rất tốt,
xứng đáng được nhận điểm tuyệt đối. Trong giờ
trả bài, anh (chị) sẽ chọn cách xử lý như thế nào?
HỘI THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM