Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

CHU DIEM GIA DINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.16 KB, 27 trang )

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MẠNG NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
I/ Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Cung cấp cho trẻ biết được địa chỉ nhà : Là nơi gia đình cùng chung sống. Biết dọn
dẹp sạch sẽ Mỗi gia đình có một ngôi nhà khác nhau
- Trẻ gọi được họ, tên mỗi thành viên trong gia đình, biết được gia đình mình có
những ai ? Bao nhiêu người
- Trẻ biết được công việc của mỗi thành viên trong gia đình
- Biết gọi tên nhận biết và sử dụng một số đồ dùng trong gia đình
- Biết giữ gìn đồ dung cẩn thận
- Trẻ hiểu được mối quan hệ và công việc của mõi thành viên trong gia đình
- Trẻ hiểu nhu cầu của gia đình (Nhu cầu dinh dưỡng, quan tâm lẫn nhau )
- Trẻ nhận biết một số quy tắc đơn giản của gia đình
* Kỹ năng:
- Trẻ biết kỹ năng đếm, dán, tô vẽ tranh, làm tranh về gia đình một cách hài hòa, cân
đối.
- Trẻ biết nặn quà tạng người thân bằng cách lan dọc, xoay tròn, ấn bẹt.
- Trẻ chú ý trong giờ học, nghe nhạc, biết vận động qua các động tác thể dục, múa,
hát.
- Biết sử dụng đồ dùng cá nhân đúng quy cách.
- Biết kể chuyện, đọc thơ diễn cảm, đúng nhịp điệu.
- Trẻ biết kỹ năng giao tiếp qua lại với mọi người những ý đẹp.
- Trẻ có khả năng biết sắp xếp, trang trí nhà, ở góc chơi trò chơi về chủ đề gia đình
* Thái độ:
- Hình thành ý thức giữ gìn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm đồ dung, đồ chơi trong gia
đình.
- Trẻ có ý thức tôn trọng và giúp đỡ các thành viên trong gia đình, biết nhường nhịn,
biết vâng lời ông bà, cha mẹ.
- Nhận biết cảm xúc của người khác, biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành
viên trong gia đình.


- Hình thành một số kỹ năng ứng xử, tôn trọng truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt
Nam
- Trẻ biết tuân theo nề nếp, sinh hoạt của gia đình.
- Trẻ biêt giữ gìn sản phâm rcuar gia đình, của bạn và của mình làm ra
II/Nội dung:
CHỦ ĐỀ : GIA
ĐÌNH
Gia đình tôi Công việc của các
thành viên trong gia
đình
Những nhu cầu của
gia đình bé
Ngày hội của cô giáo
III/ Hoạt động:
1/ Hoạt động gây hứng thú cho trẻ:
- Cô trò chuyện,dàm thoại,gợi mở giúp trẻ nhớ lại những kinh nghiệm sống và kiến
thức liên quan đến chủ đề đó.
- Cô kết hợp sử dụng vật thật hoặc tranh ảnh,mô hình,bài hát,bài thơ,trò chơi,câu
đố. Phù hợp với nội dung của chủ đề để lôi cuốn trẻ hướng vào chủ đề.
- Trưng bày một số tranh ảnh,sách và chuẩn bị một số đồ chơi,học liệu phục vụ cho
nội dung của chủ đề vào các góc để thu hút sự chú ý của trẻ.
- Cô trò chuyện với cha mẹ trẻ để cha ,mẹ trẻ sưu tầm đồ vật,đồ chơi hoặc nguyên
vật liệu có ở nhà trẻ mang đến phục vụ cho chủ đề.
2/ Hoạt động khám phá chủ đề:
- Cô tổ chức hướng dẫn trên các hoạt động chung cả lớp và các hoạt động theo
nhóm nhỏ , hoạt động góc ,hoạt động ngoài trời.
- Giáo viên xem xét các hoạt động nào cần phải hướng dẫn ,hoạt động nào để trẻ tự
làm và hoạt động nào cả cô và trẻ phải làm chung. Để chủ động trước ngày lên lớp
cô cần thống kê các hoạt động trong ngày và yêu cầu những kiến thức , kỹ năng nào
trẻ cần nắm được. Từ đó cô sẽ có kế hoạch tổ chức hướng dẫn và chuẩn bị các đồ

dung học liệu cho phù hợp.
-Nếu các hoạt động chung không đủ thời gian thì có thể chuyển sang hoạt động góc
hoặc trực tiếp vào thời điểm thuận lợi khác. Muốn hoạt động góc có hiệu quả, cô
phải định ra mục đích nhằm cũng cố phần nào của hoạt động chung, từ đó định ra
nội dung các hoạt động ,đồ dung phù hợp. Trong hoạt động góc ,cho trẻ tùy chọn
theo sở thích , cco chỉ theo dõi, quan sát và gợi ý để trẻ tự làm.
3/ Kết thúc chủ đề:
- Cô giúp trẻ ghi nhớ và cũng cố một số kiến thức cần thiết liên quan tới chủ đề.
- Cô nhấn mạnh lại một vài nội dung quan trọng của chủ đề.
- Cô giới thiệu chủ đề: Gia đình”.Bằng cách cô cho trẻ trưng bày những hình ảnh
về gia đình trên tường hoặc ở các góc.
KẾ HOẠCH TUẦN 10
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: GIA ĐÌNH TÔI
(Thực hiện từ ngày 24 / 10 đến ngày 28 / 10 / 2011)
NỘI DUNG
Hoạt
động
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
-Đón trẻ
-Họp mặt
-TDBS
- Cho trẻ quan sát tranh ảnh về gia đình, đồ dùng về gia đình.
-Trò chuyện tìm hiểu về mối quan hệ các thành viên trong gia đình và
biết yêu thương gia đình mình
-Tập với bài hát “Mẹ yêu không nào” (Hô hấp 2, Tay 4, Chân 3, Lườn 3,
Bật 3)
Hoạt
động có
chủ đích
MTXQ:

Quan sát, trò
chuyện về
gia đình bé
ÂM NHẠC
- Hát: Cả nhà
thương nhau
- Nghe hát :
“Tổ ấm gia
đình”
- T/C : Ai
nhanh nhất ?
TOÁN
So sánh khác
nhau về số
lượng nhiều
hơn – ít hơn
T. HÌNH
Nặn quà
tặng người
thân
LQVH
-Truyện :
“Tích chu”
Hoạt
động
ngoài
trời
- Trẻ đi dạo và trò chuyện về sở thích của các thành viên trong gia đình
- Chơi tự do : Vẽ trên sân
- Trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”

Hoạt
động góc
- Góc PV : Mẹ con
- Góc xây dựng : Xây dựng khu vườn nhà bé.
- Góc tạo hình : Xép và dán hình người bằng các hình hình học khác
nhau, dán tô màu hình người thân
- Góc sách truyện : Xem truyện về chủ điểm gia đình
- Góc khám phá khoa học : Chọn và phân loại tranh lô tô, so sánh chiều
cao của những người thân trong gia đình
Hoạt
động
chiều
- Trò chuyện về gia đình
- Cho trẻ ôn lại bài học buổi sáng
- TDCK : Bật xa 25 cm ( Cho trẻ mọi lúc, mọi nơi)
- Trẻ chơi trò chơi “Đoán xem đó ai ?”, “Làm ảnh về gia đình của bé”
- Nêu gương cuối ngày, tuần
-Vệ sinh trả trẻ
KẾ HOẠCH ĐÓN TRẺ -TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG.
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : GIA ĐÌNH TÔI
Tuần 10 : Thực hiện từ ngày 24 – 28/ 10 / 2011
I. Nội dung :
-Đón trẻ:
- Trò chuyện cho trẻ quan sát về tranh ảnh qua các mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình trẻ
-Cho trẻ sưu tầm tranh ảnh về gia đình trẻ thích
II. Mục đích yêu cầu :
-Cháu nhận biết nói được họ tên của từng thành viên trong gia đình và biết được một
số đặc điểm của từng người thân trong gia đình qua các mối quan hệ
-Nhận biết được công việc và cuộc sống hằng ngày của các thành viên trong gia đình

-Trẻ biết yêu thương, chia sẽ với mọi người trong gia đình.
-Biết công lao, lễ phép với bố mẹ, ông, bà. Biết hứng thú khi được vào góc chơi
mình thích III. Chuẩn bị :
-Đĩa nhạc về các bài hát gia đình,
Thơ: Về bố mẹ, ông bà.
-Tranh, ảnh,các thành viên trong gia đình.
IV. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
-Cô đón trẻ tận tay phụ huynh.
-Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
-Cho trẻ chào cô, chào bố mẹ vào lớp.
-Cho trẻ nghe đọc bài thơ, “Yêu mẹ”
-Cô cùng trò chuyện với trẻ về bài thơ, bài hát “Cả nhà
thương nhau”.
-Cô gợi hỏi và dẫn dắt trẻ trò chuyện với trẻ gia đình con
có những ai?
-Cô trò chuyện cho trẻ biết về gia đình, bố mẹ, ông bà,
anh, chị, em ,trong gia đình họ gì? Tên gì? ở cùng với ai?
Làm nghề gì? nói về cuộc sống,các nghề nghiệp của bố
mẹ
-Cô cho trẻ quan sát và cho trẻ biết gia đình trẻ có mấy
người trong gia đình
-Giáo dục:Trẻ biết yêu quý các thành viên trong gia đình,
biết giúp đỡ mọi người trong gia đình, kính trên nhường
dưới.
-Cô cho trẻ vào góc chơi trẻ thích, biết rủ bạn cùng chơi
-Giáo dục trẻ biết giữ dìn đồ chơi.
-Biết nhường nhịn bạn, khi chơi phải giữ gìn vệ sinh,
-Trẻ vào lớp
-Trẻ cất cặp

-Trẻ đọc thơ
- Trẻ trò chuyện về bài thơ
-Trẻ đàm thoại
-Trẻ thực hiện
chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.
-Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài về “Tổ ấm gia đình” về
các bài thơ bài hát về gia đình.
- Trẻ lắng nghe cô nói
- Trẻ nghe hát
**********************///**********************
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
THỂ DỤC SÁNG
-Tập theo nhạc với bài hát “Mẹ yêu không nào”
Hô hấp : 2; Tay : 4 ; Chân : 3 ; Lườn : 3 ; Bật: 3
I. Yêu cầu:
- Cháu tập đều đúng các động tác theo cô
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi tập các động tác
- Cháu tập nhanh nhẹn khỏe mạnh, chăm tập thể dục
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục, giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển cân đối
II. Chuẩn bị :
-Sân tập sạch, rộng, phẳng
-Đĩa nhạc bài“Mẹ yêu không nào”
-Trẻ ăn mặc gọn Gàng.
III. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Khởi động : Cháu đứng tự do .Khi có nhạc cháu xếp
thành vòng tròn, kết hợp chạy nhịp nhàng và vỗ tay
- cô cho cháu đi vòng tròn , bằng tín hiệu của cô, bằng
mũi chân,gót chân, sau đó cho cháu đứng tự do dãn cách
đều.

2.Trọng động :
Tập kết hợp theo bài “Mẹ yêu không nào”
-ĐT Hô hấp 2: Hít vào thật sâu khi mở rộng lồng ngực
bằng các động tác, Hai tay dang ngang đưa tay trước, giơ
lên cao.
-ĐT Tay 4: Đưa hai tay ra phía trước, về phía sau
Đưa hai tay ra phía trước
Đưa hai tay ra phía sau
Đưa hai tay ra phía trước- đưa tay về, hạ tay xuống
-ĐT Chân 4 : Ngồi năng hai chân duỗi thẳng
Ngồi bệt chân duỗi thẳng, tay chống ra đằng sau
- Co hai đầu gối lại
- Duỗi thẳng hai chân
-Trẻ quan sát tập theo cô các
động tác
* * *
* * *
* * *
* * *
* * *
-Trẻ tập thể dục nhịp nhàng
theo lời bài hát
-Trẻ thực hiện
- Giơ hai chân lên cao
- Hạ hai chân xuống duỗi thẳng
-ĐT Bụng 3 : Đứng cúi người về trước
Đứng dạng hai chân rộng, giơ hai tay lê cao. Cúi xuống
hai chân đứng thẳng, hai tay chạm đất. Đứng lên giơ hai
tay lên cao. Hạ tay xuống xuôi theo người.
-Bật 3 : Bật tách và khép chân.

*Hồi tĩnh:
- Cho cháu đi nhẹ nhàng về vòng tròn và làm động tác
hít thở.
- Trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở
sâu.
********************///*********************
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : GIA ĐÌNH TÔI
TUẦN 10 : Từ ngày 24 / 10 đến ngày 28 / 10 / 2011
Nội dung
Mục đích yêu
cầu
Chuẩn bị Cách tiến hành
GÓC
PHÂN VAI
Mẹ con
-Trẻ biết đóng vai
mẹ con và thể
hiện vai mẹ và
con.
-Mẹ biết chăm
sóc con và lo cho
con, cho con ăn
uống, học hành,
âu yếm con
-Đồ dùng
mẹ con,
nấu
ăn,quần áo
cho con,…

-Cô hướng dẫn cho trẻ chơi trò chơi mẹ
con.
-Thể hiện được vai mẹ, vai con, trẻ biết
thỏa thuận ai đóng vai mẹ? ai đóng vai
con?
-Cô hướng dẫn trẻ lấy cất đồ chơi đúng
nơi quy định
-Cô hướng dẫn trẻ biết chăm sóc con, nấu
cơm, giặt quần áo, đi chợ ,cho con ăn.
-Giáo dục trẻ biết yêu thương mẹ và thấy
được sự vất vả của mẹ,mẹ biết chăm sóc
con, lo cho con
GÓC XÂY
DỰNG
Xây dựng
khu vườn
nhà bé.
Trẻ biết xây dựng
được một khu
vườn
Bé thích
-Cháu biết sáng
tạo và thỏa thuận
bàn bạc trong khi
xây, xây có các
loại cây, hoa
-Cô giúp đỡ cháu
xây tốt.
-Khối
gỗ,hàng

rào,
-Thảm cỏ,
cây ăn
quả, cây
lấy gỗ,hoa
Cô hướng dẫn và giới thiệu cho trẻ xem
các nguyên liệu cần xây dựng khu vườn,có
hàng rào
-Hướng dẫn trẻ cách xây nhà, xếp đường
đi không để vứt vật liệu bừa bãi,giúp trẻ
xây dựng đẹp
-Cô tập cho trẻ làm người lớn, như chủ
thầu, các chú công nhân xây dựng
-Giáo dục trẻ xây xong phải biết bảo vệ
khu vườn, biết chăm sóc bảo vệ các loại
cây trong khu vườn
-Biết cất giữ đồ dùng, đồ chơi đúng nơi
quy định
GÓC TẠO
HÌNH
-Xếp và dán
hình người
bằng các
hình học,
dán, tô màu
hình người
thân
-Trẻ biết xếp các
hình đã học tạo
thành hình người

một bức tranh.
-Cháu biết kỷ
năng bố cục bức
tranh, biết chọn
màu tô phù hợp
người thân của
mình .
-Sưu tầm
tranh ảnh
về mỗi
người
trong gia
đình,.
-Giấy
A4,kéo hồ
dán, bút
màu tô
-Hướng dẫn trẻ biết kỷ năng ghép
hình,dán hình
-Hướng dẫn trẻ biết kỷ năng dán bức
tranh, tô màu tranh.
- Biết trưng bày sản phẩm của mình và
biết nhận xét tranh của bạn
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm.Biết
yêu thương kính trọng người thân của
mình.
- GÓC
SÁCH-
TRUYỆN
Xem truyện

về chủ điểm
gia đình
-Trẻ biết lật dở
sách.truyện và
xem nói được
hình về chủ điểm
gai đình, nói được
tên chuyện, và các
nhân vật trong câu
truyện tranh, sách
truyện
-Sách,
tranh
truyện về
chủ đề gia
đình, các
hình ảnh
trong
chuyện.
Hướng dẫn trẻ biết cách lật sách, đọc sách
-Trẻ biết nói được hình ảnh trong tranh,
sách truyện về các hình ảnh hoạt động
diễn ra trong câu chuyện.
-Hướng dẫn trẻ biết cách đọc thơ.
-Hướng dẫn trẻ chơi với bạn, biết giúp đỡ
bạn trong khi chơi, biết giao lưu liên kết
các góc chơi

GÓC KHÁM
PHÁ KHOA

HỌC
- Chọn và
phân loại
tranh lô tô,
so sánh
chiều cao
người thân
trong gia
đình
-Trẻ chú ý quan
sát, biết phân biết
được các thành
viên của từng gia
đình qua tranh,
biết được gia đình
ít người và gia
đình nhiều người
-Tranh lô
tô về gia
đình
-Hướng dẫn trẻ biết chọn tranh lô tô của
từng thành viên trong gia đình.
-Hướng dẫn trẻ cách đặt các thành viên ở
cạnh nhau từ cao đến thấp so sánh chiều
cao của mỗi người trong gia đình.
-Trẻ biết sắp xếp các gia đình từ ít đến
nhiều để so sánh.
-Trẻ nói đàm thoại qua trò chơi, cao thấp,
nhiều


Thứ 2 ngày 24 tháng 10 năm 2011
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
QUAN SÁT, TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH BÉ
I.Mục đích yêu cầu :
*Kiến thức
-Bé nhận biết trò chuyện đàm thoại với cô qua sự lớn lên của bé,như cao hơn, lớn hơn
nhờ các loại thực phẩm.
-Cơ thể bé lớn lên và khỏe mạnh là do được ăn uống đủ chất, môi trường sạch sẽ an
toàn và được quan tâm yêu thương chăm sóc.
*Kỹ năng:
- Phân biệt các hành vi sinh hoạt của trẻ, ăn uống, ngủ nghỉ, các nhóm thực phẩm.
-Đàm thoại lưu loát với

*Thái độ:
-Trẻ biết chăm sóc bảo vệ sức khỏe của mình.
-Giáo dục trẻ biết ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý
II.Chuẩn bị :
-Tranh hình ảnh bé và một số thực phẩm bé thích ăn và vui chơi tập thể dục thể thao
-Đầu máy,
Đĩa nhạc,.Bài hát “Càng lớn càng ngoan”
-Thơ: Đồng dao: Lúa ngô là cô đậu nành:
+Trò chơi: “ai khỏe, ai yếu”
III. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
*1 Hoạt động 1:Dẫn dắt trẻ
-Cô cho trẻ hát “Càng lớn càng ngoan”
-Cô gợi hỏi trẻ và trò chuyện với trẻ về bài hát
-Cô dẫn dắt vào bài các con ăn những gì để lớn lên, các con
lớn lên có ngoan không? Lớn lên các giúp bố mẹ những công
việc gì?

*2 Hoạt động 2:
-Cô cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện về các con được bố
mẹ sinh ra, chăm sóc nuôi dưỡng lớn lên nhờ ai nào?
-Thế bố mẹ các con đã cho các con ăn những thức ăn gì để
lớn lên và khỏe mạnh? (Cô cho trẻ kể )
-Cô cho trẻ đọc bài thơ “Lúa ngô là cô đậu nành”
“Họ đậu”
-Cô giải thích sau đó cho trẻ nhắc lại
*3 Hoạt động 3: -Trải nghiệm
-Cô cho trẻ chơi trò chơi “Bé ăn gì”
-Cô hướng dẫn trẻ chơi, cô chia thành 3 đội
-Giáo dục cháu biết ăn đủ các chất dinh dưỡng giữ gìn môi
-Trẻ hát bài hát sôi nổi
-Trẻ trò chuyện cùng cô
-Trẻ quan sát và đàm
thoại
-Trẻ thực hiện trò chơi
-Trẻ chú ý nghe cô
trường trong sạch, vệ sinh thân thể sạch sẽ, tập luyện thể dục
thể thao
*.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-Cho trẻ chơi tự do : Vẽ trên sân
I.Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết cách cầm phấn, vẽ những hình ảnh mà trẻ thích về gia đình trẻ trên sân
- Biết phân chia bố cục hợp lý trên tranh
- Vẽ xong biết nói được tên , nội dung hình ảnh vừa vẽ. Biết giữ gìn sản phẩm do
mình làm ra.
II.Chuẩn bị :
- Mũ nón, khoảng sân thoáng mát, sạch sẽ
-Phấn màu các loại đủ cho trẻ vẽ

III. Tổ chức hoạt động :
-Cô cho trẻ hát bài “Ba ngọn nến lung linh”
-Cô hướng dẫn trẻ đi theo cô ra khoảng sân thoáng mát
- Cô gọi hỏi trẻ về gia đình trẻ, sở thích của trẻ và những người thân trong gia đình.
- Hỏi trẻ về ý định của trẻ sẽ vé gì ? Vẽ như thế nào ?
- Cô cho trẻ bắt đầu vẽ. Cô theo dõi và gợi ý cho trẻ thể hiện được ý định của mình
-Cô giáo dục trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình. Biết giữ gìn sản phẩm
do mình làm ra.
HOẠT ĐỘNG GÓC
+ Góc phân vai : Mẹ con
+ Góc xây dựng : Xây dựng khu vườn nhà bé
+ Góc khám pha khoa học : Chọn và phân loại tranh lô tô, so sánh chiều cao của
những người thân trong gia đình
*HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn lại bài cũ
Trẻ chơi góc theo ý thích
Nêu gương cuối ngày
I.Yêu cầu:
-Trẻ biết đàm thoại trò chuyện về gia đình của mình
-Trẻ chơi đoán được mỗi thành viên trong gia đình qua bức tranh ảnh hoặc rối để trẻ
quan sát.
-Trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để mô tả các con rối…
II.Chuẩn bị :
- 4 đến 5 con rối trong gia đình.(Rối ông, rối bà, bố, mẹ…) có quần áo nét mặt khác
nhau.
- Đồ chơi phù hợp ở các góc.
III. Tổ chức hoạt động :
-Cô hướng dẫn trẻ cách chơi: Cô chỉ định một trẻ, mô tả một con rối mà con đã nghĩ
trong đầu (Không cho các bạn biết đó là con nào).Đố các bạn biết đó là con chọn con
nào trong gia đình của rối.

-Trẻ vào góc làm ảnh gia đình của bé, gắn các hình ảnh của từng người trong gia đình

- Cô cho trẻ về góc chơi
-Cô cho trẻ nhận xét và cô nhận xét lại.
********
Thứ 3 ngày 25 tháng 10 năm 2011
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HÁT “CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU”
NGHE HÁT : TỔ ẤM GIA ĐÌNH
TRÒ CHƠI : AI NHANH NHẤT ?
I.Mục đích yêu cầu :
*Kiên thức:
- Trẻ hiểu được nội dung bài hát.
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát, biết vỗ theo tiết tấu.
- Trẻ nhớ tên bài hát, hát đúng, nhịp nhàng theo nhạc.Trẻ hát rõ lời
*Kỹ năng:
- Biết múa nhịp nhàng theo lời bài hát.Điệu mạnh mẽ
- Rèn khả năng nghe nhạc, phát triển thính giác, ngôn ngữ.
- Trẻ hứng thú chơi, nắm được cách chơi, luật chơi.
*Thái độ:
-Trẻ tự tin trong khi hát
-Giáo dục biết yêu thương các thành viên trong gia đình
II.Chuẩn bị :
*Cô: - Máy
-Đĩa nhạc các bài hát,
-Bài hát “Cả nhà thương nhau”
-Bài nghe hát “Tổ ấm gia đình”
-Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
*Trẻ:
-Bài thơ “Yêu mẹ”

-NDTH:
-KPXH: Trò chuyện gia đình bé
-GDĐ Đức:
Trẻ biết cảm nhận về tình cảm của gia đình của mọi người đối với mình
III. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1 Hoạt động 1: Dẫn dắt trẻ.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Yêu mẹ”
- Cô trò chuyện với trẻ về gia đình bé
- Gia đình là môi trường đầu tiên chúng ta tiếp xúc, ở đó có
những người thân yêu. Các con hãy yêu quý những người
thân trong gia đình của mình nhé.
*2 Hoạt động 2 : Dạy trẻ hát và minh hoạ theo bài “Cả nhà
thương nhau” (nhạc và lời Phan văn minh).
-Dạy vận động : Cho trẻ vận động theo lời bài hát.
-Cô hỏi theo các cháu thì hát như thế nào, múa như thế nào?
Hay vỗ tay nào ?
-Cô cho trẻ hát 2 lần và vỗ tay cùng cô.
-Cô cho trẻ tự chọn minh hoạ hoặc vỗ đệm theo bài hát.
-Trẻ chọn xong, cô và trẻ cùng thể hiện đúng các động tác
vỗ tay đệm theo bài hát vào các chỗ sau hoặc cho trẻ múa
-Cô cho trẻ thể hiện bằng nhiều hình thức cả lớp, nhóm trai,
gái, cá nhân, cặp
-Giáo dục trẻ biết yêu thương mọi người với nhau trong
một gia đình.
-Cô nhận xét: Trẻ vỗ tay, múa theo bài hát.
*3 Hoạt động 3: Mời các con vận động và hát với cô bài
hát “Tổ ấm gia đình” nhạc (Hoàng vân)
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần kết hợp điệu bộ minh họa
Trẻ có thể hát và vận động cùng cô

*4 Hoạt động 4:Trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất”
-Cô hướng dẫn cho trẻ chơi,cô cho lần lượt
-Cô cho trẻ 4 -5 lần.
-Giáo dục trẻ biết thể tình cảm kính trọng yêu thương nhau
mặn nòng biết quan tâm giúp đỡ nhau khi buồn khi vui.
-Trẻ đọc thơ
-Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ vận động theo bài hát
-Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Trẻ hát bài hát
- Trẻ hát và vận động
minh họa theo bài hát

- Trẻ nghe cô hát và
hưởng ứng theo cô
- Trẻ ghi nhớ lời cô dặn.
- Trẻ hát và vận động cùng

-Trẻ chú ý nghe cô
-Trẻ thực hiện trò chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-Trẻ đi dạo và trò chuyện về sở thích của các thành viên trong gia dình
I.Mục đích yêu cầu :
-Trẻ biết đi dạo cùng cô và biết đàm thoại về sở thích qua các thành viên trong gia
đình. Về ăn , mặc….
II.Chuẩn bị :
-Mũ nón
-Hình ảnh quan sát
III. Tổ chức hoạt động :
-Cô cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”Trò chuyện. Gia đình cháu có những ai ?

Mọi người trong gia đình có yêu thương nhau không ? Sở thích của bố là gì ? Mẹ
thích gì ?
-Các con có biết ai là người vất vả để nuôi các con lớn không ? Gia đình các con có
mấy thế hệ nào ? Như ông bà, bố mẹ, các con.
-Giáo dục trẻ qua trò chuyện.
HOẠT ĐỘNG GÓC
+ Góc phân vai : Mẹ con
+ Góc Xây dựng : Xây khu vườn nhà bé
+ Góc tạo hình : Xép và dán hình người bằng các hình hình hjocj khác nhau, dán tô
màu hình người thân

*HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn lại bài học buổi sáng
Trẻ chơi góc theo ý thích
Nêu gương cuối ngày.
Vệ sinh trả trẻ.
I.Mục đích yêu cầu :
-Trẻ quan sát tranh gia đình Trẻ biết hát lại bài đã học.
-Trẻ chọn góc chơi tự do.
-Cô hướng dẫn trẻ chơi tốt.
II.Chuẩn bị :
Đĩa nhạc bài hát. “Cả nhà thương nhau”
“Tổ ấm gia đình”
-Đồ chơi ở các góc.
III. Tổ chức hoạt động :
Cô cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”
-Cô trò chuyện với trẻ về bài hát và cho trẻ vận động 3-4 lần.
-Cho trẻ chơi trò chơi tự chọn, nhẹ nhàng.
-Trẻ vào góc chơi cô dẫn dắt trẻ chơi tốt trò chơi khi cần thiết.
-Cô nhận xét chung.

-Cô cho trẻ cắm cờ, vệ sinh trả trẻ.
********
Thứ 4 ngày 26 tháng 10 năm 2011

PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
SO SÁNH KHÁC NHAU VỀ SỐ LƯỢNG NHIỀU HƠN – ÍT HƠN
I.Mục đích yêu cầu:
*Kiến thức:
-Trẻ biết đếm và so sánh số lượng khác nhau về nhiều hơn,ít hơn về các thành viên
trong gia đình trẻ.
* Kỹ năng:
-Trẻ biết tạo nhóm nh iều hơn ít hơn
- Kỹ năng sử dụng đúng các từ “nhiều hơn- ít hơn”
-Trẻ biết sử dụng các đò dùng của cô.
*Thái độ:
-Giáo dục: giữ gìn đồ dùng trong gia đình, biết yêu thương quý trọng mọi người.
II.Chuẩn bị:
-Cô:-Đĩa nhạc -Bài thơ:“Yêu mẹ”
- Đồ dùng tranh ảnh gia đình lớn, gia đình nhỏ ít người.
-Đồ dùng trong gia đình, cho trẻ quan sát so sánh.
-Trẻ: -Tranh lô tô gia đình, đồ dùng gia đình
-Bài hát “cả nhà thương nhau”
NDTH :
-TC: “Nhà bé ở đâu”
*GDBVMT:
-Biết chăm sóc ggia đình, yêu quý gia đình
III. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện dẫn dắt trẻ
-Hát bài: “Cả nhà thương nhau”

-Trò chuyện về gia đình.
- Giáo dục trẻ biết gia đình là nơi đầu tiên chúng ta
tiếp xúc là nơi có những người thân yêu của chúng ta
sinh sống. Các con hãy yêu quý những người trong gia
đình mình nhé .
* Hoạt động 2 : Ôn và so sánh nhiều hơn – ít hơn
- Cô cho trẻ quan sát qua tranh ảnh và cho trẻ so sánh
số lượng nhiều hơn – ít hơn.
* Hoạt động 3 : Dạy trẻ đếm so sánh khác nhau về số
lượng nhiều ít.
-Gia đình các con có bao nhiêu người, nhà bạn lan có 3
người, gia đình bạn minh có 4-5 người. cô mời trẻ đếm
và so sánh nói kết quả.
-Số thành viên gia đình lan nhiều hay ít hơn số gia
đình bạn minh nào?
-Cô cho trẻ đếm so sánh về đồ dùng, quần, áo,….
-Cô cho trẻ đếm và so sánh, cô giải thích giúp trẻ nhận
biết số lượng nhiều , ít
-Các con ơi làm thế nào để biết gia đình bạn nhiều
- Trẻ hát
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát và so sánh
nhiều hơn - ít hơn
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm và so sánh
- Trẻ trả lời
người hơn nào?
-Xếp hàng đứng cạnh nhau.

-Số gia đình bạn lan nhiều hơn là mấy người ? (Hai
người)
-Vì sao biết được nhà bạn lan nhiều người hơn nhà bạn
minh ? (Vì thừa người ra)
-Số gia đình bạn minh ít hơn là mấy người ?
-Tại sao biết nhà bạn minh ít hơn người hơn nhà bạn
lan ? (Vì thiếu 2 người).
-Lần lượt cô cho trẻ so sánh đồ dùng trong mỗi gia
đình…
* Hoạt động 4: Luyện tập “Thi những gia đình tí hon
giỏi toán”
-Cô cho trẻ đếm và so sánh thực hiện tô màu khác
nhau về số lượng.
-Cô mời lớp, tổ, cá nhân ra so sánh.
-Cô nhận xét cháu làm đúng.
+Trò chơi: “Nhà bé ở đâu”
-Cô hướng dẫn trẻ cách chơi và chơi.
-Cô cho trẻ chơi 2 lần.
+Cho trẻ đọc đồng dao: Dung dăng dung dẻ
* Cho trẻ thêm một cây thất nhất, và tô cây cao thấp
trong vở toán.
-Giáo dục:Trẻ biết dùng đồ dùng ,đồ chơi, biết giữ gìn
cẩn thận khi dùng các đồ dùng trong gia đình, gia đình
đông con sẽ vất vả hơn, gia đình ít con.
- Trẻ xếp hàng
- Trẻ so sánh và nói kết quả
- Trẻ so sánh đúng kỹ năng
- Trẻ nghe cô giải thích cách
chơi.
- Trẻ hào hứng tham gia trò

chơi cùng bạn
- Trẻ lắng nghe cô nói
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-Trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
I.Mục đích yêu cầu :
-Trẻ biết chơi đúng luật chơi.
- Luyện khả năng chú ý, phản ứng nhanh khi nghe hiệu lệnh và sự dẻo dai cho trẻ
- Biết chơi đoàn kết với bạn, không xô đẩy nhau trong khi chơi
II.Chuẩn bị :
- Bài thơ Mèo và chuột
III. Tổ chức hoạt động :
- Cô cho trẻ hát bài “Tổ ấm gia đình”.
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi : Cô cho trẻ nắm tay nhau đứng thành 1 vòng tròn đồng
tâm cách đều nhau. Chọn một trẻ làm mèo , một trẻ làm chuột. Khi có hiệu lệnh thì
chuột đuổi mèo luồn lách qua các lỗ hổng (Chỗ tay các bạn ) cho đến khi bắt được
chuột. Nếu mèo đuổi quá thời gian quy định mà chưa bắt được chuột là thua cuộc.
- Nhận xét sau khi chơi.
- Cô cho trẻ về góc chơi
HOẠT ĐỘNG GÓC
+Góc phân vai : Mẹ con
+Góc xây dựng : Xây dựng khu vườn nhà bé
+Góc sách truyện : Xem truyện về chủ điểm gia đình

*HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn lại bài cũ và thi “Bật xa 25 cm”
Trẻ chơi ở các góc chơi
Nêu gương cuối ngày
Vệ sinh trả trẻ.
I.Mục đích yêu cầu :
-Trẻ quan sát và biết cách bật xa bằng hai chân đúng kỹ năng. Trẻ tự vận động nhẹ

với nhau.
-Trẻ chọn góc chơi tự do.
-Cô hướng dẫn trẻ chơi tốt.
-Giáo dục trẻ thường xuyên rèn luyện sức khỏe.
II.Chuẩn bị :
- Vạch bật xa 25 cm
-Đĩa nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau ”, “Cháu yêu bà”
-Đồ chơi ở các góc.
III. Tổ chức hoạt động :
-Cô cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”
-Cô trò chuyện với trẻ về bài hát và cho trẻ vận động Bật xa 25 cm 3 - 4 lần.
- Cô theo dõi và nhắc nhở trẻ bật xa đúng kỹ năng
-Trẻ vào góc chơi cô dẫn dắt trẻ chơi tốt trò chơi khi cần thiết.
-Cô nhận xét chung.
-Cô cho trẻ cắm cờ, vệ sinh trả trẻ.
********
Thứ 5 ngày 27 tháng 10 năm 2011
NHỮNG MÓN QUÀ XINH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ : NẶN QUÀ TẶNG NGƯỜI THÂN
I.Mục đích yêu cầu:
*Kiến thức :
-Trẻ nhận xét và nêu đặc điểm, đặc trưng của 1 số loại quà mà người thân trong gia
đình bé thích.
*Kỹ năng:
- Biết cách nặn và tạo được một số đồ dùng đồ chơi.
-Trẻ sử dụng kỹ năng lăn tròn, gắn dài, gắn đính để tạo sản phẩm.
- Dạy cho rẻ kỹ năng mới: ấn lõm ấn dẹp,và dát mỏng
*Thái độ :
Giáo dục : Trẻ yêu quý biết kính trọng mọi người thân trong gia đình của mình, và sử
dụng món quà hợp lý. Biết tặng quà cho người thân

.II.Chuẩn bị :
*Cô :
- Đĩa nhạc, đầu đĩa.Bài hát “mừng ngày sinh nhật, bài cả nhà thương nhau”
- Sản phẩm mẫu của cô.
*Trẻ:
-Bài thơ “Yêu mẹ” Nặn đồ chơi”
-Đất nặn, bảng,dao cắt đất,
NDTH:
-Â.N : “cả nhà thương nhau”
KPKH : Trò chuyện vềgia đình. T/C : “Lấy quà”
GDBVMT: Gia đình biết giữ môi trường sạch
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Cô dẫn dắt trẻ.
-Cô cho trẻ nghe và vận động theo bài hát “Mừng
ngày sinh nhật”
- Cô trò chuyện về bài hát.Các con biết không trong
gia đình chúng ta cứ mỗi đến dịp sinh nhật những
người trong gia đình ai cũng muốn có một món quà
để tặng người thân của mình, để tỏ tấm lòng yêu
thương quan tâm đến nhau đấy.
* Hoạt động 2:Cô cho trẻ quan sát mẫu nặn của
cô.Bông hoa, quả, Chiếc khăn ca, kẹp tóc.đôi dép,
cho trẻ xem màu xắc hình dáng
- Cung cấp biểu tượng và một số kỹ năng cho trẻ
- Cô hỏi trẻ một số kỹ năng khi thực hiện.
- Hướng dẫn trẻ kỹ năng mới: Tạo lõm và dát
rộng.Cô thực hiện và hướng dẫn cho trẻ xem.
- Gợi hỏi ý tưởng trẻ sẽ nặn đồ dùng nào?- Cô gợi ý
cho cháu cách tạo dáng, trình bày bố cục sản phẩm

để tạo cảm xúc với trẻ.
* Hoạt động 3 : Thực hành theo nhóm lớp
-Cho trẻ chơi trò chơi vận động thư giãn các cơ
ngón tay→Cho trẻ thực hiện.
- Cô chú ý giúp trẻ phát huy ý tưởng khi tạo sản
phẩm.
* Hoạt động 4 : Nhận xét sản phẩm.
-Cô cho trẻ mang sản phẩm của trẻ lên trưng bày
-Cô cùng trẻ cùng nhận xét.
-Giáo dục trẻ biết bày tỏ tình yêu thương của mình
đối với người thân.
-Trẻ hát và vận động theo bài
hát
-Trẻ chú ý lắng nghe và trò
chuyện cùng cô.
-Trẻ quan sát mẫu nặn của cô
-Trẻ quan sát và nhận xét
- Trẻ trả lời về kỹ năng nặn
trẻ biết
- Trẻ nhắc lại kỹ năng nặn
- Trẻ chơi lắc tay
-Trẻ nặn các loại quả đẹp,
sáng tạo
-Trẻ so sánh nhận xét sản
phẩm của mình và bạn
- Trẻ lắng nghe nhận xét của

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-Trẻ đi dạo và trò chuyện về sở thích của các thành viên trong gia dình
I.Mục đích yêu cầu :

-Trẻ biết đi dạo cùng cô và biết đàm thoại về sở thích qua các thành viên trong gia
đình. Về ăn , mặc….
II.Chuẩn bị :
-Mũ nón
-Hình ảnh quan sát
III. Tổ chức hoạt động :
-Cô cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”Trò chuyện. Gia đình cháu có những ai ?
Mọi người trong gia đình có yêu thương nhau không ? Sở thích của bố là gì ? Mẹ
thích gì ?
-Các con có biết ai là người vất vả để nuôi các con lớn không ? Gia đình các con có
mấy thế hệ nào ? Như ông bà, bố mẹ, các con.
-Giáo dục trẻ qua trò chuyện.
- Nhận xét sau khi chơi
HOẠT ĐỘNG GÓC
+Góc phân vai : Bán hàng giày dép, …đồ dung cá nhân
+Góc Xây dựng : Xây dựng vườn hoa của bé
+Góc tạo hình : Xếp và dán hình người bằng các hình hình học khác nhau, dán tô
màu hình người thân

*HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn lại bài cũ
Trẻ chơi góc theo ý thích
Nêu gương cuối ngày. Vệ sinh trả trẻ.
I. Yêu cầu:
- Trẻ nặn được nhiều loại quà hơn. Biết phối hợp màu sắc một cách sáng tạo.Gọi tên
quà vừa nặn.
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi ở các góc.
- Biết thể hiện vai chơi.
II.Chuẩn bị :
- Một số mầu nặn các loại . Đất nặn, bảng con, khăn lau tay

- Đồ chơi về chủ điểm đủ cho trẻ chơi.
III.Tổ chức hoạt động :
- Cô cho trẻ đọc thơ “Nặn đồ chơi”.
- Cô cho trẻ quan sát tranh về gia đình, các đồ dùng trong gia đình
- Cho trẻ nặn quà mà trẻ thích để tặng người thân
- Trẻ nói được tên món quà của mình nặn được để tặng người thân
- Trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
- Cô gợi hỏi trẻ qua các góc chơi.
- Cô cho trẻ chọn góc chơi trẻ thích, cô cho trẻ nhận vai chơi, trẻ về góc chơi cô giúp
trẻ chơi tốt và đàm thoại.
- Cô cho trẻ nhận xét, cô nhận xét và tuyên dương.
- Cô cho trẻ nêu gương cuối ngày.
*******
Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2011
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TRUYỆN : “ TÍCH CHU”
I.Mục đích yêu cầu :
* Kiến thức:
-Trẻ hiểu nội dung, cốtt truyện, nắm tình tự nội dung truyện
-Biết đàm thoại theo nội dung bài thơ.
- Trẻ biết kể chuyện “Tích Chu” theo tranh.
* Kỹ năng :
-Trẻ diễn đạt được tính cách, lời nói biểu cảm theo ngôn ngữ, tính cách nhân vật
trong truyện “Tích Chu”
-Trẻ thể hiện được ngôn ngũ nhân vật một cách diễn cảm.
- Trẻ biết sắp sếp tranh theo thứ tự nội dung truyện, biết kể nội dung truyện theo
tranh
*Thái độ:
-Giáo dục trẻ biết yêu quý, giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia
đình.

.II. Chuẩn bị :
*Cô:
- Máy mp3, nhạc bài hát “Cháu yêu bà”, Cả nhà thương nhau”, “ Bà cong đi chợ”.
- Tải truyện “Tích Chu” vào máy mp3
- Rối tay các nhân vật trong truyện Tích Chu, sân khấu rối
- Tranh minh họa truyện Tích Chu
- Một số bông hoa có chứa câu hỏi đàm thoại
- Các bình nước nhỏ
*Trẻ:
-Thuộc truyện
NDTH:
+ÂN : Cháu yêu bà, Cả nhà thương nhau, Bà còng đi chợ trời mưa
+TC : “Thi chuyển nước”
+KPXH : - Trò chuyện về gia đình bé.
+GD : Trẻ biết yêu quý, quan tâm , chăm sóc những người trong gia đình
III. Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện dẫn dắn trẻ.
-Cô và trẻ vừa đi từ ngoài vào vủa hát và vận động
bài “Cả nhà thương nhau”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát
- Bài hát nói về những ai ?
- Gia đình của con có những ai ?Bố mẹ con tên gì ?
-Trẻ hát và vận động vừa đi
vào lớp đứng xung quanh cô
-Trẻ trả lời
Bố mẹ của con thường làm gì ? Làm ở đâu ? Con ở
nhà làm gì ?
- Gia đình cô cũng có bố, mẹ, anh, em. Ngoài bố mẹ
ra gia đình cô còn một thành viên khác. Cô đọc câu

đố : “Tóc dài trắng bạc phơ
Khi đi phải chống gậy
Miệng nhai trầu như son
Mà sao em yêu thế”
Đố bé là ai nào ? (Bà)
- Cô hỏi trẻ về bà của trẻ.
-Giáo dục trẻ biết : Ông bà, cha mẹ, anh chị em là
những người thân trong gia đình chúng ta. Vì vậy các
con phải biết yêu quý những người thân trong gia
đình của mình nhé !
-Để tỏ lòng kính yêu bà là người đã sinh ra cha mẹ
chúng ta. Cô mời các con cùng cô hát múa tặng bà
“Cháu yêu bà”
2. Hoạt động 2: Cô kể truyện “Tích Chu”
- Có một cậu bé tên là Tích Chu. Cậu bé cũng có bà ,
bà rất thương yêu cậu bé. Nhưng còn cậu bé đối với
bà như thế nào ? Các con hay lắng nghe cô kể câu
chuyện cổ tích “Tích Chu” nhé !
-Cô kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe lần 1 : Không
sử dụng tranh, kết hợp cử chỉ, nét mặt, điệu bộ minh
họa.
- Cô nói tóm tắt nội dung truyện Tích Chu
- Cô cho trẻ nghe kể chuyện lần 2 bằng máy. Cô giới
thiệu tên đoàn rối. Cô diễn rối minh họa truyện.
3.Hoạt động 3: Đàm thoại
Cô chơi giấu tay lấy ra các bông hoa cho trẻ chơi trả
lời câu hỏi của chương trình cổ tích.
- Đoàn rối vừa diễn câu chuyện gì?
-Trong truyện có những nhân vật nào?
-Tích Chu ở với ai ?

-Bà đối với Tich Chu như thế nào?
-Thế còn Tích Chu khi bà ốm thì cậu bé làm gì ?
-Bà khát nước và đã biến thành con gì ?
- Khi bà hóa thành chim thì Tích chu cảm thấy như
thế nào ?
- Tích Chu đã làm gì để bà trở lại thành người ?
- Sau khi bà trở lại thành người Tích chu đối với bà
như thế nào ?
- Trẻ đoán tên bài hát
-Trẻ nghe cô đọc câu đố
- Trẻ đoán
-Trẻ trả lời những điều trẻ
biết về bà
- Trẻ nghe cô nói.
- Trẻ hát múa cùng cô tặng

-Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô kể chuyện
- Trẻ xem diễn rối và nghe
kể chuyện.
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Trẻ nghe cô nói
*Thế còn các con, các con đối với bà của mình như
thế nào ? Đúng rồi các con phai biết yêu quý, giúp đỡ,
quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình
mình các con mới ngoan
4.Hoạt động 4: Trẻ kể truyện theo tranh
- Nghe tin các con rất ngoan chương trình trò chơi gởi
đến tặng lớp 1 ti vi có chương trình kể truyện. cô mời
lớp kể

-Cô mời cả lớp kể truyện theo tranh cùng cô.
Cô khen trẻ
* Trò chơi : “Thi chuyển nước về nhà”
- Cô chia trẻ thành 3 đội. mỗi đội có 3 bạn đại diện
lên xếp hàng khi nhạc nổi lên bắt đầu đi chuyển nước.
Mỗi trẻ chuyển 1 bầu nước bằng hai tay bỏ nước vào
khay, khi chuyển đi thẳng theo con đường hẹp và
nhảy qua sối, tiếp tục bạn khác đến khi tiếng nhạc
dừng.
- Cô kiểm tra kết quả và tuyên dương trẻ.
*Kết thúc : Cho trẻ hát bài “Cháu yêu bà” và đi ra
ngoài chơi.
- Trẻ kể truyện theo tranh
- Tre hào hứng tham gia trò
chơi cùng bạn
- Trẻ hát và đi ra chơi
*.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-Cho trẻ chơi tự do : Vẽ trên sân
I.Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết cách cầm phấn, vẽ những hình ảnh mà trẻ thích về gia đình trẻ trên sân
- Biết phân chia bố cục hợp lý trên tranh
- Vẽ xong biết nói được tên , nội dung hình ảnh vừa vẽ. Biết giữ gìn sản phẩm do
mình làm ra.
II.Chuẩn bị :
- Mũ nón, khoảng sân thoáng mát, sạch sẽ
-Phấn màu các loại đủ cho trẻ vẽ
III. Tổ chức hoạt động :
-Cô cho trẻ hát bài “Ba ngọn nến lung linh”
-Cô hướng dẫn trẻ đi theo cô ra khoảng sân thoáng mát
- Cô gọi hỏi trẻ về gia đình trẻ, sở thích của trẻ và những người thân trong gia đình.

- Hỏi trẻ về ý định của trẻ sẽ vé gì ? Vẽ như thế nào ?
- Cô cho trẻ bắt đầu vẽ. Cô theo dõi và gợi ý cho trẻ thể hiện được ý định của mình
-Cô giáo dục trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình. Biết giữ gìn sản phẩm
do mình làm ra.
HOẠT ĐỘNG GÓC
+ Góc phân vai : Mẹ con
+ Góc xây dựng : Xây dựng khu vườn nhà bé
+ Góc khám pha khoa học : Chọn và phân loại tranh lô tô, so sánh chiều cao của
những người thân trong gia đình.
- Cô nhận xét trò chơi
- Cô cho trẻ biểu diễn văn nghệ cuối tuần
- Nêu gương cuối tuần. Phát phiếu bé ngoan
- Vệ sinh trả trẻ.
*********

Thứ 2, ngày 12 tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Đề tàì: Công việc của các thành viên trong gia đình
MẸ BÉ LÀ THỢ MAY
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu được công việc của các cô thợ may.
- Trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn tả công việc của các cô thợ may.
- Trẻ biết yêu quý kính trọng những người đã cho ra những sản phẩm áo quần đẹp
cho mọi người.
II.Chuẩn bị:
- Hình ảnh về các công việc, dụng cụ của nghề thợ may.
III.Kế hoạch hoạt động:
*Hoạt động 1: (Đón trẻ)
- Cô đón trẻ, trò chuyện với trẻ về các nghề trong xã hội. Cô cho trẻ vào góc và
xem ảnh về các mẫu thời trang của bé.

*Hoạt động 2: ( Chung)
- Cô trò chuyện với trẻ về các bộ trang phục mà bé đang mặc: maù sắc, dài
ngắn,rọng chật…Ai đã sắm cho trẻ? Ai là người đã làm nên những bộ trang phục đó?
- Cô cho trẻ tự do nói lên những suy nghĩ của mình những gì mà trẻ biết về nghề
thợ may, sau đó cô cho trẻ xem tranh ảnh hoặc hình để trẻ hiểu kỹ hơn về nghề này.
*Hoạt động 3:
- Ghi nhật ký.
*Hoạt động 4:
- Trẻ chơi trò chơi vận động “Kéo co”.
*Hoạt động 5: Trẻ chơi ở các góc
- Phân vai : Trẻ chơi gia đình, làm thợ may.
- Xây dựng : Xây chung cư, nhà cao tầng
- Nghệ thuật : Tô màu các dụng cụ của nghề thợ may, tập cắt áo quần.
- Học tập : Trẻ dùng bút nối các dụng cụ nào với nghề đó.
*Hoạt động 6: ( Chiều)
- Trẻ làm các bài tập trong vở toán.
Ghi nhận cuối ngày:
Thứ 3, ngày 13 tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Đề tài :BẬT XA 25 cm
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nắm được cách bật xa 25 cm.
- Rèn luyện phát triển cơ chân, địng hướng không gian, khoảng cách.
- Trẻ phối hợp với các bạn để tiến hành tập luyện.
II.Chuẩn bị:
- Sân bãi
- Vẽ vạch bật khoảng cách rộng 25cm
III.Kế hoạch hoạt động:
*Hoạt động 1:(Đón trẻ)
- Cô đón trẻ, trò chuyện với trẻ về các nghề trong xã hội. cô cho trẻ vào góc và

xem tranh ảnh.
*Hoạt động 2: (Chung)
- Cô cho trẻ bật tự do, sau đó chọn kỹ năng bật xa để tập luyện.
-Cô hướng dẫn trẻ bật xa 25 cm, sau đó cho trẻ tập dưới các hình thức thi đua, trò
chơi…
*Hoạt động 3:
- Ghi nhật ký.
*Hoạt động 4:
- Trẻ chơi trò chơi “Ô ăn quan”
*Hoạt động 5: Trẻ chơi ở các góc
- Phân vai : Trẻ chơi gia đình, làm thợ may, cô giáo, cô bán hàng…
- Xây dựng : Xây chung cư nhà cao tầng.
- Nghệ thuật : Tô màu các dụng cụ của nghề thợ may, tập cắt áo quần.
- Học tập : Trẻ dùng bút nối các dụng cụ nào với nghề đó.
*Hoạt động 6: (Chiều)
- Trẻ ôn lại các kiến thức đã học.
Ghi nhận cuối ngày:

Thứ 4, ngày 14 tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Đề tài: BÉ YÊU CÔNG VIỆC CỦA BỐ MẸ
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được những đồ dùng và dụng cụ làm việc của bố mẹ mình. Biết dùng
những sản phẩm đã vẽ hôm trướcđể tô màu.
- Rèn kỹ năng 6tô màu cho trẻ, kỹ năng tô màu đều chính xác.
- Trẻ biết trân trọng sản phẩm do mình làm ra.
II.Chuẩn bị:
- Giấy A4, bút màu, bút chì đủ cho cả lớp, bảng kê.
- Máy cassette, đĩa nhạc.
III.Kế hoạch hoạt động:

*Hoạt động 1: (Đón trẻ)
- Cô đón trẻ và cho trẻ xem lại những bức tranh đã vẽ hôm trước về công việc của
bố mẹ.
*Hoạt động 2: (Chung)
- Cô trò chuyện với trẻ về 1 số dụng cụ làm việc, nơi làm việc của bố mẹ.
- Cô gợi ý cho trẻ tô màu những dụng cụ đã vẽ đó.
-Cô gợi hỏi trẻ sẻ tô màu gì.
-Sau đó cho trẻ tiến hành tô. Khi trẻ tô, cô động viên , khuyến khích trẻ tô đúng ,
chính xác , màu sắc đẹp.
- trẻ tô xong , cô cho trẻ trưng bày sản phẩm và nhận xét xem tranh của bạn
nào đẹp , vì sao đẹp ,
-Cô là người tổng hợp ý kiến và nhận xét sau cùng .
*Hoạt động 3:
- Ghi nhật ký .
*Hoạt động 4:
- Trẻ chơi trò chơi dân gian “ Rồng rắn lên mây”
*Hoạt động 5:
- Phân vai : Trẻ chơi mẹ con, cô giáo, cô bán hàng.
- Xây dựng : Xây công viên, sở thú.
- Nghệ thuật : Vẽ lại các nơi làm việc của bố mẹ.
*Hoạt động 6 : (Chiều)
- Trẻ ôn lại các kiến thức đã học.
Ghi nhận cuối ngày:


Thứ 5, ngày 15 tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
ĐỀ TÀI : BA MẸ YÊU THƯƠNG
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu được nội dung bài hát.

- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát, biết làm các động tác minh họa cho bài hát thêm
sinh động.
- Trẻ luôn yêu quý gia đìng mình và luôn cảm thấy hạnh phúc khi được sống cùng
gia đình.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×