Trường mẫu Giáo công Lập Vàng Anh
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
Tuần thứ III: Thực hiện từ ngày 08/ 11 /2010 đến ngày 14/11 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHỦ ĐỀ NHÁNH
LĨNH VỰC
PHÁT TRIỂN MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
THỂ
CHẤT
- Trẻ biết phối hợp vận động tay, mắt, chân.
- Rèn sức mạnh của chân qua hoạt động "Bật xa 35 cm.
- Nhắc trẻ ăn uống điều độ.
NGÔN
NGỮ
- Trò chuyện đàm thoại về nhu cầu của gia đình trẻ, để phát triển
vốn từ cho trẻ.
- Iuyện kể chuyện. "Vẽ chân dung mẹ".
NHẬN
THỨC
- Trẻ nhận biết, biết tên những đồ dùng trong gia đình, biết công
dụng chất liệu.
- Biết vệ sinh đồ dùng gia đình và giữ gìn cẩn thận.
- Biết đếm, phân loại đồ dùng gia đình trong phạm vi 3.
THẨM
MỸ
- Trẻ biết xem tranh về mẹ.
- Biết hát vỗ tay tiết tấu chậm bài "Cả nhà thương nhau".
TÌNH
CẢM
XÃ HỘI
- Trẻ chơi đóng vai thể hiện tình cảm của những người thân trong
gia đình (Bố mẹ, ông bà, chăm sóc cho con cháu).
- Thể hiện được mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi.
- Biết kính trọng yêu quí người thân của mình.
II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Đón trẻ, trò chuyện
với trẻ.
Trao đổi với phụ huynh.
- Đón trẻ và nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện về đồ đùng ở nhà của bé, vị trí đặt để những
thứ đò dùng gia đình, muốn có những thứ đồ dùng bố mẹ
phải làm việc vất vả mới sắm được nên các con phải giữ gìn
cẩn thận.
- Trao đổi với phụ huynh việc tạo điều kieenjcho trẻ tìm
hiểu về những đồ dùng gia đình.
2. THỂ
DỤC
BUỔI
SÁNG
HÔ HẤP
TAY VAI
BỤNG
CHÂN
BẬT
- còi tàu tu tu.
- Tay đưa ra trước, lên cao.
- Đứng cuối gập người về trước tay chạm ngón chân.
-Ngồi khuỵu gối tay đưa ra trước.
- Bật tiến về phía trước.
HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC NUÔI
DƯỠNG
- Nhắc nhở trẻ giữ bàn tay sạch, tắm rửa hằng ngày, ăn uống
đủ chất, chăm tập thể dục, mặc áo quần ấm, mang tất để giữ
ấm cho cơ thể
Trần Thị Lệ - Lớp: Nhỡ
1
Trường mẫu Giáo công Lập Vàng Anh
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
NĂM HỌC 2010 -2011
CHỦ ĐỀ CHÍNH: TỔ ẤM GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
Tuần thứ III: Từ ngày 08/11/2010 đến ngày 14/11/2010
THỨ TÊN NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
2
08/11
KHÁM PHÁ
KHOA HỌC
Một số đồ dùng trong gia đình.
3
09/11
THỂ DỤC
Đi ngang bước dồn.
TẠO HÌNH
Nặn đồ dùng để ăn.
4
10/11
GIÁO DỤC
ÂM NHẠC
Hát vận động: “Cả nhà thương nhau”
5
11/11
LÀM QUEN
VỚI TOÁN
- So sánh chiều cao của 2 đối tượng.
6
12/11
LÀM QUEN
VĂN HỌC
Truyện: “Vẽ chân dung về mẹ”
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ5 THỨ 6
Trò chuyện
về GĐ bé
Trẻ hát,
múa: “Cháu
yêu bà”
Luyện tập
về đội
hình
Trẻ đọc thơ:
“Vì con”
Hát: “Nhà
của tôi”
Chi chi
chành chành
Tìm bạn Kéo cưa
lừa xẽ.
Kéo co. Rồng rắn lên
mây
Trẻ chơi tự do,cô quản lý.
HOẠT ĐỘNG
GÓC
Góc phân vai: Chơi bán hàng, gia đình.
Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé.
Góc học tập: Xem tranh ảnh về gia đình.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
Ôn hoạt động buổi sáng.
Hoạt động góc.
Vệ sinh trả trẻ.
RÈN THÓI QUEN VS
DINH DƯỞNG
Dạy trẻ thao tác rửa tay, lau mặt.
Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Nhắc trẻ ăn hết xuất, ăn đủ các chất dinh dưỡng.
Trần Thị Lệ - Lớp: Nhỡ
2
Trường mẫu Giáo công Lập Vàng Anh
KẾ HOẠT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Khám phá khoa học
ĐỀ TÀI: GIA ĐÌNH BÉ CÓ ĐỒ DÙNG GÌ NHỈ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết gia đình cần những nhu cầu cần thiết như đồ dùng để ăn, uống,
mặc, đi lại, giải trí, biết được chất liệu, công dụng làm ra đồ dùng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng so sánh, phân biệt.
3. Thái độ:
- Thích tìm tòi khám phá, chăm hoạt động
- Giữ gìn đồ dùng cẩn thận, sắp xếp đồ dùng đúng qui định
II.CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng những đồ chơi gia đình...
- Một cái chén bằng sứ, một cái ca bằng nhom (vật thật).
- Ba rổ lớn đựng đồ dùng gia đình
- Bốn rổ lớn cho bốn đội.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Bài mới:
a. Trò chuyện
- Cho lớp đọc đồng dao: "Đi cầu, đi quán".
- Lớp đọc thể hiện điệu bộ.
- Cô mời vài trẻ kể tên những đồ dùng trong gia đình trẻ. Trẻ
kể.
- Các con lại đây cùng xem đồ dùng với cô nào.
- Trẻ lại gần cô.
- Cô hỏi: - Đây là cái gì?
- Cái chén có hình dạng thế nào?
- Cái chén làm bằng chất liệu gì?
Trần Thị Lệ - Lớp: Nhỡ
3
Trường mẫu Giáo công Lập Vàng Anh
b. Trò chơi:
4. Kết thúc:
- Nếu lỡ tay làm rơi chén, thì điều gì xãy ra?
- Vậy khi dùng chén sứ con phải như thế nào?
+ Cô tóm ý trẻ: Những đồ dùng làm bằng sứ, rất dễ vỡ, do vậy
khi dùng các con hết sức cẩn thận và nhẹ tay.
- Cô chỉ vào cái ca bằng nhôm và hỏi:
- Cái gì đây nhỉ?
- Cái ca dùng để làm gì?
- Cô cầm cái ca chuyền cho trẻ xem và hỏi:
- Cái ca có đặc điểm gì?
- Cái ca làm bằng chất liệu gì?
- Cô dặt cái chén và cái ca kề nhau và hỏi:
- Con có nhận xét gì về hai thứ đồ dùng này?
+ Cô tóm ý:
- Giống nhau: Đều là những đồ dùng trong gia đình.
- Khác nhau: Chén dùng để ăn, ca dùng để uống; Chén không
có quai, ca có quai.
- Hỏi: Để những thứ đồ dùng này dùng được lâu và luôn gọn
gàng, sạch sẽ, con phải làm gì?
+ Cô tóm ý của trẻ.
* Trò chơi luyện tập:
- Trò chơi 1: Ai nhanh hơn
Cách chơi: Cô nói tên đồ dùng, trẻ chọn đồ dùng có tên cô
vừa nói đưa lên và gọi tên, nói công dụng.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trò chơi 2: Ai chọn đúng
Cách chơi: Chia lớp thành ba đội xếp thành ba hàng dọc, khi
nghe cô nói, trò chơi bắt đầu, cháu thứ nhất ở cả ba đội bật
qua hai vòng đến rổ đồ chơi, chọn nhặt một thứ đồ dùng gia
đình theo nhóm mà đội trưởng chọn sẵn bỏ vào rỗ của đội
mình, rồi về cuối hàng, đén lượt bạn khác lên chơi. Cứ thế
chơi cho đến khi trò chơi kết thúc. Ba đội trưởng lên kiểm tra
đúng, sai.
Loại những đồ dùng chọn sai.
Đếm kết quả, khen đôi thắng.
- Cô mời ba đôi trưởng lên chọn nhóm đồ dùng và tổ chức
chơi.
- Kiểm tra khen đội thắng.
- Cho lớp hát bài "Nhà của tôi".
Trần Thị Lệ - Lớp: Nhỡ
4
Trường mẫu Giáo công Lập Vàng Anh
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG MỘT NGÔI NHÀ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Thể dục
ĐỀ TÀI: ĐI BƯỚC DỒN NGANG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ đi ngang bước dồn nâng cao đùi tự nhiên, phối hợp chân tay nhịp
nhàng, đầu không cúi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phối hợp chân tay, định hướng đúng, phản ứng kịp thời với
hiệu lệnh, rèn sức bền.
3. Thái độ:
- Tự tin tích cực luyện tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Hai ghế thể dục.
- Ba hàng vòng tròn, mỗi hàng có 3 vòng tròn (Vòng thể dục). Ở đầu mỗi
hàng đặt 1 ống cờ, mỗi ống cờ có 2 lá cờ khác màu.
- Sàn nhà sạch sẽ, an toàn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Khởi động:
2.Trọng động
a. BTPTC:
- Cô làm người dẫn đầu, cho trẻ đi các kiểu chân, làm theo cô.
- Trẻ đi bằng mũi chân, gót chân, cả bàn chân, đi nhanh, đi
chậm, đi qua phải rồi đi qua trái, sau đó chuyễn đội hình 3
hàng ngang.
- Trẻ thực hiện.
+ Tay vai: Tay đưa ra trước gập trước gập trước ngực.
- Cô hô 2 lần 4 nhịp.
+ Bụng: Đứng cúi gập người về trước.
- Cô hô 2 lần 4 nhịp.
Trần Thị Lệ - Lớp: Nhỡ
5
Trường mẫu Giáo công Lập Vàng Anh
b. V ĐCB:
c. TCV Đ:
3. Hồi tĩnh:
+ Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục.
- Cô làm mẫu lần đầu 2 lần sau cô hô và thực hiện cùng trẻ.
+ Bật: Bật tách chân khép chân.
- Cô hô 2 lần 4 nhịp.
- Cô nói: Để giúp cho đôi chân nhanh nhẹn, chắc khỏe. Hôm
nay cô cháu mình cùng tập "Đi bước dồn ngang" Trẻ lắng
nghe.
- Cô làm mẫu lần 1:
- Trẻ quan sát.
- Lần 2: Cô vừa thực hiện vừa hướng dẫn:
*CB: Đứng ngang ở đầu ghế, chân phải phía đầu ghế, tay
chống hông
* Thực hiện: Bước chân trái sang ngang một bước nhỏ, thu
chân phải sát chân trái, tiếp tục bước chân trái sang ngang và
thực hiện tiếp như trên (Nếu bước chân phải thì thu chân trái
sang chân phải).
- Cô mời 2 cháu khá lên thực hiện thử.
- Lớp thực hiện:
- Cứ 2 trẻ thực hiện 1 lượt.
- Theo tín hiệu cờ của cô.
- Mỗi trẻ thực hiện 3-4 lần.
- Cô bám sát trẻ, động viên trẻ tự tin, sửa sai và khen trẻ kịp
thời, những lần sau động viên trẻ đi nhanh hơn.
- Trò chơi: "Nhảy tiếp sức"
Cách chơi: Chia trẻ ra làm 3 đội có số người bằng nhau, xếp
theo hàng dọc. Khi nào nghe thấy "Trò chơi bắt đầu" thì cháu
thứ nhất (Ở cả 3 hàng) nhãy liên tiếp vào 3 vòng ở phía lấy 1
lá cờ ở ống cờ chạy nhanh và đưa cho bạn thứ 2 nhận được cờ
thì tiếp tục nhảy lên đổi cờ khác chạy về đưa cho bạn thứ 3
cháu nào nhảy xong về đứng cúi hàng. Cứ chơi tiếp tục cho
đến hết số người trong đội, tổ nào xong trước sẽ thắng cuộc.
Nếu cháu nào không đổi cờ phải mất lượt, phải nhảy lại.
- Tổ chức cho lớp chơi vài lần.
- Trẻ chơi thi đua.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
Trần Thị Lệ - Lớp: Nhỡ
6