Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

tìm hiểu về tông đài điện tử số SPC và tổng đài RLU-AXE 810

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 88 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
LỜI NÓI ĐẦU 6
I. GIỚI THIỆU CHUNG 8
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC 9
III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐẶT RA ĐỐI VỚI TỔNG ĐÀI ĐIỆN
TỬ SPC SỐ 10
3.1 NhiỆm vỤ 10
3.2. CÁC TIÊU CHUẨN CƠ BẢN 11
1. Độ tin cậy 11
2. Chất lượng tổng đài 11
3. Môi trường làm việc 15
4. Các giao diện 16
5. Các dịch vụ cung cấp 16
6. Chỉ tiêu về truyền dẫn 17
7. Yêu cầu về đồng hồ và đồng bộ 18
IV. CÁC DỊCH VỤ CỦA TỔNG ĐÀI SPC 18
4.1. Chọn số đa tần: 18
4.2. Thuê bao ưu tiên: 18
4.3. Hạn chế gọi ra: (khoá gọi ra) 18
4.4. Đón cuộc gọi: 18
4.5. Quay số tắt - Rút ngắn thời gian chọn số: 19
4.6. Chuyển gọi: 19
4.7. Ngăn quấy rầy: 19
4.8. Gọi hội nghị: 19
4.9. Chờ rỗi: 19
4.10. Gọi xen: 19
4.11. Tái lập cuộc gọi: 19


4.12. Hỏi địa chỉ: 19
4.13. Ưu tiên cuộc gọi cảnh báo: 20
4.14. Tính cước tại nhà: 20
4.15. Lập hoá đơn tức thì: 20
4.16. Bắt giữ: 20
4.17. Dịch vụ thông báo: 20
4.18. Liên lạc trực tiếp 20
4.19. Nghiệp vụ đường dây tư: (Host line) 20
4.20. Báo thức tự động: 20
4.21. Từ chối cuộc gọi: 21
4.22. Khoá thiết bị: 21
4.23. Gọi miễn cước: 21
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC SỐ 21
I. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CHUNG: 21
II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC KHỐI CHỨC NĂNG CỦA TỔNG ĐÀI SPC: 22
2.1. Thiết bị giao tiếp: 22
2.2. Thiết bị chuyển mạch: 23
2.3. Bộ điều khiển trung tâm: 24
2.4. Thiết bị ngoại vi chuyển mạch: 25
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
2.5. Thiết bị ngoại vi báo hiệu: 26
2.6. Thiết bị trao đổi người - máy: 27
2.7. Khối cung cấp nguồn: 27
2.8. Bus chung: 27
III. XỬ LÝ GỌI 28
3.1. Phân tích một cuộc gọi 28
3.2. Các chương trình xử lý gọi trong tổng đài SPC 32
3.3. Số liệu thuê bao 35

3.4. Phân tích phiên dịch và tạo tuyến 36
3.5. Thiết lập cuộc gọi nội hạt 37
3.6.Tính cước 37
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CHUYỂN MẠCH SỐ 40
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH SỐ 40
II. HỆ THỐNG CHUYỂN MẠCH SỐ 40
2.1. Chuyển mạch không gian 42
2. 2. chuyển mạch thời gian 44
2.2.1.Chuyển mạch điều khiển đầu vào 44
2.2.2.Chuyển mạch điều khiển đầu ra 46
2.3.Chuyển mạch số ghép hợp 48
2.3.1.Trường chuyển mạch TST 49
2.3.2. Chuyển mạch S - T - S 51
CHƯƠNG IV: HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI RLU-AXE 810 52
I.TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG AXE 52
1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống AXE 52
1.2. Đặc điểm của hệ thống AXE 53
1.3. Ứng dụng của tổng đài AXE 54
II. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG AXE 55
III. KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG 56
3.2. Hệ thống điều khiển APZ 69
IV. HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI VỆ TINH RLU AXE 810 78
4.1 Giới thiệu về khối thuê bao RLU của AXE 810 79
4.2 Chuyển mạch trong SSS 80
V. HỆ THỐNG KHAI THÁC VÀ BẢO DƯỠNG 82
5.1. Khối chức năng HW 82
5.2. Khối module đường dây LUM 83
5.3. Bộ chuyển đổi VSA.4 83
5.4. Giao diện cảnh báo ALI 83
5.5. Thiết bị lưu trữ 84

5.6. Mạng kết nối (inter platform network-IPN) 84
VI. CÁC ƯU ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG AXE 810 85
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALU (Arithmetic and Logic Unit) – Khối số học và logic
AML (Automatic Maintenance Link) – Liên kết tự động bảo dưỡng - MAU
được kết nối với cả hai CP thông qua AML(-bus).
ANSA (Analogue Subscriber Access) – Khối thuê bao truy nhập
APT Telephony part in AXE. – Hệ thống ứng dụng trong AXE
APZ Control part in AXE – Hệ thống điều khiển
AST (Announcement Service Terminals) – Thiết bị dùng cho dịch vụ bản tin
thông báo tự động.
BT (Bothway Trunk): Trung kế hai chiều.
C7ST (Signa lling Terminal) – Thiết bị báo hiệu .
CAS (Channel Associated Signalling) – Hệ thống báo hiệu kênh riêng.
CCD Conference Call Device) – Thiết bị dịch vụ ứng dụng hội nghị.
CCM (Cesium Clock Module) - Đồng hồ Cesium(nguyên tử).
CCS (Common Channel Signalling Subsystem) -Hệ thống báo hiệu kênh chung
CHS (Charging Subsystem)- Hệ thống tính cước.
CLM (Clock Module) – Module đồng hồ
CP (Central Processor) – Bộ xử lý trung tâm
CP-A (Central Processor sida A) CP mặt A – Mặt làm việc
CP-B (Central Processor sida B) – CP mặt B – Mặt Standby
CPS (Central Processor Subsystem) – Phân hệ xử lý trung tâm
CR (Code Receiver) – Khối nhận mã CAS
CS (Code Sender) – Khối gửi mã
CSR (Code Sender/Receiver) – Khối nhận và gửi mã
DCS (Data Communication Subsystem) – Phân hệ truyền thông

DL (Digital Link ) – Kết nối số
DTMF (Dual Tone Multi Frequencie)
EM (Extension Module) – Khối module mở rộng
EMB (Extension Module Bus)
EMRP (Extension Module Regional Processor)
EMRPB (EMRP Bus)
EMRPB-A (EMRP Bus A-side)
EMRPB-B (EMRP Bus B-side)
EMTS (Extension Module Time Switch) là chuyển mạch thuê bao nhỏ.
ETC (Exchange Terminal Circuit)
FMS (File Management Subsystem) -Phân hệ quản lý file
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
GSS (Group Switch Subsystem) – Phân hệ chuyển mạch
ICM (Incoming Clock) - Đồng hồ vào.
ISDN (Integrated Services Digital Network)
KR2 (Keyset code Reciever, digital) – Bộ nhận mã DTMF
KRC (Keyset code Receiver Circuit) -Mạch nhận mã DTMF
LIC (Line Interface Circuit) – Giao diện thuê bao.
LSM (Line Switch Module) – Module chuyển mạch.
MAS (Maintenance Subsystem) – Phân hệ bảo dưỡng.
MAU (Maintenance Unit) – Khối bảo dưỡng được dùng khi CP fault
MCS (Man-Machine Communication Subsystem)–Phân hệ giao tiếp người
máy
MUX (Multiplexer)
NT (Network Termination) Thiết bị mạng.
OMC (Operation and Maintenance Center) – Trung tâm vận hành bảo dưỡng
OMS (Operation and Maintenance Subsystem) – Phân hệ vận hành bảo dưỡng
PABX (Private Automatic Branch Exchange) – Tổng đài cơ quan

PCM (Pulse Code Modulation) - Điều xung mã.
PLEX (Programming language for exchanges) – Ngôn ngữ lập trình cho tổng
đài.
RCM (Reference Clock Module) - Đồng hồ tham chiếu
RP (Regional Processor) – Bộ điều khiển vùng.
RPB-B (RPB, B-side)
RPS (Regional Processor Subsystem) – Phân hệ điều khiển vùng.
RSM (Remote Subscriber Multiplexer) – Bộ ghép nối thuê bao.
RSS (Remote Subscriber Switch) – Chuyển mạch xa
RT (Remote Terminal) – Thiết bị xa.
SCS (Subscriber Control Subsystem) – Phân hệ điều khiển thuê bao.
SE (Special Equipment) – Thiết bị đặc biệt
SNT (Switching Network Terminal) Thiết bị kết nối vào mạng chuyển mạch
SNTP (Switching Network Terminal Point) - Điểm kết nối vào mạng chuyển
mạch
SP (Signal Point) - Điểm báo hiệu.
SPM (Space Switch Module) – Chuyển mạch thời gian
SSA (Speech Store A) – Bộ lưu dữ thoại
SSB (Speech Store B)
SSS (Subscriber Switching Subsystem) – Phân hệ chuyển mạch thuê bao
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
STC (Signalling Terminal Central) – Trung tâm báo hiệu điều khiển thiết bị.
STP (Signal Transfer Point) – Điểm chuyển tiếp áo hiệu.
STR (Signalling Terminal Regional) – Vùng báo hiệu điều khiển thiết bị.
SULT (Subscriber Line Test)
SW (Software)
TCS (Traffic Control Subsystem) – Phân hệ điều khiển kết nối.
TSB (Time Switch Bus)

TSB-A (Time Switch Bus, plane A)
TSB-B (Time Switch Bus, plane B)
TSM (Time Switch Module)
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ thông tin đã và đang đánh dấu
một bước ngoặt vĩ đại trong sự phát triển chung của xã hội. Trong sự phát triển
đó, kỹ thuật tổng đài đã góp một phần không nhỏ.
Tại Việt Nam hiện nay cùng với chiến lược số hoá mạng viễn thông đã
đem lại sự thay đổi rõ rệt về quy mô cũng như chất lượng. Thế hệ tổng đài điện
tử số SPC đã khẳng đinh được vị thế và tính ưu việt của nó như : Tổng đài
AXE 810 của hãng ERICCSON (Thụy Điển), NEAX của hãng NEC (Nhật
Bản), EWSD của hãng SIEMENS (Đức), E10 của hãng ALCATEL
(Pháp),5ESS của hãng AT&T (Mỹ).
Cùng với nhiều đòi hỏi cho mạng thông tin, bao gồm đáp ứng nhanh và
đưa vào hình thức đa dịch vụ, thích ứng nhanh và mềm dẻo với sự tiến triển
của môi trường đa phương diện với tốc độ cao và băng tần rộng hơn cho các
đường truyền viễn thông hãng ERICCSON của Thuỷ Điển đã đưa ra một hệ
thống tổng đài đời mới AXE 810, loại tổng đài này có rất nhiều ưu việt, nó có
thể điều khiển cho chuyển mạch với dung lượng rất lớn các thuê bao, có độ tin
cậy và chính xác cao, hoạt động một cách tự động nhờ những chương trình ghi
sẵn trong bộ nhớ, nó có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ viễn thông với
tính năng mềm dẻo trong cấu trúc phần mềm.
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp em đã được thầy giáo Nguyễn
Quốc Trung hướng dẫn tìm hiểu về tông đài điện tử số SPC và tổng quan về hệ
thống tổng đài RLU-AXE 810. Do đó trong đồ án tốt nghiệp này em xin trình
bày các phần sau:
- Chương I: Tổng quan về tổng đài điện tử SPC số.

- Chương II: Giới thiệu về tổng đài điện tử SPC số.
- Chương III: Hệ thống chuyển mạch số.
- Chương IV: Hệ thống tổng đài RLU-AXE 810.
Do kinh nghiệm thực tế cũng như thời gian còn hạn chế nên trong đồ án
này em sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến và
sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô .
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quốc Trung và các thầy cô
trong khoa Công Nghệ-Trường Đại Học Vinh đã giúp đỡ để em có thể hoàn
thành bài báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Vinh, ngày tháng năm 2009.
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
Sinh viên: Nguyễn Đăng Hải
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
Tổng đài điện tử số SPC (Stored Program Control) là tổng đài điều
khiển theo chương trình ghi sẵn, nghĩa là nó sử dụng bộ xử lý giống như máy
tính để điều khiển hoạt động của tổng đài. Tất cả các chức năng điều khiển
được đặc trưng bởi một loạt lệnh ghi sẵn trong bộ nhớ. Vì vậy các số liệu trực
thuộc tổng đài như : các số liệu về thuê bao, các bản phiên dịch vê địa chỉ, các
thông tin tạo tuyến, tính cước, thống kê các cuộc gọi cũng được lưu sẵn trong
bộ nhớ số liệu. Qua mỗi bước xử lý gọi sẽ nhận được các quyết định tương ứng
với mỗi loại nghiệp vụ, số liệu đã ghi sẵn để đưa tới các loại thiết bị xử lý
nghiệp vụ đó.
Các chương trình ghi sẵn có thể thay đổi khi cần thay đổi nguyên tắc

điều khiển hay tính năng của hệ thống. Nhờ vậy, người quản lý có thể linh hoạt
trong quá trình điều hành tổng đài.
Các tổng đài thế hệ trước, đặc biệt là tổng đài cơ điện, các chức năng
báo hiệu, điều khiển được thực hiện bằng các mạch tổng hợp và thực hiện đấu
nối các phần tử logic là các rơle điện, nhờ tác dụng của các tiếp điểm rơle mà
các chức năng logic định trước được thực hiện, nếu thay đổi các số liệu để thay
để thay đổi quá trình điều khiển thì việc thực hiện rất vất vả và khó khăn. Khi
tổng đài điện tử số ra đời với sự phát triển của các công nghệ điện tử tiên tiến,
máy tính. Cùng với việc sử dụng bộ xử lý ngoài thì ngoài việc điều khiển
chuyển mạch nó còn có khả năng thực hiện các chức năng khác. Các chương
trình điều khiển cũng như các số liệu có thể thay đổi nên công việc điều hành
đáp ứng nhu cầu thay đổi của thuê bao trở nên dễ dàng. Việc đưa dịch vụ tới
thuê bao và thay đổi các dịch vụ cũ dễ dàng thực hiện qua trao đổi người máy.
Các số liệu trong các bộ nhớ dễ thay đổi khi ta thay đổi các dịch vụ cũ thông
qua các lệnh của thiết bị ngoại vi trao đổi giữa người và máy.
Một số dịch vụ đặc biệt có thể thực hiện bằng các thao tác từ máy thuê
bao.
Điều khiển theo chương trình ghi sẵn có nhiều ưu điểm như khi thay đổi
chức năng nào đó chỉ cần thay đổi phần mềm của hệ thống. Với mạch điều
khiển thì sử dụng bộ nhớ điều khiển để điều hành toàn bộ mạng chuyển mạch
nên tạo ra các lệnh và chuyển lệnh đơn giản hơn. Vì vậy các tổng đài điện tử
hiện nay đều làm việc theo nguyên lý điều khiển bằng chương trình ghi sẵn
(SPC).
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC
Trong các tổng đài điện tử hoạt động theo nguyên lý điều khiển bởi các
chương trình ghi sẵn (Stored Program Control: SPC), người ta sử dụng các bộ vi
xử lý như máy tính để điều khiển hoạt động của tổng đài, tất cả các chức năng

điều khiển được đặc trưng bởi một loạt các lệnh đã ghi sẵn trong các bộ nhớ.
Ngoài ra các số liệu trực thuộc tổng đài như số liệu về thuê bao, các
bảng phiên dịch địa chỉ, các thông tin về tạo tuyến, tính cước, thống kê cũng
được ghi sẵn trong các bộ nhớ số liệu. Qua mỗi bước xử lý gọi sẽ nhận được
một sự quyết định tương ứng với loại nghiệp vụ, số liệu đã ghi sẵn để đưa tới
thiết bị xử lý nghiệp vụ đó. Nguyên lý chuyển mạch như vậy gọi là chuyển
mạch điều khiển theo chương trình ghi sẵn.
Các số liệu chương trình và số liệu ghi trong các bộ nhớ có thể thay đổi
được khi cần thay đổi nguyên tắc điều khiển hay tính năng của hệ thống. Nhờ
vậy người quản lý có thể linh hoạt trong quá trình điều hành tổng đài đáp ứng
được các yêu cầu của thuê bao, việc đưa các dịch vụ mới cho các thuê bao và
thay đổi các dịch vụ cũ đều được dễ dàng thực hiện thông qua các lệnh trao đổi
giữa người và máy.
Việc sử dụng máy tính hay bộ xử lý số vào chức năng điều khiển tổng đài thì
ngoài chức năng điều khiển chuyển mạch thì cùng một bộ xử lý có thể điều
khiển các chức năng khác. Bởi vậy tổng đài điện từ SPC đã đáp ứng được đầy
đủ các yêu cầu của thuê bao với tốc độ nhanh và có hiệu quả. Nhờ có trung tâm
điều hành và bảo dưỡng được trang thiết bị trao đổi người - máy, cùng với hệ
thống xử lý mà công việc điều hành và bảo dưỡng cụm tổng đài trong một
vùng mạng được thực hiện dễ dàng. Ngoài ra các trung tâm này còn bao quát
cả công việc quản lý mạng như lưu lượng các tuyến xử lý đường vòng Các
phép đo kiểm tra cũng được thực hiện tại các cổng nhờ phát đi các lệnh. Những
sự thay đổi về dịch vụ cũng có thể tạo ra nhờ các trung tâm xử lý tin kiểu này,
tại đây cũng nhận được các thông tin về cước, hỏng hóc sự cố từ các tổng đài
khu vực. Nhờ vậy các công tác điều hành mạng lưới trở nên có hiệu quả hơn do
các bộ xử lý có khả năng hoàn thành công việc ở tốc độ cao nên có đủ thời gian
chạy các chương trình thử vòng để phát hiện lỗi tự động, không cần phải chi
phí thời gian và nhân lực cho phép đo thử này
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC

VINH
III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐẶT RA ĐỐI VỚI TỔNG
ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC SỐ.
3.1 NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ quan trọng nhất của một tổng đài là cung cấp một đường truyền
dẫn tạm thời để truyền dẫn tiếng nói đồng thời theo hai hướng giữa các loại
đường dây thuê bao sau, từ đó ta có các loại chuyển mạch.
- Chuyển mạch nội hạt: Là chuyển mạch để tạo tuyến nối cho cặp thuê
bao trong cùng một tổng đài.
- Chuyển mạch gọi ra: Là chuyển mạch để tạo tuyến nối cho các thuê
bao của tổng đài tới các đường trung kế dẫn tới các tổng đài khác.
- Chuyển mạch gọi vào: Là chuyển mạch để tạo tuyến nối cho các
đường trung kế từ các tổng đài khác tới các đường dây thuê bao của tổng đài.
- Chuyển mạch chuyển tiếp: Là chuyển mạch để tạo tuyến nối cho các đường
trung kế vào từ một tổng đài tới các đường trung kế ra tới một tổng đài khác.
Các nhiệm vụ trên của một tổng đài được thiết bị chuyển mạch của tổng
đài thực hiện thông qua quá trình trao đổi báo hiệu với mạng ngoài. Một tổng
đài nào đó thực hiện ba loại chuyển mạch 1, 2, 3 trên được gọi là một tổng đài
nội hạt.
Còn loại tổng đài chỉ thực hiện thao tác chuyển mạch thứ 4 nêu trên gọi là
tổng đài chuyển tiếp. Ngoài 2 loại tổng đài trên còn có tổng đài cơ quan (PABX) và
tổng đài cửa quốc tế. Tổng đài cơ quan PABX dùng để tổ chức liên lạc điện thoại
trong một cơ quan (liên lạc nội bộ) và đấu nối cho các thuê bao của nó ra mạng công
cộng. Tổng đài cửa quốc tế (còn gọi là tổng đài gateway) dùng để tạo tuyến cho các
cuộc gọi của các thuê bao trong nước ra mạng quốc tế.
* Nhiệm vụ chung của một tổng đài:
- Nhiệm vụ báo hiệu: Đây là nhiệm vụ trao đổi báo hiệu với mạng ngoài
thuê bao gồm các đường dây thuê bao và trung kế đấu nối tới các máy thuê
bao hay các tổng đài khác.
- Nhiệm vụ xử lý thông tin báo hiệu và điều khiển thao tác chuyển mạch: Thiết bị

điều khiển chuyển mạch nhận các thông tin báo hiệu từ các đường dây thuê bao
và trung kế, xử lý các thông tin này và đưa ra các thông tin điều khiển để hoặc cấp
báo hiệu tới các đường dây thuê bao hay trung kế hoặc để điều khiển thiết bị
chuyển mạch và các thiết bị phụ trợ để tạo tuyến nối.
- Tính cước: Nhiệm vụ này là tạo ra các số liệu cước phù hợp với từng
loại cuộc gọi sau khi mỗi cuộc gọi kết thúc. Số liệu cước này sẽ được xử lý
thành các bản tin cước phục vụ công tác thanh toán cước.
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
Tất cả các nhiệm vụ trên được thực hiện có hiệu quả nhờ sử dụng máy
tính điều khiển tổng đài.
3.2. CÁC TIÊU CHUẨN CƠ BẢN
1. Độ tin cậy
Vấn đề chung: Độ tin cậy của tổng đài là đại lượng quan trọng để đánh giá chất
lượng của tổng đài. Các khái niệm về độ tin cậy sử dụng được coi là khả năng
cung cấp của tổng đài trong điều kiện hoạt động đúng với chỉ dẫn khai thác bảo
dưỡng của nhà cung cấp thiết bị. Cơ sở để tính toán về độ tin cậy và khả dụng
là cơ sở thống kê.
2. Chất lượng tổng đài.
2.1.Chất lượng tổng đài trong điều kiện bình thường
a.Tải chuẩn
- Tải chuẩn A: Thể hiện mức độ trên trung bình của các hoạt động mà nhà
khai thác mong muốn cung cấp cho các khách hàng và giữa các tổng đài.
- Tải chuẩn B: Thể hiện mức tăng quá mức hoạt động bình thường dự kiến.
- Tải chuẩn trên các kênh trung kế gọi vào:
+ Tải chuẩn A: 0,7E (Earlang) trung bình trên tất cả các kênh trung kế gọi vào
+ Tải chuẩn B: 0,8 E trung bình trên tất cả các kênh trung kế gọi vào, với số
lượng cuộc gọi trong 1 giờ gấp 1,2 lần so với tải chuẩn A.
- Tải chuẩn trên các dây thuê bao

+ Tải chuẩn A:
Mật độ lưu lượng trung bình BHCA trung bình
0,03E 1,2
0,06E 2,4
0,10 E 4,0
0,17E 6,8
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
+ Tải chuẩn B:
Mật độ lưu lượng
trung bình trên
kênh B
BHCA trung bình
trên kênh B
Số gói trung bình trong 1
giây trên kênh B
0,05 E 2 0,05
(Báo hiệu)+ Số gói dữ liệu
0,1 E 4 0,1
(Báo hiệu)+ Số gói dữ liệu
0,55 E 2 0,05
(Báo hiệu)+ Số gói dữ liệu
2.1.1. Số lượng cuộc gọi không thoả đáng
- Xác suất xuất hiện cuộc gọi xử lý không thoả đáng:
Kiểu kết nối Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Cuộc gọi nội đài 10
-2
4x10
-2

Khởi phát 5x 10
-3
3x10
-2
Kết cuối 5x10
-3
3x10
-2
Chuyển tiếp 10
-3
10
-2
2.1.2. Xác suất trễ trong môi trường phi ISDN và môi trường hỗn hợp giữa
ISDN và phi ISDN
- Tr tr l i nễ ả ờ đế
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Giá trị trung bình 300 ms
≤400 ms
Xác xuất 95% không
vượt quá
400 ms 600 ms
- Trễ yêu cầu cuộc gọi tổng đài nội hạt – kết nối lưu lượng nội đài và lưu
lượng đi xuất phát:
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
+ Đối với thuê bao tương tự
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Giá trị trung bình
≤400 ms ≤800ms

Xác xuất 95% không vượt quá 600 ms 1000 ms
+ Đối với thuê bao số:
Trễ yêu cầu cuộc gọi đối với thuê bao số gửi Overlap
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Giá trị trung bình
≤400 ms ≤800 ms
Xác suất 95% không vượt quá 600ms 1000 ms
Trễ yêu cầu cuộc gọi đối với thuê bao số gửi En-bloc
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Giá trị trung bình
≤600 ms ≤900 ms
Xác suất 95% không vượt
quá
800 ms 1200 ms
- Trễ thiết lập cuộc gọi - kết nối lưu lượng chuyển tiếp và lưu lượng đi
xuất phát
+ Đối với kết nối chuyển tiếp:
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Giá trị trung bình
≤250 ms ≤400 ms
Xác suất 95% không vượt
quá
300ms 600 ms
+ Đối với lưu lượng xuất phát đi
 Xuất phát từ thuê bao tương tự:
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Giá trị trung bình
≤300 ms ≤500 ms
Xác suất 95% không vượt quá 400ms 800 ms
 Xuất phát từ thuê bao số:

SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
Thuê bao số gửi Overlap
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Giá trị trung bình
≤400 ms ≤600 ms
Xác suất 95% không vượt
quá
600ms 1000 ms
Thuê bao s g i En-blocố ử
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Giá trị trung bình
≤600 ms ≤800 ms
Xác suất 95% không vượt quá 800ms 1200 ms
- Trễ ngắt tín hiệu chuông
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Giá trị trung bình
≤100 ms ≤150 ms
Xác suất 95% không vượt quá 150ms 200 ms
- Trễ giải phóng cuộc gọi của tổng đài:
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Giá trị trung bình
≤250 ms ≤400 ms
Xác suất 95% không vượt quá 300ms 700 ms
- Trễ truyền báo hiệu tổng đài – không phải tín hiệu trả lời:
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Giá trị trung bình
≤100 ms ≤150 ms
Xác suất 95% không vượt quá 150ms 300 ms

- Trễ gửi tín hiệu trả lời:
Đối với kết nối nội bộ
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Giá trị trung bình
≤250 ms ≤350 ms
Xác suất 95% không vượt quá 350ms 700 ms
- Thời gian bắt đầu tính cước:
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
Giá trị trung bình
≤100 ms ≤170 ms
Xác suất 95% không vượt quá 200ms 350 ms
2.1.3. Chất lượng tổng đài trong điều kiện quá tải.
- Chất lượng xử lý cuộc gọi trong điều kiện quá tải.
- Kiểm soát quá tải.
- Phát hiện quá tải.
- Bảo vệ quá tải.
- Các mức dịch vụ khi quá tải.
- Giám sát chất lượng trong cơ chế kiểm soát quá tải.
3. Môi trường làm việc.
Tổng đài phải đảm bảo hoạt động trong các điều kiện về môi trường như
qui định dưới đây:
3.1. Khả năng đáp ứng của tổng đài với đường dây thuê bao
a. Điện trở mạch vòng trên 2 dây a, b: Điện trở mạch vòng phải nhỏ hơn
2000Ω.
b. Điện trở cách điện dây - dây, dây - đất nhỏ nhất cho phép R
eđiện, min
≥ 10KΩ

c. Điện dung ký sinh lớn nhất cho phép C
max
≤ 0.5 µF
3.2. Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm.
Tổng phải hoạt động bình thường trong điều kiện môi trường như sau:
- Nhiệt độ (độ C): 15 - 25.
- Độ ẩm (%): 30 -70.
a. Vật liệu sàn phòng tổng đài.
Trở kháng cách điện nhỏ nhất: 25 x 10
3

Trở kháng cách điện lớn nhất: 10
6
Ω (sàn mới); 10
10
Ω (sàn cũ)
b. Các điều kiện khác.
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
Khả năng chống động đất: Chịu được điều kiện động đất 5,66 độ Richter
3.3. Các âm nghe được.
- Tổng đài phải có khả năng cung cấp được cho bất cứ cuộc gọi nào có
khả năng tải tin tiếng nói hay âm thanh 300 đến 3400 Hz trong điều kiện tương
ứng.
- Các âm tương ứng phải thoả mãn yêu cầu như trong điều khoản 3.6.1
của tiêu chuẩn này và khuyến nghị E. 180, E. 182 của ITU - T
4. Các giao diện.
Tổng đài không nhất thiết phải bao gồm tất cả các loại giao diện như liệt
kê trong phần dưới đây nhưng nếu có thì phải thoả mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật

được qui định trong tiêu chuẩn này.
- Giao diện thuê bao
Truy nhập tương tự: Giao diện Z là giao diện tương tự cơ bản được định
nghĩa tại phía của đường dây thuê bao tương tự sử dụng để kết bị thuê bao.
Điện áp đường dây thuê bao trong khoảng 37V ÷ 48V.
Truy nhập số V: Giao diện V1 được sử dụng tại điểm chuẩn V1 để kết nối
vào đoạn truy nhập số nhằm cung cấp đơn vị truy nhập cơ bản.
Đặc điểm chức năng:
+ Kênh 2B + D: cung cấp khả năng truyền hai hướng trên 2 kênh B và
một kênh D tốc độ 16 Kbit/s theo khuyến nghị I.412.
+ Định thời bit: Cung cấp định thời bit để một đoạn số có khả năng tái tạo
lại thông tin từ một luồng bit liên tục.
5. Các dịch vụ cung cấp.
5.1. Dịch vụ cơ bản.
Tổng đài phải có khả năng cung cấp các dịch vụ cơ bản sau đây:
- Thuê bao quay số tự động không hạn chế theo yêu cầu.
- Hỗ trợ cuộc gọi.
- Gọi tới các âm thông báo ghi trước.
- Gọi các số đặc biệt.
- Cấp xung 16 KHz.
- Cấp đảo cực đường dây thuê bao.
- Bắt cuộc gọi.
- Số liệu.
+ Truyền FAX trên kênh tương tự, truyền FAX nhóm IV trên kênh số.
+ Truyền số liệu trên kênh số.
- Hình ảnh.
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
+ Videotex

+ Điện thoại thấy hình VieoPhone.
+ Hội nghị truyền hình tốc độ 2B + B và tốc độ 6B + D.
5.2. Các dịch vụ phụ.
Tổng đài có khả năng cung cấp các dịch vụ phụ như sau:
- Các dịch vụ liên quan địa chỉ.
- Các dịch vụ hoàn thành cuộc gọi.
- Các dịch vụ chuyển cuộc gọi
- Các dịch vụ nhận dạng số.
- Các dịch vụ hướng dẫn cước phí.
- Các dịch vụ hội nghị.
- Các dịch vụ hạn chế.
- Các dịch vụ khác.
6. Chỉ tiêu về truyền dẫn.
6.1. Các chỉ tiêu truyền dẫn.
a. Các chỉ tiêu truyền dẫn cho giao diện tương tự:
- Các chỉ tiêu về trở kháng: Các chỉ tiêu về trở kháng cho giao diện Z
+ Trở kháng tổng đài 600 Ω + 10%.
+ Trở kháng mất cân bằng so với đất: Nằm trong phạm vi cho phép trên
đường cong suy hao chuyển đổi theo chiều dọc LCL.
- Các chỉ tiêu chung:
+ Chỉ tiêu suy hao truyền dẫn:
• Giá trị nhỏ nhất của suy hao truyền dẫn:
Giữa đầu vào giao diện tương tự và điện và điểm đo: NLi = 0 đến 2dB
Giữa điểm đo tổng đài và đầu ra giao diện tương tự: NLo = 0 đến 8dB
• Dao động cho phép đối với suy hao truyền dẫn: -0,3 đến +0,7 dB
+ Chỉ tiêu trễ nhóm.
+ Chỉ tiêu suy hao phản xạ.
+ Chỉ tiêu tạp âm tần số: Không vượt quá 50 dBm0.
+ Chỉ tiêu xuyên âm.
6.2. Các chỉ tiêu truyền dẫn cho giao diện số.

- Các chỉ tiêu cho giao diện A:
+ Các chỉ tiêu sai số cho phép đối với jitter và Wander tại đầu vào tổng
đài: Thoả mãn điều 3.1.1 khuyến nghị G.823
+ Trôi pha đầu ra (MTIE): Thoả mãn giới hạn trong Khuyến nghị G.823
và G.824.
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
- Các chỉ tiêu cho giao diện V1: Thoả mãn các chỉ tiêu trong khuyến nghị
I.430, I.431.
7. Yêu cầu về đồng hồ và đồng bộ.
- Xung nhịp:
2Mbit/s theo tiêu chuẩn TCN 68 - 172: 1998
2MHz theo tiêu chuẩn TCN 68 - 1972: 1998
- Kênh truyền: Tổng đài có khả năng tách tín hiệu đồng bộ từ bất cứ luồng
2Mbit/s kết nối đến tổng đài và phải có khả năng sử dụng một trong các kênh
số này để làm kênh điều khiển.
- Chuyển đổi nguồn đồng bộ: Tổng đài có khả năng chuyển đổi nguồn
đồng bộ trong trường hợp cần thiết mà không ảnh hưởng đến lưu lượng.
- Rung pha và trôi pha: Tổng đài phải có hàm truyền rung pha và trôi pha
thoả mãn điều 4, khuyến nghị Q.551.
IV. CÁC DỊCH VỤ CỦA TỔNG ĐÀI SPC
So với tổng đài tương tự thì tổng đài điện tử kỹ thuật số có ưu điểm hơn
như tốc độ chuyển mạch, thời gian xử lý cuộc gọi Ngoài ra nó còn có các
dịch vụ đặc biệt đối với các thuê bao, các dịch vụ đó là:
4.1. Chọn số đa tần:
Các thuê bao của tổng đài điện tử số có thể sử dụng máy điện thoại kiểu
ấn phím có phương thức chọn số đa tần để phát đi các chữ số địa chỉ. Theo
phương thức này ta có thể phát đi 11 chữ số địa chỉ trong 1 giây. Vì vậy có thể
tăng tốc độ thiết lập nối.

4.2. Thuê bao ưu tiên:
Tổng đài điện tử SPC có thể cung cấp cho thuê bao các mạch dây ưu
tiên, các thuê bao này được chú ý tới tuỳ thuộc mức độ ưu tiên. Mức ưu tiên
của các thuê bao được bộ xử lý trung tâm xác định. Trong trường hợp có ứ (quá
tải mạng) hoặc có bất trắc thiết bị các thuê bao này được ưu tiên xử lý.
4.3. Hạn chế gọi ra: (khoá gọi ra).
Các cuộc gọi ra (cuộc gọi đường dài) đều bị từ chối, chỉ có thể nhận các
cuộc gọi vào. Điều này được thực hiện dễ dàng bằng mã hoá gọi ra thông qua
số liệu lưu ở hồ sơ thuê bao.
4.4. Đón cuộc gọi:
Các cuộc gọi vào đến một thuê bao nào đó có thể được đón chuyển tới
tổng đài hoặc tới thiết bị thông báo tự động trong trường hợp thuê bao bị gọi
vắng mặt. Tổng đài trả lời cuộc gọi và chuyển nội dung thông báo cho thuê bao.
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
4.5. Quay số tắt - Rút ngắn thời gian chọn số:
Địa chỉ thuê bao chỉ gồm một chữ số chỉ thị mã dịch vụ (hoặc ký hiệu
mã) và hai chữ số địa chỉ của thuê bao bị gọi.
4.6. Chuyển gọi:
Có thể đặt máy ở chế độ gọi khi thuê bao vắng mặt. Lúc này các cuộc
gọi đến được chuyển đến thuê bao khác do thuê bao cài đặt.
4.7. Ngăn quấy rầy:
Dịch vụ này đảm bảo cho thuê bao thoải mái, ngăn ngừa sự quấy rầy do
phải quan tâm tới các cuộc gọi vào. Trong trường hợp này, các cuộc gọi vào
được chuyển tới bàn điện thoại viên hoặc tới thiết bị trả lời tự động. Từ đó thuê
bao bị gọi tạm thời không tiếp nhận các cuộc gọi vào.
4.8. Gọi hội nghị:
Nhờ nghiệp vụ này mà thuê bao có thể thiết lập tuyến nối tới vài thuê
bao (có thể tới 4 thuê bao) đồng thời để tạo cuộc gọi hội nghị. Ở chế độ hội

nghị một thuê bao nối các thuê bao khác trong nhóm có thể nghe được.
4.9. Chờ rỗi:
Nhờ dịch vụ này mà có thể lưu thông tin gọi, tuyến nối được thiết lập
tránh thời gian lãng phí phải gọi lại thuê bao bận cho thuê bao chủ gọi.
4.10. Gọi xen:
Dịch vụ này thông báo cho các thuê bao đang ở trạng thái hội nghị biết
có một thuê bao khác đang gọi tới nó. Thuê bao này được cấp âm thanh “gọi
xen” (âm đặc biệt) trong lúc thuê bao đang hội thoại. Lúc đó thuê bao có thể
tiếp tục duy trì cuộc hội thoại dở hoặc ngừng và tiến hành hội thoại với thuê
bao thứ 3 gọi xen vào. Sau đó tuyến nối cho cuộc gọi hội thoại dở vẫn được
duy trì.
4.11. Tái lập cuộc gọi:
Dịch vụ này có thể thay đổi cho dịch vụ chờ rỗi thuê bao chủ gọi, có thể
đặt tổ hợp sau khi nhận âm báo bận, trạng thái thuê bao bị gọi được theo dõi
thường xuyên khi trạng thái được xác lập thì tuyến nối mới được thiết lập, dòng
chuông được cấp cho cả hai thuê bao.
4.12. Hỏi địa chỉ:
Cho phép hỏi thăm và chuyển gọi tới một thuê bao khi sự hỏi thăm bằng
việc chọn số tới máy trả lời địa chỉ. Sau khi nhận được địa chỉ chọn số tới thuê
bao cần gọi nhưng không xoá tiếng nói trước.
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
4.13. Ưu tiên cuộc gọi cảnh báo:
Dịch vụ này được xử lý ưu tiên trước các dịch vụ khác như tín hiệu cứu
thương, cứu hoả địa chỉ cuộc gọi thường ngắn hai hoặc ba chữ số.
4.14. Tính cước tại nhà:
Ở các hệ thống tổng đài điện từ số SPC các thuê bao có thể đáp ứng dịch
vụ tính cước tại nhà nhờ bộ chỉ thị cước đặt ở vị trí thuê bao. Bộ chỉ thị cước
này được tác động bởi dãy xung cước từ hệ thống cước của tổng đài qua mạch

dây thuê bao. Nhờ vậy thuê bao có thể biết được cước từng cuộc gọi mà họ
thực hiện.
4.15. Lập hoá đơn tức thì:
Cung cấp cước ở dạng bản tin như địa chỉ thuê bao bị gọi, ngày giờ và
thời gian Cước phí cuộc gọi.
4.16. Bắt giữ:
Việc phát hiện các cuộc gọi quấy rối được tiến hành tức thời nhờ mã bắt
được qui định riêng phát đi từ máy thuê bao bị gọi. Lúc đó thông tin về thuê
bao chủ gọi sẽ được in ra ngay.
4.17. Dịch vụ thông báo:
Trong các trường hợp sau thông báo có thể được tự động chuyển tới
thuê bao chủ gọi:
- Thay đổi địa chỉ thuê bao.
- Gọi mã số không xác định.
- Gọi mã địa chỉ thuê bao không khả năng tiếp nhận.
- Ứ tuyến gọi hoặc có sự cố.
- Thuê bao tạm thời bị cắt liên lạc do sự cố hoặc không thanh toán cước.
4.18. Liên lạc trực tiếp
Dịch vụ này cho phép thuê bao có thể thiết lập liên lạc ngay sau khi
nhấc tổ hợp mà không cần chọn số. Nếu thuê bao muốn đấu nối tới một thuê
bao khác thì tiến hành chọn số trong một khoảng thời gian định trước sau khi
nhấc tổ hợp, thông thường là 5s hoặc 10s. Nghiệp vụ này còn gọi là “Warm
line”.
4.19. Nghiệp vụ đường dây tư: (Host line).
Cho phép tạo tuyến gọi tới một thuê bao xác định mà không cần chọn
số, không cho phép cuộc gọi tới các thuê bao khác bằng phương pháp chọn số.
4.20. Báo thức tự động:
Cho phép thuê bao tự cài đặt tham số thời gian cần báo thức, tổ hợp mã
lệnh giữa tổng đài với tham số thời gian 2 chữ số chỉ giờ, 2 chữ số chỉ phút.
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
4.21. Từ chối cuộc gọi:
Dịch vụ này từ chối các cuộc gọi đến, trong tổng đài sẽ phát cho thuê
bao chủ gọi âm báo bận với mọi cuộc gọi.
4.22. Khoá thiết bị:
Dịch vụ này cho phép máy không tiếp nhận các cuộc gọi vào khi không
tuân thủ một qui ước sử dụng riêng, thường dùng tổ hợp mã để khoá thiết bị.
4.23. Gọi miễn cước:
Tổng đài điện tử SPC cấp cho một thuê bao quyền gọi miễn cước. Ngoài
ra tất cả các thuê bao thực hiện các cuộc gọi nghiệp vụ như báo hỏng thiết bị,
thông báo điện báo, gọi cảnh báo, đều được miễn cước.
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC SỐ
I. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CHUNG:
Tuy có khác nhau nhiều giữa các tổng đài điện tử hiện đang sử dụng trên
thế giới nhưng tất cả các hệ thống đều giống nhau về cơ cấu phân bố các khối
chức năng. Sơ đồ khối đơn giản của một tổng đài SPC như sau:
+ Thiết bị giao tiếp: Bao gồm các mạch điện thuê bao, mạch trung kế,
thiết bị tập trung và xử lý tín hiệu
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
+ Thiết bị chuyển mạch: Bao gồm các tầng chuyển mạch thời gian
không gian hoặc ghép hợp.
+ Thiết bị ngoại vi và kênh riêng hợp thành thiết bị ngoại vi báo hiệu.
Thông thường thiết bị báo hiệu kênh chung dùng để xử lý thông tin báo hiệu
liên tổng đài theo mạng báo hiệu kênh chung. Còn thiết bị báo hiệu kênh riêng
để xử lý thông tin báo hiệu kênh riêng.
+ Ngoại vi chuyển mạch: Các thiết bị phân phối báo hiệu, thiết bị đo
thử, thiết bị điều khiển đấu nối hợp thành thiết bị ngoại vi chuyển mạch. Đây là

thiết bị ngoại vi cho hệ thống điều khiển.
+ Thiết bị điều khiển trung tâm: Bộ xử lý trung tâm cùng với các bộ nhớ
của nó.
+ Thiết bị trao đổi người máy: Là các loại máy hiện hình có bàn phím,
máy in để trao đổi thông tin vào ra, và ghi lại các bản tin cần thiết phục vụ
công tác điều hành và bảo dưỡng tổng đài.
Ngoài ra ở các tổng đài khu vực của mạng công cộng, các tổng đài
chuyển tiếp và các tổng đài quốc tế còn có các khối chức năng như tính cước,
thống kê, đồng bộ mạng, trung tâm xử lý, thiết bị giao tiếp thuê bao xa
II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC KHỐI CHỨC NĂNG CỦA TỔNG ĐÀI SPC:
2.1. Thiết bị giao tiếp:
Thiết bị giao tiếp gồm các mạch điện kết cuối thuê bao, kết cuối trung kế
tương tự và kết cuối trung kế số.
+ Khối mạch kết cuối bao gồm:
- Mạch điện đường dây thuê bao làm bảy nhiệm vụ: BORSCHT tức là;
B: (Batteryfeed): cấp nguồn cho đường dây thuê bao theo công thức cấp
nguồn đối xứng.
O: (Overvoltage protection): Bảo vệ quá áp cho thiết bị, bảo đảm cho
điện áp trên đường dây không vượt quá nguồn cung cấp.
R (Ring): Thực hiện cấp tín hiệu rung chuông cho thuê bao bị gọi.
S (Supervision): Giám sát các trạng thái thuê bao.
C (Codec): Thực hiện mã hoá và giải mã trước và sau bộ tập trung phân
phối thoại (Chuyển đổi A ↔ D). Đa số các đường dây thuê bao hiện là những
đường dây tương tự bởi vậy trước khi đưa vào trường chuyển mạch số thì các
tín hiệu tương tự phải được mã hoá thành luồng số PCM và khi đưa ra phải
chuyển đổi từ luồng PCM thành tín hiệu tương tự.
H (Hybrid): Bộ sai động thực hiện chuyển đổi 2/4 dây, phía bên thuê
bao ngoài theo hai hướng, một hướng phát một hướng thu, mỗi hướng hai dây.
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC

VINH
T (Text): Đo thử và kiểm tra để tạo số liệu cho việc quản lí và bảo
dưỡng hệ thống.
Ngoài ra khối giao tiếp thuê bao còn có mạch nghiệp vụ như mạch phối
hợp báo hiệu, mạch điện thu phát xung quay số ở dạng mã thập phân và mã đa
tầm. Ở các tổng đài số, mạch điện thuê bao còn làm nhiệm vụ biến đổi qua lại
A/D (Analog - Digital) cho tín hiệu thoại.
+ Khối mạch giao tiếp trung kế tương tự: Khối mạch này chứa các mạch
điện trung kế dùng cho các cuộc gọi ra, gọi vào và gọi chuyển tiếp. Chúng làm
nhiệm vụ cấp nguồn, giám sát cuộc gọi, phối hợp báo hiệu.
+ Khối mạch kết cuối trung kế số: Nhiệm vụ cơ bản của khối mạch này
là thực hiện các chức năng GAZPACHO, bao gồm:
- Tạo khung (Gerieration of Frame): Tức là nhận dạng tín hiệu đồng bộ
khung để phân biệt từng khung của tuyến số liệu PCM đưa đến từ các tổng đài
khác.
- Đồng bộ khung (Aligment of Frame): Để sắp xếp khung số liệu mới
phù hợp với hệ thống PCM.
- Nén dãy bít “0”( Zero string suppression): Vì dãy tín hiệu PCM có
nhiều quãng chứa nhiều bít “0” sẽ khó phục hồi tín hiệu đồng bộ ở phía thu nên
nhiệm vụ này là thực hiện nén các quãng tín hiệu có nhiều bít “0” liên tiếp ở
phía phát.
- Đảo cực tính: (Polar conversion): nhiệm vụ này nhằm biến đổi dây tín
hiệu đơn cực từ hệ thống đưa ra thành dãy tín hiệu lưỡng cực trên đường dây
và ngược lại.
- Xử lý cảnh báo (Alarm Processing): để xử lý cảnh báo từ đường PCM.
- Phục hồi dãy xung nhịp (clock recovery): khôi phục xung nhịp từ dãy
tín hiệu thu được.
- Tách thông tin đồng bộ: (Hunt during reframe): Tách thông tin đồng
bộ từ dãy tín hiệu thu.
- Báo hiệu (Ofice Signalling): Thực hiện chức năng giao tiếp báo hiệu

để phối hợp các báo hiệu giữa tổng đài đang xem xét và các tổng đài khác qua
các đường trung kế.
2.2. Thiết bị chuyển mạch:
Ở các tổng đài điện tử, thiết bị chuyển mạch là một trong các bộ phận
chủ yếu và có kích thước lớn. Nó có các chức năng chính sau:
- Chức năng chuyển mạch: thực hiện thiếp lập tuyến nối giữa hai hay
nhiều thuê bao của tổng đài hoặc giữa tổng đài này và tổng đài khác.
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
- Chức năng truyền dẫn:
Trên cơ sở tuyến nối đã thiết lập, thiết bị chuyển mạch thực hiện truyền
dẫn tín hiệu tiếng nói và tín hiệu báo hiệu giữa các thuê bao với độ tin cậy
chính xác cần thiết.
+ Có hai loại hệ thống chuyển mạch:
a. Hệ thống chuyển mạch tương tự:
Loại này được chia làm hai loại:
* Phương thức chuyển mạch không gian (Space division Switching
mode). Ở phương thức này đối với một cuộc gọi một tuyến vật lý được thiết lập
giữa đầu vào và đầu ra của trường chuyển mạch. Tuyến này là riêng biệt cho
mỗi cuộc nối và duy trì trong suốt thời gian tiến hành cuộc gọi. Các tuyến nối
cho các cuộc gọi là độc lập với nhau. Ngay sau khi một tuyến được đấu nối,
các tín hiệu được trao đổi giữa hai thuê bao.
* Phương thức chuyển mạch thời gian:
Phương thức này còn gọi là phương thức chuyển mạch PAM (Pule
Amplitude Modulation), tức là chuyển mạch theo phương thức điều biên xung.
b. Hệ thống chuyển mạch số (Digital Switching System).
Phương thức chuyển mạch này còn gọi là chuyển mạch PCM ( Pulse
Code Modulation). Ở hệ thống chuyển mạch này một tuyến vật lý được sử
dụng chung cho một số cuộc gọi trên cơ sở phân chia theo thời gian. Mỗi cuộc

gọi sử dụng tuyến này trong khoảng thời gian xác định và theo chu kỳ với một
tốc độ lặp thích hợp. Đối với tín hiệu thoại tốc độ lặp là 8KHz, tức là cứ mỗi
125 µs lại truyền đi tiếng nói một lần. Tiếng nói trong mỗi lần chuyển đi gọi
mẫu và được mã hoá theo phương thức PCM.
2.3. Bộ điều khiển trung tâm:
Bộ điều khiển trung tâm gồm một bộ xử lý có công suất lớn cùng các bộ
nhớ trực thuộc. Bộ xử lý này được thiết kế tối ưu để xử lý cuộc gọi và các công
việc liên quan trong một tổng đài. Nó phải hoàn thành các nhiệm vụ kịp thời
hay còn gọi là xử lý thời gian thực hiện các công việc sau đây:
- Nhận xung hay mã chọn số (các chữ số địa chỉ).
- Chuyển các tín hiệu địa chỉ đi ở các trường hợp chuyển tiếp cuộc gọi.
- Trao đổi các báo hiệu cho thuê bao hay các tổng đài khác.
Sơ đồ khối một bộ xử lý chuyển mạch tổng quát được mô tả như sau:
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
Bộ xử lý chuyển mạch bao gồm một bộ xử lý trung tâm, các bộ nhớ
chương trình, số liệu và phiên dịch cùng thiết bị vào/ra làm nhiệm vụ phối hợp
để đưa các thông tin vào và lấy các lệnh ra.
Bộ xử lý trung tâm là một bộ xử lý hay vi xử lý tốc độ cao và có công
suất xử lý tuỳ thuộc vào vị trí xử lý chuyển mạch của nó. Nó làm nhiệm vụ
điều khiển thao tác cuả thiết bị chuyển mạch.
Bộ nhớ chương trình: Dùng để ghi lại các chương trình điều khiển các
thao tác chuyển mạch. Các chương trình này được gọi ra và xử lý cùng với các
số liệu cần thiết.
Bộ nhớ số liệu dùng để ghi lại tạm thời các số liệu cần thiết trong quá
trình xử lý các cuộc gọi như các chữ số địa chỉ thuê bao, trạng thái bận - rỗi của
các đường dây thuê bao hay trung kế
Bộ nhớ phiên dịch chứa các thông tin về loại đường dây thuê bao chủ
gọi và bị gọi, mã tạo tuyến, thông tin cước

Bộ nhớ số liệu là bộ nhớ tạm thời còn các bộ nhớ chương trình và phiên
dịch là các bộ nhớ bán cố định. Số liệu hay chương trình trong các bộ nhớ bán
cố định không thay đổi trong quá trình xử lý cuộc gọi. Còn thông tin ở bộ nhớ
tạm thời (Nhớ số liệu) thay đổi liên tục từ lúc bắt đầu tới lúc kết thúc cuộc gọi.
2.4. Thiết bị ngoại vi chuyển mạch:
Các thiết bị đo thử trạng thái đường dây thuê bao và các đường trung kế,
thiết bị phân phối báo hiệu, thiết bị điều khiển đấu nối tạo thành thiết bị ngoại
vi chuyển mạch.
+ Thiết bị đo thử trạng thái đường dây (Scanner).
SV:Nguyễn Đăng Hải-Lớp 45k2 ĐTVT- Khoa: Công Nghệ

×