Tải bản đầy đủ (.ppt) (45 trang)

noi dung sinh hoat 20/10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 45 trang )


CÔNG ĐOÀN GD&ĐT THIỆU HOÁ
CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THCS THIỆU PHÚ


TOẠ ĐÀM 20/10/2012
TOẠ ĐÀM 20/10/2012



Hai mươi tháng Mười chẳng riêng dành phụ nữ
Mà cho đàn ông chiêm nghiệm về mình
Bài thơ anh, thông điệp tựa gương trong
Cho đôi lứa cùng soi mình trong đó
Hạnh phúc - Tình yêu, giai điệu ngàn đời vẫn luôn để ngỏ
Cho mỗi chúng ta vẽ, tạc hình hài
Nếu yêu đến tận cùng, một cộng một bằng hai (1+1=2)
Nếu lỡ buông tay, hai trừ một là hết (2-1=0)
Tình yêu giản đơn chẳng cần vì nhau mà chết
Chỉ cần yêu thương gói trân trọng trong nhau
Hai mươi tháng Mười - thơ anh chẳng đánh bóng gì đâu
Đơn giản thôi là những điều anh nghĩ
Ý nghĩ, câu thơ thay lời anh thủ thỉ
Yêu đến tận cùng để dâng hiến nghe em!
Chúc mừng chị em nhân ngày 20 tháng 10!

phô n÷ viÖt nam
Anh hïng – BÊt khuÊt
Trung hËu - §¶m ®ang
20 - 10


Phải đâu mẹ của riêng anh
Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đó thôi
Mẹ tuy không đẻ, không nuôi
Nhưng em ơn mẹ suốt đời chưa xong.
Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh, mẹ thức, lo từng cơn đau
Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Để cho mái tóc trên đầu anh đen
Đâu con dốc nắng đường quen
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
Thương anh thương cả bước chân
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao
Lời ru mẹ hát thuở nào
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh.
Nào là hoa bưởi, hoa chanh
Nào câu quan họ mái đình cây đa
Xin đừng bắt chước câu ca
Đi về dối mẹ để mà yêu nhau
Mẹ không ghét bỏ em đâu
Yêu anh, em đã là dâu trong nhà
Em xin hát tiếp lời ca
Ru anh sau nỗi âu lo nhọc nhằn
Hát tình yêu của chúng mình
Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng
Giữa ngàn hoa có núi sông
Giữa lòng thương mẹ mênh mông
không bờ
Chắt chiu từ những ngày xưa
Mẹ sinh anh để bây giờ cho em…

Xuân Quỳnh -

NhiÖt liÖt chµo mõng
ngµy phô n÷ ViÖt nam
20 - 10

lÞch sö
ngµy phô n÷ ViÖt nam
20 - 10

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và
giữ nước, trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng
yếu
Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn
minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ
công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao
động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược,
đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có
bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm
kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông
minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn,
phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người
mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ
anh hùng của dân tộc anh hùng.

Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp
bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu
được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ
những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo
vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du,

còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền
thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị
Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai
Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành
và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông
Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính
chất riêng của giới nữ như:
Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh
Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc
Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị
tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.

Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị
Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học
Đồng Khánh.
Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị
Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt.
Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên
thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An,
Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân
dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã.
Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh
đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện
Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình
quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng
của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng

phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với
giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các
đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ
chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ
tham gia cách mạng.
Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ
chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện
sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ
trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp
giải phóng phụ nữ.

Cách đây 82 năm (20/10/1930), Hội
Phụ Nữ phản đế Việt Nam đã được
thành lập. Đó là tổ chức tiền thân của
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.


Từ khi ra đời, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam đã tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ
nữ, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và giải phóng phụ nữ theo
đường lối của Đảng.

Đảng chỉ rõ: "Nếu giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp mà chưa giải phóng phụ
nữ thì Cách mạng mới chỉ là một nửa".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Giang
sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt
Nam, trẻ cũng như già dệt thêu mà thêm
tốt đẹp, rực rỡ".


Phụ nữ đã là một phần không thể
thiếu góp vào thành công của cách
mạng Việt Nam, trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong
công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ
đã có những đóng góp quan trọng thúc
đẩy sự phát triển của xã hội.

Hiện nay, phong trào phụ nữ ở Việt Nam đã
đ ợc Liên Hiệp Quốc đánh giá là Phụ nữ
Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao
nhất thế giới và ngày Phụ nữ Việt Nam 20 -
10 đ ợc tổ chức long trọng ở các cơ quan,
đoàn thể ở nơi có phụ nữ làm việc và tham
gia, ng ời phụ nữ thì đ ợc tặng hoa (Hoa Hồng
đ ợc dùng để tặng phụ nữ trong ngày này
nhiều nhất) và tặng quà. Các hoạt động tr ớc
ngày phụ nữ Việt nam 20-10 rất rầm rộ và
đều h ớng về phụ nữ.


Là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi
các tầng lớp phụ nữ Việt Nam.
Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ
quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN
(Hiệp Hội các nước Đông Nam Á). Hội tham gia
tích cực trong các hoạt động vì hoà bình, đoàn
kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội

trên toàn thế giới.


Những tấm g ơng phụ nữ tiêu biểu
qua các thời kỳ dựng n ớc, giữ n ớc

Hai bà Tr ng

Bà Triệu

Thái hậu D ơng Vân Nga

Lý Chiêu Hoàng

Nữ T ớng Lê Chân, Bùi Thị Xuân

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng
quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng
quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương

Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.
Hai Bµ Tr ng

Nhà cách mạng Chiến sĩ cộng sản:
Nguyễn Thị Minh Khai

B sinh ti xó Vnh Yờn, thnh ph Vinh, tnh Ngh An. Thu
nh sng cựng m xó c Tựng, c Th, tnh H Tnh.

Nm 1930, b gia nhp ng Cng sn ụng Dng, ph
trỏch tuyờn truyn, hun luyn ng viờn ti Trng Thi, Bn
Thy. Sau ú, b sang Hng Cng lm th ký cho Nguyn i
Quc vn phũng chi nhỏnh ụng phng b ca Quc t
Cng sn.

Nm 1931, b b bt ti Hng Cng, b kt ỏn v giam õy.

Nm 1934, b ra tự v c ụng phng b Quc t Cng
sn c lm i biu chớnh thc i d i hi VII Quc t Cng
sn ti Moskva cựng vi Lờ Hng Phong. Sau ú b thnh hụn
vi Lờ Hng Phong v hc ti trng i hc Phng ụng.

Nm 1936, b c c v nc truyn t ch th ca Quc t

Cng sn v c c vo X y Nam k, gi chc Bớ th
Thnh y Si Gũn - Ch Ln, mt trong nhng ngi lónh o
cao tro Cỏch mng 1936-1939 Si Gũn. Thi gian ny, b
ly bớ danh l Nm Bc.

Nm 1940, b b bt ngay sau phiờn hp ca x y Nam k v
ph bin ch trng khi ngha v b giam ti Khỏm ln (Si
Gũn). Tuy nhiờn, b vn liờn lc vi bờn ngoi v vn tip tc
lónh o phong tro u tranh.

Sau khi Khi ngha Nam k tht bi, b b thc dõn Phỏp kt
ỏn t hỡnh v b x bn ti Ngó ba Ging, Húc Mụn ngy 26
thỏng 8 nm 1941.

Nữ Anh hùng liệt sĩ Hoàng Ngân:

Chị Phạm Thị Vân, bí danh Hoàng Ngân đã hy sinh vào
một ngày đầu Thu năm 1949 tại căn cứ địa Thái
Nguyên.

Năm 1956 mộ Hoàng Ngân đã được Bác Hồ giao cho
Hội LHPN VN, Văn phòng Quốc hội cùng gia đình và địa
phương làm lễ đưa hài cốt người nữ anh hùng về nằm
cạnh mộ anh Hoàng Văn Thụ ở nghĩa trang Mai Dịch,
Hà Nội.

Ngày 22/4/2009, TW Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức
truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho liệt sĩ Hoàng
Ngân - Nguyên Bí thư Ban chấp hành TW Đoàn Phụ nữ
cứu quốc Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn phụ nữ TW - một

trong những lãnh tụ xuất sắc của phong trào phụ nữ Việt
Nam và của Hội LHPN Việt Nam.
• Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao Huân chương Hồ Chí Minh
cho đại diện gia đình liệt sĩ Hoàng Ngân

Nguyễn Thị Định - nữ tướng đầu tiên của
Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Định (còn gọi là Ba Định) sinh tại
xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến
Tre. Năm 16 tuổi bà đã tham gia phong trào
cách mạng địa phương, năm 1938 bà được kết
nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm
1945, bà tham gia giành chính quyền tại Bến
Tre. Khi Chiến tranh Đông Dương nổ ra, năm
1946, bà tham gia tổ chức vượt biển, mở tuyến
chi viện vũ khí cho Nam Bộ.
Sau khi Hiệp định Genève ký kết, bà bí mật ở lại
hoạt động tại Bến Tre. Năm 1959, bà là người
khởi xướng và lãnh đạo phong trào Đồng Khởi
ở Mỏ Cày, Bến Tre và lan rộng ra khắp vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam
Bộ, hình thành "Đội quân tóc dài" nổi tiếng.
Năm 1960, bà tham gia xây dựng Quân Giải
phóng miền Nam. Năm 1965, bà nhập ngũ, giữ
chức Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam.
Năm 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tướng.

Năm 1980, bà được bầu là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Bà
là đại biểu Quốc hội khoá VI, VII,VIII và giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội
đồng Nhà nước từ năm 1987 đến năm 1992.

Sau năm 1976, Nguyễn Thị Định
từ một nữ tướng chỉ huy kiên
cường và mưu lược đã trở thành
nhà quản lí và nhà lãnh đạo
trung thực và liêm khiết, đặc biệt
chăm lo đến những người dân
nghèo khổ, những người bị oan
ức. Bà đã được Nhà nước Việt
Nam và nước ngoài tặng thưởng
nhiều huân chương, danh hiệu
cao quý.
Ngày 2/9/1995, bµ Nguyễn Thị Định được Nhà nước truy tặng
danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.

Những kỷ lục phụ nữ Việt Nam

Nữ vương đầu tiên trong lịch sử

Danh hiệu này dành cho 2 chị em Trưng
Trắc, Trưng Nhị. Mùa xuân năm 40, Hai
Bà Trưng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa,
đánh đuổi Thái Thú Tô Định, lật nhào ách
đô hộ của nhà Đông Hán và xưng vương,
nắm quyền được 3 năm.

Nữ hoàng duy nhất và trẻ nhất trong lịch sử

Lý Chiêu Hoàng (còn gọi là Phật Kim hay Chiêu
Thánh) trở thành nữ hoàng duy nhất và trẻ nhất
trong lịch sử Việt Nam. Tháng 11 năm 1224, bà

được vua cha Lý Huệ Tông truyền ngôi, lúc này
bà mới lên 6 tuổi. Bà lên cầm quyền với niên
hiệu Thiên Chương hữu đạo, đến tháng 1 năm
1226 thì nhường lại ngôi cho chồng là Trần
Cảnh, lập ra nhà Trần.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×