Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

VAI TRÒ HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NỘI DUNG SINH HOẠT TỔ KHỐI TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CẤP TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.2 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
An Xuyên, ngày 10 tháng 9 năm 2012
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: VAI TRỊ HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO VỀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ NỘI DUNG SINH HOẠT TỔ KHỐI TRƯỞNG CHUN MƠN
CẤP TIỂU HỌC
- Họ và tên người thực hiện: VÕ VĂN NGHĨA
- Thời gian đã triển khai đăng ký thực hiện từ tháng 9/2012 đến 31/5/2013
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Hiện nay mọi người và xã hội ln quan tâm đến giáo dục, mọi hoạt động thể
hiện tính tổ chức nên ln chú trọng đến việc đổi mới lề lối làm việc, nhằm nâng cao
hiệu quả chất lượng làm việc của cá nhân, đồn thể, tổ khối. Những năm gần đây, nhà
trường rất coi trọng vấn đề sinh hoạt tổ khối chun mơn. Vì nếu khơng chun sâu,
triển khai khơng chặt chẽ, dễ làm cho các cá nhân và tổ trưởng xem nhẹ dễ dẫn đến sai
sót việc thực hiện chun mơn, làm mất đi sự tự tin trong những giờ sinh hoạt .
Thực trạng cho thấy trong thời gian qua, một số tổ khối trưởng chuyên môn còn
xem nhẹ, chưa chuyên sâu nên có bệnh chủ quan, làm trở ngại khó khăn trong quản lí,
chỉ đạo về chuyên môn chiếm gần 30% có một số thầy cô chuẩn bị chưa tốt nội dung kế
hoạch sinh hoạt, khi triển khai còn chung chung, thiếu cụ thể làm cho một số tổ viên
việc nắm bắt còn mơ hồ, không chặt về nội dung yêu cầu chỉ đạo của chuyên môn. Chủ
yếu chỉ dựa vào nội dung chung ở các cuộc họp chỉ đạo của cấp trên mà không đưa vào
yêu cầu thực tế của tổ. Bên cạnh, đa số đảm trách vừa dạy lớp vừa kiêm nhiệm tổ
trưởng, còn ngại và hạn chế góp ý, không dám đưa ra một số nội dung vượt tầm của
mình. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa chuyên sâu, hụt hẫng, nắm bắt văn bản
chưa sâu sát và cũng chưa có đợt tập huấn nghiệp vụ tổ trưởng. Chính vì những vấn đề
đặt ra như trên trong thời gian qua, tôi luôn suy nghĩ, ra sức tìm tòi, nghiên cứu những
biện pháp tốt nhất nhằm khắc phục tình trạng này để các tổ có đủ khả năng sinh hoạt tốt
hơn. Từ đó, tôi đã mạnh dạn xây dựng sáng kiến: “Vai trò Hiệu trưởng chỉ đạo về
nâng cao hiệu quả nội dung sinh hoạt tổ khối trưởng chuyên môn cấp Tiểu học ”.
Nhằm chỉ đạo cho các tổ khối trưởng chuyên môn có đủ kiến thức trình độ, năng lực


trong hoạt động đối với giáo dục hiện nay.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
- Sáng kiến được triển khai và áp dụng rộng rãi trong toàn thể cán bộ, giáo viên
của nhà trường.
- Thời gian nghiên cứu triển khai và áp dụng từ tháng 09 năm 2012 đến
31/5/2013.
- Hoạt động giáo dục trong nhà trường có hiệu quả phải bắt đầu từ mỗi giáo
viên, mỗi tổ khối. Muốn làm được điều đó thì việc tự học, tự bồi dưỡng qua dự giờ, thao
giảng hoặc thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối là thực tế sinh động và
hiệu quả nhất.
3. Mô tả sáng kiến:
- Việc nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ khối chuyên môn, là rất quan trọng và cần
thiết. Để nâng cao hiệu quả nội dung sinh hoạt tổ khối chuyên môn có tác dụng cụ thể,
thiết thực thì người tổ trưởng cần phải biết linh động, sáng tạo trong mọi công việc, mọi
tình huống, đặc biệt là phải nhạy bén trong việc thu thập thông tin của một quá trình dạy
và học của các khối lớp và các thành viên trong tổ của mình. Từ đó, người tổ khối
trưởng chọn những mảng chủ đề thích hợp cho nội dung từng thời điểm nhất định mà
không phụ thuộc hoặc bị ràng buộc quá nhiều vào các nội dung mà nhà trường đã phổ
biến. Tự trang bị cho mình có đủ năng lực hoạt động, đây là yêu cầu rất quan trọng. vì
nếu có đủ trình độ nghiệp vụ triển khai chặt chẽ, hợp lí sẽ đạt hiệu quả cao.
* Thực trạng vấn đề này: Thời gian qua, nội dung sinh hoạt tổ khối chuyên môn
ít chuẩn bị nhiều, còn thiếu sự đầu tư. Việc thu thập thông tin và xử lý thông tin chưa
được thường xuyên và kịp thời và còn chủ quan . Bên cạnh ít chịu tìm tòi, người tổ khối
trưởng thường dựa vào các nội dung họp hội đồng và các buổi sinh hoạt chuyên môn
khác để bổ sung và điều chỉnh thêm chút ít, sau đó sinh hoạt cho tổ khối mình nên dễ
mắc phải hạn chế do thiếu nội dung cơ bản cần sinh hoạt. Từ đó, mà chất lượng sinh
hoạt tổ khối chuyên môn đạt hiệu quả chưa cao.
* Nguyên nhân dẫn đến: Do trình độ nhận thức của tổ khối trưởng còn hạn chế, ít
trao đổi, học hỏi để rút kinh nghiệm; trình độ, năng lực chuyên môn còn yếu chưa phát
huy hết khả năng của mình vào công việc, xem nhẹ nội dung sinh hoạt của tổ khối

mình.
- Thiếu sự đầu tư - phối hợp đồng bộ với ban lãnh đạo, chuyên môn, đoàn thể của
trường; chưa linh động và sáng tạo trong mọi công việc, mọi tình huống. Hàng tháng ít
đi dự giờ, ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi việc dạy và học.
- Nắm bắt thông tin đôi lúc còn hạn chế, chưa kịp thời, còn mang tính chủ quan.
Từ những thực trạng dẫn đến nguyên nhân trên nên cần có những biện pháp tích
cực và đồng bộ, nhằm để thực hiện nội dung sinh hoạt đạt hiệu quả cao hơn.
* Những biện pháp thực hiện:
Nhằm nâng cao hiệu quả nội dung sinh hoạt tổ khối chuyên môn. Vai trò Hiệu
trưởng chỉ đạo Phó chuyên môn cần phải linh hoạt, nhạy bén, không gò bó các tổ một
cách cứng ngắt để giờ sinh hoạt luôn nhẹ nhàng đi vào chiều sâu thì cần có những biện
pháp cơ bản sau đây:
a) Sử dụng biện pháp hướng dẫn, gợi ý theo dõi khả năng hoạt động của tổ
chuyên môn:
Người quản lý chuyên môn cần phải đảm bảo năng lực và nghiệp vụ chuyên
môn, nếu từ đầu năm không có xây dựng nội dung kế hoạch cụ thể hướng dẫn chặt chẽ
những yêu cầu cần thiết và không theo dõi nắm bắt sát năng lực hoạt động của từng cá
nhân (Tổ trưởng) thì dễ xảy ra những bất cập trong điều hành và quản lí chuyên môn
luôn gặp những phát sinh trở ngại khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt tổ khối
trên tuần, tháng, học kỳ. Cho nên cần phải nắm chặt văn bản để chỉ đạo triển khai tới
các tổ trưởng nghiên cứu và áp dụng thực hiện tốt các quy định của ngành không để xảy
ra những sơ xuất trong quản lí chuyên môn.
- Phó hiệu trưởng chuyên môn phải triển khai các nội dung văn bản của ngành
thuộc lĩnh vực chuyên môn để các tổ hiểu biết và áp dụng sinh hoạt trong tổ mình quản
lí. Sau thời gian các tổ thực hiện, phó hiệu trưởng chuyên môn cần phải kiểm tra thăm
dò quá trình nhận thức đến đâu, sàn lọc ra có bao nhiêu tổ nắm bắt tốt, khá, chưa tốt để
có biện pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Ví dụ: Qua thời gian áp dụng quy định thực hiện chuyên môn có thầy A việc ghi
sổ điểm chưa đúng quy định chỉ đạo, do không nắm chặt các văn bản của ngành(còn
nhầm lẫn trong việc đánh giá theo Thông tư 32/BGD…), có thầy B, cô C góp ý mà thầy

A chưa khắc phục còn chủ quan việc mình làm là đúng… Sau đó Phó hiệu trưởng
chuyên môn biết được thì cần có những giải pháp tháo gỡ vấn đề trên là:
- Thu thập thông qua giáo viên và các tổ cần tế nhị, khéo léo trong giao tiếp, nắm
rõ thầy A chưa làm tốt sổ điểm với nguyên nhân nào để xử lí tốt thông tin sự việc trên.
- Gặp thầy A trình bày lí do sai sót đó, xuất phát từ đâu để phân tích chỉ dẫn chỗ
chưa nắm, có thể qua những buổi sinh hoạt chuyên môn, vắng họp hoặc không chú ý, lơ
đảng lúc họp hay do ít chịu nghiên cứu văn bản, ít gần gũi đồng nghiệp….
- Từ đó, người quản lí chuyên môn mới thấy được vì đâu mà chất lượng sinh hoạt
đạt chưa cao để tìm ra những biện pháp tốt để các tổ ý thức tốt trong những lúc sinh
hoạt chuyên môn đạt hiệu quả.
b) Thực hiện tổ chức sinh hoạt chuyên môn kiểm tra, dự giờ giáo viên:
Hàng tháng tổ khối trưởng cần thực hiện theo sự chỉ đạo của Phó hiệu trưởng
chuyên môn để đề ra nội dung kế hoạch chuyên môn và phân công thao giảng, dự giờ,
với sự kiểm soát của Phó hiệu trưởng chuyên môn. Phải dự giờ đầy đủ các thành viên
trong tổ khối. Chú ý chọn những môn, phân môn còn có nhiều ý kiến chưa đồng nhất về
hình thức cũng như phương pháp tổ chức dạy học để có sự so sánh, đánh giá chủ quan
của mình trước khi đưa ra nội dung bàn luận trước tập thể. Cần ghi chép cẩn thận những
ưu điểm, những cái sáng tạo, những chỗ giáo viên còn lúng túng hoặc chưa phù hợp với
đặc trưng của từng phân môn,…Chất lượng dạy và học, việc phối hợp lồng ghép áp
dụng những phương pháp đổi mới dạy học của giáo viên.
Ví dụ: Ở tổ khối 3 có 1 giáo viên còn yếu tay nghề chất lượng giảng dạy chỉ
thường đạt yêu cầu ở môn Tiếng Việt khi dạy thao giảng….lớp học không sinh động,
học sinh không tích cực.
Công việc này đòi hỏi nghiệp vụ quản lí của Phó hiệu trưởng chuyên môn cần
theo dõi, tiếp cận, tìm ra nguyên nhân, tại sao dạy không đạt. Có phải là do dạy chay
hoặc tính phối hợp sử dụng nhiều phương pháp đổi mới chưa tốt hay do không nắm kĩ
mục đích của yêu cầu bài dạy hay tổ chuyên môn chưa sâu sát rút kinh nghiệm qua
những tiết dạy….Nhưng qua điều tra của chuyên môn thì giáo viên ở khối 3 này bị hạn
chế năng lực nhưng nguyên do là sự truyền đạt của tổ chuyên môn chưa sâu.
- Từ đó, để giải quyết khắc phục tình trạng trên: Người quản lí chuyên môn cần

cho tổ trưởng và giáo viên phải nắm bắt các nghiệp vụ chuyên môn nắm chương trình
SGK và những biện pháp cơ bản để khi dạy giáo viên biết lồng ghép phối hợp những
phương pháp tối ưu và thường xuyên trao đổi với giáo viên này xem sự khắc phục tiến
bộ đến đâu để bổ trợ thêm kiến thức tay nghề. Bằng cách: cho dự giờ giáo viên dạy giỏi,
xem băng hình có chắt lọc, nghiên cứu thực hiện cách soạn kế hoạch bài dạy, nắm bắt
đối tượng học sinh để trở thành tiết học sinh động hơn. Qua từng ngày theo dõi để loại
đi những hạn chế bất cập sàn lọc những cái hay để phấn đấu dạy tốt.
- Cuối mỗi buổi sinh hoạt cần loại bỏ những ý kiến bất đồng, chọn những ý kiến
hay tiêu biểu được qua buổi rút kinh nghiệm việc này chuyên môn cần giải quyết kịp
thời, dứt khoát, nhưng cũng tạo điều kiện cho tổ viên và giáo viên bàn luận trao đổi,
không gò bó, áp đặt. Khuyến khích giáo viên có những sáng kiến dạy hay để học phát
huy.
Cho nên trước và sau khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn,cũng
cần trao đổi trước với bộ phận chuyên môn của trường để xin ý kiến đóng góp và chỉ
đạo cần thiết.
Những lần sinh hoạt tổ khối chuyên môn thành công là khi kết thúc cuộc họp
tập thể đưa ra được những nội dung kinh nghiệm và kết luận để thống nhất và hứa cùng
nhau thực hiện tốt. Những vấn đề còn phải được tập thể kiểm nghiệm xem lại bằng cách
tổ chức qua kiểm tra đúc kết để đánh giá xem những gì đưa ra có thật sự đạt hiệu quả
hay không, để điều chỉnh tiếp…
c) Nâng cao trình độ nhận thức của tổ khối:
- Tổ khối trưởng phải vững chuyên môn, nghiệp vụ, nhạy bén trong công việc,
nắm bắt kịp thời những văn bản chỉ đạo của các cấp, của ngành giải quyết những thông
tin cần thiết, liên quan đến chuyên môn, phải kịp thời chủ động, dứt khoát mỗi tổ viên
đều phải thông hiểu.
- Luôn tạo điều kiện thuận lợi tổ khối chuyên môn được học tập, bồi dưỡng
trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức chuyên đề nhằm trang bị thêm vốn
kiến thức để nâng cao trình độ, tay nghề.
d) Công tác xây dựng đội ngũ tổ chuyên môn ý thức đoàn kết:
- Thường xuyên giáo dục xây dựng tổ khối luôn đoàn kết, ý thức, giúp đỡ nhau,

hòa đồng với tập thể. Tạo cho họ luôn có tư tưởng ổn định, gần gũi, nắm bắt thông hiểu
về chuyên môn, phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu. Biết chấp hành thực
hiện mọi qui định, qui chế của nhà trường. Tập trung cao mọi hoạt động nâng cao hiệu
quả thiết thực trong sinh hoạt chuyên môn.
đ) Công tác phối hợp:
- Tổ chuyên môn phải thường xuyên tham mưu tốt với lãnh đạo nhà trường
nhằm thực hiện tốt vai trò, vị trí của người tổ khối trưởng, đặc biệt là vai trò quản lý của
tổ - công tác dạy và học giải quyết kịp thời những phát sinh trong sinh hoạt của tổ và
trong giảng dạy để khắc phục những bất cập không tốt xảy ra của tổ chuyên môn.
- Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với đoàn thể nhằm tập trung công tác “Dạy tốt,
học tốt”. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào mũi nhọn.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến, kết quả thực tế cho thấy:
- Hiệu quả nội dung sinh hoạt của tổ khối chuyên môn nhà trường được nâng
cao rõ rệt, cụ thể như sau:
Kết quả đầu năm Tốt: 80% Khá: 10% Trung bình: 10%
Kết quả cuối năm Tốt: 95% Khá : 5% /
- Nội dung sinh hoạt được cụ thể hóa và đi vào chiều sâu, những buổi sinh
hoạt tổ chuyên môn càng thêm ý thức và sinh động hơn.
- Tổ khối trưởng tự tham gia đi học các lớp Đại học từ xa nhằm để nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm đến nay đã tốt nghiệp đạt 100%.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng:
Trong thời gian áp dụng và thực hiện, sáng kiến có sức lan tỏa rộng rãi trong
nhà trường và được tập thể cán bộ, giáo viên nhiệt tình ủng hộ.
Sáng kiến kinh nghiệm“Vai trò Hiệu trưởng chỉ đạo về nâng cao hiệu quả
nội dung sinh hoạt tổ khối trưởng chuyên môn cấp Tiểu học” đã làm nổi bật những
vấn đề cốt lõi, bức thiết đúng yêu cầu của tình hinh ̀ hiện nay. Từ đó làm cho các tổ khối
càng ngày đã nâng được trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong sinh hoạt. Các tổ viên
đều thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình, càng lúc, càng say sưa tích cực trong mỗi đợt
sinh hoạt không còn sự phàn nàn và hụt hẫng kiến thức như trước đây nữa.

Qua thời gian nghiên cứu theo tôi, mỗi giáo viên, mỗi tổ khối cần có cái tâm
và tinh thần trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi tính chịu khó, sáng tạo
và một chút tư duy nhạy bén cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng của
người tổ khối trưởng nhà trường trước tập thể giáo viên. Làm được như thế là chúng ta
đã góp phần không nhỏ vào quá trình đổi mới giáo dục phổ thông.
6. Đề xuất, kiến nghị:
Trong thời gian áp dụng, thực tế cho thấy sáng kiến đã đạt được kết quả rất khả
quan. Tôi xin đề nghị Hội đồng xét sáng kiến cho được phổ biến rộng rãi trong toàn
ngành giáo dục.
Ý kiến xác nhận Người báo cáo
của Thủ trưởng đơn vị
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
………………………………………… Võ văn Nghĩa
…………………………………………

×