Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

NỘI DUNG THI VẤN ĐÁP MÔN VĂN HÓA PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.84 KB, 24 trang )

1

NỘI DUNG THI VẤN ĐÁP MƠN VĂN HĨA - PHÁT TRIỂN

Câu 1. Trình bày định nghĩa, bản chất của văn hố:
1. Định nghĩa:
Thuật ngữ văn hóa xuất hiện từ lâu đời trong ngôn ngữ nhân loại và cho đến nay văn hóa là
một trong những khái niệm phức tạp và khó xác định. Văn hóa là lĩnh vực rộng lớn đến mức
khơng định nghĩa đầy đủ được vì văn hóa gắn kết với toàn bộ hoạt động sống của con người
mà hoạt động của con người rất phong phú, đa dạng. Có thể định nghĩa văn hóa với một số
nội dung như sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn”.
Từ khía cạnh bản chất văn hóa, có thể đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: văn hóa
là hoạt động tinh thần nhằm khách thể hóa năng lực bản chất người để sáng tạo ra các giá
trị vật chất và tinh thần hướng tới các chuẩn mực Chân - Thiện - Mỹ nhằm để duy trì sự tồn
tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội.
2. Bản chất văn hóa:
- Văn hóa được con người sáng tạo ra như một phương thức tồn tại đặc thù.
- Văn hóa hình thành và phát triển những năng lực của con người.
- Văn hóa là hệ thống giá trị phản ánh những khát vọng của vươn tới Chân - Thiện - Mỹ của
con người.
Những bản chất trên của văn hóa biểu hiện thơng qua các thuộc tính cơ bản của văn hóa
như sau:
Một là, văn hóa mang tính lịch sử: Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn và mỗi thời đại lịch sử đều có
một dấu ấn lịch sử về văn hóa.
Hai là, văn hóa mang tính truyền thống: Do những giá trị văn hóa được lưu giữ, phát triển


và truyền bá qua các giai đoạn lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ba là, văn hóa mang tính dân tộc: Thể hiện rõ ở bản sắc văn hóa dân tộc, biểu trưng cho
bản lĩnh, tâm hồn, cốt cách của một dân tộc.


2

Bốn là, văn hóa mang tính giá trị:
Giá trị của văn hóa là giá trị của các đúng (chân), cái tốt (thiện), cái đẹp (mỹ). Tính giá trị
của văn hóa tạo thành một hệ thống chuẩn mực tham gia điều tiết các quan hệ xã hội. Cho
nên, bản chất của văn hóa bao giờ cũng là một hệ giá trị xã hội điều tiết sự tồn tại và phát
triển của con người theo hướng tiến bộ, tích cực.
Năm là, văn hóa mang tính nhân sinh: Văn hóa do con người sáng tạo ra đồng thời văn
hóa cũng là một mơi trường để con người tồn tại và tự hoàn thiện mình.
Sáu là, văn hóa mang tính phái sinh: Các giá trị văn hóa của cộng đồng xã hội ln biến đổi
khơng ngừng. Sự xuất hiện một giá trị văn hóa có thể là tiền đề để sản sinh ra nhiều giá trị
văn hóa khác (phái sinh) cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Bảy là, tính giai cấp của văn hóa: Trong xã hội có giai cấp, văn hóa bao giờ cũng mang tính
giai cấp. Tính giai cấp của văn hóa do hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền chi phối.
Là phương thức sản xuất của tinh thần, văn hóa không thể không phản ánh và không chịu
sự qui định của phương thức sản xuất vật chất. Điều kiện sinh hoạt vật chất của các giai cấp
khác nhau, làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm khác nhau.

Câu 2: Phân tích các chức năng xã hội của văn hố:
1. Chức năng nhận thức:
- Chức năng nhận thức xuất hiện từ buổi bình minh lịch sử của lồi người.
- Nhu cầu hiểu biết, khám phá sáng tạo của nhân loại quy định chức năng nhận thức của văn
hóa.
- Có vai trị trò to lớn đối với đời sống con người, là một động lực quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của lịch sử. Các thành tố văn hóa đều thực hiện chức năng nhận thức với những

đặc trưng riêng của mình, nổi bật phải nói đến thành tố khoa học và giáo dục, vì hai thành tố
này tác động trực tiếp đến việc nâng cao dân trí và mở mang trí tuệ của con người.
- Góp phần xây dựng và phát triển các khuôn mẫu ứng xử trong quan hệ với tự nhiên, xã hội
và với bản thân con người.
2. Chức năng giáo dục:
Đây là chức năng quan trọng nhất, bao trùm chi phối tất cả các chức năng còn lại của văn
hóa vì:
- Tính giai cấp và tính dân tộc của văn hóa được bảo đảm.
- Định hướng, giáo dục con người đạt đến những giá trị chân - thiện - mỹ.


3

- Nhờ giáo dục mà kho tàng tri thức của nhân loại được lưu giữ, phát triển.
3. Chức năng thẩm mỹ:
Chức năng thẩm mỹ quan trọng vì các giá trị văn hóa ln hướng tới cái đẹp.
Vai trị của chức năng thẩm mỹ:
- Xác định đúng chuẩn mực cái đẹp (cân đối, hài hịa, hồn thiên).
- Chỉ ra thái độ đúng đối với cái đẹp (trân trọng, bảo vệ và phổ biến cái đẹp).
- Sáng tạo ra cái đẹp.
- Đưa ra cái đẹp vào phục vụ cuộc sống con người và xã hội.
4. Chức năng dự báo:
- Dự báo những điều đang và sắp xảy ra theo hướng tích cực và tiêu cực để con người, cộng
đồng nhận biết nhằm điều chỉnh hành vi, các hoạt động phục vụ sự tồn tại, phát triển của
mình.
- Chức năng dự báo chứa đựng trong các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật.
5. Chức năng giải trí:
Văn hóa và hoạt động văn hóa là nhu cầu tất yếu của con người, nó xuất phát từ nhu cầu
tinh thần của xã hội. Hưởng thụ và sáng tạo văn hóa diễn ra trong đời sống thường nhật
xuất phát từ hai yêu cầu của cuộc sống đó là: thư giản, nghỉ ngơi và giải trí trong sáng tạo.

Các yêu cầu đó làm cho văn hóa trở thành món ăn tinh thần ni dưỡng, giáo dục cộng
đồng.
Tóm lại, mỗi chức năng có vị trí riêng nhưng đều có quan hệ liên kết với nhau. Các chức
năng đều có khả năng chuyển đổi cho nhau, có khi nó vừa là nguyên nhân, lại vừa là kết quả
của nhau.


4

Câu 3: Phân tích những quy luật phát triển văn hố:
Đặt trong khơng gian và thời gian nhất định, có thể thấy một nền văn hóa chịu sự tác động
của ít nhất 3 quan hệ: quan hệ với kinh tế và chính trị, quan hệ với nền văn hóa trong quá
khứ và quan hệ với nền văn hóa cùng thời đại. Ở quan hệ đầu tiên, kinh tế và chính trị chi
phối sự phát triển của văn hóa, quan hệ thứ hai tạo ra sự kế thừa văn hóa và quan hệ thứ ba
là giao lưu giữa các nền văn hóa. Đây có thể xem là 3 qui luật cơ bản của phát triển văn hóa.
1. Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế và chính trị:
a. Văn hóa và kinh tế:
Với tư cách là một phương thức sản xuất tinh thần, văn hóa chịu sự qui định của phương
thức sản xuất vật chất, tức cơ sở kinh tế của một chế độ xã hội nhất định. Sự quy định này
thể hiện ở các phương diện sau:
Kinh tế phát triển  phát triển con người (nguồn lực, nhận thức)  văn hóa phát triển.
Kinh tế phát triển sẽ làm gia tăng nhu cầu của con người (là động lực để con người lao
động làm thỏa mãn nhu cầu của mình (liên hệ câu “liệu cơm gắp mắm”)  sự phồn sinh nhu
cầu của con người đưa đến sự phồn sinh của văn hóa (có nhu cầu có nghĩa là có một sản
phẩm trong ý nghĩ và phải siêng năng lao động để đạt được nhu cầu mới và có được 1 sản
phẩm trong hiện thực).
Kinh tế phát triển  có điều kiện chăm lo tốt hơn cho việc phát triển văn hóa.
Văn hóa có tính độc lập tương đối, có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội,
khơng phải kinh tế phát triển thì văn hóa phát triển và ngược lại (liên hệ lĩnh vực ca nhạc
trong những năm kháng chiến chống Mỹ, chúng ta có được những bản trường ca hùng vĩ,

nhưng sau 25 năm cơng cuộc đổi mới tồn diện, kinh tế có bước phát triển nhưng chưa có
những nhạc phẩm đáng nhớ và ý nghĩa sâu sắc).
b. Văn hóa và chính trị:
- Tư tưởng chính trị quy định nội dung ý thức hệ của văn hóa, quy định nội dung giai cầp
của văn hóa; chế độ chính trị tác động đến văn hóa bằng cách thức quản lý, hệ thống chính
sách pháp luật. Do đó chính trị định hướng sự phát triển của văn hóa. Văn hóa khơng thể
tách rời chính trị. Trong những bối cảnh cụ thể, văn hóa lấy chính trị làm sứ mệnh của mình.
Sự tiến bộ của văn hóa ở chỗ nó đứng về một chế độ chính trị tiến bộ.
2. Qui luật kế thừa văn hóa: Kế thừa văn hóa là tiếp thu, giữ gìn và phát huy di sản của quá
khứ. Đây là quy luật hiển nhiên của lịch sử văn hóa.


5

Phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa các giai đoạn lịch sử, quy luật kế thừa có một ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển văn hóa.
- Thứ nhất, kết nối quá khứ vào hiện tại, kế thừa giúp con người khơng phải mị mẫm lại từ
đầu q trình lịch sử mà tổ tiên mình đã trải qua.
- Thứ hai, việc bảo tồn và phát huy các giá trị của quá khứ giúp cho các nền văn hóa giữ
được bản sắc, đảm bảo tính nhất quán trong quá trình phát triển.
- Thứ ba, giữ gìn bản sắc dân tộc là tăng cường mối liên kết vốn có từ trong cội nguồn giữa
các cộng đồng, giữ vững sự kết dính của dân tộc. Mỗi một di sản mất đi là một mối liên hệ
cũng mất đi và làm suy yếu cộng đồng. Để đi tới tương lai, dân tộc nào cũng cần có những
hành trang được tổ tiên trang bị.
3. Qui luật giao lưu văn hóa:
Kế thừa khơng có nghĩa là đóng khung trong di sản. Phát triển văn hóa cịn chịu tác động
sâu sắc của giao lưu. Giao lưu văn hóa là sự tiếp xúc, trao đổi sản phẩm giữa các nền văn
hóa.
Qua giao lưu văn hóa, văn hóa dân tộc được bổ sung, bồi đắp, qua giao các dân tộc lưu mới
nhận ra được bãn lĩnh và nhu cầu của mình  có sự đổi mới và phát triển.

Câu 4. Vì sao nói văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:
- Một dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển của mình đã sáng tạo và hình thành nên
tri thức, kinh nghiệm, các giá trị, chuẩn mực xã hội, truyền thống...đã thấm nhuần trong
từng con người, từng cộng đồng xã hội, (được vật chất hóa vào các cấu trúc thiết chế chính
trị xã hội) làm nên sức sống, bãn lĩnh, suy nghĩ, ứng xử, tiềm năng sáng tạo của một dân tộc,
một xã hội. Do vậy văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.
(Sự tồn tại và phát triển của một xã hội, của con người phải dựa vào 2 nền tảng đó là nền
tảng vật chất và tinh thần. Nền tảng vật chất do hoạt động kinh tế tạo ra. Khơng có nền tảng
về mặt vật chất thì con người khơng thể tồn tại về mặt sinh thể. Khơng có nền tảng tinh thần
thì con người khó có thể tồn tại như một nhân cách văn hóa. Muốn có một đời sống tinh
thần phong phú, vui tươi, lành mạnh, sâu sắc, phong phú, bổ ích... thì phải có hoạt động
sáng tạo văn hóa. Do đó văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội).
- Nói văn hóa là nền tảng tinh thần có nghĩa là văn hóa là tổng thể các giá trị, các tiềm năng
sáng tạo của đất nước, muốn xã hội phát triển cần phải dựa vào các giá trị đó, cần khai thác
và phát huy các giá trị đó.
(Là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa biểu hiện sức sống, sức phát triển, sự hiểu biết
và trí tuệ, đạo lý, tâm hồn, bản lĩnh, khí phách... của con người, của dân tộc trong mối quan
hệ với đồng loại, với xã hội, với tự nhiên, được xây dựng và bồi đắp trong suốt chiều dài lịch
sử.


6

- Là nền tảng tinh thần của xã hội văn hóa giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển bền
vững và ổn định của đời sống xã hội. Thể hiện ở chỗ:
+ Điều tiết lợi ích cho sự phát triển.
+ Khắc phục xung đột xã hội.
+ Đem đến cho con người sự năng động, sáng tạo và những năng lực phù hợp với yêu cầu
phát triển.
+ Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh thì không có sự phát triển kinh tế - xã hội

bền vững).


7

Câu 5. Vì sao nói văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội:
1. Văn hóa là đợng lực của sự phát triển kinh tế - xã hợi:
- Văn hóa phát triển con người (trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, bãn lĩnh, khơi dậy và phát huy
tiềm năng sáng tạo của con người - nhất là giáo dục đào tạo và khoa học cơng nghệ).
- Văn hóa tạo mơi trường lành mạnh để phát triển kinh tế - xã hội:
+ VH càng phát triển càng là cơ sở để phát triển các lĩnh vực khác (lãnh đạo, quản lý, ứng xử,
giao tiếp, văn hóa kinh doanh, văn hóa Đảng...).
+ Kinh tế khơng thể phát triển trong mơi trường khơng có văn hóa (lừa đảo, cơng ty ma,
chạy theo lợi nhuận bất chấp đạo đức xã hội...).
- Văn hóa điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội:
Văn hóa thơng qua các giá trị (chân - thiện - mỹ) tham gia vào điều tiết quá trình phát triển,
làm cho các hoạt động kinh tế xã hội hướng tới các giá trị nhân văn.
(Văn hóa là lĩnh vực rộng lớn gắn kết với mọi hoạt động của con người, văn hóa tạo ra con
người, mà con người là chủ thể sáng tạo mọi lĩnh vực trong đó có kinh tế - xã hội, muốn sản
xuất, muốn phát triển kinh tế thì nguồn lực cơ bản nhất vẫn là con người - con người với sự
phát triển trí tuệ, tay nghề, óc sáng tạo và năng lực thẩm mỹ. Do đó văn hóa là động lực của
sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Văn hóa trở thành sức mạnh vơ hình và hữu hình tác động mạnh mẽ trong tiến trình phát
triển, tạo ra nền tảng, động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Có 3 lĩnh vực quan trọng
trong sự đa dạng phong phú do văn hóa tạo đà phát triển đó là giáo dục đào tạo mà sản
phẩm là con người có tri thức, có văn hóa; khoa học cơng nghệ - đó là trí tuệ, tài năng, sức
mạnh của con người để cải biến thế giới nó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho tiến
trình phát triển; đồng thời văn hóa điều tiết kinh tế - xã hội (chế định các biện pháp kinh tế
phải xuất phát từ cái nhìn văn hóa, hình thành nên các thể chế, luật pháp, xây dựng phong
tục lành mạnh...).

2. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Văn hóa và con người gắn liền với nhau không tách rời nhau. Văn hóa nằm trong con
người và văn hóa là mơi trường sống của con người. Do đó nói văn hóa là mục tiêu cũng
thực chất là nói đến con người.
- Nói văn hóa là mục tiêu cũng thể hiện bản chất của cuộc cách mạng XHCN. Cuộc cách
mạng XHCN là cuộc cách mạng diễn ra sâu sắc, triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.


8

Khơng chỉ giải phóng vật chất mà giải phóng về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát
triển, hoàn thiện nhân cách.
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đảng ta ln xác định văn hóa là mục tiêu
quan trọng, văn hóa là mặt trận.
(Mục tiêu của văn hóa là hạnh phúc của con người, hạnh phúc của toàn xã hội. Sự phát
triển kinh tế phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng đời sống xã hội, tạo cơ sở vật chất
cho sự phát triển lành mạnh về đời sống tinh thần của con người. Con người là thước đó của
văn hóa. Nói con người là mục tiêu của văn hóa cũng có nghĩa là con người là mục tiêu của
sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chúng ta đang xây dựng đất nước với mục tiêu: hịa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh,
mọi người sống có quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền được hưởng hạnh phúc...Phát triển
kinh tế - xã hội chính là để đạt được mục tiêu đó. Do đó văn hóa là mục tiêu của sự phát
triển kinh tế - xã hội).

Câu 6. Di sản văn hố là gì? Vì sao phải bảo tồn phát huy các giá trị các di sản văn hóa dân
tộc.
1. Khái niệm: Di sản văn hố là tổng thể những giá trị văn hóa của quá khứ được cộng đồng
nhận biết một cách đúng đắn, được sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống ngày
hôm nay.
(Luật di sản được kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa X thơng qua ngày 29/6/2001 xác định di sản

văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
2. Lý do phải bảo tồn phát huy các giá trị các di sản văn hóa dân tộc vì:
a. Một là, Di sản là hình ảnh của quá khứ, là sức mạnh của hiện tại và là hành trang để dân
tộc đi tới tương lai. Di sản văn hóa là hiện thân quá khứ của dân tộc, được xem là tài sản vô
giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo nên
những giá trị mới và giao lưu văn hóa.
Điều này thế hiện qua các ý nghĩa của di sản văn hóa:
- Ý nghĩa nhận thức: Di sản văn hóa là cơ sở quan trọng để nghiên cứu lịch sử, hiểu lịch sử,
tiếp thu tinh hoa văn hóa trong quá khứ, biết quá khứ để hiểu sâu sắc hiện tại và dự báo
đúng đắn cho tương lai.


9

- Ý nghĩa giáo dục: Di sản văn hóa là sọi dây liên kết cộng đồng, nối liền các thế hệ; giáo dục
ý thức (cộng đồng, cội nguồn, tự hào dân tộc, yêu quê hương...).
- Ý nghĩa thẩm mỹ: Di sản văn hóa kết tinh tài năng sáng tạo, những nhu cầu, khát vọng về
tự do, về hạnh phúc, về sự hoàn thiện của cá nhân,của cộng đồng ở một giai đoạn lịch sử
nhất định; đồng thời di sản văn hóa cịn tạo niềm cảm hứng cho sáng tạo.
- Ý nghĩa kinh tế, trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế hiện nay, di sản văn hóa có ý
nghĩa về mặt kinh tế. Một quốc gia có nhiều di sản văn hóa độc đáo, nếu quản lý và phát huy
tốt cũng sẽ góp phần vào phát triển kinh tế.
b. Hai là, hiện nay sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc đòi hỏi phải tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phải
làm tốt việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. Vấn đề này càng trở nên cấp bách khi
nước ta phải đối mặt với quá trình quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ và âm mưu «diễn
biến hịa bình» của các thế lực thù địch, sự tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường.



10

Câu 7. Thực trạng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc hiện nay? Các giải pháp?
a. Thực trạng:
- Về những thành tựu:
+ Do đặc điểm về lịch sử và thiên nhiên, dân tộc ta đã sớm chú trọng việc bảo vệ, phát huy
giá trị di sản văn hóa, coi đó là điểm tựa tinh thần vững chắc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm đến cơng tác bảo vệ di sản văn hóa.
+ Cơng tác xã hội hóa sưu tầm, bảo vệ di sản văn hóa được quan tâm.
* Theo thống kê, cả nước hiện nay có 40.000 di tích trong đó có 3.026 di tích cấp quốc gia
cùng nhiều di sản phi vật thể như truyền thống, tục ngữ, cao dao, lễ hội (có trên 8000 lễ
hội/năm).
./ Có 12 di sản văn hóa thế giới trong danh sách Unessco gồm: 5 di sản VH vật thể: Quần
thể di tích cố đơ Huế; Phố cổ Hội An - 1999; Thánh địa Mỹ Sơn; Hoàng Thành Thăng Long,
Thành nhà Hồ (2011); 5 di sản VH phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế - 2003; Khơng gian
văn hóa cồng chiêng Tây ngun - 2005; Quan họ Bắc Ninh; Ca trù (2009); Hội Gióng;2 di sản
văn hoá thiên nhiên: Vịnh Hạ Long; Động Phong Nha - Kẻ Bàng. Ngồi ra cịn có:
/ Có 2 di sản tư liệu thế giới: Mộc bản triều Nguyễn, 82 bia Tiến sỹ Văn Miếu Quốc Tử Giám
và Cao Nguyên đá Đồng Văn được công nhận là công viên địa chất toàn cầu.
./ Hiện đang lập hồ sơ đề nghị công nhận: Mộc bản kinh phật, cố đô Hoa Lư, lễ hội Chùa
Hương, đá cổ Sapa, nhà tù Côn Đảo, hang Con Moong, tín ngưỡng thờ Hùng Vương, đờn ca
tài tử Nam Bộ, hát Xoan Phú Thọ.
Đến nay tỉnh Bến Tre có 20 di tích được cơng nhận trong đó cấp quốc gia có 14 di tích, cấp
tỉnh có 6 di tích thuộc các loại hình lưu niệm danh nhân, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử cách
mạng,… Hai di tích mới được công nhận: nhà cổ Hương Liêm (Huỳnh Phủ) và khu mộ (xã Đại
Điền, xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú ) được cơng nhận di tích cấp quốc gia về kiến trúc
nghệ thuật, đình Tân Ngãi (xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc) được cơng nhận là di tích cấp
tỉnh về lịch sử cách mạng và tín ngưỡng dân gian.
b. Hạn chế:
- Do thiên nhiên và chiến tranh tàn phá. Cơng tác quản lý cịn yếu kém.

- Trong nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của di sản thiếu tính biện chứng và kế thừa.


11

- Tình trạng trộm cắp, bn bán cổ vật, đào bới các di sản để tìm cổ vật cịn xảy ra.
- Ý thức bảo tồn và phát huy di sản trong nhân dân chưa cao.
- Tình trạng lấn chiếm, sử dụng sai chức năng các di tích diễn ra nhiều nơi.
- Tình trạng thương mại hóa các di tích, danh lam thắng cảnh xảy ra ở một số nơi.
- Tình trạng lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan, sân khấu hóa lễ hội diễn ra phổ
biến.
b. Giải pháp:
- Tích cực sưu tầm, nghiên cứu các di sản văn hố, trên cơ sở đó có kế hoạch quản lý, phát
huy một cách có hiệu quả.
- Kịp thời trùng tu, tôn tạo, sửa chữa các di sản văn hóa là các cơng trình kiến trúc, các di
tích.
- Đưa các di sản văn hóa phi vật thể vào trong đời sống, chú trọng giữ gìn cơ sở vật chất,
khơng gian cho sự tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà bảo tàng, làm cho chúng
thực sự là nơi giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống một cách sinh động.
- Bảo tồn là để phục vụ cuộc sống hiện nay nên phải gắn liền với phát huy, với sáng tạo, phải
gắn liền với việc chống lại các hiện tượng phản văn hóa, bảo thủ, lạc hậu.
- Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao ý thức giữ gìn
và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Câu 8. Thế nào là lối sống có văn hóa? Những đặc trưng của lối sống có văn hóa?
1. Lối sống là tổng thể những dạng hoạt động sống ổn định của con người (cá nhân, cộng
đồng), được vận hành theo một bảng giá trị xã hội trong sự thống nhất với các điều kiện của
một hình thái kinh tế-xã hội nhất định.
2. Lối sống có văn hố là lối sống tốt đẹp, phù hợp với các giá trị đạo đức của dân tộc và xu
thế phát triển tiến bộ của thời đại, của nhân loại, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhân cách để

phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
3. Những đặc trưng:
- Yêu lao động, hăng say lao động để xây dựng đất nước (tôn trọng lao động, các giá trị lao
động).
- Tôn trọng các giá trị đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật (sinh hoạt lành mạnh).


12

- Quan tâm và tham gia tích cực vào những vấn đề chung của xã hội.
- Có ý thức tơn trọng và bảo vệ mơi trường sống.
Phân tích mối quan hệ giữa lối sống và văn hố:
- Lối sống chính là văn hóa: Lối sống là tồn bộ những cách thức mà con người ứng xử với tự
nhiên, xã hội để tồn tại, hình thành nên nấp ăn, mặc, ở, phong tục, cách thức sản xuất.
- Văn hóa cá nhân biểu hiện ra lối sống.
- Trong xã hội có giai cấp, lối sống cũng mang tính giai cấp, lối sống thuộc một trong hai
dịng văn hóa (thống trị và bị trị).

Câu 9. Những vấn đề cấp bách về xây dựng lối sống có văn hố hiện nay?
Một là, kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống xây dựng nền văn hóa đạo đức của xã hội.


13

- Điểm tựa của lối sống chính là các giá trị đạo đức. Đạo đức cung cấp các quy tắc, chuẩn
mực, quan niệm và định hướng giá trị làm nền tảng của lối sống.
- Lẽ sống dựa trên các giá trị đạo đức. Nếp sống lấy các chuẩn mực đạo đức làm khn mẫu
cho hành vi.
Do đó, xây dựng lối sống thực chất chính là xây dựng nền văn hóa đạo đức. Xây dựng văn
hóa đạo đức cùng với hệ giá trị trong ý thức, hành vi và đánh giá đạo đức chính là tấm biển

chỉ dẫn cho lối sống.
Để xây dựng văn hóa đạo đức cần kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống,
trong đó có đạo đức Hồ Chí Minh.
Hai là, phát triển một nền kinh tế lành mạnh:
Lối sống và đạo đức chịu sự quy định chặt chẽ bởi những quan hệ kinh tế. Kinh tế lành
mạnh, pháp luật nghiêm minh, phân phối lợi ích được thực hiện đúng năng lực và sự cống
hiến của con người sẽ giúp định hướng và sự sắp xếp các thang bậc giá trị trở nên đúng đắn.
Khi thang bậc giá trị đúng đắn, nhân cách sẽ tránh được phát triển sự lệch lạch.
Ba là, tăng cường công tác xây dựng Đảng:
Trong việc xây dựng lối sống và đạo đức xã hội, thiết chế Nhà nước giữ vai trị quan trọng.
Là cơ sở chính trị của lối sống, nhà nước điều hành pháp luật, xây dựng một nền kinh tế lành
mạnh đáp ứng được nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo công bằng và dân
chủ, giúp cho pháp luật và đạo đức làm tốt vai trò điều chỉnh mọi hoạt động của đời sống.
Bốn là, phát huy vai trò giáo dục đào tạo và văn học nghệ thuật:
- Nhà trường đóng vai trị quan trọng chỉ sau gia đình trong việc giáo dục nhân cách, hình
thành lối sống tốt đẹp cho con người...
- Thể hiện khát vọng hướng tới chân - thiện - mỹ, văn học nghệ thuận có sức mạnh to lớn
trong việc giáo dục, định hướng nhân cách và lối sống của con người....
Năm là, khôi phục những thuần phong mỹ tục và bài trừ các hủ tục:
- Phong tục, tập quán là một bộ phận của lối sống dân tộc. Tồn bộ khn mẫu văn hóa,
qui tắc ứng xử của một dân tộc được sàng lọc, tập hợp trong các phong tục, tập quán tốt
đẹp...Khôi phục thuần phong mỹ tục chính là bảo tồn những giá trị tốt đẹp của qúa khứ
trong lối sống hiện tại.
- Phong tục, tập quán là sản phẩm của một xã hội nhất định, gắn với cơ sở kinh tế, chính trị
và văn hóa, với những điều kiện sống nhất định. Sự phát triển của lịch sử khiến nhiều tập tục
trở nên lạc hậu, lỗi thời...Vì vậy cần xóa các hủ tục lạc hậu.


14


Câu 10. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?
1. Cơ sở lý luận:
a. Xuất phát từ thế giới quan khoa học và hệ tư tưởng tiến bộ, đó là Chủ nghĩa Mác - Lê nin:
- Văn hóa khơng phải là sản phẩm thụ động của kinh tế, là «cái đi» của kinh tế mà là động
lực để phát triển kinh tế.
- Văn minh vật chấ lệch pha với văn minh tinh thần thì đánh rơi mất đạo đức.
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa:
- Gốc văn hóa mới, là dân tộc.
- Văn hóa soi đường quốc dân đi.
- Văn hóa là mặt trận.
- Hồ Chí Minh cịn đưa ra những định hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc:
+ Phát triển hết cái hay, cái đẹp của dân tộc, tức là ta đã đi tới tận cùng của giá trị nhân loại.
+ Kế thừa, phát huy tinh hoa văn hóa thế giới.
c. Quan điểm của Đảng ta về văn hóa:
- Đề cương văn hóa 1943: Phát triển nền văn hóa có tính dân tộc - khoa học - đại chúng.
- Đại hội II (1951): Tiếp tục nhấn mạnh phát triển nền văn hóa có tính dân tộc - khoa học đại chúng.
- Từ đại hội III - VI: Nền văn hóa XHCN và dân tộc.
- Từ Đại hội VII đến X: « Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc». Mà cụ thể
là Nghị quyết TW 5 - Khóa VIII.
2. Cơ sở thực tiễn:
a. Nền văn hóa Việt Nam được xây dựng trên bề dày hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam.
b. Yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH: Văn hoá là động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ
cho sự nghiệp CNH - HĐH.
c. Việt Nam đang tiến hành đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới:
Bài học kinh nghiệm trong mở cửa hội nhập đã thể hiện: Những quốc gia có bản lĩnh văn
hóa thì tiếp tục phát triển; một số quốc gia chưa xác định đúng vai trị văn hóa, chưa tiến



15

hành cải cách đổi mới dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc thì trở thành thuộc địa của đế
quốc phương Tây.
Để tiếp nhận, tiếp biến phải dựa trên một nền tảng giá trị, đó là năng lực, bãn lĩnh văn
hóa...
d. Xuất phát từ thực trạng văn hố Việt Nam:
Đời sống văn hóa có nhiều khởi sắc trên các lĩnh vực, tuy nhiên văn hóa chưa thực sự phát
huy hết được vai trị của mình trong sự phát triển của đất nước.

Câu 11. Thế nào là nền văn hoá tiên tiến.
Theo quan điểm Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, BCHTW khóa VIII về «xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc», nền văn hóa tiên tiến thể
hiện ở những đặc trưng:


16

Một là, nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ.
- Yêu nước là giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.Tính chất tiên tiến của nền
văn hóa Việt Nam hiện đại biểu hiện ở việc phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống
đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Yêu nước phải gắn liền với hệ tư tưởng tiến bộ, độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã
hội. Hệ tư tưởng tiến bộ của thời đại chính là Chủ nghĩa Mác - Lê nin. Sự kết hợp giữa chủ
nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa yêu nước hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiên tiến là yêu
nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi của nó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, nền văn hóa tiên tiến phải thầm nhuần tinh thần nhân văn cách mạng:
Bản chất văn hóa vốn dĩ đã rất nhân văn, đó chính là lịng thương người, sự cảm thông, tôn
trọng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đặc trưng này thể hiện trong các lĩnh vực văn hóa,

trong nội dung của các sáng tác nghệ thuật, trong lối sống nhân văn, trong nghĩa tình.
Nói đến nhân văn là nói đến sự tơn vinh các giá trị người, chăm lo cho hạnh phúc của con
người. Tinh thần nhân văn cách mạng là tinh thần đấu tranh giải phóng con người khỏi mọi
áp bức bóc lột, khỏi sự tha hóa, tạo điều kiện cho con người phát triển tồn diện từ thể chất
đến tinh thần. Tính chất tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam hiện đại thể hiện ở chỗ lấy con
người làm trung tâm, lấy hạnh phúc của con người làm mục đích phấn đấu cao nhất.
Ba là, nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa mang tính dân chủ:
- Bản thân nhân văn đã mang tính dân chủ. Dân trí cao địi hỏi phải dân chủ.
- Xã hội hiện nay ta xây dựng là xã hội của dân, do dân, vì dân. Văn hóa phải mang tính dân
chủ, phục vụ tích cực cho việc giám sát và phản biện xã hội.
- Vì chủ thể của văn hóa là con người tức là bản chất của văn hóa là dân chủ. Dân chủ nghĩa
là con người được tự do sáng tạo, ai cũng được hưởng thụ những giá trị văn hóa, được
tham gia bảo tồn và sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới.
Bốn là, Ba là, nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa mang tính hiện đại:
Các thành tố của nền văn hóa tiên tiến phải ở trình độ hiện đại. Nền văn hóa Việt Nam hiện
đại phải có khả năng tham gia giải quyết những vấn đề mang tính tồn cầu như chiến tranh
và hịa bình, thảm họa mơi trường, dịch bệnh, bùng nổ dân số, đói nghèo, tệ nạn xã hội...
Năm là, nền văn hóa tiên tiến cịn thể hiện ở hình thức biểu hiện, trong các phương tiện
truyền tải nội dung: (vật chất kỹ thuật, ngôn ngữ, thông tin đại chúng...).


17

Câu 12. Bản sắc dân tộc là gì? Bản sắc dân tộc Việt Nam bao gồm những yếu tố nào? Vì sao
phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong xây dựng và phát triển nền văn hoá hiện
nay?
1. Bản sắc dân tợc là tổng thể những tính chất, tính cách, đường nét, màu sắc, biểu hiện ở
một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp cho dân tộc đó giữ được tính duy nhất,
thống nhất và nhất quán của bản thân mình trong quá trình phát triển (Theo GS, VS Hồng
Thịnh: Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa, Nxb. CTQG, H.2000, tr.18)

(Bản sắc: gốc, sắc thái, đặc trưng, tính chất của một đối tượng này phân biệt với đối tượng
khác).
2. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ
nước. Gồm các yếu tố: Lòng yêu nước nịng nàn. Ý chí tự cường dân tợc. Tinh thần đoàn kết.
Ý thức cố kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa
tình, đạo lý. Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động. Sự tinh tế trong ứng xử, giản dị trong
lối sống. Đậm nét, độc đáo ở hình thức biểu hiện.
3. Vì sao phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong xây dựng và phát triển nền văn hoá
hiện nay?
Bản sắc dân tộc chỉ những đặc trưng, sắc thái riêng của mỗi dân tộc nhằm phân biệt giữa
dân tộc này với dân tộc khác thơng qua hệ thống giá trị văn hóa. Trong xu thế giao lưu, hội
nhập diễn ra ngày càng nhanh chóng thì đồng thời ý thức về nguồn cội, ý thức về sự độc lập
tự chủ của mỗi quốc gia phải càng mạnh nếu quốc gia, dân tộc đó khơng muốn bị hòa tan.
Và lúc này, bản sắc dân tộc được xem là tấm «căn cước» để nhận diện dân tộc này với dân
tộc khác giữa cộng đồng nhân loại. Đồng thời, bản sắc dân tộc cũng được khẳng định là
nguồn nội lực, là bản lĩnh để đưa dân tộc phát triển một cách bền vững.

Câu 13. Trình bày những nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hoá hiện nay?
1) Xây dựng con người mới: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới
với những đức tính: Có tinh thần u nước, ý thức tự cường dân tộc phấn đấu vì độc lập dân
tộc và CNXH,… Có ý thức tập thể, đồn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống lành mạng,
cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng pháp luật,… Lao động chăm chỉ, lương tâm
nghề nghiệp, năng động, sáng tạo,… Thường xuyên trau dồi trình độ và thẩm mỹ, thể lực.


18

2) Xây dựng mơi trường văn hóa. Xây dựng mơi trường văn hóa từ các đơn vị cơ sở, giữ gìn
phát huy đạo lý gia đình, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa, đẩy mạnh các phong trào tại

cơ sở, thu hẹp dần khoảng cách các vùng miền, thành phố và nông thôn, nâng cao hoạt
động các thiết chế văn hóa.
3) Phát triển sự nghiệp văn học và nghệ thuật.Phấn đấu sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá
trị, khuyến khích các sáng tác vì mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bài trừ
khuynh hướng xấu. Muốn phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật thì tác động vào cấu trúc
nghệ thuật bao gồm: nghệ sĩ, tác phẩm, cơng chúng, hoạt động phê bình nghệ nghệt, thiết
chế nghệ thuật, hoạt động lãnh đạo quản lý.
4) Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Vì nó có ý nghĩa rất lớn về mặt nhận thức, giáo
dục thẩm mỹ và kinh tế, vì các nguy cơ làm xâm hại, thương mại hóa các di tích.
5) Phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ. Đảng ta xác định phát
triển giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. GD-ĐT phát triển 
nhân tài cho đất nước. KHCN phát triển  đất nước ngày càng phát triển.
6) Phát triển và quản lý tốt các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiệm vụ này xuất phát từ
tầm quan trọng của thông tin đại chúng trong giai đoạn hiện nay (báo chí là quyền lực thứ
4). Điển hình chức năng báo chí rất quan trọng là cơ quan thơng tin có tính định hướng cho
dự luận hoặc Internet chẳng hạn.
7) Bảo tồn, phát triển và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số. Làm cho nền văn hóa của
nước ta thống nhất, giàu bản sắc dân tộc.
8) Chính sách văn hóa đối với tơn giáo. Đảng ta tơn trọng tự do tơn giáo, tự do tín ngưỡng,
khuyến khích những yếu tố hướng thiện trong tơn giáo -> cùng chung tay xây dựng nhà
nước chung (liên hệ các thế lực lợi dụng tôn giáo chống phá nhà nước).
9) Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa. Tiếp thu văn hóa thế giới, quảng bá hình ảnh văn
hóa Việt Nam ra cộng đồng thời giới.
10) Củng cố, xây dựng và hồn thiện các thể chế văn hóa.
Thể chế theo nghĩa hẹp: hệ thống pháp luật liên quan hoạt động văn hóa, hệ thống chính
sách văn hóa.
Theo nghĩa rộng : Bộ máy + con người + cơ chế + thiết chế hoạt động văn hóa.


19


Câu 14. Vì sao Đảng ta xem văn hố là một mặt trận? Mặt trận là đấu tranh: Mặt trận văn
hóa là đấu tranh tư tưởng, quan điểm, đường lối giữa các cũ và cái mới, tốt - xấu, tiến bộ lạc hậu... Từ khi có đấu tranh giai cấp, các giai cấp ln sử dụng văn hóa như là một vũ khí
quan trọng để đấu tranh. Ngày nay văn hóa là vũ khí quan trọng để đấu tranh chống lại âm
mưu “Diễn biến hịa bình”.
- Mặt trận là tập hợp lực lượng: Các thế lực thù địch sử dụng văn hóa để thu phục lịng
người, tập hợp lực lượng để chống phá ta. Ta cũng phải thực hiện như vậy để chống lại.
- Xem văn hóa là một mặt trận nghĩa là văn hóa có vai trị quyết định đối với sự nghiệp cách
mạng của dân tộc. Đó là một q trình cách mạng đầy khó khǎn, phức tạp, đòi hỏi nhiều
thời gian để:
+ Bảo tồn và phát huy những di sản vǎn hóa tốt đẹp của dân tộc.


20

+ Sáng tạo nên những giá trị vǎn hóa mới, xã hội chủ nghĩa. Làm cho những giá trị ấy thấm
sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, vǎn
minh.
+ Trong cơng cuộc đó, "xây" đi đơi với "chống", lấy "xây" làm chính.
+ Tiếp thu những tinh hoa vǎn hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới.
+ Kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu.
+ Chống mọi mưu toan lợi dụng vǎn hóa để thực hiện "diễn biến hịa bình".

Câu 15. Phân tích cấu trúc và đặc trưng của văn học nghệ thuật?
1. Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là hoạt động tinh thần - thực tiễn của
con người, vận hành theo quy luật của cái đẹp ở trình độ cao, nhằm phục vụ cho con người
một đời sống tinh thần phong phú, đáp ứng nhu cầu và khát vọng của con người vươn tới
những giá trị chân - thiện - mỹ.
2. Cấu trúc của văn học nghệ thuật:
1.1. Đội ngũ văn nghệ sĩ: Đây là đội ngũ những người sáng tạo, thành tố đầu tiên quan

trọng nhất của nghệ thuật. Tài năng của họ là tài sản quốc gia, là người nói lên tiếng nói dân
tộc. Truyền tải tâm tư tình cảm, khát vọng của dân tộc.
1.2. Tác phẩm nghệ thuật:
- Là sản phẩm của người nghệ sỹ - bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến công chúng.
- Chứa đựng tinh thần dân tộc
- Chứa đựng chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn. Chủ nghĩa nhân đạo ra đời trước nhân văn,
niềm thương yêu, niềm tin, cảm thông, chia sẽ giữa con người là chủ nghĩa nhân đạo. Chủ
nghĩa nhân văn là quyền được sống, quyền được làm người theo ý mình.
- Phản ánh hiện thực khách quan của cuộc sống một cách chân thực và sinh động
1.3. Công chúng: là Người thưởng thức, đánh giá, sáng tạo.
1.4. Các cơ quan, tổ chức, thiết chế văn hóa, hoạt động lý luận phê bình, quản lý lãnh đạo
bảo đảm cho quá trình sáng tạo, bảo quản, phổ biến và tiêu dùng các giá trị nghệ thuật.:
Các thành tố trên tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, ảnh hưởng và quy định lẫn nhau, tạo
thành một chỉnh thể thống nhất.
2. Đặc trưng của văn học nghệ thuật:


21

- Là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Có tính độc lập tương đối và có khả
năng tác động trở lại đối với tồn tại xã hội.
- Tính đặc thù của nghệ thuật:
+ Đặc thù về đối tượng: Bản chất xã hội của con người.
+ Đặc thù về tư duy: Trực giác, tình cảm, lý tưởng thẩm mỹ, thể nghiệm, hư cấu.
+ Đặc thù của phương tiện phản ánh:
./ Phản ánh cuộc sống bằng thế giới hình tượng trong tác phẩm.
./ Hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong quá trình khái quát hóa.
Câu 16. Văn học nghệ thuật là gì? các chức năng xã hội của văn học nghệ thuật?
1. Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là hoạt động tinh thần - thực tiễn của
con người, vận hành theo quy luật của cái đẹp ở trình độ cao, nhằm phục vụ cho con người

một đời sống tinh thần phong phú, đáp ứng nhu cầu và khát vọng của con người vươn tới
những giá trị chân - thiện - mỹ.
Với ý nghĩa trên, nói đến giá trị của văn hóa nghệ thuật là nói tới các giá trị của các loại
hình nghệ thuật bao gồm: văn chương, âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc,
múa, điêu khắc và ảnh nghệ thuật.
2. Các chức năng xã hội: Nghệ thuật là một hoạt động đa chức năng, có vai trị quan trọng
trong việc xây dựng con người và phát triển xã hội. Các chức năng cụ thể như sau:
- Phương tiện nhận thức: Giúp con người hiểu được mình và thế giới của mình đầy đủ hơn.
- Giáo dục.
- Thẩm mỹ: Với tư cách là một hoạt động sáng tạo - đồng hóa thẩm mỹ, nghệ thuật là nơi
tập trung cao nhất quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực.
- Giao tiếp: Tác phẩm nghệ thuật là một trong những “kênh” giao tiếp của xã hội, một trong
những con đường dẫn con người đến với con người.
- Là phương tiện giải trí, nghĩ ngơi thư giản.
Những chức năng trên đây thống nhất hữu cơ không tách rời, chức năng này làm điều kiện
cho chức năng kia. Tất cả cùng làm nên sức mạnh của nghệ thuật trong việc cải biến con
người và xã hội, giúp cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đây cũng chính là lý do nghệ thuật
tồn tại.


22

Câu 17. Đời sống văn hố là gì? Các thành tố của đời sống văn hoá?
1. Đời sống văn hoá là tổng thể các hoạt động sống của con người nhằm đáp ứng, thỏa
mãn các nhu cầu văn hóa, hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ, đến con người
nhân văn.
2. Các thành tố của đời sống văn hố:
- Con người văn hóa, Con người vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, vừa là sản phẩm của
văn hóa. Trình độ văn hóa con người được thể hiện ở cách con người ứng xử với thiên
nhiên, xã hội và với chính mình. Biểu hiện ở những khía cạnh như: tri thức, đạo đức, phẩm

chất, sức khỏe, bản lĩnh,…
- Giá trị văn hóa: Được sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn - lịch sử của
nhân loại. Kết tinh tài năng sáng tạo của cá nhân hoặc là bản sắc của dân tộc.
Giá trị phản ánh nhu cầu khát vọng của con người, chứa đựng chân - thiện - mỹ; trong
không gian và thời gian.
- Các hoạt động văn hoá: Là hoạt động của con người nhằm đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu
văn hóa. Bao gờm toàn bợ quá trình sản xuất (sáng tác), bảo quản, phân phối (tuyên truyền,
chữa bệnh, truyền thụ kiến thức, thuyết trình, biểu diễn…), tiêu dùng (thưởng thức, xem
phim, xem biểu diễn nghệ thuật, triễn lãm, đọc sách, nghe nhạc…) các sản phẩm văn hóa
(Giáo sư Hồng Vinh).
- Quan hệ văn hóa. (con người – tự nhiên, con người – xã hội, con người – chính bản thân)
- Các thiết chế văn hóa, Chính là bộ máy nhân sự được tổ chức thành hệ thống. có thể chế
để vận hành, có trụ sở thiết bị chuyên dùng. Thiết chế văn hóa là nơi để mọi người đến
tham gia thưởng thức, sáng tác, biểu diễn văn hóa. Gia đình là thiết chế văn hóa quan trọng
nhất vì là nơi sáng tạo ra văn hóa, chứa đựng con người văn hóa.
- Cảnh quan văn hóa.

Câu 18. Vì sao hội nghị lần thứ V - BCH TW khoá VIII phát động phong trào «Tồn dân đồn
kết xây dựng đời sống văn hoá»?
Một là xuất phát từ thực trạng :


23

- Trước sự dao động, hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của
chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta; phủ nhận lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khơng ít người cịn mơ
hồ, bàng quan hoặc mất cảnh giác trước những luận điệu thù địch xuyên tạc, bôi nhọ chế độ
ta.
- Tệ sùng bái nước ngồi, coi thường những giá trị vǎn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực

dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền. Nạn tham nhũng, dùng tiền của Nhà
nước tiêu xài phung phí, ǎn chơi sa đọa khơng được ngǎn chặn có hiệu quả.
- Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy
thoái đạo lý trong quan hệ thầy trị, bè bạn, mơi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý
tưởng, hoài bão, ǎn chơi, nghiện ma túy...
- Trong sáng tác và lý luận, phê bình, có lúc đã nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành tựu
vǎn học cách mạng và kháng chiến, đối lập vǎn nghệ với chính trị, nhìn xã hội với thái độ bi
quan.
- Các loại vǎn hóa phẩm độc hại vẫn cịn xâm nhập vào xã hội và các gia đình.
- Tiềm lực đội ngũ sáng tác, nghiên cứu, lý luận, phê bình về vǎn học nghệ thuật còn yếu.
- Nhà nước chậm ban hành các chính sách để phát huy những nǎng lực hiện có.
- Lãnh đạo quản lý trong xuất bản vǎn học, nghệ thuật cịn nhiều sơ hở.
- Về thơng tin đại chúng, còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp, chưa kịp thời phát hiện và lý
giải những vấn đề lớn do cuộc sống đặt ra.
- Giao lưu vǎn hóa với nước ngồi chưa tích cực và chủ động, cịn nhiều sơ hở. Số vǎn hóa
phẩm độc hại, phản động xâm nhập vào nước ta cịn q lớn, trong khi đó, số tác phẩm vǎn
hóa có giá trị của ta đưa ra bên ngồi cịn q ít.
- Việc xây dựng thể chế vǎn hóa cịn chậm và nhiều thiếu sót.
- Cơng tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý vǎn hóa chưa đáp ứng u cầu, cịn
hẫng hụt cán bộ vǎn hóa ở các vị trí quan trọng.
- Chính sách khuyến khích và định hướng đầu tư xã hội cho phát triển vǎn hóa cịn chưa rõ.
Hệ thống các thiết chế vǎn hóa cần thiết nói chung bị xuống cấp và sử dụng kém hiệu quả.
Hai là, sự cần thiết phát động phong trào:


24

- Nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân lao động thể hiện qua nhu cầu thưởng thức các giá

trị văn hóa và nhu cầu sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới.
- XD đời sống văn hóa ở cơ sở được xem như bước đầu của việc xây dựng nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo hướng đi lên CNXH (Liên hệ các tiêu chí trong XD phong
trào TD ĐKXD ĐDSVH).
- Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sáng
tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật tạo dựng một lối sống văn mình, lịch sự,
những phong tục tập quán tốt đẹp, vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa phù hợp và có thể hịa
nhập với các trào leu tiến bộ của nhân loại.
- Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở về phương diện nào đó cịn là cuộc đấu tranh gay gắt
trên mặt trận tư tưởng văn hóa.
- Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng các thiết chế văn hóa như Trung tâm văn
hóa, câu lạc bộ, thư viện, bảo tàng, phòng truyền thống.



×