Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÀI THI môn văn hóa PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.31 KB, 6 trang )

BÀI THI MÔN VĂN HÓA PHÁT TRIỂN


Câu hỏi: Văn Hóa và Phát Triển là 2 mặt gắn liền với nhà, hễ nước nào tự đặt cho mình mục
tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường Phát triển VH thì nhất định sẽ xảy ra những vấn
đề cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn VH, và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu
rất nhiều, từ nay trở đi Vh cần coi mình như một nguồn cổ súy trực tiếp cho phát triển và ngược
lại, phát triển cần thừa nhận VH giữ một vị trí trung tâm một vai trò điều tiết XH. Đồng chí hãy
làm rõ nhận định trên, liên hệ thực tiễn?
Bài làm
Từ khi Đảng ta ra đời và trong suốt lịch sử lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng ta luôn coi văn hóa là
một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng. Quan điểm này được đề cập trong Cương lĩnh, đường
lối, chiến lược của Đảng và đã được Nghị quyết Hội nghị TW 5 Khóa VIII khẳng định: “Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đầy sự phát triển KT-XH”. (Đảng Cộng
sản Việt Nam - văn kiện ĐH VIII – Trang 110).
Hiện nay, nước ta đang tiến hành công cuộc CNH-HĐH đất nước. Kinh nghiệm thế giới đã cho
thấy công nghiệp hóa không gắn liền với phát triển văn hóa và con người sẽ dẫn đến những thảm họa về
xã hội và môi trường. Phát triển văn hóa và con người là động lực của sự phát triển KT-XH, là điều kiện
thực hiện công nghiệp hóa, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển KT-XH của công nghiệp hóa. Trong
lời tuyên bố mở đầu thập kỷ thế giới văn hóa vì phát triển, ông Tổng giám đốc Tổ chức khoa học và văn
hóa liên hiệp quốc (UNESCO), F.Mayor đã nhấn mạnh: “kinh nghiệm của 2 thập kỷ vừa qua cho thấy
rằng: trong xã hội ngày nay, bất luận là trình độ kinh tế nào, hoặc xu hướng chính trị nào, văn hóa và
phát triển là 2 mặt gắn liền với nhau. Nước nào tự đặt cho mình một mục tiêu phát triển kinh tế mà tách
rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng và tiềm năng sáng tạo của
nước ấy sẽ bị suy yếu đi nhiều... Từ nay trở đi, VH cần coi mình như một nguồn cổ súy trực tiếp cho
phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ vị trí trung tâm và vai trò điều tiết xã hội.
Nói tóm lại trọng tâm, động cơ và mục đích phải được tìm trong văn hóa. Đây là bài học quý báu rút ra
từ việc tổng kết gần 3 thế kỷ phát triển công nghiệp trên”.
VH có một vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xh. Một quan niệm sai lầm là Vh xa rời kinh
tế. Thực tế cho thấy không có sự tiến bộ nào của kinh tế mà lại không có sự tham gia cỉa VH và khi kinh
tế có sự tăng trưởng tất sẽ ảnh hưởng tới VH theo chiều tích cực hay tiêu cực. Một chính sách phát triển


đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo
của con người: văn hóa trong sản xuất, văn hóa trong quản lý, văn hóa trong lối sống, văn hóa trong giao
tiếp, văn hóa trong sinh hoạt gia đình, ngoài xã hội, văn hóa trong giao lưu và hợp tác quốc tế… Nói
cách khác, hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao
bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu.
Để văn hóa thực sự trở thành động lực, mục tiêu phát triển và nền tảng tinh thần của xã hội, việc xây
dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là mục tiêu hàng đầu trong đường lối chiến lược
phát triển văn hóa của Đảng ta, đây là con đường lâu dài và có nhiều khó khăn. Nhìn chung, thời gian
qua đánh giá về vai trò của văn hóa trong đời sống KT-XH, Đảng đã nhận định văn hóa đã có những
thành tựu và tiến bộ, nhưng khách quan đạt được còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa tác
động có hiệu quả đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối
sống. Văn hóa xét trên phương diện động lực thúc đẩy sự phát triển tỏ ra chưa đủ mạnh. Hàm lượng
chất xám trong sản phẩm hàng hóa của ta còn thấp, quy trình công nghệ lạc hậu, tổ chức sản xuất kinh
doanh còn thất thoát, lãng phí nhiều. Văn hóa chưa đủ sức tác động, chi phối, điều chỉnh quá trình sản
xuất, kinh doanh theo hướng văn minh, hiện đại, hiệu quả. Ðáng quan tâm hơn, văn hóa chưa điều chỉnh
mạnh mẽ nhận thức, tư tưởng, tình cảm, những quan hệ đạo đức, lối sống, nếp sống của con người. Có
nhiều biểu hiện về sự xuống cấp của đạo đức, lối sống rất đáng lo ngại.
Phát triển kinh tế mà tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Thực
hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá


trị văn hóa truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ
của người khác, của dân tộc khác. Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đảng
ta xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm;
xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của
xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Trong đó, nội dung xây
dựng văn hóa được xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, một
định hướng quan trọng để đất nước phát triển bền vững.
Cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị văn hoá mới, tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế
thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp nhận có chon lọc tinh hoa văn

hoá thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại.
Phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn hoá các dân tộc anh em, củng cố , nâng cao
tính thống nhất của văn hoá Việt Nam, đấu tranh chống các khuynh hướng lợi dụng văn hoá để chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong vài thập kỷ trước đây, có một số nước cho rằng: chỉ cần tăng trưởng kinh tế với việc sử
dụng cơ chế kinh tế thị trường cùng với việc phát triển sử dụng khoa học công nghệ cao là có sự phát
triển. Sau một thời gian thực hiện kết quả cho thấy, các quốc gia đó đạt được một số mục tiêu về tăng
trưởng kinh tế nhưng đã vấp phải sự xung đột gay gắt trong xã hội, sự suy thoái về đạo đức, văn hóa
ngày càng tăng. Từ đó, kéo theo kinh tế phát triển chậm lại, mất ổn định xã hội tăng lên và cuối cùng là
sự phá sản của các kế hoạch phát triển kinh tế, đất nước rơi vào tình trạng suy thoái, không phát triển
được. Đây là quan niệm phát triển nhanh bằng cách hi sinh các giá trị văn hóa – xã hội cho sự phát triển.
Trên thực tế đã bị phá sản.
Quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của VH hàm chứa nội dung lý luận và thực tiễn rất sâu
sắc. Vừa bổ sung, phát triển lý luận Vh mácxit, vừa tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của thời đại,
đồng thời phù hợp với thực tiến XD và phát triển đất nước ta trong thời kỳ đổi mới.

a/Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:
Một Xh muốn phát triển bền vững cần có sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và VH.
Ta biết rằng, đời sống xã hội có hai mặt vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của
đời sống xã hội, thì văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Văn hóa tạo thành nền tảng tinh
thần của xã hội, vì nó được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng; nó được truyền lại,
tiếp nối và phát huy qua các thế hệ, được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc chính trị xã hội của từng dân tộc, đồng thời tác động hàng ngày đến tư tưởng, tình cảm của mỗi thành viên, xã hội
và môi trường xã hội, văn hóa Vì văn hóa là ''nền tảng tinh thần của xã hội'', nên khái niệm văn hóa
không thể hiểu theo nghĩa hẹp mà phải được hiểu theo nghĩa rộng, ngang với ''nền tảng vật chất của xã
hội'', Xã hội phải đứng hai chân trên hai ''nền tảng'', nếu chỉ có một nền tảng thì xã hội không thể đứng
vững. Như vậy, cũng có nghĩa là văn hóa góp phần tạo nền móng của xã hội. Nền móng có vững chắc
thì sự phát triển của đất nước mới lành mạnh. .
Nói văn hóa là nền tảng tinh thần cũng có nghĩa là coi văn hóa là tổng thể các giá trị, các tiềm năng
sáng tạo của đất nước. Muốn phát triển cần phải dựa vào các giá trị đó, cần khai thác và phát huy các giá
trị đó. Nghị quyết Trung ương 5 viết: ''Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã

hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững”
Là “nền tảng tinh thần của xã hội”, văn hoá không chỉ nằm ở một số người, ở lớp “tinh hoa”, mà
nằm trong toàn xã hội và không phải nằm ở một số ngành, nghề mà có mặt ở tất cả các lĩnh vực sinh
hoạt, hoạt động và quan hệ con người. Nghị quyết Trung ương 5 chỉ rõ. Phải “làm cho văn hóa thấm sâu
vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng,
từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người''.


Văn hóa là nền tảng tinh thần, đòi hỏi phải đặt văn hóa vào vị trí quan trọng. Cũng như kinh tế tạo
nên giá trị vật chất, nền tảng vật chất và nền tảng tinh thần tạo những điều kiện cần và đủ để xã hội tồn
tại và phát triển. Thiếu điều kiện vật chất thì không có sự tồn tại của con người, nhưng thiếu điều kiện
tinh thần thì xã hội không thể phát triển được. Trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử, cơ sở vật
chất và tinh thần thường xuyên thấm lẫn vào nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Chừng nào nền tảng tinh thần suy
yếu, chừng đó xã hội sẽ lâm vào khủng hoảng, các tệ nạn xã hội xuất hiện và sự phát triển kinh tế sẽ gặp
khó khăn.
b/Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.
Với ý nghĩa văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội, văn hóa phải được xem vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.
Văn hóa là động lực cho sự phát triển con người, là nhân tố bên trong, nhân tố nội sinh. Văn hóa
khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, phát huy năng lực bản chất người. Mối
quan hệ con người với văn hóa là gắn liền nhau, văn hóa vừa thể hiện trong con người, đồng thời văn
hóa là môi trường, là điều kiện cho sự hình thành, phát triển nhân cách con người. Tức là, văn hóa góp
phần vào điều tiết quá trình phát triển KT-XH.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, văn hóa luôn được xác định là mục tiêu của sự
nghiệp cách mạng và điều đó thể hiện một cách nhất quán trong đường lối văn hóa của Đảng ta từ ngày
mới thành lập đến nay. Trong mỗi chính sách KT-XH luôn đòi hỏi phải bao hàm nội dung và mục tiêu
văn hóa. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh, con người phát triển toàn diện'', nhằm mục đích nâng cao chất lượng đời sống xã hội, tạo cơ
sở vật chất cho sự phát triển lành mạnh về đời sống tinh thần. Đặt văn hóa là mục tiêu bởi vì mọi tâm

huyết và công sức mà Đảng và nhân dân ta đang bỏ ra sẽ trở thành vô nghĩa, nếu như mục tiêu cuối cùng
của chúng ta không phải là xây dựng một xã hội Việt Nam và những con người Việt Nam phát triển toàn
diện trong một cuộc sống đầy đủ về vật chất và cao đẹp về tinh thần
Đối với một quốc gia, phát triển và tăng trưởng kinh tế không đồng nhất với nhau. Muốn phát triển
bền vững và toàn diện thì động lực không thể thiếu là phát triển văn hóa. Văn hóa phát triển mạnh và
đúng hướng có khả năng phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách và chủ quan
của các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển của xã hội được hài hòa, cân đối,
lâu bền. Văn hóa hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật, sản xuất ra hàng hóa với số lượng và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Văn
hóa còn góp phần phần tăng cường sự hiểu biết, mở rộng sự giao lưu hợp tác giữa nước ta và các nước
khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa truyền thống là
cơ sở tinh thần để ngăn chặn, hạn chế các tệ nạn xã hội, xu hướng “sùng ngoại”, sùng bái tiền tệ trong
nền kinh tế thị trường.
Văn hóa phát triển mạnh và đúng hướng đóng vai trò điều tiết trong quan hệ quốc tế, để mở cửa và
giữ vững được độc lập, chủ quyền, hợp tác kinh tế - văn hóa với nước ngoài mà không để người ta lợi
dụng biến đất nước mình thành nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công giá rẻ, nơi tiêu thụ hàng hóa ế
thừa và tiếp nhận những công nghệ lạc hậu, những ảnh hưởng văn hóa độc hại.
Văn hóa phát triển mạnh và đúng hướng còn có khả năng ngăn chặn, khắc phục được những ham
muốn quá mức dẫn đến làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường sinh thái, cổ vũ
xây dựng một lối sống có điều độ và hướng đến những hành vi ứng xử có văn hóa của con người đối với
con người và đối với thiên nhiên.
Như vậy, với vai trò là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, văn hóa phải điều tiết
sự phát triển của kinh tế, phải gắn sự phát triển của kinh tế với tiến bộ xã hội đồng thời văn hóa phải thể
hiện trình độ phát triển về ý thức, trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người. Với sự phát triển của văn hóa,
bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân và cả cộng đồng được bồi dưỡng và phát huy, trở thành
giá trị cao quý và chuẩn mực của toàn xã hội. Trong thời đại ngày nay, một đất nước giàu hay nghèo
không phải có nhiều hay ít lao động và tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu là do có khả năng phát huy
tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không. Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố
cấu thành văn hóa, nghĩa là nằm trong sự hiểu biết, tâm hồn, đạo lí, lối sống, thị hiếu, trình độ thẩm mĩ
của mỗi cá nhân và cộng đồng. Hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống

con người càng cao thì khả năng phát triển KT-XH càng lớn và hiện thực.


Tóm lại, văn hóa giữ vị trí trung tâm và vai trò điều tiết xã hội, là nền tảng của xã hội, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH. Mặt khác, cũng để khẳng định một chân lý là chỉ có đặt
văn hóa trong sự phát triển, gắn văn hóa với sự phát triển, nghĩa là văn hóa phải bén rễ trong kinh tế thì
kinh tế mới phát triển được, văn hóa và phát triển là 2 mặt gắn liền với nhau. Sự nghiệp văn hóa, suy
cho cùng là vì con người, như nhận định của Đảng ta: Nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp văn hóa là bồi
dưỡng con người Việt Nam về trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, nhân cách, xây
dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan XHCN, hướng con người tới những giá trị Chân - Thiện –
Mỹ. Vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cần coi trọng chính sách đầu tư cho văn hóa, đầu
tư cho con người, khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân tham gia phát triển và sáng tạo văn hóa,
đồng thời hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều hơn. Mục tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời của
nhân loại và là mục đích phát triển bền vững, tiến bộ của các quốc gia, dân tộc. Đây là một nội dung
quan trọng của Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng.
c/ Liên hệ thực tiễn:
Là một lãnh đạo quản lý một đơn vị kinh doanh bảo hiểm, bản thân tôi nhận thấy VH có một vị
trí, một vai trò vô cùng quan trọng. VH gắn chặt với thương hiệu, với từng sản phẩm của DN, khách
hàng đánh giá DN không chỉ thông qua chất lượng của sản phẩm mà đánh giá qua mô hình hoạt động,
qua cách giao tiếp ứng xử của cán bộ nhân viên, qua cách giải quyết công việc…Một DN mạnh không
có nghĩa chỉ nói đến tiềm lực kinh tế mà DN đó phải có VH DN, đây là giá trị cốt lõi cho sự phát triển
kinh tế bền vững của DN.
Với suy nghĩ, một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn phải có nền văn hoá mạnh. Văn hoá
doanh nghiệp không nằm ngoài phạm trù đó. Phải coi văn hoá như tôn chỉ mục đích của doanh nghiệp
mình. Vì vậy, đơn vị tôi đã coi xây dựng văn hoá doanh nghiệp là cấp bách, cần thiết và là tiêu chí đầu
tiên cần lưu tâm và thực hiện nghiêm túc.
Đơn vị tôi đã đã tiến hành thực hiện Xây dựng văn hoá doanh nghiệp gồm một số vấn đề căn bản
như: Xây dựng triết lý hoạt động của doanh nghiệp; đạo đức kinh doanh; hệ thống hàng hoá và dịch
vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường; phương thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp;
phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội; mọi cán bộ nhân viên luôn không ngừng học tập

nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật kinh doanh…Lắng nghe
những tâm tư, phản ánh của khách hàng về sản phẩm, về chất lượng dịch vụ, đặc biệt là cách giao tiếp
và giải quyết quyền lợi cho khách hàng khi mua sản phẩm của đơn vị. Mọi người trong đơn vị luôn
thực hiện tốt nếp sống có VH, không ai mắc phải các tệ nạn XH; quá trình tiếp xúc, giải quyết công
việc với khách hàng luôn để lại ấn tượng tốt, sâu đậm; những hiện tượng thiếu tôn trọng khách hàng
đã được đơn vị phát hiện kịp thời và chấn chỉnh ngay, vì vậy đơn vị luôn được khách hàng thừa nhận
là doanh nghiệp có uy tín, các sản phẩm được thị trường tin dùng. Chính vì đánh giá được via trò quan
trọng của văn hóa trong phát triển kinh tế, đơn vị chúng tôi đã xây dựng VH doanh nghiệp kết hợp với
chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với tình hình chung của thị trường, nên trong thời gian qua mặc
dù nền kinh tế chung của cả nước có nhiều biến động, nhiều DN làm ăn thua lỗ, khách hàng mất lòng
tin vào nhiều DN cũng như sản phầm kém chất lượng, không tôn trọng khách hàng…DN chúng tôi vẫn
đứng vững và từng bước phát triển. Trong chiến lược phát triển kinh doanh, đơn vị tôi sẽ luôn quan
tâm và chú trọng gắn xây dựng văn hóa với phát triển kinh doanh là hai mặt không thể tách rời trong
thời kỳ đổi mới cùng nước xây dựng CNXH.
--------The end------Nội dung bài này khá đầy đủ theo yêu cầu của đề bài. Các anh chị có thể tham khảo, chỉnh sửa
theo ý riêng.




×