Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––––
BẾ HOÀNG LIÊM
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI C22
VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI ĐỰC LANDRACE,
ĐỰC MAXTER 16 VÀ ĐỰC MAXTER 304
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN PHÙNG
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Những số
liệu, kết quả thu được trong luận văn trung thực, chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu, báo cáo nào. Tất cả những giúp đỡ trong
khi thực hiện đề tài đều đã được cảm ơn và thanh toán đầy đủ, các thông tin
trích dẫn đều chỉ rõ nguồn gốc. Nếu có gì sai phạm tôi xin chịu trách nhiệm
trước nhà trường và pháp luật.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2010
Tác giả
Bế Hoàng Liêm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI NÓI ĐẦU
Sau một thời gian tham gia học tập tại nhà trường, và đồng thời tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái C22 và
con lai của chúng với đực Landrace, đực Maxter 16 và đực Maxter 304” tại
Trại giống lợn Tân Thái, đến nay tôi đã hoàn thành công việc.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, Khoa sau đại học, khoa Chăn nuôi Thú
y, Trường Đại học Nông Lâm cũng như của các Thầy (cô), cơ quan, gia đình
và bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu
đó đã giúp tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành Thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
để hoàn thành bản luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân trọng bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn chân
thành tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, Khoa
Chăn nuôi Thú y, Thầy giáo hướng dẫn và toàn thể các thầy cô giáo đã giúp
đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2010
Tác giả
Bế Hoàng Liêm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học 3
1.1.1. Ưu thế lai và ứng dụng của nó trong chăn nuôi lợn 3
1.1.2. Một số giống lợn ngoại và các công thức lai thương phẩm
phổ biến 6
1.1.3. Một số công thức lai tạo con thương phẩm 2, 3, 4 và 5
máu ngoại 11
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái 12
1.1.5. Khả năng sinh sản của lợn nái lai 16
1.1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh dục của lợn đực 17
1.1.7. Đặc điểm sinh trưởng của lợn nuôi thịt 24
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 25
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 28
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32
2.3. Nội dung nghiên cứu 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu 32
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 32
2.4.2. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng các loại lợn 33
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 35
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Kết quả nghiên cứu sức sản xuất của lợn nái bố mẹ C22 khi
phối giống lợn đực Landrace, Pietrain và Maxter 304 39
3.1.1 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái giống
C22 khi phối giống với các lợn đực giống kiểm tra 39
3.1.2. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh trưởng của lợn con 43
3.1.3. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con 48
3.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn
thương phẩm 52
3.2.1. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của lợn thương phẩm 52
3.2.2. Kết quả khảo sát năng suất thịt của lợn thí nghiệm 58
KẾT LUẬN , TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 61
1. Kết luận 61
2. Tồn tại 62
3. Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 69
1. Tình hình nhiễm bệnh của lợn con 69
2. Tình hình mắc bệnh của lợn nuôi thịt 70
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A. Giống
a. M 16 = Maxter 16
b. M 304 = Maxter 304
c. L06 = Landrace.
d. Pi = Pietrain
e. Du = Duroc
f. PiDu = ♂ Pietrain x ♀ Duroc
g. M16 x C
22
= ♂ M16 x ♀ C
22
h. M304 x C
22
= ♂ M304 x ♀C
22
i. L06 x C22 = ♂ L06 x ♀C22
j. F1 (LxY) = Landrace x Yorkshire
k.F1(YxL) = ♂ Yorkshire x ♀ Landrace
l. (P x D) x (L x Y) = (♂Pietrain x ♀ Duroc) x (♂Landrace x
♀Yorkshire)
B. Thức ăn
a. TTTA = Tiêu tốn thức ăn
b.KL = Khối lượng
c. Kg = Kilogam
d.TTTA/kg = Tiêu tốn thức ăn/kilogam
e.TA = Thức ăn.
C. a. KHKT = Khoa học kĩ thuật
b. Cs = cộng sự
c. (Pα >0,05); (Pα <0,05): Độ tin cậy lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0,05.
d. TN = Thí nghiệm
e. Cm = Centimett
f. mm = Milimett
g. % = Phần trăm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên lợn nái 32
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên lợn thịt 33
Bảng 2.3. Thành phần thức ăn sử dụng cho lợn thương phẩm 33
Bảng 3.1. Kết quả phối giống và thời gian mang thai của lợn nái C22 39
Bảng 3.2. Khả năng sinh sản của lợn nái C22 khi phối giống với các
lợn đực giống kiểm tra 41
Bảng 3.3 Sinh trưởng tích luỹ của lợn con theo mẹ 43
Bảng 3.4 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con (g/con/ngày). 45
Bảng 3.5. Sinh trưởng tương đối của lợn từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi
(%) 47
Bảng 3.6 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa 48
Bảng 3.7 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con từ cai sữa đến 56 ngày tuổi 49
Bảng 3.8 Chi phí thức ăn/kg lợn từ sơ sinh đến cai sữa 50
Bảng 3.9. Chi phí thức ăn/kg lợn con từ cai sữa đến 56 ngày tuổi 51
Bảng 3.10. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thương phẩm (kg/con) 52
Bảng 3.11: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thương phẩm (g/con/ngày) 54
Bảng 3.12. Sinh trưởng tương đối của lợn thương phẩm (%) 56
Bảng 3.13: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thương phẩm (kg) 57
Bảng 3.14. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thương phẩm 58
Bảng 3.15. Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ lai hai giống 11
Hình 1.2. Sơ đồ lai giữa ba giống 11
Hình 1.3. Sơ đồ lai tạo sản phẩm 4, 5 giống 12
Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng tích luỹ của lợn con 43
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ sơ sinh đến 56
ngày tuổi (gr/con/ngày) 46
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn từ sơ sinh đến 56
ngày tuổi 48
Hình 3.4 Biểu đồ sinh trưởng tích luỹ của lợn thịt (kg/con) 53
Hình 3.5: Biểu đồ sinh tuyệt đối của lợn thịt (g/con/ngày) 55
Hình 3.6: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thịt (%) 56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn sản xuất hàng hoá, việc nhập
các giống lợn đực, cái ngoại và lợn đực lai có tầm vóc lớn, sinh trưởng phát
triển nhanh, sinh sản tốt, có tỷ lệ nạc cao đã trở thành khâu quan trọng trong
công tác giống. Ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn hiện nay việc nhân giống
và lai tạo giống rất quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi lợn, nhờ các
công thức lai này đã cho ra đời các thế hệ con lai có khả năng sinh sản, sinh
trưởng tốt, tăng trọng nhanh, sức chống đỡ với bệnh tật tốt, chi phí thức ăn
giảm và tỷ lệ nạc cao, đáp ứng nhu cầu nuôi lợn hướng nạc phục vụ cho nhu
cầu trong nước và xuất khẩu.
Trong chăn nuôi lợn, vai trò con đực giống hết sức quan trọng trong
quá trình cải thiện di truyền, đặc biệt trên các tính trạng về sinh trưởng và chất
lượng thịt. Nó được coi là yếu tố quyết định tới năng suất và hiệu quả kinh tế
cho người chăn nuôi. Trên thế giới, sử dụng đực lai đã có nhiều tranh luận
trong những năm qua, nhữnh năm 1970 các nhà nghiên cứu đã làm rõ thêm về
đực lai. Đực lai đã kích thích quần thể giống phát triển, nó trội hơn đực thuần,
thời gian sử dụng lâu hơn, cho tỷ lệ thụ thai cao và ưu thế lai về tỷ lệ thụ thai
đạt 10% (William T.Ah. và ctv, 1996) (trích Nguyễn thiện, 2005) [26].
Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn và
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà chọn giống lợn trên thế giới đã
sử dụng các phương pháp lai, tạo ưu thế lai nhằm tạo ra con lai thương phẩm
nhiều giống có năng suất và tỷ lệ nạc cao.
Chăn nuôi lợn ở Thái Nguyên vốn đặc trưng là chăn nuôi nhỏ lẻ dựa trên
nguồn tài nguyên địa phương. Đàn lợn nái được nuôi là giống của địa phương
hoặc là nái F1 chiếm tới 70 - 80% tổng đàn và lợn đực dùng để phối giống chủ
yếu là Yorkshire, Landrace hay các tổ hợp lai giữa 2 giống lợn đực này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Trong những năm gần đây, Trung tâm giống vật nuôi Thái Nguyên đã
đưa nhiều dòng nái có năng xuất và chất lượng cao nhằm cung cấp cho thị
trường của Tỉnh như các loại lợn nái: GP1230 , C1050, CA, C22 và các giống
lợn thuần Landrace, Pietrian (Maxter 16), Maxter 304, Yorkshire, LY, YL, để
sản xuất lợn giống và lợn lai thương phẩm 3,4 và 5 máu giống ngoại. Lợn nái
C22 là một dòng nái lai có đặc điểm là sai con, khả năng sinh sản tương đối
tốt. Khi sử dụng dòng đực lai 402 phối giống với nái C22 sẽ cho con lai
thương phẩm có giá trị kinh tế cao (theo công thức của PIC). Tuy nhiên hiện
nay, dòng đực lai 402 nuôi tại Trung tâm nuôi giữ và nghiên cứu giống gốc
Tam Điệp đang có những biểu hiện không tốt. Trong khi đó, trên thị trường
đang có những dòng lợn đực, đực lai có ưu thế như: Maxter 16; Maxtrer 304.
Việc sử dụng các dòng đực này chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc
tạo ra các con lai thương phẩm. Các dòng lợn lai thương phẩm trên đều được
thị trường chấp nhận và ưa chuộng, vì khả năng sinh trưởng nhanh, tiêu tốn
thức ăn/kg tăng khối lượng thấp, sức đề kháng cao và đặc điểm nổi bật con lai
thương phẩm có tỷ lệ nạc cao. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá năng suất
sinh sản của các dòng lợn nái và khả năng sinh trưởng, cũng như sản xuất thịt
của các con lai thương phẩm 3,4 và 5 máu ngoại vẫn chưa có nhiều.
Xuất phát từ cơ sở trên, để có cơ sở khuyến cáo sử dụng các dòng đực
lai cho người chăn nuôi của tỉnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái C22 và con lai của chúng với
đực Landrace, đực Maxter 16 và đực Maxter 304”.
2. Mục đích
- Đánh giá khả năng sản xuất của lợn nái C22 khi phối giống với các
dòng đực Landdrace, M16 và M304.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của lợn lai thương phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Ưu thế lai và ứng dụng của nó trong chăn nuôi lợn
Trong chăn nuôi lợn, giống là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định
đến năng suất chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi. Công tác giống là
công tác kiến thiết cơ bản, trong đó phải đảm bảo phát triển cả hai mặt, tăng
nhanh về số lượng đàn, đồng thời thường xuyên ổn định, nâng cao năng suất
chất lượng đàn lợn, hai mặt này có liên quan chặt chẽ và thúc đẩy nhau cùng
phát triển. Trong công tác giống gia súc thì nhân giống thuần chủng có ý
nghĩa quan trọng trong việc cải tạo và hoàn thiện giống. Các giống đó phải có
đặc điểm di truyền ổn định, tính năng sản xuất cao.
Để có được những con giống tốt, các nhà làm công tác giống đều
hướng vào việc chọn lọc, ghép đôi giao phối những con giống tốt theo định
hướng sản xuất. Để duy trì các đặc tính tốt của từng giống, loại bỏ các đặc
tính di truyền xấu, bổ sung các đặc tính di truyền tốt thì cần áp dụng đồng thời
các biện pháp chọn lọc thuần chủng và lai tạo giống đặc biệt với những tính
trạng có hệ số di truyền cao (h
2
> 0,5).
Khác với gen quy định tính trạng chất lượng ở gia súc, các gen quy định
tính trạng số lượng không biểu hiện như nhau trong các điều kiện khác nhau.
Như cùng một giống lợn nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện giống nhau thì
khả năng tăng trọng và thành phần thịt xẻ của chúng tương đương nhau, nhưng
khi nuôi dưỡng chúng trong những điều kiện khác nhau thì khả năng tăng trọng
và thành phần thịt xẻ của chúng rất khác nhau. Đều này có thể giải thích: Tất cả
các cá thể đều nhận từ bố, mẹ một hệ thống gen quy định nào đó và được xem
như là nhận được khả năng di truyền. Nhưng khả năng di truyền đó có thể được
thể hiện hay không là tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Cải tiến di truyền nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn, chủ yếu là
tăng năng suất được thực hiện qua các bước:
- Chọn lọc: Lựa chọn các con vật tốt để làm giống
- Hệ thống giao phối: Tổ chức giao phối giữa các con giống đã được
chọn lọc.
Sản xuất lợn thương phẩm dựa vào hệ thống lai, tức là cho giao phối
các cá thể khác giống để khai thác ưu thế lai và ưu thế riêng của từng giống.
Ngày nay để tăng năng suất của lợn lai thương phẩm người ta dùng giống có
sức sinh trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn ít tạo ra lợn đực
thương phẩm, và con giống có khả năng sinh sản tốt để làm đàn nái sinh sản
tạo ra lợn thịt thương phẩm.
Trong quá trình lai tạo giữa các giống khác nhau thường xảy ra sự thay
đổi nhanh chóng tính di truyền. Đó là những thay đổi về hình thể và sinh lý
của con lai do một tổ hợp mới về di truyền được tạo ra đã làm tăng sức sống
và khả năng sinh trưởng, sinh sản của đời con người ta gọi đó là ưu thế lai.
Ưu thế lai là hiện tượng sinh học làm cho con lai (nhất là con lai F1) tỏ
ra ưu việt hơn bố mẹ về mặt sinh trưởng, năng suất và sức miễn dịch. Công
trình cổ điển của C.Darwin “tác dụng của thụ phấn chéo và tự thụ phấn trong
giới thực vật” đã đưa ra quy luật của tự nhiên về lai giống cũng như tác hại
của tự thụ phấn kéo dài. Sau đó vấn đề ưu thế lai được nghiên cứu và ứng
dụng khá rộng rãi ở thực vật và động vật.
Hiện nay phương pháp lai tạo vẫn chưa hoàn hảo vì chưa biết được, dự
đoán được tổ hợp lai các cha mẹ nào cho ưu thế lai cao nhất, vì vậy phải
nghiên cứu tiếp sự tương quan giữa khả năng phối hợp và ưu thế lai.
Khả năng phối hợp đặc biệt là khả năng phối hợp một dòng, một gia
đình cho ưu thế lai cao khi lai với một dòng, một gia đình nhất định.
Khả năng phối hợp chung là khả năng của một dòng, một gia đình hoặc
một cá thể cho ưu thế lai với tất cả các dòng, các gia đình, các cá thể khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Mức độ ưu thế lai đó được tính bằng giá trị ưu thế lai trung bình của tất cả các
tổ hợp lai mà dòng, gia đình, cá thể đó tham gia. Mức độ của ưu thế lai phụ
thuộc vào các yếu tố:
+ Nguồn gốc di truyền của cha mẹ đem lại: các dạng cha mẹ có nguồn
gốc di truyền càng xa nhau thì ưu thế lai biểu hiện càng cao và ngược lại.
Hệ số di truyền: các tính trạng có hệ số di truyền cao thì thường có ưu
thế lai thấp và ngược lại.
+ Hướng lai tạo: mức độ ưu thế lai còn biểu hiện theo hướng con vật
nào, giống nào làm bố, con nào, giống nào làm mẹ.
+ Điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc: Trong điều kiện, mức độ chăm sóc
nuôi dưỡng tốt thì ưu thế lai có được sẽ cao hơn trong điều kiện chăm sóc,
nuôi dưỡng kém.
Ưu thế lai là phần năng suất trội của con lai so với trung bình của bố
mẹ. Phần trội này ở mức lớn đối với tính trạng như sinh sản, trung bình với
các tính trạng như sinh trưởng và thấp đối với tính trạng như hiệu quả sử dụng
thức ăn và chất lượng thịt. Con lai có thể có số con đẻ ra/ổ tăng khoảng 8%,
khối lượng/ổ lúc 21 ngày tăng thêm khoảng 28%, và số ngày nuôi để đạt
trọng lượng 100 kg giảm khoảng 7% so với con thuần. Còn hiệu suất sử dụng
thức ăn và các đặc điểm về chất lượng thịt có khác một ít so với con thuần.
Có nhiều thuyết khác nhau giải thích ưu thế lai, song có một số thuyết
được nhiều đồng thuận hơn cả, đó là thuyết trội và thuyết siêu trội.
- Thuyết trội: Trong điều kiện chọn lọc lâu dài, gen trội và á gen lặn
(phần lớn các gen có lợi), qua tạp giao có thể đem các gen trội của cả 2 bên bố
mẹ tổ hợp ở đời lai, làm cho đời lai có giá trị hơn hẳn bố mẹ.
- Thuyết siêu trội: Tác động của các cặp alen dị hợp tử Aa là lớn hơn
tác động của các cặp alen đồng hợp tử AA và aa.
Aa>AA>aa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Sản xuất lợn thương phẩm dựa vào hệ thống lai, tức là cho giao phối
các cá thể khác giống để khai thác ưu thế lai và ưu thế riêng của từng giống.
Ngày nay để tăng năng suất của lợn lai thương phẩm người ta dùng giống có
sức sinh trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn ít tạo ra lợn đực
thương phẩm, và con giống có khả năng sinh sản tốt để làm đàn nái sinh sản
tạo ra lợn thịt thương phẩm. Con lai thường sẽ có được những ưu điểm của bố
mẹ như: nâng cao tỷ lệ nạc, tăng tốc độ sinh trưởng, cải thiện độ dày mỡ
lưng, Wysokińska A., Kondracki S, (2004) [36].
1.1.2. Một số giống lợn ngoại và các công thức lai thương phẩm phổ biến
a, Giống lợn Landrace (L06)
Lợn giống gốc được tạo nên từ Đan Mạch bằng cách cho lai giống
trắng Youland với các giống trắng địa phương của Đan Mạch vào thế kỷ 19.
Cũng như lợn Đại Bạch, lợn Landrace dễ thích nghi với nhiệt đới nếu các điều
kiện về thời tiết không quá khắc nghiệt. Briggs, Hilton M. 1969 [37].
Đặc điểm ngoại hình toàn thân có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to
dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai lưng mông, đùi rất phát
triển. Toàn thân có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi, đây là giống
lợn tiêu biểu cho hướng nạc.
Khả năng sản xuất: Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ
nhiều: Trung bình đạt 1,8 - 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 -12 con, khối lượng sơ
sinh (Pss) trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg, khối lượng cai sữa (Pcs) từ 12 - 15 kg.
Sức tiết sữa từ 5 - 9 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn rất tốt. Landrace
có rất nhiều ưu điểm: Sinh sản tốt, tăng trong nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ
lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Lợn có khả năng tăng trọng từ 750-800
g/ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105 - 125 kg. Khi trưởng thành con
đực nặng tới 400 kg, con cái 280 - 300 kg. Lợn cái có 12 - 16 vú, nặng 220 -
250kg. Lợn đực 300 - 320kg khi trưởng thành (Nguyễn Thiện, Trần Đình
Miên, Võ Trọng Hốt, 2005) [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Hướng sử dụng: Landrace được coi là giống lợn tốt nhất trên thế giới
hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi. Giống lợn Landrace được
chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở
Việt Nam.
b, Giống Yorkshire
Lợn Đại Bạch ngày nay được chăn nuôi phổ biến nhất trên thế giới.
Ban đầu giống này được ưa chuộng mạnh vì thịt ngon, tỷ lệ nạc cao và cặp
giò chắc mọng. Từ thế kỷ 19, Yorkshire đã được nuôi phổ biến ở Đức,
Pháp…Giống này cũng có đặc tính tăng trưởng nhanh nên thường dùng để
cho lai, cải tạo các giống khác. Lợn dễ thích nghi với điều kiện nhiệt đới.
Ở các nước phát triển, lợn Yorkshire được chọn lợn hướng nạc, nên khi
nhìn từ trên lưng xuống, lợn có hình số 8. Ở các nước đang phát triển, mức độ
nạc hoá không cao bằng các nước phát triển, lợn được chọn lọc theo hướng
ban đầu kiêm dụng nay thiên về nạc. Ở nước ta, từ năm 1964 đã nhập lợn Dại
Bạch từ Liên Xô cũ. Con đực trưởng thành có trọng lượng từ 350 - 380kg.
Dài thân 170 - 185 cm. Con cái trưởng thành có trọng lượngtừ 250 - 280kg.
Số con/lứa là 10 - 12 con. Năm 2006, chúng ta đã nhập lợn Yorkshire từ Mỹ
để làm tươi máu giống lợn này tại Việt Nam. Giống lợn này đang được chọn
cho chương trình nạc hóa đàn lợn.
c, Giống lợn Hampshire
Đây là giống lợn của Mỹ mà sổ giống đã ghi từ 1904. Giống lợn
Hampshire được coi là một điển hình về sự tiến hoá nhanh và hướng tới một
kiểu lợn thịt dưới ảnh hưởng của một cường độ chọn lọc cao được thực hiện từ
1956. Lợn Hampshire có màu có màu da lông đen. Một vành lông da trắng vắt
qua vai bao gồm cả chân trước và ngực. Mình ngắn, tai đứng, lưng hơi cong.
Ở Mỹ, giống lợn Hampshire được coi là giống chính. Tăng trọng trung
bình 850g/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,92kg/kg tăng khối lượng, trọng lượng lúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
114kg là 175,4 ngày. Kiểm tra tăng thịt nạc 320g/ngày, diện tích thăn thịt
33,66cm
2
.
d, Giống lợn Duroc:
Giống Duroc (mà nổi tiếng nhất là Duroc- Jersey) có nguồn gốc ở Bắc
Mỹ. Lợn hiện nay đã khá phổ biến ở các nước châu Âu, châu Á và chiếm một
tỷ trọng khá cao trong tổng đàn lợn của nước Mỹ. Lợn nái có nhiều sữa cho
con bú nên tốc độ tăng trưởng của lợn con nhanh. Lợn có khả năng chống
chịu nắng, nóng khá tốt nên có khả năng chăn thả trong khu rào quây, có mái
che ở chỗ ăn và trú nắng, trú mưa. Thịt có tỷ lệ nạc cao, ngon, chắc, sợi cơ
mịn, được sử dụng để ăn tươi, tham gia nhiều vào công nghệ đóng đồ hộp.
Khả năng sản xuất: Lợn Duroc có 4 mũi chân và mõm sẫm đen, tai đứng.
Hiện nay, lợn Duroc có khả năng tăng trọng 785g/ngày, khả năng tăng thịt
nạc 320g/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,91kg/kg tăng khối lượng. Nuôi 171,89 ngày
tuổi, đạt khối lượng 99,88kg. Dày mỡ lưng ở sườn 10 là 3,09cm.
Duroc có khả năng sinh sản tương đối cao. Trung bình đạt 1,7 - 1,8
lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 11 con, khối lượng sơ sinh của lợn con trung
bình đạt 1,2 - 1,3 kg, khối lượng cai sữa 12 - 15 kg. Sức tiết sữa của lợn đạt 5
- 8 kg/ngày. Duroc trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250 - 280
kg. Duroc được coi là giống lợn tốt trên thế giới hiện nay và được nuôi rất
phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt nuôi theo hướng nạc và sử dụng thịt nướng.
Giống Duroc được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình
nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam.
e, Giống lợn Maxter 16(Pietrain thuần):
Giống lợn này xuất hiện ở Bỉ vào khoảng năm 1920 và mang tên làng
Pietrain. Khả năng sản xuất: lợn có tầm vóc trung bình và khả năng sản xuất
thịt nạc cao, nuôi tốt có thể đạt 66,7% nạc trong thân thịt. Trọng lượng sơ sinh
1,1-1,2 kg con, cai sữa 60 ngày đạt 15 - 17 kg/con, 6 tháng tuổi đạt 100 kg.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
lợn đực có nồng độ tinh trùng cao, 250 - 290 triệu/ml. lợn cái có khả năng
sinh sản tương đối tốt, Lợn có tuổi đẻ lứa đầu 418 ngày. Khoảng cách giữa
hai lứa đẻ 165,1 ngày. Số con đẻ/lứa: 10,2. Số con cai sữa: 8,3. Số con cai
sữa/nái/năm: 18,3 con. Khả năng tăng trọng giai đoạn từ 35 - 90kg là
770g/ngày. Tiêu tốn thức ăn 2,58kg/kg tăng khối lượng. Dày mỡ lưng trung
bình 10.8 mm, trong khi Yorkshire và Landrace là 11,4mm và 12,2mm. (theo
La génétique Procine Francaise 1986-1988).
Lợn Pietrain được sử dụng để lai kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới. Lợn
Pietrain là một điển hình về vết loang đen trắng không cố định trên lông
da,nhưng năng suất thì ổn định. đầu nhỏ, dài, tai to hơi vểnh, cổ to và chắc
chắn, mình dài, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển. Toàn thân trông như hình
trụ. Đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc, hiện nay giống lợn này đã nhập
nuôi ở nước ta và được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương
trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam. Briggs, Hilton M. (1983) [38].
f, Giống lợn đực lai (Maxter 304):
Trong những năm gần đây nhu cầu của xã hội về sản lượng và chất
lượng thịt lợn ngày càng cao. Để đáp ứng nhu nhu cầu trên các nhà lai tạo
giống đã tiến hành thử nghiệm lai tạo nhiều công thức lai khác nhau nhằm
nâng cao tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc, chất lượng thịt. Một trong số các công thức lai
đó là dòng đực lai Maxter 304. Đây là dòng đực lai hàng đầu của Pháp, là
giống lợn được tạo ra từ việc nhân giống giữa 4 loại lợn thịt nổi tiếng nhất:
Hampshire, Duroc, Yorkshire, Pietrain. Khi cho phối giống với nái Landrace
tạo ra con lai thương phẩm 5 máu. Sản sinh ra những lợn thịt chất lượng tốt và
kinh tế. Lợn con sinh ra khỏe mạnh, cân đối, tăng trọng nhanh, nở nang, nhiều
nạc, ít mỡ, dễ bán. Khả năng tăng khối lượng đời con của Maxter 304 từ 35-
105kg là 1025g/ngày, tuổi đạt 100kg là 136.8 ngày; tăng trọng bình quân 0-
100kg: 738,1g/ngày; độ dày mỡ lưng: 9.25 mm, tiêu tốn thức ăn 2,613kg/kg
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
tăng khối lượng, tỷ lệ thịt nạc là 60,7% (Viện nghiên cứu và cơ quan tuyển
chọn lợn tại Pháp) [33].
Con lai M304 thể hiện sức chống chịu bệnh tốt, dễ nuôi, dễ thích nghi
với điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, lợn mau lớn, tỉ lệ nạc 60 - 65%, độ dày
mỡ lưng từ 12 - 15 mm, phẩm chất thịt ngon, mềm có vân mỡ trung bình, chỉ
số FCR từ 3 - 3,2 kg.
g, Lợn nái dòng C1050:
Là giống lợn ông bà. Có lông da màu trắng, là con lai giữa đực L06 x
cái L11 hoặc đực L11 x cái L06. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản tốt,
thích hợp với điều kiện chăn nuôi khác nhau tại miền Bắc Việt Nam.
Lợn nái C1050 có từ 12 - 14 vú, tăng trọng tuyệt đối là 558,68g/ngày,
độ dày mỡ lưng 9,95mm, tuổi động dục lần đầu 173,03 ngày, tuổi phối giống
lần đầu 223,08 ngày, tuổi đẻ lứa đầu 341,45 ngày, tỷ lệ phối lần một có chửa
84,305,có khả năng sinh sản tốt, đẻ 10 - 12 con/lứa. Dùng để phối với đực
L19 để tạo ra giống lợn Bố mẹ C22.
h, Lợn nái bố mẹ dòng C22:
Là dòng lợn bố mẹ, dùng để lai với các giống lợn đực lai cuối cùng để
sản xuất ra con lai thương phẩm nhằm mục đích nuôi thịt. Nái C22 là con lai
giữa đực L19 x cái C1050. So với giống lợn thuần Landrace và Yorkshire, lợn
cái C22 có khả năng tăng khối lượng tốt hơn. Lợn C22 thích nghi với điều
kiện chăn nuôi của Việt Nam.
Lợn nái C22 có từ 12 - 14 vú và có khả năng sinh sản tốt. Tuổi động
dục lần đầu 177,14 ngày. Tuổi phối giống lần đầu 219,30 ngày. Tuổi đẻ lần
đầu 340,90 ngày, thời gian mang thai 114,73 ngày. Số con/lứa từ 10-13 con,
khối lượng sơ sinh/con 1,40 kg, số con cai sữa/ổ 9,06, khối lượng cai sữa
(22,81 ngày là 6,12 kg/con). Độ dày mỡ lưng P2 (mm) là 11,509. Theo
Nguyễn Văn Đồng và cs, 2005. [5]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
1.1.3. Một số công thức lai tạo con thương phẩm 2, 3, 4 và 5 máu ngoại
1.1.3.1. Lai giữa hai giống:
Trong phương pháp này người ta cho giao phối giữa con đực và con cái
thuộc hai giống khác nhau để tạo ra con lai F1 làm sản phẩm chứ không để
làm giống.
Hình 1.1. Sơ đồ lai hai giống
1.1.3.2. Lai giữa ba giống:
Là phương pháp cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc hai
giống khác nhau để sản xuất ra con lai F1, sau đó dùng con cái F1 cho giao
phối với con đực thuần chủng một giống thứ ba để tạo ra con lai F2 dùng làm
sản phẩm.
Hình 1.2. Sơ đồ lai giữa ba giống
A
B
F1
C
ABC
F2- Thương phẩm
50%C+ 25%A+25%B
A
B
F1
Thương phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
L19
E,M
L95
Meishan
L06
Landrace
L11
Yorkshir
e
L64
Pietran
GP
(1230)
GP
(1050)
L19
E,M
402
T
CA
C
C22
Z
5
máu
4
máu
GGP
(Cụ kỵ)
GP
(ông, bà)
PS
(Bố, mẹ)
1.1.3.3. Lai giữa bốn và năm giống:
Là phương pháp lai trong đó trước tiên cho lai giữa hai giống A và B
để tạo ra con lai F
AB
, đồng thời lai giữa hai giống khác C và D để tạo ra con
lai F
CD
. Sau đó, cho lai hai con lai F
AB
và F
CD
với nhau để thu được con lai
kép F
ABCD
đem làm sản phẩm.
Hình 1.3. Sơ đồ lai tạo sản phẩm 4, 5 giống
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái
(a) Giống:
Giống lợn là yếu tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái. Giống với
đặc tính sản xuất của nó gắn liền với năng suất. Giống khác nhau, cho năng
suất khác nhau.
Dựa vào năng suất sinh sản và sức sản xuất thịt thì các giống lợn được
chia làm 4 nhóm chính (Legaulte, 1985)(trích Nguyễn Thiện, (2005) [26]. Các
giống chuyên dụng “dòng bố” như Pietrain, Hampshire, Duroc có năng suất
sinh sản trung bình nhưng có năng suất thịt cao. Các giống chuyên dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
“dòng mẹ” như Meishan của Trung Quốc, có năng suất sinh sản đặc biệt cao
nhưng năng suất sản xuất thịt lại kém. Ví dụ: Lợn Móng Cái đẻ 12 - 14
con/lứa. Lợn Landrace đẻ 10 - 13 con/lứa. Lợn Duroc đẻ 7 - 8 con/lứa.
(b) Phương pháp nhân giống
Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau. Cho
nhân giống thuần chủng, thì năng suất của chúng cũng là năng suất của giống
đó. Để đánh giá ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đối với năng suất
sinh sản, nhiều tác giả cho biết việc lai giống có thể cải thiện năng suất sinh
sản của lợn.
Các con lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn 11,3 ngày, tỷ lệ thụ thai
cao hơn 2 - 4%, số trứng rụng nhiều hơn 0,5 trứng, số con đẻ ra/ổ nhiều hơn
0,6 - 0,7 con, số con cai sữa/ổ nhiều hơn 0,8 con so với giống thuần.
(c) Tuổi và trọng lượng phối giống lứa đầu:
Để phối giống lứa đầu, lợn cái hậu bị phải thành thục cả về hai phương
diện là thành thục về tính và thành thục về thể vóc.
Thành thục về tính (thành thục sinh dục) tức là lợn cái hậu bị phải có
biểu hiện về động dục và rụng trứng. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào
đặc điểm của giống và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc quản lý của cơ sở.
Các giống lợn nội có tuổi thành thục về tính (động dục lần đầu) sớm
hơn các giống lợn ngoại nhập và lợn lai. Theo Phùng Thị Vân và cs. (1998)
[29] lợn Landrace thành thục về tính dục là 213,1 ngày và lợn Yorkshire là
219,4 ngày.
Lợn cái hậu bị nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơn
lợn nuôi chăn thả. Đối với lợn ngoại được 5,6 tháng tuổi nên cho tiếp xúc với
lợn đực mỗi ngày khoảng 15 phút để thúc đẩy sự dậy thì, lợn cái hậu bị sẽ
động dục sớm. Lợn cái hậu bị động dục lần đầu không nên cho phối ngay mà
nên cho phối giống vào lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Sự thành thục về thể vóc là sự sinh trưởng, phát triển đầy đủ các cơ quan,
bộ phận của cơ thể. Khi lợn cái hậu bị thành thục về thể vóc thì mới cho phối
giống. Đối với lợn cái ngoại chỉ phối khi trọng lượng cơ thể đạt trên 120 kg.
(d) Thứ tự các lứa đẻ
Khả năng sản xuất của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ
khác nhau.
Lợn cái hậu bị, ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con/ổ thấp. Sau đó từ
lứa đẻ thứ hai trở đi số con/ổ sẽ tăng dần lên đến lứa thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu
giảm dần. Trong sản xuất người ta thường chú ý giữ vững số lượng con/ổ ở
các lứa từ thứ 6 trở đi bằng kỹ thuật chăn nuôi, quản lý, chăm sóc sao cho đàn
lợn nái không tăng cân quá và cũng không gầy sút quá.
(e) Kỹ thuật phối giống
Kỹ thuật phối giống có ảnh hưởng tới số lượng con/lứa. Chọn thời
điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa. Nếu lợn cái
động dục kéo dài 48 giờ thì trứng sẽ rụng vào 8 - 12 giờ trước khi kết thúc
chịu đực. Tức là 37 - 40 giờ sau khi bắt đầu chịu đực. Cho phối quá sớm hoặc
quá muộn thì tỉ lệ thụ thai và số con sinh ra/ổ thấp.
Đối với đàn lợn hạt nhân thì chỉ nên cho giao phối theo lối ghép đôi.
Một lợn cái chỉ cho giao phối với một lợn đực. Nhưng để đảm bảo tỷ lệ thụ
thai cao và số con/ổ cao thì nên phối lặp.
Đối với đàn lợn lai, sinh con thương phẩm thì có thể cho phối kép, tức
là cho phối hai lần với hai đực giống khác nhau. Khoảng cách thời gian giữa
hai lần phối lặp và phối kép: từ 12 - 14 giờ cho lợn nái cơ bản, đối với cái hậu
bị thời gian này khoảng 10 - 12 giờ.
(f) Số lượng trứng rụng
Số trứng rụng trong một chu kỳ động dục, là giới hạn cao nhất của số
con đẻ ra trong một lứa. Theo tác giả Burger J.P, (1952) và Baker L.N,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
(1958)(trích Nguyễn Thiện, 2005) [26] cho rằng các giống lợn màu trắng có
số trứng rụng nhiều hơn các giống lợn màu đen. Nếu tuổi lợn cái hậu bị tăng
lên 10 ngày thì số trứng rụng tăng thêm 0,67 trứng. Nghiên cứu trên lợn Đại
Bạch Hungari Nguyễn Thiện, (1974) [21] kết luận rằng: Thời điểm rụng trứng
ở lợn từ 36 giờ kể từ lúc bắt đầu động dục, số trứng rụng trên 30/nái. Còn trên
lợn Ỉ Việt Nam thì thời điểm rụng trứng bắt đầu từ 30 giờ trở đi kể từ 0 giờ.
Theo các tác giả Perry J.S, (1954)(trích Nguyễn Thiện,2005) [26]; Paul
Hughes, (1996)(trích Nguyễn Thiện,2005) [26] thì trung bình mỗi lợn nái có
số trứng rụng từ 15-20 trứng trong một chu kỳ động dục và tăng lên đáng kể
trong 4 lứa đầu và đạt mức ổn định ở lứa thứ 6.
(g) Thức ăn và dinh dưỡng
Chế độ ăn không hợp lý, khẩu phần ăn không đảm bảo dinh dưỡng,
mức dinh dưỡng không đủ thì giảm khả năng tăng khối lượng, kéo dài ngày
đạt khối lượng phối giống lần đầu, dẫn đến kéo dài tuổi đẻ lứa đầu, tỷ lệ thụ
thai kém, đẻ kém. Trường hợp ăn quá mức so với nhu cầu (đặc biệt giai đoạn
từ 80 - 120 kg) sẽ làm cho lợn hậu bị quá béo, khó động dục hoặc động dục
bất thường, tỷ lệ thụ thai kém. Lợn cái hậu bị phải có khả năng sinh trưởng
tốt, nhưng tốc độ sinh trưởng phải thấp hơn so với lợn thịt cùng loại, và
khuyến cáo rằng: khi chọn lợn cái hậu bị phải chọn từ những con có khối
lượng sơ sinh, cai sữa cao từ những ổ có nhiều con. Điều chỉnh thức ăn để
khối lượng cơ thể đạt 120 - 140kg ở chu kỳ động dục thứ 3 và trước khi được
phối giống 14 ngày, cho ăn chế độ kích dục, tăng khối lượng thức ăn 1,00 -
1,50kg thức ăn có bổ sung khoáng, sinh tố sẽ giúp lợn cái ăn nhiều hơn và sẽ
tăng số trứng rụng từ 2,00 - 2,10 trứng/1 lợn cái (Nguyễn Thiện , 1998) [24].
(h) Số con cai sữa/ổ:
Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề lợn con chết từ sơ sinh đến
cai sữa, đã thống kê khoảng 3% đến 5% số lợn con chết khi sơ sinh bao gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
lợn chết do lợn mẹ đẻ khó và lợn chết trong giai đoạn chửa kỳ cuối. Các
nguyên nhân chủ yếu lợn con chết trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa là do:
bị lợn mẹ đè và không bú được chiếm 50%, nhiễm khuẩn 11,1%, dinh dưỡng
kém 8%, di truyền 4,5%, các nguyên nhân khác 26,4%.
Hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai
sữa/nái/năm, đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu
của Thomas W.J.K., (1973) (trích Nguyễn Thiện, 2005) [26]: Số lợn con đẻ ra
trung bình/ổ của đàn lợn nước Anh là 11,0 con/ổ, trong đó số con còn sống là
10,4 con, số con còn sống đến cai sữa là 8,6 con/ổ, tỷ lệ nuôi sống đạt 86,7%.
Số lợn con cai sữa/nái/năm phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi tthành thục về
tính, tỷ lệ thụ thai, tổng số lợn con đẻ ra, số lứa đẻ trong năm, tỷ lệ nuôi sống
đến cai sữa.
Rút ngắn khoảng cách 2 lứa đẻ bằng cách cai sữa sớm lợn con, đây là
biện pháp nhằm tăng số lứa đẻ/nái/năm. Cùng với việc cải tạo nuôi dưỡng,
chăm sóc, tích cực kiểm tra thành tích sinh sản của gia súc cái thì khả năng
truyền thống của đực giống rất cần thiết, có ý nghĩa trong công tác giống và
thực tiễn sản xuất.
(i) Ảnh hưởng của lợn đực và việc ghép đôi giao phối
Nếu ghép đực và cái đồng huyết thì con đẻ ra yếu và bị quái thai. Nếu
ghép con đực và con cái tuổi chênh lệch nhau quá nhiều cũng ảnh hưởng xấu
đến khả năng thụ thai.
Nếu con cái giống tốt cho phối với con đực có phẩm chất tinh dịch kém và
dẫn tinh với liều tinh kém chất lượng làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái.
1.1.5. Khả năng sinh sản của lợn nái lai
Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái lai F1
(Yorkshire x
Landrace), Từ Quang Hiển và Trần văn Phùng, (2005) [9] cho thấy: số con đẻ
ra/lứa là 9,67; số con đẻ ra còn sống đến 24 giờ là 9,22; số con còn sống đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
cai sữa là 7,84 con/ổ; khối lượng sơ sinh 1,35 kg/con và khối lượng cai sữa
(35 ngày tuổi) là 8,62 kg/con.
Nghiên cứu trên lợn lai F1 (Lr x Y) và F1 (Y x Lr) Phùng Thị Vân và
cs, (2001) [30] cho thấy tuổi động dục lần đầu ở lợn F
1
(Lr x Y) đạt 224,00
ngày, muộn hơn 35,20 ngày so với lợn F1 (Y x Lr) là 188,80 ngày, (P<0,001).
Tuổi phối giống lần đầu là 259 ngày và 243,8 ngày, chu kỳ động dục là 21,70
và 21,10 ngày. Như vậy, nhóm lợn lai hậu bị F1 (Lr x Y) có tuổi động dục,
tuổi phối giống, tuổi đẻ lần đầu cao hơn so với nhóm lợn F1 (Y x Lr).
1.1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh dục của lợn đực
Sự thành thục ở các giống lợn ngoại như: Yorkshire, Landrace vào
khoảng 7 -8 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 70 - 80kg, các giống lợn nội
lúc 5 - 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể khoảng 25 - 30kg. Thời kì 4 - 8
tháng tuổi lợn ngoại và 2 - 6 tháng tuổi lợn nội tinh hoàn phát triển rất nhanh
để đạt tới độ thành thục sinh dục. Song ngoài ra độ thành thục sinh dục còn
phụ thuộc vào sự phát triển cơ thể hơn là tuổi con vật. Nếu nuôi dưỡng, chăm
sóc tốt sẽ thành thục sớm hơn và ngược lại nuôi dưỡng kém sẽ kéo dài thời
gian thành thục sinh dục.
Thời gian bắt đầu sử dụng lợn nội 8 tháng tuổi, lợn ngoại 10 tháng tuổi.
Khoảng thời gian 2 -3 tháng từ khi thành thục chúng ta kiểm tra tinh dịch của
chúng bằng việc cho phối với các con cái kiểm tra (số nái dùng kiểm tra 30 -
50 con).
(a) Ảnh hưởng của chế độ nuôi dưỡng đến tuổi thành thục về tính của
lợn đực giống
Thông thường lợn đực giống ngoại sẽ thành thục trong giai đoạn từ 5 -
8 tháng tuổi, khi đó khối lượng cơ thể đạt khoảng 80 - 120kg. Thời gian thành
thục về tính chịu ảnh hưởng của tuổi hơn là khối lượng cơ thể (Einarsson,
1975) (trích Nguyễn Thiện, 2005) [26].