Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

giải bài tập tài chính hành vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.7 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
MÔN TÀI CHÍNH HÀNH VI
«
Nhóm thực hiện: Giảng đường TC123K35
GIẢI BÀI TẬP
TÀI CHÍNH HÀNH VI
1
MỤC LỤC
2
Chương 1:
LÝ THUYẾT HỮU DỤNG KỲ VỌNG
Câu 1:
a. Triển vọng và phân phối xác suất.
Triển vọng là một chuỗi các kết quả về mức giàu có, mỗi kết quả sẽ có 1 xác suất xảy
ra.
Phân phối xác suất là qui luật cho biết xác suất mà đại lượng đang xét bằng 1 giá trị
nào đó (phân phối xác suất rời rạc) hay thuộc 1 khoảng giá trị (phân phối xác suất liên
tục) của tập số thực.
b.Rủi ro và sự không chắc chắn
Rủi ro: theo quan điểm TCHV thì rủi ro là tình huống mà trong đó bạn biết các kết quả
là gì và ứng với mỗi kết quả xác suất là bao nhiêu. Rủi ro có thể đo lương được bằng
xác suất.
Sự không chắc chắn xảy ra khi bạn không thể tính toán, phân chia các xác suất xảy ra
các kết quả, kể cả khi có một danh sách các kết quả có thể xảy ra. Sự không chắc chắn
thì không thể đo lường được.
c.Hàm hữu dụng và hữu dụng kỳ vọng
Hàm hữu dụng được dùng để mô tả sư ưa thích ứng với 1 kết quả thông qua mức hữu
dụng. Trong trường hợp có 1 hàng hóa duy nhất, hàm hữu dụng thường được mô tả
trong mối quan hệ với sự giàu có.
Hàm hữu dụng kì vọng thể hiện mức hữu dụng ứng với 1 triển vọng (1 chuỗi kết quả


với xác suất. Nó bằng giá trị kì vọng có trọng số sác xuất ứng với các mức hữu dụng kì
cọng khác nhau
Hàm hữu dụng kì vọng: U= pr x u1 + (1-pr) x u2
d.Ngại rủi ro, tìm kiếm rủi ro và thờ ơ rủi ro
Ngại rủi ro là ưa thích sự chắc chắn. Một người ngại rủi ro sẽ có hàm hữu dụng lõm,
nghĩa là u(E(P)) > U(P). Điều này hàm ý rằng mức hữu dụng của giá trị kỳ vọng của
3
triển vọng thì lớn hơn mức hữu dụng kỳ vọng của triển vọng đó. Người này sẽ thích
giá trị kỳ vọng của triển vọng đó đi kèm với sự chắc chắn hơn là việc có một kết quả
không chắc chắn.
Tìm kiếm rủi ro là ưa thích rủi ro. Trái ngược với những người ngại rủi ro, một người
tìm kiếm rủi ro sẽ có hàm hữu dụng lồi: U(E(P)) < U(P). Điều này hàm ý rằng mức
hữu dụng của giá trị kỳ vọng của triển vọng thì nhỏ hơn mức hữu dụng kỳ vọng của
triển vọng. Người này sẽ thích mạo hiểm với một trò chơi với kết quả không chắc chắn
hơn giá trị kỳ vọng của triển vọng chắc chắn.
Thờ ơ rủi ro:mộ cá nhân bị coi là thờ ơ với rủi ro sẽ có dạng hàm hữu dụng U(E(P)) =
U(P). Điều này hàm ý rằng mức hữu dụng của giá trị kỳ vọng của triển vọng sẽ bằng
mức hữu dụng kỳ vọng của triển vọng. Những người này chỉ quan tâm đến giá trị kỳ
vọng, và rủi ro không phải vấn đề quan trọng.
Câu 2:
Sắp xếp theo thứ tự Rory ưa thích (mức hũu dụng giảm dần)
Pizza > Spaghetti > mì ống + phomat > hamburger.
Rory có thể so sánh tất cả các món ăn và đưa ra quyết định ưa thích hơn. Ngoài ra, sự
lựa chọn (ưa thích) của cô ấy còn thỏa tính bắc cầu. Do đó, dự lựa chọn của cô ấy có
phù hợp với tính hợp lý kinh tế.
Câu 3:
a. Giá trị giàu có kỳ vọng của người này
E(P)= 0.4*50000 + 1000000*0.6 = 620000.
4
b. Đồ thị hàm hữu dụng u(w)=e

w
c. Ta có:
Vì hàm hữu dụng có dạng lồi nên người này tìm kiếm rủi ro.
Cụ thể, xét P(0.4, 50000, 1000000). Đơn vị là 100000.
U(P)=0.40*u(0.5) +0.60*u(10) =0.40*(e
0.5
) +0.6*(e
10
) = 13216.5
U(E(P)) =u(6.2)= e
6.2
= 492.749
Vì U(P) > U(E(w)) => người này tìm kiếm rủi ro
d. Ta có U(w) = U(P) = 13216.5
 e
w
= 13216.5
 w =9.48922 (tương đương với 948922 $)
Sự tương đương chắc chắn của người này ứng với triển vọng trên là 948922 $
Câu 4: u(w)=w
0.5
a. Ta có
U(P1)=0.8*u(1000)+0.2*u(600) =30.197
U(P2)=0.7*u(1200)+0.3*u(600)=31.597
U(P3)=0.5*u(2000)+0.5*u(300)=31.02
Dựa theo số liệu tính được ta có thể sắp xếp thứ tự các triển vọng P như sau:
5
P2>P3>P1 (theo thứ tự từ ưa thích nhất đến kém ưa thích nhất)
b. Ta có U(w)=U(P2)=31.597
 w

0.5
=31.597
 w=998.37
Vậy giá trị tương đương chắc chắn ứng với triển vọng P2 là 998.37
c. Vì hàm hữu dụng của người này là 1 hàm lồi => người này ngại rủi ro => giá trị
tương đương chắc chắn < kì vọng của triển vọng.
Câu 5:
* Vấn đề 1:
U(A) < U(B)
 0.33*u(2500) + 0.66*u(2400) + 0.01*u(0) < u(2400)
 0.33*u(2500) + 0.01*u(0) < 0.34*u(2400) (1)
* Vấn đề 2:
U(C) > U(D)
 0.33*u(2500) + 0.67*u(0) > 0.34*u(2400) + 0.66*u(0)
 0.33*u(2500) + 0.01*u(0) > 0.34*u(2400) (2)
(1) và (2) mâu thuẫn => trái với thuyết hữu dụng kì vọng
Do quyết định của con người không giống nhau ứng với các mẫu hình khác nhau. Mẫu
hình bị ảnh hưởng của cách trình bày và khả năng nhận biết câu hỏi của cá nhân.
6
Chương 2:
ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN, THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ ĐẠI DIỆN
Câu 1:
a. Rủi ro hệ thống và phi hệ thống:
1
- Rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường) là rủi ro chung cho tất cả tài sản rủi ro,
không thể đa dạng hóa được. Thường xuất phát từ những nguyên nhân mang
tính vĩ mô như thay đổi lãi suất, lạm phát hay thay đổi kỳ vọng của các nhà đầu
tư.
- Rủi ro phi hệ thống là rủi ro đặc trưng của từng loại tì sàn, có thể giảm thiểu

được nhờ vào đa dạng hóa, thường là xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của công
ty (như năng lực quản lý, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và kinh doanh, các
quy định về ngành…)
a. Hệ số Beta và độ lệch chuẩn
2
- Beta là hệ số đo lường rủi ro trong mô hình CAPM nhằm xác định độ nhạy
cảm của một tài sản đối với thị trường, hay nói cách khác là đo lường rủi ro hệ
thống.
- Độ lệch chuẩn là thước đo độ biến động của tỷ suất sinh lợi của một tài sản,
được dùng để đo lường rủi ro tổng thể, tức là bao gồm cả rủi ro hệ thống và phi
hệ thống
b. Chi phí đại diện trực tiếp và gián tiếp
3
- Chi phí đại diện trực tiếp là những chi phí có lợi cho người quản lý nhưng
không mang lại lợi ích cho công ty như mua máy bay sang trọng phục vụ cho
những chuyến du lịch; các chi phí trực tiếp khác phát sinh từ sự cần thiết phải
giám sát hoạt động của nhà quản lý, bao gồm chi phí thuê kiểm toán viên bên
ngoài.
1
Tham khảo chương 4, Tài chính doanh nghiệp hiện đại
2
Mục “Mô hình định giá tài sản”, chương 2, Tài chính hành vi
3
Mục 2,4 “Lý thuyết đại diện”
7
- Chi phi đại diện gián tiếp là chi phí xuất phát tự sự đánh mất cơ hội (rất khó đo
lường), ví dụ: người quản lý của công ty mục tiêu trong một thương vụ mua lại
& sáp nhập có thể chống lại các nổ lực thâu tóm vì họ e ngại sẽ mất việc, bất
kể việc sáp nhập này có thể mang lại lợi ích cho các cổ đông
c. Thị trường hiệu quả

4
- Dạng yếu: giá cả phản ánh tất cả thông tin có trong tỷ suất sinh lợi quá khứ.
- Dạng vừa: giá cả phản ánh tất cả thông tin đại chúng, bao gồm thông tin về thu
nhập quá khứ và các dự báo thu nhập, tất cả thông tin báo cáo tài chính được
công bố đại chúng (trong quá khứ và gần đây).
- Dạng mạnh: giá cả thậm chí phản ánh cả những thông tin không công bố công
khai, chẳng hạn thông tin nội gián.
Câu 2:
a. Áp dụng CAPM, ta có:
r = r
f
+ β(r
m
– r
f
) = 4% + 1.2*5% = 10%
b. Tỷ suất sinh lợi của danh mục:
r
p
= 50% x 10% + 50% x 4% = 7%
Độ lệch chuẩn của danh mục:
s
p
= = 12.5%
c. Theo như câu a. thì tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu đó là 10%, và cũng theo
EMH, tỷ suất sinh lợi thặng dư là không thể đoán trước được hay không một nhà
đầu tư nào có thể đánh bại tỷ suất sinh lợi của thị trường, do đó việc nhà phân tích
tài chính dự báo TSSL của cổ phiếu đó là 12% cần phải xem xét. Nếu nhà phân
tích đó dựa trên những thông tin phù hợp (không có những thông tin sai lệch hay
mục đích nhầm đánh lừa thị trường) thì chúng ta nên mua cổ phiếu này vì sẽ tạo ra

TSSL thặng dư (so với kỳ vọng 10%). Ngược lại, chúng ta nên xem xét khẩu vị rủi
ro của mình trước khi quyết định mua hay không.
Câu 3:
5

Kiểm định bác bỏ EMH có thể là do EMH không tồn tại hay do chúng ta không thể đo
lường chính xác tỷ suất sinh lợi vượt trội. Vấn đề ở đây là cần 1 mô hình định giá tài
sản phù hợp (điều chỉnh rủi ro chính xác để xác định tỷ suất sinh lợi yêu cầu).
4
Mục 2.3 “Thị trường hiệu quả”
5
Mục “Vấn đề giả thuyết không thể kiểm chứng”
8
Vai trò của vấn đề này là quan trọng bởi vì hầu như chúng ta không thể đo lường chính
xác tỷ suất sinh lợi vượt trội (hay giá trị này không thể đoán trước được), bên cạnh đó,
tồn tại những kết quả thực nghiệm không thể giải thích được bằng cả EMH và CAPM
(các mô hình này không thể tính toán một các đầy đủ). Do đó, chúng ta có thể nói rằng
các mô hình nhìn chung là không phù hợp.
Câu 4:
6
Điều này không làm giảm giá trị của EMH. Theo EMH, thông tin đúng nghĩa là không
thể dự đoán trước, nên sự thay đổi giá cổ phiếu (nếu chỉ được điều chỉnh bởi yếu tố
thông tin) là không thể dự báo. Nói cách khác, giá cổ phiếu nên tuân theo bước đi ngẫu
nhiên – random walk, dẫn đến tỷ suất sinh lợi thặng dư là không thể tiên đoán được,
không nhà đầu tư nào có thế chiến thắng được thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế, thị
trường chưa chắc là hoàn hảo. Hơn nữa, giá cổ phiếu còn được điều chỉnh bởi các yếu
tố khác (hành động quản trị, đầu tư và lựa chọn tài trợ của công ty…). Do đó, việc ước
tính giá trị tài sản của Warren Buffett rồi kết luận EMH không đúng là không có tính
thuyết phục.
Câu 5:

a. Chúng ta xem xét các chứng khoán được đặt trong danh mục, mà beta đo lường rủi
ro hệ thống (không thể giảm thiểu bằng đa dạng hóa được). Do đó, chúng ta có thể
kết luận chứng khoán A (β=1.15) có rủi ro cao hơn chứng khoán B (β=0.84)
b. Sử dụng CAPM ta tính được tỷ suất sinh lợi của A & B lần lượt là:
r
A
= 13.2%
r
B
= 10.72%
Từ đó, tỷ suất sinh lợi của danh mục là:
r
P
= 0.6 x 13.2% + 0.4 x 10.72% = 12.208%
c.
= 0.097
Nên s
P
= 31.2%
6
Mục “Những hàm ý từ thị trường hiệu quả”
9
Chương 3:
LÝ THUYẾT TRIỂN VỌNG
Câu 1:
a. Vé số và bảo hiểm (SGK/66)
Vé số: phần thưởng kỳ vọng từ tấm vé số thực chất nhỏ hơn rất nhiều so với giá của
tấm vé đó và tỷ lệ thắng thì rất nhỏ đối với người nắm giữ tấm vé. Điều này thể hiện
sự ưa thích rủi ro
Bảo hiểm: người đó trả khoản tiền bào hiểm để giảm rủi ro phải đối mặt. Điều này thể

hiện sự e ngại rủi ro
b. Tách biệt và tích hợp (SGK/78)
Tách biệt xảy ra khi mỗi tình huống được xem là một lần. Cụ thể là tách biệt các vị thế
(kết quả) trong quá khứ với vị thế sắp xảy ra, điểm tham chiếu mới không phụ thuộc
vào các kết quả trong quá khứ.
Tích hợp xảy ra khi các vị thế (kết quả) được cộng lại với nhau, hình thành điểm tham
chiếu mới khác biệt so với điểm tham chiếu trong trường hợp tách biệt.
c. Ngại rủi ro và ngại thua lỗ (SGK/64)
Ngại rủi ro là sự e ngại (không thích) các kết quả không chắc chắn.
Ngại thua lỗ: “mất” thì “đau” hơn là “được”. Ảnh hưởng của việc “mất mát” lón hơn
ảnh hưởng của việc “được” với cùng 1 lượng.
d.Hàm tỷ trọng và xác suất sự kiện
Xác suất sự kiện là khả năng xảy ra các kết quả.
Hàm tỷ trọng: xác định tỷ trọng (mức ảnh hưởng) của quyết định. Các tỷ trong quyết
định này là 1 hàm của xác suất. Xác suất thấp có trọng số tương đối cao hơn và sự
chắc chắn có trọng số cao hơn so với sự gần chắc chắn.
10
Câu 2:
a. Khi xác suất của các kết quả là cao, người ta e ngại rủi ro đối với các khoản lời và
ưa thích rủi ro đối với các khoản lỗ. Do đó, triển vọng A(0.80, $50,$0) được ưa thích
hơn.
b. Khi xác suất của kết quả là thấp, người ta ưa thích rủi ro với các khoản lời và e ngại
rủi ro đối với các khoản lỗ. Do đó, triển vọng D(0.00001, $1000000,$0) được ưa thích
hơn.
c. Các lựa chọn trên là trái ngược với lý thuyết hữu dụng kì vọng. Lý thuyết hữu dụng
kì vọng nói rằng một con người không được thay đổi khẩu vị rủi ro của mình, nhưng
trong trường hợp 1 ta thấy người ta có xu hướng e ngại rủi ro khi chọn B và sau đó có
xu hướng ưa thích rủi ro khi chọn D ở trường hợp 2
Câu 3:
a. Cá nhân này ngại thua lỗ. Vì λ = -2 có trị tuyệt đối > 1, nói cách khác là với cùng 1

lượng thì mất mát “đau” hơn lời.
b/ P(1) = 0,8*1000
0.5
+0.2*(-2)*(800)
0.5
=13,985.
P(2) =0,7*1200
0,5
+0,3*(-2)*(600)
0,5
= 9,552.
P(3) = 0,5*2000
0.5
+0,5*(-2)*(1000)
0,5
= -9,262.
Người này sẽ chọn P(1)
Câu 4:
a. Trường hợp dùng hàm tỷ trọng
V(-5000) = -3*(5000)
0.8
, π(0,001) = 0,011 =>

P(A) = π (0,001)*V(-5000) = -30,1489
V(-5) = -3*(5)
0,8
, Pi(1) = 1 => P(B) = π(1)*V(-5) = -10,87
Người này chọn PB(-5)
b/ Trường hợp dùng xác suất
P(A) = 0.001*V(-5000) = -2,73

P(B) = 1*V(-5) = -10,87
Người này chọn PA(0.001,-5000)
11
Kết quả này minh họa một điều rằng hàm tỷ trọng đã khuếch đại xs 0,001 lên 11 lần
0,011. Điều này là hợp lý vì con người có xu hướng định tỷ trọng cao cho những xs
gần 0 và gần 1
Câu 5:
Đối với bữa ăn tối được ấn định giá trước có nghĩa là người này chắc chắn phải trả 1
khoản tiền, tài khoản của ông ta đã đóng. Vị trí hiện tại là ở mức 0, ông ta cảm thấy
hạnh phúc khi ăn.
Trái lại, đối với bữa ăn tối trả từng món riêng rẽ, tài khoản của ông ta vẫn chưa đóng.
Mà mất mát thì “đau” hơn lời. Do đó, ông ta sẽ ít hạnh phúc hơn.
12
Chương 4:
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Câu 1:
a. Quán tính giá và sự đảo ngược
Quán tính giá: tỷ suất sinh lợi tương quan dương với tỷ suất sinh lợi trong quá khứ.
Sự đảo ngược: tỷ suất sinh lợi tương quan âm với tỷ suất sinh lợi trong quá khứ.
b. Cổ phiếu giá trị và cổ phiếu tăng trưởng
Cổ phiếu giá trị: là cổ phiếu có giá thấp tương đối so với các yếu tố kế toán như thu nhập,
dòng tiền và giá trị sổ sách.
Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu có giá cao so với thu nhập, dòng tiền và giá trị sổ sách.
c. Rủi ro cơ bản và rủi ro giao dịch nhiễu
Rủi ro cơ bản là rủi ro xảy ra các thông tin mới bất ngờ làm giá thay đổi chiều hướng
ngược lại với kỳ vọng của những nhà kinh doanh chênh lệch giá. Những thông mới này
không ai có thể dự đoán và hoàn toàn bất ngờ.
Rủi ro giao dịch nhiễu là rủi ro do việc định giá sai sẽ càng trở nên trầm trọng hơn trong
ngắn hạn. Theo RAGHAVENDRA RAU trong “Market Inefficiency” thì đây là rủi ro lớn
nhất mà các nhà kinh doanh chênh lệch giá gặp phải.

d. Cấu thành (carve-out) và phụ trội (stub-value)
Cấu thành: cổ phiếu cấu thành (an equity carve-out) là cổ phiếu do công ty mẹ bán 1
phần kiểm soát công ty con ra bên ngoài. Thông thường đi kèm với nó là ưu đãi mua cổ
phần cho các cổ đông hiện hữu.
Phụ trội (stub-value): giá trị chênh lệch giữa giá trị cổ phiếu kì vọng của công ty mẹ so
với giá trị giao dịch của công ty con. Giá trị hàm ý một sự đánh giá về giá trị của công ty
mẹ không bao gồm tài sản cũng như lợi nhuận của công ty con.
Câu 2:
Euro/Yên: 159.340 (1)
Đô la/Euro: 0.646 (2)
Đô la/Yên: 105 (3)
 Tỷ giá chéo Đô la/Yên : 102.854
13
Nhà đầu tư sẽ vay 102.854 Yên rồi chuyển nó thành 0.646 Euro, rồi 1 Đô la. Sau đó,
người bày bán 1 Đô la với tỷ giá (3) và thu được 105 yên
Sau khi trả nợ, người này thu được 2.146 Yên từ kinh doanh chênh lệch giá
Câu 4:
Đào bới dữ liệu là việc vô tình hoặc cố ý xử lý số liệu bằng phương pháp không thích
hợp nhằm phát hiện những mối tương quan giả trong bộ dữ liệu. Đào bới dữ liệu sẽ
dẫn đến các kết quả hồi quy giả, chỉ đúng trong bộ dữ liệu được xử lý và không mang
ý nghĩa thống kê đối với tổng thể. Nói cách khác, đào bới dữ liệu là hành động phân
tích bộ dữ liệu chết nhắm phát hiện ra các bất thường
Để ngăn chặn các chỉ trích về việc đào bới dữ liệu, có thể gia tăng quy mô kích cỡ mẫu
quan sát hoặc gia tăng số giai đoạn quan sát nhằm tìm kiếm tính thống nhất của hiện
tượng đối với tổng thể và đối với các giai đoạn khác nhau.
Câu 5: Ba trụ cột của thị trường hiệu quả:
Thứ nhất, các nhà đầu tư luôn lý trí. Thứ hai, sai lệch giữa các nhà đầu tư không có
tương quan với nhau. Thứ ba, không tồn tại các giới hạn kinh doanh chênh lệch giá.
Chỉ cần một trong ba trụ cột đúng thì thị trường hiệu quả tồn tại. Điều này là do:
Thứ nhất, nếu các nhà đầu tư luôn lý trí, thì tất cả đều sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi bằng

với tỷ suất sinh lợi của thị trường. Theo lý thuyết danh mục của Harry Markovitz, điều
này dẫn đến thị trường hiệu quả khi tất cả các nhà đều tư đều nằm bên trái của đường
trứng vỡ.
Thứ hai, nếu sai lệch của các nhà đầu tư không có tương quan với nhau, thì các sai
lệch này sẽ tự triệt tiêu lẫn nhau hoặc bị tác động từ các nhà kinh doanh chênh lệch giá
triệt tiêu. Nói cách khác, nếu không tồn tại tâm lý bầy đàn trong hành vi các nhà đầu tư
thì sẽ dẫn đến thị trường hiệu quả.
Thứ ba, không tồn tại các giới hạn kinh doanh chênh lệch giá. Các giới hạn kinh doanh
chênh lệch giá bao gồm rủi ro cơ bản, rủi ro từ các nhà đầu tư nhiễu và chi phí thực
hiện.
Rủi ro cơ bản tồn tại do tính bất định của thông tin công bố. Không nhà đầu tư nào có
thể biết trước được thông tin trong tương lai. Rủi ro cơ bản có thể được giảm thiểu
14
bằng các sản phẩm thay thế và kinh doanh chênh lệch giá. Tuy nhiên, thị trường hiếm
khi nào tồn tại các chứng khoán thay thế hoàn hảo và điều này lại dẫn đến rủi ro cho
kinh doanh chênh lệch giá.
Rủi ro từ những nhà giao dịch nhiễu. Sự tồn tại của những nhà giao dịch nhiễu đã tạo
ra những giới hạn cho kinh doanh chênh lệch giá, do hầu hết các nhà kinh doanh chênh
lệch giá đều bị giới hạn về nguồn vốn hoặc đang quản lý tiền của người khác. Chính
hoàn cảnh trên đã thôi thúc họ từ bỏ lợi nhuận trong dài hạn và thay vào đó là tạo ra
thành quả ngắn hạn từ việc đi theo các nhà giao dịch nhiễu.
Chi phí thực hiện. Sự tồn tại của định giá sai và hạn chế trong bán khống là nguyên
nhân dẫn đến rủi ro cho các nhà kinh doanh chênh lệch giá. Có thể một chứng khoán
bị định giá sai trong một khoản thời gian dài và đã đến lúc để thực hiện bán khống tuy
nhiên, vì lý do các nhà đầu tư không lý trí, họ lại lựa chọn nắm giữ chứng khoán này
thay vì thực hiện bán khống.
Nếu không tồn tại các giới hạn kinh doanh chênh lệch giá này thì sẽ dẫn đến thị trường
hoàn hảo.
Tóm lại, trụ cột thứ 1 là yêu cầu chặt chẽ nhất, sau đó nới lỏng dần đền trụ cột 2 và 3.
Do đó, chỉ cần thỏa ít nhất trụ cột 3 (nới lỏng nhất) là được.

15
Chương 5:
TỰ NGHIỆM VÀ LỆCH LẠC
Câu 1:
a. Hiệu ứng ban đầu: Những yếu tố xuất hiện đầu tiên có ảnh hưởng lớn hơn so với
những yếu tố xuất hiện sau đó. Nếu một đối tượng được hỏi ấn tượng của họ về một ai đó
dựa trên một loạt các yếu tố tượng trưng, thì yếu tố đầu tiên thường chi phối.
Hiệu ứng tức thì: những yếu tố xuất hiện gần đây có ảnh hưởng lớn hơn so với ấn
tượng chi phối ban đầu. Hay nói cách khác, những yếu tố xuất hiện cuối cùng sẽ gây
tác động mạnh hơn.
Khi 2 sự kiện có sự tách biệt về thời gian thì sự kiện gần nhất sẽ chi phối (hiệu ứng tức
thì), nhưng nếu một trong 2 sự kiện có liên quan liên tiếp với nhau, trong đó sự kiện sau
là nối tiếp sự kiện đầu thì sự kiện đầu tiên sẽ có tác động mạnh hơn ( hiệu ứng ban đầu)
b. Sự nổi trội: Một sự việc được lan truyền nhiều và dễ dàng nhận ra (nổi trội) sẽ được
đánh giá quá mức khả năng xảy ra và dễ gây chú ý hơn.
Sự có sẵn: Những sự kiện dễ dàng nhận thức hơn được đánh giá là dễ xuất hiện
hơn.
c. Tự nghiệm nhanh chóng và ít tốn kém: tự nghiệm nhằm tối thiểu hóa thời gian, kiến
thức và sự tính toán nhằm tạo nên các lựa chọn thích nghi trong thế giới thực (con người
“thỏa mãn “ với những gì tốt nhất có thể trong hoàn cảnh của mình).
Tự nghiệm gây ra lệch lạc: tự nghiệm khiến nhiều người có suy nghĩ lệch lạc và ở đó
việc đánh giá sai xác suất xảy ra.
d. Tự nghiệm tự trị: Thích hợp khi cần nhanh chóng đưa ra quyết định hoặc khi số tiến
đặt cược là nhỏ.
Tự nghiệm nhận thức: Cần nhiều nỗ lực và thích hợp khi số tiền đặt cược lớn.
Những quyết định dựa trên tự nghiệm tự trị có thể bác bỏ hoặc củng cố tự nghiệm nhận
thức.

Câu 2:
16

• Gọi A là biến cố Mary thích chơi tennis.
• B là biến cố trong suốt mùa hè, trung bình cô ấy chơi tennis mỗi tuần một lần
Suy ra: A∩B là biến cố Mary thích chơi tennis và trong suốt mùa hè, cô ấy chơi
tennis mỗi tuần một lần.
* Ta có: P(A) > P(A∩B). Rõ ràng xác suất A∩B phải nhỏ hơn xác suất A bởi vì có
thể do bị tai nạn nên trong suốt mùa hè, cô ấy không chơi lần nào cả. Ta có thể giải
thích bằng biểu đồ Venn như sau:
Như thế, từ biểu đồ Venn, ta thấy rõ ràng A∩B chỉ là tập con của A, nên P(A) >
P(A∩B).
* Xác định ảo tưởng liên kết: Việc một người chơi tennis trung bình mỗi tuần một lần
trong suốt mùa hè có vẻ như đại diện cho một người thích chơi tennis, thế nên nhiều
người nghĩ rằng xác suất của việc một người vừa thích chơi tennis và vừa chơi trung
bình mỗi tuần một lần trong suốt mùa hè lại có khả năng cao hơn một người thích
chơi tennis. Đây chính là “ảo tưởng liên kết”. Nhưng thực tế như đã chứng mình ở
trên, xác suất của một người thích chơi tennis phải cao hơn.
* Ta cũng có thể minh họa thêm cho điều này bằng phân tích số liệu như sau:
Giả định xác suất mà một người thích chơi tennis là 0.2, tức P(A)=0.2
Xác suất mà một người chơi tennis mỗi tuần một lần là 0.1, tức P(B) =0.1
Xác suất của một hoặc những điều này là 0.22, tức P(A U B) = 0.22
17
Suy ra: xác suất của một người vừa thích chơi tennis và vừa chơi trung bình mỗi tuần
một lần, P(A∩B), là:
P(AUB) = P(A) + P(B) – P(A∩B)
=> P(A∩B) = P(A)+P(B) – P(AUB) = 0.2 + 0.1 - 0.22 = 0.08
Từ đó, ta có thể thấy: P(A) = 0.2 > P(A∩B) = 0.08
Câu 3:
Ta có:
Vì Rex đạt được 80% điểm A trong khóa học nên xác suất đạt điểm A là:
P(đạt điểm A) = 80%
Khi Rex học, anh ấy có xác suất đạt được điểm A là 95% nên:

P(đạt điểm A/học) = 95%
Vì Rex chỉ học nửa thời gian khóa học nên xác suất Rex học là:
P(học) = 50%
Giả định anh ấy có được điểm A, xác suất Rex đã học là bao nhiêu? => Tính P(học/đạt
điểm A)?
Theo công thức Bayes, ta có:
P(học/đạt điểm A) = P(đạt điểm A/học)*P(học)/P(đạt điểm A)
= 95%*50% / 80%
= 59,38%
* Nếu một người ước lượng xác suất trên là 75% thì đây là một sự lệch lạc. Họ nhận
thấy Rex có xác suất đạt điểm A khá cao nên cứ nghĩ rằng Rex hẳn phải học hành rất
nhiều và tốn nhiều thời gian cho việc học, nên họ ước lượng xác suất Rex học đến
75% thời gian nhưng thực tế thì Rex chỉ cần học 59,38% thời gian là đủ đạt điểm A.
Họ đã ước lượng quá mức xác suất xảy ra.
Câu 4:
18
Một số nhận thức thường bị con người bóp méo bởi ý muốn bản thân, nói cách khác,
con người thường “nhìn thấy” những gì họ muốn nhìn thấy. Do đó, cùng một sự kiện
xảy ra, hai người có thể có hai cách nhìn và cách nhận thức khác nhau, bởi điều họ kỳ
vọng là không đồng nhất. Có thể mỗi người có một số giới hạn nhận thức nhất định
trong nhận thức, mà thông tin đó rất khó xử lý. Do đó, có thể dẫn tới những lệch lạc
khi tiếp nhận thông tin. Mặt khác, tùy thuộc vào người đó chịu tác động của hiệu ứng
ban đầu hay hiệu ứng tức thời, điều đó cũng sẽ tác động họ theo hai hướng khác nhau.
Và trên thực tế, trí nhớ con người được tái tạo lại, tức là, khi con người chứng kiến
một sự việc và nhận được thông tin sai lệch về nó, thông tin sai lệch này thường được
lưu lại trong trí nhớ của họ. Chính vì lẽ đó, hai người cùng chứng kiến một sự kiện
tháng trước sẽ mô tả khác nhau vào ngày hôm nay.
Câu 5: Ảo tưởng hội tụ => ko biết nó là gì =.=!
19
Chương 6:

SỰ TỰ TIN QUÁ MỨC
Câu 1. Phân biệt
a) Ước lượng sai và quá lạc quan
Ước lượng sai
- Là khuynh hướng người ta phóng đại tầm hiểu biết của bản thân.
- Cách tiếp cận về “sự ước lượng” thường dựa trên việc yêu cầu người tham gia
cung cấp khoảng tin cậy x% cho câu trả lời. Ước lượng sai hiện diện khi câu trả
lời đúng nằm trong khoảng tin cậy một tỷ lệ khác biệt đáng kể so với x%.
Quá lạc quan
- Phản ánh rằng mọi đẹp đẽ (màu hồng) hơn so với bản chất vốn có của nó.
- Quá lạc quan hiện diện khi con người đánh giá cao xác suất cho các kết quả thuận
lợi/bất lợi cao hơn /thấp hơn dựa vào trải nghiệm lịch sử hoặc những phân tích suy
luận.
b) Tốt hơn trung bình và ảo tưởng kiểm soát
Tốt hơn trung bình
- Nhiều người không thực tế khi có khuynh hướng nghĩ rằng khả năng và hiểu biết
của họ trên mức trung bình.
- Nguyên nhân là do những định nghĩa chính xác về sự thông minh hay năng lực
đặc biệt lại không rõ ràng.
Ảo tưởng kiểm soát
- Ảo tưởng kiểm soát làm cho người ta tin rằng họ có nhiều khả năng kiểm soát hợp
lý những tình huống tốt hơn những gì họ có thể.
c) Tự thõa mãn và tự xác nhận
Tự thõa mãn
Là tự hài lòng những gì mình đang có
Tự xác nhận
- Là khi bạn tin vào một điều gì đó và chăm chăm đi tìm bằng chứng để củng cố
thêm niềm tin của mình mà không bận tâm đến những bằng chứng khác, bạn đang
rơi vào xu hướng tự xác nhận.
d) Ưu và khuyết điểm của quá tự tin

Ưu điểm
20
- Qúa tự tin có thể dẫn đến làm gia tăng thành quả, có thể tạo nên nỗ lực và động cơ,
và thực sự làm tăng khả năng thành công
Khuyết điểm
- Làm cho con người không nhìn thấy các dữ kiện khác trong vấn đề cần giải quyết,
do đó kết quả sẽ không thoả đáng.
Câu 2.
- Ước lượng sai lớn hơn ở những câu hỏi khó.
- Ước lượng sai lớn hơn khi xem xét ở khoảng tin cậy 98%.
Câu 3. Ví dụ về người vừa quá lạc quan lại vừa là ước lượng sai:
Vd trang 169. Thực mình hok biết lấy thêm ví dụ.
Câu 4. Sự quá tự tin không nhanh chóng loại bỏ bằng sự học hỏi –do sự tồn tại
của một số lệch lạc bên trong bạn đóng góp vào nó, bao gồm:
- Lệch lạc tự qui kết là khuynh hướng người ta quy kết những thành công hoặc kết
quả tốt đẹp cho khả năng của họ, trong khi đỗ lỗi những thất bại cho những điều
kiện ngoài tầm kiểm soát, điều này có thể dẫn đến làm gia tăng sự quá tự tin.
- Sự nhận thức muộn là khuynh hướng đưa người ta đến những suy nghĩ “là người
ta đã biết nó từ lâu rồi”
- Lệch lạc tự xác nhận là khi bạn tin vào một điều gì đó và chăm chăm đi tìm bằng
chứng để củng cố thêm niềm tin của mình mà không bận tâm đến những bằng
chứng khác.
Câu 5. Câu này ai có thể giúp nhóm mình giải vs.
21
Chương 8:
TÁC ĐỘNG CỦA KINH NGHIỆM
VÀ CÁC LỆCH LẠC ĐỐI VỚI
VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH
Câu 1:
a. Công ty tốt là công ty có chất lượng quản lý tốt, khả năng tài chính đảm bảo, sử

dụng tài sản hiệu quả, có đội ngũ nhân viên giỏi, có sự đổi mới,…
Cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức tăng trưởng lợi nhuận cao qua các năm, tính
thanh khoản cao và độ an toàn cao.
a. Người theo đuổi quán tính giá là những nhà đầu tư lựa chọn chứng khoán và quỹ
đầu tư cơ bản dựa trên thành quả trong quá khứ và hiệu quả đầu tư trong thời gian
gần đây sẽ đại diện cho hiệu quả đầu tư trong tương lai
Người đi ngược quán tính giá là những nhà đầu tư lựa chọn chứng khoán và quỹ
đầu tư cơ bản không dựa vào thành quả trong quá khứ mà dựa vào yếu tố vĩ mô
của nền kinh tế như chính sách tài khóa của chính phủ, chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Nhà nước…
b. Sự đa dạng hóa toàn cầu là các nhà đầu tư trong nước không chỉ nắm giữ chứng
khoán trong nước mà còn nắm giữ nhiều chứng khoán khác nhau ở các nước trên
thế giới.
Sư đa dạng hóa trong nước là các nhà đầu tư trong nước chỉ nắm giữ những chứng
khoán khác nhau của nước mình.
b. Neo và bầy đàn cùng thể hiện cho việc quyết định dựa trên các nhân tố bên ngoài.
Đối với hình thức neo, các nhà đầu tư sẽ thực hiện quyết định của mình dựa vào
các mốc giá trị nào đó, có thể liên quan hay không liên quan. Đối với hình thức
bầy đàn, các nhà đầu tư sẽ thực hiện quyết định dựa quyết định của các nhà đầu tư
khác, ví dụ một chuyên gia bất động sản khi nghe mức định giá của chuyên gia bất
động sản khác thì sẽ kéo mức định giá của mình lại gần mức định giá của chuyên
gia đó.
22
Câu 2:
Giá trị đầu tư dài hạn (LITV) đại diện cho cổ phiếu tốt, Chất lượng quản lý (MQ) đại
diện cho một công ty tốt.
Từ mô hình, ta thấy:
 Hệ số hồi quy gắn với biến log(S) là 0.15, thể hiện một mối tương quan thuận
chiều, cho thấy những công ty có quy mô càng lớn thì giá trị đầu tư dài hạn càng
cao và ngược lại, hay nói cách khác, những cổ phiếu tốt là những cổ phiếu của

công ty có quy mô lớn.
 Hệ số hồi quy ứng với biến log(B/M) là -0.11 , thể hiện mối tương quan ngược
chiều, cho thấy những công ty có giá trị sổ sách trên giá trị thị trường thấp thì giá
trị đầu tư dài hạn càng cao và ngược lại, hay nói cách khác, những cổ phiếu tốt là
những cổ phiếu của các công ty tăng trưởng.
 Hệ số hồi quy ứng với biến MQ là 0.85, thể hiện mối tương quan thuận chiều,
cho thấy những công ty có chất lượng quản lý cao thì giá trị đầu tư dài dạn càng
cao và ngược lại, hay nói cách khác, những cổ phiếu tốt là những cổ phiếu của
những công ty tốt.
Tóm lại, từ mô hình, ta có thể rút ra được rằng: những cổ phiếu tốt là những cổ phiếu
của những công ty có quy mô lớn, những công ty tăng trưởng và những công ty tốt.
Câu 3:
Ưu tiên sân nhà có cơ sở từ lợi thế thông tin tiềm năng. Thật vậy, những nhà đầu tư
thích đầu tư vào thị trường địa phương hơn – địa phương ở đây là nội địa hay gần nhà,
nhưng trong phạm vi một nước – là do họ có thể sở hữu hoặc cảm thấy có thể sở hữu
lợi thế về thông tin. Lợi ích từ việc có một vị trí địa lý gần với một công ty có thể giúp
khả năng giám sát được cải thiện và gia tăng khả năng tiếp cận với thông tin nội bộ.
Họ càng tin bản thân họ có thể hiểu biết về các tài sản đầu tư trong nước nhiều hơn,
họ càng đầu tư nhiều hơn vào các tài sản này.
23
Đầu tư nước ngoài có thể ít hấp dẫn vì các rào cản về thể chế như là sự hạn chế chu
chuyển vốn, chênh lệch phí giao dịch. Mức thuế suất khác nhau…
Theo nghiên cứu của Joshua Coval và Tobias Moskowitz cho thấy các nhà quản lý đầu
tư vào những công ty có trụ sở gần văn phòng của họ hơn so với mức đầu tư vào một
công ty trung bình khoảng 10%. Hơn nữa, sự ưu tiên cổ phần địa phương có mối liên
quan với quy mô công ty, đòn bẩy và mức sản xuất, trong đó những công ty nhỏ, có sử
dụng đòn bẩy, sản xuất sản phẩm không xuất khẩu được có khuynh hướng là những
công ty mà sở hữu địa phương mạnh mẽ nhất.
Nhìn chung các nhà đầu tư ưu tiên sân nhà chủ yếu từ lợi thế về thông tin, tuy nhiên
khuynh hướng này đang đối mặt với các bằng chứng cho thấy sự đa dạng hóa theo

hướng quốc tế giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro mà không giảm tỷ suất sinh lợi.
Câu 4:
Theo nghiên cứu, sau khi kiểm soát các yếu tố có liên quan khác, thì sự ưu tiên đầu tư
có bị ảnh hưởng bởi vấn đề ngôn ngữ, họ thích các công ty có ngôn ngữ chung là ngôn
ngữ của chính họ. Do đó, người dân ở Quebec có thể đầu tư nhiều vào các doanh
nghiệp có trụ sở ở Quebec nếu các trụ sở này có ngôn ngữ chung là tiếng Pháp và
người dân khu vực khác đầu tư nhiều vào các doanh nghiệp có trụ sở ngoài Quebec
nếu các trụ sở này có ngôn ngữ chung là tiếng Anh. Từ đó, ta cũng có thể thấy rằng,
vấn đề ngôn ngữ của CEO cũng sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn của nhà đầu tư. Những
người dân Quebec sẽ ưu tiên đầu tư vào các doanh nghiệp có CEO có ngôn ngữ chính
thức là tiếng Pháp và người dân khu vực khác sẽ ưu tiên đầu tư vào các doanh nghiệp
có CEO có ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh (ngoài do ngôn ngữ ra cũng có thể là do
vấn đề văn hóa).
Câu 5:
24
Neo quyết định tồn tại rất nhiều trong thị trường tài chính, vì nhà đầu tư thường thực
hiện quyết định dựa trên các số liệu và kết quả thống kê không liên quan. Ví dụ, một
số nhà đầu tư đầu tư vào những cổ phiếu của những công ty mà giá đã sụt giảm đáng
kể trong thời gian ngắn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư đã neo vào một giá trị
“cao” gần đây mà cổ phiếu đạt được và do đó tin tưởng rằng sự sụt giá cung cấp một
cơ hội để mua cổ phiếu tại thời điểm giảm giá (họ nghĩ rằng giá ở thời điểm này đang
rất rẻ) và tin nó sẽ tăng trở lại.
Chẳng hạn, một nhà đầu tư chứng kiến một cổ phiếu sụt giá từ 5.75$ trong tháng hai
xuống còn 4.50$ trong tháng ba. Nhà đầu tư sử dụng điểm tham chiếu ban đầu (neo) là
giá trong tháng hai, 5.75$, như một bằng chứng về giá trị, và khi so sánh với tháng ba,
mức giá 4.50$ có vẻ như rất rẻ, do đó nhà đầu tư mua vào và tin rằng giá sẽ quay trở
lại mức ban đầu. Thế nhưng giá đã sụt giảm xuống còn 2.89$ sau đó, vì vậy, mức neo
5.75$ đã làm nhà đầu tư lạc lối.
Trong khi đó, thật đúng rằng tính biến động của thị trường có thể khiến một số cổ
phiếu giảm giá, cho phép các nhà đầu tư nhận được lợi ích từ những biến động ngắn

hạn. Tuy nhiên, cổ phiếu cũng thường sụt giảm giá trị do những thay đổi trong các yếu
tố cơ bản.
Ví dụ, giả định rằng cổ phiếu XYZ có lợi nhuận lớn trong năm vừa rồi, làm cho giá
tăng lên từ 25$ đến 80$. Không may sao, một trong những khách hàng chính của công
ty, người mà đóng góp đến 50% doanh thu cho XYZ, đã quyết định không tiếp tục
thỏa thuận mua sắm nào nữa với XYZ. Sự thay đổi này làm giá cổ phiếu XYZ giảm
xuống từ 80$ còn 40$.
Bởi vì neo vào giá trị cao trước đó là 80$ và với giá hiện thời là 40$, nhà đầu tư tin
tưởng một cách sai lầm rằng XYZ bị định giá thấp. Đây là sụt giảm cổ phiếu do sự
thay đổi trong các yếu tố cơ bản của XYZ. Trong ví dụ này, nhà đầu tư đã trở thành
nạn nhân của sự nguy hiểm của neo quyết định.
Một ví dụ khác, có hai nhóm chuyên gia được đưa đi xem và được cung cấp đầy đủ
thông tin về một ngôi nhà. Hai nhóm được đưa ra hai mức giá niêm yết khác nhau, và
từ đó hai nhóm đưa ra mức định giá trung bình của mình. Mức định giá này rất gần với
25

×