Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

thực trạng và một số giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận hà đông – thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.39 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Chuyên ngành: Kinh tế và quản lý đô thị
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Họ và tên sinh viên : Đặng Thị Hoài
Lớp : Kinh tế và quản lý đô thị
Khoá : 52
Hệ : Chính quy
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hữu Đoàn
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
MỞ ĐẦU
Hà Nội là đô thị loại đặc biệt. Năm 2008, Quốc hội ban hành quyết định mở
rộng địa giới hành chính của Hà Nội, sáp nhập thị xã Hà Đông vào Hà Nội. Công
tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và quận
Hà Đông nói riêng là một trong những công tác trọng điểm để Hà Nội phát triển văn
minh nhưng vẫn giữ gìn được những nét đặc trưng riêng.
Nhìn chung, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hà Đông hiện
nay chưa hiệu quả. Thực tế, hiện tượng vi phạm trật tự xây dựng xảy ra ngày càng
nhiều, việc xây dựng không phép, trái phép diễn ra tràn lan. Mức độ không chỉ dừng
lại ở những căn hộ tập thể cơi nới không xin phép hay nhà trong hang cùng ngõ
hẻm đua ban công lấn chiếm không gian, thậm chí có những tòa nhà sừng sững ở
mặt tiền trung tâm thành phố vẫn ngang nhiên xây quá phép vài tầng. Phần lớn công
trình xây dựng sai phép theo nhu cầu của Chủ đầu tư, bản vẽ thiết kế thi công (nếu
có) thường không đúng với bản vẽ xin phép được cơ quan quản lý Nhà nước phê
duyệt.


Hàng năm, Hà Nội đều đặt ra nhiệm vụ, kế hoạch để nâng cao hiệu quả quản
lý công trình xây dựng, giảm số lượng công trình xây dựng sai phép. Để đạt được
mục tiêu đó cần có sự nỗ lực của các cấp chính quyền quản lý trực tiếp và sự cải
tiến đồng loạt của các yếu tố liên quan như: quy định pháp luật về quản lý đất đai,
quản lý quy hoạch xây dựng, cấp Giấy phép xây dựng, thanh tra, kiểm tra công trình
xây dựng sau cấp phép, quy trình giải quyết hồ sơ, trình độ và trách nhiệm của cán
bộ quản lý, sự tham gia, giám sát của cộng đồng xã hội cũng như sự tuân thủ pháp
luật của chủ đầu tư.
Trong quá trình thực tập ở phòng Quản lý đô thị thuộc UBND quận Hà Đông,
tôi đã được học hỏi các vấn đề liên quan đến cấp phép xây dựng và xử lý vi phạm
trật tự xây dựng trên lý thuyết, và quan sát thực tế cán bộ xây dựng xử lý hồ sơ xin
cấp phép. Tôi đã hiểu rõ hơn sự cần thiết, tính chất khoa học và những bất cập khó
khăn trong công tác quản lý trật tự xây dựng cũng như công tác cấp phép xây dựng.
Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp quản lý
1
trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội” làm chuyên
đề tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống hoá những vấn đề lí luận
chung liên quan đến quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng, làm rõ thực
trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hà Đông và đề xuất một
số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trật
tự xây dựng, giảm bớt công trình sai phạm trên địa bàn quận Hà Đông trong giai
đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kế thừa các phương pháp nghiên cứu
truyền thống như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp
kinh tế, phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê kết hợp với các đường lối chính
sách của Đảng, Nhà nước. Đồng thời nghiên cứu thực tế trên địa bàn quận Hà Đông
để tổng hợp, phân tích đánh giá vấn đề cần nghiên cứu.
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Về không gian lãnh thổ: Địa bàn nghiên cứu là quận Hà Đông, Hà Nội.

Về không gian nghiên cứu: Nguồn số liệu được tập hợp thông qua các chương
trình nghiên cứu, luật xây dựng và các nghị định, các wesite, các tổ chức, các báo,
tạp chí chuyên ngành đô thị đặc biệt là phòng quản lý đô thị quận Hà Đông cung
cấp.
Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương
như sau:
Chương I: Cơ sở lí luận của công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị
Chương II: Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
quận Hà Đông trong giai đoạn 2010-2013
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý trật tự xây
dựng đô thị
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Đoàn và các anh chị trong phòng
Quản lý đô thị quận Hà Đông đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.
2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN
LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
I. ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
1. Khái niệm đô thị, đô thị hóa
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông
nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên
ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của cả
một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong
huyện.
Đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau, vì vậy có thể hiểu khái niệm dưới nhiều góc độ.
Trên quan điểm một vùng, đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển
các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
Trên quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hoá là một quá trình biến đổi về phân
bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng
không phải đô thị thành đô thị đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu.

Tóm lại, đô thị hoá là quá trình phức tạp có thể định nghĩa ở nhiều góc độ khác
nhau. Một cách tổng quát: Đô thị hoá là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng
sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình
thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều
sâu trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
2. Quản lý đô thị, nội dung của quản lý đô thị
Quản lý đô thị là quá trình tác động bằng các cơ chế, chính sách của các chủ
thể quản lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức
năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó.
Trên góc độ Nhà nước, quản lý Nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp bằng
quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo hướng nhất định.
3
Quản lý đô thị liên quan đến việc quản lý khối Nhà nước và khối tư nhân. Mục
tiêu chung của quản lý đô thị là nâng cao hiệu quả và tính hợp lý trong quá trình sử
dụng các nguồn lực của đô thị. Cụ thể là:
- Nâng cao chất lượng và sự hoạt động một cách tổng thể của đô thị.
- Đảm bảo sự phát triển và tái tạo bền vững của các khu vực đô thị.
- Cung cấp các dịch vụ đô thị và cơ sở hạ tầng cơ bản để đáp ứng các nhu cầu
chức năng của đô thị và các cư dân sống và làm việc trong đô thị đó, nhằm cải thiện
chất lượng sống và sức khỏe của cư dân đô thị.
Nội dung của quản lý đô thị bao gồm:
- Quản lý đất đô thị
Đất đai là tài sản quan trọng trong sản xuất, quyền sử dụng và sở hữu đất đai
thể hiện sự công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường. Ở nhiều nước, những
người lập chính sách thiếu những thông tin quan trọng về tính chất của sở hữu đất
đai, mô tả mang tính pháp lý, giá cả và sự chuyển nhượng quyền sở hữu đất đai.
Tính hiệu quả của các hệ thống quản lý đất đô thị có tác động tới thị trường đất đai,
đầu tư bất động sản và việc sử dụng đất và bất động sản. Bất động sản là bất cứ một
sự cải tạo nào đối với đất đai làm tăng giá trị của đất bao gồm cả các công trình, cơ

sở hạ tầng và các vật cố định khác.
Có 7 yếu tố cơ bản quản lý đất đô thị mà Nhà nước chịu trách nhiệm:
+ Quản lý thông tin đất đai.
+ Sở hữu đất đai.
+ Đăng kí đất đai.
+ Chính sách phát triển đất đai.
+ Quy hoạch không gian đô thị.
+ Luật sử dụng đất.
+ Các hoạt động mang tính tổ chức và pháp lý của phát triển đất đai.
+ Phân tích thị trường đất đai.
- Quản lý kinh tế đô thị
4
Đô thị có thể coi như một nền kinh tế quốc dân, nó có mối quan hệ trao đổi
kinh tế với nền kinh tế quốc gia và các địa phương. Hoạt động kinh tế là cơ sở đời
sống của đô thị, là nguồn gốc của mọi vấn đề đô thị. Kinh tế phát triển, đô thị văn
minh, khả năng cạnh tranh cao của đô thị là mục tiêu chung của các đô thị. Quản lý
kinh tế đô thị là công tác xây dựng kế hoạch hóa và các chính sách, biện pháp phát
triển kinh tế khai thác hết tiềm năng về lao động, lợi thế về kinh tế - chính trị của
các đô thị. Mỗi đô thị có một chiến lược cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần
kinh tế và các biện pháp, chính sách để thực hiện các chiến lược đó. Quản lý kinh tế
gắn liền với quản lý lao động việc làm, cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh
tế và xuất khẩu.
- Quản lý dân số, lao động và việc làm
Dân số đô thị luôn là vấn đề cần quan tâm trên các góc độ: quy mô, cơ cấu,
chất lượng. Quy mô dân số có liên quan đến vấn đề môi trường, cung cấp dịch vụ,
nhà ở… Quy mô dân số có liên quan đến vấn đề cung cấp ngồn lao động cho đô thị.
Đô thị muốn có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao nhưng không muốn quá tải
về dân số, chính vì vậy người ta cố gắng tìm kiêm một quy mô dân số tối ưu cho
mỗi đô thị. Lao động, việc làm ở đô thị có quan hệ chặt chẽ đến phát triển kinh tế
đô thị và các vấn đề xã hội. Tăng trưởng kinh tế đô thị chính là tăng trưởng việc

làm, tăng GDP trên địa bàn đô thị.
- Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng
Việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng là một trong những chức năng quản lý
đô thị quan trọng của Nhà nước. Nhiều hướng tiếp cận truyền thống trong việc cung
cấp dịch vụ và cơ sở hạ tầng đến nay không còn hiệu quả nữa. Vì vậy cần thiết có
những hướng tiếp cận mới để đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả trong cung cấp các
dịch vụ cơ sở hạ tầng đô thị.Các vấn đề chính đối với Nhà nước trong việc quản lý
các dịch vụ cơ sở hạ tầng đô thị trong một nền kinh tế thị trường là:
+ Xác định những thiếu hụt của hệ thống cơ sở hạ tầng.
+ Quy hoạch cơ sở hạ tầng.
+ Chiến lược vận hành và bảo dưỡng.
+ Kỹ thuật, công nghệ: chọn công nghệ.
5
+ Tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật và lưu trữ các hồ sơ, chọn tiêu chuẩn của Pháp
và của Liên Xô…
- Giao thông và thông tin đô thị
Hệ thống giao thông và thông tin đô thị là huyết quản và mạch máu của các đô
thị. Không có hệ thống giao thông và thông tin hiệu quả, các thành phố sẽ mất đi
dần tính cạnh tranh và thu hút đầu tư. Thế kỷ 21 sẽ được coi như thế kỷ của công
nghệ thông tin. Với dịch vụ du lịch và thương mại ngày nay trở thành ngành công
nghiệp lớn nhất thế giới, sự cung cấp và quản lý dịch vụ giao thông và thông tin liên
lạc chất lượng cao sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giữ tính cạnh tranh của đô thị
và các thị trấn trong tương lai. Sự hiệu quả của việc quản lý dịch vụ giao thông và
thông tin đô thị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Hệ thống giao thông.
+ Dịch vụ giao thông.
+ Cơ sở hạ tầng của hệ thống thông tin liên lạc.
+ Quản lý môi trường đô thị.
Cấu trúc và địa diểm của các hoạt động kinh tế trong và xung quanh thành phố
ảnh hưởng tới sự phổ biến và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề môi trường. Sự

coi nhẹ chất thải sinh hoạt và sự quản lý yếu kém xử lý chất thải sinh hoạt ảnh
hưởng tới sức khỏe cộng đồng, chất lượng sống, môi trường và hình ảnh đô thị.
Những yếu tố này ảnh hưởng tới đầu tư, khả năng kinh tế và sức cạnh tranh của đô
thị. Sự quan tâm ngày càng nâng cao trong hầu hết các xã hội về vấn đề chất thải đô
thị, ô nhiễm và ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính do khí thải gây nên đối với thành
phố. Chính quyền nhà nước đóng vai trò chính trong việc quản lý chất thải và điều
tiết hoạt động ảnh hưởng đến môi trường đô thị.
Ba khu vực chiến lược sau đóng vai trò quan trọng đối với quản lý môi trường
đô thị:
+ Sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên, nước sạch, đất sạch…
+ Tái sử dụng năng lượng và chất thải.
+ Tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn từ góc độ môi trường.
6
- Quản lý môi trường xây dựng
Các công trình chiếm một nửa đầu tư cơ bản trong thành phố. Nhà ở nói riêng
đại diện cho phần đầu tư mang tính cá nhân lớn nhất của những nười dân sống trong
thành phố. Cách thức Nhà nước xác định thiết kế, các hoạt động chức năng và quản
lý môi trường xây dựng có ảnh hưởng quan trọng đối với giá trị của bất động sản và
lợi nhuận kinh tế của đầu tư bất động sản. Sự quản lý hiệu quả môi trường xây dựng
của các đô thị phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng sau:
+ Thiết kế đô thị.
+ Quản lý các công trình di sản văn hóa.
+ Chất lượng và số lượng nhà ở.
+ Vật liệu xây dựng.
- Quản lý tài chính Nhà nước
Hình thức tài chính của các dịch vụ đô thị do Nhà nước cung cấp đóng vai trò
thiết yếu đối với sự sống của đô thị. Nhà nước có hàng loạt cách thu khác nhau cho
ngân sách thông qua thuế và lệ phí, khoản cho vay và chuyển dịch tiền tệ trong tổ
chức Nhà nước. Những khoản ngân sách này được dùng vào việc hỗ trợ cho các chi
phí lặp lại của việc vận hành và bảo dưỡng các công trình dịch vụ đô thị, phát triển

cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cần thiết khác. Hệ thống tài chính cơ bản của Nhà nước
phải có khả năng huy động những khoản tiền nhàn rỗi dành cho đầu tư cơ sở hạ
tầng và phân phối nguồn lực một cách có lợi nhất cho cộng đồng và chi trả được các
chi phí của nó.
Bốn khu vực sau của quản lý tài chính Nhà nước của đô thị phải được xem xét
cẩn thận để đảm bảo thành phố sẽ được quản lý một cách hiệu quả:
+ Thu thuế.
+ Cung cấp tài chính cho cơ sở hạ tầng.
+ Tài chính giữa các tổ cức Nhà nước.
+ Quản lý ngồn lực đô thị.
7
II. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ
1. Quy hoạch xây dựng đô thị
a/ Khái niệm quy hoạch xây dựng đô thị
Quy hoạch xây dựng đô thị là sự tổ chức, sắp xếp không gian đô thị sao cho sử
dụng hợp lý các nguồn lực (không gian, kết cấu hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên),
đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị. Quy hoạch xây dựng đô thị được thực
hiện thông qua các yêu cầu, quy định của Nhà nước đối với các hoạt động xây dựng
và các hoạt động khác của mọi chủ thể có liên quan đến việc sử dụng không gian,
kết cấu hạ tầng đô thị và tài nguyên đã được xác định. Quy hoạch xây dựng đô thị
được thể hiện dưới dạng các bản vẽ, các quy chế và thường được xây dựng, ban
hành để áp dụng trong một giai đoạn nhất định.
Quy hoạch xây dựng đô thị gồm: Quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy
hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
Quy hoạch chung xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian, hệ thống các
công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù
hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, đảm bảo quốc phòng, an ninh và
phát triển bền vững.
Nội dung quy hoạch chung xây dựng đô thị:

- Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải bảo đảm xác định tổng mặt bằng sử
dụng đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch; phân khu
chức năng đô thị; mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
khác của từng khu chức năng và của đô thị; bố trí tổng thể các công trình hạ tầng kỹ
thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường
giao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực và toàn
đô thị.
- Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn, tiêu
chuẩn xây dựng, phải tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điều kiện thiên
nhiên nơi quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong trường hợp quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phải đề xuất được
các giải pháp giữ lại những công trình, cảnh quan hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề
ra.
8
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử
dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố
trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung
của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.
Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:
- Xác định mặt bằng, diện tích đất xây dựng các loại công trình trong khu vực
lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
- Xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng của các công
trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
- Các giải pháp thiết kế về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các
biện pháp bảo đảm cảnh quan, môi trường sinh thái và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
có liên quan.
- Đối với các quy hoạch chi tiết cải tạo đô thị phải đề xuất các phương án cải
tạo các công trình hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra và phù hợp với quy hoạch
chung xây dựng khu vực.
- Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập trên bản đồ địa hình và bản đồ

địa chính tỷ lệ 1/500 đến 1/2000 tuỳ theo nhiệm vụ quy hoạch đặt ra.
b/ Các yêu cầu trong quy hoạch xây dựng đô thị
Quy hoạch xây dựng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu chung sau đây:
- Cụ thể hoá định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia và các
quy hoạch vùng liên quan; phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo đảm tính thống nhất với quy
hoạch phát triển các ngành trong phạm vi đô thị; bảo đảm công khai, minh bạch và
kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân.
- Dự báo khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát
triển của đô thị; tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn khác có liên
quan.
- Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải
thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và nét đặc trưng địa phương
thông qua việc đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch đô thị.
- Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng đất
nông nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát
triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và
phát triển bền vững.
9
- Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ
tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hoà giữa các khu vực trong
đô thị.
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao,
thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác.
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, cung cấp
năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin
liên lạc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa
các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên thông với các công trình hạ tầng
kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế.
2. Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị

a/ Khái niệm quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
Quản lý quy hoạch đô thị là tổng thể các biện pháp, cách thức mà chính quyền
đô thị vận dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xây dựng và
phát triển đô thị (chủ yếu là phát triển không gian vật thể) nhằm đạt được các mục
tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra.
b/ Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng đô thị
Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng là trách nhiệm của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Cơ quan quản lý về xây dựng các cấp chịu trách nhiệm cung
cấp thông tin, chứng chỉ quy hoạch xây dựng cho các chủ đầu tư xây dựng công
trình khi có nhu cầu đầu tư xây dựng trong phạm vi được phân cấp quản lý.
Việc cung cấp thông tin được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
- Công khai đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm: sơ đồ, mô hình, bản vẽ quy
hoạch xây dựng;
- Giải thích quy hoạch xây dựng;
- Cung cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng.
Chứng chỉ quy hoạch xây dựng bao gồm các thông tin về sử dụng đất; các quy
định về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, về kiến trúc, về an toàn phòng,
chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường và các quy định khác theo quy hoạch chi tiết xây
dựng.
10
c/ Nội dung quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
Quản lý quy hoạch xây dựng bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Ban hành các quy định về quy hoạch, kiến trúc, các chính sách thu hút đầu tư
xây dựng theo thẩm quyền.
- Quản lý việc xây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng.
- Quản lý việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Quản lý các mốc giới ngoài thực địa.
- Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những công trình
xây dựng trái phép, xây dựng sai giấy phép, xây dựng không tuân theo quy hoạch
xây dựng.

- Người có thẩm quyền quản lý quy hoạch xây dựng theo phân cấp phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về những công việc quản lý được giao và phải bồi
thường thiệt hại do các quyết định không kịp thời, trái với thẩm quyền gây thiệt hại
cho Nhà nước, nhân dân.
III. CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ
1. Căn cứ cấp phép xây dựng
a/ Hồ sơ cấp giấy phép
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Theo điều 62 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, trước khi khởi công xây dựng
công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các
công trình sau đây:
- Công trình thuộc bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp,
công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
- Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy
hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt;
- Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;
- Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm
dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt;
- Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay
đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.
11
Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, các quy định về giấy phép xây dựng phải
phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. UBND cấp huyện quy định cụ thể các
điểm dân cư tập trung thuộc địa bàn phải cấp giấy phép xây dựng.
Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng
được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng
tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp,
từng loại công trình).
- Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối
với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy uỷ quyền, đối với trường hợp được chủ sở
hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư
xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện
và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản
vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài
hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước).
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình.
+ Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính
(móng, khung, tường, mái chịu lực).
+ Bản vẽ hệ thống phòng cháy chữa cháy đã được thẩm duyệt đối với công
trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng chống cháy, nổ
theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
Đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo thì phải có các bản vẽ về vị trí, hạng mục
cần cải tạo, nếu có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả
khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các
12
biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo, kèm theo ảnh chụp hiện
trạng công trình xin phép cải tạo và công trình lân cận.
- Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây
dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực
Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
- Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan

có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý
nhà nước theo quy định.
Chủ đầu tư nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
b/ Quy hoạch xây dựng chi tiết được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt và các văn bản thỏa thuận chuyên ngành của các cơ quan liên quan
Khi xét cấp phép xây dựng trên địa bàn Thành phố nói chung và địa bàn Quận
nói riêng, cơ quan cấp phép chủ yếu dựa vào bản quy hoạch chi tiết 1/2000. Ngoài
ra, còn dựa vào bản quy hoạch chi tiết 1/500 cho từng khu vực.
Các văn bản thỏa thuận chuyên ngành áp dụng cho từng trường hợp như công
trình tôn giáo, công trình nhà ở riêng lẻ trong vùng bảo tồn di tích lịch sử,…; hợp
đồng thuê nhà đối với nhà đi thuê; hợp đồng thuê đất đối với trường hợp xây dựng
trên đất của người sử dụng đất đã được Nhà nước giao quyền sử dụng đất.
c/ Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, vệ
sinh môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan
Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc trong hoạt động xây dựng do cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.
Tiêu chuẩn xây dựng là quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế- kỹ
thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và
các chỉ số tự nhiên được cơ quan tổ chức có thẩm quyền ban hành được công nhận
để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt
buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
Khi cấp phép xây dựng, cơ quan cấp phép dựa vào thông tin của công trình
trong hồ sơ xin cấp phép, nếu thấy đủ yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy
phạm kiến trúc,… thì công trình mới có được giấy phép xây dựng.
13
2. Trình tự thủ tục cấp giấy phép xây dựng
a/ Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng
+ Lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
Chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) khi muốn xin phép xây
dựng thì liên hệ với bộ phận tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính của Sở

Xây dựng Hà Nội hoặc UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn để được hướng
dẫn lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Khi lập hồ sơ xin cấp phép
xây dựng, chủ đầu tư phải lập đầy đủ theo quy định của Nhà nước. Tùy theo từng
loại công trình, hồ sơ được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây
dựng tương ứng với loại công trình đó.
+ Tiếp nhận, phân loại hồ sơ cấp giấy phép xây dựng
Cơ quan cấp phép xây dựng có nhiệm vụ cử cán bộ chuyên môn để tiếp nhận
hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, kiểm tra nội dung và quy cách hồ sơ, phân loại
ghi vào sổ theo dõi.
Sau khi kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải đưa trả người
nộp hồ sơ giấy biên nhận và giấy hẹn ngày nhận kết quả. Giấy biên nhận hồ sơ được
lập thành 02 bản, một bản giao cho người nộp hồ sơ còn một bản giao lưu tại cơ
quan cấp phép.
Nếu cơ quan cấp phép từ chối tiếp nhận hồ sơ thì phải giải thích lý do từ chối
hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa
hoàn chỉnh thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người nộp
hồ sơ yêu cầu bổ sung hồ sơ. Người nộp hồ sơ có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận
hồ sơ giải thích rõ những yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn
chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian cấp giấy phép xây dựng.
+ Thẩm tra hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng và thu phí, lệ phí
Căn cứ vào hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng và các văn bản pháp luật khác
có kiên quan, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thẩm tra hồ sơ, kiểm
tra thực địa để giải quyết cấp hoặc từ chối cấp giấy phép xây dựng.
Trong trường hợp các công trình xây dựng là công trình tôn giáo; công trình
nhà ở trong khu vực có ảnh hưởng đến đê điều, thoát lũ, công trình của cơ quan
14
ngoại giao, tổ chức quốc tế; công trình di tích văn hóa - lịch sử và danh lam thắng
cảnh; công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành; công trình có nguy cơ cháy nổ;
công trình có tác động đến vệ sinh môi trường; công trình không phù hợp với quy

hoạch,… để phục vụ việc cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan cấp giấy phép xây
dựng phải có trách nhiệm gửi công văn và hồ sơ liên quan đến cơ quan có liên
quan để xin ý kiến. Trong thời gian 10 ngày làm việc đối với công trình và nhà ở
tại đô thị, 7 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, kể từ ngày nhận
được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về
những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không
có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những
nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn
cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Giấy phép xây dựng được lập thành 02 bản chính: 01 bản cấp cho chủ đầu tư
và 01 bản lưu ở cơ quan cấp phép. Nếu chủ đầu tư bị thất lạc mất giấy phép xây
dựng thì phải thông báo cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng biết để xét cấp lại.
Thời gian cấp phép xây dựng: kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp
phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp phép trong thời gian quy định như sau:
- Đối với công trình: không quá 20 ngày làm việc.
- Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị: không quá 15 ngày làm việc.
- Đối với nhà ở nông thôn: không quá 10 ngày làm việc.
Thời hạn này không bao gồm thời gian chủ đầu tư chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
Trước khi giao giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư, cơ quan cấp giấy phép xây
dựng thu lệ phí và thu phí xây dựng theo các quy định của bộ tài chính và UBND
Thành phố. Sau khi giấy phép xây dựng được cấp, cơ quan cấp phép xây dựng phải
tổ chức lưu trữ hồ sơ cấp giấy phép xây dựng.
b/ Trình tự thủ tục khác trong cấp giấy phép xây dựng
+ Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng
Theo Nghị định số 64/2012/NĐ-CP của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng,
trong thời hạn 30 ngày, trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hạn, nếu công trình
chưa được khởi công, thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi
giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn một lần. Thời gian gia hạn tối đa không quá 6
tháng. Nếu hết thời gian gia hạn, chủ đầu tư chưa khởi công xây dựng thì phải nộp
hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.

15
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do chưa
khởi công xây dựng.
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
Đối với công trình được giấy phép xây dựng tạm đã hết thời hạn tồn tại ghi
trong giấy phép, nhưng Nhà nước chưa thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư được đề
nghị cơ quan cấp phép để xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi Nhà nước
thực hiện quy hoạch. Thời hạn tồn tại được ghi ngay vào giấy phép xây dựng tạm
đã được cấp.
+ Thủ tục xin cấp lại giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng được cấp lại đối với các trường hợp bị rách, nát, hoặc bị
mất. Giấy phép xây dựng được cấp lại dưới hình thức bản sao.
Khi chủ đầu tư khi muốn xin cấp lại giấy phép xây dựng thì cần chuẩn bị một
bộ hồ sơ xin cấp lại giấy phép xây dựng và nộp cho cơ quan có thẩm quyền (chính
là cơ quan cấp giấy phép xây dựng).
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị
cấp lại.
- Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp (đối với trường hợp bị rách, nát).
Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép phải giải quyết việc xét cấp lại
giấy phép trong vòng 07 ngày.
+ Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi thiết kế
Trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư muốn điều chỉnh thiết kế làm thay đổi
kiến trúc ban đầu của công trình đã được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải
đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi xây dựng theo nội dung điều
chỉnh.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng (theo mẫu); trong đó nêu rõ lý
do điều chỉnh.

- Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp.
16
- Các bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp
phép xây dựng.
- Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà
ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung đảm bảo an toàn chịu lực; an
toàn phòng chống cháy nổ; bảo đảm môi trường. Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế
(nếu có) do tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
Mỗi công trình chỉ được đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng đã được cấp
01 lần. Trường hợp điều chỉnh từ 02 lần trở lên thì phải đề nghị cấp giấy phép xây
dựng mới theo quy định.
+ Thủ tục xin cấp giấy phép di dời công trình
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình (theo mẫu).
- Bản sao có chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất nơi công trình đang tồn
tại và nơi công trình sẽ di dời tới và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình.
- Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng
công trình được di dời, bao gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực
chính.
- Bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới.
- Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời tới.
- Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình.
Phương án di dời gồm:
- Phần thuyết minh: Nêu được hiện trạng công trình và hiện trạng khu vực
công trình sẽ được di dời tới; các giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng xe máy,
thiết bị, nhân lực; các giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc,
thiết bị và các công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời.
Phương án di dời phải do đơn vị, cá nhân có điều kiện năng lực thực hiện;
- Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.
3. Trách nhiệm của cơ quan cấp phép xây dựng

17
- Cử cán bộ, công chức có năng lực, chuyên môn phù hợp để tiếp nhận hồ sơ,
hướng dẫn cho chủ đầu tư lập hồ sơ và thụ lý hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng đảm
bảo đúng các quy định.
- Niêm yết công khai và hướng dẫn các quy định về việc cấp giấy phép xây
dựng.
- Có lịch tiếp dân và giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo liên quan đến công
tác cấp phép xây dựng.
- Cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn nêu trên không quá 15
ngày.
- Kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép, đình chỉ xây dựng, thu hồi
giấy phép xây dựng khi chủ đầu tư xây dựng công trình vi phạm.
- Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm
theo quy định.
- Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện,
nước, các hoạt động kinh doanh và các hoạt động dịch vụ khác đối với những công
trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc công trình xây
dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép xây dựng.
IV. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
1. Khái niệm và các hình thức vi phạm trật tự xây dựng
a/ Khái niệm trật tự xây dựng
- Trật tự xây dựng là việc xây dựng công trình một cách có tổ chức, theo
những quy tắc nhất định, được pháp luật quy định.
b/ Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng
- Công trình xây dựng không phép
Là những công trình mà khi khởi công xây dựng chưa đăng kí xin cấp GPXD
và chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng để tiến hành xây dựng công trình.

Việc xin cấp phép với những công trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư đã không
xin cấp GPXD. Hậu quả gây ra bởi những công trình vi phạm này thường là xây
18
dựng không đúng theo quy hoạch chi tiết của địa phương, xây dựng không đúng chỉ
giới đường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi công không được kiểm
soát gây ảnh hưởng các công trình kiến trúc lân cận, làm mất mĩ quan đô thị, gây
ảnh hưởng môi trường đô thị xung quanh,… Đối với các công trình loại này thì tùy
vào mức độ vi phạm mà cơ quan chức năng có thể cân nhắc cho tiếp tục tồn tại hoặc
nếu mức độ nghiêm trọng thì có thể cưỡng chế tháo dỡ hoàn toàn công trình.
- Công trình xây dựng sai phép
Là những công trình xây dựng không đúng với thiết kế đã được duyệt phê
duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp. Những sai phạm này hầu hết là xây
dựng lấn chiếm về diện tích, lấn chiếm không gian chung, xây vượt quá chiều cao
cho phép của công trình, xây quá số tầng với giới hạn đã cho phép,…
Các công trình vi phạm loại này hiện nay rất phổ biến, vì hình thức vi phạm
tinh vi hơn, khó nhận biết hơn, và một phần cũng do công tác quản lý xây dựng còn
nhiều hạn chế, yếu kém.
- Công trình xây dựng sai thiết kế được phê duyệt
Là những công trình thuộc loại được miễn GPXD nhưng đã được xét duyệt và
thông qua thiết kế công trình của cơ quan chức năng nhưng khi đi vào thi công thì
lại tiến hành xây dựng sai thiết kế, sai quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cấp.
- Công trình xây dựng có tác động tiêu cực đến các công trình lân cận
Là những công trình đã được cấp phép (hoặc được miễn giấy phép) tuy
nhiên khi thi công thì gây ảnh hưởng xấu tới kết cấu, độ an toàn của các công trình
kế cận, đến môi trường của cộng đồng dân cư xung quanh.
2. Quản lý trật tự xây dựng: Khái niệm, nguyên tắc và biện pháp xử lý
a/ Khái niệm
Quản lý trật tự xây dựng là quản lý việc xây dựng công trình đảm bảo đúng
theo quy hoạch được duyệt (hệ thống bản vẽ quy hoạch, thiết kế đô thị, mốc giới,
chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, hành lang bảo vệ hạ tầng kỹ thuật, đê điều,

bảo vệ các công trình văn hóa, lịch sử… được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt)
và hồ sơ cấp phép xây dựng được cơ quan có chức năng cấp phép phê duyệt.
Quản lý trật tự xây dựng bao gồm các công việc về quản lý, giám sát, thanh
tra, kiểm tra hoạt động xây dựng theo quy hoạch và giấy phép xây dựng được cấp,
19
xử lý các công trình xây dựng trái với quy định của pháp luật, xây dựng sai so với
nội dung giấy phép được cấp.
b/ Nguyên tắc xử lý
- Mọi hành vi vi phạm trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời và phải bị
đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm phải được tiến hành công minh, triệt để và
đúng trình tự, thủ tục quy định. Mọi hậu quả do vi phạm trật tự xây dựng gây ra
phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
- Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái phạm phải
được xem là hành vi vi phạm mới để xử phạt. Việc xử lý vi phạm hành chính phải
căn cứ vào tính chất, mức độ của vi phạm để quyết định hình thức, biện pháp xử lý
thích hợp.
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, bao che
không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, không đúng thẩm
quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ của sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại vật chất thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân, tô chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đối người
thì hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc có những
hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vi phạm sẽ bị xử phạt vi
phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về chất thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
b/ Biện pháp xử lý
- Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung
cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ
điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây

dựng vi phạm.
- Ngừng thi công xây dựng công trình.
- Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.
- Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
20
- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm
nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG TRONG
GIAI ĐOẠN 2010-2013
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẬN HÀ ĐÔNG
1. Đặc điểm tự nhiên
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ và sông
Đáy, cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía Tây Nam, nằm giữa giao điểm của Quốc
lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc
lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam,
tỉnh Ninh Bình.
Ranh giới tiếp giáp: Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức, phía Nam
giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ, phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận
Thanh Xuân, phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số 23/2008/NĐ-CP, tổng
diện tích tự nhiên của Hà Đông là 4.833,7 ha với diện tích tự nhiên với 17 đơn vị hành
chính trực thuộc là 17 phưởng, đó là: Quang Trung; Nguyễn Trãi; Hà Cầu; Vạn Phúc;
Phúc La; Yết Kiêu; Mộ Lao; Văn Quán; La Khê; Phú La; Kiến Hưng; Yên Nghĩa; Phú
Lương; Phú Lãm; Dương Nội; Biên Giang và Đồng Mai.
Hình 1: Sơ đồ hiện trạng hệ thống vùng đô thị Hà Nội
22
2. Kinh tế - xã hội
- Về dân số và lao động:

Tính đến tháng 3/2006, dân số toàn quận là 175.682 người, trong đó dân số nội
thị là 87.610 người, đến cuối năm 2010 dân số toàn quận đã tăng đến khoảng
240.000 người.
Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn quận năm 2004-2005 tăng đột biến đạt
25,98%, trong đó tăng tự nhiên là 1,13%, và tăng 24,85% do mở rộng địa giới hành
chính theo nghị định số 01/2006/NĐ-CP ngày 04/01/2006 sáp nhập dân số của 3
phường mới là Dương Nội, Đồng Mai, Biên Giang.
Bảng 1: Hiện trạng phân bố dân cư Thị xã Hà Đông năm 2005 (theo nghị định
số 01/2006/NĐ-CP ngày 04/ 01/2006)
TT Tên phường
Dân số
(người)
Diện
tích đất
tự nhiên
(ha)
Diện
tích đất
XD đô
thị (ha)
Diện
tích
đất ở
(ha)
Mật độ
dân số
đô thị
(người
/ha đất
XDĐT)

Chỉ tiêu
đất XD
đô thị
(m
2
/người
)
Mật độ
cư trú
netto
(ng/ha
đất ở)
Tổng dân số thị

175 682 4 832,6
I Tổng nội thị 87 610 867,5 676 290 130 77 300
1 P. Nguyễn Trãi 11 450 42,0 42,0 13,6 270 37 840
2 P. Yiết Kiêu 5 687 21,9 21,9 5,2 260 39 1100
3 P. Quang Trung 20 171 98,6 97,7 28,2 210 48 720
4 P. Văn Mỗ 25 855 262,0 241,8 130,8 110 94 200
5 P. Phúc La 8 028 138,7 95,3 49,4 80 119 160
6 P. Vạn Phúc 9 574 144,0 97,6 37,7 100 102 250
7 P. Hà Cầu 6 845 160,3 80,1 24,8 90 117 280
23

×