Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

chuan nghe nghiep giao vien mam non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.76 KB, 19 trang )

Công văn - Chỉ thị
Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ra Quyết định ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo
viên mầm non. Theo Quy định này, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm ba lĩnh
vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng s¬ phạm. Mỗi lĩnh vực
gồm có 5 yêu cầu cụ thể dưới đây.
Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22-1- 2008
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định
về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về
việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chøc trong các đơn vị sự nghiệp của
nhà nước;
Căn cứ nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Theo đề nghị của vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
mầm non.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG
(đã ký)


Nguyễn Thiện Nhân
QUY ĐỊNH
Về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2008/QĐ-BGDĐT
ngày 22-1- 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm: các yêu cầu
của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tiêu chuẩn xếp loại, quy trình đánh giá, xếp
loại giáo viên mầm non.
2. Quy định này áp dụng đối với giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non
trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên mầm non cần phải
đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non.
Điều 3. Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm
non ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non.
2. Giúp giáo viên mầm non tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế
hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên
môn, nghiệp vụ.
3. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên mầm non hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại
giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số
06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công
tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non.
4. Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt
về năng lực nghề nghiệp.
Điều 4. Lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (sau đây gọi tắt là Chuẩn) gồm 3 lĩnh vực:
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng s¬ phạm. Mỗi lĩnh vực gồm
có 5 yêu cầu.
2. Yêu cầu của Chuẩn là nội dung cơ bản, ®Æc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của Chuẩn đòi
hỏi người giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non ở từng giai
đoạn. Mỗi yêu cầu gồm có 4 tiêu chí được quy định cụ thể tại các Điều 5, 6, 7 của văn
bản này.
3.Tiêu chí của Chuẩn là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của Chuẩn, thể hiện một khía
cạnh về năng lực nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Chương II
CÁC YÊU CẦU CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN MẦM NON
Điều 5. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1. Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo
đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của
Nhà nước;
b. Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ;
c. Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn
bè và biết yêu quê hương;
d. Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước góp phần phát triển đời
sống kinh tế, văn hoá, cộng đồng.
2. Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
b. Thực hiện các quy định của địa phương;
c. Giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trường, lớp, nơi công cộng;
d. Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hành các chủ trương chính sách,
pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.
3. Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động. Gồm các
tiêu chí sau:

a. Chấp hành quy định của ngành, quy định của nhà trường;
b. Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhà trường;
c. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công;
d. Chấp hành kỷ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở
nhóm lớp được phân công.
4. Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn
đấu vươn lên trong nghề nghiệp. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, ng¬êi dân tín
nhiệm và trẻ yêu quý;
b. Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp
vụ, khoẻ mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ;
c. Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ;
d. Không vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm.
5. Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ
nhân dân và trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ được phân công;
b. Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong
các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;
c. Có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ em;
d. Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một
nhà giáo.
Điều 6. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức
1. Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non;
b. Có kiến thức về giáo dục mầm non bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật, khuyết tật;
c. Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non;
d. Có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ.
2. Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ;

b. Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ;
c. Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ;
d. Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu.
3. Kiến thức cơ sở chuyên ngành. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Kiến thức về phát triển thể chất;
b. Kiến thức về hoạt động vui chơi;
c. Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học;
d. Có kiến thức môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ.
4. Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Có kiến thức về phương pháp phát triển thể chất cho trẻ;
b. Có kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho trẻ;
c. Có kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động chơi cho trẻ;
d. Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.
5. Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm
non. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Có hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và giáo dục của địa phương nơi giáo
viên công tác;
b. Có kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống
một số tệ nạn xã hội;
c. Có kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục.
d. Có kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục.
Điều 7. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm
1. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm
sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách;
b. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần;
c. Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, ph¸t huy tính tích cực của trẻ;
d. Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục
trẻ.

2. Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Bao gồm các tiêu
chí sau:
a. Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ;
b. Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;
c. Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ;
d. Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.
3. Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực,
sáng tạo của trẻ;
b. Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp;
c. Biết sö dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên
vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ;
d. Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp.
4. Kỹ năng quản lý lớp học. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Đảm bảo an toàn cho trẻ;
b. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm
sóc, giáo dục trẻ;
c. Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp;
d. Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc,
giáo dục.
5. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bao gồm các
tiêu chí sau:
a. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm;
b. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn;
c. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ;
d. Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.
Chương III
TIÊU CHUẨN XẾP LOẠI, QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ,
XẾP LOẠI GIÁO VIÊN MẦM NON
Điều 8. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực của Chuẩn

1.Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của Chuẩn
a. Điểm tối đa là 10;
b. Mức độ: Tốt (9 -10); Khá (7 - 8); Trung bình (5 - 6); Kém (dưới 5).
2. Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu của ChuÈn
a. Điểm tối đa là 40;
b. Mức độ: Tốt (36 - 40); Khá (28 - 35); Trung bình (20 - 27); Kém (dưới 20).
3. Tiêu chuẩn xếp loại các lĩnh vực của Chuẩn.
a. Điểm tối đa là 200;
b. Mức độ: Tốt (180 - 200); Khá (140 - 179); Trung bình (100 - 139); Kém (dưới 100).
Điều 9. Tiêu chuẩn xếp loại chung cuối năm học
1. Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
2. Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
3. Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm, trong đó không có lĩnh vực
nào xếp dưới loại trung bình;
4. Loại Kém: là những giáo viên có một lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong
các trường hợp sau:
a. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác, an toàn tính mạng của
trẻ;
b. Xuyên tạc nội dung giáo dục;
c. Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;
d. Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;
e. Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tập bồi dưỡng
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạt chuyên môn định kỳ.
Điều 10. Quy trình đánh giá xếp loại
1. Định kỳ vào cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổ chức đánh giá, xếp loại
giáo viên mầm non. Cụ thể như sau:
a. Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn, giáo viên tự đánh giá, xếp loại

theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, Điều 9 của văn bản này;
b. Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá
vào bản đánh giá, xếp loại của giáo viên.
c. Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại:
- Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổ
chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ đồng nghiệp, phụ
huynh và cộng đồng;
- Thông qua tập thể Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các tổ
trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại;
- Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánh giá, xếp
loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên;
- Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại
chung vào bản đánh giá, xếp loại của từng giáo viên;
- Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường.
d. Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của hiệu trưởng, giáo viên có quyền khiếu
nại với Hội đồng trường. Nếu vẫn chưa có sự thống nhất, giáo viên có quyÒn khiếu nại
để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Trong trường hợp giáo viên được đánh giá gần sát víi mức độ tốt, khá hoặc trung bình,
việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi giáo viên, hiệu
trưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định
đó.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm cña sở giáo dục và đào tạo
1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức đánh giá,
xếp loại giáo viên mầm non hằng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với chính quyền địa
phương xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên
mầm non của địa phương.

Điều 12. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức đánh giá,
xếp loại giáo viên mầm non hàng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về sở
giáo dục và đào tạo.
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên, tham mưu với uỷ ban nhân dân quận,
huyện xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên
mầm non của địa phương; đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được
đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.
Điều 13. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường
1. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên mầm non, tự đánh giá và
tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viên theo quy định của văn bản này và báo cáo kết
quả thực hiện về phòng giáo dục và đào tạo.
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với phòng giáo dục
và đµo tạo, chính quyền địa phương để có các biện pháp quản lý, bồi dưỡng, nâng cao
năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên mầm non của trường.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thiện Nhân
In Trang này Email Trang này Chia sẻ lên Facebook
Những kỹ năng sống quan trọng cần dạy trẻ
Trong thời đại công nghệ ngày nay, trẻ em dường như được học cách làm thế nào để sử
dụng máy tính truy cập vào mạng Internet nhiều hơn kỹ năng sống cơ bản. Theo một
khảo sát gần đây với 2.200 bà mẹ của trẻ nhỏ, được tiến hành bởi một công ty an ninh
mạng AVG, thấy nhiều trẻ em nhỏ biết cách chơi một trò chơi máy tính hơn là đi xe đạp.
Sáu mươi ba phần trăm trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 có thể khởi động và tắt một máy tính,
nhưng chỉ có 20 phần trăm biết làm thế nào để gọi tới số 911. Nhiều kỹ năng sống có thể
được dạy ngay từ nhỏ giúp trẻ em tạo dựng được nền tảng cơ bản trong suốt những năm
thơ ấu của mình.
Sớm dạy trẻ những kỹ năng sống:
1. Quản lý tiền
Một kỹ năng quan trọng cần dạy cho trẻ là việc quản lý tiền bạc một cách hợp lý. Hãy bắt

đầu bằng việc đưa ra trợ cấp cho con bạn. Tuy nhiên, cần phải cho trẻ biết rằng, tiền
không thể tự do chi tiêu theo ý muốn. Trang web Education.com đưa ra gợi ý về việc cần
có bốn ngân hàng thay vì một, đó là: một ngân hàng để chi tiêu mọi lúc, một ngân hàng
chi tiêu lớn hơn và phòng ngừa những tình huống nguy cấp, một ngân hàng đầu tư để số
tiền sinh lời và một ngân hàng từ thiện. Dán nhãn tên tương ứng các ngân hàng đó vào
những chiếc hộp đựng tiền và giúp con bạn phân chia tiền của mình khi chúng nhận được
Bên cạnh đó, thảo luận làm thế nào con muốn sử dụng tiền để giúp đỡ người khác. Định
kỳ đầu tư tiền cho mục đích đó, và giúp con bạn quyết định cần đặt tiền vào chiếc hộp
nào.
Thêm nữa, hãy là một tấm gương tốt. Trẻ sẽ quan sát việc chi tiêu của bạn và xem bạn có
làm những gì mà bạn nói không.
2. An toàn
Dạy trẻ em không nói chuyện với người lạ chỉ là một phần của việc dạy chúng ứng xử
khéo léo khi đi trên đường. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết những người mà chúng có
thể tìm được sự giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp khi xa nhà, chẳng hạn như một nhân
viên cảnh sát hay giáo viên. Quay số 911 là một kỹ năng cơ bản mà một đứa trẻ có thể
học ngay sau khi trẻ có thể nhận ra các con số. Hãy luôn luôn nhắc nhở trẻ bình tĩnh giải
quyết những khó khăn với một suy nghĩ tích cực rằng hầu hết mọi người đều tốt bụng và
sẵn sàng giúp đỡ.
Dạy các biện pháp an toàn cơ bản khi bạn tham gia các hoạt động, chẳng hạn như đợi tín
hiệu cho phép đi bộ tại nút giao thông, và mặc đồ bảo hộ trong khi chèo thuyền hoặc sử
dụng các công cụ.
3. Những lựa chọn khôn ngoan
Việc đưa ra quyết định có vẻ quá sức với trẻ. Với nhiều phương án lựa chọn trong mọi
lĩnh vực về cuộc sống, thật khó để biết được lựa chọn nào là tốt nhất. Bắt đầu dạy con
bạn làm thế nào để có những lựa chọn trong khi chúng còn nhỏ. Một đứa trẻ mẫu giáo có
thể được tùy chọn thực đơn cho bữa ăn trưa. Làm cho nó đơn giản đối với trẻ bằng cách
chỉ đưa ra hai lựa chọn.
Khi một đứa trẻ dần lớn lên, hãy cho trẻ nhiều tự do hơn trong việc lựa chọn quần áo, các
địa điểm du lịch và các hoạt động ngoại khóa. Tất nhiên, là phụ huynh bạn có quyền

quyết định cao nhất. Tuy nhiên, đồng hành với trẻ trong việc ra quyết định có thể dạy cho
trẻ những bài học quan trọng, chẳng hạn như những quyết định của trẻ ảnh hưởng như thế
nào tới người khác.
4. Trách nhiệm
Dạy cho trẻ về tinh thần trách nhiệm có thể là một nhiệm vụ không dễ dàng. Hãy bắt đầu
dạy một đứa trẻ về trách nhiệm bằng cách đưa ra công việc cụ thể của bé, chẳng hạn như
dọn dẹp chỗ chơi hay phòng ngủ, hoặc là giúp đỡ bố mẹ lau bàn ăn.
Cách giáo dục chính vẫn là việc bạn tự làm gương cho trẻ. Hãy chỉ cho con bạn làm thế
nào để hoàn thành những cam kết bằng cách chính bạn hoàn thành những điều đó. Ngoài
ra, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi ngồi lại và dõi theo việc con mình phải chịu
những hậu quả gì khi không làm tròn trách nhiệm. Tuy nhiên, việc luôn luôn thay thế trẻ
xử lý những tình huống khó khăn sẽ chỉ làm chúng ngày càng dựa dẫm vào người khác.
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
Kỹ năng sống (KNS) là gì? Và tại sao phải giáo dục kỹ năng sống (GDKNS)?
Như chúng ta đã biết, khoảng cách giữa nhận thức và hành động luôn khá lớn. Cha mẹ,
thầy cô giáo biết là không nên đánh trẻ nhưng vẫn đánh. Trẻ nào cũng biết ma tuý là nguy
hiểm nhưng không ít trẻ vẫn sa vào vì vấn đề nhân cách và vì sức ép của bạn bè.
Ngày xưa trong giáo dục truyền thông, trẻ chỉ việc nghe lời cha mẹ. Những gì học ở gia
đình và xã hội lại giống nhau. Một hành vi sai trái thường bị xã hội đồng loạt lên án, nên
ít ai dám hành động tiêu cực. Ngày nay thì khác, những gì học trong gia đình và tác động
của xã hội rất khác nhau qua bạn bè, tuyền thông đại chúng, phim ảnh trong nhiều
trường hợp, trẻ phải tự ứng phó một mình. Có khi cha mẹ có đó, nhưng theo không kịp
những biến động xã hội ngày càng dồn dập. Với sự bùng nổ thông tin, trẻ tiếp cận với đủ
thứ loại tác động, tốt có, xấu có. Một số không nhỏ phải rời bỏ gia đình, hoặc phải bươn
chải kiếm sống, thậm chí gánh vác trách nhiệm của người lớn. Do ngày càng có nhiều
việc phải quyết định một mình nên trẻ không chỉ cần được biết thế nào là điều hay lẽ phải
mà còn phải có khả năng hành động theo nhận thức.
Trước tình hình này, vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như WHO (tổ
chức Y tế thế giới), UNICEF (Quỹ cứu trợ nhi đồng), UNESCO (tổ chức giáo dục văn
hóa và khoa học) và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục đề tạo cho trẻ

năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống
hàng ngày. Đó là GDKNS nhằm giúp trẻ biến nhận thức thành hành động, nghĩa là trẻ
không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình hiểu. Cách dạy cũ theo kiểm rao
giảng suông, dạy vẹt học vẹt không đạt được sự thay đổi hành vi này.
Trong cách giáo dục mới, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích
gì trong cuộc sống, biết dung hòa giữa cái tôi và cái chúng ta và có những chọn lựa và
quyết định đúng trước những biến cố do cuộc sống đưa đến. Để có năng lực tâm lý xã hội
này, trẻ được dạy các kỹ năng như: ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy
nghĩ sáng tạo và có phán đoán, truyền thông và giao tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề,
lấy quyết định, ứng phó với cảm xúc và stress v.v các kỹ năng này có thể được dạy
riêng, nhưng thường thì được lồng ghép trong giáo dục sức khoẻ nói chung và sức khoẻ
sinh sản, phòng chống HIV, ma túy, bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao thông chống
bạo lực, hướng nghiệp
Phương pháp giáo dục là đặt trẻ trước những tình huống khó giải quyết (ví dụ như bị
nhóm bạn rủ hút ma tuý, hay một bạn gái trước sức ép của bạn trai để quan hệ tình dục )
để trẻ giải quyết theo nhóm thông qua thảo luận, trò chơi, sắm vai, vẽ tranh hay hành
động cụ thể. Qua đó, trẻ học bằng hành và tự quyết định với sự góp ý của nhóm bạn. Tác
động của nhóm bạn rất mạnh mẽ theo hướng tích cực hay tiêu cực. Nếu sức ép của nhóm
bạn xấu có thể khiến trẻ chấp nhận làm chuyện sai trái, thì giáo dục viên cũng có thể biến
sức ép này thành tích cực để giúp cá nhân có những quyết định lành mạnh.
Tuy nhiên, GDKNS không dễ chút nào, vì nó nằm ngoài cách suy nghĩ và thói quen của
ta từ trước đến nay. Việc đầu tiên là tin vào khả năng của trẻ để suy nghĩ và có hành động
đúng. Ở tuổi vị thành niên, trẻ đã biết suy nghĩ có trách nhiệm, biết muốn điều tốt cho
mình và cho người khác, biết tự định hướng cho tương lai. Người lớn không nên áp đặt ý
kiến của mình mà cần khơi dậy tiềm năng trẻ, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này bằng
thái độ thông cảm và tôn trọng. Lòng tự tin của trẻ sẽ lớn rất nhanh nếu người lớn nhìn
chúng bằng con mắt mới và sáng tạo, đồng thời với thái độ kiên nhẫn.
Do đó, GDKNS chỉ thành công với nhà giáo dục "kiểu mới" khác với người thầy mệnh
lệnh, bao cấp, suy nghĩ và hành động thay cho trẻ. Trẻ phải chủ động mới biến được nhận
thức thành hành động. Nhà giáo dục này không chỉ phải rành tâm lý lứa tuổi, mà còn phải

có kiến thức và kỹ năng về nhóm để biết vận dụng tâm lý nhóm vào công tác giáo dục.
Sinh hoạt nhóm rất quan trọng trong việc giúp trẻ nên chủ động để tự quyết. GDKNS
cũng không thể thành công nếu xã hội, nhất là gia đình, không đổi cách nhìn đứa trẻ, xem
nó như: "con nít, chẳng biết gì", giáo dục theo kiểu nhục mạ, hạ thấp vv Nền tảng của
GDKNS là ý thức về giá trị bản thân nơi trẻ mà đây là một điều mà xã hội ta chưa quen
lắm.
Tôi đọc bài viết của Bà Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh về "Giáo dục kỹ năng sống":
" GDKNS không dễ chút nào, vì nó nằm ngoài cách suy nghĩ và thói quen của ta từ
trước đến nay. Việc đầu tiên là tin vào khả năng của trẻ để suy nghĩ và có hành động
đúng. Ở tuổi vị thành niên, trẻ đã biết suy nghĩ có trách nhiệm, biết muốn điều tốt cho
mình và cho người khác, biết tự định hướng cho tương lai. Người lớn không nên áp đặt ý
kiến của mình mà cần khơi dậy tiềm năng trẻ, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này bằng
thái độ thông cảm và tôn trọng. Lòng tự tin của trẻ sẽ lớn rất nhanh nếu người lớn nhìn
chúng bằng con mắt mới và sáng tạo, đồng thời với thái độ kiên nhẫn.
Do đó, GDKNS chỉ thành công với nhà giáo dục "kiểu mới" khác với người thầy mệnh
lệnh, bao cấp, suy nghĩ và hành động thay cho trẻ. Trẻ phải chủ động mới biến được nhận
thức thành hành động "
Như vậy, đến khi nào giáo dục VN ta mới đổi mới thật sự từ cách nghĩ tới hành động?
Đến khi nào học sinh của ta không chỉ giỏi lý thuyết mà giỏi cả thực hành? Để có thể tự
tin, độc lập đứng diễn thuyết, trình bày và hành động, thích nghi với sự thay đổi cuộc
sống và hòa nhập với thế giới?
Theo một số tài liệu như UNICEF thì
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các
nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kỹ năng sống bao
gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kỹ năng sống
có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua học tập hoặc rèn luyện của con người.
Phân loại kỹ năng sống
Kỹ năng sống được chia thành 2 loại: kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao.
1/ Kỹ năng cơ bản bao gồm: kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy
v.v

• Kỹ năng ghi chép
• Kỹ năng lắng nghe.
• Kỹ năng đọc.
• Kỹ năng đọc nhanh.
• Viết tốc ký.
• Kỹ năng nói.
• Kỹ năng đặt câu hỏi.
• Kỹ năng trả lời.
• Kỹ năng viết.
• Kỹ năng ghi nhớ.
• Kỹ năng nêu khái niệm.
• Kỹ năng phân tích.
• Kỹ năng tổng hợp.
• Kỹ năng sáng tạo.
• Học quên.
• Học thất bại.
2/ Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức
mới hơn. Nó bao gồm: các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân
tích, tổng hợp, nêu khái niệm, đặt câu hỏi, v.v
• Kỹ năng làm cha mẹ.
Bảo vệ trẻ em
Chăm sóc trẻ em
Dinh dưỡng
Đời sống gia đình
Đời sống online
Giai đoạn mang thai
Giáo dục trẻ em
Kiến thức làm cha mẹ
Tình dục an toàn
• Kỹ năng khai thác thông tin.

• Kỹ năng sáng tạo.
• Kỹ năng làm việc độc lập.
• Kỹ năng trình bày.
• Kỹ năng quản lý thời gian.
• Kỹ năng giao tiếp.
• Kỹ năng nghề nghiệp.
Hồ sơ
Hướng nghiệp
Kiến thức nghề nghiệp
Nhân viên
Phỏng vấn
• Kỹ năng đàm phán.
• Kỹ năng giải quyết xung đột.
• Kỹ năng quản lý.
Cần phân biệt hai khái niệm "kỹ năng" và "khả năng". Khả năng là những kỹ năng sống
phát triển phù hợp nhất đối với từng loại nghề nghiệp, môi trường hoặc giai đoạn sống
nhất định của con người, ví dụ như: khả năng nói trước đám đông, khả năng làm việc độc
lập, khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống, khả năng biên tập báo chí,
khả năng phân tích thị trường, khả năng dự báo sự kiện, khả năng ghi nhớ (biển số hoặc
đặc điểm xe phù hợp với nghề nghiệp) của CSGT
Giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống là môn học trang bị những tri thức giúp người học hình hành
những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn tồn tại và phát triển của con
người với môi trường sống.
Kỹ năng sống & giáo dục KNS hiện nay đã được xem như là một môn học trong nhà
trường ở một số quốc gia (tiêu biểu là Mỹ & Cộng đồng châu Âu), thậm chí tại Mỹ đã
xuất hiện trường đại học huấn luyện kỹ năng sống; Một số tổ chức phi chính phủ cũng đã
thường xuyên vận động phổ biến vấn đề này tại Việt Nam - đặc biệt là UNESCO và
UNICEF. Các Môn học GDKNS như trên được giảng dạy tại TRUNG TÂM ĐÀO TẠO
HUẤN LUYỆN VIÊN VÕ THUẬT VIỆT NAM

Học kỹ năng sống
Học kỹ năng sống không có nghĩa là học những gì cao siêu đặc biệt, mà chính là học cách
để làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, xoay quanh bản
thân, gia đình, và môi trường xã hội, những người lạ không quen biết. Để sống hài hòa,
thích nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách đối phó với những tình huống bất
thường phát sinh hay không bị mất bình tĩnh trước những nguy cơ đột ngột, chúng ta
cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn, học
nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ, đến việc học để có kiến thức và nhận thức về bản chất của
cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung quanh ta, và giao
tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người.
Các Bạn có thể xem các bài về Các mốc phát triển của trẻ để bạn biết những đặc điểm mà
trẻ em dự kiến sẽ biểu lộ khi trẻ đạt đến một độ tuổi nhất định, để có phương hướng giáo
dục phù hợp với trẻ.
Chuyên mục liên quan giúp các phụ huynh bổ sung kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học:
/>Chuyên mục Giáo dục kỹ năng sống sẽ gồm những bài viết của những chuyên gia giáo
dục mầm non, để nhằm giúp các phụ huynh giáo dục con em mình ngay từ khi còn rất bé
đã có thể hình thành được những kỹ năng sống cần thiết cho cuộc sống. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của tất cả các bạn.
12 giá trị sống cơ bản mà cha mẹ cần hình thành cho trẻ
Giá trị cuộc sống (hay còn gọi là giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là
quan trọng và có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động
lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó. Giá trị sống mang tính cá nhân, không
phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau.
20 nhà giáo dục đến từ năm châu lục tiến hành một hội thảo trước sự ủy quyền của
UNICEP tại New York tháng 8 năm 1996, đã thảo luận và đi đến quyết định đưa ra 12
giá trị sống mà chúng ta cần hình thành cho trẻ đó là:
1. Hòa bình
Đó là một thế giới không có chiến tranh, xây dựng một thế giới hòa bình. Hòa bình là
đang sống trong sự tĩnh lặng của nội tâm, tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc.
2. Tôn trọng

Tôn trọng trước hết là sự tự trọng - là biết giá trị của mình, sau đó tôn trọng là lắng nghe
người khác là biết người khác có giá trị như tôi.
3. Hợp tác
Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau, cùng hướng về một mục tiêu
chung. Hợp tác phải được sự chỉ đạo của nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau.
4. Trách nhiệm
Trách nhiệm là việc bạn góp phần mình vào công việc chung, thực hiện nhiệm vụ bởi
lòng trung thực.
5. Trung thực
Trung thực là nói sự thật. Trung thực thể hiện trong tư tưởng, lời nói và hành động đem
lại sự hòa thuận.
6. Giản dị
Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo, là chấp nhận hiện tại và không làm mọi
thứ trở lên phức tạp.
7. Khiêm tốn
Khiêm tốn là ăn ở, nói năng, làm việc một cách nhẹ nhàng, đơn giản và có hiệu quả.
Khiêm tốn gắn liền với tự trọng, nhận biết khả năng, ưu thế của mình nhưng không khoác
lác, khoe khoang.
8. Khoan dung
Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau. Khoan dung là nhìn nhận cá tính và sự
đa dạng trong khi vẫn biết dàn xếp mầm mống gây chia rẽ, bất hòa.
9. đoàn kết
Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa các cá nhân trong một nhóm, một tập thể.
10. Yêu thương
Yêu thương là biết nhận ra giá trị của bản thân mình và giá trị của người khác, muốn làm
điều tốt cho họ, biết lắng nghe và chia sẻ.
11. Tự do
Tất cả mọi người đều có quyền tự do. Trong sự tự do ấy mỗi người có bổn phận tôn trọng
quyền lợi của người khác.
12. Hạnh phúc

Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không có những thay đổi
đột ngột hay bạo lực.
Theo Mang thai
. Chuyện hoang đường: Những người tự kỷ không muốn có bạn bè.
Sự thật: Nếu một người nào đó trong lớp học của bạn có mắc chứng tự kỷ, họ luôn phải
đấu tranh với các kỹ năng xã hội, mà có thể làm cho gặp khó khăn để tương tác với các
bạn cùng trang lứa. Họ có thể có vẻ nhút nhát hoặc không thân thiện, nhưng đó chỉ là do
họ không thể giao tiếp như mong muốn của họ đối với mối quan hệ giống như cách bạn
làm.
2. Quan niệm: Những người mắc chứng tự kỷ có thể không cảm nhận hay thể hiện
bất kỳ cảm xúc vui hay buồn.
Sự thật: Tự kỷ không khiến cho một người không thể cảm nhận những cảm xúc mà bạn
cảm thấy, nó chỉ làm cho những cảm xúc giao tiếp của con người (và nhận thức được
biểu cảm của bạn) theo những cách khác biệt.
3. Quan niệm: Những người mắc chứng tự kỷ không thể hiểu được cảm xúc của
người khác.
Sự thật: Tự kỷ thường ảnh hưởng đến khả năng của một người để hiểu thông tin liên lạc,
giao tiếp giữa các cá nhân (theo qui ước) bất thành văn, do đó, một ai đó mắc chứng tự kỷ
có thể không phát hiện nỗi buồn chỉ dựa trên ngôn ngữ cơ thể hoặc ý mỉa mai trong điệu
bộ của giọng nói. Tuy nhiên, khi cảm xúc được truyền đạt trực tiếp rõ rệt hơn, người bị
mắc chứng tự kỷ có rất nhiều khả năng để cảm thấy sự đồng cảm và lòng từ bi đối với
những người khác.
4. Quan niệm: Những người bị mắc chứng tự kỷ có trí tuệ sút kém.
Sự thật: Thông thường, chứng tự kỷ chỉ đưa đến những gì như là khả năng đặc biệt cũng
như những hạn chế. Nhiều người bị mắc chứng tự kỷ có chỉ số IQ từ bình thường đến cao
và một số có thể vượt trội ở lĩnh vực âm nhạc, toán học hoặc theo đuổi một điều gì đó.
5. Những người mắc chứng tự kỷ cũng giống như nhân vật của Dustin Hoffman
trong phim Rain Man.
Sự thật: Tự kỷ là một rối loạn phổ, có nghĩa là đặc điểm của nó thay đổi đáng kể từ người
này đến người khác. Biết về một người mắc chứng tự kỷ có nghĩa chỉ là biết một người bị

mắc chứng tự kỷ. Khả năng và hạn chế của một người tự kỷ này không có thể xem là dấu
hiệu của -khả năng và hạn chế- của người khác với chứng tự kỷ.
6. Quan niệm: Những người bộc lộ phẩm chất có thể xem là điển hình của một
người mắc chứng tự kỷ chỉ là cử chỉ "kì quặc" và sẽ thoát ra khỏi khi lớn lên.
Sự thật: Tự kỷ xuất phát từ những yếu tố điều kiện sinh học ảnh hưởng đến sự phát triển
não bộ, và cho nhiều cá nhân, là một tình trạng kéo dài suốt đời.
7. Quan niệm: Những người mắc tự kỷ sẽ có chứng tự kỷ mãi mãi.
Sự thật: Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng trẻ em mắc chứng tự kỷ có thể cải
thiện sau khi được can thiệp sớm chuyên sâu theo sau biện pháp test ban đầu của việc
chẩn đoán tự kỷ. Đây là minh chứng cho tầm quan trọng của việc chỉ định (chuyên môn)-
chứng tự kỷ- khi có các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện.
8. Quan niệm: Tự kỷ là một rối loạn từ não bộ.
Sự thật: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người mắc chứng tự kỷ cũng có rối loạn đường
ruột, dạ dày nhạy cảm và dị ứng thực phẩm .
9. Quan niệm: Tự kỷ là do cách nuôi dạy con cái không tốt.
Sự thật: Trong những năm 1950, một lý thuyết được gọi là "thuyết người mẹ tủ lạnh" với
lập luận rằng - tự kỷ là do - bà mẹ thiếu sự ấm áp tình cảm. Điều này từ lâu đã được bác
bỏ.
10. Quan niệm: Sự phổ biến của mắc chứng tự kỷ đã ngày càng tăng đều đặn trong
40 năm qua.
Sự thật: Tỷ lệ mắc chứng tự kỷ đã tăng vọt 600% trong 20 năm qua. Năm 1975, ước tính
có khoảng 1 trong số 1.500 trẻ em mắc chứng tự kỷ. Trong năm 2009, ước tính có
khoảng 1 / 110 có một rối loạn phổ tự kỷ (con số thống kê ở Mỹ).
11. Quan niệm: Các Liệu pháp điều trị cho những người mắc chứng tự kỷ được bảo
hiểm chi trả.
Sự thật: Hầu hết các công ty bảo hiểm loại trừ chứng tự kỷ trong kế hoạch bảo hiểm và
chỉ có 1/2 trong số 50 tiểu bang (ở Mỹ) hiện đang được yêu cầu bảo hiểm cho điều trị cho
rối loạn tự kỷ.

×