Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Lạm phát ở Việt Nam thời kỳ 1988 – 1991

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.67 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................2
I.Lạm phát
.................................................................................................................
2
1.Định nghĩa
.................................................................................................................
2
2 Các loại lạm phát
.................................................................................................................
2
II.Nguyên nhân gây ra lạm phát
...............................................................................................................
3
III.Hậu quả của lạm phát..................................................................4
1. Tác động tích cực của lạm phát.......................................................4
2. Tác động tiêu cực của lạm phát.......................................................5
IV. Lạm phát ở Việt Nam thời kỳ 1988 – 1991..................................7
1. Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình lạm phát trong giai đoạn 1988 -
1991.......................................................................................................7
2. Một số biện pháp được Việt Nam áp dụng để kiềm chế lạm phát
trong thời kỳ này...................................................................................9
V.Một số biện pháp kiềm chế lạm phát.............................................9
1. Siết chặt cung tiền tệ.........................................................................9
2. Kiềm chế giá cả...............................................................................10
3. Ấn định mức lãi suất cao.................................................................10
4. Hạn chế tăng tiền lương..................................................................10
5. Thực hiện một chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn hảo.............10
6. Biện pháp lạm phát chống lạm phát................................................10
KẾT LUẬN........................................................................................11


2
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử của mình, các nước trên thế giới đều trải qua lạm phát
với những mức độ khác nhau. Do mỗi quốc gia có một nền kinh tế và chế độ
chính trị – xã hội riêng nên sự tác động của lạm phát lên từng quốc gia có
mức độ khác nhau. Hầu hết các nước trên thế giới đều đã từng bị lạm phát
làm điêu đứng và biết được lạm phát có sức huỷ hoại nền kinh tế ghê gớm
như thế nào nên các nước đều rất quan tâm đến tình hình lạm phát của nước
mình. Lạm phát đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở trên thế giới và là
mục tiêu kinh tế vĩ mô của các nước. Việc tăng hay giảm tỷ lệ lạm phát đều
có những ảnh hưởng tới các hoạt động của nền kinh tế của đất nước.
Lạm phát thường được phân loại theo mức độ gia tăng của nó.
Nguyên nhân gây ra lạm phát có rất nhiều như do chi phí đẩy, bội chi ngân
sách, … . Do vậy, các biện pháp để kiềm chế lạm phát cũng rất phong phú.
Mỗi biện pháp được đưa ra để kiềm chế lạm phát đều phải xuất phát từ
những nguyên nhân làm cho lạm phát gia tăng riêng. Vì một số lợi ích kinh
tế – xã hội mà lạm phát đem lại nên các nước thường đưa ra các chính sách
để kiềm chế lạm phát ở mức thấp chứ không triệt tiêu hoàn toàn lạm phát.
3
3
NỘI DUNG
I. LẠM PHÁT
1. Định nghĩa
Lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền giấy so với lượng cần thiết
cho lưu thông làm cho giá cả mọi thứ hàng hoá tăng lên. Lạm phát càng cao
thì đồng tiền mất giá càng nhiều.
2. Các loại lạm phát
Có nhiều cách phân loại lạm phát, nhưng người ta thường phân biệt
lạm phát thành 3 loại: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

a. Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải (lạm phát với một con số 1- 9%) nhìn chung là
không ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người dân cũng như toàn nền kinh
tế. Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tăng tương đối chậm và không
khác mức bình thường bao nhiêu, lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa
chênh lệch nhau không đáng kể, sự ảnh hưởng tới khả năng tiêu dùng của
người dân là rất thấp.
b. Lạm phát phi mã
Khi xuất hiện lạm phát phi mã thì sự ảnh hưởng tới đời sống của
người dân cũng như nền kinh tế bắt đầu tăng mạnh thậm chí là rất đáng lo
ngại. Lạm phát phi mã xuất hiện khi mà giá cả tăng với tỉ lệ hai hoặc ba con
số như 40%, 120%, 300% một năm. Đồng tiền nhanh chóng bị mất giá, nhân
dân tránh giữ nhiều tiền mặt mà tích trữ hàng tiêu dùng, cho vay với lãi suất
cao hơn bình thương hoặc đầu tư vào bất động sản, đổi lấy vàng và ngoại tệ
mạnh làm cho nền kinh tế rối loạn, mất ổn định. Vì vậy lạm phát phi mã có
tác động rất tiêu cực đối với đời sống của người dân cũng như toàn nền kinh
tế.
c. Siêu lạm phát
4
4
Lạm phát phi mã đã gây ra trở ngại đối với nền kinh tế nhưng vẫn có
thể khắc phục được, nhưng khi đã xảy ra siêu lạm phát tức là mức lạm phát
rất lớn, lạm phát với nhiều con số làm cho nền kinh tế khốn đốn. Các chính
sách được đưa ra để khắc phục lạm phát gần như vô hiệu do căn bệnh lạm
phát đã trở nên quá trầm trọng với tốc độ giá cả tăng nhanh vùn vụt không
thể kiểm soát nổi dẫn đến đồng tiền cũng mất giá rất nhanh chóng.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT
Lạm phát là kết quả của tổng hoà nhiều nguyên nhân kinh tế xã hội.
Mỗi loại lạm phát có những nguyên nhân của nó. Nguyên nhân lạm phát của
một nền kinh tế phát triển có hiệu quả, khác với nguyên nhân lạm phát của

một nền kinh tế suy thoái không có hiệu quả. Không những thế, lạm phát ở
các nước tư bản chủ nghĩa phát triển khác với lạm phát ở các nước đang phát
triển, cũng như là ở các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao.
Song dù khác nhau như thế nào đi nữa, các cuộc lạm phát đều có những
nguyên nhân có tính chất chung như:
- Những nguyên nhân có liên quan đến chính sách của nhà nước:
+ Sự kém hiệu quả của các chính sách điều tiết vĩ mô mà điển hình là
việc phát hành tiền quá mức là một trong những nguyên nhân gây ra lạm
phát. Trong thập niên 1980, Việt Nam đã bị lạm phát do thâm hụt ngân sách
của chính phủ ngày càng cao và do chính phủ bù đắp cho khoản thâm hụt đó
bằng cách phát hành tiền.
+ Chính sách thuế không hợp lý, không đảm bảo được các nguồn thu.
+ Chính sách cơ cấu không hợp lý, khuyến khích các ngành có chi
phí cao.
- Những nguyên nhân do chi phí sản xuất gia tăng.
+ Chi phí quản lý
+ Tiền lương lao động
+ Nguyên liệu, vật tư. (Một ví dụ điển hình là cú sốc dầu mỏ năm
1973-1974 và 1979-1980. Giá dầu từ 2,9 đôla vào cuối năm 1972 đã được
5
5
OPEC đẩy lên đến 9 rồi đến 13 đôla vào năm 1974 và 30 đôla vào năm
1980. Một số nước nhập khẩu dầu mỏ nhiều đã xảy ra lạm phát và bị suy
thoái kinh tế).
- Những nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên (bất khả
kháng) như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, động đất, khiến cung sụt giảm đột ngột
so với cầu.
Các nguyên nhân gây ra lạm phát rất đa dạng và bao quát trong cả lĩnh
vực cung cầu, cả sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng, cả chính sách
tài chính- tiền tệ lẫn các yếu tố tâm lý, cả nhân tố bên trong lẫn các nhân tố

bên ngoài, các nhân tố khách quan và chủ quan…, mà tuỳ theo điều kiện cụ
thể, lạm phát nảy sinh với tư cách là kết quả trực tiếp và gián tiếp của tổ hợp
các nguyên nhân trên hoặc chỉ do vài nguyên nhân trong số đó.
III. HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT
1. Tác động tích cực của lạm phát
Nếu chúng ta có thể giữ mức lạm phát với mức độ vừa phải (thường là
2% đến 5%/ năm ở những nước kém phát triển và dưới 10%/ năm ở những
nước kém phát triển), và với việc “chỉ số hoá” lạm phát cùng các chỉ số kỹ
thuật tương ứng khác thì lạm phát sẽ đem lại một số lợi ích:
- Lạm phát tựa như dầu mỡ giúp “Bôi trơn” nền kinh tế. Trong điều
kiện nào đó, có thể thông qua lạm phát từ 2-4%/ năm để bỏ ngỏ khả năng có
những lãi suất thực âm, có tác dụng kích thích tiêu dùng, vay nợ đầu tư, do
đó giảm bớt thất nghiệp xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế. Lạm phát, phá
sản và thất nghiệp dường như là những căn bệnh đặc trưng vốn có của mọi
nền kinh tế thị trường và giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau (Lạm
phát tỷ lệ nghịch với thất nghiệp và tỷ lệ thuận với tăng lương).
- Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích
thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua việc mở rộng tín
dụng và tài trợ lạm phát. Giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực xã
hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có
6
6

×